Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 viết văn bản thuyết minh xây dựng Cẩm nang du lịch Tân Kỳ
lượt xem 1
download
Sáng kiến nhằm chia sẻ những kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 vận dụng kiến thức, kỹ năng vào việc viết văn bản thuyết minh xây dựng cẩm nang du lịch. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 viết văn bản thuyết minh xây dựng Cẩm nang du lịch Tân Kỳ
- MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU..................................................................................................4 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................4 2. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................5 3. Đóng góp mới của đề tài.......................................................................................6 PHẦN II: NỘI DUNG.............................................................................................7 1. Một số vấn đề lý luận chung về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 viết văn bản thuyết minh xây dựng Cẩm nang du lịch Tân Kỳ...................7 1.1. Khái quát về hoạt động trải nghiệm .................................................................7 1.2. Khái quát về di sản văn hóa..............................................................................7 1.3. Khái quát chung về văn bản thuyết minh..........................................................8 1.4. Cách làm bài văn thuyết minh về di sản văn hóa địa phương..........................9 1.5. Cách xây dựng, biên tập cẩm nang du lịch....................................................11 1.6. Một số di sản văn hóa trên địa bàn huyện Tân Kỳ..........................................11 2. Thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 viết văn bản thuyết minh xây dựng Cẩm nang du lịch Tân Kỳ .........................................12 2.1. Thuận lợi..........................................................................................................12 2.2. Khó khăn..........................................................................................................13 2.3. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 viết văn bản thuyết minh xây dựng cẩm nang du lịch Tân Kỳ...........................16 3. Một số giải pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm di sản văn hóa địa phương cho học sinh lớp 10 viết văn bản thuyết minh xây dựng Cẩm nang du lịch Tân Kỳ............................................................................................................................16 1
- 3.1. Thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cơ quan, đơn vị, tổ chuyên môn, giáo viên, phụ huynh, học sinh về vị trí, vai trò, sự cần thiết của hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 viết văn bản thuyết minh, xây dựng cẩm nang du lịch Tân Kỳ................................................................................................17 3.2. Tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 viết văn bản thuyết minh xây dựng cẩm nang du lịch Tân Kỳ.....................................................18 3.2.1. Tổ chức hoạt động trải nghiệm....................................................................18 3.2.2. Tổ chức cho học sinh viết bài văn thuyết minh sau hoạt động trải nghiệm.34 3.2.3. Xây dựng cẩm nang du lịch Tân Kỳ........................................................36 4. K ết quả đạt được........................................................................................... 37 4.1. K ết quả nhận thức.......................................................................... ...........37 4.2. Kết quả hành động......................................................................... ...........41 4.2.1. Kết quả viết bài văn thuyết minh............................................................41 4.2.2. Xây dựng cẩm nang du lịch Tân Kỳ........................................................42 PHẦN III: KẾT LUẬN.........................................................................................44 3.1. Kết luận............................................................................................................44 3.1.1. Quá trình nghiên cứu đề tài...........................................................................44 3.1.2. Ý nghĩa đề tài.................................................................................................44 3.1.3. Phạm vi ứng dụng..........................................................................................44 3.2. Kiến nghị..........................................................................................................44 3.2.1. Đối với các ban ngành cấp trên..................................................................44 2
- 3.2.3. Đối với giáo viên.........................................................................................45 3.2.2. Đối với các tổ chức, đoàn thể , cá nhân trong và ngoài nhà trường..........45 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................46 BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT Thứ tự Ký hiệu Tiếng Việt 1 BGDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo 2 BVHTTDL BVHTTDL 3 GD Giáo dục 4 GDTH Giáo dục trung học 5 GDTX Giáo dục thường xuyên 6 HD Hướng dẫn 3
- 7 SGDĐT Sở Giáo dục và Đào tạo 8 QĐ Quyết định 9 THPT Trung học phổ thông 10 TTGDTX Trung tâm giáo dục thường xuyên PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thiên chức cao cả của nghề giáo không chỉ dừng ở việc dạy chữ cho học sinh mà còn phải dạy người, góp phần định hướng cho học sinh một cách toàn diện cả đức, trí, thể, mỹ. Đây là nhiệm vụ đúng đắn, thể hiện phương pháp giáo dục hiện đại, văn minh, bắt kịp xu thế chung của nhân loại. Chính vì vậy, ngày 26 tháng 8 năm 2016 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số: 3031/QĐ BGDĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 2017 trong đó chỉ thị nêu rõ: Giáo dục phổ thông chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng. 4
- Bên cạnh đó, công văn số 1784/SGDĐT GDTH ngày 30 tháng 9 năm 2019 của Sở Giáo dục và đào tạo Nghệ An về việc thực hiện GD trong nhà trường gắn với thực tiễn địa phương đã chỉ đạo, nêu rõ: Giáo dục trong nhà trường gắn với thực tiễn là một bước chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, thực hiện học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Thực hiện chủ trương nêu trên, nhiều trường THPT trên toàn tỉnh nói riêng và trong cả nước nói chung đã tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm nhằm giúp học sinh phát triển tư duy, khả năng quan sát, xử lí thông tin, trau dồi kỹ năng sống, nhân cách sống tích cực, biết vận dụng những gì trải nghiệm và quan sát vào bài học, từ đó tạo lập tốt các văn bản cụ thể, ứng dụng vào thực tế dạy học và đời sống xã hội. Với tư cách là những giáo viên đã có nhiều thâm niên trong giảng dạy môn Ngữ văn THPT, bản thân chúng tôi luôn ý thức được vai trò cực kỳ quan trọng của hoạt động trải nghiệm, đặc biệt là tổ chức tham quan những di sản, địa điểm, đặc sản văn hóa, lịch sử địa phương. Từ đó vận dụng kết quả quan sát, những thông tin được xử lý, những cảm nhận chủ quan để vận dụng vào bài học, nhằm rèn dũa các kỹ năng, năng lực cho học sinh, góp phần hình thành nhân cách, khả năng, kinh nghiệm sống… góp phần giúp các em có được hành trang vững vàng để bước vào đời. Vậy nên, thực hiện chủ trương của các ban ngành cấp trên, trong những năm gần đây, chúng tôi đã nỗ lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm cho học sinh trong trường bằng các nội dung, hình thức khác nhau như ngoại khóa Thơ mới, Ngoại khóa thơ văn Hồ Chí Minh, Câu lạc bộ văn học dân gian, tham quan cây sanh nghìn tuổi, đình làng Dụng, đình làng Sen, quần thể suối đền Khe Xanh, các hoạt động trải nghiệm tham quan Ngã ba Đồng Lộc (Thạch Hà Hà Tĩnh, thăm nhà tưởng niệm đại thi hào Nguyễn Du (Nghi Xuân Hà Tĩnh), đền thờ An Dương Vương ở Diễn Châu, tham quan đồi hoa xuân, đồi hoa hướng dương, thung lũng hoa Phủ Quỳ ở Nghĩa Đàn… Trong quá trình thực hiện hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm văn hóa, chúng tôi nhận thấy học sinh tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo và rất hứng thú. Đặc biệt, khi vận dụng vào thực hành viết bài văn thuyết minh giới thiệu lại những địa điểm vừa trải nghiệm nhằm tập hợp các văn bản để xây dựng một cẩm nang du lịch, vì háo hức muốn bài viết của mình được chọn để lưu cẩm nang nên nhiều học sinh đã rất say mê, dồn tất cả tâm huyết, kiến thức, kỹ năng cho sản phẩm của mình. Do đó, cẩm nang thực sự vô cũng hấp dẫn người đọc, người nghe. Quan trọng hơn, khi có trong tay Cẩm nang du lịch Tân Kỳ, du khách thập phương sẽ được tạo điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình tham quan, khám phá, đồng thời cẩm nang cũng góp phần quảng bá những di tích lịch sử, văn hóa của quê hương tới tất cả mọi người một cách hiệu quả nhất, giúp 5
- họ tự tin hơn bao giờ hết khi đắm chìm vào những giá trị lịch sử, văn hóa, giúp chúng trường tồn mãi trước sự lọc sàng nghiệt ngã của thời gian. Như vậy có thể khẳng định, đây quả thực là một hoạt động giàu ý nghĩa, bổ ích, là sự thể hiện sinh động mối quan hệ giữa lý thuyết với thực hành, để mỗi bài giảng của giáo viên không còn là những con chữ vô tri vô giác, giáo điều, khô khan trên từng trang giấy mà thực sự đã mang hơi thở của cuộc sống xung quanh chúng ta. Góp phần chia sẻ những kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm vận dụng vào thực tế bài học cho học sinh với đồng nghiệp, ở đây trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm, chúng tôi đã mạnh dạn xây dựng đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 viết văn bản thuyết minh xây dựng Cẩm nang du lịch Tân Kỳ. 2. Tính cấp thiết của đề tài Sáng kiến nhằm chia sẻ những kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 vận dụng kiến thức, kỹ năng vào việc viết văn bản thuyết minh xây dựng cẩm nang du lịch. Trong khi trên thế giới việc thực hiện hoạt động trải nghiệm để vận dụng vào giải quyết yêu cầu nội dung bài học đã được thực hiện như một thói quen, đương nhiên thì ở nước ta vì nhiều lý do như rào cản mang tên truyền thống, thiếu và yếu cơ sở vật chất, kinh phí, ngại thay đổi, ngại khó, ngại khổ, không muốn tiên phong, lười sáng tạo, nhác tư duy… nên việc vận dụng quan sát thực tế vào bài học trong chương trình sách giáo khoa còn thực hiện một cách nhỏ lẻ, mang tính hình thức, chưa hiệu quả. Vì ít được thâm nhập thực tế nên hầu hết chương trình dạy học của chúng ta còn mang tính lý thuyết, màu sắc và hơi thở cuộc sống còn mờ nhạt, thậm chí có khi rập khuôn, đơn điệu, tẻ nhạt, mất đi những biểu hiện phong phú, sinh động của cuộc sống xung quanh. Từ đó, dẫn tới hậu quả phần lớn học sinh mơ hồ với thế giới bên ngoài, mọi kiến thức đều được lấy ra từ lý thuyết sách vở trong khi cuộc sống là muôn màu, nói như Gớt (nhà triết học người Đức): Mọi lý thuyết là màu xám còn cây đời mãi mãi xanh tươi. Vì thế nếu không cẩn thận, nền giáo dục sẽ đào tạo ra những con người thụ động, rập khuôn, thiếu óc phán đoán, khả năng quan sát, đánh giá, nhận xét, kém cỏi trọng việc vận dụng kiến thức đã học vào ứng dụng, xử lý các tình huống thực tế. Đó là chưa kể học sinh khó hình thành được những nhân cách hoàn thiện, phong phú, tích cực… Bên cạnh đó, có kiến thức, hiểu biết về văn hóa, lịch sử địa phương sẽ giúp các em hình thành tình yêu quê hương, đất nước, yêu những gì là văn hóa, truyền thống, biết quảng bá, giới thiệu tinh hoa địa phương tới bạn bè năm châu, nâng tầm vị trí quê hương lên một mức cao, được nhiều người biết đến. Cho nên,chúng tôi thiết nghĩ, việc tổ chức cho học sinh tham quan, trải nghiệm đề vận dụng kiến thức thực tế vào bài học trong sách vở, rèn kỹ năng tạo lập văn bản, cho ra đời những sản phẩm thực sự của phương pháp dạy học 6
- dự án (cụ thể ở đây là Cẩm nang du lịch), hình thành những nhân cách tốt đẹp, thay đổi môi trường, cách thức giáo dục để tiến kịp những nền giáo dục văn minh của nhân loại …là việc làm vô cùng thiết yếu, góp phần từng bước đổi mới hình thức giáo dục, đáp ứng các chủ trương, nhu cầu cấp thiết của ngành giáo dục nước nhà hiện nay. 3. Đóng góp mới của đề tài Trong thực tế, đã có một số đề tài viết về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh với mục đích như giáo dục đạo đức, thêm kiến thức, thêm hiểu biết về các đối tượng hướng đến của hoạt động trải nghiệm và chỉ dừng ở viết bài thu hoạch sau đó (đặc trưng của bài thu hoạch là chủ yếu trình bày được những gì mình đúc kết được qua mắt thấy tai nghe, rút ra cho bản thân những kinh nghiệm, bài học mang tính chủ quan…). Còn đề tài này mới và khác biệt ở chỗ sau khi học sinh được tham gia trải nghiệm, các em sẽ vận dụng kiến thức, phương pháp đặc trưng văn thuyết minh đã được học để viết bài văn về đối tượng thuyết minh (trong đề tài này là thuyết minh về những di sản, đặc sản, địa điểm văn hóa, lịch sử có tại quê hương mình (cụ thể là quê hương Tân Kỳ). Đây là cơ sở để học sinh thực hành rèn giữa kỹ năng viết văn bản thuyết minh một cách hiệu quả. Sau đó bài văn của các em được chọn lựa, tập hợp, biên tập thành một cuốn cẩm nang du lịch và thông qua cẩm nang du lịch đó để quảng bá những tinh hoa làm nên bản sắc địa phương, giới thiệu các đặc trưng, tính chất, ý nghĩa, vai trò của đối tượng thuyết minh một cách khách quan, chính xác. Từ đó làm lan tỏa những phẩm chất năng lực quan trọng như tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước, khơi dậy khát khao muốn trực tiếp khám phá, lãm thưởng của người đọc người nghe…Qua đây còn rèn kỹ năng tạo lập văn bản thuyết minh, khả năng quan sát, xử lý thông tin, trau dồi nhân cách, tình yêu cho học sinh. Thậm chí hiện nay ngành du lịch (công nghiệp không khói) của nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ cũng rất cần những hướng dẫn viên du lịch năng động, hiểu biết, có khả năng thuyết minh tốt để tăng nguồn lợi cho quê hương, đất nước thì việc tạo lập hiệu quả một văn bản thuyết minh về di sản văn hóa, lịch sử được tập hợp trong một cuốn cẩm nang nhỏ gọn, tiện lợi là điều hết sức cần thiết và có thể xem đây là cơ sở, tiềm năng. Đó cũng chính là biểu hiện sinh động, rõ rệt gần gũi nhất việc kết hợp giữa lý thuyết và khách quan, học đi đôi với hành. Thực tế trên mọi miền của Tổ quốc, ở đâu cũng có những di sản, đặc sản văn hóa, lịch sử, do đó đề tài này có thể áp dụng linh hoạt, rộng rãi, hiệu quả cho học sinh lớp 10 THPT, GDTX thông qua các bài học trong sách giáo khoa Ngữ văn (Tập 2) như: Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh, Phương pháp thuyết minh, Viết bài văn thuyết minh, Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh, Tóm tắt văn bản thuyết minh và kết hợp với kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa trong kế hoạch giáo dục của các tổ nhóm chuyên môn thực hiện công văn chỉ đạo của BGDĐT. 7
- PHẦN II: NỘI DUNG 1. Một số vấn đề lý luận chung về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 viết văn bản thuyết minh xây dựng Cẩm nang du lịch Tân Kỳ 1.1. Khái quát về hoạt động trải nghiệm Ở bài viết “Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông”, thạc sỹ Bùi Ngọc Diệp đã đưa ra quan niệm về hoạt trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông như sau: Các em được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân; các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng; được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động bản thân, của nhóm mình và của bạn bè. Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có đề cập đến vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh là một phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo bản chất là những hoạt động giáo dục nhằm hình thành và phát triển cho học sinh phẩm chất tư tưởng, ý chí tình cảm, giá trị và kĩ năng sống và những năng lực cần có của con người trong xã hội hiện đại. Trong Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Việt Nam sau 2015, cũng đề cập đến 8 lĩnh vực học tập chủ chốt và hoạt động giáo dục với tên gọi hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Trong đó, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động mới với cả 3 cấp học, được phát triển từ các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa của chương trình hiện hành được thiết kế thành các chuyên đề tự chọn nhằm giúp học sinh phát triển các năng lực, kỹ năng, niềm tin, đạo đức… nhờ vận dụng những tri thức, kiến thức, kỹ năng đã học được từ nhà trường và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo thông qua các hình thức và phương pháp chủ yếu như: tham quan, thực địa, câu lạc bộ, hoạt động xã hội, tình nguyện, diễn đàn, giao lưu, hội thảo, trò chơi, cắm trại, thực hành lao động. Điều này cho thấy tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng như định hướng đổi mới mạnh mẽ hoạt động này ở trường phổ thông trong giai đoạn tới. 1.2. Khái quát về di sản văn hóa Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật lý và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau. Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật, và các hiện vật, đặc sản…), văn hóa phi vật thể 8
- (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học). Luật Di sản văn hóa của Việt Nam đã xác định: Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Di sản văn hóa được hiểu như là tài sản, là báu vật của thế hệ trước để lại cho thế hệ sau, gồm các tác phẩm nghệ thuật dân gian, công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc, tác phẩm văn học: Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Trích Luật Di sản văn hóa). Văn hóa vật thể là các giá trị văn hóa tồn tại một cách hữu linh, con người có thể nhận biết một cách cảm tính, trực tiếp qua các giác quan (cung điện, chùa tháp, hiện vật trưng bày trong bảo tàng, thắng cảnh thiên nhiên…) có giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học được cộng đồng dân tộc, nhân loại thừa nhận. Văn hóa phi vật thể là các sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử văn hóa, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết và được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác. Bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn hóa nghệ thuật, khoa học, Ngữ văn, truyền miệng diễn xướng, dân gian lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công, tri thức về y, dược học cổ truyền, văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.(Theo luật di sản văn hóa). 1.3. Khái quát chung về văn bản thuyết minh Theo sách giáo khoa lớp 8 (tập1): Văn bản thuyết minh là văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương pháp trình bày, giới thiệu, giải thích. Yêu cầu: Tri thức trong văn bản thuyết minh phải khách quan, xác thực, hữu ích cho mọi người; văn thuyết minh cần trình bày chính xác, rõ ràng,chặt chẽ. hấp dẫn. Phân biệt sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn thuyết minh: Văn miêu tả có hư cấu, tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật, đối tượng còn văn thuyết minh là trung thành với đặc điểm của sự vật, đối tượng. Văn miêu tả dùng nhiều so sánh, liên tưởng còn văn thuyết minh thì hạn chế sử dụng. 9
- Văn miêu tả mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết còn văn thuyết minh đảm bảo tính khách quan, khoa học, ít sử dụng số liệu cụ thể còn văn thuyết minh thường dùng số liệu cụ thể. Trong văn bản thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả, biện pháp nghệ thuật làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, hấp dẫn. Các phương pháp thuyết minh cơ bản: Phương pháp nêu định nghĩa: VD: Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm. Phương pháp liệt kê VD: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm… Phương pháp nêu ví dụ: VD: Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la) Phương pháp dùng số liệu: VD: Một tượng phật ở Nhạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc, cao 71m, vai rộng 24m, trên mu bàn chân tượng có thể đỗ 20 chiếc xe con. Phương pháp so sánh: VD: Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất. Phương pháp phân loại, phân tích: VD: Muốn thuyết minh về một thành phố, có thể đi từng mặt: vị trí địa lý, khí hậu, dân số, lịch sử, con người, sản vật… 1.4. Cách làm bài văn thuyết minh về di sản văn hóa địa phương Bước 1: Xác định đối tượng thuyết minh: một di sản văn hóa địa phương Tham gia trải nghiệm để quan sát trực tiếp di sản giúp bài viết chuẩn xác, hấp dẫn hơn. Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết. Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp. 10
- Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của di sản văn hóa trên địa bàn sinh sống của học sinh. Bước 2: Lập dàn ý Bước 3: Viết bài văn thuyết minh Viết phần mở bài: Mở bài có nhiều phương pháp, nhưng có thể quy vào hai phương pháp chủ yếu là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. Ví dụ: Khi thuyết minh về khu quần thể suối và đền khe Xanh ở xã Nghĩa Phúc huyện Tân Kỳ: Mở bài trực tiếp: Tân Kỳ là mảnh đất miền Tây xứ Nghệ, nơi đây có quần thể suối và đền khe Xanh một di sản văn hóa đã gây sự chú ý đặc biệt với du khách thập phương. Mở bài gián tiếp: Tân Kỳ là mảnh đất miền Tây xứ Nghệ,nơi có dòng sông Con hiền hòa uốn lượn cũng là cái nôi của bao nền văn hóa độc đáo, bản sắc… Đến nơi đây hẳn du khách thập phương sẽ rất ngạc nhiên về vẻ đẹp vừa hoang sơ, lạ lẫm nhưng cũng rất cuốn hút bởi hệ thống sinh quyển phong phú, đa dạng. Hỏi để tham quan di sản văn hóa, ắt hẳn chúng ta sẽ được chỉ dẫn rất nhiều địa chỉ, song một trong những cái tên gây cho du khách không ít tò mò, đó chính là quần thể suối và đền khe Xanh tọa lạc ở địa bàn xóm Bắc Sơn xã Nghĩa Phúc huyện Tân Kỳ. Viết phần thân bài: Phần này thường gồm một số đoạn văn được liên kết với nhau thành một hệ thống nhằm giải đáp một số yêu cầu của đề bài. Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh nên tuân thủ theo thứ tự cấu tạo của sự vật, theo thứ tự nhận thức (từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần), theo thứ tự diễn biến sự việc trong một thời gian trước – sau; hay theo thứ tự chính phụ: cái chính nói trước, cái phụ nói sau. Viết phần kết bài: Phần kết bài có thể nhấn mạnh một lần nữa đặc sắc của đối tượng giới thiệu, thuyết minh hoặc nêu một lời mời, một kiến nghị, hoặc một ấn tượng mạnh mẽ nhất về đối tượng đó. Ví dụ: Như vậy,khi đến với khu quần thể suối đền khe Xanh, du khách tha hồ khám phá những điều thú vị, độc đáo nơi đây, bạn có thể đằm mình dưới dòng suối mát lạnh, trong xanh tới đáy để thư giãn, xua tan bao mệt mỏi hoặc nếu 11
- bạn là người tâm linh thì có thể tới đền khe Xanh để thắp hương cầu nguyện những điều tốt đẹp bởi ngôi đền này nổi tiếng linh thiêng, kỳ bí và chiêm nghiệm những điều huyền diệu có thể sẽ theo ta đi hết cuộc đời. 1.5. Cách xây dựng, biên tập cẩm nang du lịch Bước 1: Tập hợp toàn bộ sản phẩm các bài văn thuyết minh đã thực hiện của học sinh. Bước 2: Lựa chọn những bài văn thuyết minh chất lượng, phong phú, đa dạng về đề tài, đối tượng hướng đến và tập hợp chúng theo nhóm. Bước 3: Xây dựng, biên tập có thể theo nội dung, hình thức như sau: Thư gửi bạn đọc Phần mở đầu Chương 1: Du lịch di sản – Hành trình trở về nguồn cội Chương 2: Du lịch sinh thái – Hành trình về với thiên nhiên Chương 3: Du lịch ẩm thực – Hành trình khám phá đặc sản Bước 4: Tiến hành các thủ tục in ấn, xuất bản (Lưu ý: Nếu chỉ dừng ở sản phẩm trải nghiệm thì ban biên tập sẽ tự in ấn đơn giản, nếu xuất bản với số lượng quy mô thì có thể liên hệ với các tổ chức, ban ngành có thẩm quyền để xây dựng kế hoạch cụ thể). 1.6. Một số di sản văn hóa trên địa bàn huyện Tân Kỳ Khu di tích lịch sử Km0 – đường Hồ Chí Minh (Khối 6 Thị trấn Tân Kỳ) Cây sanh nghìn tuổi (Bản Kẻ Mui xã Giai Xuân) Đình làng Sen (làng Sen xã Nghĩa Đồng) Đình làng Dụng (Xóm Gia Đề xã Nghĩa Dũng) Đặc sản măng Loi (đỉnh núi Phù Loi xã Tiên Kỳ) Làng nghề dệt thổ cẩm (xóm Thái Minh Xã Tiên Kỳ) Làng nghề đan lát (xómThanh Tân Xã Kỳ Tân ) Lễ hội Bươn Xao (Xã Tiên Kỳ Tân Kỳ) Mật mía (Xã Tân Hương Tân Kỳ) Quần thể suối đền khe Xanh (Nghĩa Phúc – Tân An Tân Kỳ) Đầm cò (Thuận Yên Nghĩa Hoàn) … 2. Thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 viết văn bản thuyết minh xây dựng Cẩm nang du lịch Tân Kỳ 12
- 2.1. Thuận lợi Căn cứ vào các công văn chỉ đạo số 4612/BGDĐT ngày 03/10/2017 về hướng dẫn thực hiện giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh vì mục tiêu giáo dục từ năm học 2017 – 2018; công văn số 5555/BGDĐT GDTH ngày 08/10/2014 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá, tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học/ trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng; Hướng dẫn số 73/HD – BGDĐT – BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên bộ GDĐT, Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch và các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ từ năm học 20152016 đến nay... Sở GDĐT Nghệ An luôn có những chỉ đạo sát sao, quyết liệt về việc triển hai thực hiện giáo dục trong nhà trường gắn với thực tiễn địa phương ở các môn học, thực tế này đã tạo điều kiện không nhỏ cho các nhà trường, các môn học có cơ sở để tiến hành nhiều hoạt động trải nghiệm sáng tạo, kết hợp tốt giữa lý thuyết và thực hành trong các giờ học cho học sinh. Đối với trường THPT Tân Kỳ chúng tôi, hoạt động ngoại khóa nói chung và trải nghiệm di sản nói riêng luôn được nhà trường quan tâm và đầu tư đúng mức. Các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường được tổ chức phong phú và đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức. Đặc biệt với hoạt động giáo dục trải nghiệm di sản được ban giám hiệu nhà trường quan tâm tạo điều kiện cả vật chất lẫn tinh thần để đạt hiệu quả cao nhất. Thời gian qua, hoạt động trải nghiệm giáo dục di sản địa phương thông qua các địa chỉ đỏ, danh lam thắng cảnh, trải nghiệm làng nghề, đặc sản văn hóa ẩm thực ... luôn được học sinh hưởng ứng rất nhiệt tình, thích thú và học tập một cách nghiêm túc, tích cực, chủ động, sáng tạo. Hơn nữa, hoạt động này được sự đồng thuận cao của phụ huynh và đồng nghiệp. Đây là động lực to lớn giúp chúng tôi từng bước khắc phục được những khó khăn trên để thực hiện thành công hoạt động trải nghiệm, giúp học sinh được mắt thấy tai nghe đối tượng thuyết minh, giúp sản phẩm thuyết minh của các em trở nên sống động, chi tiết và hấp dẫn hơn, Quan trọng nhất là các em được trình bày một cách sáng tạo theo những quan sát, ghi nhận của chính mình mà không bị gò ép vào bất cứ một khuôn khổ, khung mẫu nào. Huyện Tân Kỳ có địa bàn đa dạng về địa hình, nơi có con đường Hồ Chí Minh huyết mạch chạy qua, có hệ thống di sản, địa điểm văn hóa tương đối phong phú, được UNESCO đưa vào danh sách địa phương thuộc khu sự trữ sinh quyển miền Tây xứ Nghệ. Đây là một thuận lợi giúp cho giáo viên và học sinh không phải khó khăn khi tìm kiếm các địa chỉ, điểm đến, đối tượng phù hợp cho đề tài thuyết minh. Ngoài ra, hệ thống các di sản văn hóa nổi tiếng của huyện Tân Kỳ không ở quá xa trung tâm, đi lại không mấy khó khăn, giúp học sinh có thể di chuyển đến nơi dễ dàng bằng các phương tiện thô sơ và không mất thời gian quá lâu (khoảng 1 buổi) và hoàn toàn không gây tốn kém nhiều về kinh phí. 13
- Vì vậy, mọi khâu chuẩn bị, tổ chức sẽ đơn giản mà cũng không kém phần hiệu quả. 2.2. Khó khăn Đây là hoạt động bổ ích nhưng không dễ tổ chức thường xuyên mà còn mang tính thời vụ. Việc xây dựng kế hoạch, khâu tổ chức và hoàn thành các thủ tục tiêu tốn nhiều thời gian, đòi hỏi sự quyết tâm nỗ lực thực sự của các giáo viên trong tổ nhóm chuyên môn và đặc biệt là người quản lý. Đối tượng học sinh thường hiếu động, nghịch ngợm, khi tham gia hoạt động trải nghiệm ở các môi trường, địa điểm ngoài nhà trường, một số em có thể không tuân thủ kỷ luật tập thể và những quy định chung nên có thể gây ra những phiền toái không đáng có cho công tác quản lý học sinh trong suốt quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm. Cũng có những trường hợp phụ huynh không ủng hộ hoạt động này do không có hoặc không muốn bỏ thêm kinh phí hỗ trợ nên có thể gây khó khăn cho việc tổ chức. Một số người chủ di sản hoặc địa phương quản lý các di sản văn hóa không hợp tác, không ủng hộ chủ trương vì bận rộn, sợ học sinh nghịch phá làm hư hỏng di sản trong quá trình trải nghiệm. Có một số ít các em do khả năng quan sát, xử lý thông tin, khả năng tạo lập văn bản chưa tốt nên quá trình thu thập, tham gia hoạt động trải nghiệm không thật sự hiệu quả, các em có thể thực hiện viết bài văn thuyết minh về đối tượng thuyết minh bản thân vừa tiếp xúc còn non kém, thậm chí là không thực hiện được vì đã quen với việc thụ động khi thu nhận kiến thức trong học tập. Việc xây dựng, biên tập Cẩm nang du lịch cũng là một việc làm tiêu tốn khá nhiều thời gian, cần kinh phí để in ấn, cần kinh nghiệm để thực hiện và nếu xuất bản với số lượng quy mô và cần phát hành thì nhất thiết phải có sự hỗ trợ không hề nhỏ của trung tâm văn hóa huyện, xã và các ban ngành cấp trên. Từ thực trạng này, chúng tôi quyết định khảo sát đối tượng học sinh ở 2 giai đoạn trước và sau khi tham gia hoạt động trải nghiệm các di sản văn hóa trên địa bàn huyện Tân Kỳ để tạo lập văn bản thuyết minh. Sau khi xây dựng bảng hỏi (phụ lục 1) và tiến hành khảo sát trên 400 học sinh lớp 10 năm học 20219 2021 đồng thời xây dựng thêm bảng hỏi (phụ lục 2, 3) và tiến hành khảo sát 120 học sinh lớp 10 năm học 2020 2021 của trường THPT Tân Kỳ một cách ngẫu nhiên (tổ chức 1 buổi làm bài riêng). Chúng tôi tiến hành xử lý thống kê, phân tích, đánh giá nhận thức, hiểu biết, năng lực, kỹ năng của học sinh về hoạt động trải nghiệm các di sản văn hóa trên địa bàn huyện Tân Kỳ để viết văn bản thuyết minh xây dựng cẩm nang du lịch Tân Kỳ như sau: 14
- Bảng phụ lục 1 Khảo sát học sinh trước khi tham gia hoạt động trải nghiệm để viết văn bản thuyết minh xây dựng cẩm nang du lịch Tân Kỳ Nội dung câu hỏi khảo sát Số lượng Tỷ lệ (%) chọn Câu hỏi 1: Em đã từng tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo chưa? a. Đã từng 212 53% b. Chưa từng 188 47% Câu hỏi 2: Em có thích tham gia hoạt động trải nghiệm không? a. Có 395 98% b. Không 3 0,7% c. Không quan tâm lắm, thế nào cũng được 2 0.3% Câu hỏi 3: Em có thể kể tên từ 3 di sản văn hóa mà em biết trên địa bàn huyện Tân Kỳ a. Kể được 176 44% b. Không kể được 224 56% Câu hỏi 4: Theo em, có cần thiết nên trải nghiệm các di sản văn hóa, lịch sử trước khi viết văn bản thuyết minh về các di sản này không? a. Có 397 99% b. Không 3 1% Câu hỏi 5: Theo em, vì sao cần thiết phải tham quan trải nghiệm các di sản văn hóa địa phương trước 15
- khi viết văn bản thuyết minh? a. Để giúp văn bản thuyết minh trở nên 392 98% chuẩn xác, hấp dẫn, rèn kỹ năng mềm, tăng kiến thức, hiểu biết cho bản thân. b. Đơn giản chỉ là cho vui. 2 0,5% c. Không cần thiết, chỉ cần lên Internet tra 6 1,5 % cứu thông tin là được. Câu hỏi 6: Theo em việc biên tập các bài văn thuyết minh tiêu biểu sau trải nghiệm thành cẩm nang du lịch Tân Kỳ có nên không? a. Nên 393 98,3% b. Không nên 2 0,5% c. Không biết 5 1,2% Bảng phụ lục 2 Khảo sát chất lượng viết bài văn thuyết minh về di sản văn hóa địa phương trước khi tham gia hoạt động trải nghiệm các di sản văn hóa. Đề ra: Anh/chị hãy viết bài văn thuyết minh về một di sản văn hóa trên địa bàn huyện Tân Kỳ mà anh/chị biết. Bảng khảo sát kết quả Điểm Điểm Tỷ lệ Điểm Tỷ lệ Điểm Tỷ lệ Tỷ lệ yếu giỏi % khá % TB % % kém 8 7% 25 21% 60 50% 27 22% Bảng phụ lục 3 Khảo sát chất lượng viết bài văn thuyết minh sau khi tham gia hoạt động trải nghiệm di sản văn hóa (trải nghiệm làng nghề dệt thổ cẩm bản Thái Minh Tiên Kỳ Tân Kỳ) Đề ra: Anh /chị hãy viết bài văn thuyết minh về nghề dệt thổ cẩm bản Thái Minh xã Tiên Kỳ Tân Kỳ Bảng khảo sát kết quả Điểm Tỷ lệ Điểm Tỷ lệ Điểm Tỷ lệ Điểm Tỷ lệ giỏi % khá % TB % yếu % 16
- kém 19 16% 58 48% 38 32% 5 4% 2.3. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 viết văn bản thuyết minh xây dựng Cẩm nang du lịch Tân Kỳ Qua quá trình khảo sát chúng tôi thấy: hoạt động trải nghiệm sáng tạo để tạo lập văn bản thuyết minh là hoạt động cụ thể hóa các công văn chỉ đạo của các ban ngành cấp trên, định hướng dạy học tích cực, kết hợp lý thuyết và thực tiễn, học đi đôi với hành. Vì vậy, đây là hoạt động nhận được sự đồng thuận cao từ ban giám hiệu, tổ chuyên môn và đặc biệt là phụ huynh, học sinh. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát ở cả 3 bảng cho thấy hầu hết học sinh đều có mong muốn được hoạt động trải nghiệm về các di sản văn hóa trước khi tạo lập văn bản thuyết minh, đây là hoạt động phần lớn các em chưa được trải qua nhiều thậm chí có em chưa từng được tham gia (188 em chiếm tỷ lệ 47%). Đặc biệt qua khảo sát nhận thức về sự cần thiết phải tham gia hoạt động trải nghiệm trước khi viết văn bản thuyết minh về đối tượng để văn bản chất lượng, hiệu quả, sinh động hơn, rèn kỹ năng quan sát, xử lý, tạo lập văn bản đặc trưng, vận dụng kết hợp lý thuyết và thực tiễn, học đi đôi với hành… Đó là chưa kể học sinh còn có cơ hội quảng bá hình ảnh quê hương đến bạn bè du khách thập phương, làm lan tỏa tình yêu, niềm tự hào, tôn vinh về quê hương đất nước tới mọi người thông qua cuốn cẩm nang tiện lợi, có 392 em (chiếm tỷ lệ 98%) đồng ý với quan điểm này. Kết quả khảo sát trước và sau khi trải nghiệm để tạo lập văn bản thuyết minh còn cho thấy một sự thật: học sinh được học tập, trải nghiệm tới những di sản văn hóa của địa phương thì chất lượng điểm số cao hơn nhiều, cải thiện hơn so với việc các em không được quan sát trực tiếp mà chỉ thụ động chép theo những thông tin tư liệu trên mạng Internet, hoặc qua những hiểu biết mơ hồ của mình, không được mắt thấy, tai nghe. Thực trạng trên còn cho thấy bên cạnh những thuận lợi trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 viết văn bản thuyết minh xây dựng cẩm nang du lịch, chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn cần giải quyết. Bằng sự nỗ lực, quyết tâm và những kinh nghiệm đúc kết được trong thực tiễn qua 2 năm học 20192020 và 20202021, chúng tôi đã xây dựng được một số giải pháp và các bước tổ chức hoạt động tương đối hiệu quả như sau: 3. Một số giải pháp tổ chức hoạt động cho học sinh lớp 10 viết văn bản thuyết minh xây dựng Cẩm nang du lịch Tân Kỳ Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh diễn ra với nhiều mục đích khác nhau và dừng ở những mức độ khác nhau nhưng đích đến vẫn là giáo dục kỹ năng sống, phẩm chất năng lực cho học sinh, tăng hiểu biết, tăng khả năng 17
- kết hợp học đi đôi với hành: Bộ môn Lịch sử có thể tổ chức hoạt động trải nghiệm đến những địa danh đã đi vào Lịch sử, những địa chỉ đỏ để tham quan, khám phá sự biểu hiện sinh động những sự kiện từ đời thực đi vào trang viết qua những “bằng chứng sống’’; Môn Địa lý khám phá những quần thể thiên nhiên; môn GDCD giáo dục ý thức và tình yêu đối với những di sản văn hóa; môn Sinh học tìm hiểu các hoạt động, chức năng, tập tính của động thực vật;...Trong khuôn khổ có hạn của một sáng kiến kinh nghiệm, bản thân chúng tôi không có tham vọng thực hiện tất cả mọi hoạt động trải nghiệm để đưa đến những mục đích và hiệu quả khác nhau, chúng tôi chỉ xin dừng lại ở cấp độ tổ chức hoạt động trải nghiệm để giúp học sinh tạo lập văn bản thuyết minh là đặc trưng trong môn Ngữ văn sau khi tham quan, khám phá những di sản văn hóa, lịch sử để xây dựng cẩm nang du lịch. Trên cơ sở dựa vào tính cấp thiết của vấn đề, từ tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, xuất phát từ nhu cầu thiết thực của hoạt động giáo dục cho giáo viên và học sinh trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm và thực tế tổ chức hoạt động này để tạo lập văn bản thuyết minh xây dựng cẩm nang du lịch, qua việc vận dụng kinh nghiệm bản thân, chúng tôi xin trình bày một số giải pháp cụ thể cho hoạt động trải nghiệm này để các trường THPT, TTGDTX có thể vận dụng, thực hiện dễ dàng, hiệu quả. 3.1.Thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cơ quan, đơn vị, tổ chuyên môn, giáo viên, phụ huynh, học sinh về vị trí, vai trò, sự cần thiết của hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 viết văn bản thuyết minh, xây dựng Cẩm nang du lịch Tân Kỳ Như chúng ta đã biết, hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã được Bộ GD&ĐT xây dựng thành nội dung chỉ đạo thực hiện ở các trường PT, TH, MN. Chính vì vậy, ngày 26 tháng 8 năm 2016 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị Số: 3031/QĐ BGDĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 2017 trong đó chỉ thị nêu rõ “Giáo dục phổ thông chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng”. Bên cạnh đó, công văn số 1784/SGDĐT GDTH ngày 30 tháng 9 năm 2019 của Sở Giáo dục và đào tạo Nghệ An về việc thực hiện GD trong nhà trường gắn với thực tiễn địa phương đã chỉ đạo, nêu rõ: Giáo dục trong nhà trường gắn với thực tiễn là một bước chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học , thực hiện học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Ban giám hiệu, nhóm trưởng, tổ trưởng CM cần phổ biến rộng rãi các công văn, văn bản chỉ đạo việc thực hiện, nâng cao các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, câu lạc bộ để giúp hình thành kỹ năng kết hợp học đi đôi với hành, gắn lý thuyết với thực hành… 18
- Tổ chức tuyên truyền vai trò, giá trị, tính cấp thiết của hoạt động này một cách rộng rãi trong giáo viên, phụ huynh, học sinh qua các hoạt động Ngoài giờ lên lớp, tiết chào cờ, sinh hoạt nhóm CM, lồng vào các tiết ôn tập, thực hành, đặc biệt thực hi ện qua các bài học liên quan đến nội dung văn bản thuyết minh và phương pháp thuyết minh ở chương trình Ngữ văn lớp 10 (Tập 2). Tổ chức các cuộc họp trong ban tổ chức, tổ chuyên môn mời Ban chuyên môn tham gia thảo luận, trao đổi, tháo gỡ khó khăn, rút kinh nghiệm sau khi tiến hành thực hiện các hoạt động trải nghiệm này. 3.2. Tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 viết văn bản thuyết minh xây dựng Cẩm nang du lịch Tân Kỳ 3.2.1. Tổ chức hoạt động trải nghiệm 3.2.1.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm Trước khi chính thức xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10, tổ nhóm chuyên môn tiến hành họp, thảo luận thống nhất một số nội dung cơ bản như sau: * Lựa chọn chủ đề trải nghiệm Việc lựa chọn chủ đề trải nghiệm như thế nào cho phù hợp là điều mà nhà quản lý, giáo viên phải cân nhắc nghiên cứu kỹ lưỡng. Bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thu nhận được của học sinh. Trong thực tế có nhiều trường khi tiến hành trải nghiệm thường lựa chọn chủ đề không rõ ràng hoặc chủ đề quá rộng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng buổi ngoại khóa và tác dụng giáo dục không cao. Bên cạnh đó, lựa chọn hình thức tổ chức không phù hợp sẽ không cuốn hút sự tham gia tích cực của học sinh. Để khắc phục những tồn tại trên chúng tôi đã căn cứ vào nội dung chương trình, mục tiêu và tình hình thực tế để lựa chọn chủ đề phù hợp nhằm đạt mục đích đề ra ban đầu. Với mục đích cho học sinh trải nghiệm để viết văn bản thuyết minh xây dựng cẩm nang du lịch Tân Kỳ nên chủ đề hướng đến của chúng tôi khá bao quát và tập trung ở ba nội dung: Trải nghiệm du lịch di sản, trải nghiệm du lịch sinh thái và trải nghiệm du lịch ẩm thực. *Lựa chọn hình thức trải nghiệm: Có một số hình thức trải nghiệm cơ bản như sau: Hình thức trải nghiệm tập trung: Là hình thức nhóm chuyên môn và các giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức và hướng dẫn cho toàn thể học sinh khối 10 tham quan một địa điểm trải nghiệm phù hợp dựa trên một số tiêu chí như: tính chất quan trọng, độ nổi tiếng, thuận tiện về khoảng cách, thời gian,tính tiêu biểu...(Khu di tích Km số 0, làng nghề đan lát truyền thống ở xã Kỳ Tân...) 19
- Hình thức trải nghiệm theo nhóm, tổ hoặc cá nhân: Đây là hình thức tổ nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch hướng dẫn cho tổ nhóm hoặc cá nhân học sinh tự do tham quan, trải nghiệm theo sự lựa chọn của bản thân hoặc theo sự phân công của giáo viên để tạo lập văn bản thuyết minh. Hình thức kết hợp trải nghiệm tập trung và theo nhóm, cá nhân: Đây là hình thức được lựa chọn nhiều nhất bởi thông thường sau khi được giáo viên tổ chức, hướng dẫn tại địa điểm trải nghiệm tập trung, học sinh sẽ tự tin hơn khi trải nghiệm theo nhóm hoặc cá nhân, góp phần tạo dựng tốt nhất các văn bản thuyết minh cho bản thân. Thông thường, các trường lớp thường lựa chọn hình thức trải nghiệm tập trung để hướng đến giải quyết một chủ đề duy nhất, tuy nhiên với chúng tôi, khi hướng tới mục đích giúp học sinh viết văn bản thuyết minh xây dựng cẩm nang du lịch sau khi trải nghiệm các địa điểm vì vậy chúng tôi chọn hình thức trải nghiệm tập trung kết hợp với hình thức theo nhóm tổ, cá nhân học sinh để có được những trải nghiệm đa dạng, tạo sự phong phú trong tư liệu giúp học sinh viết tốt các văn bản thuyết minh với các chủ đề nêu trên, hướng tới rộng đường cho việc tập hợp, lựa chọn, biên tập nội dung cẩm nang du lịch địa phương. * Lựa chọn địa điểm trải nghiệm Lựa chọn địa điểm tham quan trải nghiệm rất quan trọng nhằm trang bị cho các em kiến thức ngoài sách vở, kỹ năng quan sát, xử lý thông tin, năng lực hợp tác, tạo lập văn bản, bồi đắp cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người Việt Nam... Vì thế, khi lựa cần chọn địa điểm tham quan trải nghiệm cần có tính mục đích cao. Trong thực tế có nhiều trường tổ chức hoạt động tham quan trải nghiệm ôm đồm chọn quá nhiều địa danh trong cùng một khoảng thời gian khiến các em thấy mệt mỏi và không ấn tượng. Bên cạnh đó có những trường chọn địa điểm quá xa hoặc quá hiểm trở cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của học sinh, gây lãng phí không nhỏ về thời gian và tiền bạc. Các em phải mất khá nhiều thời gian di chuyển nhưng khi đến nơi chỉ được tham quan ngắn ngủi hoặc chơi những trò chơi quen thuộc mà ngay tại trường cũng có thể tổ chức được. Mặt khác, học sinh thích khám phá những điều mới lạ, thích khẳng định bản thân nên nguy cơ gặp tai nạn khá cao, đặc biệt là ở những nơi có địa hình không bằng phẳng hay có sông, suối, hang động… Để khắc phục những tồn tại trên chúng tôi đã thực hiện tốt các yêu cầu sau: Chọn địa điểm có khoảng cách vừa phải, giao thông thuận tiện. Ở những khu vực, địa điểm có hang động, suối thác, chúng tôi xem xét cử một vài nhóm học sinh có ý thức tốt, khả năng quan sát và xử lý thông tin nhanh nhạy sẽ trải nghiệm nghiêm túc, hiệu quả theo kế hoạch dưới sự hướng 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 141 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 57 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Vật lý ở trường phổ thông
39 p | 91 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại các dạng bài tập trong chương 2 Hóa 10 - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn
32 p | 22 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học theo nhóm phần Vẽ kĩ thuật - Công nghệ 11
37 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 47 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia chuyên đề Sinh thái học
39 p | 15 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh một số kiến thức phần nhiệt học gắn với hoạt động hướng nghiệp
30 p | 26 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học STEM chủ đề Cacbohidrat
35 p | 6 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học dự án chương Khúc xạ ánh sáng - Vật lý 11 góp phần bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh THPT
63 p | 55 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10
19 p | 46 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn