Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường theo định hướng bồi dưỡng năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí Tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân huyện Thanh Chương
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm xây dựng được qui trình và biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng bồi dưỡng năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của học sinh thông qua việc dạy học chủ đề “Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường” tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân cũng như các đơn vị khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường theo định hướng bồi dưỡng năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí Tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân huyện Thanh Chương
- SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGUYỄN CẢNH CHÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ “VẬT LÝ VỚI GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG” THEO ĐỊNH HƯỚNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÝ TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN CẢNH CHÂN . Người thực hiện: Lê Anh Tuấn - GV Vật lý Ngô Trí Dương - Phó hiệu trưởng Lê Văn Hải – GV Vật lý Thanh Chương, tháng 12/2022 0
- MỤC LỤC NỘI DUNG Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích, đối tượng, phạm vi, giới hạn, phương pháp nghiên cứu của 2 đề tài PHẦN II: NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CHO HỌC 5 SINH THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 1.1. Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí 5 1.1.1. Khái niệm năng lực 5 1.1.2. Năng lực tìm hiể u thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí 6 1.2. Hoạt động trải nghiệm 8 1.2.1. Các khái niệm cơ bản 8 1.2.2. Đặc điể m của hoạt động trải nghiệm 10 1.2.3. Vai trò của tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Vật lí 12 1.2.4. Các hình thức của hoạt động trải nghiệm trong dạy học Vật lí 13 1.2.5. Các yêu cầu khi dạy học bằng hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triể n năng lực tìm hiể u thế giới tự nhiên dưới góc 16 độ Vật lí 1.2.6. Nguyên tắ c và quy trình thiết kế các tiến trình dạy học trải nghiệm 16 1.2.7. Thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức hoạt động trải 22 nghiệm 1.3. Bồi dưỡng NL THTGTN dưới góc độ Vật lí cho học sinh thông 22 qua việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm 1.3.1. Thực trạng dạy học theo hướng bồi dưỡng NL THTGTN 22 dưới góc độ Vật lí ở trường trung học phổ thông 1
- 1.3.2. Đánh giá thực trạng dạy học theo hướng bồi dưỡng năng 25 lực tìm hiể u thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí ở trường 1.3.3. Biện pháp bồi dưỡng năng lực tìm hiể u thế giới tự nhiên THPT 25 dưới góc độ Vật lí cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm 1.3.4. Qui trình tổ chức hoạt động trải nghiệm theo hướng bồi 28 dưỡng năng lực tìm hiể u thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí cho học sinh KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30 Chương 2: THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “VẬT LÍ VỚI GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG” 31 VẬT LÍ 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH 2.1. Đặc điểm chủ đề “Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường”, Vật lí 10 31 2.1.1. Vị trí và tầm quan trọng của chủ đề 31 2.1.2. Cấu trúc nội dung chủ đề 31 2.1.3. Thuận lợi và khó khăn khi dạy chủ để 33 2.2.Định hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề 34 “Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường” để bồi dưỡng năng lực tìm hiểu thế giới Thiết kế tiến trình độ Vật líchủ đề “Vật lí với giáo dục về bảo vệ 2.3. tự nhiên dưới góc dạy học 37 môi trường” theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm bồi 2.3.1. Thiết kế hoạt động trải nghiệm nhiênhình thức chếVật lí của dưỡng năng lực tìm hiểu thế giới tự theo dưới góc độ tạo 37 mô hình “Nhà máy thủy điện” học sinh 2.3.2. Thiết kế hoạt động trải nghiệm theo hình thức tổ chức hoạt động tình nguyện “ Trồng và chăm sóc cây xanh” 52 2.3.3. Tổ chức hội thi “ tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong trường học”. 56 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 59 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 60 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 60 3.2. Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm 60 3.3. 2
- 3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 60 3.4. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực nghiệm sư 3.4. 61 phạm 3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm 62 3.5. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 PHỤ LỤC 68 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Cụm từ đầy đủ HS Học sinh GV Giáo viên NL Năng lực HĐTN Hoạt động trải nghiệm THTGTN Tìm hiểu thế giới tự nhiên TN Thực nghiệm ĐC Đối chứng TNSP Thực nghiệm sư phạm GQVĐ Giải quyết vấn đề SGK Sách giáo khoa 3
- PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, cách mạng công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt ở Việt Nam – một quốc gia đang có sự cải tiến và ứng dụng công nghệ nhanh hơn bao giờ hết và rấ t đa dạng trong các ngành nghề khá c nhau. Sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đấ t nước, sự thách thức của quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏ i nước ta cần phải có nguồn nhân lực chấ t lượng cao, năng động, sáng tạo, phát triể n toàn diện. Điề u này, đặt ra cho ngành giáo dục nhiệm vụ là phải đào tạo con người có đủ phẩm chấ t và năng lực, năng động, sáng tạo đáp ứng được trình độ phát triể n của xã hội. Đổ i mới phương pháp dạy học là một trong những mục tiêu lớn được ngành giáo dục đào tạo đặt ra trong giai đoạn hiện nay và là mục tiêu chính về đổ i mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điề u kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế mà Nghị quyết TW8 khóa 11 cũng đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương phá p dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phá t triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý cá c hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” Trong báo cáo chính trị của Ban Chấ p hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biể u toàn quốc lần thứ XIII nêu rõ định hướng: “Xây dựng chiến lược, hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, trọng tâm là đất, nước và khoáng sả n. Xây dựng hệ thống luật pháp, chính sá ch và cơ chế giám sá t tài nguyên, môi trường và biến đổi khí hậu, dự báo, cả nh bá o thiên tai, ô nhiễm và thả m hoạ môi trường, dịch bệnh. Ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường…”. Nền công nghiệp càng phát triể n 1
- mạnh mẽ thì càng tác động vào môi trường sống tự nhiên, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người, do đó chúng ta cần tìm ra những giải pháp cụ thể , khoa học và hiệu quả để cải thiện môi trường, nâng cao ý thức của cá nhân và cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, nâng cao chấ t lượng cuộc sống. Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm có vai trò quan trọng trong kĩ thuật và có nhiề u ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày. Có thể áp dụng các kiến thức Vật lí để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Việc học tập môn vật lí giúp con người nắm rõ các quy luật tự nhiên và có cách ứng xử phù hợp hơn với môi trường xung quanh. Xuấ t phát từ những lí do trên, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề “Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường” theo định hướng bồi dưỡng năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí” Tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân huyện Thanh Chương. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Việt Nam năm 2018 cũng đề cập đến tám lĩnh vực học tập chủ chốt và hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Theo chương trình, hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ được thiết kế, tổ chức ở cả ba cấ p học, được phát triể n từ các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa và được thiết kế theo cá c chuyên đề từ chọn. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể được tổ chức bằng các hình thức như: tham quan thực tế, diễn đàn, giao lưu, trò chơi, câu lạc bộ, … Từ đó, học sinh được phát triể n cá c kĩ năng, năng lực cũng như cảm xúc, phẩm chấ t đạo đức… nhờ việc vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sá ng tạo. Như vậy, có thể thấ y hoạt động trải nghiệm chính là một nội dung quan trọng trong đổ i mới giáo dục phổ thông ở Việt Nam hiện nay. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Xây dựng được qui trình và biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng bồi dưỡng năng lực tìm hiể u thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của học sinh thông qua việc dạy học chủ đề “Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường” tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân cũng như các đơn vị khác… 2
- 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy và học theo hướng bồi dưỡng năng lực tìm hiể u thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của học sinh nội dungkiến thức Vật lí lớp 10. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động dạy và học chủ đề “Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường”, Vật lí lớp 10 theo hướng bồi dưỡng năng lực tìm hiể u thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của học sinh thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về năng lực tìm hiể u thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của học sinh. Xây dựng cá c biện phá p và qui trình tổ chức hoạt động trải nghiệm theo hướng bồi dưỡng năng lực nói trên và tổ chức bồi dưỡng cho HS trong dạy học chủ để “Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường”. Thời gian: Khoảng thời gian dạy học các kiến thức có liên quan, trọng tâm là chyên đề 3 “ Vật lý với giáo dục bảo vệ môi trường Không gian: Tổ chức thực nghiêm sư phạm tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân – Huyện Thanh Chương – Tỉnh Nghê An . 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu đề xuấ t được qui trình, biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm theo hướng bồi dưỡng năng lực tìm hiể u thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của học sinh và vận dụng vào dạy học các kiến thức thuộc chủ để “Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường” thì sẽ bồi dưỡng được năng lực tìm hiể u thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của học sinh và góp phần nâng cao chấ t lượng dạy và học môn Vật lí ở trường THPT. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực tìm hiể u thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí và hoạt động trải nghiệm. Nghiên cứu cấ u trúc chương trình, xây dựng chuyên đề “Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường” sách chuyên đề học tập Vật lý 10 và tổ chức hoạt động trải nghiệm chuyên đề này. Nghiên cứu thực tiễn + Nghiên cứu về thực tiễn năng lực tìm hiể u thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí và hoạt động trải nghiệm ở trường THPT Nguyễn Cảnh Chân và các trường khác trong huyện Thanh Chương 3
- 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu lí luận: + Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục học và tâm lí học, chương trình, nội dung sách giáo khoa, sách bài tập Vật lí… + Nghiên cứu cơ sở lí luận của năng lực chung; năng lực tìm hiể u thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của học sinh trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông. + Nghiên cứu cơ sở lí luận dạy học theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm. Phương pháp điều tra, quan sá t thực tiễn: + Nghiên cứu thực tiễn hoạt động dạy học bồi dưỡng năng lực tìm hiể u thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí; dạy học theo hướng trải nghiệm. + Tiến hành khảo sát bằng phương pháp điề u tra, phương pháp phỏng vấ n và đàm thoại với HS và GV ở cá c trường trung học phổ thông. Phương pháp thực nghiệm sư phạm + Tiến hành thực nghiệm sư phạm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của chuyên đề bồi dưỡng năng lực tìm hiể u thế giới tự nhiên thông qua hoạt động trải nghiệm chủ đề “Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường” Vật lí 10. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 4
- PHẦN II: NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CHO HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 1.1. Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí 1.1.1. Khá i niệm năng lực Ở mỗi lĩnh vực khác nhau thì khá i niệm năng lực cũng khác nhau. Theo từ điể n tiếng Việt “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hành động nào đó. Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” . Phạm trù năng lực thường được hiể u theo những cá ch khá c nhau và mỗi cá ch hiể u có những thuật ngữ tương ứng: Thứ nhất, năng lực hiể u theo nghĩa chung nhấ t là khả năng mà cá nhân thể hiện khi tham gia một hoạt động nào đó ở một thời điể m nhấ t định. Chẳng hạn, khả năng giải toán, khả năng nói tiếng Anh, … có thể gọi là năng lực giải toá n, năng lực nói tiếng Anh… và cá c năng lực đó thường được đánh giá bằng các câu hỏ i trắ c nghiệm trí tuệ. Thứ hai, năng lực là khả năng thực hiện hiệu quả một nhiệm vụ hay hành động cụ thể , liên quan đến một lĩnh vực nhấ t định dựa trên cơ sở hiể u biết, kĩ năng, kĩ xảo và sự sẵn sàng hành động. Người học có năng lực hành động về một loại hay một lĩnh vực hoạt động nào đó cần hội tụ đủ các dấ u hiệu cơ bản sau: - Có kiến thức hay hiể u biết hệ thống hay chuyên sâu về loại hay lĩnh vực hoạt động; - Biết cá ch tiến hành hoạt động hiệu quả và đạt kết quả phù hợp với mục đích (bao gồm xác định mục tiêu cụ thể , cá ch thức, phương pháp thực hiện hành động, lựa chọn được các giải pháp phù hợp… và cả các điề u kiện, phương tiện để đạt mục đích). - Hành động có kết quả, ứng phó linh hoạt, hiệu quả trong những điề u kiện mới, không quen thuộc. Trong khoa học tâm lí, người ta coi năng lực là những thuộc tính tâm lí riêng của cá nhân; nhờ những thuộc tính này mà con người hoàn thành tốt đẹp một loạt hoạt động nào đó, mặc dù phải bỏ ra ít sức lao động nhưng vẫn đạt kết quả cao. 5
- Tuy nhiên vấ n đề phá t hiện, bồi dưỡng và phá t triể n năng lực cho HS là một trong những vấ n đề cơ bản của chiến lược nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực của Đảng ta. Trong đó, năng lực được hiể u là sự tổ ng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao. Năng lực cũng là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của khả năng con người phù hợp với một hoạt động nhấ t định, đảm bảo cho những hoạt động đó có những kết quả. Từ đó, có thể đưa ra một khái niệm về năng lực hành động, đó là: Năng lực là khả năng huy động tổ ng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lí cá nhân khá c như hứng thú, niề m tin, ý chí… để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhấ t định. Hình 1: Mô hình năng lực ASK. Năng lực của cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấ n đề của cuộc sống. Có thể xem xét riêng một cá ch tương đối phẩm chấ t và năng lực, nhưng năng lực hiể u theo nghĩa rộng (năng lực người) bao gồm cả phẩm chấ t và cá năng lực hiể u theo nghĩa hẹp. Mục tiêu của Chương trình giá o dục hiện nay theo hướng phá t triể n năng lực, định hướng của chương trình giá o dục nói chung và Vật lí nói riêng nhằm giúp HS phá t triể n năng lực thông qua việc thực hành và có tính hướng nghiệp với sự điề u chỉnh, tính toán đến yếu tố các đối tượng và khu vực khác nhau. Thông qua việc học tập môn Vật lí ở trường THPT, HS có thể phá t triể n nhận thức, tham gia vào tìm hiể u thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí và vận dụng kiến thức, kĩ năng của mình để giải quyết cá c vấ n đề gặp phải 1.1.2. Năng lực tìm hiể u thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí 1.1.2.1. Khá i niệm năng lực tìm hiể u thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí 2018 của Bộ giáo dục và đào tạo, năng lực tìm hiể u thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí là năng lực đặc thù 6
- môn học được hình thành và phát triể n cho học sinh trong quá trình học môn Vật lí. Tìm hiể u thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí được hiể u là tìm hiể u được một số hiện tượng, quá trình Vật lí đơn giản, gần gũi trong đời sống và trong thế giới tự nhiên theo tiến trình; sử dụng được các chứng cứ khoa học để kiể m tra các dự đoán, lí giải các chứng cứ, rút ra các kết luận. Vậy năng lực tìm hiể u thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí là việc HS có khả năng nhận thức được vấ n đề , đặt ra các giả thuyết và có khả năng giải quyết được các vấn đề , hiện tượng Vật lí gần gũi trong thế giới tự nhiên khi gặp phải. 1.1.2.2. Vai trò của năng lực tìm hiể u thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí Việc phát triể n năng lực tìm hiể u thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí góp phần chủ yếu trong việc hình thành và phát triể n thế giới quan khoa học của học sinh; đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh phẩm chấ t tự tin, trung thực, khách quan, tình yêu thiên nhiên, hiể u, tôn trọng và biết vận dụng các quy luật của thế giới tự nhiên để từ đó biết ứng xử với thế giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triể n bề n vững. Trong quá trình phát triể n năng lực tìm hiể u thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí, học sinh sẽ biết trân trọng, sử dụng các kiến thức Vật lí đã hình thành để giữ gìn và bảo vệ tự nhiên; có thái độ và hành vi tôn trọng các quy định chung về bảo vệ tự nhiên; hứng thú khi tìm hiể u thế giới tự nhiên và vận dụng kiến thức vào bảo vệ thế giới tự nhiên của quê hương, đấ t nước. Năng lực tìm hiể u thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí là một trong 3 thành tố của năng lực Vật lí. Việc nhận thức các kiến thức Vật lí, cùng với hoạt động khám phá tự nhiên, kết hợp với vận dụng kiến thức Vật lí vào giải quyết các vấ n đề của thực tiễn là yêu cầu cần thiết để hình thành và phát triể n năng lực Vật lí ở học sinh. Từ đó tiến đến mục tiêu đào tạo con người năng động sáng tạo trong nhà trường. Cấ u trúc của năng lực tìm hiể u thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí Thành tố năng lực và chỉ số hành vi tương ứng của năng lực tìm hiể u thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí được thể hiện thông qua bảng sau: Bảng 1: Thành tố năng lực và chỉ số hành vi của năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí THÀNH TỐ NĂNG CHỈ SỐ LỰC HÀNH VI 1. Đề xuất vấn đề liên 1.1. Nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấ n quan đến các kiến thức đề 1.2. Phân tích bối cảnh để đề xuấ t vấ n đề tự nhiên về Vật lí 1.3. Kết nối kiến thức cũ, kinh nghiệm với vấ n đề mới 7
- 1.4. Diễn đạt bằng lời nói, văn bản về vấ n đề đã đề xuấ t 2. Đưa ra phán đoán 2.1. Phân tích vấ n đề đã đề xuấ t và xây dựng giả 2.2. Đưa ra các dự đoán về nguyên nhân, hệ quả của thuyết vấ n đề 2.3. Xây dựng các dự đoán 2.4. Xây dựng và phát biể u được giả thuyết cần tìm hiể u 3. Lập kế hoạch thực 3.1. Xây dựng khung logic nội dung tìm hiể u hiện 3.2. Xá c định các công việc cần thực hiện 3.3. Lựa chọn phương pháp thích hợp. 3.4. Lập kế hoạch triể n khai tìm hiể u 4. Thực hiện kế hoạch 4.1. Thu thập, lưu giữ dữ liệu 4.2. Phân tích, xử lí dữ liệu 4.3. Đánh giá và so sá nh kết quả với giả thuyết 4.4. Giải thích, rút ra kết luận và điề u chỉnh khi cần thiết 5. Viết, trình bày báo 5.1. Biể u đạt quá trình và kết quả tìm hiể u cáo và thảo luận 5.2. Viết báo cáo sau quá trình tìm hiể u 5.3. Trình bày bá o cá o trước tập thể 5.4. Thảo luận để bảo vệ kết quả tìm hiể u 6. Ra quyết định và đề 6.1. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấ n đề đã tìm xuất ý kiến để giải hiể u quyết 6.2. Đưa ra khuyến nghị vận dụng kết quả tìm hiể u 1.2. Hoạt động trải nghiệm 1.2.1. Các khái niệm cơ bản 1.2.1.1. Trải nghiệm Theo từ điể n tiếng Việt: “Trải nghiệm là trải qua, kinh qua”; như vậy, trải nghiệm có nghĩa là quá trình chủ thể trực tiếp được tham gia vào các hoạt động và từ đó rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân mình . Theo từ điể n Bách khoa Việt Nam, “trả i nghiệm” được diễn giải theo hai nghĩa. “Trả i nghiệm” theo nghĩa chung nhấ t “là bất kì một trạng thái có màu sắc, cả m xúc nào được chủ thể cảm nhận, trải qua, đọng lại thành bộ phận (cùng với tri thức, ý thức…) trong đời sống tâm lí của từng người”. Hiể u theo nghĩa hẹp, “trả i nghiệm là những tín hiệu bên trong, nhờ đó cá c sự kiện diễn ra đối với cá nhân 8
- được ý thức chuyển thành ý kiến cá nhân, góp phần lựa chọn tự giá c cá c động cơ cần thiết, điều chỉnh hành vi của cá nhân” . Như vậy, trải nghiệm chính là việc cá nhân trực tiếp trải qua một hoạt động nào đó rồi rút ra cho mình những kinh nghiệm thực tiễn và từ đó có được những kiến thức, hiể u biết, kĩ năng cần thiết về vấ n đề đó. Trải nghiệm vừa là nguồn gốc của kiến thức, vừa là môi trường để kiể m chứng kiến thức đã có. Trong quá trình trải nghiệm, người học tác động vào môi trường, thể hiện được giá trị của mình đối với môi trường mà từ đó hình thành ý tưởng, nhận thức được ý nghĩa của sự học thông qua trải nghiệm. 1.2.1.2. Hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm Hoạt động giáo dục theo nghĩa tổ ng quan nhấ t là “những hoạt động có chủ đích có kế hoạch hoặc có sự định hướng của nhà giáo dục, được thực hiện thông qua cách thức phù hợp nhằm để chuyển tả i nội dung giáo dục tới người học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục”. Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp. Hoạt động dạy học là quá trình người dạy tổ chức và hướng dẫn hoạt động học của người học nhằm giúp họ lĩnh hội tri thức khoa học, kinh nghiệm của loài người để phát triể n trí tuệ và hoàn thiện nhân cách. Hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp được hiể u là những hoạt động có chủ đích, có kế hoạch do nhà giáo dục định hướng, lập ra kế hoạch, tổ chức thực hiện trong và ngoài giờ học ở trong và ngoài nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục nhằm hình thành ý thức, phẩm chấ t, giá trị sống hoặc các năng lực tâm lý xã hội … Như vậy, hoạt động dạy học chủ yếu nhằm phát triể n trí tuệ, hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp chủ yếu nhằm phát triể n phẩm chấ t đạo đức, đời sống tình cảm. Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, hoạt động giáo dục (nghĩa hẹp) thực hiện các mục tiêu giáo dục thông qua một loạt các hoạt động như hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hay các buổ i sinh hoạt tập thể , ngoại khóa … Theo định hướng chương trình giá o dục phổ thông, mọi hoạt động dạy học gắ n với các mục tiêu của hoạt động giáo dục nói trên được gọi chung là hoạt động trải nghiệm. Như vậy HĐTN sẽ thực hiện tấ t cả các mục tiêu và nhiệm vụ của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể … và thêm vào đó là những mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục của giai đoạn mới. Thông qua việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sẽ giúp người dạy khai thá c được kinh nghiệm của mỗi cá nhân, tạo điề u kiện cho người học vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế và có những sáng kiến để giải quyết vấ n đề khi gặp phải trong quá trình thực hành. 9
- Từ đó, ta thấy so với hoạt động ngoài giờ lên lớp đang được tiến hành hiện nay trong chương trình phổ thông thì hoạt động trải nghiệm sẽ phong phú hơn về nội dung, phương phá p và hình thức hoạt động. Đặc biệt mỗi hoạt động phải phù hợp với mục tiêu phát triể n những phẩm chấ t năng lực nhấ t định của học sinh. Theo hiệp hội “giáo dục trải nghiệm” quốc tế thì học qua trải nghiệm là một phạm trù bao hàm nhiề u phương phá p trong đó người dạy khuyến khích người học tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh tổ ng kết lại để tăng cường hiể u biết, phát triể n kỹ năng, định hình các giá trị sống và phát triể n cá c năng lực bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội. Hoạt động trải nghiệm được hiể u là hoạt động giáo dục mà mỗi cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động thực tiễn dưới sự hướng dẫn của người dạy nhằm phát triể n nhân cách, phẩm chấ t đạo đức và phát triể n năng lực,… từ đó có những kinh nghiệm riêng để phát huy tiề m năng của bản thân. Các khái niệm này đề u khẳng định vai trò định hướng, hướng dẫn của nhà giáo dục. Nhà giáo dục không tổ chức, phân công học sinh một cách trực tiếp mà chỉ hỗ trợ, giám sát. Học sinh là chủ thể trực tiếp tham gia vào các hoạt động. Phạm vi các chủ đề hay nội dung hoạt động và kết quả đầu ra là năng lực thực tiễn, phẩm chấ t và tiề m năng sáng tạo; hoạt động là phương thức cơ bản của sự hình thành và phát triể n nhân cách con người. Từ đó có thể thấ y rằng hoạt động học tập trải nghiệm là phương thức hoạt động chỉ sự tương tác, sự tác động của chủ thể với đối tượng xung quanh và ngược lại. Hoạt động ở đây là hoạt động của chính bản thân chủ thể và những hoạt động này vừa mang tính trải nghiệm, vừa là cách nhận thức, tá c động của riêng mỗi chủ thể . Qua đó người học thu nhận những giá trị cần thiết của bản thân, đó chính là quá trình mang tính trải nghiệm. 1.2.2. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm - Nội dung hoạt động trải nghiệm mang tính tích hợp. Nội dung hoạt động trải nghiệm rấ t đa dạng và mang tính tích hợp, tổ ng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiề u môn học, nhiề u lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chấ t, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội, giáo dục các phẩm chấ t người lao động, nhà nghiên cứu… Điề u này giúp cho các nội dung giáo dục thiết thực hơn, gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của HS. Qua đó, HS có thể phân tích đa chiề u và vận dụng linh hoạt các kiến thức đã tích lũy từ nhiề u lĩnh vực để giải quyết một vấ n đề gặp phải một cách dễ dàng, thuận tiện. 10
- - Hình thức học qua hoạt động trải nghiệm rất đa dạng Hoạt động trải nghiệm được tổ chức dưới nhiề u hình thức khá c nhau như trò chơi, hội thi, diễn đàn, giao lưu, tham quan du lịch, sân khấ u hóa (kịch, thơ, há t, múa rối, tiể u phẩm, kịch tham gia,...), thể dục thể thao, câu lạc bộ, tổ chức các ngày hội, các công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật, ... Mỗi một hình thức hoạt động trên đề u có những khả năng giáo dục nhấ t định. Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục học sinh được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấ p dẫn, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điể m tâm sinh lý cũng như nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. Trong quá trình thiết kế, tổ chức, đánh giá cá c HĐTN, cả giáo viên lẫn học sinh đề u có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấ p dẫn, độc đáo của các hình thức tổ chức hoạt động. - Học qua trải nghiệm là quá trình học tích cực và hiệu quả Hoạt động trải nghiệm là môi trường cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân học sinh. Ở đây, HS tham gia tích cực vào tấ t cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điể m lứa tuổ i và khả năng của bản thân; tạo cơ hội cho cá c em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điể m, ý tưởng; được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè… Từ đó hình thành và phát triể n cho các em những giá trị sống và cá c năng lực cần thiết. - Học qua trải nghiệm đòi hỏi khả năng phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giá o dục trong và ngoài nhà trường Khác với hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiề u lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: Giá o viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, tổ ng phụ trách Đội, ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyề n địa phương, hội khuyến học, hội phụ nữ, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hội cựu chiến binh, cá c cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, những người lao động tiêu biể u ở địa phương, những tổ chức kinh tế, … Mỗi lực lượng giáo dục có tiề m năng, thế mạnh riêng. Tùy nội dung, tính chấ t từng hoạt động mà sự tham gia của cá c lực lượng có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp; có thể là chủ trì, đầu mối hoặc phối hợp; có thể về những mặt khác nhau (có thể hỗ trợ về kinh phí, phương tiện, địa điể m tổ chức hoạt động hoặc đóng góp về chuyên môn, trí 11
- tuệ, chấ t xám hay sự ủng hộ về tinh thần). Do vậy, HĐTN tạo điề u kiện cho học sinh được học tập, giao tiếp rộng rãi với nhiề u lực lượng giáo dục; được lĩnh hội các nội dung giáo dục qua nhiề u kênh khác nhau với nhiề u cách tiếp cận khác nhau. Điề u đó làm tăng tính đa dạng, hấ p dẫn và chấ t lượng, hiệu quả của hoạt động trải nghiệm. - Học qua trải nghiệm giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác không thực hiện được Lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người và thế giới xung quanh bằng nhiề u con đường khác nhau để phát triể n nhân cách mình là mục tiêu quan trọng của hoạt động học tập. Tuy nhiên có những kinh nghiệm chỉ có thể lĩnh hội thông qua trải nghiệm thực tiễn. Thí dụ, phân biệt mùi vị, cảm thụ âm nhạc, tư thế cơ thể trong không gian, niề m vui sướng hạnh phúc... những điề u này chỉ thực sự có được khi học sinh được trải nghiệm với chúng. Sự đa dạng trong trải nghiệm sẽ mang lại cho học sinh nhiề u vốn sống kinh nghiệm phong phú mà nhà trường không thể cung cấ p thông qua các công thức hay định luật, định lý... Tóm lại, học từ trải nghiệm là một phương thức học hiệu quả, nó giúp hình thành năng lực cho HS. Học từ trải nghiệm có thể thực hiện đối với bấ t cứ lĩnh vực tri thức nào, khoa học hay đạo đức, kinh tế, xã hội, … Học từ trải nghiệm cũng cần được tiến hành có tổ chức, có hướng dẫn theo quy trình nhấ t định của nhà giáo dục thì hiệu quả của việc học qua trải nghiệm sẽ tốt hơn. Hoạt động giáo dục nhân cách học sinh chỉ có thể tổ chức qua trải nghiệm. 1.2.3. Vai trò của tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Vật lí HS dựa trên sự huy động tổ ng hợp kiến thức và kỹ năng từ nhiề u lĩnh vực giáo dục khá c nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội, tham gia hoạt động hướng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chấ t chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này như: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp, năng lực thích ứng với những biến động trong cuộc sống và các kĩ năng sống khác. Chính vì thế, hoạt động trải nghiệm buộc học sinh phải sử dụng tổ ng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi...), tăng khả năng lưu giữ những điề u đã học được lâu hơn; có thể tối đa hóa khả năng sá ng tạo, tính năng động và thích ứng của người học. Thông qua trải nghiệm, học sinh thực hiện quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp giúp phát triể n năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin; việc học 12
- cũng trở nên thú vị hơn với học sinh, học sinh không đặt nặng vấ n đề điể m số. Khi chủ động tham gia tích cực vào quá trình học, học sinh được rèn luyện tính kỷ luật. Học sinh cũng có thể học các kỹ năng sống được sử dụng lặp đi lặp lại qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế. Với phương pháp học thông qua trải nghiệm luyện được cho học sinh cả về kiến thức và kĩ năng học tập, tìm tòi, phân tích và áp dụng thực tiễn. Nhờ vậy, các em sẽ có được một kho tàng kiến thức vững chắ c, trang bị cho bản thân kĩ năng xã hội một cách toàn diện. HĐTN làm cho nội dung giáo dục không bị rập khuôn theo sách vở, mà gắ n liề n với thực tiễn xã hội, là con đường gắ n lí thuyết với thực tiễn đời sống xã hội, tạo nên sự thống nhấ t giữa nhận thức với hành động trong môi trường học tập trải nghiệm nhằm hình thành và phát triể n năng lực, nhân cách cho HS, đặc biệt là đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thông ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 1.2.4. Các hình thức của hoạt động trải nghiệm trong dạy học Vật lí Như trên đã trình bày, hoạt động trải nghiệm có rấ t nhiề u hình thức. Dưới đây là một vài hình thức của hoạt động trải nghiệm có thể áp dụng trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông, cũng như mục đích và các chú ý khi khai thá c và sử dụng các hình thức đó. Bảng 2: Các hình thức của hoạt động trải nghiệm trong dạy học Vật lí Hình Nội dung Mục đích Chú ý thức Câu GV thành lập Tạo môi trường giao Hoạt động của câu lạc bộ lạ các CLB và tổ lưu thân thiện, tích cực cần được duy trì thường c bộ chức cho HS các giữa các HS với nhau xuyên với nội dung hoạt động phong phú thì mới lôi cuốn học sinh tham gia Nghiên Những hoạt Giúp học sinh tự Cái mới trong hoạt động cứu khoa động thuộc về nghiên cứu cái mới nghiên cứu khoa học của học công việc tổ chức theo tư duy nhận thức học sinh khác với cái mới hoạt động tìm của bản thân trong hoạt động nghiên kiếm, khám phá cứa khoa học của nhà những điề u mới khoa học. Nên khi đánh 13
- mẻ đối với học giá hoạt động này cần sinh trong phạm phải dựa trên việc cái mới vi các hoạt động các em tìm ra phù hợp giáo dục của nhà với nhận thức của trường. các em Ngoại Hoạt động ngoại Hoạt động ngoại khóa Cần phải xác định mục khóa khóa Vật lí là gây hứng thú cho HS , đích của hoạt động ngoại một trong những phá t triển tư duy, rè n khóa để sử dụng hình hoạt động ngoài luyện một số kĩ năng, thức tổ chức hoạt động giờ lên lớp, có tổ củng cố, bổ sung, mở cho phù hợp. Có 3 hình chức, có kế rộng và nâng cao kiến thức chủ yếu dành do hoạch, có thức Vật lí của HS hoạt động ngoại khóa phương đồng thời góp phần Vật lí: HĐNG mang tính hướng nâng cao chấ t lượng chấ t cá nhân, HĐNG theo cá c nhóm, HĐNK có tính xá c định, được học tập. quần chúng rộng rãi. tiến hành theo nguyên tắ c tự nguyện ở ngoài giờ lên lớp chính khóa, dưới sự hướng dẫn của GV Vật lí với số lượng HS không hạn chế. Trò chơi GV tổ chức các Có tác dụng giáo dục Các câu hỏ i trò chơi phải hoạt động vui chơi “học mà chơi, chơi mà được chọn lọc kĩ để phù với nội dung kiến học”. Phá t huy tính sá ng hợp với nội dung kiến thức thức thuộc nhiề u tạo, hấ p dẫn và gây hứng cần truyề n tải đến cho HS. lĩnh vực khác thú cho học sinh; giúp Các câu hỏ i mang tính nhau, cho học sinh dễ tiếp thu thách thức, không nên quá kiến thức mới; giúp dễ làm học sinh không hào chuyể n tải nhiề u tri thức hứng, cũng không nên quá của nhiề u lĩnh vực khác khó HS sẽ không muốn nhau; tạo được bầu tham gia không khí thân thiện; tạo cho học sinh tác phong nhanh nhẹn, ... Diễn đàn Là cách tổ chức Diễn đàn thường được Ban Giám khảo, người dẫn hoạt động để HS tổ chức rấ t linh hoạt, chương trình phải là những trực tiếp, chủ phong phú và đa dạng người có khả năng lôi kéo 14
- động bày tỏ ý với những hình thức học sinh tham gia vào hoạt kiến của mình hoạt động cụ thể , phù động diễn đàn, đồng thời với bạn bè, nhà hợp với từng lứa tuổ i giúp duy trì diễn đàn bằng trường, thầy cô học sinh. cách xử lí được các tình giáo, cha mẹ và Qua cá c diễn đàn, các huống có thể xảy ra trong những người lớn thầy cô giáo, cha mẹ diễn đàn khác có liên HS và những người lớn quan. Đồng thời có liên quan nắ m bắ t là dịp để các được những băn khoăn, em lắ ng nghe ý lo lắ ng kiến, học tập lẫn và mong đợi của các em về bạn bè, thầy cô, nhau nhà trường và gia đình Phát huy khả năng sáng tạo và tăng cường tính độc lập của HS. Tham Tổ chức cho các Giúp cá c em có được Khó khăn trong việc quản quan, em HS được đi những kinh nghiệm từ lí học sinh và tìm địa điể m dã thăm các thắ ng thực tế, từ các mô hình, phù hợp ngoại cảnh, các di tích cách làm hay và hiệu lịch sử, văn hóa, quả trong một lĩnh vực công trình, nhà nào đó, từ đó có thể áp máy hoặc một đại dụng vào cuộc sống của danh nổ i tiếng của chính các em đấ t nước ở xa nơi cá c em đang sống, học tập, ... Hội GV tổ chức các Tạo môi trường cạnh Chủ yếu dành được cho thi / hội thi giữa các cá tranh cho các cá nhân, một vài cá nhân tiêu biể u, cuộc nhân hoặc tập thể tập thể thi đua vươn lên có hứng thú nghiên cứu thi đạt được mục tiêu mong vấ n đề . muốn bằng việc tìm ra Quá trình tổ chức hội thi người thắ ng cuộc cần phải linh hoạt, sáng tạo Nội dung của hội thi rấ t thì mới thu hút được nhiề u phong phú, học sinh tham gia nên việc lựa chọn các chủ đề trở nên khó khăn Hoạt động GV tổ chức cho Thông qua hoạt động Nội dung giao lưu cần phải giao lưu HS được tiếp xúc, giao lưu HS có được gây hứng thú và phù hợp trò chuyện và trao những nhận thức, tình với HS. đổ i thông tin với cảm và thái độ phù hợp, Người hướng dẫn hoạt những nhân vật có được những lời động giao lưu cần phải có điể n hình trong khuyên đúng đắ n để kĩ năng giao tiếp, gợi mở, cá c lĩnh vực hoạt vươn lên trong học tập, đồng thời kiến thức về nội 15
- động nào đó. rèn luyện và hoàn thiện dung giao lưu phải nhân cách. sâu rộng thì mới góp Thu hút sự tham gia phần cho hoạt động giao đông đảo và tự nguyện lưu thành công của HS, được HS quan tâm và hào hứng. 1.2.5. Các yêu cầu khi dạy học bằng hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triể n năng lực tìm hiể u thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí Thứ nhất, cần có đủ điề u kiện và phương tiện giảng dạy tiến tiến trang thiết bị hiện đại như phò ng thí nghiệm, phương tiện nghe nhìn, dụng cụ, thư viện với đầy đủ tài liệu. Đồng thời cần cập nhật thêm một số phần mề m trợ giúp để có thể giúp cho việc phát triể n năng lực tìm hiể u thế giới tự nhiên. Thứ hai, qui mô lớp học phải hợp lý, không quá đông học sinh, đảm bảo để giáo viên có thể quán xuyến, theo dõi, hỗ trợ học sinh một cách tốt nhấ t. Thứ ba, cần có sự thay đổ i của giáo viên. Bản thân mỗi giáo viên phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, nâng cao vốn hiể u biết về tự nhiên và kỹ năng giải quyết các thắ c mắ c của học sinh này sinh trong quá trình học tập thực tế. Thứ tư, phải đảm bảo rèn luyện năng lực tìm hiể u thế giới tự nhiên vào việc giải quyết những vấ n đề học tập và thực tiễn của cuộc sống có liên quan đến bộ môn Vật lí mộtcách thường xuyên, kết hợp với việc rèn luyện một số năng lực cần thiết khác. Thứ năm, trong quá trình thực hiện hoạt động trải nghiệm để phát triể n năng lực tìm hiể u thế giới tự nhiên cần đảm bảo được các mục tiêu giáo dục phổ thông môn Vật lí, mục tiêu của chương trình theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và cần phải đảm bảo tính khoa học, chính xác của kiến thức. 1.2.6. Nguyên tắ c và quy trình thiết kế các tiến trình dạy học trải nghiệm 1.2.6.1. Nguyên tắ c thiết kế các tiến trình dạy học trải nghiệm Học từ trải nghiệm thực tế, trải nghiệm là xu hướng, phương pháp học mới đã thu hút rấ t nhiề u sự quan tâm của những người làm giáo dục. Mô hình học tập từ trải nghiệm ngày càng được nhân rộng và thu hút sự tham gia của nhiề u người do tính hiệu quả mà nó đem lại. Hiệp hội giáo dục trải nghiệm đã nêu ra cá c nguyên tắ c xây dựng quy trình dạy học trải nghiệm trong đó các hoạt động trải nghiệm phải được: Nguyên tắc 1: Lựa chọn quy trình dạy học cẩn thận, được hỗ trợ bởi sự phản chiếu, phân tích và tổ ng hợp quan trọng. Nguyên tắc 2: Tạo điều kiện cho HS chủ động, đưa ra quyết định và chịu trách 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 227 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức một số hoạt động ngoại khóa môn Vật lí cho học sinh phổ thông
12 p | 157 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Khắc phục khó khăn tổ chức dạy học 2 buổi ngày hiệu quả tại trường THPT Điểu Cải năm học 2011-2012
20 p | 154 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học một số chủ đề trong môn toán lớp 11 theo định hướng giáo dục STEM
70 p | 26 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 46 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp trong dạy học trực tuyến môn Tiếng Anh nhằm nâng cao chất lượng dạy học
19 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp bài toán thực tiễn trong dạy học Toán học
17 p | 129 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp dạy học chủ đề môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
63 p | 41 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng hình thức tổ chức trò chơi trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập môn Giáo dục công dân
20 p | 21 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp tăng cường tính tích cực, chủ động của học sinh và nâng cao hiệu quả ôn tập trong hoạt động ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn
19 p | 11 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM thông qua một số chủ đề trong chương trình môn Toán học lớp 10 ở Trường THPT Đông Hiếu
61 p | 43 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn Võ cổ truyền trong trường trung học phổ thông Hoa Lư A - tỉnh Ninh Bình
17 p | 21 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học một số chủ đề Đại Số 10 theo định hướng giáo dục STEM
71 p | 41 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM nhằm phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh thông qua một số nội dung trong Hoá học 11 THPT
88 p | 6 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và tổ chức dạy học dự án theo mô hình lớp học đảo ngược chủ đề Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh - Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 nhằm phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh THPT
76 p | 4 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn