intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm hình thành tư duy kinh tế và định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong dạy học chủ đề: Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10 (Bộ sánh Cánh Diều)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm hình thành tư duy kinh tế và định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong dạy học chủ đề: Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10 (Bộ sánh Cánh Diều)" được nghiên cứu nhằm đề xuất cách tiếp cận mới mẻ về tư duy trong hoạt động dạy học, khi mà việc dạy học gắn liền với hoạt động sản xuất, tư duy kinh tế và định hướng nghề nghiệp cho HS. Đây là một hướng dạy học rất khác trong Sinh học mà chưa có sáng kiến nào trước đây từng đề cập đến, góp phần thay đổi cách dạy và cách học của giáo viên và học sinh để Sinh học là một môn học có nhiều ứng dụng và hấp dẫn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm hình thành tư duy kinh tế và định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong dạy học chủ đề: Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10 (Bộ sánh Cánh Diều)

  1. SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1 ===    === SÁNG KIẾN KHOA HỌC GIÁO DỤC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NHẰM HÌNH THÀNH TƯ DUY KINH TẾ VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ: SINH HỌC VI SINH VẬT- SINH HỌC 10 (BỘ SÁCH CÁNH DIỀU) Lĩnh vực: Sinh học Nhóm tác giả: 1. Nguyễn Thị Hồng Ý 2. Đậu Thị Thu Hà Đơn vị: THPT Quỳnh Lưu 1 Điện thoại: 0967806627 – 097521373
  2. MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 4 I. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 4 II. Tính mới và đóng góp của đề tài ........................................................................ 4 1. Tính mới............................................................................................................. 5 2. Đóng góp của đề tài ............................................................................................ 5 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................... 5 A. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 6 I. Cơ sở lí luận ........................................................................................................ 6 1. Cơ sở lý luận của hoạt động trải nghiệm............................................................. 6 1.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm..................................................................... 6 1.3. Nguyên tắc lựa chọn hoạt động dạy học trải nghiệm ....................................... 6 1.4. Quy trình thiết kế các hoạt động trải nghiệm .................................................... 7 2. Tư duy kinh tế .................................................................................................... 8 3. Năng lực định hướng nghề nghiệp ...................................................................... 8 3.1. Khái niệm năng lực định hướng nghề nghiệp .................................................. 8 3.2. Các biểu hiện của năng lực ĐHNN .................................................................. 9 4. Các phương pháp dạy học hình thành, phát triển tư duy kinh tế và NL ĐHNN cho học sinh THPT............................................................................................... 10 5. Vai trò của dạy học trải nghiệm trong việc hình thành tư duy kinh tế và NL ĐHNN cho học sinh THPT .................................................................................. 10 II. Cơ sở thực tiễn................................................................................................. 11 1. Phương pháp điều tra, khảo sát để xác định cơ sở thực tiễn của đề tài .............. 11 2. Kết quả điều tra, khảo sát cơ sở thực tiễn của đề tài.......................................... 11 2.1. Khảo sát giáo viên ......................................................................................... 11 2.2. Khảo sát HS .................................................................................................. 13 3. Nhận xét, kết luận chung .................................................................................. 14 B. THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ...................................................................................... 14 I. Thiết kế HĐTN trong dạy học chủ đề: Sinh học vi sinh vật nhằm hình thành tư duy kinh tế và năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh ............................. 14 1. Nội dung chủ đề Sinh học vi sinh vật (Sinh học 10 – Bộ sách Cánh diều) ........ 14 2. Thiết kế các hoạt động trải nghiệm Bài 19: Quá trình tổng hợp, phân giải các chất ở vi sinh vật và ứng dụng (Sinh học 10- Bộ sách Cánh Diều) ....................... 15 2.1. Phân tích mục tiêu của bài học ..................................................................... 15
  3. 2.2. Xác định các dạng HĐTN cụ thể trong bài học .............................................. 16 2.3. Thiết kế các HĐTN theo mô hình .................................................................. 16 2.4. Dự kiến đánh giá hoạt động trải nghiệm ........................................................ 20 II. Tổ chức dạy học bài 19: Quá trình tổng hợp, phân giải các chất ở VSV và ứng dụng thông qua hoạt động trải nghiệm để hình thành phát triển tư duy kinh tế và năng lực định hướng nghề nghiệp......................................................................... 21 1. Chuyển giao nhiệm vụ trải nghiệm ................................................................... 21 2. Tổ chức HĐTN và báo cáo kết quả HĐTN ....................................................... 23 2.1. Trải nghiệm tại cơ sở nuôi tảo xoắn ............................................................... 23 2.2. Trải nghiệm tại cơ sở sản xuất ruốc, nước mắm............................................. 25 2.3. Trải nghiệm tại cơ sở sản xuất sữa chua, nem chua ....................................... 27 2.4. Trải nghiệm chế biến rác hữu cơ thành phân bón........................................... 28 2.5. Trải nghiệm làm sữa chua, nem chua tại lớp .................................................. 32 IV. Thiết kế các tiêu chí đánh giá phát triển tư duy kinh tế và năng lực ĐHNN của học sinh trong dạy học bài 19: Quá trình tổng hợp, phân giải các chất ở VSV và ứng dụng .............................................................................................................. 36 1. Bảng kiểm theo dõi, đánh giá HS ..................................................................... 36 3. Hồ sơ học tập .................................................................................................... 43 V. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐƯỢC ĐỀ XUẤT ................................................................................................ 43 1. Mục đích khảo sát ............................................................................................ 43 2. Nội dung và phương pháp khảo sát................................................................... 43 2.1. Nội dung khảo sát .......................................................................................... 43 2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá ....................................................... 44 3. Đối tượng khảo sát ........................................................................................... 46 4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết của và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất ............................................................................................................................. 46 4.1. Kết quả của sự cấp thiết của các giải pháp đã được đề xuất ........................... 46 4.2. Kết quả của tính khả thi của các giải pháp đã được đề xuất ........................... 50 PHẦN IV. KẾT LUẬN ........................................................................................ 53 1. Kết quả ............................................................................................................. 53 2. Ý nghĩa ............................................................................................................. 54 3. Đề nghị ............................................................................................................. 54
  4. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Hiện nay, ở nước ta mỗi năm có hàng vạn thanh niên sau khi tốt nghiệp THPT đã trực tiếp lao động sản xuất ở các ngành nghề và cơ sở kinh tế khác nhau. Một bộ phận khác được học lên ở các trường đại học, cao đẳng… để rồi trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào các ngành nghề khác nhau. Họ là những người phải đối đầu với nền kinh tế thị trường nhiều thành phần và sự phát triển như vũ bão của khoa học, kĩ thuật và công nghệ. Họ luôn phải giải quyết các bài toán kinh tế khác nhau do thực tiễn sản xuất yêu cầu. Vì vậy, việc giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ xây dựng niềm tin, khả năng tư duy, nhất là tư duy kinh tế và năng lực định hướng nghề nghiệp là yêu cầu khách quan của cuộc sống mà bất cứ môn học nào trong nhà trường phổ thông cũng phải có trách nhiệm thực hiện tốt. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Sinh học có nhiều nội dung để GV có thể lựa chọn thiết kế hoạt động trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm giúp người học chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới từ đó phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống. Hoạt động trải nghiệm góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho học sinh nói chung và trong đó có năng lực định hướng nghề nghiệp và tư duy kinh tế. Trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội, cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, xuất hiện các ngành nghề quan trọng và có nhu cầu lao động cao trong những năm tới như công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, nông nghiệp sạch, ... Đồng thời, một số ngành nghề mới sẽ ra đời như kĩ sư nghiên cứu tế bào gốc, công nghệ y sinh, chuyên viên nghiên cứu các vấn đề về gen… Thực tế hiện nay, tỉ lệ học sinh lựa chọn các ngành khoa học, kĩ thuật hay nông, lâm, ngư nghiệp là rất thấp. Định hướng nghề nghiệp giúp cho học sinh nhận thức về thế mạnh của bản thân, hiểu biết về các lĩnh vực ngành nghề, biết đánh giá thông tin về nhu cầu lao động ở địa phương, ở Việt Nam và thế giới. Từ đó, học sinh có thể lựa chọn ngành nghề phù hợp với hứng thú, sở thích của bản thân, phù hợp với điều kiện gia đình và đáp ứng xu thế phát triển của kinh tế - xã hội. Nội dung kiến thức chủ đề sinh học vi sinh vật gắn liền với các kiến thức của đời sống nên các lĩnh vực này rất gần gũi với con người, phục vụ nhu cầu của con người và đặc biệt liên quan nhiều ngành nghề đang rất hấp dẫn hiện nay. Ở nước ta, cho đến nay, trong lĩnh vực dạy học Sinh học, đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển năng lực tư duy cho học sinh, như phát triển năng lực tư duy sáng tạo, tư duy giải quyết vấn đề …. Nhưng hầu như chưa có những công trình nghiên cứu về phát triển tư duy kinh tế và năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm hình thành tư duy kinh tế và định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong dạy học chủ đề: Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10 (Bộ sánh Cánh Diều)” II. Tính mới và đóng góp của đề tài
  5. 1. Tính mới Đề tài đề xuất cách tiếp cận mới mẻ về tư duy trong hoạt động dạy học, khi mà việc dạy học gắn liền với hoạt động sản xuất, tư duy kinh tế và định hướng nghề nghiệp cho HS. Đây là một hướng dạy học rất khác trong Sinh học mà chưa có sáng kiến nào trước đây từng đề cập đến, góp phần thay đổi cách dạy và cách học của giáo viên và học sinh để Sinh học là một môn học có nhiều ứng dụng và hấp dẫn. 2. Đóng góp của đề tài - Làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài. - Đề xuất được các giải pháp hình thành phát triển tư duy kinh tế và định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm. - Tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề: Sinh học vi sinh vật góp phần hình thành tư duy kinh tế và định hướng nghề nghiệp cho HS. - Thông qua hoạt động trải nghiệm HS phát triển tư duy kinh tế và góp phần định hướng nghề nghiệp tương lai cho HS PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
  6. A. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI I. Cơ sở lí luận 1. Cơ sở lý luận của hoạt động trải nghiệm 1.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) là hoạt động giáo dục mà học sinh (HS) được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục. Hoạt động này phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ năng và tích luỹ kinh nghiệm riêng của cá nhân. Bản chất của học tập trải nghiệm chính là học thông qua làm và phản ánh. Khi được đưa vào các HĐTN thực tế, HS sẽ có cơ hội nhìn vấn đề từ nhiều góc độ và quan điểm khác nhau, tránh bị áp đặt và có cơ hội đưa ra giải pháp mang tính sáng tạo. 1.2. Mô hình học tập trải nghiệm Mô hình giáo dục trải nghiệm của David Kolb (1984) được biết đến khá phổ biến trên thế giới. Ông đã xây dựng nên một mô hình học tập qua kinh nghiệm là một chu trình tuần hoàn xoắn ốc gồm 4 giai đoạn, trong đó người học thử nghiệm và điều chỉnh các khái niệm mới như là kết quả của các hoạt động phản hồi và hình thành khái niệm. Đó là các giai đoạn: Giai đoạn 1: Khởi đầu bằng một kinh nghiệm (Kinh nghiệm cụ thể hay sẵn có) Giai đoạn 2: Hoạt động phản hồi (Quan sát và phản hồi) Giai đoạn 3: Những phản hồi này được tích lũy trở thành một lý thuyết hoặc giả định mới (Hình thành khái niệm trừu tượng) Giai đoạn 4: Các giả định này lại được kiểm nghiệm trong các tình huống mới (Thử nghiệm trong tình huống mới) 1.3. Nguyên tắc lựa chọn hoạt động dạy học trải nghiệm + Lựa chọn cẩn thận, được hỗ trợ bởi sự phản chiếu, phân tích và tổng hợp quan trọng. + Tạo điều kiện cho HS chủ động, đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về kết quả đạt được. + HS tích cực tham gia vào các câu hỏi đặt ra, điều tra, thử nghiệm, mày mò, giải quyết vấn đề, giả định trách nhiệm, sáng tạo và xây dựng ý tưởng. + HS phát triển được cả về trí tuệ, tình cảm, xã hội và thể chất. + Kết quả của việc học tập là cá nhân và tạo cơ sở cho kinh nghiệm và học tập trong tương lai. + Người hướng dẫn và HS có thể trải nghiệm thành công, thất bại, phiêu lưu, mạo hiểm…bởi vì kết quả của kinh nghiệm không thể được dự đoán hoàn toàn.
  7. + Vai trò chính của người GV bao gồm thiết lập các trải nghiệm phù hợp, đặt ra các vấn đề, thiết lập ranh giới, hỗ trợ HS, đảm bảo an toàn về thể chất và tình cảm và tạo điều kiện cho quá trình học tập. + Người hướng dẫn công nhận và khuyến khích các cơ hội tự phát cho việc học. 1.4. Quy trình thiết kế các hoạt động trải nghiệm Dựa trên mô hình học tập trải nghiệm đã xác định, quy trình thiết kế các HĐTN được thực hiện như sau: Bước 1: Phân tích mục tiêu Chương/ Chủ đề Bước 2: Xác định các dạng HĐTN Bước 3.1. Tiếp cận vấn đề trong Chương/ Chủ đề Bước 3.2. Trải nghiệm cụ thể Bước 3: Thiết kế các HĐTN theo mô Bước 3.3. Trình bày, thảo luận kết quả trải nghiệm hình trong Chương/Chủ đề Bước 3.4. Kết luận, khái quát hóa kiến thức thu được qua trải nghiệm Bước 4: Dự kiến đánh giá mỗi dạng Bước 3.5. Vận dụng HĐTN Giải thích quy trình Bước 1: Xác định mục tiêu của chủ đề, chương Để xác định mục tiêu HS cần đạt được sau HĐTN, GV cần trả lời được các câu hỏi: HS sẽ đạt được những gì sau khi tham gia chủ đề này? HS sẽ có khả năng làm được gì? Tạo được niềm tin vào giá trị nào? Các mục tiêu cần rõ ràng, cụ thể và có thể đo được. Bước 2: Xác định các dạng hoạt động trải nghiệm Căn cứ vào mục tiêu của chủ đề đã được xác định ở bước 2, từ đó xác định các nội dung hoạt động cần có trong chủ đề. Thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa mục tiêu, nôi dung và hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động. Trong mỗi hoạt động cũng cần xác định mục tiêu và cách thực hiện. Bước 3: Thiết kế, tổ chức các hoạt động trải nghiệm Khi thiết kế các hoạt động trong chủ đề HĐTN, ta dựa vào quy trình học tập trải nghiệm của Kolb gồm các giai đoạn cụ thể như sau: Tiếp cận vấn đề: HS tiếp cận với vấn đề liên quan đến kiến thức trong chương/chủ đề thông qua các tình huống có vấn đề; bài tập tình huống.
  8. Trải nghiệm cụ thể: HS thực hiện các hoạt động/ tình huống thực tế như làm thí nghiệm, thực hiện dự án, tham quan,…. Trình bày, thảo luận kết quả trải nghiệm cụ thể: HS trình bày/ chia sẻ kết quả trải nghiệm cụ thể; thảo luận với các HS cùng nhóm; thảo luận giữa các nhóm với nhau hay toàn lớp. Kết luận, khái quát hóa kiến thức: HS trình bày các kiến thức/ sản phẩm đã đạt được dưới sự định hướng của GV. Tự đánh giá kiến thức, kĩ năng đã đạt được. Vận dụng kiến thức: HS thực hiện các dạng bài tập vận dụng; bài tập tình huống; bài tập thực nghiệm; bài tập thực tiễn;… Bước 4: Thiết kế các tiêu chí và bộ công cụ kiểm tra, đánh giá HS và tổ chức đánh giá HS Thiết kế công cụ, tiêu chí đánh giá phù hợp đo được mục tiêu của chủ đề, mức độ đạt được về phẩm chất và năng lực của từng HS, để đánh giá kết quả hoạt động. Tổ chức đánh giá HS thông qua HĐTN để hình thành năng lực cho HS. 2. Tư duy kinh tế Trong triết lý kinh doanh, tư duy kinh tế là quan trọng nhất. Trong đó tư duy kinh tế phải luôn lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu cuối cùng, phải biết nắm bắt cơ hội, phải mang tính tổng hợp liên ngành và bị ràng buộc bởi nhiều mối liên hệ. Cụ thể, tư duy kinh tế của nhà kinh doanh được biểu hiện bằng lao động trí tuệ của họ thông qua các nhiệm vụ sau: - Đề ra và lựa chọn chiến lược kinh doanh tối ưu trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Quyết định quản trị. - Tổ chức hành động thực hiện quyết định điều hành doanh nghiệp. - Kiểm tra thực hiện quyết định quản trị. Một số quan điểm lại cho rằng tư duy kinh tế là sự phản ánh vào ý thức con người các hiện tượng, quá trình và quy luật của nền sản xuất xã hội dưới dạng một hệ thống khái niệm. Tư duy kinh tế phục vụ cho những nhiệm vụ kinh tế trên các hạch toán và kinh doanh, từ tổ chức sản xuất, chế biến sản phẩm thành hàng hoá, bảo quản và tiêu thụ,...Tư duy kinh tế của học sinh THPT là một loại hình tư duy được đặc trưng bởi các thành phần sau: - Xem xét tính khả thi của vấn đề cần giải quyết. - Lựa chọn phương án tối ưu nhằm đạt được hiệu quả cao. - Xem xét các kiến thức đã học dưới góc độ thực tiễn. 3. Năng lực định hướng nghề nghiệp 3.1. Khái niệm năng lực định hướng nghề nghiệp
  9. Trong chương trình GDPT 2018 quan niệm rằng năng lực ĐHNN là năng lực thành phần của năng lực tự chủ và tự học. Ở cấp THPT, yêu cầu cần đạt của năng lực ĐHNN là HS “ nhận thức được cá tính giá trị sống của bản thân, nắm được thông tin chính về thị trường lao động, về yêu cầu và triển vọng của các ngành nghề, xác định được hướng phát triển phù hợp sau THPT, lập được kế hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với ĐHNN của bản thân”. Như vậy “ năng lực ĐHNN là khả năng tự nhận thức về sở thích và thế mạnh của bản thân, khả năng nhận thức về nghề nghiệp và lập kế hoạch đáp ứng mục tiêu hướng nghiệp của cá nhân”. 3.2. Các biểu hiện của năng lực ĐHNN Thành tố Biểu hiện - Xác định được sở thích, khả năng của bản thân. - Thể hiện sự hiểu biết về các đặc điểm cá nhân liên quan 1. Kĩ năng nhận đến việc đạt được mục tiêu nghề nghiệp cá nhân. thức về bản thân - Xác định được mong muốn, ước mơ, mục tiêu cho mình và dùng cho việc hướng nghiệp suốt đời. - Xác định được kiến thức cốt lõi của môn học. 2. Kĩ năng nhận - Xác định và giải thích được mối liên quan giữa nội dung thức về mỗi quan học tập và ứng dụng thực tiễn trong các lĩnh vực ngành hệ giữa kiến thức nghề. môn học và nghề - Phân tích được thông tin về nghề, về các cơ quan, doanh nghiệp liên quan nghiệp và dùng kiến thức này cho việc quyết định chọn nghề, nơi làm việc trong tương lai. - Xác định được những ngành nghề phù hợp với bản thân. - Lựa chọn ưu tiên nghề nghiệp dự kiến. 3. Kĩ năng lập kế hoạch hướng - Xác định được mục tiêu học tập liên quan đến nghề nghiệp nghiệp dự kiến. - Xác định được biện pháp phát triển các kĩ năng nghề nghiệp. Xây dựng được kế hoạch hướng nghiệp cá nhân. 4. Kĩ năng giải - Xác định được vấn đề, mâu thuẫn xảy ra trong quá trình quyết vấn đề liên định hướng nghề nghiệp của bản thân. quan đến định - Biết cách giải quyết vấn đề mâu thuẫn xảy ra trong quá hướng nghề trình định hướng nghề nghiệp của bản thân. nghiệp 5. Kĩ năng ra - Liệt kê được những khó khăn bản thân khi ra quyết định quyết định lựa lựa chọn nghề nghiệp. chọn nghề nghiệp
  10. - Đối chiếu thông tin về bản thân, về nghề và nhu cầu thị trường lao động để cân nhắc lựa chọn nghề nghiệp. - Ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. 4. Các phương pháp dạy học hình thành, phát triển tư duy kinh tế và NL ĐHNN cho học sinh THPT Hình thành, phát triển tư duy kinh tế và NL ĐHNN cho HS được thực hiện thông qua nhiều hình thức, phương pháp, kĩ thuật khác nhau, giáo viên có thể sử dụng linh hoạt và phối hợp nhiều phương pháp. Cụ thể như: - Trải nghiệm công việc thực tế (Practical work), học trải nghiệm (thường là thử nghiệm trong phòng thí nghiệm). - Tổ chức dạy học khám phá - Dạy học theo dự án - Phương pháp tổ chức giải quyết vấn đề - Phương pháp sử dụng bài tập tình huống - Phương pháp thực hành, luyện tập - Phương pháp hoạt động nhóm - Phương pháp đóng vai - Phương pháp trò chơi Trong quá trình tổ chức các phương pháp hình thành, phát triển tư duy kinh tế và NL ĐHNN cần sử dụng các phương tiện phù hợp. 5. Vai trò của dạy học trải nghiệm trong việc hình thành tư duy kinh tế và NL ĐHNN cho học sinh THPT - Thông qua HĐTN cụ thể, HS có thể nhận thấy được khả năng và kĩ năng của bản thân. Từ đó HS có sự yêu thích, hứng thú với môn học đồng thời có thể xác định được đặc điểm cá nhân phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của bản thân trong tương lai. - Qua phân tích trải nghiệm thực tiễn ngành nghề có ứng dụng kiến thức của chủ đề học tập. HS có thể xác định được mối liên quan giữa chủ đề học tập và ứng dụng trong cuộc sống. - Khi tham gia HĐTN, HS phải tổng hợp và phân tích những gì quan sát được. Từ đó HS xác định được các kiến thức nền tảng và vận dụng kiến thức đó để giải thích ứng dụng trong thực tiễn ngành nghề. - Qua việc vận dụng kiến thức bài học để thực hiện thử nghiệm quy trình công nghệ đơn giản hoặc giải quyết vấn đề cụ thể ngành nghề, HS tích lũy được các kiến thức, kĩ năng cần có để đáp ứng cho ngành nghề đó. Từ đó HS xác định được các biện pháp phát triển các kĩ năng nghề nghiệp muốn theo đuổi trong tương lai.
  11. - HĐTN giúp HS tự xây dựng cho mình quy trình sản xuất nhỏ dựa trên nền tảng kiến thức đã học nhằm thu được giá trị kinh tế: Từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.Từ đó, xác định được các biện pháp phát triển các kĩ năng nghề nghiệp (tham gia tình nguyện, hoạt động ngoại khóa...), cập nhật thông tin cho kế hoạch hướng nghiệp của bản thân. II. Cơ sở thực tiễn 1. Phương pháp điều tra, khảo sát để xác định cơ sở thực tiễn của đề tài Để xác định cơ sở thực tiễn của đề tài về việc phát triển tư duy kinh tế và NL ĐHNN, thực trạng sử dụng hình thức dạy học học trải nghiệm trong dạy học bộ môn Sinh học nói chung và trong dạy học chủ đề Sinh học vi sinh vật nói riêng, chúng tôi đã thực hiện như sau: - Với giáo viên: Ứng dụng phần mềm Google Forms để soạn bộ câu hỏi và chuyển đường link đến 31 giáo viên dạy Sinh học cấp THPT trên địa bàn Quỳnh Lưu, Hoàng Mai thông qua các nhóm zalo, facebook. - Với học sinh: Ứng dụng phần mềm Google Forms để soạn bộ câu hỏi và chuyển đường link đến 243 học sinh đang học lớp 10 năm học 2023 - 2024 ở các lớp có học môn Sinh học ở trường THPT Quỳnh Lưu 1 thông qua các nhóm zalo, facebook. Sau thời gian điều tra, thống kê và xử lý kết quả. 2. Kết quả điều tra, khảo sát cơ sở thực tiễn của đề tài 2.1. Khảo sát giáo viên 2.1.1. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn Sinh học ở trường THPT Từ kết quả trên có thể thấy GV đã quan tâm hơn đến công tác đổi mới PPDH. Tuy nhiên phần lớn các GV thường xuyên sử sụng các PPDH như thuyết trình, hỏi đáp, vấn đáp tìm tòi, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. Còn các phương pháp như dạy học dự án, sử dụng bài tập tình huống, bài tập thực nghiệm, đặc biệt là hoạt động trải nghiệm thì GV ít khi sử dụng.
  12. 2.1.2. Thực trạng dạy học HĐTN cho HS trong dạy học chủ đề vi sinh vật chương trình Sinh học 10 ở trường THPT Từ kết quả trên cho thấy số GV thường xuyên thực hiện là 16,1%; số GV không thường xuyên thực hiện chiếm 19,4 % và số GV không bao giờ tổ chức dạy học trải nghiệm là 64,5%. Như vậy có thể thấy việc sử dụng phương pháp hoạt động trải nghiệm để dạy học cho học sinh trong chủ đề Vi sinh vật ít được GV sử dụng. 2.1.3. Thực trạng dạy học chủ đề Vi sinh vật - Sinh học 10 nhằm phát triển tư duy kinh tế và năng lực định hướng nghề nghiệp cho HS Khảo sát về t hực trạ ng dạ y học của giáo viên về vai trò phát triển tư duy kinh tế và năng lực ĐHNN trong chủ đề Vi sinh vật Sinh học lớp 10 ở trường trung học phổ thông, chúng tôi thu được kết quả như sau: Qua kết quả điều tra cho thấy mức độ dạy học nhằm phát triển tư duy kinh tế và NL ĐHNN cho học sinh qua chủ đề Vi sinh vật – Sinh học 10 của GV chưa đồng đều, chỉ có 9,7 % giáo viên thường xuyên tổ chức, 16,1% giáo viên thỉnh thoảng tổ chức và 74,2% giáo viên chưa bao giờ tổ chức. Như vậy, việc phát triển tư duy kinh tế và năng lực ĐHNN cho
  13. học sinh thông qua môn học và tìm hiểu việc ứng dụng kiến thức môn học vào các ngành nghề và thông tin về nghề nghiệp còn ít được GV tổ chức trong giờ học. 2.2. Khảo sát HS 2.2.1. Khảo sát vai trò của tư duy kinh tế và năng lực ĐHNN của bản thân học sinh Qua biểu đồ trên cho thấy HS đều đánh giá cao vai trò của tư duy kinh tế và năng lực ĐHNN đối với học tập và mong muốn được phát triển tư duy kinh tế và ĐHNN. Cụ thể có 70% cho rằng rất quan trọng, 20,2% cho rằng quan trọng phải có tư duy kinh tế và năng lực ĐHNN, bên cạnh đó 9,8 % HS thấy tư duy kinh tế và NL ĐHNN là bình thường, chưa quan trọng lắm, và không có HS nào cho rằng không quan trọng phải phát triển tư duy kinh tế và ĐHNN trong học tập. 2.2.2. Khảo sát năng lực nhận biết các căn cứ trong ĐHNN của học sinh THPT Kết quả khảo sát cho thấy HS lựa chọn nghề nghiệp chủ yếu do bản thân thích và có hứng thú với nghề (82,8%), tiếp đến là do nghề đó có thu nhập cao (70,2% ) hay đó là nghề được xã hội tôn trọng( 65,5% ). Nguyên nhân ít được HS lựa chọn và được đánh giá ở mức độ thấp hơn là do gia đình (32,6% ) và dễ thăng tiến (39,2%). 2.2.3. Khảo sát mức độ nhận thức và tiếp cận thông tin nghề nghiệp của HS trong lĩnh vực Sinh học
  14. Qua kết quả khảo sát ở bảng cho thấy HS chưa biết rõ về thông tin nghề nghiệp liên quan đến Sinh học. Như 59,4% HS không rõ về ngành nghề liên quan, 65.1% không rõ về thu nhập của các nghành nghề, 69.4% HS không rõ về nguồn thông tin tìm kiếm, 78.5% không rõ về cơ hội việc làm khi ra trường và 62.7% không nắm được các công ty tuyển dụng. Như vậy có thể thấy thông tin về các ngành nghề liên quan đến Sinh học học sinh chưa được tiếp cận nhiều. 3. Nhận xét, kết luận chung Từ khảo sát thực trạng cho cả giáo viên và học sinh, có thể thấy số lượng giáo viên chưa thường xuyên phát triển tư duy kinh tế và năng lực ĐHNN cho HS bằng phương pháp HĐTN chủ yếu rất nhiều. Thông qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy nhu cầu cần tìm hiểu và quan tâm đến các ngành nghề của HS rất cao, tuy nhiên việc tổ chức dạy học bằng các phương pháp truyền thống đã hạn chế việc tìm tòi và hứng thú của HS về nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực Sinh học nói chung và sinh học Vi sinh vật nói riêng. Vì thế đề tài “Tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm hình thành tư duy kinh tế và định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong dạy học chủ đề: Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10 (Bộ sánh Cánh Diều)” được chúng tôi thực hiện để đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thông 2018. B. THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. Thiết kế HĐTN trong dạy học chủ đề: Sinh học vi sinh vật nhằm hình thành tư duy kinh tế và năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh 1. Nội dung chủ đề Sinh học vi sinh vật (Sinh học 10 – Bộ sách Cánh diều) Căn cứ vào nội dung chủ đề 9: Sinh học vi sinh vật (Sinh học 10- Bộ sách Cánh diều), chúng tôi nhận thấy có thể tổ chức những HĐTN sau nhằm phát triển tư duy kinh tế và NL ĐHNN cho HS:
  15. Nội dung kiến thức HĐTN 1. Sinh trưởng và sinh sản của - Trải nghiệm, điều tra thực trạng bảo quản, chế VSV biến thực phẩm tại địa phương: Tìm hiểu các khái niệm: thực phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm ở địa phương. Tìm hiểu các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm. Tìm hiểu thực trạng bảo quản và chế biến thực phẩm tại các hộ gia đình và các cửa hàng kinh doanh thực phẩm. Đánh giá thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm. - Trải nghiệm tìm hiểu việc sử dụng kháng sinh để ức chế hoặc tiêu diệt VSV gây bệnh và tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong chữa bệnh cho con người và động vật. 2. Tổng hợp và phân giải các - Trải nghiệm tìm hiểu thực tế ứng dụng quá trình chất ở VSV tổng hợp và phân giải các chất của VSV tại địa phương: Sản xuất tảo Spirulina, sản xuất sữa chua, làm bánh mì, làm nem chua, làm nước mắm, ủ rượu, ủ rác làm phân hữu cơ, xử lý nước thải,… - Đề xuất quy trình nâng cao chất lượng sản phẩm ứng dụng hoạt động của VSV. Thực nghiệm để chứng minh hiệu quả kinh tế của các biện pháp đề xuất. 3. Thành tựu của công nghệ - Dự án điều tra sản phẩm thương mại của công vi sinh vật và ứng dụng nghệ VSV. - Tìm hiểu các ngành nghề liên quan đến VSV và những căn cứ lựa chọn nghề nghiệp. 2. Thiết kế các hoạt động trải nghiệm Bài 19: Quá trình tổng hợp, phân giải các chất ở vi sinh vật và ứng dụng (Sinh học 10- Bộ sách Cánh Diều) 2.1. Phân tích mục tiêu của bài học - Năng lực nhận thức sinh học: + Nêu được một số ví dụ về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật. + Phân tích được vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người và trong tự nhiên.
  16. + Làm được một số sản phẩm lên men từ vi sinh vật (sữa chua, dưa chua, bánh mì,...). - Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Xác định được vai trò của VSV để tổng hợp các chất; vai trò của vi sinh vật phân giải prôtêin; vai trò của vi sinh vật phân giải polisaccarit. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Xác định được nguyên nhân của các hiện tượng trong thực tế. Liên hệ bảo quản lương thực, chế biến thực phẩm và sức khỏe. - Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Phẩm chất: + Chăm chỉ thực hiện nhiệm vụ học tập và trung thực trong báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. + Nhân ái: Bồi dưỡng lòng yêu khoa học, yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường, học sinh vận dụng kiến thức vào chăm sóc sức khỏe, làm sữa chua, dưa chua, …. 2.2. Xác định các dạng HĐTN cụ thể trong bài học Bài 19: Quá trình tổng hợp, phân giải các chất ở vi sinh vật và ứng dụng bao gồm ba nội dung chính là: Quá trình tổng hợp các chất ở VSV và ứng dụng; quá trình phân giải các chất ở VSV và ứng dụng; làm 1 số sản phẩm lên men từ VSV. Dựa vào yêu cầu cần đạt và mạch nội dung kiến thức chúng tôi xác định dạng HĐTN cụ thể phù hợp như sau: - HĐTN 1: Tổ chức trải nghiệm cơ sở nuôi tảo xoắn Spirulina - HĐTN 2: Tổ chức trải nghiệm cơ sở chế biến thủy sản (Ruốc, nước mắm…) - HĐTN 3: Tổ chức trải nghiệm cơ sở làm sữa chua, nem chua - HĐTN 4:Tổ chức trải nghiệm chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt - HĐTN 5: Trải nghiệm chế biến sữa chua, nem chua tại lớp và hạch toán kinh tế cho sản phẩm. 2.3. Thiết kế các HĐTN theo mô hình 2.3.1. Tiếp cận vấn đề Thiết kế bộ câu hỏi định hướng: Nhóm Câu hỏi 1 1. Vai trò quá trình tổng hợp ở VSV? 2. Quang hợp ở VSV và quang hợp ở thực vật có điểm gì giống và khác nhau? 3. Quy trình sản xuất tảo xoắn Spirulina gồm những giai đoạn gì? 4. Sản phẩm thu được khi sản xuất tảo xoắn Spirulina?
  17. 2 1.Vai trò của quá trình phân giải protein ở VSV? 2. Ứng dụng của phân giải protein trong thực tiễn? 3. Tại sao làm nước mắm, ruốc theo phương pháp truyền thống thời gian dài hơn so với phương pháp sử dụng VSV? 4. Nêu những sản phẩm ứng dụng phân giải protein? 3 1. Vai trò của VSV phân giải cacbohidrate? 2. Nêu quy trình làm sữa chua, dưa chua, nem chua? 3. Tại sao sữa chua là thức uống bổ dưỡng? 4. Hạch toán kinh tế cho 1 sản phẩm cụ thể? 4 1. Vai trò của VSV phân giải cellulose? 2. Nêu quy trình chế biến phân bón từ rác thải hữu cơ? 3. Nêu những ứng dụng của VSV trong thực tiễn? 2.3.2. Trải nghiệm cụ thể Kế hoạch các hoạt động trải nghiệm như sau: Thời gian Nội dung công việc Người Sản phẩm dự kiến thực hiện Tuần 22 - Giới thiệu về chủ đề, nêu Giáo viên - Hình thành các nhóm và qua nhóm mục tiêu, yêu cầu, sản phẩm phân công nhiệm vụ cho zalo, dự tính đạt được, phân công từng nhóm. messenger nhiệm vụ cho từng nhóm. lớp, nhóm Các nhóm - Bảng phân công nhiệm - Tiếp nhận nhiệm vụ. HS vụ cụ thể cho từng thành - Các nhóm bầu nhóm trưởng, viên và kế hoạch thực hiện thư ký, trao đổi về nội dung GV và HS của nhóm HS. công việc, phân công nhiệm - Bảng tiêu chí đánh giá vụ, lập kế thực hiện, đặt tên các hoạt động. cho nhóm. - Thống nhất tiêu chí đánh giá học sinh. 2-4 tuần Thực hiện các HĐTN Học sinh Nhóm 1: Tìm hiểu quy trình hoạt động sản xuất tảo Spirulina tại theo Công ti cổ phần khoa học nhóm công nghệ tảo VN ở Quỳnh dưới sự Lương điều khiển của
  18. Nhiệm vụ cụ thể: nhóm - Ảnh, video quá trình sản trưởng. xuất tảo Spirulina (tảo + Nghiên cứu SGK, mạng internet xoắn) + Trải nghiệm công ti cổ phần - Bài báo cáo powerpoint khoa học công nghệ tảo VN ở về quy trình sản xuất tảo. Quỳnh Lương, phỏng vấn - Sản phẩm được sản xuất người sản xuất để biết được từ tảo. các thông tin: Quy trình sản - Phiếu giao việc của từng xuất, các yếu tố ảnh hưởng thành viên. đến quá trình nuôi… + Thảo luận, xử lý, phân tích, tổng hợp thông tin. + Báo cáo nội dung học tập trước lớp Nhóm 2: Tìm hiểu quy trình Học sinh - Phiếu giao việc của từng sản xuất ruốc, nước mắm hoạt động thành viên. Nhiệm vụ cụ thể: theo - Video, ảnh trải nghiệm nhóm + Nghiên cứu SGK, mạng dưới sự - Bài báo cáo powerpoint internet về quá trình phân giải điều quá trình phân giải protein protein ở vi sinh vật khiển của và quy trình sản xuất nước + Trải nghiệm quy trình sản nhóm mắm, ruốc xuất ở cơ sở sản xuất ruốc, trưởng. nước mắm tại Quỳnh Lưu. + Thảo luận, xử lý, phân tích, tổng hợp thông tin. + Báo cáo nội dung học tập trước lớp Nhóm 3: Tìm hiểu quy trình Học sinh - Phiếu giao việc của từng sữa chua, nem chua tại hoạt động thành viên. Quỳnh Lưu. theo - Bài báo cáo powerpoint Nhiệm vụ cụ thể: nhóm dưới sự - Video, ảnh trải nghiệm + Nghiên cứu SGK, mạng điều - Hướng dẫn các thành internet khiển của viên nhóm khác làm sữa + Trải nghiệm tại cơ sở sản nhóm chua. xuất sữa chua, nem chua. trưởng. + Thảo luận, xử lý, phân tích, tổng hợp thông tin. + Báo cáo nội dung học tập
  19. Nhóm 4: Tìm hiểu quy trình Học sinh - Phiếu giao việc của từng chế biến phân hữu cơ từ rác hoạt động thành viên. thải sinh hoạt theo - Bài báo cáo powerpoint Công việc cụ thể: nhóm dưới sự - Video, ảnh trải nghiệm + Nghiên cứu SGK, mạng điều - Hướng dẫn các thành internet khiển của viên nhóm khác thực hiện + Trao đổi, thảo luận, tổng nhóm chế biến phân hữu cơ từ hợp kiến thức. trưởng. rác thải sinh hoạt. + Trải nghiệm chế biến phân - Kịch bản tuyên truyền hữu cơ từ rác thải sinh hoạt tại về những ứng dụng của gia đình. VSV trong thực tiễn. + Thảo luận, tổng kết báo cáo kết quả. + Viết kịch bản tuyên truyền về những ứng dụng của VSV trong thực tiễn. 1 tiết tại Cả lớp: Tiến hành làm sữa Học sinh - Bảng phân công nhiệm phòng chua, nem chua tại lớp và hoạt động vụ các thành viên của thực hành hạch toán kinh tế cho sản theo nhóm. phẩm nhóm - Sản phẩm lên men: Sữa dưới sự chua; nem chua. điều khiển của - Hạch toán kinh tế sản nhóm phẩm của nhóm. trưởng. - Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mỗi nhóm lập 1 group riêng qua zalo hoặc facebook để trao đổi thông tin. - HS nạp bài đúng tiến độ và GV xem xét nếu chưa đạt cần bổ sung thêm. 2.3.3. Trình bày, thảo luận kết quả trải nghiệm Thời Người Nội dung công việc Sản phẩm dự kiến gian thực hiện Tiết 1, 2 Nhóm 1: Báo cáo kết quả trải GV và - Bài báo cáo kết quả Tại lớp nghiệmcủa nhóm . các nhóm nhóm 1. HS. - Quy trình sản xuất tảo xoắn Spirulina.
  20. Nhóm 2: Báo cáo kết quả trải GV và - Bài báo cáo kết quả của nghiệm của nhóm. các nhóm nhóm 2. HS. - Quy trình chế biến ruốc, nước mắm Nhóm 3: Báo cáo kết quả trải GV và - Bài báo cáo kết quả của nghiệm của nhóm. các nhóm nhóm 3. - Hướng dẫn cách làm sữa HS. - Quy trình sản xuất sữa chua và nem chua. chua, nem chua. Nhóm 4: Báo cáo về quy trình GV và - Kịch bản tuyên truyền về chế biến rác hữu cơ thành các nhóm ứng dụng của quá trình phân bón. HS. tổng hợp và phân giải của - Tuyên truyền ứng dụng của VSV trong thực tiễn. VSV trong thực tiễn. - Bài báo cáo kết quả của nhóm 4. - Quy trình chế biến rác hữu cơ thành phân bón. Tiết 3,4 Cả lớp GV và HS - Sản phẩm lên men: Sữa - Sản xuất sữa chua cả lớp chua, nem chua. - Sản xuất nem chua - Hạch toán kinh tế các sản phẩm của nhóm đã - Hạch toán kinh tế cho sản làm. phẩm - Tổng kết đánh giá HĐTN 2.3.4. Kết luận, khái quát hóa kiến thức thu được qua trải nghiệm - Quy trình sản xuất tảo và ứng dụng. - Quy trình sản xuất sữa chua, dưa chua, nước mắm, ruốc. - Quy trình chế biến rác hữu cơ thành phân bón. - Rút kinh nghiệm để có được sản phẩm đạt chất lượng cao, hình thức đẹp và có hiệu quả kinh tế cao. 2.3.5. Vận dụng: Trên cơ sở quy trình sản xuất sữa chua, dưa chua, nước mắm, ruốc, bánh mì, kết hợp với tìm hiểu các phương pháp chế biến khác từ người thân, mạng internet và các kênh thông tin khác các nhóm thảo luận, đề xuất hướng phát triển sản phẩm có giá trị cao. 2.4. Dự kiến đánh giá hoạt động trải nghiệm - Học sinh từng nhóm tự đánh giá bản thân, nhóm đánh giá từng bạn, các nhóm đánh giá chéo nhau vào trong các mẫu phiếu đánh giá.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2