Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế cho học viên các lớp tiếng Thái tại địa phương
lượt xem 3
download
Đề tài chủ yếu tập trung và việc giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc, cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế tại địa phương cho học viên các lớp tiếng dân tộc Thái. Những vấn đề đưa ra trong đề tài này là những kinh nghiệm được đúc rút từ quá trình 06 năm Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An tổ chức hoạt dạy học các lớp bồi dưỡng tiếng nói chữ viết cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lưỡng vũ trang đang công tác trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế cho học viên các lớp tiếng Thái tại địa phương
- MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 2 3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3 5. Tính mới của đề tài ......................................................................................... 3 PHẦN II. PHẦN NỘI DUNG ............................................................................ 4 1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 4 2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 5 3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tổ chức và kết quả đạt được...... 7 3.1. Thuận lợi ..................................................................................................... 7 3.2. Khó khăn, hạn chế ....................................................................................... 8 3.3. Kết quả đạt được ......................................................................................... 9 4. Một số kinh nghệm tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế cho học viên các lớp bồi dưỡng tiếng nói, chữ viết dân tộc Thái ................................................. 10 4.1. Công tác chuẩn bị ...................................................................................... 10 4.1.1. Công tác chuẩn bị đối với giáo viên giảng dạy và phòng Bồi dưỡng nâng cao trình độ ...................................................................................................... 10 4.1.2. Công tác chuẩn bị về việc phối hợp giữa các đơn vị, bộ phận ................. 10 4.2. Nội dung chương trình trải nghiệm thực tế tại địa phương ......................... 11 4.2.1. Tìm hiểu phong tục, tập quán của đồng Thái tại địa phương ................... 11 4.2.1.1. Phong tục về nhà ở .............................................................................. 12 4.2.1.2. Phong tục trộm vợ ............................................................................... 14 4.2.1.3. Phong tục chọc sàn .............................................................................. 16 4.2.1.4. Phong tục về tổ chức lễ Xăng Khan ..................................................... 17 4.2.1.5. Phong tục về trang phục truyền thống .................................................. 19 4.2.1.6. Phong tục “Tằng cẩu” .......................................................................... 23 4.2.1.7. Phong tục về ma chay .......................................................................... 25
- 4.2.1.8. Phong tục về cưới hỏi .......................................................................... 26 4.2.1.9. Phong tục về văn hóa cồng chiêng ....................................................... 29 4.2.1.10. Phong tục về ẩm thực ........................................................................ 31 4.2.2. Tìm hiểu các ngành nghề truyền thống của đồng bào Thái ..................... 36 4.2.2.1. Nghề dệt thổ cẩm – Tinh hoa của nghệ thuật trang trí .......................... 36 4.2.2.2. Nghề đan lát và tư duy nghệ thuật miền sơn cước ............................... 38 4.2.2.2. Nghề trồng lúa nước và nuôi cá ........................................................... 39 4.2.3. Các trò chơi dân gian .............................................................................. 40 4.2.3.1. Tung còn (ném còn) ............................................................................ 40 4.2.3.2. “Tò mạc Lẹ” ........................................................................................ 41 4.2.3.3. Bắn nỏ ................................................................................................. 41 4.3.3.4. Múa sạp ............................................................................................... 42 4.2.4. Văn học giân gian của đồng bào Thái ..................................................... 42 4.2.5. Những làn điệu dân ca Thái .................................................................... 45 4.2.6. Các hoạt động của học viên tại nơi đi thực tế ......................................... 48 5. Tổng kết đánh giá, bài học kinh nghiệm và hướng phát triển của đề tài ........ 50 5.1. Tổng kết đánh giá ...................................................................................... 50 5.2. Bài học kinh nghiệm ................................................................................. 50 5.3. Hướng phát triển của đề tài ....................................................................... 51 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 51 1. Kết luận........................................................................................................ 51 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 52 2.1. Đối với UBND tỉnh Nghệ An và Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An .......... 52 2.2. Đối với Trung tâm GDTX-HN Nghệ An ................................................... 53
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DTT Dân tộc Thái GVGD Giáo viên giảng dạy HV Học viên GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo CBCC Cán bộ công chức GDTX Giáo dục thường xuyên GDNN-GDTX Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết, trong nhiều năm qua Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm và thực hiện chính sách nhất quán về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó khẳng định nhiệm vụ bảo tồn, phát huy, giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số. Phát triển văn hoá nghệ thuật của các dân tộc, làm giàu kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nhất là bảo tồn tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ thường xuyên của các cấp các ngành và khẳng định văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số là một bộ phận không thể tách rời trong nền văn hoá Việt Nam, góp phần quan trọng phát triển đời sống kinh tế - xã hội. Nằm trong tổng thể “bức tranh” văn hóa dân tộc thiểu số của dân tộc Việt, Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nhấn mạnh: “Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc…Cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải gần gũi, hiểu phong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào dân tộc, làm tốt công tác dân vận. Chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc”. Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước trong nhiều năm qua tại Nghệ an Chương trình dạy “Tiếng nói và chữ viết dân tộc Thái hệ Lai-Tay” do Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An biên soạn theo quyết định số 485/ QĐ-BNV ngày 12/5/2014, nay đã trở thành chương trình học thiết thực cho đội ngũ CBCC công tác ở vùng đồng bào Dân tộc Thái trên toàn tỉnh. Để góp phần nâng cao chất lượng công tác của cán bộ công chức, viên chức ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt để góp phần bảo tồn, phát triển tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số. Một vấn đề quan trọng trong việc đưa các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đến với đồng các dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi Nghệ An là việc tiếp cận với đồng bào; vì vậy ngoài việc thành thạo chữ viết thì khả năng giao tiếp và hiểu biết về văn hóa của đồng bào là rất cần thiết. 1
- Với khung chương trình bồi dưỡng tiếng nói chữ viết dân tộc Thái cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang đang công tác trên địa bàn các huyện miền núi học viên phải học đủ 450 tiết, trong đó 300 tiết thực học trên lớp và 150 tiết là đi trải nghiệm thực tế (học qua trải nghiệm thực tế tại địa phương). Vậy nên nhiều năm qua để thực hiện nghiêm túc phân phối chương trình và đúng mục tiêu đề ra chương trình dạy học thì học viên học ngoài việc được truyền thụ những kiến thức về chữ viết và vốn từ vựng để giao tiếp thì học viên còn phải là người hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc, các phong tục tập quán, nghi lễ của đồng bào tại địa phương thông qua 150 tiết trải nghiệm thực tế. Theo chương trình, các lớp tiếng dân tộc Thái theo đề án của Sở Nội vụ đã thực hiện và nghiêm túc chương trình dạy học trên lớp cũng như học trải nghiệm thực tế… Qua quá trình tổ chức dạy học cho học viên đi trải nghiệm thực tế, chúng tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm về tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế cho học viên các lớp tiếng Thái tại các địa phương để các đơn vị tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng nói và chữ viết dân tộc Thái cùng tham khảo, trao đổi, rút kinh nghiệm nhằm mục đích cho chương trình học trải nghiệm thực tế ngày càng được nâng cao chất lượng và hiệu quả. Thông qua đó giúp học viên làm giàu vốn từ giao tiếp, hiểu được các phong tục tập quán của đồng bào cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó hạn chế bớt những bất đồng trong giao tiếp khi làm nhiệm vụ trực tiếp tại địa phương có đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Đồng thời tạo thuận lợi cho việc tuyên truyền những chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Mặt khác, hoạt động này cũng nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp về bản sắc văn hóa dân tộc. Chính vì vậy chúng tôi lựa chọn đề tài “Tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế cho học viên các lớp tiếng Thái tại địa phương” để làm nội dung cho công trình nghiên cứu của đề tài. 2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế tại địa phương cho học viên các lớp bồi dưỡng tiếng nói và chữ viết dân tộc Thái nhằm nâng cao kiến thức, những hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc Thái đồng thời nâng cao khả năng giao tiếp cho học viên các lớp bồi dưỡng tiếng nói và chữ viết dân tộc Thái tại Nghệ An. 2
- - Phạm vi ứng dụng: Tất cả các lớp tiếng Thái tại của Trung tâm GDTX-HN tỉnh Nghệ An và có thể được nhân rộng tại Trung tâm GDNN-GDTX các huyện, tỉnh có nhiệm vụ bồi dưỡng tiếng dân tộc Thái. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài chủ yếu tập trung và việc giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc, cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế tại địa phương cho học viên các lớp tiếng dân tộc Thái. Những vấn đề đưa ra trong đề tài này là những kinh nghiệm được đúc rút từ quá trình 06 năm Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An tổ chức hoạt dạy học các lớp bồi dưỡng tiếng nói chữ viết cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lưỡng vũ trang đang công tác trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Với mong muốn chức hoạt động trải nghiệm thực tế tại địa phương cho học viên các lớp bồi dưỡng tiếng nói và chữ viết dân tộc Thái ngày càng được nâng cao, cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế tại địa phương được nhân rộng ở nhiều đơn vị khác. 4. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu các thông tư, quyết định của Bộ GD&ĐT; của Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An; các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình bồi dưỡng các lớp tiếng nói chữ viết dân tộc Thái làm sơ sở lý luận cho đề tài. - Phương pháp tổng hợp văn bản, tài liệu, tư liệu - Phương pháp quan sát - Phương pháp tìm hiểu thực tế - Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm 5. Tính mới của đề tài Nghiên cứu đề tài này có nhiều bài viết liên quan đến việc tổ chức giảng dạy các kỹ năng cho HV trên lớp học. Tuy nhiên chưa có bài viết đề cập đến cách thức, tổ chức phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế cho học viên tại đia phương. 3
- PHẦN II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và thực hiện chính sách nhất quán về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó khẳng định nhiệm vụ bảo tồn, phát huy, phát triển văn hoá nghệ thuật của các dân tộc, làm giàu kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nhất là bảo tồn tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ thường xuyên của các cấp các ngành trong tỉnh. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nhấn mạnh: “Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc… Cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải gần gũi, hiểu phong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào dân tộc, làm tốt công tác dân vận. Chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc”. Nghị quyết Hội nghị TW5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” trong đó nhấn mạnh đến việc bảo tồn tiếng nói, chữ viết và các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc. Ngày 09 tháng 11 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 38/CT-TTg về đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc miền núi. Trong Chỉ thị nêu rõ:” Yêu cầu của công tác quản lý và phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức công tác ở các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số phải biết tiếng dân tộc để giao tiếp và sử dụng trong công tác. Đặc biệt đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện, xã, công chức nhà nước, sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng công an, quân đội công tác ở các vùng dân tộc, miền núi. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng và yêu cầu bắt buộc. Ngày 24 tháng 01 năm 2006, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký Quyết định số 03/2006/QĐ – BGD&ĐT về ban hành chương trình khung dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết) cho cán bộ công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số. 4
- Ngày 24 tháng 10 năm 2012, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 36/2012/TT-BGDĐT quy định về tổ chức dạy học, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số. Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025”. Những năm gần đây , tỉnh Nghệ An đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trong đó có đào tạo bồi dưỡng tiếng DT thiểu số cho cán bộ CCVC. Ngày 22 tháng 6 năm 2011, UBND tỉnh Nghệ An có Quyết định số 3477/ UBND.VX về việc giao cho Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng DTTS cho CBCC và lực lượng vũ trang đang công tác tại vùng dân tộc miền núi tỉnh Nghệ An. Ngày 07 tháng 11 năm 2014, UBND tỉnh Nghệ An có Quyết định số 6147/ QĐ-UBND ban hành đề án Đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ công chức, viên chức công tác ở vùng dân tộc miền núi tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2015-2020. Ngày 24 tháng 11 năm 2014, UBND tỉnh Nghệ An có Quyết định số 6548/ QĐ-UBND về ban hành tài liệu Bồi dưỡng tiếng dân tộc Thái hệ Lai-Tay cho cán bộ công chức, viên chức công tác ở vùng dân tộc miền núi tỉnh Nghệ An. Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2018 của UBND tỉnh Nghệ An nhấn mạnh đến năm 2020, 100% cán bộ giáo viên đang công tác tại vùng dân tộc miền núi phải biết ít nhất 01 tiếng dân tộc thiểu số. Sở Giáo dục Và Đào tạo cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh Nghệ An mở một số lớp bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên công tác tại vùng miền núi. 2. Cơ sở thực tiễn Cùng với các tộc người khác, người Thái có nền văn hóa phong phú đa dạng, các tác phẩm văn học dân gian đã được ghi chép lại bằng chữ Thái cổ.Hiện nay có khoảng 3000 tác phẩm, còn chưa kể các tác phẩm đang được truyền miệng rải rác ở các nhóm Thái khác nhau. Các tác phẩm văn học Thái đã 5
- và đang được khôi phục như: Xồng chụ xỏn xảo, Khun Lú Nàng Ủa, Ý Đón, Ý Đăm, Ý nọi Nang Xưa, Nàng Ý Tú, Nàng Phổm Hỏm… Chữ Thái được nhân dân các vùng người Thái cư trú truyền dạy cho con cháu theo con đường cha truyền con nối đến tận bây giờ, không có trường, lớp học, không có sách giảng dạy, không có tài liệu hướng dẫn. Để giữ gìn, bảo tồn và phát triển ngôn ngữ chữ viết trong thời kỳ hội nhập, Đảng, Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo việc truyền dạy và bảo tồn phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc thiểu số. Nhận thức được tầm quan trọng đó, chúng tôi những giáo viên dạy tiếng dân tộc Thái ở địa bàn tỉnh Nghệ An có trách nhiệm trang bị cho các học viên vốn kiến thức cơ bản, vững vàng để có thể giao tiếp những câu thông thường với người dân tộc Thái. Chúng tôi luôn cố gắng vươn lên về chuyên môn nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm của các bậc thầy, các bậc nghệ nhân người Thái, tham khảo chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp, cũng như tìm tòi sáng tạo những phương pháp giảng dạy có hiệu quả, hấp dẫn học viên, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng các giờ dạy. Về mặt lý luận thì giáo viên phải là người dạy cho các học viên hiểu đúng, thực hành đúng những kiến thức trong chương trình học thông qua các kĩ năng: Đọc, Nói, Nghe, Viết. Trong quá trình giảng dạy tiếng dân tộc Thái cho cán bộ công chức, viên chức thì các kỹ năng Đọc, Nói, Nghe, Viết luôn được giáo viên giảng dạy triển khai một cách tuần tự, đan xen lẫn nhau, bổ sung hỗ trợ cho nhau.Từ đó học viên chủ động trong giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ theo từng mục đích riêng của mình như: dịch thuật, viết tài liệu… Hiện nay, việc DẠY và HỌC tiếng dân tộc thiểu số, cũng giống như các môn học khác trong trường phổ thông, đều đang diễn ra với sự đổi mới phương pháp giáo dục, cải cách sách giáo khoa, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học, giảm tải nội dung chương trình học ...nhằm làm cho lượng kiến thức trong tài liệu học (sách giáo khoa) phù hợp với đối tượng học (học viên) đồng thời làm cho học viên tiếp cận được với nội dung kiến thức hiện đại. Tuy nhiên, quy trình DẠY và HỌC không chỉ trên phạm vi ở lớp học đặt tại các đơn vị đặt lớp. Như chúng ta đã biết thực tế nhiều năm qua trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An đã tổ chức dạy học cho rất nhiều lớp bồi dưỡng tiếng nói 6
- và chữ viết dân tộc Thái tại các huyện; bên cạnh việc dạy chữ dạy tiếng thì chương trình tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế cũng luôn luôn được quan tâm. Với chương trình học 4-5 tháng/1 khóa học thì chương trình học thực tế được chia làm hai đợt, mỗi đợt học thực tế tại địa phương là hai ngày. Tuy nhiên đa số các đợt học thực tế trong những năm qua chỉ dừng lại ở mức giới thiệu chung các hoạt động và tham quan tìm hiểu chứ học viên ít được trải nghiệm các hoạt động cụ thể mà chủ yếu là xem và nghe. Chính vì vậy mà trong đề tài này chúng tôi mong muốn vừa giới thiệu được cho học viên về bản sắc văn hóa và học viên vừa được trải nghiệm nhiều hơn với đồng bào qua các hoạt động thực tế; cùng hòa mình vào đời sống của bà con trông bản, cùng thực hành với bà con các hoạt động tại địa phương để làm giàu thêm vốn từ trong giao tiếp, vốn hiểu biết về văn hóa, bản sắc dân tộc…tạo thuận lợi cho CBCC trong quá trình công tác tại các địa phương có đồng bào Thái sinh sống. 3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tổ chức và kết quả đạt được 3.1. Thuận lợi Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở GD&ĐT trong việc triển khai các văn bản liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trong đó có đào tạo bồi dưỡng tiếng DT thiểu số cho cán bộ CCVC. Với Đề án Đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ công chức, viên chức công tác ở vùng dân tộc miền núi tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2015- 2020 (theo Quyết định số 6147 QĐ-UBND ngày 07/11/2014 UBND tỉnh Nghệ An), mỗi năm Trung tâm được giao chỉ tiêu từ 07-08 lớp tiếng Thái được cấp kinh phí đào tạo. Sở Giáo dục & Đào tạo cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh Nghệ An mở một số lớp bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên công tác tại vùng miền núi. Vì vậy số học viên của Trung tâm luôn được ổn định trong thời gian vừa qua. Với việc nhận thức rõ được tính cấp thiết và lâu dài của công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc, các địa phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các bộ, công chức, viên chức của đơn vị được đi học tiếng dân tộc thiểu số. Cán bộ 7
- CCVC công tác ở các vùng dân tộc miền núi cơ bản đã xã định được việc học tập tiếng DTTS là nhu cầu đồng thời là nhiệm vụ Người học là CBCCVC là những người có trình độ nhận thức cao nên có ý thức trong việc học tập, học có mục đích rõ ràng, có kinh nghiệm giao tiếp, có kiến thức xã hội phong phú... Học tự nguyện, vừa làm vừa học nên người học tâm lý thoải mái tạo nên sự thuận lợi cho giáo viên giảng dạy. Trong nhiều năm qua,được sự chỉ đạo sát sao của SGD, BGĐ Trung tâm và sự nhiệt huyết của GVGD tiếng dân tộc Thái của Trung tâm GDTX tỉnh và sự phối phợi chặt chẽ của đơn vị đặt lớp (trung tâm GDTX các huyện) những đợt học thực đã đạt được nhiều kết quả cao. Đặc biệt hơn nữa là sự ủng hộ nhiệt tình và tạo mọi điều kiện tốt của địa phương nơi lớp đi học thực tế. chính quyền đại phương cũng như bà con thôn bản rất hiếu khách, nhiệt tìnhvà sãn sàng tạo mọi điều kiện tốt nhất cho lớp học được tìm hiểu văn hóa bản sắc dân tộc mình, họ rất vui và phấn khởi khi được giới thiệu bản sắc văn hóa của họ cho đoàn, họ cùng hòa mình vào các hoạt động chung của lớp để giao lưu và để cho học viên được học hỏi thêm về ngôn ngôn ngữ và văn hóa của họ. 3.2. Khó khăn, hạn chế - Bên cạnh những thuận lợi trên thì trong quá trình chúng tôi đưa học viên đi trải nghiệm thực tế cũng gặp không ít những khó khăn nhất định như sau: Nghệ An là 1 tỉnh có diện tích lớn, có mười huyện miền núi và đồng bào các dân tộc sinh sống rải rác dọc khắp hai tuyến đường miền tây Nghệ An, Giáo viên giảng dạy tiếng dân tộc thiểu số rất vất vả trong đi lại để về các huyện miền núi giảng dạy cho cán bộ, công chức, viên chức.. Do địa bàn rộng, đi lại khó khăn như vậy nên việc thực hiện dạy tiếng DTTS cho CBCC chỉ được thực hiện tại các trung tâm huyện, thành phố, trong khi nhu cầu cấp thiết là đội ngũ CBCC và giáo viên đang công tác tại các xã vùng sâu, vùng cao thì không có điều kiện được đào tạo bồi dưỡng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy học còn chưa đáp ứng yêu cầu. Tài liệu bổ trợ, từ điển tiếng Thái chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được so với nhu cầu của việc dạy và học. Mỗi địa phương lại có những phương ngữ khác nhau nên gây khó khăn cho người dạy và người học.. Trong lớp học trình độ học viên không đồng đều, lớp học thường có cả người Thái lẫn người Kinh, người Kinh không biết cả tiếng lẫn chữ, người Thái 8
- thành thạo tiếng nhưng lại không biết chữ. Sự không đồng đều đó cũng gây khó khăn cho việc dạy học. Đối với các học viên đều là người trưởng thành, các thói quen ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ đã ổn định gây khó khăn cho việc học ngôn ngữ thứ hai về nghe, phát âm, viết đến tư duy diễn đạt, phản xạ ngôn ngữ chậm, khó hình thành các kỹ năng ngôn ngữ mới. Học viên cơ bản là CBCC công tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau đòi hỏi vốn từ vựng phải nhiều, phức tạp, nhiều thuật ngữ chuyên ngành trong khi khả năng đáp ứng của các tài liệu học không bao quát nổi. Các cơ quan đơn vị chưa xây dựng kế hoạch cho CBCC tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc. Vẫn còn một số cán bộ, công chức ở địa phương mục đích học tiếng DTTS để chuẩn hóa lấy chứng chỉ thay thế chứng chỉ ngoại ngữ khi nâng hạng, nâng ngạch...nên chưa thực sự quan tâm đến chất lượng và quy chế bồi dưỡng. Thời gian đào tạo, bồi dưỡng tiếng nói và chữ viết dân tộc Thái còn rất ngắn (chỉ khoảng 3 đến 6 tháng), số tiết học ít nên chất lượng học tập chưa cao. Địa điểm thực tế: chủ yếu là các bản, xã vùng sâu vùng xa của các huyện miền núi vì ở những nơi đó mới còn tồn tại nhiều giá trị văn văn hóa của đồng bào Thái như: các làng nghề truyền thống, các phong tục tập quán xưa..v.v. Nếu như chọn địa điểm các bản, xã gần và thuận lợi thì bản sắc văn hóa sẽ không còn giữ nhiều nét cổ truyền bởi đã bị mai một đi nhiều vì sự giao thoa văn hóa giữa đồng bào Thái và các dân tộc khác, đặc biệt là dân tộc Kinh. Vì vậy, học viên sẽ không được học tập và tiếp xúc được nhiều bản sắc văn hóa cũng như không có cơ hội nhiều trong việc giao tiếp để hoàn thiện vốn từ, vốn ngôn ngữ dân tộc Thái. Bên canh đó, địa hình miền núi xa xôi, đường vào bản giao thông không thuận lợi nên gây khó khăn cho hành trình đi lại, di chyển của giáo viên và học viên. 3.3. Kết quả đạt được Căn cứ vào kết quả tổng hợp thì đối tượng các lớp được bồi dưỡng theo Kế hoạch của Sở GD&ĐT, của Sở Nội vụ theo từng năm là khá lớn. Tuy nhiên, do vấn đề về kinh phí bồi dưỡng nên các hoạt động triển khai đi thực tế chỉ tổ chức được cho các lớp của Sở Nội vụ. 100% các học viên được Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An phối hợp cùng đơn vị mở lớp tổ chức cho đi thực tế tại các địa phương nơi có đồng bào Thái sinh sống. 9
- Bảng tổng hợp số lượng học viên bồi dưỡng qua các năm học Năm 2011- Năm Năm Năm Năm Năm Năm Tháng 01 Tổng 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 /2020 số TT LỚP học Số Số Số Số Số Số Số Số Số Số Số Số Số Số Số Số viên lớp HV lớp HV lớp HV lớp HV lớp HV lớp HV lớp HV lớp HV Lớp BD theo KH 1 2 96 3 140 2 100 5 261 27 1461 02 89 2147 củaSở GD&ĐT Lớp BD theo đề án 2 44 1863 01 45 7 310 7 315 7 315 8 360 9 405 7 315 3928 của Sở Nội vụ 4. Một số kinh nghệm tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế cho học viên các lớp bồi dưỡng tiếng nói, chữ viết dân tộc Thái 4.1. Công tác chuẩn bị 4.1.1. Công tác chuẩn bị đối với giáo viên giảng dạy và phòng Bồi dưỡng nâng cao trình độ - Chuẩn bị nội dung (bao gồm lên Kế hoạch về thời gian, kinh phí, các thức tổ chức, liên hệ địa phương nơi dự định sẽ tổ chức đợt thực tế) và chương trình khung cho các đợt học trải nghiệm thực tế. - Giáo viên giảng dạy hai tuần cuối tại lớp phối hợp với phòng Bồi dưỡng (là phòng có chức năng nhiệm vụ quản lý, tổ chức dạy học các lớp tiếng dân tộc thiểu số) có trách nhiệm, nhiệm vụ hướng dẫn Ban cán sự lớp và triển khai cho tất cả học viên cách thức, chương trình, nội dung của đợt học thực tế trải nghiệm tại địa phương. 4.1.2. Công tác chuẩn bị về việc phối hợp giữa các đơn vị, bộ phận Để đợt học trải nghiệm thực tế đạt hiệu quả và chất lượng thì không thể thiếu sự phối hợp chặt chẽ và nhuần nhuyễn giữa các bộ phận liên quan như: lãnh đạo Trung tâm GDTX, giáo viên giảng dạy, ban cán sự lớp, đơn vị đặt lớp, địa phương nơi được chọn để tổ chức cho lớp đi học thực tế. 10
- + Đối với đơn vị đặt lớp: phòng BD cần trao đổi và gửi kế hoạch đi học thực để họ phối hợp với ban cán sự thống nhất thời gian, lựa chọn địa điểm và nội dung chi tiết ngày học thực tế. + Đối với lớp học: Ban cán sự lớp phối hợp với đơn vị đặt lớp để tìm hiểu và liên hệ địa điểm và tiền trạm địa điểm đi học thực tế trước 1 tuần, trong quá trình liên hệ và đi tiền trạm phải chốt được các yêu cầu của lớp học, của chương trình thực tế đối với địa phương (có cam kết rõ ràng). Lớp phải phối hợp với phòng Bồi dưỡng nâng cao trình đọ Trung tâm GDTX tỉnh để thiết kế và làm market cho đợt thực tế. Học viên 100% phải tham gia đầy đủ, nhiệt tình. Nếu có học viên nào có lý do đặc biệt không tham gia được thì phải viết giấy xin phép và có xác nhận của đơn vị đặt lớp. Học viên sau khi tham gia học thực tế phải viết bài thu hoạch nạp về cho giáo viên giảng dạy theo đúng yêu cầu của chương trình. + Đối với địa phương (nơi lớp chọn làm địa điểm trải nghiệm thực tế): Sau khi ban cán sự của lớp học đi tiền trạm và lựa chọn địa điểm thì địa phương (lãnh đạo xã, trưởng bản...v.v.) nơi lớp học sẽ đến phải có những cam kết nhất định về việc đảm bảo và đáp ứng đầy đủ nội dung chi tiết chương trình do lớp yêu cầu. 4.2. Nội dung chương trình trải nghiệm thực tế tại địa phương 4.2.1. Tìm hiểu phong tục, tập quán của đồng Thái tại địa phương -Với nội dung này trước hết học viên được nghe báo cáo viên của địa phương nơi học viên đến thực tế trình bày (báo cáo viên là già làng, trưởng bản, là người có vốn hiểu biết văn hóa, bản sắc dân tộc sâu sắc, là người có nhiều kinh nghiệm trong công tác cũng như trong cuộc sống). Nội dung báo cáo phải cơ bản đảm bảo các nội dung sau: - Khái quát chung: Dân tộc Thái là một trong 54 dân tộc anh em có dân số đông thứ 3 ở Việt Nam với dân số rải rác khắp 63 tỉnh thành trên cả nước. Chủ yếu đồng báo Thái sinh sống quần cư ở các tỉnh vùng cao của 7 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. Cũng như 11
- các đồng bào dân tộc thiểu số khác, dân tộc Thái có những nét phong tục tập quán riêng. 4.2.1.1. Phong tục về nhà ở Người Thái có tục ở nhà sàn. Hình ảnh những ngôi nhà sàn làm chủ yếu bằng gỗ cao ráo, thoáng mát không chỉ là nếp sống quen thuộc và là nét đặc trưng riêng của dân tộc này. Từ xa xưa, người Thái chưa biết làm nhà, được một con rùa về báo mộng và bảo rằng: “nhìn vào hình dáng của tôi mà làm”. Từ đó, nhà sàn của người Thái được hình thành với 4 chân là 4 cột trụ, vảy rùa là ngói lợp. Nhà sàn thường nằm trên mặt bằng hình chữ nhật, có lan can chạy trước hoặc xung quanh nhà với 4 mái vươn cao đều đặn. Trải qua nhiều năm phát triển, ngày nay, nhà sàn của người Thái đã được cải tạo, đổi mới giúp họ có thể thích nghi được với điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, trở thành một nét truyền thống gắn bó với đời sống đồng bào qua hàng nghìn năm. Nhà sàn của người Thái Ngôi nhà sàn của người Thái vừa trang nhã, vừa chắc chắn: “Nhà tốt dựng nơi cao ráo/nhà đẹp dựng giữa mường/gió to thổi không xiêu/bão lớn không lay động”. Nhà sàn được trang trí nhiều hoa văn hoạ tiết tinh xảo trên bậu cửa sổ, trên các tấm ván hình răng cưa làm chấn song của sổ, “khau cút” của nhà sàn 12
- nhóm Thái Thanh đã trở thành tiêu chí về vẻ đẹp của ngôi nhà sàn người Thái cổ xưa. “Khau cút” là hai tấm ván đóng chéo nhau hình chữ X trên đòn nóc trước hết để chắn gió cho mái tranh hai đầu hồi nhà. Những gia đình quý tộc xưa còn làm thêm bông sen cách điệu ở giao điểm hai tấm ván và những hình trăng khuyết hướng vào nhau so le trên “khau cút”. Giải thích về biểu tượng “khau cút” có nhiều ý kiến khác nhau như: Đó là cặp sừng trâu cách điệu, biểu tượng của một nền văn minh lúa nước, hoặc đó là những búp cây guột có nhiều ở miền núi phía tây Nghệ An, hay gắn với cuộc thiên di tìm miền đất hứa của người Thái, anh em luôn nhớ về nhau… Dù có cách giải thích thế nào, thì khi bắt gặp hình ”khau cút” trên nóc nhà sàn, là mỗi người Thái lại thêm ấm lòng, nhớ về anh em, bản mường yêu dấu. Trên bậu cửa sổ thường chạm hình đôi thuồng luồng, linh vật làm chủ sông, suối, biểu tượng của sức mạnh và gia đình hạnh phúc. Trên các chấn song cửa sổ là các hoa văn, hoạ tiết mô phỏng thiên nhiên theo hình đối xứng hoặc lặp lại. Đó là những hình thoi như quả trám, hoa ban, búp cây guột… Từ bếp dành cho người già đến hết cầu thang dành cho nam giới gọi là ”quản”. Đây là nơi dành riêng cho đàn ông, phụ nữ không được đến khu vực này, trừ một số trường hợp đặc biệt. Nơi đây có gian thờ tổ tiên – ”hỏng hóng” và cột thiêng – ”sau hẹ”. Trên cột thiêng treo hình thần rùa bằng gỗ, ba bông lúa – ”sam huống khẩu” và ba nhánh rau thì là – ”sam hóm si la”… Ngoài ý nghĩa có tính biểu tượng của tô tem giáo thì đây còn mang bóng dáng của thuyết thiên – địa – nhân. Người Thái Nghệ An ở nhà sàn, thường tập trung nơi gần nguồn nước để sinh sống. Họ sống thành từng cụm dân cư với quan niệm “ Cốn mí họ, cọ mí đỏn” ( Người có họ, cây cọ có khóm). Thể hiện rõ ý thức cộng đồng trong cuộc sống của đồng bào Thái. Nhà ở của họ trước đây thường có nhiều gian (Từ 5 đến 7 gian), vì có nhiều thế hệ cùng chung sống trong một gia đình. Cấu trúc các gian như sau: “Hong chan” (Gian ngoài sàn) là nơi đặt cầu thang lên, là nơi mọi người có thể treo các tư trang : nó, mũ , dép… khi sắp bước vào nhà; Tiếp là “Hong nọc” (gian ngoài), là nơi đặt bàn thờ ở góc phía trên, gian này để tiếp khách, khách quý, những người cao tuổi sẽ được bố trí ngồi gian này; Tiếp theo là “hong cáng” (Gian thứ) và có nhiều gian thứ, tùy theo gia đình đông hay ít. Trong các gian này phía trên sẽ thưng lại đặt các giường ngủ gọi là “ Xuôm”, phía dưới để 13
- một khoảng lớn cho phụ nữ sinh hoạt, cũng là lối đi vào gian bếp. Chính là “Hong táu phi”. Trong gian bếp, có bếp lửa và các đồ dung để nấu nướng. Trên bếp lửa có gác bếp 2 tầng: Tầng gần bếp gọi là “Xà” để sấy khô các loại thức ăn dự trữ như thịt, cá…. Tầng cao hơn gọi là “Than”, để cất các loại hạt giống tránh mối mọt… cuối cùng là “hong xẹp” hoặc “Táng hơ”. Đây là gian cuối, cũng có một cầu thang nưã để lên xuống. và chứa các đò dùng khác của phụ nữ. Người nhà đi làm về, đang mặc quần áo xộc xệch, không lên thẳng cầu thang phía ngoài, mà lên cầu thang này để rửa ráy, thay đồ chỉnh tề xong mới ra ngoài. Đặc biệt khi có khách đến,nhất định phải ăn mặc chỉn chu mới được chào khách. Cầu thang lên có 7, 9 hoặc 11 bậc vì người Thái quan niệm số lẻ là số may mắn, bền vững. Phụ nữ là con dâu không được ăn cơm, ngồi, nằm ngủ.ở “Hong nọc”, không được ngồi lê la bậc cửa, bậc cầu thang, không chải tóc vướng vào cửa sổ vì người Thái quan niệm: các thế hệ ông bà, tổ tiên sẽ đứng trên các bậc cầu thang, bậc cửa để trông nhà, nếu ngồi ở các vị trí đó thì sẽ phạm thượng; cửa sổ là mắt của ngôi nhà, nếu để tóc vướng mắt sẽ bị mờ, không ăn nên làm ra; 4.2.1.2. Phong tục trộm vợ Nếu như đồng bào Mông có tục “cướp vợ” thì đồng bào Thái tại Nghệ An cũng có tục “trộm vợ”. Tục trộm vợ là hình thức hôn nhân khá kỳ lạ, hôn nhân “đi tắt” của đồng bào Thái nơi đây. Lý do có tục trộm vợ là vì ngày trước gia đình các cô gái Thái thường thách cưới với nhiều lễ vật như nhiều nén vàng bạc, trâu, bò, ruộng vườn…v.v nên nhiều gia đình nhà trai nghèo thường không có đủ lễ vật nên để hợp lý cho những gia đình nghèo muốn lấy vợ từ đó người Thái có tục trộm vợ. hoặc những trường hợp khi tình yêu của người con trai và người con gái bị một trong hai bên gia đình ngáng trở hoặc do cô gái bị ép duyên. Trong khởi thủy của người Thái Nghệ An, trộm vợ thường được xem là "cứu cánh" của những chàng trai nghèo không đủ tiền để đáp ứng lời thách cưới thường rất tốn kém của nhà cô gái hoặc tình yêu đôi lứa bị ngăn cản. Việc “trộm vợ” thường được sự đồng thuận của cô gái để đưa cuộc hôn nhân vào tình huống “chuyện đã rồi”. Khi đó, chàng trai sẽ bị “phạt vạ” nhưng khoản phạt vạ này sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với thách cưới theo phong tục. Tuy nhiên, để đi được đến hôn nhân, cả hai người sẽ phải thực hiện nhiều nghi lễ 14
- theo phong tục. Theo một số nghệ nhân người Thái, tục "trộm vợ" được ví như một sự vượt rào, bứt phá, một sự phản kháng công khai và mạnh mẽ nhất của trai gái Thái trước những hà khắc của phong kiến ngày xưa, để mưu cầu hạnh phúc cho bản thân và người mình yêu thương. Để "trộm vợ", chàng trai phải lén đặt vài lá trầu, hai trái cau và một chai rượu trắng lên bàn thờ nhà cô gái và chờ thời điểm thích hợp để đưa cô gái “xuống sàn”, thường là vào lúc rạng sáng. Cuộc trộm vợ có khi còn nhận được sự giúp đỡ của những người bạn thân của cô gái. Đám cưới của một đôi trai gái Thái ở Quỳ Hợp, Nghệ An. Dù bị "trộm" nhưng cuộc hôn nhân sẽ được xác lập bằng nghi thức đầu tiên là "ăn chung mâm, uống chung bình rượu cần" trong lễ cúng ma nhà chàng trai. Cuộc hôn nhân của đôi trai gái sẽ được xác lập bước đầu tiên khi họ “ăn cơm, uống rượu chung” trong lễ cúng ma nhà chàng trai. Nếu cô gái thuận tình với cuộc hôn nhân này bằng cách ăn cơm chung mâm, uống chung bình rượu cần, cô sẽ được “tẳng cẩu” (bới tóc cao lên đỉnh đầu). Cuộc hôn nhân chính thức có tính pháp lý về mặt tâm linh là khi hai người “chung chăn, chung đệm” dù chưa chính thức “ngủ chung” với nhau. Tuy 15
- nhiên để được xem là người “sống nhà chồng nuôi, chết nhà chồng chôn” thì dứt khoát phải có đám cưới diễn ra. Đám cưới chỉ diễn ra khi được sự đồng thuận của nhà gái sau khi đã nhận “nộp phạt” của nhà chàng trai, gồm 1 nén bạc trắng, 1 đôi vòng tay bằng bạc và 1 con trâu đực sừng nhú ngang tai. Thường thì sẽ xảy ra “mặc cả” giữa hai bên vì phía nhà gái sẽ thách cưới cao để chứng tỏ con gái mình có giá. Trong khi đó, nhà trai sẽ dựa vào “chuyện đã rồi” để giảm bớt các khoản thách. Đó chỉ là phần thủ tục bởi hai bên sẽ thông cảm cho nhau để cuộc hôn nhân của đôi trẻ được thuận lợi. “Trộm vợ” là một hình thức hôn nhân đi tắt của đồng bào Thái. Mặc dù vậy, người Thái ở Nghệ An rất tôn trọng quyết định của người con gái. Trong trường hợp bị “ép duyên”, khi bị “trộm” về, cô gái không chịu ăn chung mâm, uống chung bình rượu cần trong lễ cúng ma nhà chàng trai thì cuộc hôn nhân đó cũng không thành. Tuy nhiên, hình thức hôn nhân tốt đẹp và nhân văn này gần đây đã bị biến tướng, gây nên nhiều hệ lụy, đặc biệt là khi các cô gái ở độ tuổi rất trẻ, nhiều em đang ngồi trên ghế nhà trường. 4.2.1.3. Phong tục chọc sàn Dậy đi em, dậy đi em ơi! Ra đầu sàn để ngắm trăng sao Ra đầu sàn để ngắm sao nhấp nháy Ði uyển chuyển cầm ghế ngồi chung. Đây là những câu hát quen thuộc trong tục chọc sàn của người Thái. Chúng thể hiện tình yêu và lời ngỏ cưới của chàng trai gửi gắm tới những cô gái Thái. Tục chọc sàn là những lời tỏ tình, giao duyên của các đôi trai gái dân tộc Thái khi đến tuổi "cập kê". Các đôi trai gái đã gặp nhau, quen biết nhưng để dẫn đến mối tình “công khai” hay xa hơn là chuyện đám cưới, chàng trai sẽ thực hiện phong tục chọc sàn. Vào khoảng gần 11 - 12 giờ đêm chàng trai tìm đến nhà cô gái bằng một đoạn gỗ nhỏ dài 40 - 50cm dùng để gõ lên sàn nơi cô gái nằm để báo hiệu mình đang đợi bên dưới. Theo tục người Thái gian đầu thờ tổ tiên, gian tiếp bố mẹ 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10
44 p | 67 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Vật lý ở trường phổ thông
39 p | 91 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại các dạng bài tập trong chương 2 Hóa 10 - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn
32 p | 22 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 54 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 40 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học theo nhóm phần Vẽ kĩ thuật - Công nghệ 11
37 p | 15 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia chuyên đề Sinh thái học
39 p | 15 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học STEM chủ đề Cacbohidrat
35 p | 6 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học dự án chương Khúc xạ ánh sáng - Vật lý 11 góp phần bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh THPT
63 p | 54 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10
19 p | 46 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn