intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức seminar vấn đề rượu bia với thanh niên hiện nay - Sinh học 11 THPT

Chia sẻ: Ganuongmuoiot | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:55

34
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến đã tích hợp những nét cơ bản về vấn đề rượu bia với thanh niên hiện nay giúp HS có những hiểu biết về cơ bản về lợi ích của uống rượu bia đúng liều lượng, thực trạng sử dụng rượu bia ở thanh niên, hậu quả và giải pháp hạn chế lạm dụng rượu bia ở địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung. Từ đó góp phần nhỏ chung tay trong cuộc chiến phòng chống tác hại của rượu bia của toàn xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức seminar vấn đề rượu bia với thanh niên hiện nay - Sinh học 11 THPT

  1. MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm 4 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4 4. Cấu trúc của SKKN 4 5. Giới hạn đề tài 5 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 6 1.1. Cơ sơ lý luận 6 1.2. Cơ sở thực tiễn 11 1.2.1. Lợi ích của rượu bia và hậu quả của việc lạm dụng sử dụng 11 rượu bia 1.2.2. Tìm hiểu thực trạng sử dụng rượu bia ở thanh niên 17 1.2.3. Giải pháp hạn chế lạm dụng rượu bia ở thanh niên. 1.2.4. Khảo sát thực trạng tích hợp vấn đề rượu bia với thanh niên 18 hiện nay trong các môn học và hoạt động giáo dục của trường THPT Yên Thành 3 2. Thiết kế giáo án thực nghiệm 20 3. Bài kiểm tra thực nghiệm 34 4. Kết quả ứng dụng 36 PHẦN III: KẾT LUẬN 45 1. Kết luận. 45 2. Đề xuất, kiến nghị. 45 PHỤ LỤC 47 1
  2. BẢNG CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Đọc là 1 BTVN Bài tập về nhà 2 CNTT Công nghệ thông tin 3 ĐHDA Dạy học dự án 4 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 5 GV GV 6 HS HS 7 THPT Trung học phổ thông 8 TN Thực nghiệm 9 ĐC Đối chứng 10 PPDH Phương pháp dạy học 11 APA Theo Hiệp hội Tâm lý Mỹ SAMHSA Cục Quản lý lạm dụng chất gây nghiện và 12 Dịch vụ sức khỏe tâm thần của Hoa Kỳ CDC Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch 13 bệnh Hoa Kỳ 14 HDI Chỉ số phát triển con người 15 WHO Tổ chức y tế thế giới 16 GĐ Gia đình 2
  3. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI “Nam vô tửu như kỳ vô phong” là câu nói của ông cha ta về văn hóa uống rượu của đấng mày râu. Từ xưa đến nay, uống rượu là một nét văn hóa ẩm thực tao nhã của người Việt, rượu được dùng trong các cuộc hội ngộ, đàm đạo tri kỉ, lễ hội, việc ma chay, cưới hỏi,…và cả việc dãi bày tâm sự. Chén rượu như là lời chào, lời mời quý trọng đối với khách. Người xưa còn có câu: “ Tam tước bất thức” nghĩa là khi uống rượu không uống quá 3 chén. Quy tắc ấy đã được đổi thành liều lượng phù hợp là 148 ml rượu vang, 354 ml bia hoặc 44 ml rượu một ngày đối với phụ nữ và lượng này tăng lên gấp đôi đối với nam. Với liều lượng đó khi uống rượu bia sẽ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, tạo sự được sự hài hòa trong các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế xã hội ngày nay, nét đẹp khi uống rượu của người xưa hầu như đã không còn được lưu giữ, thay vào đó là một văn hóa uống rượu bia thái quá, xô bồ, nài ép, lạm dụng rượu bia để rồi nâng sử dụng rượu, bia ở Việt Nam gia tăng ở mức báo động. Theo thống kê, năm 2010 có 70% nam và 6% nữ giới trên 15 tuổi có uống rượu, bia thì đến năm 2015 tỷ lệ này đã tăng lên tương ứng là 80,3% ở nam giới và 11,6% ở nữ giới, trong đó có tới 44,2% nam giới uống rượu, bia ở mức nguy hại. Nếu quy đổi rượu, bia ra lít cồn nguyên chất thì mức tiêu thụ bình quân đầu người Việt Nam (trên 15 tuổi) hằng năm theo số liệu ước tính năm 2016 của Tổ chức Y tế thế giới là 8,3 lít cồn, 2017 là 9 lít cồn trong khi đó Indonesia là 2 lít cồn/ người/năm. Đó thực sự là những con số biết nói, nó nói lên được thực trạng sử dụng rượu bia ở Việt Nam đang tăng với tốc độ chóng mặt. Một thực trạng đáng lo ngại hơn đó là đối tượng sử dụng rượu bia đang ngày càng bị “trẻ hóa”. Nếu ở Mỹ, thanh niên trên 21 tuổi mới được mua, uống rượu bia thì ở Việt Nam, luật quy định là 18 tuổi. Song trong các đề tài nghiên cứu cho thấy độ tuổi từ 15 – 18 đã sử dụng rượu bia với con số lớn hơn 45%, thậm chí trên thực tế quan sát trẻ từ 13- 17 đã sử dụng rượu bia, thậm chí sử dụng nhiều lần quá liều lượng cho phép. Thực trạng sử dụng rượu bia đó đã để lại những hậu quả vô cùng nguy hại đối với bản thân người uống, với gia đình và cả toàn xã hội. Nó là nguyên nhân trực tiếp của hơn 30 loại bệnh và là nguyên nhân gián tiếp của hơn 200 loại bệnh, còn là nguyên nhân gây nên bạo lực gia đình, hạnh phúc gia đình bị đổ vỡ. Với xã hội lạm dụng rượu bia gây tai nạn giao thông, tổn thất nặng nề đến nền kinh tế quốc dân và là một trong những ngọn nguồn gia tăng của tệ nạn xã hội... Và khi tôi tiến hành điều tra tại trường THPT Yên Thành 3, một thực trạng đáng lo ngại là hầu hết (76.8%) cho rằng sử dụng rượu bia là có hại nhưng lại có đến 30.0% HS nam, 19.3% HS nữ đã từng uống rượu bia dù chưa đủ 18 tuổi. Khi được hỏi về giải pháp hạn chế lạm dụng rượu bia thì lại có rất nhiều ý kiến cho
  4. rằng nên cấm sản xuất, bán và sử dụng rượu bia... Những thực trạng trên đã thôi thúc tôi nghiên cứu đề tài này, nhằm để cho các em có cái nhìn toàn diện hơn về bia rượu, từ đó các em nâng cao ý thức thực hiện và tuyên truyền mọi người cùng thực hiện Luật phòng chống tác hại của rượu bia, có kiến thức và kĩ năng để xây dựng một nếp sống văn minh, an toàn và hạnh phúc cho mình và cộng đồng, đồng thời góp phần dìn giữ nét văn hóa truyền thống uống rượu tao nhã của người xưa. Đó là những lí do tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tổ chức seminar vấn đề rượu bia với thanh niên hiện nay - Sinh học 11 THPT” 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - HS nêu những lợi ích của rượu bia khi sử dụng đúng liều lượng. - HS trình bày được những hậu quả nghiêm trọng của việc lạm dụng rượu bia. - HS tìm hiểu được thực trạng sử dụng rượu bia của HS trường THPT Yên Thành 3 - HS đề xuất và thực hiện được một số giải pháp ngăn chặn sử dụng rượu bia ở HS và hạn chế lạm dụng sử dụng rượu bia trong cộng đồng. - Giáo dục hình thành kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tổ chức seminar, kĩ năng hùng biện, kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống... và phẩm chất nhân ái, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. - Chia sẽ với đồng nghiệp về kinh nghiệm tổ chức dạy học: seminar, dự án, hợp tác nhóm...theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của HS. 3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu trên cơ sở lí luận chung. - Nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn tổ chức dạy học chủ đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Động vât - Sinh học 11, ở trường: THPT Yên Thành 3 trong năm học: 2019 - 2020 3.2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: năng lực nhận thức vấn đề rượu bia với thanh niên hiện nay. - Khách thể nghiên cứu: HS khối 11 trường THPT Yên Thành 3. 4. CẤU TRÚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phần I. Đặt vấn đề 1. Lý do chọn đề tài. 2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm. 3. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu. 4. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm. 4
  5. 5. Giới hạn đề tài 6. Tính mới của đề tài Phần II. Nội dung nghiên cứu 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn. 2. Thiết kế giáo án thực nghiệm. 3. Bài kiểm tra thực nghiệm. 4. Sản phẩm rượu hỗ trợ điều trị bệnh và poster hạn chế lạm dụng rượu. Phần III. Kết luận: 1. Đóng góp của đề tài. 2. Đề xuất, kiến nghị. 5. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 5.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu hậu quả của việc lạm dụng rượu bia và giải pháp cho thanh niên trước thực trạng đó. - Nghiên cứu và triển khai sau khi dạy xong chủ đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Động vật, trong dạy HS học 11. 5.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu Đề tài được triển khai nghiên cứu ở 3 khối lớp 10, 11, 12 tại trường THPT Yên Thành 3, Yên Thành – Nghệ An (Tập trung ở lớp 11). 6. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI Sáng kiến đã tích hợp những nét cơ bản về vấn đề rượu bia với thanh niên hiện nay giúp HS có những hiểu biết về cơ bản về lợi ích của uống rượu bia đúng liều lượng, thực trạng sử dụng rượu bia ở thanh niên, hậu quả và giải pháp hạn chế lạm dụng rượu bia ở địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung. Từ đó góp phần nhỏ chung tay trong cuộc chiến phòng chống tác hại của rượu bia của toàn xã hội. 5
  6. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận Trong đề tài nghiên cứu của mình, tôi chọn phương pháp dạy học tích cực cho tiết dạy thực nghiệm. Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Phương pháp học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy. Khi triển khai nghiên cứu đề tài, tôi đã tổ chức cho HS hoạt động bằng kết hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực như: seminar, dạy học dự án, hợp tác nhóm... 1.1.1. Khái quát về dạy học theo phương pháp tổ chức seminar a. Seminar là gì? Đã có nhiều tác giả khác nhau ở trong nước và trên thế giới đứa ra khái niệm về seminar. Theo Phan Trọng Ngọ: “Seminar là hình thức học tập, trong đó một nhóm học viên được giao chuẩn bị trước vấn đề nhất định, sau đó trình bày trước lớp (nhóm) và thảo luận vấn đề đã được chuẩn bị”. Theo Lê Duy Cường: “Seminar là một hình thức tổ chức dạy học, trong đó một HS hay một nhóm HS được giao chuẩn bị trước một hoặc một số vấn đề nhất định thuộc môn học, sau đó trình bày trước nhóm (lớp) và thảo luận vấn đề khoa hoc đã tự tìm hiểu được dưới sự hướng dẫn của một GV am hiểu về lĩnh vực đó”. Như vậy, seminar là một hình thức tổ chức dạy học tích cực, có sự chuẩn bị một vấn đề từ trước, có sự tranh luận và huớng dẫn của GV. b. Quy trình biên sọan chuẩn bị bài seminar Seminar là phương pháp dạy học ít khi được sử dụng trong dạy học Phổ thông do cần có nhiều thời gian và những kĩ năng chuyên biệt. Nhưng với những chủ đề ngoài sách giáo khoa, liên hệ thực tiễn thì đây là phương pháp mà tôi thường áp dụng để HS giải quyết một vấn đề lớn. Khi chuẩn bị cho bài seminar thường tuân theo các bước sau: - Bước 1: Chọn chủ đề Đây thường là những chủ đề được chọn lọc không có sẵn trong sách giáo khoa hoặc chưa được mở rộng đi sâu, những vấn đề hấp dẫn và liên quan thực tế nhằm tạo nên sự thu hút ở người học và đáp ứng các yêu cầu người học cần (về kiến thức, kĩ năng...). Sau khi chọn xong chủ đề, cần viết ngay mục tiêu và các điểm chính muốn làm. - Bước 2: Tìm kiếm và xử lý tài liệu, thông tin: Xây dựng nguồn thông tin tư liệu thích hợp và phong phú dựa trên các sách 6
  7. báo, hội thảo - hội nghị, tạp chí, Internet ... - Bước 3: Xây dựng dàn bài và phác thảo bài seminar ở dạng “thô”: Dựa trên dàn bài đã vạch ra; kiểm tra câu chữ có phù hợp, trôi chảy không. Nếu như có điều gì đó khiến người biên soạn không diễn đạt dễ dàng, lưu loát thì nên để lại (không viết hoặc nói). Bổ sung các hình ảnh, sơ đồ minh họa làm nội dung bài seminar thêm phần phong phú và sinh động. - Bước 4: Hoàn thành bài seminar chính thức Hoàn thành bằng văn bản thành báo cáo và trên PowerPoint theo đúng quy cách (hoặc trên giấy A0). c. Quy trình tổ chức bài seminar: Các bước: Nội dung chính ở các bước 1 Giới thiệu cho người tham dự biết chủ đề được thảo luận cũng như tài liệu tham khảo trước khi báo cáo, yêu cầu người tham dự phải chuẩn bị trước. 2 Giới thiệu thành phần tham dự. 3 Trình bày những thành phần chính của bài báo cáo và báo cáo những nội dung của chủ đề. 4 Tiến hành thảo luận, trao đổi ý kiến về những vấn đề liên quan. 5 Cho người tham dự viết lại những gì họ thu được, những thắc mắc trong buổi thảo luận, hoặc cũng có thể cho họ một số câu trắc nghiệm nhỏ liên quan tới bài seminar. Để tổ chức bài seminar đạt kết quả, người trình bày cần lưu ý những vấn đề sau: + Chuẩn bị chu đáo các phương tiện kĩ thuật + Chạy thử chương trình + Thời lượng trình bày (tùy loại hình seminar). + Tập duyệt trình bày trước khi báo cáo và “trau chuốt” bài seminar lần cuối. d. Những ưu điểm của phương pháp seminar: - Giúp HS khai thác được nhiều khía cạnh đa dạng của một đề tài. - Giúp kích thích sự chịu khó tìm tòi, sự quan tâm của HS đến những vấn đề phức tạp của xã hội. - Seminar giúp HS phân tích sâu hơn những giả thiết của mình, biết cách lắng nghe, rút ra được những kinh nghiệm ý kiến đóng góp của mọi người. - Seminar giúp tư duy của HS trở nên linh hoạt hơn, cho những ý tưởng và sự thể hiện của HS được trân trọng. 7
  8. - Seminar giúp HS quan tâm nhiều hơn đến những đề tài đang được thảo luận. - Seminar giúp cho HS nắm rõ được những đặc điểm chính của quá trình thảo luận dân chủ, tạo điều kiện cho HS cơ hội sáng tạo tri thức. - Seminar giúp hình thành thói quen tương tác trong học tập, rèn luyện cho HS tính cởi mở và biết lắng nghe. 1.1.2. Dạy học dự án (DHDA) Dạy học dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của DHDA. Dựa trên cấu trúc của tiến trình phương pháp, có thể chia cấu trúc của DHDA làm nhiều giai đoạn. Sau đây, tôi xin trình bày một cách phân chia các giai đoạn của dạy học theo dự án với 5 giai đoạn như sau: + Bước 1: Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án: + Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện: + Bước 3: Thực hiện dự án: + Bước 4: Thu thập kết quả và công bố sản phẩm: + Bước 5: Đánh giá dự án: Ưu điểm: Các đặc điểm của DHDA đã thể hiện những ưu điểm của PPDH này. Có thể tóm tắt những ưu điểm cơ bản sau đây của dạy học theo dự án:  Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội  Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học  Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm  Phát triển khả năng sáng tạo  Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp  Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn  Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc  Phát triển năng lực đánh giá. 1.1.3. Phương pháp dạy học hợp tác nhóm: Lớp học được chia thành từng nhóm từ 8 đến 10 người. Tuỳ mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. . Phương pháp hoạt động nhóm có thể tiến hành: 8
  9. Làm việc chung cả lớp: + Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức. + Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ. + Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm. Làm việc theo nhóm. + Phân công trong nhóm. + Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm + Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm Tổng kết trước lớp + Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả. + Thảo luận chung. + GV tổng kết, đặt vấn đề tiếp theo trong bài hoặc đặt vấn đề cho bài tiếp theo. Phương pháp thảo luận nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ GV. Ngoài ba phương pháp dạy học trên, tôi còn kết hợp với phương pháp thuyết trình, vấn đáp,… để tiết học thêm hứng thú và hiệu quả cao hơn. . 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Lợi ích của rượu bia và tác hại của việc lạm dụng rượu bia: 1.2.1.1. Lợi ích của rượu bia: Rượu, bia là loại đồ uống có cồn phổ biến lâu đời nhất, ít nhất là từ thiên niên kỉ 5 TCN. Nó được lên men từ các loại ngũ cốc hay các loại trái cây. Hầu hết (76,5%) HS trường THPT Yên Thành 3 khi được khảo sát rằng “rượu bia có lợi hay có hại?”, các em đều cho rằng rượu bia là có hại, bởi những gì các em nhìn thấy là bệnh tật do rượu bia, tai nạn do rượu bia, hạnh phúc gia đình tan vỡ vì lạm dụng rượu bia... Điều đó càng thôi thúc tôi nghiên cứu đề tài này. Bởi tôi muốn các em có cái nhìn toàn diện hơn về bia rượu, muốn các em dìn giữ nét văn hóa uống rượu bia chứ không phải lạm dụng hay bài trừ nó. Rượu bia có rất nhiều tác dụng, đối với sức khỏe: khi sử dụng đúng liều lượng rượu bia giúp nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ điều trị một số bệnh. Đối với các mối quan hệ trong xã hội rượu như là chất bôi trơn, giúp các mối quan hệ gần gủi, thân thiết, cởi mở hơn, các cuộc giao lưu vui vẽ hơn nếu sử dụng đúng liều lượng. Không chỉ thế, các sản phẩm tạo từ rượu như rượu ngâm tỏi, rượu ngâm 9
  10. gừng, hay rượu ngâm chuối hột.... còn có tác dụng điều trị một số bệnh hay mắc phải ở người... Theo tham vấn y khoa Lê Thị Mỹ Duyên, liều lượng phù hợp để rượu bia phát huy tác dụng của nó đới với con người: 148 ml(1 ly) rượu vang, 354ml bia (1,5 cốc) hoặc 44 ml (1 chén)rượu một ngày đối với phụ nữ và lượng này tăng lên gấp đôi đối với nam. Trừ phụ nữ có thai và trẻ em dưới 18 tuổi. Uống điều độ và đúng liều lượng sẽ đem lại cho con người những tác dụng tuyệt vời: a. Tốt cho sức khỏe: - Tốt cho tim mạch: Với một cơ thể với các số đo chuẩn thì uống rượu vừa phải có thể giúp giảm từ 25-40% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và xơ cứng động mạch. Đó là do rượu góp phần làm tăng nồng độ cholesterol tốt trong máu - Ngăn ngừa sỏi thận: Uống bia với một lượng hợp lý sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận 41%, những người uống rượu sẽ giảm 33% nguy cơ mắc phải bệnh này. Một trong những lý giải cho kết quả này là do rượu giống như cà phê hay trà có chứa caffeine, làm đi tiểu nhiều hơn, giúp loại sạch những tinh thể nhỏ có thể tích tụ thành sỏi thận. - Cân bằng đường huyết: Đồ uống có cồn có thể cải thiện việc dung nạp đường. Người uống rượu ở mức độ hợp lý có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn so với người không uống rượu và người uống rượu quá nhiều. - Giàu vitamin B: Bia là loại thức uống giàu vitamin B. Bia nguyên chất có hàm lượng vitamin B3, B5, acid folid rất cao. Vitamin B3 giúp tái tạo tế bào, vitamin B6 giúp giảm các triệu chứng tiền mãn kinh. Axit folic có thể ngăn ngừa vấn đề rượu bia với thanh niên ruột kết. - Hàm lượng chất xơ cao: Khi uống một ly bia thì cũng giống như uống một viên thuốc nhuận tràng vậy bởi vì bia chứa nhiều chất xơ. Bia còn làm giảm tốc độ tiêu hóa thức ăn trong cơ thể, đồng nghĩa với việc giảm cảm giác thèm ăn. - Làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2: Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra những người uống bia có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 thấp hơn 30% đối với những không uống bia. Lý do là vì chất cồn có trong rượu và bia làm tăng lượng insulin, do đó giúp chống bệnh tiểu đường. - Tốt cho cơ bắp: Uống bia còn có tác dụng tích cực với cơ bắp, giúp làm chậm quá trình lão hóa cơ. 10
  11. - Hàm lượng silicon: Theo như nghiên cứu của đại học Alacala, Tây Ban Nha thì uống hai ly bia mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Nguyên nhân là do trong bia có hàm lượng silicon cao, giúp hạ thấp nguy cơ bị suy giảm về trí nhớ, từ đó, giúp giảm khả năng mắc bệnh Alzheimer. - Làm chắc xương: Bia giúp cho xương khỏe mạnh. Các nhà nghiên cứu tại đại học Tufts đã tìm ra sự liên quan tích cực giữa việc uống bia, rượu và sự chắc xương. - Kháng vi khuẩn: Men bia hình thành trong quá trình ủ bia có tác dụng chống lại các loại vi khuẩn gây bệnh, tăng sức đề kháng.... b. Một số tác dụng khác: - Giảm stress: Một ly bia mỗi ngày, tương ứng với một lượng cồn vừa phải có thể giúp giảm stress và giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Lượng bia “vừa phải” là khoảng 330 ml/ngày đối với phụ nữ và 700ml/ngày đối với nam giới. - Cải thiện đời sống tình dục: Trong một nghiên cứu đã được công bố, phụ nữ uống từ một đến hai ly rượu vang đỏ một ngày có nhiều ham muốn và hài lòng với đời sống tình dục hơn. Uống rượu làm tăng nồng độ testosteron và giúp cả đàn ông và phụ nữ có nhiều hưng phấn . - “Bôi trơn” trong các mối quan hệ xã hội: Bia còn có lợi ích về mặt xã hội. Bia có thể giảm căng thẳng trong các dịp gặp mặt gia đình hay bạn bè. Theo một nghiên cứu của đại học Washington, chất cồn sẽ làm gia tăng sự dũng cảm cũng như khả năng ăn nói, và dễ nói ra điều muốn nói hơn, giúp các mói quan hệ xã hội trở nên gần gủi và thân thiết hơn. Ngoài ra, một số sản phẩm khác từ rượu như: rượu vang, rượu gừng, rượu tỏi...còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp hay tim mạch... Rượu bia có những công dụng tuyệt vời như thế đối với sức khỏe con người khi chúng ta sử dụng đúng liều lượng và nguyên tắc. Còn khi chúng ta sử dụng quá liều lượng, lạm dụng lại gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng và nguy hại. 1.2.1.2. Tác hại của việc lạm dụng rượu bia: Lạm dụng rượu bia còn gọi là lạm dụng đồ ống có cồn, là việc sử dụng rượu bia quá liều lượng quy định trong thời gian dài. Đơn vị rượu là thước đo dùng để quy đổi các loại đồ uống có cồn với các nồng độ khác nhau. Đơn vị rượu theo cách tính của WHO: 1 đơn vị rượu tương đương với 10g ethanol, tương đương với: + 2/3 chai bia/lon 330ml (5%) 11
  12. + 1 cốc bia hơi 330ml + 01 ly rượu vang 80ml + 1 chén rượu mạnh 25ml (40%) Lạm dụng rượu, bia: Sử dụng rượu, bia không thích hợp dẫn đến biến đổi về chức năng của cơ thể hoặc xuất hiện một số biểu hiện về lâm sàng thì được coi là lạm dụng rượu, bia. Tiêu chuẩn xác định lạm dụng rượu, bia của WHO: - Đối với phụ nữ: trên 14 đơn vị rượu mỗi tuần hoặc 2 đơn vị rượu mỗi ngày, trên ½ đơn vị rượu/giờ - Đối với nam giới: trên 21 đơn vị rượu mỗi tuần hoặc 3 đơn vị rượu mỗi ngày, hơn 1 đơn vị rượu/giờ. Lạm dụng rượu bia gây nên những hậu quả vô cùng nguy hại đối với bản thân người sử dụng, với gia đình và xã hội: a. Đối với sức khỏe bản thân người sử dụng: Khi sử dụng rượu bia quá liều lượng quy định, sẽ gây mất cân bằng nội môi, tàn phá đến tất cả các bộ phận trong cơ thể: từ miệng, đến dạ dày, vào hệ thống tuần hoàn, đến não, thận, phổi và gan: Miệng: Rượu là chất kích ứng niêm mạc trong khoang miệng, nồng độ cồn cao làm tăng nguy cơ vấn đề rượu bia với thanh niên miệng và họng. Dạ dày: Các phân tử rượu nhỏ bé có thể ngấm qua niêm mạc dạ dày mà không cần tham gia vào quá trình tiêu hóa giống như thức ăn. Khi dạ dày trống rỗng, rượu đi thẳng vào máu. Khi dạ dày có thức ăn, đặc biệt là thức ăn có hàm lượng protein cao, tỷ lệ hấp thụ rượu bị chậm lại nhưng không dừng lại. Cacbonat trong đồ uống có thể được trộn với rượu làm tăng tốc độ hấp thụ rượu. Khi nồng độ cồn và dịch vị cao, kích thích niêm mạc tăng lên, phản ứng nôn mửa là phản xạ của cơ thể để giảm kích ứng này. Thường xuyên uống rượu khi đói có thể gây viêm loét, chảy máu dạ dày. Có 20% lượng rượu được hấp thu vào máu qua dạ dày và 80% (rượu còn lại) được hấp thụ vào máu từ ruột non. Hệ tuần hoàn: Khi vào máu, rượu được vận chuyển đi khắp cơ thể, làm giãn mạch máu, đưa một lưu lượng máu lớn hơn lên bề mặt da (đỏ mặt), cảm giác ấm áp tạm thời, cơ thể mất nhiệt, hạ huyết áp Não: Khi đến não, rượu ngay lập tức ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát hành vi và chức năng của cơ thể: sự thay đổi phụ thuộc vào mức độ tăng của nồng độ cồn trong máu: Khả năng phán quyết giảm, giảm khả năng khéo léo, mất kiểm soát hành vi. Thận: Rượu hoạt động như một thuốc lợi tiểu: rượu làm tăng sự hình thành nước tiểu. Uống rượu sẽ đi tiểu thường xuyên hơn gây mất nước và khát. Phổi: Rượu ở trạng thái khí, có thể được hít vào phổi và từ đó sẽ đi nhanh vào máu. 12
  13. Gan: Khoảng 5% -10% rượu được bài tiết qua phổi, thận và da; phần còn lại (90%-95%) được chuyển đến gan để “xử lý”. Ở gan, rượu được oxy hóa thành nước và carbon dioxide. Gan chỉ có thể oxy hóa khoảng 2 đơn vị rượu mỗi ngày. Khi uống rượu thường xuyên sẽ dẫn đến gan nhiễm mỡ do rượu cản trở khả năng “bẻ gẫy” các chất béo của gan, nếu kéo dài có thể gây xơ gan (mô gan bị phá hủy, sẹo hóa, giảm lưu lượng máu đến gan, giảm chức năng gan). Tổng hợp đường đi và tác hại của rượu đối với cơ thể người lạm dụng rượu bia Theo nghiên cứu của WHO, sử dụng rượu bia quá liều lượng khiến rượu bia trở thành nguyên nhân trực tiếp của hơn 30 loại bệnh và là nguyên nhân gián tiếp của hơn 200 loại bệnh khác: - Đối với bệnh tâm thần: Động kinh, loạn thần Korsakov, hoang tưởng, ảo giác, rối loạn cảm xúc, rối loạn nhân cách và hành vi. - Đối với đường tiêu hóa: Bệnh xơ gan, viêm tụy cấp và nãm tính, - Gây bệnh vấn đề rượu bia với thanh niên: Vấn đề rượu bia với thanh niên miệng, vòm họng, hầu họng, thực quản, thanh quản, đại tràng, trực tràng, gan, vú ở phụ nữ, tuyến tụy. 13
  14. - Gây bệnh tim mạch: Mối quan hệ giữa tiêu thụ rượu với bệnh tim mạch khá phức tạp: Tác dụng có lợi trong bảo vệ tim mạch khi uống ít rượu đối với bệnh thiếu máu cục bộ và đột quỵ, khi sử dụng rượu nhiều thì những tác dụng có lợi sẽ chuyển thành có hại. Tiêu thụ rượu nhiều sẽ ảnh hưởng có hại như tăng huyết áp, rung nhĩ, và đột quỵ xuất huyết. - Ngoài ra còn có một số hậu quả liên quan khác như: + Hội chứng ngộ độc rượu ở bào thai và các biến chứng sinh non... + Bệnh đái tháo đường có mối quan hệ kép: nếu uống ít thì có thể có lợi, uống nhiều sẽ gây hại. + Bệnh nhiễm trùng: Tác hại của rượu làm suy giảm hệ thống miễn dịch làm kích hoạt sự phát triển của bệnh viêm phổi và bệnh lao phổi. b. Đối với gia đình: Hầu hết HS khi được khảo sát các em đều đã từng phải chứng kiến cảnh say rượu của chính bố đẻ hay của người thân hoặc những người hàng xóm...nên khi đề cập đến vấn đề rượu bia với các HS nữ các em đều thấy sợ, ái ngại. Bởi những gì mà các em nhìn thấy đó là bạo lực gia đình, hạnh phúc gia đình bị tan vỡ hoặc đời sống kinh tế, tinh thần nghèo nàn, buồn tẻ... Lạm dụng rượu, bia là một trong những nguyên nhân chính gây bạo lực GĐ Nguyên nhân sâu xa của phần lớn các vụ bạo hành gia đình vẫn là do gia đình có người nghiện rượu, bia. Trước tiên là ảnh hưởng đến con cái bởi khi cha hay mẹ nghiện rượu, bia, gia đình thường hay bất hòa, cha mẹ thường xuyên cãi vã lớn tiếng làm con cái sợ hãi. Họ làm mất đi hình ảnh đẹp của cha mẹ trong mắt con cái. Nhất là đối với trẻ em còn ở tuổi vị thành niên thường cảm thấy lẻ loi, cô đơn. Trong sự cô đơn, chán nản, các em thường tạo ra những rắc rối cho chính mình và tìm đến những người bạn cùng cảnh ngộ để được chia sẻ, nhất là tìm đến các trẻ hư hỏng nên rất dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội như sử dụng ma túy... Việc cha hoặc mẹ lạm dụng rượu, bia còn ảnh hưởng đến việc giáo dục con cái. Trong gia đình có cha hoặc mẹ nghiện rượu, bia sẽ không làm chủ được hành 14
  15. động hoặc lời nói, làm mất đi sự kính trọng nơi con cái, sẽ không còn dạy bảo được con cái. Cha hoặc mẹ nghiện rượu, bia thường chú trọng vào việc có rượu, bia để uống nhằm thỏa mãn cơn nghiện và thường lơ là trong việc dạy bảo, chăm sóc con; thường lớn tiếng với con cái và hậu quả là đánh đập con (bạo lực gia đình) và họ trở thành gương xấu cho con. Và đã có nhiều gia đình đang êm ấm bỗng chốc đổ vỡ cũng vì chồng nghiện rượu, bia. Có những gia đình phải vắng đi thành viên trụ cột chỉ vì nghiện rượu, bia không kiểm soát được hành vi dẫn đến phạm tội giết người phải rơi vào vòng lao lý. Thậm chí có những vụ án được đưa ra xét xử thật đau lòng bởi bị cáo và nạn nhân là những người cùng gia đình, là vợ chồng, là cha con chỉ vì lạm dụng rượu, bia đã không làm chủ được hành vi của mình dẫn đến phạm pháp khiến nỗi đau chồng lên nỗi đau... c. Đối với xã hội: Lạm dụng rượu bia, nghiện rượu bia không chỉ gây những “di chứng” nguy hại cho bản thân và gia đình mà còn để lại những hậu quả vô cùng lớn cho xã hội: làm tăng tỉ lệ tử vong do gây tai nạn, làm suy giảm nền kinh tế, gia tăng tệ nạn,... Thảm kịch do lạm dụng rượu bia - Thảm kịch do lái xe sau khi sử dụng rượu bia: Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, tính đến tháng 4-2019, cả nước xảy ra hơn 5.400 vụ tai nạn giao thông, làm chết 2.570 người, bị thương hơn 4.178 người. Theo TS Trần Hữu Minh - Phó chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, hiện nay có nhiều trường hợp gây tai nạn do sử dụng rượu bia, nồng độ cồn trong máu vượt quá mức quy định. Các trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong máu bị các cơ quan chức năng xử phạt trên đường chỉ 5%. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới khi điều tra khảo sát tại các bệnh viện 15
  16. (hơn 20.000 đối tượng), có đến 36% bị tai nạn giao thông có liên quan nồng độ cồn vượt quá quy định vào ngày thường, còn trong dịp lễ, tết lên tới 60%.... Rượu bia là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông, theo số liệu thống kê mới nhất, trung bình mỗi năm Việt Nam có 15.000 người chết vì tai nạn giao thông, trong đó 4.800 (chiếm 32%) trường hợp có liên quan đến rượu, bia… chính người sử dụng rượu bia tham gia giao thông cũng là người gây ra những hiểm họa khó lường đối và ảnh hưởng đến sự an toàn, tính mạng với những người khác khi tham gia giao thông. - Thiệt hại do uống rượu bia khoảng 65.000 tỉ đồng/năm Theo nghiên cứu công bố trong năm 2018 của WHO phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia trên 14.990 nạn nhân tai nạn giao thông nhập viện tại 6 tỉnh thì 28% người đi xe máy có nồng độ cồn trong máu cao hơn mức cho phép (50 mg/dl), 63,4% người lái xe ô tô có nồng độ cồn trong máu cao hơn mức cho phép (0 mg/dl). Tại VN, rượu bia là một trong 3 nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở nam giới độ tuổi 15 - 49. Thống kê hằng năm có khoảng 800 ca tử vong do bạo lực có liên quan đến sử dụng rượu bia; khoảng gần 30% số vụ gây rối trật tự xã hội có liên quan đến sử dụng rượu bia; tỷ lệ trẻ em VN chịu tác hại từ việc sử dụng rượu bia của người khác thuộc nhóm 2 nước cao nhất. Nếu phí tổn kinh tế do rượu bia ở mức thấp nhất của thế giới (1,3% GDP) thì thiệt hại ước tính khoảng 65.000 tỉ đồng. Chi phí của người dân cho tiêu thụ chỉ riêng đối với bia của VN năm 2017 là gần 4 tỉ USD. Ước tính chưa đầy đủ cho thấy tổng gánh nặng trực tiếp của 6 bệnh vấn đề rượu bia với thanh niên mà rượu bia là một trong những nguyên nhân cấu thành chính đã là 25.789 tỉ đồng, chiếm 0,25% tổng GDP năm 2017. Chi phí y tế trực tiếp cho người bệnh mắc các rối loạn tâm thần do rượu từ 500.000 - 1 triệu đồng/ngày. Chi phí giải quyết hậu quả của tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia chiếm tới 1% GDP (khoảng 5.000 tỉ đồng theo GDP năm 2017). Như vậy lạm dụng rượu bia đã để lại những hậu quả vô cùng nguy hại đối với bản thân người uống, với gia đình và với toàn xã hội. 1.2.2. Tìm hiểu thực trạng sử dụng rượu bia ở thanh niên Khi tìm hiểu nhiều tài liệu về thực trạng sử dụng rượu bia ở thanh niên, tôi nhận thấy: Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước đang phát triển, chỉ số phát triển con người chỉ đứng thứ 116/182 trên thế giới. Tuy nhiên, chỉ số sử dụng rượu bia lại đang đứng thứ 2 Đông Nam Á, thứ 10 châu Á và thứ 29 thế giới. Việt Nam là một trong các quốc gia có mức tiêu thụ rượu, bia tăng nhanh qua các năm. Đối với thanh thiếu niên Việt Nam, tình hình tiêu thụ rượu, bia cũng ở mức đáng báo động và đang gia tăng. 16
  17. Việt Nam lọt top những nước sử dụng rượu bia nhiều nhất khu vực, thế giới Một nghiên cứu năm 2013 đối với riêng nhóm tuổi 13-17, là lứa tuổi đang đi học, cho thấy có tới 33% HS nam và 18% HS nữ đã từng uống ít nhất một đơn vị cồn trong 30 ngày vừa qua. Trong số đó có 49% HS nam và 38% nữ uống cốc đầu tiên khi chưa đến 14 tuổi, 31% HS nam và 15% HS nữ đã từng uống đến mức say ít nhất một lần. Theo BS. Trần Quốc Bảo, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đưa ra những con số giật mình về tỉ lệ uống rượu bia ở trẻ vị thành niên hiện nay. Theo điều tra trên 50 trường của 13 tỉnh/thành phố trên toàn quốc cho thấy, có tới 43,8% HS nam trong độ tuổi từ 12 đến 17 uống rượu bia và có tới 37,7% HS nữ uống rượu bia. Từ con số này, ông Bảo cảnh báo, hành vi uống rượu đang ngày càng phổ biến ở tuổi vị thành niên và tuổi uống rượu bia đang ngày càng “trẻ hóa”. Trong khi đó, thanh niên là một giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người trưởng thành, đang phát triển về thể chất, tinh thần. Các hoocmon dậy thì của giai đoạn này kích hoạt các vùng đảm nhiệm chức năng cảm xúc, xã hội của bộ não đang phát triển, thúc đẩy hành vi của người trẻ tuổi... uống rượu bia ở lứa tuổi này không chỉ ảnh hưởng tới não, mà có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới các bộ phận khác như cơ quan tiêu hóa, chức năng của gan và thận. Các độc tính của cồn công nghiệp khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành formaldehyde. Sau đó chất này sẽ tiếp tục được oxy hóa thành axitfomic tấn công nhãn cầu, dây thần kinh thị giác và các bộ phận bằng mô mềm như thận và gan. Rượu bia là chất kích thích mạnh, khi trẻ dùng, gan phải làm việc nhiều hơn để giải trừ độc tố khiến cho tế bào gan nhanh chóng bị tổn thương. Đối với hệ tiêu hóa, cồn còn kích thích dạ dày tiết ra một lượng lớn dịch toan lâu ngày tiêu hóa kém thậm chí dẫn đến viêm hoặc loét dạ dày. Nguy hại hơn bia còn làm suy giảm 17
  18. hệ miễn dịch của trẻ, phá vỡ rào chắn an toàn cho cơ thể vi trùng, vi khuẩn dễ xâm nhập vào. Các mao mạch sẽ giãn nở sau khi uống bia rượu. Sức tản nhiệt tăng lên khiến trẻ dễ bị cảm và viêm phổi. Thanh niên là chủ nhân tương lai của đất nước. Đây lẽ ra là lứa tuổi tràn trề nhựa sống với nhiều nổ lực để đạt được ước mơ, đam mê của mình và để thực hiện sứ mệnh làm chủ nước nhà thì một phần lớn lại tập uống rượu bia, nghiện rượu bia để lại những hậu quả nguy hại cho sức khỏe bản thân và sự phồn vinh của xã hội. Trước thực trạng đó cần phải có những giải pháp thiết thực để hạn chế những hậu quả nghiêm trọng từ lạm dụng rượu bia ở thanh niên nói riêng và trong cộng đồng nói chung. 1.2.3. Giải pháp hạn chế lạm dụng rượu bia ở thanh niên Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO, người Việt Nam tiêu thụ rượu, bia ở mức khá cao. Cụ thể, một người Việt Nam trên 15 tuổi trung bình tiêu thụ 8,3 lít cồn nguyên chất/năm 2016, con số này tương đương với mức trung bình của Thái Lan, song cao hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực, như Mông Cổ: 7,4 lít, Trung Quốc: 7,2 lít, Campuchia: 6,7 lít, Philippines: 6,6 lít và Singapore: 2 lít. Song hành với đam mê “tửu lượng” đó là những con số "rợn người". Riêng trong năm 2016, báo cáo của WHO thống kê lên tới 80.000 người tử vong do sử dụng rượu, bia ở Việt Nam.. Vì vậy cần thực hiện ngay và hiệu quả các giải pháp hạn chế tác hại của lạm dụng rượu bia đối với cộng đồng nói chung và thanh niên nói riêng: a. Cần có Luật và nghiêm túc thực hiện Luật phòng chống tác hại của rượu bia: 18
  19. b. Hạn chế nhu cầu tiêu thụ Hạn chế các nhu cầu tiêu thụ đồ uống có cồn trong dân chúng. Tiến sỹ Kidong Park chia sẻ, “các bằng chứng cho thấy việc tăng giá rượu, bia có tác dụng giảm tiêu thụ rượu, bia ở mức nguy hại của những người uống rượu nói chung và thanh thiếu niên nói riêng. Từ đó, tỷ lệ tử vong do uống rượu, bia cũng sẽ giảm.” Một giải pháp khác là hạn chế sự tiếp cận dễ dàng và tính sẵn có của rượu, bia trên thị trường, như các quy định về mật độ của những điểm bán với một cơ chế cấp phép nghiêm ngặt, hạn chế số ngày và giờ được phép bán cũng như quy định độ tuổi tối thiểu được mua hoặc sử dụng đồ uống có cồn. Bên cạnh đó, đại diện của WHO cho rằng cũng cần phải có quy định về tiếp thị, quảng cáo đồ uống có cồn đặc biệt ảnh hưởng tới giới trẻ. c. Quan trọng hơn là nâng cao ý thức về sử dụng rượu bia Thực hiện và tuyên truyền mọi người cùng thực hiện Luật phòng chống tác hại của rượu bia, trẻ em dưới 18 tuổi không được sử dụng rượu bia, không được mua bán hay làm những công việc liên quan đến rượu bia, đã uống rượu bia không tham gia giao thông... Mỗi gia đình cần thay đổi thói quen sử dụng rượu bia như trước đây, nấu rượu, uống rượu một cách tự phát...cần sử dụng rượu bia đúng cách: + Uống rượu bia đúng liều lượng (Tam tước bất thức) + Uống từ từ, chậm rãi, để hạn chế tổn thương niêm mạc miệng, dạ dày... + Trước khi uống rượu bia nên uống một cốc nước lọc. + Không uống rượu lúc đói + Không nên uống rượu với đồ uống có ga + Không uống rượu khi đang sử dụng thuốc Asparin( thuốc giảm đau, kháng viêm) và một số loại thuốc khác. + Không nên uống rượu bia với các chất kích thích như cà phê... Trong giáo dục cần thấy rõ được những nguy hại của nạn lạm dụng rượu bia đối với thanh niên. Để từ đó tích hợp vấn đề này vào dạy học và hoạt động giáo dục, giúp HS có kiến thức và kĩ năng hạn chế hậu quả của lạm dụng rượu bia đối với bản thân, gia đình và xã hội. 2.1.4. Khảo sát thực trạng tích hợp vấn đề rượu bia với thanh niên hiện nay trong các môn học và hoạt động giáo dục của trường THPT Yên Thành 3 Khi nghiên cứu đề tài này tôi đã tiến hành nghiên cứu sách giáo khoa, phân phối chương trình của một số môn học và thăm dò ý kiến HS, GV ở cả khối HS trường THPT Yên Thành 3, kết quả tích hợp vấn đề rượu bia với thanh niên hiện nay như sau: 19
  20. a. Qua SGK một số môn học Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục tích hợp đã được áp dụng trong các môn học như: Tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông; giáo dục giới tính… vào các môn học: Địa lí, Hóa học, Giáo dục công dân, Ngữ văn, Sinh học... Ngoài ra, ở trường THPT Yên Thành 3, hát dân ca ví dặm, ca trù, còn được tích hợp vào môn ngữ văn, lịch sử một cách hiệu quả; hay tích hợp biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm vào chương virus và bệnh truyền nhiễm trong môn Sinh học 10… Ngoài tích hợp và trong một số tiết dạy HS còn được tham gia vào các buổi ngoại khóa, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo… nên HS rất hứng thú và phát huy được năng lực, phẩm chất của bản thân. Với xu hướng dạy học hiện nay, chú trọng phát triển năng lực, phẩm chất cho HS. Hiểu biết về nét truyền thống uống rượu bia, dìn giữ nét truyền thống văn hóa đó và có kiến thức, kĩ năng để phòng tránh hậu quả từ nền văn hóa uống rượu bia xô bồ, nài ép, thách thức... để xây dựng nếp sống văn minh, an toàn trong thời đại mới. Tuy nhiên qua khảo sát sách giáo khoa của một số môn học: như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Ngữ văn, Hóa học, Sinh học tôi nhận thấy chưa có bài hay phần nào trong các sách giáo khoa đề cập đến vấn đề tôi đang nghiên cứu. b. Qua khảo sát phân phối chương trình Ở tất cả các môn học: Ngữ văn, Địa lí, Lịch sử hay Hóa học, Vật lí… của 3 khối 10, 11, 12, trong phân phối chương trình không có tiết dạy về vấn đề rượu bia với thanh niên, kể cả các môn có một số tiết tự chọn. Ở môn Sinh học 11, chương I, phần B có bài 20 – Cân bằng nội môi – khi tổ chức học về vai trò của cân bằng nội môi có liên hệ đến vấn này. Nhưng cũng chỉ mang tính chất giới thiệu rằng khi uống rượu bia quá liều lượng sẽ gây mất cần bằng nội môi, ảnh hưởng đến chức năng gan thận... lâu dần sẽ sinh một số bệnh cho con người... c. Qua một số GV các môn học Khi khảo sát thực trạng dạy học của một số GV bộ môn khác, giảng dạy tại trường về tích hợp vấn đề rượu bia với thanh niên trong dạy học, hầu như các GV khi dạy có liên hệ đến hậu quả của lạm dụng rượu bia khi bài học có nội dung liên quan. Kể cả GV dạy môn ngữ văn, đã có GV cho HS làm bài văn nghị luận về hậu quả của lạm dụng rượu bia và giải pháp hạn chế lạm dụng rượu bia hiện nay. Tuy nhiên do thời lượng không cho phép nên chưa khai thác hết các vấn đề cần thiết để các em có được những kiến thức, kĩ năng cũng như các sản phẩm nhằm hạn chế hậu quả của lạm dụng rượu bia. d. Khảo sát thực trạng sử dụng rượu bia HS trường THPT Yên Thành 3. Phiếu khảo sát thực trạng sử dụng rượu bia, hiểu biết cơ bản về rượu bia ở 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2