Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức trải nghiệm thực tiễn lao động sản xuất để định hướng nghề cho học sinh trường THPT Hà Huy Tập
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm áp dụng phương pháp giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn để HS được định hướng nghề nghiệp cụ thể, thiết thực, có kế hoạch nghề nghiệp; Đề xuất một giải pháp giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn lao động sản xuất nhằm khắc phục tình trạng giáo dục lí thuyết suông, hướng nghiệp “chay”. Giải pháp này có thể vận dụng ở nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức trải nghiệm thực tiễn lao động sản xuất để định hướng nghề cho học sinh trường THPT Hà Huy Tập
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT HÀ HUY TẬP ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN TỔ CHỨC TRẢI NGHIỆM THỰC TIỄN LAO ĐỘNG SẢN XUẤT ĐỂ ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT HÀ HUY TẬP LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN TÁC GIẢ: BÙI THỊ THI THƠ ĐT: 0985338282 NĂM HỌC 2022-2023 1
- Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong quyết định số 552/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng HS trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”, mục tiêu đến năm 2025 được xác định Phấn đấu 100% trường trung học cơ sở và trung học phổ thông có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; đối với các trường ở địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%; Phấn đấu 100% trường trung học cơ sở và trung học phổ thông có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%. Trên tinh thần đó, trong những năm qua, Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Nghệ An đã có các văn bản chỉ đạo đúng đắn, sát sao về giáo dục hướng nghiệp. Cụ thể như công văn số 1749/SGD&ĐT- GDTrH V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2021-2022, công văn số 1776 /SGD&ĐT- GDTrH V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2023 viết “Nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng HS sau THCS và sau THPT, trong đó tập trung: Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng; phát triển đội ngũ GV kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp định hướng phân luồng; huy động nguồn lực xã hội tham gia giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng HS phổ thông.” Như vậy, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn là nhiệm vụ của các nhà trường, cơ sở giáo dục. 1.2. Xác định được mục tiêu, nhiệm vụ, các trường THPT đã đưa hoạt động giáo dục hướng nghiệp vào thực chất. Mặc dù vậy, hình thức giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn lao động sản xuất vẫn chưa được nhiều cơ sở giáo dục xem là một xu hướng, một nhiệm vụ buộc phải làm. Đó là một trong các nguyên nhân dẫn đến thực trạng HS chọn nghề, chọn trường sai. Đặt trong bối cảnh hội nhập, điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới cơ hội việc làm, năng suất lao động của cá nhân và sự phát triển nền kinh tế của đất nước. Rõ ràng, hướng nghiệp gắn với thực tiễn là xu thế tất yếu để đáp ứng nhu cầu xã hội, không thể trì hoãn vì nó góp phần đảm bảo cho việc HS chọn trường, chọn ngành phù hợp, sinh viên ra trường có việc làm đúng ngành đào tạo, người lao động có thu nhập ổn định, có năng suất lao động cao. 2
- 1.3. Mặc dù hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp của chương trình GDPT 2018 mới chính thức triển khai cho lớp 10 từ năm học 2022-2023, trong những năm qua, ở trường THPT Hà Huy Tập, chúng tôi đã kiên trì theo đuổi mô hình hướng nghiệp qua trải nghiệm thực tiễn, áp dụng cho HS cuối cấp- những HS theo chương trình hiện hành 2006. Bởi chúng tôi nhận thức được rằng đó là vấn đề xuất phát từ nguyên lí triết học “thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí” (Lê-Nin). Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Tổ chức trải nghiệm thực tiễn lao động sản xuất để định hướng nghề cho HS trường THPT Hà Huy Tập để viết sáng kiến trong lĩnh vực giáo dục thường xuyên. 2. Mục đích nghiên cứu - Áp dụng phương pháp giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn để HS được định hướng nghề nghiệp cụ thể, thiết thực, có kế hoạch nghề nghiệp. - Đề xuất một giải pháp giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn lao động sản xuất nhằm khắc phục tình trạng giáo dục lí thuyết suông, hướng nghiệp “chay”. Giải pháp này có thể vận dụng ở nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu HS trường THPT Hà Huy Tập các lớp 11D1, 11D2 năm học 2021-2022, lớp 12D1, 12D2 năm học 2022-2023. 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu Cách tổ chức trải nghiệm thực tiễn lao động sản xuất để hướng nghiệp cho HS. 4. Giả thuyết khoa học Nếu thực hiện đồng bộ các bước tổ chức trải nghiệm thực tiễn gắn với lao động sản xuất được đề xuất trong đề tài này thì HS sẽ được định hướng nghề nghiệp thực chất, hiệu quả, dần khắc phục tình trạng chọn sai trường ở học sinh sinh viên, thực trạng làm nhầm nghề ở người lao động. 5. Phạm vi đề tài Hướng nghiệp là một phạm trù rộng, trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến hoạt động hướng nghiệp thông qua trải nghiệm thực tiễn tại cơ sở lao động sản xuất. Các hình thức hoạt động trải nghiệm tại cơ sở có thể thực hiện khá đa dạng như trò chơi, diễn đàn- giao lưu, nghiên cứu, tham quan, dự án, thực hành lao động. Đề tài của chúng tôi chủ yếu triển khai hình thức tham quan trải nghiệm. 3
- Giáo dục hướng nghiệp thông qua trải nghiệm thực tiễn tại cơ sở lao động sản xuất có thể được tổ chức bởi nhiều lực lượng, cá nhân. Trong đề tài này, người tổ chức hoạt động là giáo viên chủ nhiệm. Đối tượng áp dụng đề tài là HS trường THPT Hà Huy Tập, thành phố Vinh trong năm học 2021-2022 và 2022-2023. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện và hoàn thành đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp nghiên cứu lí luận - Phương pháp điều tra - Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp thực nghiệm sư phạm 7. Đóng góp mới của đề tài Giáo dục hướng nghiệp là một nội dung cũ của chương trình 2006. Các hình thức hướng nghiệp đang xoay quanh khung thời gian Ngoài giờ lên lớp, học nhiều lí thuyết. Chương trình hướng nghiệp hiện hành được bố trí 9 tiết/ năm do giáo viên trung tâm hướng nghiệp- giáo dục thường xuyên lên lớp cũng thuần túy cung cấp lí thuyết cho HS. Một số nhà trường đã tổ chức cho HS trải nghiệm, tham quan nhưng nhìn chung việc các chương trình đó hướng đến nhiều mục tiêu nên phần hướng nghiệp chưa được chú trọng. Từ thực trạng đó, một số đề tài đã đúc rút kinh nghiệm lĩnh vực này nhưng chủ yếu ở phạm vi một chương trình trải nghiệm cụ thể, một bài dạy học theo dự án. Đề tài của chúng tôi áp dụng từ năm 2021 hướng đến phương pháp dạy học (hướng nghiệp) gắn với thực tiễn lao động sản xuất ở địa phương và đó là một chương trình lớn, bài bản bao gồm nhiều đợt tham quan trải nghiệm ở nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội. Giải pháp chúng tôi đề xuất thực hiện là quy trình các bước tiến hành (không phải là các cách làm nhỏ lẻ, manh mún) nên rất dễ áp dụng ở nhiều địa phương. Chương trình GDPT 2018 có sự thay đổi nhiều về nội dung và cách thức với tên gọi Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp- một nội dung bắt buộc có vị trí và tầm quan trọng trong chương trình. Quy trình các bước chúng tôi đề xuất càng dễ dàng áp dụng. 8. Cấu trúc đề tài Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, phần Nội dung đề tài được triển khai như sau: - Cơ sở khoa học của đề tài - Cách thức giáo dục hướng nghiệp cho HS THPT gắn với thực tiễn lao động sản xuất - Hiệu quả đề tài 4
- Phần II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở khoa học của vấn đề 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Các khái niệm cơ bản - Khái niệm trải nghiệm Theo Từ điển tiếng Việt (GS Hoàng Phê chủ biên), trải nghiệm có nghĩa là trải qua, kinh qua. Còn theo từ điển Wikipedia, trải nghiệm hay kinh nghiệm (tiếng Anh: experience) là tri thức hay sự thông thạo về một sự kiện, một chủ đề có được thông qua tham gia sự can dự hay tiếp xúc trực tiếp. Trong giáo dục, khái niệm được hiểu như sau: “Hoạt động trải nghiệm là một nhiệm vụ học tập gắn với thực tiễn mà HS cần phải vận dụng vốn kinh nghiệm sẵn có để trải nghiệm, phân tích, khái quát hóa thành kiến thức của bản thân và vận dụng để giải quyết vấn đề thực tiễn” . Giáo dục trải nghiệm là một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó người dạy khuyến khích người học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kĩ năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội. Hiện nay, giáo dục trải nghiệm đang phát triển và hình thành mạng lưới rộng lớn những cá nhân, tổ chức giáo dục, trường học trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. UNESCO cũng nhìn nhận giáo dục trải nghiệm như là một triển vọng tương lai tươi sáng cho giáo dục toàn cầu trong các thập kỉ tới. Trong đó, học tập trải nghiệm là cốt lõi của giáo dục trải nghiệm. Học tập trải nghiệm được tiến hành qua 5 bước sau: Bước 1) Trải nghiệm: Người học làm, thực hiện một hoạt động tuân theo các hướng dẫn cơ bản về an toàn, tổ chức hoặc quy định về thời gian, HS trước khi làm được chỉ dẫn cụ thể về cách làm. Bước 2) Chia sẻ: Người học chia sẻ lại các kết quả, các chú ý và những điều quan sát, cảm nhận được trong phần hoạt động đã thực hiện của mình. HS học cách diễn đạt và mô tả lại rõ ràng nhất các kết quả của trải nghiệm và mối tương quan của chúng. Bước 3) Phân tích: Người học cùng thảo luận, nhìn lại cả quá trình trải nghiệm, phân tích và phản ánh lại. Họ sẽ liên hệ trải nghiệm với chủ đề của hoạt động và các kĩ năng sống mà người học thu lượm được. Bước 4) Tổng quát: Liên hệ những kết quả và điều học được từ trải nghiệm 5
- với các ví dụ trong cuộc sống thực tế. Bước này thúc đẩy người học suy nghĩ về việc có thể áp dụng những điều học được vào các tình huống khác như thế nào. Bước 5) Áp dụng: Sử dụng những kĩ năng, hiểu biết mới vào cuộc sống thực tế, người học trực tiếp áp dụng những điều học được vào tình huống tương tự hoặc các tình huống khác - thực hành. - Khái niệm hướng nghiệp Theo Từ điển tiếng Việt (GS Hoàng Phê chủ biên), hướng nghiệp có hai nghĩa (1) là thi hành những biện pháp nhằm đảm bảo sự phân bố tối ưu (có chú ý tới năng khiếu, năng lực, thể lực) nhân dân theo ngành và loại lao động; (2) Giúp đỡ lựa chọn hợp lí ngành nghề. Theo từ điển Wikipedia, hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp (thị trường lao động) ở cấp độ địa phương và quốc gia. Theo cách hiểu thông thường ở các cơ sở giáo dục, hướng nghiệp (định hướng nghề nghiệp) là một khái niệm giáo dục toàn diện và liên tục được thiết kế để cung cấp cho các cá nhân ở cấp trung học các thông tin, kinh nghiệm chuẩn bị cho họ sống và làm việc trong một xã hội, môi trường cần. Theo cách hiểu của chúng tôi, trong phạm vi đề tài này, hướng nghiệp là các hoạt động của nhà trường nhằm hỗ trợ HS lựa chọn nghề phù hợp, rèn luyện bản thân theo định hướng nghề. - Cơ sở lao động sản xuất Lao động, sản xuất là những khái niệm thuộc lĩnh vực triết học, kinh tế học, xã hội học. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi sử dụng khái niệm “cơ sở lao động sản xuất” với ý nghĩa: đó là những tổ chức hay hộ gia đình có sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ, làm nghệ thuật hoặc các lĩnh vực tương tự được pháp luật cho phép. 1.1.2. Vị trí, vai trò của GVCN lớp trong công tác giáo dục hƣớng nghiệp Theo Điều lệ trường phổ thông, GVCN lớp là nhà giáo được giao trách nhiệm tổ chức, quản lý, giáo dục một lớp HS ngoài những giờ lên lớp của giáo viên bộ môn trong trường. GVCN có vị trí, vai trò như sau: - GVCN lớp là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường quản lí, giáo dục toàn diện HS một lớp; - GVCN là người tổ chức, lãnh đạo; kiểm tra mọi hoạt động và các mối quan hệ của HS thuộc lớp mình phụ trách; 6
- - GVCN lớp là cầu nối giữa tập thể HS với các tổ chức xã hội trong và ngoài trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục. Như vậy, giáo dục hướng nghiệp là một phần trách nhiệm của GVCN 1.1.3. Vai trò của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường đối với hoạt động hướng nghiệp Như chúng ta biết, các lực lượng giáo dục là tất cả các tổ chức, cá nhân có vai trò, trách nhiệm tham gia vào hoạt động giáo dục. Trong xã hội ta hiện nay có các lực lượng giáo dục trong nhà trường và các lực lượng ngoài nhà trường. Các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường là gia đình, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, các cơ quan, doanh nghiệp... có vai trò, trách nhiệm phối hợp xây dựng nhà trường, phát triển giáo dục. Các tổ chức chính trị xã hội ngoài nhà trường là Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Công an, UBND phường/xã... ; các lực lượng khác có thể kể đến các doanh nghiệp, xí nghiệp... Quy định của Luật Giáo dục, Điều 93 có viết “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau đây: a) Hỗ trợ, hợp tác với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, hoạt động trải nghiệm, thực tập, nghiên cứu khoa học; b) Tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngăn chặn hoạt động có ảnh hưởng xấu đến người học; c) Tạo điều kiện để công dân trong độ tuổi quy định thực hiện nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục, hoàn thành giáo dục bắt buộc để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh; d) Hỗ trợ các nguồn lực cho phát triển sự nghiệp giáo dục theo khả năng của mình. Như vậy, hỗ trợ nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục, tạo điều kiện cho nhà giáo tham quan, trải nghiệm là trách nhiệm được quy định theo luật Giáo dục. 1.1.4. Tầm quan trọng của hoạt động hướng nghiệp thông qua trải nghiệm tại cơ sở lao động sản xuất Trước hết, giáo dục hướng nghiệp gắn với sản xuất tại địa phương là quan điểm chỉ đạo của nhà nước, thể hiện trong quyết định số 552/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng HS trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”. Theo đó, thực tiễn sản xuất tại địa phương cũng là một môi trường giáo dục. Môi trường đó bao gồm các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc các lĩnh vực ngành nghề của địa phương đó. 7
- Theo lí thuyết hướng nghiệp, giáo dục hướng nghiệp gắn với sản xuất tại địa phương bao gồm các hình thức cơ bản sau: - Hình thức khám phá – nghiên cứu Đây là hình thức đòi hỏi người học phải dựa trên một vấn đề cụ thể, sử dụng các công cụ thu thập thông tin, phân tích hay xử lý thông tin theo những tiêu chí nhất định từ đó rút ra những đánh giá, những mô tả, lý giải…, thể hiện quan điểm của mình về vấn đề đó. Hình thức này trong hoạt động GDHN có thể thực hiện với các nội dung: Tìm hiểu thế giới nghề nghiệp ở địa phương, Tìm hiểu về một nghề cụ thể hay một nghề truyền thống, với các thông tin giúp cho việc hiểu về nghề rõ hơn như nhu cầu lao động, triển vọng của nghề trong tương lai… Những kết quả này có thể giúp cho bản thân HS thực hiện được kỹ năng mô tả nghề một cách thành thạo đồng thời có được một cái nhìn bao quát về một nghề cụ thể. Đây là những hiểu biết quan trọng làm cơ sở để HS đánh giá, lựa chọn và xây dựng kế hoạch nghề nghiêp. Kết quả nghiên cứu có thể trở thành tài nguyên chung cho những HS muốn tìm hiểu về nghề nghiệp của địa phương. Hình thức này cần thực hiện theo nhóm, giáo viên tổ chức HS thành các nhóm dựa trên sở thích, khả năng của các em đồng thời cần hỗ trợ các em về kiến thức, kỹ năng nghiên cứu khi các em cần. Hình thức này cũng đòi hỏi thời gian thực hiện lâu dài vì vậy việc động viên các em và duy trì nhu cầu khám phá, tìm hiểu cũng là nhiệm vụ cần thiết. - Hình thức giao lưu Hình thức giao lưu thực hiện trong GDHN gắn với thực tiễn hoạt động sản xuất tại địa phương cần phải thực hiện dựa trên sự hợp tác chặt chẽ vì mục tiêu giáo dục giữa nhà trường và các doanh nghiệp. Hoạt động này được thực hiện với các nội dung: + Tìm hiểu cơ sở đào tạo nghề, + Tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất + Tìm hiểu những điều kiện để thành công trong nghề + Những yếu tố liên quan đến việc chọn nghề và sự thành đạt trong nghề nghiệp sau này… + Những chính sách mới và các xu hướng đối với lao động và tuyển dụng lao động của địa phương Vì thế, đối tượng được mời để giao lưu là những chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thành đạt, những tấm gương lao động có thành tích cao, đại diện các cơ sở đào tạo, cơ sở tuyển dụng lao động, cơ quan quản lý nhà nước về lao động... - Hình thức tham quan trải nghiệm: về mục đích và nội dung, tham quan trải nghiệm có nhiều điểm giống hình thức giao lưu. Sự khác biệt nằm trong cách tổ 8
- chức: với hoạt động tham quan trải nghiệm, người học phải đích thân đến cơ sở để quan sát, tìm hiểu những thông tin về cơ sở, về người lao động, về nghề... - Hình thức tham gia lao động tại một cơ sở cụ thể Hình thức này sẽ được thực hiện khi HS đã có định hướng nghề nghiệp cụ thể, hoặc mong muốn được trải nghiệm nghề nghiệp mà mình có dự định theo đuổi. Hoạt động này giúp HS hiểu sâu sắc hơn về nghề, đặc biệt tạo cảm xúc nghề nghiệp, cảm nhận các giá trị nghề nghiệp rõ ràng, có ý nghĩa quyết định đối với sự lựa chọn nghề sau khi học xong THPT. - Hình thức dự án Hình thức dự án trong hướng nghiệp thường gắn với việc HS xây dựng kế hoạch và thực hiện một dự án hỗ trợ hoặc phát triển một nghề truyền thống ở địa phương. Qua hoạt động này, các em tìm thấy sự gắn bó, ý thức trách nhiệm đồng thời bước đầu hình dung những công việc đầu tiên gắn với nghề truyền thống mà mình lựa chọn. Hình thức này có thể thực hiện ở lớp 10 và lớp 11 với nội dung tìm hiểu nghề. Đề tài chũng tôi triển khai theo hình thức tham quan trải nghiệm. Định hướng nghề nghiệp thông qua trải nghiệm cơ sở lao động sản xuất là trải qua, kinh qua, thâm nhập vào các cơ sở để tích lũy các thông tin, kinh nghiệm nghề nhằm định hướng việc lựa chọn nghề nghiệp thích hợp chuẩn bị cho cuộc sống của người trải nghiệm. Khi hoạt động trong môi trường này, HS sẽ được trực tiếp trải nghiệp nghề từ các nội dung tìm hiểu về vị trí, vai trò của nghề nghiệp đối với sự phát triển của địa phương mà còn có thể mở rộng nhận thức về đặc điểm nghề, các yêu cầu về phẩm chất năng lực nghề nghiệp, thẩm thấu được các giá trị nghề… Sự tác động vào nhận thức nghề nghiệp của HS là tác động trực tiếp vào tất cả các giác quan, mắt thấy, tai nghe, tay chạm. Khi đó, hoạt động giáo dục hướng nghiệp đi vào thực chất. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng cách thức giáo dục hƣớng nghiệp theo hình thức trải nghiệm ở một số trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Vinh *Qua quan sát Chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp được dạy chính thức trong trường phổ thông từ 2006. Từ đó đến nay, hoạt động giáo dục hướng nghiệp đã có những bước tiến dài cả về lượng và chất. Rất nhiều cách thức, phương pháp mới được giáo viên, các cơ sở giáo dục áp dụng. Nhìn trên tổng thể ở địa bàn thành phố 9
- Vinh từ năm 2022 trở về trước, giáo dục hướng nghiệp theo hình thức trải nghiệm ở trường THPT được triển khai theo các cách cơ bản sau: - Tổ chức trải nghiệm hướng nghiệp qua các câu lạc bộ, đội nhóm năng khiếu. Hình thức này gắn với sinh hoạt Đoàn và phong trào thanh niên nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho tuổi trẻ, phát hiện và rèn luyện năng khiếu cho HS, từ đó định hướng nghề nghiệp. Những năm gần đây, ở thành phố Vinh nở rộ các câu lạc bộ, đội nhóm. THPT chuyên Phan Bội Châu có các câu lạc bộ PIC- vẽ minh họa, PPS- chụp ảnh, PET- thiết kế thời trang... THPT Huỳnh Thúc Kháng có các câu lạc bộ HGC- âm nhạc, BOC- nhảy, F&B Club- thời trang, nhóm bút HTK... Ở THPT Lê Viết Thuật có các câu lạc bộ LMC- Lê Viết Thuật Media Club, LSC- Le Viet Thuat Science and Technology Club... - Tổ chức trải nghiệm hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khóa. Hình thức này thường do GVCN hoặc tổ chuyên môn phối hợp thực hiện, chẳng hạn ngoại khóa tham quan Trạm điện (Hưng Đông) của nhóm Vật lí, Dự án làm bình chữa cháy mini của nhóm Hóa học trường THPT Hà Huy Tập - Tổ chức trải nghiệm hướng nghiệp qua các hội thi. Hình thức này thường do Đoàn trường, nhà trường tổ chức. Có thể kể đến như cuộc thi Hình ảnh trường Hà trong tôi- thi đồ họa năm 2021 ở trường THPT Hà Huy Tập; thi sáng tác pano chủ đề Teacher’s day năm ở trường THPT Hà Huy Tập ; thi thiết kế Logo ở trường chuyên Phan Bội Châu năm 2018; hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tổ chức vào đầu tháng 10 hàng năm ở hầu hết các trường. *Qua khảo sát Tiến hành khảo sát các giáo viên chủ nhiệm trên địa bàn thành phố Vinh qua mẫu https://forms.gle/v9YXtjS4rH8oHG7e7 với 3 câu hỏi, có 72 câu trả lời như sau: 10
- Thống nhất như kết quả quan sát, kết quả khảo sát cho thấy các GVCN đề cao hoạt động trải nghiệm và thường xuyên tổ chức (65,3%). Tuy nhiên hình thức trải nghiệm tại cơ sở lao động sản xuất chưa được tổ chức nhiều (chỉ 15,3%), đây là con số khiêm tốn, đặc biệt đặt trong môi trường thành phố Vinh- một địa bàn thuận lợi cho việc tổ chức trải nghiệm hướng nghiệp. Ngẫu nhiên đó là con số mà các GV phản ánh về chủ trương nhà trường đối với hoạt động này. Từ quan sát và khảo sát có thể thấy, các trường trên địa bàn thành phố Vinh đều xác định tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với công tác hướng nghiệp. Thông qua trải nghiệm, HS khám phá được đầy đủ hơn về bản thân trên nhiều phương diện: sở thích, cá tính, khả năng... Sự nhận thức bản thân là yếu tố quan trọng để định hướng chọn nghề phù hợp, và sự phù hợp nghề nghiệp là yếu tố then chốt để thành công trong nghề. Tất cả những người làm hướng nghiệp đều ít nhất một lần giới thiệu cho HS lí thuyết cây nghề nghiệp bởi đó là phần lí thuyết dễ hiểu và tác động sâu sắc. 11
- Tuy nhiên, hoạt động trải nghiệm tìm hiểu cơ sở lao động sản xuất chưa được nhà trường và GVCN quan tâm nhiều. Điều đó cũng có nghĩa là công tác hướng nghiệp mới đi nửa chặng đường. Trở lên trên, ở phần lí thuyết chúng ta đã đề cập đến các 3 nội dung chính của hoạt động hướng nghiệp: (1) HS tìm hiểu bản thân và những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn hướng học, chọn nghề của bản thân (2) HS tìm hiểu nghề nghiệp (3) HS xây dựng kế hoạch nghề nghiệp Hầu hết các hoạt động trải nghiệm đã tiến hành mới chỉ dừng lại ở việc HS khám phá bản thân và rèn luyện năng khiếu. Quá trình hướng nghiệp dang dở dẫn đến thực trạng HS chọn trường theo ý mình (chỉ theo năng khiếu, sở thích), hoặc theo ý bố mẹ (theo truyền thống gia đình hoặc nhu cầu xã hội) mà không tính đến tất cả các yếu tố một cách toàn diện. Mặt khác, nhiều HS cũng không xây dựng được kế hoạch nghề cho bản thân. Những hậu quả sau đó người lao động và xã hội gánh chịu là một điều đáng tiếc. 12
- 1.2.2. Thực trạng giáo viên chủ nhiệm định hƣớng nghề cho HS qua trải nghiệm thực tiễn lao động sản xuất ở trƣờng THPT Hà Huy Tập - Bối cảnh của trường THPT Hà Huy Tập Trường THPT Hà Huy Tập thành lập năm 1975. Năm học 2021-2022 trường có 43 lớp với hơn 1850 HS. Năm học 2022-2023 trường có 44 lớp với gần 2000 HS và 105 cán bộ giáo viên. HS trường THPT Hà Huy Tập đa phần có hộ khẩu các phường xã phía tây và bắc thành phố Vinh. Trong nhiều năm gần đây, điểm chuẩn tuyển sinh vào trường đứng ở nhóm đầu của tỉnh. Trường đóng trên địa bàn thành phố Vinh- là trung tâm của tỉnh Nghệ An, cũng là trung tâm về kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa của vùng Bắc trung bộ. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, các chương trình liên kết phối hợp giáo dục. Những năm gần đây, chương trình nhà trường luôn chú trọng đào tạo con người toàn diện. Các kế hoạch hoạt động chú trọng nhiều đến mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực người học. Giáo dục hướng nghiệp là một trong những nội dung trọng tâm và là một điểm sáng của trường. Các câu lạc bộ, đội nhóm được mở rộng với mục tiêu bồi dưỡng năng khiếu và định hướng nghề nghiệp cho HS (như câu lạc bộ Vinh 2 Media, câu lạc bộ Ghita, Nhóm bút Vinh 2...). Trường có chương trình liên kết với trường nghề, trung tâm du học- xuất khẩu lao động để dạy ngoại ngữ cho HS (liên kết với trường Cao đẳng nghề Việt Nam- Hàn Quốc để dạy tiếng Hàn miễn phí, liên kết với công ty Toàn Cầu để dạy tiếng Đức trình độ B1 cho HS). Trong công tác chuyên môn, một số tổ bộ môn cũng xây dựng chuyên đề học tập trải nghiệm như: Tham quan trạm điện Hưng Đông (môn Vật lí), tham quan cơ sở ... Nhìn chung, hoạt động trải nghiệm được nhà trường chú trọng, đầu tư. - Thực trạng giáo viên chủ nhiệm định hướng nghề cho HS qua trải nghiệm thực tiễn lao động sản xuất ở trường THPT Hà Huy Tập Trường THPT Hà Huy Tập là một trong những trường có quy mô HS, quy mô lớp thuộc vào trường lớn của tỉnh Nghệ An. Đội ngũ 44 giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm, đã và đang thực hiện tốt vai trò theo điều lệ trường phổ thông. Trong công tác hướng nghiệp, các thầy cô đã có nhiều đổi mới, vận dụng nhiều hình thức, phương pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục. Tuy vậy, trải nghiệm thực tiễn lao động sản xuất vẫn là một hình thức khá mới mẻ. Năm học 2021-2022, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 42 giáo viên chủ nhiệm ở 3 khối lớp 10, 11, 12 theo https://forms.gle/qGCKavuzJ3ESeGk78 về vấn đề này. Chúng tôi nhận được 42 câu trả lời. 13
- Kết quả như sau: Qua khảo sát, có thể thấy rằng, tất cả (100%) GVCN đều nhận thức sâu sắc, đầy đủ tầm quan trọng, cần thiết của hoạt động tham quan, trải nghiệm đối với giáo dục hướng nghiệp. Tuy nhiên, chỉ 33,3% GVCN tổ chức hoạt động này- mặc dù con số này cao hơn các trường trên địa bàn (15.3%) nhưng vẫn là con số khá khiêm tốn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc GVCN chưa tổ chức hoạt động tham quan trải nghiệm cho HS. Những khó khăn được phản ánh qua khảo sát (bảng sau) Khó khăn lớn nhất mà GVCN gặp phải là khâu đảm bảo được an toàn cho HS (e ngại sự nguy hiểm cho HS). Đây cũng là tâm lí dễ hiểu vì HS phải di chuyển trên đường đến cơ sở, HS phải tham quan trong một số nhà xưởng, nhà máy... Khó khăn thứ hai là việc liên hệ với cơ sở nơi HS đến tham quan. Và thứ đến là vấn đề tài chính, ở đây là các khoản chi cho HS như học liệu, nước uống, bồi dưỡng cho người thuyết minh, thuê xe. Trước khi thực hiện đề tài, chúng tôi cũng gặp những khó khăn trên, và đã tìm được chìa khóa cho vấn đề. 14
- 2. Cách thức tổ chức trải nghiệm thực tiễn lao động sản xuất để định hướng nghề cho học sinh THPT 2.1. Lập kế hoạch tham quan trải nghiệm 2.1.1. Điều kiện xây dựng kế hoạch Để tổ chức hoạt động này, về mặt nguyên tắc, cần phải có những điều kiện tối thiểu sau: - Điều kiện thứ nhất: có nguồn kinh phí để tổ chức tham quan. Nguồn kinh phí có thể lấy từ ngân sách của nhà trường dành cho hoạt động trải nghiệm (nếu có) hoặc do HS đóng góp hoặc từ Hội cha mẹ HS hỗ trợ. Nguồn kinh phí được dùng để chi trả cho báo cáo viên, hướng dẫn. - Điều kiện thứ hai: có CSSX hoặc nhà máy, doanh nghiệp hoặc công ty đóng ở địa phương, không cách trường quá xa, và họ đồng ý cho HS đến tham quan. - Điều kiện thứ ba: có người của CSSX, nhà máy, doanh nghiệp, hoặc công ty được cử ra làm báo cáo viên hoặc hướng dẫn viên; - Điều kiện thứ tư: nhà trường hoặc GV bố trí được thời gian để HS tham quan. Khi các điều kiện trên được đáp ứng là khi toàn bộ khó khăn mà GVCN gặp phải trong quá trình tổ chức tham quan trải nghiệm được hóa giải. Chìa khóa của vấn đề đã nêu ở thực trạng là việc lựa chọn cơ sở nào, đóng ở đâu để dễ liên hệ và được hỗ trợ, di chuyển gần đảm bảo an toàn và không phải chuyên chở, ít kinh phí. 15
- Chúng tôi đưa vào kế hoạch các cơ sở đóng trên địa bàn thành phố Vinh. Vinh là thành phố trung tâm của tỉnh Nghệ An, tập trung các cơ sở kinh doanh dịch vụ như ngân hàng, bảo hiểm, siêu thị, rạp chiếu phim..., gần với các cơ sở nhà máy ở khu công nghiệp Bắc Vinh, các trang trại, nhà vườn của vùng rau Hưng Đông, vùng cây cảnh Nghi Ân... Trong số các cơ sở đó, chúng tôi lựa chọn các nhà máy, doanh nghiệp có phụ huynh làm việc, công tác (trước hết hướng đến những người làm quản lí). Sự lựa chọn số hai là các cơ sở có HS cũ của GVCN, HS cũ của trường công tác. Ngoài ra, GVCN còn vận dụng các mối quan hệ khác để liên hệ cơ sở. Do tìm được các cơ sở như vậy nên chúng tôi được sự phối hợp nhiệt tình, hiệu quả và không mất chi phí trải nghiệm. 2.1.2. Các nội dung trong kế hoạch - Nội dung thứ nhất: Mục đích, yêu cầu tham quan: Mỗi đợt tham quan trải nghiệm hướng tới những mục đích và yêu cầu đặc thù, tuy nhiên, về đại thể, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp mà chúng tôi tổ chức tập trung mấy mục đích sau đây: + HS nêu được đặc điểm, điều kiện, môi trường làm việc của nghề. + HS thu thập được thông tin cần thiết về lao động nghề nghiệp của đơn vị. + HS tôn trọng người lao động và sản phẩm nghề nghiệp. + HS lập kế hoạch nghề nghiệp sau trải nghiệm. - Nội dung thứ 2: Lựa chọn và xác định địa điểm tham quan: Trường THPT Hà Huy Tập đóng trên địa bàn thành phố Vinh, do đó rất thuận lợi trong việc lựa chọn và xác định địa điểm tham quan bởi có rất nhiều cơ sở, nhà máy, xí nghiệp trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề lao động. Trên thực tế, chúng tôi chọn điểm tham quan là các cơ sở đại diện cho từng lĩnh vực nghề nghiệp. + Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kinh doanh, dịch vụ: chúng tôi chọn điểm tham quan là một chi nhánh ngân hàng (cụ thể là Ngân hàng Quốc tế VIB chi nhánh Hưng Bình). Đây là ngành nghề tiêu biểu cho lĩnh vực, điểm tham quan cách trường 01 km. + Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, chúng tôi chọn điểm tham quan là nhà máy Gạch Granit Trung Đô ở khu công nghiệp Bắc Vinh. Đây là nhà máy sản xuất có dây chuyền khá hiện đại, nhà xưởng rộng, HS có thể quan sát dễ dàng, điểm tham quan cách trường 4 km. + Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tổng hợp, chúng tôi chọn điểm tham quan 16
- là Công ty vận tải và dịch vụ xăng dầu PTS. Đúng như tên gọi công ty, địa điểm tham quan này có nhiều loại hình, nhiều lĩnh vực, nhiều sản phẩm như: giáo dục (dạy lái xe, thi lấy bằng lái), kinh doanh (các sản phẩm xăng dầu), sửa chữa (xe, cơ khí), vận tải, hành chính... Vì vậy, HS có điều kiện trải nghiệm đa dạng, phong phú. + Trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, giải trí, chúng tôi chọn hoạt động biểu diễn sân khấu tại nhà hát Dân ca Nghệ An để trải nghiệm. Đến đây, HS sẽ được quan sát người lao động và sản phẩm lao động đa dạng: người lao động nghệ thuật, người phục vụ, người lao động kĩ thuật... HS tham quan trải nghiệm tại nhà hát Dân ca Nghệ An + Trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng tôi chọn trang trại hoa cây cảnh Hải Triều ở xóm 2 xã Nghi Ân. Địa chỉ này cách trường 5 km, vườn rộng 5000m2, có người lao động và sản phẩm lao động để HS tìm hiểu. Như vậy, lựa chọn và xác định điểm tham quan phải là những CSSX tương đối khang trang, sản xuất và doanh thu có hiệu quả, được nhiều người biết đến, có người lãnh đạo nhiệt tình với sự nghiệp giáo dục. - Nội dung thứ 3: Thời gian dự định tổ chức tham quan. + Thời gian: ngày/tháng + Thời lượng: 1 buổi, 2 buổi... - Nội dung thứ 4: cốt lõi tham quan: + Các ngành nghề tại cơ sở; + Đội ngũ lao động của cơ sở ở từng trình độ; + Các loại sản phẩm do cơ sở làm ra; + Giá trị sản phẩm, năng suất lao động, dây chuyền sản xuất, trình độ trang thiết bị lao động; + Phương pháp và điều kiện lao động; 17
- + Những yêu cầu, đòi hỏi đối với người lao động ở cơ sở về trình độ kiến thức, kĩ năng, tay nghề, sức khỏe… + Chế độ lương, thưởng, ưu đãi đối với người lao động giỏi; + Điều kiện để được tham gia tuyển dụng và triển vọng phát triển của cơ sở… - Nội dung thứ 5: Các bước tổ chức: + Địa điểm tập trung HS: ở trường/ tại cơ sở + Phương tiện di chuyển của HS: tự túc/ có xe đưa đón + Người phụ trách: + Người hỗ trợ + Người hướng dẫn, giới thiệu 2.2. Liên hệ với cơ sở lao động sản xuất Đây là bước thứ hai mang tính chất chính thức- sau khi xây dựng kế hoạch. Còn trên thực tế, để xây dựng được kế hoạch, chúng tôi đã phải liên hệ trước với cơ sở để đặt vấn đề phối hợp. Nếu nhận được sự đồng ý hợp tác, hỗ trợ từ ban lãnh đạo cơ sở, chúng tôi mới lập kế hoạch triển khai. Việc liên hệ với cơ sở lần này là gặp gỡ, trao đổi với người sẽ hướng dẫn trải nghiệm, tham quan. Trong nhiều nội dung trao đổi, cần nhấn mạnh các điểm sau đây: - Thời gian tham quan: ở đây là mốc thời gian và thời lượng. - Thống nhất nội dung tham quan trải nghiệm: theo khung mà giáo viên soạn, phù hợp với mục đích của hoạt động và phù hợp với thực tế cơ sở. - Thống nhất trình tự tham quan và bố trí người hướng dẫn cụ thể ở từng khâu, từng công đoạn hay từng phân xưởng, phòng ban... - Chọn hình thức kết thúc buổi tham quan (họp chung lại để tổng kết buổi tham quan hoặc tự giải tán sau khi HS tham quan, nộp phiếu tham quan. Cách đánh giá trực tiếp buổi tham quan, có thể giáo viên nhận xét hay người hướng dẫn của cơ sở phát biểu thêm)... Chẳng hạn, chúng tôi trao đổi với người hướng dẫn ở ngân hàng Quốc tế VIB các nội dung: + Sẽ tìm hiểu thông tin một chi nhánh ngân hàng bao gồm những bộ phận, phòng ban nào (giao dịch, dịch vụ khách hàng cá nhân, dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, giao dịch tín dụng, thẻ, banca ...) 18
- + Sẽ quan sát công việc của bộ phận dịch vụ khác hàng (giao dịch tiền tại quầy, làm sổ tiết kiệm.... ) + Sẽ trò chuyện với một vài nhân viên ngân hàng về phẩm chất cần có của nhân viên ngân hàng, về thu nhập... 2.3. Tổ chức tham quan trải nghiệm Đây là bước trọng tâm của chương trình, bao gồm 4 hoạt động. 2.3.1. Hoạt động 1: Tổ chức cho HS đến cơ sở - Tổ chức lớp đến địa điểm tham quan. Tất cả các địa điểm chúng tôi chọn lựa đều trong địa bàn thành phố Vinh, do đó chúng tôi chọn hình thức HS tự đến địa điểm bằng phương tiện cá nhân. HS được chỉ dẫn rõ ràng đường đi, địa chỉ tham quan và địa điểm tập kết đầu buổi. - Tập trung HS để điểm danh, phổ biến mục đích, yêu cầu buổi tham quan trải nghiệm. Điều quan trọng nhất GV phụ trách đặc biệt lưu ý HS là giữ trật tự, vệ sinh và an toàn trong quá trình tham quan. GV phụ trách yêu cầu HS ghi chép những thông tin nghề thu thập được theo phiếu. Đến tham quan nhà máy gạch Granit Trung Đô, HS chuẩn bị phiếu theo mẫu sau: PHIẾU THAM QUAN 1. Tên cơ sở sản xuất: nhà máy gạch Granit Trung Đô 2. Địa chỉ của cơ sở sản xuất: Khu công nghiệp Bắc Vinh, đường Đặng Thai Mai 3. Người lãnh đạo cơ sở sản xuất:........................................................................ 4. Đối tượng lao động:.......................................................................................... 5. Nội dung lao động: ........................................................................................... 6. Công cụ lao động: .......................................................................................... 7. Điều kiện lao động: ...................................................................................... 8. Các sản phẩm lao động: .................................................................................. 9. Năng suất lao động: ....................................................................................... 10. Lương và phụ cấp: ..................................................................................... 11. Những chống chỉ định y học: ..................................................................... Vinh, ngày..... tháng...... năm Người ghi phiếu Trong một cơ sở có nhiều chuyên môn, phân xưởng, phòng ban khác nhau. GV yêu cầu HS chỉ lập phiếu đối với một chuyên môn hoặc một nghề nào đó mà các em quan sát kĩ, các em hứng thú, các em có điều kiện phỏng vấn người lao động ở lĩnh vực đó. 19
- HS tập trung và tham quan tại phân xưởng đánh bóng, phân xưởng đóng gói sản phẩm ở nhà máy gạch Granit Trung Đô 2.3.2. Hoạt động 2: Nghe giới thiệu cơ sở lao động sản xuất - Cán bộ của cơ sở lao động, sản xuất giới thiệu về cơ sở mình theo các nội dung đã thống nhất với giáo viên. Trở lên trên, chúng ta đã trải qua bước 2- bước liên hệ với cơ sở sản xuất. Tại đó, GVCN đã gặp gỡ, trao đổi với nhân viên, cán bộ của cơ sở. Có thể sẽ phát sinh một vài vấn đề như về thời gian (quá thời lượng), về sự hứng thú của HS (thích hoặc không thích vì nhân viên cơ sở có thể không phải là người thuần thục kĩ năng nói trước đám đông), về không gian hạn chế- số lượng HS đông trong điều kiện nhà máy, công xưởng hoạt động ồn ào, doanh nghiệp vướng bận khách hàng giao dịch....). Khắc phục tình trạng này, GVCN phải khéo léo dặn dò, nhắc nhở HS ứng xử có văn hóa. Nhân viên ngân hàng Quốc tế VIB giới thiệu về mô hình, tổ chức ngân hàng, HS quan sát hoạt động của cán bộ ngân hàng (bộ phận giao dịch) - Để không khí học tập trải nghiệm sôi nổi, GVCN có thể định hướng cho HS, sau phần trình bày của đại diện cơ sở, HS có thể đặt câu hỏi để có thêm thông tin về 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 56 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Vật lý ở trường phổ thông
39 p | 91 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại các dạng bài tập trong chương 2 Hóa 10 - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn
32 p | 22 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học theo nhóm phần Vẽ kĩ thuật - Công nghệ 11
37 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 46 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia chuyên đề Sinh thái học
39 p | 15 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh một số kiến thức phần nhiệt học gắn với hoạt động hướng nghiệp
30 p | 26 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học STEM chủ đề Cacbohidrat
35 p | 6 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học dự án chương Khúc xạ ánh sáng - Vật lý 11 góp phần bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh THPT
63 p | 55 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10
19 p | 46 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn