intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức trò chơi ô chữ nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh lớp 10 trường THPT Thái Hoà

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Tổ chức trò chơi ô chữ nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh lớp 10 trường THPT Thái Hoà" được hoàn thành với mục tiêu nhằm thiết kế và tổ chức trò chơi ô chữ sử dụng ở bước hình thành kiến thức mới trong kế hoạch dạy học nhằm triển năng lực tự chủ, tự học cho học sinh lớp 10 cấp THPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức trò chơi ô chữ nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh lớp 10 trường THPT Thái Hoà

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT THÁI HOÀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “TỔ CHỨC TRÒ CHƠI Ô CHỮ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ CHỦ VÀ TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT THÁI HOÀ” Lĩnh vực: LL&PPDH Môn Sinh học Giáo viên: 1. Nguyễn Thị Huyền 2. Phạm Thanh Chung Năm 2024
  2. MỤC LỤC 1
  3. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GV Giáo viên HS Học sinh NL Năng lực TC -TH Tự chủ - tự học PPDH Phương pháp dạy học THPT Trung học phổ thông Nhận biết NB Thông hiểu TH Vận dụng VD Vận dụng cao VDC 2
  4. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Xuất phát từ mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo của nước ta trong giai đoạn hiện nay Nghị quyết 29 – NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương xác định “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”. Từ đó xác định nội dung giáo dục phổ thông mới theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Vì vậy, tại kết luận của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Khoá IX cũng đã khẳng định, cần phải “Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, tăng cường giáo dục tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự tu dưỡng, tự tạo việc làm. Tăng cường giáo dục hướng nghiệp, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của đất nước và các địa phương, vùng, miền. Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học xã hội, nhân văn, nhất là các môn học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”. 1.2. Xuất phát từ tính ưu việt của việc tổ chức trò chơi ô chữ Dạy học thông qua tổ chức trò chơi là một phương thức dạy học tích cực theo tư tưởng “Lấy người học làm trung tâm”. Khi vận dụng trò chơi ô chữ sẽ hoạt động hoá hoạt động của người học qua đó HS sẽ vừa chủ động chiếm lĩnh được nội dung kiến thức, vừa hình thành và phát triển được các năng lực trong thời đại 4.0. Chủ nghĩa duy vật lịch sử xem tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội. Tính tích cực của con người biểu hiện trong hoạt động, ở HS biểu hiện trong những hoạt động khá nhau: học tập, lao động, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí trong đó học tập là hoạt động chủ đạo. 1.3 Xuất phát từ đặc điểm lứa tuổi học sinh lớp 10 THPT HS lớp 10 THPT thuộc vào giai đoạn đầu của lứa tuổi thanh niên, là lứa tuổi mộng mơ, khao khát sáng tạo, thích cái mới lạ, rất hăng hái và nhiệt tình trong công việc nhưng cũng dễ bị chán nản khi gặp thất bại, dễ chủ quan nông nổi, kiêu ngạo. Một số HS chưa có tư duy độc lập còn nặng vào tư tưởng dựa dẫm, ỷ lại bố mẹ hoặc bạn bè và khi không được đáp ứng thì thường trách cứ, so sánh sống thực dụng, vô ơn. Mặt khác lứa tuổi này được coi là giai đoạn quan trọng trong phát triển năng lực, trí tuệ, khả năng tư duy độc lập. Nếu định hướng đúng sẽ đạt được hiệu quả phát triển NL toàn diện. 1.4. Xuất phát từ yêu cầu và thực trạng phát triển năng lực tự chủ tự học cho học sinh trung học phổ thông ở nước ta Năng lực tự chủ, tự học là một trong những năng lực rất cần thiết đối với HS ngay khi còn đi học, học là một quá trình diễn ra thường xuyên liên tục và lâu dài. Để theo kịp tiến bộ cùng với thời đại 4.0 này ngoài tiếp thu kiến thức từ GV, HS cần nâng cao vai trò tự học. Tự học là một yếu tố quan trọng dẫn đến việc HS chiếm lĩnh tri thức có thành công hay không. Vì vậy việc phát triển NL tự học cho HS là tất yếu, là yêu cầu mang tính đột phá theo định hướng của UNESCO gồm bốn trụ cột đó là “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Trên thực tế, HS cấp THPT hiện nay còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn trong việc tự học, tự chủ. Vì vậy cần hình thành và phát triển năng lực này ngay từ lớp 10 cấp THPT. Quá trình dạy học là một chuỗi các hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS được đan xe và tương tác với nhau trong khoảng không gian và thời gian nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ học. Quá trình dạy được hình dung như một hệ thống tương tác của 6 thành tố cơ bản trên để đạt kết quả tối ưu. 3
  5. Là giáo viên dạy môn Sinh học, nhận thấy trong quá trình giảng dạy việc tổ chức trò chơi ô có sức hấp dẫn kì lạ, không đơn thuần là phương tiện giải trí bổ ích mà qua đó giúp học sinh dễ hiểu, dễ khắc sâu kiến thức, nắm được một số kĩ năng quan trọng điều đặc biệt hơn cả là qua tổ chức trò chơi ô chữ sẽ kích thích học sinh học tập, các em sẽ lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng, độc lập, tự tìm kiếm tri thức, tự củng cố nội dung một cách vững vàng, tạo niềm say mê, hứng thú hơn trong giờ học môn Sinh học để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học môn Sinh học nói riêng nên chúng tôi chọn đề tài này. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Thiết kế và tổ chức trò chơi ô chữ sử dụng ở bước hình thành kiến thức mới trong kế hoạch dạy học nhằm triển năng lực tự chủ, tự học cho học sinh lớp 10 cấp THPT. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Quy trình tổ chức trò chơi ô chữ cho HS lớp 10 THPT Thái Hoà. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng và nhà nước về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo. - Nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình giáo dục phổ thông hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. - Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của dạy học thông qua tổ chức trò chơi. - Thiết kế và tổ chức thực hiện quy trình sử dụng trò chơi ô chữ nhằm hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học cho học sinh lớp 10 cấp THPT. - Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực tự chủ, tự học cho học sinh ở trường THPT Thái Hoà. - Thực nghiệm sư phạm nhằm khảo sát, đánh giá hiệu quả đề tài. 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu như xây dựng được quy trình tồ chúc trò chơi ô chữ thì sẽ phát triển được năng lực tự chủ, tự học cho học sinh ở trường THPT Thái Hoà. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về lý luận và phương pháp tổ chức trò chơi, nghiên cứu các thành tố của năng lực tự chủ tự học để làm nền tảng xây dựng cơ sở lí luận của đề tài. 6.2. Phương pháp điều tra cơ bản Chúng tôi đã khảo sát 220 giáo viên và 630 học sinh ở các trường trung học trên địa bàn thị xã Thái Hoà, tỉnh Nghệ An. Điều tra thực trạng việc tổ chức hoạt động dạy học thông qua tổ chức trò chơi nhằm phát triển được năng lực tự chủ, tự học cho học sinh thông qua phiếu điều tra, trao đổi, phỏng vấn giáo viên, học sinh cùng với tham khảo kế hoạch bài dạy và vở ghi của học sinh. 6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài . 4
  6. Trong quá trình thực nghiệm có thảo luận với giáo viên đứng lớp để thống nhất nội dung và phương pháp hoạt động. 6.4. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng Data Analysis/Descriptive Statistics trong Excel để tính các tham số thống kê như: điểm trung bình, Mode, trung vị, độ lệch chuẩn để xử lí các kết quả điều tra và thực nghiệm sư phạm. 7. CÁC ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Làm sáng tỏ được cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học thông qua tổ chức trò chơi nhằm phát triển được năng lực tự chủ, tự học cho học sinh. Thiết kế được quy trình chuẩn, gọn, dễ hiểu nhằm lồng ghép trò chơi ô chữ trong khâu hình thành kiến thức mới để phát triển năng lực tự học cho học sinh là tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp có thể áp dụng trong quá trình dạy học. Xây dựng được bảng tiêu chí đánh giá kết quả vận dụng trò chơi để phát triển năng phát triển được năng lực tự chủ, tự học cho học sinh. 8. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Vận dụng thiết kế và tổ chức quy trình sử dụng trò chơi ô chữ nhằm phát triển được năng lực tự chủ, tự học cho học sinh lớp 10 THPT Thái Hoà. 9. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 9.1. Ở nước ngoài 5
  7. 9.2. Ở Việt Nam Điểm qua các kết quả nghiên cứu trên cho thấy tổ chức các trò chơi dạy học đã và đang được quan tâm. Những công trình nghiên cứu nêu trên là cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài này. 10. KẾ HOẠCH VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Thời gian Nội dung Viết đề cương và triển khai sáng kiến trong giai đoạn thử nghiệm, Tháng 9/2023 – 12/2023 khảo sát và đánh giá kết quả đạt được. Tiếp tục áp dụng sáng kiến để kiểm định độ tin cậy của các giải Tháng 12/2023–03/2024 pháp đề ra. Tháng 4/2024 Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm. 6
  8. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm liên quan a. Trò chơi Trò chơi là một hình thức có cấu trúc của việc chơi đùa, thường thực hiện nhằm mục đích giải trí hay vui vẻ và đôi khi được sử dụng như một công cụ giáo dục. b. Trò chơi ô chữ Trò chơi ô chữ là hình thức người tổ chức đưa ra những ô vuông để trống, yêu cầu người chơi phải điền cho đúng những chữ mà người tổ chức đã gợi ý cho mỗi ô chữ bằng một “chìa khóa”. Căn cứ vào “chìa khóa” và năng lực của bản thân người chơi có thể hoàn thành ô chữ. Hình 1. Mẫu ô chữ c. Khái niệm năng lực Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 đã đưa ra “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.” Từ đó đề ra các PPDH, quy trình, nguyên tắc,… phù hợp nhằm phát triển năng lực cho HS THPT [2]. d. Năng lực tự chủ, tự học - Tự chủ: + Tự chủ là làm chủ bản thân mình, “tự” nghĩa là tự bản thân mình làm việc gì đó, tự mình điều chỉnh hành vi, suy nghĩ còn “chủ” được hiểu là chủ quyền, sự dân chủ. Hiểu một cách đơn giản nhất, tự chủ là khả năng tự bản thân mình sẽ đưa ra những quyết định sáng suốt, xuất phát từ chính bản thân mà không chịu sự tác động hay ép buộc của bất kỳ ai. Tự chủ cũng được thể hiện qua hành động, lời nói, tình cảm của mỗi cá nhân. Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; biết giúp đỡ người sống ỷ lại vươn lên để có lối sống tự lực. + Những biểu hiện của tự chủ: ++ Phong thái bình tĩnh, tự tin để có thể tiếp nhận và giải quyết mọi vấn đề 1 cách khoa học nhất. ++ Kiểm soát tốt được cảm xúc và làm chủ được các hành vi của mình. ++ Nghiêm khắc với chính bản thân bằng những việc như: Tự suy nghĩ, nhìn nhận và kiểm điểm lại bản thân của mình nếu phạm sai lầm, không sợ sai và không hề có ý né tránh. 7
  9. ++ Cách xử lý tình huống và giao tiếp với mọi người hằng ngày khéo léo, uyển chuyển, nhẹ nhàng nhưng mang lại hiệu quả cao. - Tự học: + Tự học là quá trình mà ở đó một cá nhân chủ động tìm kiếm kiến thức, kỹ năng, hoặc thông tin mà không cần đến sự giảng dạy trực tiếp từ giáo viên hay tham gia một khóa học cụ thể nào. Quá trình tự học đòi hỏi sự chủ động, tự giác và kỷ luật cao từ người học, cũng như khả năng tự đặt ra mục tiêu học tập, lên kế hoạch học tập, tìm kiếm và sử dụng nguồn học liệu, và đánh giá kết quả học tập của bản thân. + Những biểu hiện của tự học: ++ Chủ động tìm kiếm kiến thức. ++ Xác định mục tiêu học tập rõ ràng. ++ Tự lập kế hoạch và tổ chức thời gian học tập. ++ Áp dụng các phương pháp học tập hiệu quả. ++ Tích cực tham gia vào các cộng đồng học tập. ++ Tự đánh giá và phản hồi. ++ Duy trì động lực và kỷ luật cá nhân. ++ Sẵn sàng thích nghi và học hỏi từ thất bại. - Các mức độ phát triển của năng lực tự chủ, tự học của học sinh ở 6 mức độ thể hiện bằng hình 2. Hình 2. 6 mức độ phát triển năng lực tự chủ tự học của học sinh 8
  10. - Báo cáo về sự tiến bộ của học sinh trong phát triển năng lực tự chủ và tự học qua hình 3. Hình 3. Sự tiến bộ của học sinh qua phát triển năng lực tự chủ tự học của học sinh 1.1.2. Quy trình dạy học thông qua tổ chức trò chơi ô chữ - Giai đoạn 1. Xây dựng trò chơi ô chữ Hình 4. Bốn bước trong xây dựng trò chơi ô chữ 9
  11. - Giai đoạn 2. Tổ chức trò chơi Hình 5. Ba bước tổ chức trò chơi 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Mục đích, đối tượng, nội dung và phương pháp điều tra * Mục đích điều tra: Nhằm tìm hiểu thực trạng về dạy học phát triển NL TC-TH và vận dụng dạy học kết hợp trò chơi ô chữ nhằm phát triển NL TC-TH ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Thái Hoà và huyện Nghĩa Đàn, trên cơ sở đó xác định luận cứ thực tiễn cho đề tài. * Đối tượng điều tra: GV và HS thuộc một số trường THPT trên bàn thị xã Thái hoà và huyện Nghĩa Đàn. * Nội dung điều tra: - Đối với GV: Điều tra tình hình phát triển năng lực TC-TH cho HS ở các trường phổ thông. Thực trạng dạy học phát triển NL TC -TH ở trường THPT. Điều tra quan điểm của GV về phát triển năng lực tự chủ, tự học thông qua tổ chức trò chơi ô chữ cho HS cấp trung học tại Thị xã Thái Hoà, tỉnh Nghệ An. - Đối với HS: Điều tra về nhận thức và mong muốn của học sinh về phát triển năng lực phát triển năng lực tự chủ, tự học thông qua tổ chức trò chơi ô chữ. * Phương pháp điều tra: Sử dụng bảng hỏi, các câu hỏi được thiết kế vào phiếu và gửi trực tiếp hoặc gián tiếp qua công cụ hỗ trợ https://forms.gle cho GV và HS cần khảo sát: - GV qua địa chỉ: https://bom.so/qz5ATw - HS qua địa chỉ: https://bom.so/vzeEIc Các câu hỏi điều tra gồm câu hỏi đóng, mở, nhiều phương án lựa chọn, có nội dung dễ hiểu, rõ ràng, logic để đảm bảo tính khách quan. Tính điểm trung bình ̅ bằng phần mềm Ecel. 𝑋 Chúng tôi đã tiến hành điều tra trong năm học 2023 - 2024 với số lượng GV và HS được khảo sát trên các địa bàn cụ thể như sau: Số GV Số HS Số trường STT Địa bàn khảo sát được được Ghi chú khảo sát khảo sát khảo sát 1 Thị xã Thái Hoà 3 136 420 THPT Thái Hoà, Tây Hiếu, Đông Hiếu 2 Huyện Nghĩa Đàn 2 84 210 THPT Cờ Đỏ, 1/5 Tổng 5 220 630 Bảng 1. Số lượng trường học, GV và HS được khảo sát 10
  12. 1.2.2. Kết quả điều tra a. Điều tra tình hình phát triển năng lực tự chủ, tự học cho học sinh ở các trường phổ thông. Bảng 2. Kết quả khảo sát giáo viên Từ kết quả điều tra trên ta thấy có 100% GV được hỏi đã lồng ghép năng lực tự học vào bài giảng của mình, tuy nhiên tỉ lệ giảm dần ở các mức độ phát triển tiếp theo, đặc biệt về mức độ 6 tự học, tự hoàn thiện chỉ có 12 GV được hỏi sử dụng được chiếm 5,5%→ Điều này cho thấy GV đã quan tâm đến năng lực TH – TC nhưng để phát triển và hoàn thiện năng lực này vẫn còn là vấn đề cần giải quyết. b. Thực trang chung về mức độ phát triển năng lực tự chủ, tự học thông qua tổ chức trò chơi ô chữ cho HS cấp trung học tại Thị xã Thái Hoà, tỉnh Nghệ An. Kết quả thu được trong câu hỏi số 2 của phiếu khảo sát GV cho thấy, 27 GV sử dụng thường xuyên trong thiết kế bài dạy (chiếm 12%) chủ yếu là các GV dạy môn Lý, Hoá, Tiếng Anh, Sinh, Công nghệ 10, 64 GV sử dụng không thường xuyên trong thiết kế bài dạy (chiếm 29%), 129 GV chưa từng sử dụng (chiếm 58,7%). Như vậy GV đã làm quen dần dạy học phát triển NL TC -TH nhưng chưa sâu và rộng chủ yếu ở các môn học đặc thù. Tổ chức trò chơi ô chữ trong hoạt động dạy học đã có sự thay đổi nhiều theo chiều hướng tích cực về chất lượng dạy học, với sự chuẩn bị chu đáo về thiết kế, tổ chức trò chơi của giáo viên, giờ học đã không còn cứng nhắc, đơn điệu, truyền đạt kiến thức một chiều mà giờ học đã trở nên sinh động, học sinh tích cực tham gia xây dựng bài. Tuy nhiên có tới 58,7% GV chưa từng sử dụng khi được hỏi đặc biệt để phát triển năng lực TC - TH, tìm hiểu nguyên nhân được biết GV chưa biết cách thiết kế ô chữ như thế nào, sợ mất thời gian, tốn công sức, lớp học sẽ ồn sợ không quản lí tốt…Đây cũng là điều đề tài sẽ phải giải quyết để tạo sức thuyết phục. 11
  13. c. Điều tra quan điểm của GV về phát triển năng lực tự chủ, tự học thông qua tổ chức trò chơi ô chữ cho HS cấp trung học tại Thị xã Thái Hoà, tỉnh Nghệ An. Kết quả thu được trong câu hỏi số 3 của phiếu khảo sát GV cho thấy, 220 GV cho thấy rất cần thiết và cần thiết phải hình thành và phát triển NL TC -TH cho HS của mình (chiếm 100%). Chứng tỏ GV đã quan tâm về phát triển NL TC -TH cho HS, Tự học là một yếu tố quan trọng dẫn đến việc HS chiếm lĩnh tri thức có thành công hay không, là năng lực cốt lõi trong các năng lực mà Chương trình giáo dục phổ thông 2018 xác định → Đây là xu thế tất yếu, phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục của nước ta. d. Điều tra về nhận thức và mong muốn của học sinh về phát triển năng lực phát triển năng lực tự chủ, tự học thông qua tổ chức trò chơi ô chữ Kết quả thu được trong câu hỏi số 4 của phiếu khảo sát cho thấy, 100% HS được hỏi đều mong muốn và rất mong muốn được GV lồng ghép vào tiết học các trò chơi, đây cũng phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh biến tiết học thành sân chơi bổ ích, làm mới môi trường học tập, kích thích tính tò mò, thích khám phá, ham thắng cuộc đồng thời NL tự chủ, giao tiếp, làm việc nhóm cũng được cuốn vào phát triển theo. Từ kết quả điều tra 220 GV và 630 HS ở 5 trường trên địa bàn thị xã Thái Hoà và huyện Nghĩa Đàn qua các mục a,b,c,d đã khẳng định: Phát triển NL TC -TH cho HS là xu thế tất yếu trong quá trình dạy và học, là nhu cầu của người học và phương tiện để phát triển NL này thì trò chơi ô chữ có thể đáp ứng được. Từ đây chúng tôi đã bắt tay vào nghiên cứu, khám phá, thiết kế và để rồi đã áp dụng tổ chức thành công mục tiêu đặt ra. 12
  14. Chương 2: THIẾT KẾ QUY TRÌNH TỔ CHỨC TRÒ CHƠI Ô CHỮ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ CHỦ TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT THÁI HOÀ 2.1. Điểm qua nội dung Sinh học lớp 10 cấp THPT 13
  15. 2.2. Nguyên tắc tổ chức trò chơi 2.2.1. Nguyên tắc NT1. Xác định đúng mục tiêu của bài học. NT2. Chọn ô chữ phải phù hợp với kiến thức cần cung cấp cho học sinh. NT3. Tổ chức, biên soạn câu hỏi cho trò chơi ô chữ phải bám vào “Chuẩn kiến thức - kĩ năng” của bộ môn. NT4. Ô chữ phải được chuẩn bị chu đáo, sử dụng ngôn từ phải tuyệt đối chính xác. NT5. Tổ chức trò chơi phải xác định được thời gian. NT6. Ô chữ phải có sức hấp dẫn, thu hút được sự tham gia của học sinh, tạo không khí thoải mái, gây được hứng thú cho học sinh. NT7. HS là người điều khiển trò chơi, đưa ra luật chơi, cách thức chọn ô chữ. NT8. Giữ bí mật tuyệt đối phương án trả lời đúng. NT9. Không quá lạm dụng trò chơi này trong dạy học. NT10. Khi tổ chức trò chơi giáo viên luôn phải động viên học sinh có thể bằng cách cho điểm hoặc ngợi khen các em trước lớp. 2.2.2. Luật chơi - Trả lời đúng mỗi từ hàng ngang được 10 điểm, trả lời sai thì quyền trả lời cho nhóm tiếp theo. - Thời gian suy nghĩ để trả lời cho mỗi ô là 20 giây, sau ít nhất 3 ô hàng ngang các nhóm có quyền ra tín hiệu xin trả lời ô hàng dọc. Nếu nhiều nhóm cùng có tín hiệu thì oắn tù tì. - Trả lời đúng từ khoá được 40 điểm, trả lời sai bị loại khỏi vòng thi này. 2.2.3. Những lưu ý - Thích hợp cho các tiết dạy học theo chủ đề; dự án học tập→ bài học có nhiều tiết học. - Trò chơi ô chữ có thể vận dụng trong tất cả các khâu của tiến trình dạy học, thường Gv hay sử dụng trò chơi này ở phần khởi động hoặc luyện tập. Vì vậy đề tài này chúng tôi đi sâu vào vận dụng trò chơi ô chữ trong khâu hình thành kiến thức mới. - Kiến thức khai thác được đặt làm từ khoá hàng dọc và hàng ngang phải có sự thống nhất, logic, ngắn gọn. hàng ngang không quá 15 dòng. - Khâu chuẩn bị có thể đơn giản hoá bằng cách GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A4 để HS tự phác thảo nội dung. - Tuỳ mục tiêu cần khai thác trong bài học để cân đối thời gian hợp lí. + Nếu thực hiện trong 1 tiết: chia lớp làm 2 đội. + Nếu thực hiện trong 2-3 tiết: chia lớp làm 4 nhóm. - Có 2 phần rõ ràng: + Phần xây dựng trò chơi: mỗi nhóm sẽ phác hoạ và xây dựng nội dung chơi theo yêu cầu nghiên cứu phần kiến thức nào trong bài của GV (hoặc cho HS bắt thăm/ oắn tù tì). + Phần tổ chức trò chơi: từng nhóm sẽ độc lập lên điều hành trò chơi theo nội dung nhóm đã xây dựng, các nhóm khác được quyền chơi và lấy điểm. → Thư kí lớp tổng hợp điểm qua các lần chơi. GV làm trọng tài các kiến thức có trong trò chơi nếu có vướng mắc. 14
  16. 2.3. Thiết kế quy trình tổ chức trò chơi ô chữ nhằm phát triển năng lực tự học tự chủ cho học sinh 15
  17. Sau nhiều lần thử sai cùng với sự hỗ trợ của 2 chuyên gia về lí luận và phương pháp dạy học, các giáo viên tham gia thực nghiệm chúng tôi đã đưa ra bảng mức độ phát triển NL TC -TH chiếu theo 6 bước trong thiết kế tổ chức trò chơi ô chữ như sau: Bảng 3. Các mức độ phát triển năng lực tự chủ tự học của học sinh chiếu theo 6 bước trong thiết kế tổ chức trò chơi ô chữ 2.4. Vận dụng thiết kế và tổ chức trò chơi ô chữ nhằm phát triển năng lực tự chủ, tự học cho học sinh lớp 10 tại trường THPT Thái Hoà 2.4.1. Mô tả quy trình Bước 1 Bước 2 16
  18. Bước 3 Bước 4 Bước 5 Bước 6 2.4.2. Thiết kế và tổ chức trò chơi ô chữ nhằm phát triển năng lực tự chủ, tự học cho học sinh lớp 10 tại trường THPT Thái Hoà Sau khi GV hướng dẫn quy trình thiết kế trò chơi ô chữ và cho các nhóm HS bắt thăm nhận nhiệm vụ, HS: Chia nhóm→ Nhận nhiệm vụ → Phân công nhiệm vụ→ Thực hiện giải quyết nhiệm vụ thông qua nghiên cứu tài liệu tham khảo (Sách giáo khoa…) và thảo luận→ Thiết kế ô chữ theo quy trình 8 bước trên. a. Các cấp độ nhận thức TT Cấp độ Mô tả 1 Nhận biết HS nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu tên điền ô chữ hoặc nhận ra NB chúng khi được yêu cầu. 17
  19. 2 Thông hiểu HS hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng, khi chúng TH được thể hiện theo cách tương tự như cách GV đã giảng hoặc như các ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học. 3 Vận dụng HS có thể hiểu được khái niệm ở một cấp độ cao hơn “thông hiểu”, tạo VD ra được sự liên kết logic giữa các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng để tổ chức lại các thông tin đã được trình bày giống với bài giảng của GV hoặc trong sách giáo khoa. 4 Vận dụng cao HS có thể sử dụng các kiến thức về môn học - chủ đề để giải quyết các VDC vấn đề mới đặt ra trong ô chữ, không giống với những điều đã được học, hoặc trình bày trong sách giáo khoa, nhưng ở mức độ phù hợp nhiệm vụ, với kỹ năng và kiến thức được giảng dạy phù hợp với mức độ nhận thức này. Bảng 4. Điểm qua 4 cấp độ nhận thức b. Các bản Thiết kế trò chơi ô chữ của học sinh lớp 10 tại trường THPT Thái Hoà b1. Chủ đề “Phương pháp nghiên cứu sinh học” Nhóm Hotboy - Thành viên: Nguyễn Đình Khanh, Nguyễn Duy Tiến, Trương Đan Huy - lớp 10K - Nội dung được khai thác ở bài 2; Sinh học 10: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học (Bộ sách cánh diều) - Mục tiêu: Trình bày và vận dụng được một số phương pháp nghiên cứu sinh học, cụ thể: + Phương pháp quan sát; + Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm (các kĩ thuật phòng thí nghiệm); + Phương pháp thực nghiệm khoa học. Nêu được một số vật liệu, thiết bị nghiên cứu và học tập môn Sinh học. Trình bày và vận dụng được các kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu. - Nội dung: - Hàng thứ 1 gồm 5 ô chữ (NB): Quan sát là bước đầu tiên nhận ra gì trong quá trình nghiên cứu khoa học? (VẤN ĐỀ) Hàng thứ 2 gồm 6 ô chữ (TH): Đây là tập hợp các bệnh lý đặc trưng bởi sự phát triển bất thường của các tế bào phân chia không kiểm soát và có khả năng xâm nhập, phá hủy các mô cơ thể bình thường (UNGTHƯ) Hàng thứ 3 gồm 5 ô chữ (TH): được gọi là “Nhà máy năng lượng” của tế bào. (ATP) Hàng thứ 4 gồm 9 ô chữ (NB): Đây là nhóm các sinh vật có kích thước nhỏ, thường không nhìn thấy bằng mắt thường, thường được quan sát bằng kính hiển vi. (VI SINH VẬT) Hàng thứ 5 gồm 5 ô chữ (TH): Mọi sinh vật được tạo nên từ một hay nhiều…(TẾ BÀO) 18
  20. Hàng thứ 6 gồm 7 ô chữ (TH): Đây là môn học có đối tượng nghiên cứu là thế giới sinh vật bao gồm động vật,thực vật, vi khuẩn,nấm.v..v,và cả con người. (SINH HỌC) Hàng thứ 7 gồm 8 ô chữ (VD): Học sinh tự mình trực tiếp quan sát tiến hành các thí nghiệm từ đó rút ra vấn đề cần giải quyết được gọi là? (THỰC HÀNH) Hàng thứ 8 gồm 10 ô chữ (VDC): Đây là một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi được hình thành đến khi phân chia thành tế bào mới. (CHU KÌ TẾ BÀO) Hàng thứ 9 gồm 6 ô chữ (VD): Đây là một bào quan ở các loài sinh vật quang hợp cũng là đơn vị chức năng tế bào. (LỤC LẠP) Từ hàng dọc (VDC) : NGHIÊN CỨU Là một quá trình có các bước thu thập và phân tích thông tin nhằm gia tăng sự hiểu biết của chúng ta về một chủ đề chưa biết. Nhận xét: *Ưu điểm: HS chủ động khai thác kiến thức các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học. Có sự thống nhất, logic, ngắn gọn. hàng ngang không quá 15 dòng. *Hạn chế: Hàng dọc số 2,3,8 chưa sát với nội dung bài học→ Hướng khắc phục: thay câu hỏi liên quan đến phương pháp quan sát. Trình bày và vận dụng được các kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu. b2. Chủ đề “Cấu trúc tế bào” Nhóm A5 (Thảo My – Trà My – Thảo Trang – Hồng Nhung lớp 10K) - Nội dung được khai thác ở bài 7; Sinh học 10: Tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực (Bộ sách cánh diều) - Mục tiêu: Mô tả được kích thước, cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ. Phân tích được mối quan hệ phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của thành tế bào (ở tế bào thực vật) và màng sinh chất. Nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào chất. Trình bày được cấu trúc của nhân tế bào và chức năng quan trọng của nhân. - Nội dung: 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2