intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng chuyển đổi số để thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học chủ đề Tốc độ phản ứng - Hóa học 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:81

13
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm làm rõ cơ sở lý luận về một số nội dung chính liên quan đến dạy học định hướng phát triển năng lực và chuyển đổi số; Điều tra thực trạng của GV bộ môn Hóa học trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực và chuyển đổi số.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng chuyển đổi số để thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học chủ đề Tốc độ phản ứng - Hóa học 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: VẬN DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỂ THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG - HÓA HỌC 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CỦA NGÀNH GIÁO DỤC LĨNH VỰC: HÓA HỌC
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 5 ----------  --------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: VẬN DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỂ THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG - HÓA HỌC 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CỦA NGÀNH GIÁO DỤC LĨNH VỰC: HÓA HỌC Nhóm người thực hiện: Phạm Lâm Tùng - SĐT: 0941 545 115 Trần Thị Vân - SĐT: 0972 083 218 Nguyễn Thị Thắm - SĐT: 0965 274 286 Nghệ An, tháng 4 năm 2023
  3. MỤC LỤC
  4. DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ PPDH Phương pháp dạy học THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở GD & ĐT Sở giáo dục và đào tạo KHBD Kế hoạch bài dạy SGK Sách giáo khoa KTDH Kỹ thuật dạy học NLS Năng lực số GV Giáo viên HS Học sinh
  5. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 đối với lớp 10 nói riêng và cấp trung học phổ thông (THPT) nói chung được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp người học tích lũy được kiến thức phổ thông vững chắc. Với những yêu cầu mới này, ngành giáo dục, các nhà trường và đội ngũ cán bộ quản lý, GV các trường THPT xác định rõ trách nhiệm tích cực đổi mới toàn diện giáo dục, trong đó, cơ bản nhất là thay đổi nhanh, có chất lượng về phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học là những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho HS. Việc ứng dụng chuyển đổi số trong dạy học đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả của các phương pháp cũng như các kỹ thuật dạy học nhằm đáp ứng các yêu cầu của chương trình GDPT 2018. Trong thời đại công nghệ 4.0 ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quá trình dạy học là vô cùng cần thiết, đặc biệt trong dạy học định hướng phát triển năng lực thì chuyển đổi số lại vô cùng quan trọng để mang lại hiệu quả cao trong học tập. Lý thuyết về chuyển đổi số hiện tại là rất mới lạ đối với GV, tuy nhiên trong thực tế chuyển đổi số đã được nhiều GV sử dụng ít nhiều trong dạy học. Trong dạy học chuyển đổi số không phải chỉ GV sử dụng mà quan trọng hơn là HS: HS là chủ thể thao tác, thực hiện trực tiếp các thiết bị số, sử dụng các phần mềm để hỗ trợ, thực hiện, tạo ra những sản phẩm số để thực hiện nhiệm vụ học tập; GV là người định hướng, tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ học tập. Với mong muốn sử dụng hiệu quả các kỹ thuật dạy học tích cực, thông qua đó phát triển năng lực cho HS nhằm nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Vận dụng chuyển đổi số để thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học chủ đề Tốc độ phản ứng - hóa học 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục” để thực hiện. 2. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận về một số nội dung chính liên quan đến dạy học định hướng phát triển năng lực và chuyển đổi số. - Điều tra thực trạng của GV bộ môn Hóa học trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực và chuyển đổi số.
  6. - Thiết kế hoàn chỉnh KHBD chủ đề “Tốc độ phản ứng” – Hóa học 10 Sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” theo hướng phát triển năng lực vận dụng công nghệ số. 3. Đối tượng nghiên cứu Chúng tôi tiến hành thực nghiệm và khảo sát trên đối tượng là GV và HS Trường THPT Nghi Lộc 5. 4. Các phương pháp nghiên cứu a. Các phương pháp nghiên cứu lý luận Các phương pháp: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các tài liệu, văn bản, các công trình khoa học có liên quan . b. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra. - Phương pháp xử lý số liệu. - Phương pháp quan sát.
  7. NỘI DUNG I - CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Một số vấn đề chung về dạy học định hướng phát triển năng lực 1.1. Khái niệm dạy học định hướng phát triển năng lực Dạy học định hướng phát triển năng lực là quá trình thiết kế, tổ chức và phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học, tập trung vào kết quả đầu ra của quá trình này. Trong đó nhấn mạnh người học cần đạt được các mức năng lực như thế nào sau khi kết thúc một giai đoạn (hay một quá trình) dạy học. Trong dạy học đinh hướng phát triển năng lực việc lựa chọn phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học là vô cùng quan trọng. 1.2. Phương pháp dạy học (PPDH) Khái niệm PPDH ở đây được hiểu theo nghĩa hẹp, đó là các PPDH, các mô hình hành động cụ thể. PPDH cụ thể là những cách thức hành động của GV và HS nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với những nội dung và điều kiện dạy học cụ thể. PPDH cụ thể bao gồm những phương pháp chung cho nhiều môn và các phương pháp đặc thù bộ môn. Bên cạnh các phương pháp truyền thống quen thuộc như thuyết trình, đàm thoại, trực quan, làm mẫu, có thể kể một số phương pháp khác như: phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học nhóm, phương pháp dạy học thực hành, phương pháp trò chơi, phương pháp dạy học dự án… 1.3. Kỹ thuật dạy học (KTDH) Là những động tác, cách thức hành động của GV và HS trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập. Bên cạnh các KTDH thường dùng, có thể kể đến một số KTDH phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như: Kỹ thuật công não, kỹ thuật thông tin phản hồi, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật KWL. 1.4. Định hướng chung về phương pháp, kỹ thuật dạy học Định hướng chung về phương pháp, kỹ thuật dạy học nói chung bao gồm: tích hợp, trải nghiệm, phát huy tính tính cực, khai thác sử dụng thiết bị dạy học. Riêng đối với môn Hóa học, định hướng chung về phương pháp, kỹ thuật
  8. dạy học, GV phải: - Chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học. - Sử dụng các hình thức tổ chức dạy học một cách đa dạng và linh hoạt. - Chú trọng rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức hóa học để phát hiện và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. - Chú trọng vận dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể. 1.5. Các bước thiết kế KHBD theo định hướng phát triển năng lực vận dụng chuyển đổi số Thiết kế KHBD theo mẫu sau để đảm bảo rõ ràng, chi tiết và cô đọng nhất: I. MỤC TIÊU 1. Năng lực a. Năng lực hóa học b. Năng lực chung c. Năng lực số 2. Phẩm chất được hình thành II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động) a. Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp HS xác định được vấn đề/nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học hoặc xác định rõ cách thức giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động tiếp theo của bài học. b. Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể mà HS phải thực hiện (xử lí tình huống, câu hỏi, bài tập, thí nghiệm, thực hành…) để xác định vấn đề cần giải quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề/cách thức thực hiện nhiệm vụ. c. Sản phẩm: Trình bày cụ thể yêu cầu về nội dung và hình thức của sản phẩm hoạt động theo nội dung yêu cầu/nhiệm vụ mà HS phải hoàn thành: kết quả xử lí tình huống; đáp án của câu hỏi, bài tập; kết quả thí nghiệm, thực hành; trình bày, mô tả được vấn đề cần giải quyết hoặc nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo và đề xuất giải pháp thực hiện. d.Tổ chức thực hiện: Trình bày cụ thể các bước tổ chức hoạt động học cho học sinh từ chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá
  9. trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1 (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động). a. Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp HS thực hiện nhiệm vụ học tập để chiếm lĩnh kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1. b. Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể của HS làm việc với sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu cụ thể (đọc/xem/nghe/nói/làm) để chiếm lĩnh/vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề/nhiệm vụ học tập đã đặt ra từ Hoạt động 1. c. Sản phẩm: Trình bày cụ thể về kiến thức mới/kết quả giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ học tập mà HS cần viết ra, trình bày được. d. Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của HS. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu vận dụng kiến thức đã học và yêu cầu phát triển các kĩ năng vận dụng kiến thức cho HS. b. Nội dung: Nêu rõ nội dung cụ thể của hệ thống câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm giao cho HS thực hiện. c. Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập; các bài thực hành, thí nghiệm do HS thực hiện, viết báo cáo, thuyết trình. d. Tổ chức thực hiện: Nêu rõ cách thức giao nhiệm vụ cho HS; hướng dẫn hỗ trợ HS thực hiện; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu phát triển năng lực của HS thông qua nhiệm vụ/yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn (theo từng bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp). b. Nội dung: Mô tả rõ yêu cầu HS phát hiện/đề xuất các vấn đề/tình huống trong thực tiễn gắn với nội dung bài học và vận dụng kiến thức mới học để giải quyết. c. Sản phẩm: Nêu rõ yêu cầu về nội dung và hình thức báo cáo phát hiện và giải quyết tình huống/vấn đề trong thực tiễn. d. Tổ chức thực hiện: Giao cho HS thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp báo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào các thời điểm phù hợp trong kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục của GV. IV. KĨ NĂNG CHUYỂN ĐỔI SỐ
  10. GV cần phải mô tả ngắn gọn kỹ năng chuyển đổi số cho HS thông qua mẫu bảng sau: Phát triển năng lực số, kĩ năng chuyển đổi Hoạt động Giáo viên Học sinh Mở đầu Hình thành kiến thức mới Luyện tập Vận dụng 2. Chuyển đổi số và năng lực số 2.1. Khái niệm về chuyển đổi số và năng lực số 2.1.1. Chuyển đổi số là gì? “Chuyển đổi số” là khai thác các dữ liệu có được từ quá trình số hóa, rồi áp dụng các công nghệ để phân tích, biến đổi các dữ liệu đó và tạo ra các giá trị mới hơn. Có thể xem “Số hóa” như một phần của quá trình “Chuyển đổi số”, trong đó “Số hóa” là quá trình hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số (chẳng hạn như chuyển từ tài liệu dạng giấy sang các file mềm trên máy tính như file ảnh, file PDF…) 2.1.2. Năng lực số Theo UNESCO (2018), khái niệm năng lực công nghệ số là khả năng tiếp cận, quản lý, hiểu, tích hợp, giao tiếp, đánh giá và tạo thông tin một cách an toàn và hợp lý thông qua công nghệ kỹ thuật số phục vụ cho việc làm và lập nghiệp. Năng lực công nghệ số bao gồm các năng lực khác nhau liên quan đến kĩ năng công nghệ thông tin - truyền thông (CNTT-TT), kiến thức thông tin và truyền thông. Khái niệm năng lực số của UNICEF – 2019 như sau: Năng lực số (Digital Literacy) đề cập đến kiến thức, kỹ năng và thái độ cho phép trẻ phát triển và phát huy tối đa khả năng trong thế giới công nghệ số ngày càng lớn mạnh trên phạm vi toàn cầu. 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực số cho học sinh Môi trường xã hội của học sinh, cơ sở hạ tầng hạn chế (như điều kiện kết nối Internet khó khăn và tỷ lệ hộ gia đình có máy tính thấp), chi phí cho việc sử dụng
  11. hạ tầng CNTT-TT, chất lượng công nghệ … Hoàn cảnh gia đình: là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực số của học sinh. Hiểu biết của cha mẹ về vai trò của CNTT-TT ảnh hưởng lớn đối với tương lai của trẻ, cha mẹ là người có thể hạn chế được rủi ro của Internet và các hoạt động truyền thông hàng ngày đối với trẻ, vì phương thức giáo dục chủ yếu là trẻ hòa nhập xã hội bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông số tại nhà” Nhà trường đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các năng lực số cho HS: Các trường học cũng như các trung tâm học tập cộng đồng là chìa khóa để nâng cao nhận thức, xây dựng kĩ năng tư duy phản biện và khả năng thích nghi cũng như có ảnh hưởng đến chiến lược công nghệ hỗ trợ trung gian của các gia đình. Các tổ chức, cá nhân hỗ trợ phát triển năng lực số cho trẻ em ngày càng được thừa nhận, cả về nỗ lực trong thiết kế các thiết bị và dịch vụ giúp trao quyền và bảo vệ trẻ em thông qua việc áp dụng xóa mù công nghệ số hiệu quả và các cơ chế an toàn, cũng như về khả năng hỗ trợ các sáng kiến nhằm đẩy mạnh xóa mù công nghệ số. Môn Tin học đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành năng lực số cho HS: Khác với môn học khác, các mạch kiến thức về kĩ năng số, CNTT-TT và Khoa học máy tính (CS) không những góp phần phát triển NLS nói riêng mà còn phát triển NL tin học nói chung. Một cách cụ thể hơn, các chủ đề Tin học vừa cung cấp nội dung vừa cung cấp phương tiện để phát triển NLS. Phương tiện ở đây bao gồm các thiết bị số và phần mềm tin học (online và offline, độc lập, rời rạc hoặc tạo thành hệ thống) để hỗ trợ học tập, làm việc và các hoạt động tương tác trong xã hội số. 2.3. Mục tiêu năng lực số - Nhằm định hướng phát triển NLS cho HS phổ thông. Thông qua đó góp phần thực hiện thành công Chương trình giáo dục phổ thông 2018. - Làm cơ sở để GV, cán bộ quản lí giáo dục, các cơ sở giáo dục phổ thông xây dựng kế hoạch phát triển năng lực số cho HS, GV; Cụ thể hóa năng lực CNTT của HS theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. - Làm cơ sở xây dựng các khuyến nghị đối với gia đình, các tổ chức xã hội cùng với nhà trường phát triển năng lực số cho trẻ em trong độ tuổi đang đi học phổ thông. 2.4. Tầm quan trọng của phát triển số trong xã hội hiện đại Trong XH hiện đại sự phát triển NLS là vô cùng quan trọng. Gia đình, xã hội, các tổ chức giáo dục và các thầy cô giáo sẽ giúp các em HS:
  12. - Tiếp cận công nghệ, biết sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông để khai thác thông tin, tài liệu phục vụ học tập, phục vụ cuộc sống; Ứng xử phù hợp trong môi trường số. - Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông. - Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học. - Hợp tác trong môi trường số; Khả năng sáng tạo và đổi mới sáng tạo. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thực trạng chung về dạy học định hướng phát triển năng lực trong các trường THPT Hiện nay, dạy học định hướng phát triển năng lực đã được phần lớn GV áp dụng, tuy nhiên thường chỉ áp dụng trong các tiết dạy thao giảng, dạy thi GV giỏi các cấp, một số ít GV áp dụng trong các tiết dạy bình thường. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát nhiều GV trong trường và thu được kết quả ở bảng sau: Áp dụng dạy học theo Dạy học truyền thống GV được định khảo sát hướng Thứ tự Môn năng lực theo số GV thứ tự Một số ít Các tiết Tất cả Phần lớn tiết học dạy thao các tiết các tiết trong giảng, thi học học KHGD GVG 1 Toán học 1 X 2 2 X 3 3 X 4 4 X 5 5 X 6 Vật lý 1 X 7 2 X 8 3 X 9 4 10 Hoá học 1 X 11 2 X 12 3 X 13 4 X 14 Sinh học 1 X 15 2 X 16 3 X
  13. Áp dụng dạy học theo Dạy học truyền thống GV được định khảo sát hướng Thứ tự Môn năng lực theo số GV thứ tự Một số ít Các tiết Tất cả Phần lớn tiết học dạy thao các tiết các tiết trong giảng, thi học học KHGD GVG 17 4 X 18 Văn 1 X 19 2 X 20 3 X 21 4 X 22 Lịch sử 1 X 23 2 X 24 3 X 25 Địa lý 1 X 26 2 X Công 27 1 X nghệ 28 2 X 29 3 X 30 4 X Ngoại 31 1 X ngữ 32 2 X 33 3 X 34 X 35 GDCD 1 X 36 2 X 37 3 X 38 Tin học 1 X 39 2 X 40 3 X Tổng 40 0 0 10 26 4 Tỉ lệ 100% 0% 0% 25% 65% 10% Bảng 1: Phiếu khảo sát việc áp dụng dạy học định hướng phát triển năng lực của giáo viên THPT tại trường THPT Nghi Lộc 5
  14. Qua bảng khảo sát, chúng tôi nhận thấy: khi khảo sát 40 GV thuộc các môn học cấp THPT, có 65% GV đã áp dụng dạy học định hướng phát triển năng lực cho các tiết dạy thao giảng, tiết dạy thi GVG; có 25% GV áp dụng ở một số tiết dạy thông thường; có 10% GV chưa bao giờ áp dụng; 0% GV áp dụng ở tất cả các tiết học và phần lớn các tiết học. Như vậy, có thể thấy phần lớn GV đã tiếp cận dạy học định hướng phát triển năng lực, tuy nhiên chưa nhiều ở các tiết dạy. 2. Thực trạng chung về dạy học định hướng phát triển năng lực vận dụng chuyển đổi số trong các trường THPT Qua khảo sát giáo viên môn Hóa học tại 2 trường THPT Nghi Lộc 5 và trường THPT Nghi Lộc 2, chúng tôi nhận thấy việc ứng dụng các thiết bị số trong dạy học về cơ bản đã được GV áp dụng thường xuyên ( 60%), đặc biệt 100% GV đã sử dụng các phần mềm Powerpoit; Word với tỉ lệ 100%; Azota với tỉ lệ 70% trong dạy học nhưng việc sử dụng các phần mềm trang tính, Quizizz, Padlet rất ít, Onenote 100% GV chưa tiếp cận. STT GV Đã ứng dụng CNTT trong dạy học được Sử Sử dụng một số các phần mềm hỗ trợ dạy học khảo dụng sát thiết bị số Thường Thỉnh Powerpoi Trang Quizizz Azota Padle Onenote thoảng ntWord tính t xuyên 1 X X X 2 X X X 3 X X X X X 4 X X X 5 X X X 6 X X X 7 X 8 X X X 9 X X X 10 X X X Tổng 6 4 10 1 1 7 1 0 Tỷ lệ 60% 40% 100% 10% 10% 70% 10% 0 (%)
  15. Bảng 2: Khảo sát giáo viên môn hóa học về việc ứng dụng CNTT trong dạy học 3. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học chủ yếu trong KHBD chủ đề “Tốc độ phản ứng” Kết quả khảo sát 20 giáo viên dạy môn hóa học tại các trường THPT cho thấy: với bài “Tốc độ phản ứng” có 100% GV sử dụng phương pháp thuyết trình; 60% GV sử dụng phương pháp vấn đáp – gợi mở; 25% GV sử dụng phương pháp trực quan, 15% GV sử dụng phương pháp dạy học nhóm. Vấn Sử Sử TT GV Tổ Sử dụng Sử đáp Dạy dụng dụng được Thuyết Trực chức phần dụng – học phần phần khảo trình quan trò mềm trang gợi nhóm mềm mềm sát chơi Onenote tính mở Quizizz Azota 1 X X 2 X X X 3 X X X 4 X X 5 X 6 X X X 7 X 8 X X X 9 X X 10 X X 11 X X 12 X X X 13 X 14 X X 15 X X 16 X 17 X 18 X 19 X 20 X Tổng 20 12 5 3 0 0 0 0 0 Tỉ lệ% 100% 60% 25% 15% 0% 0% 0% 0% 0% Bảng 3: Thực trạng sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học và vận dụng chuyển đổi số trong xây dựng KHBD chủ đề “Tốc độ phản ứng” của GV môn hóa học một số trường THPT.
  16. III. VẬN DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ THIẾT KẾ KHBD VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CHỦ ĐỀ “TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG” – HÓA HỌC 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH 3.1. Mô tả ngắn gọn kế hoạch dạy học chủ đề “Tốc độ phản ứng” Trong quá trình thiết kế các hoạt động học chủ đề “Tốc độ phản ứng” tương ứng với thời lượng 5 tiết, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, chuyển đổi số đa dạng, linh hoạt tuỳ từng nội dung cụ thể. Điển hình là các phương pháp, kỹ thuật dạy học vận dụng chuyển đổi số sau: Ở tiết 1, các hoạt động dạy học chúng tôi mô tả ngắn gọn quá trình tiến hành như sau: - Hoạt động mở bài: Chúng tôi hướng dẫn HS huy động được một số kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có của bản thân về tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng của các phản ứng xảy ra trong đời sống thực tiễn để kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới. Đồng thời, tổ chức cho HS học tập theo kĩ thuật Think - Pair - Share, thực hiện các hoạt động và hoàn thành nhiệm vụ học tập. GV sử dụng vòng quay may mắn để chọn một số cặp HS đại diện chia sẻ câu trả lời với cả lớp. - Hoạt động hình hình kiến thức mới: Chúng tôi tổ chức cho HS hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao trong thời gian 10 phút. HS sử dụng các dụng cụ, hoá chất hoặc sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo Crocodile Chemistry và tiến hành thí nghiệm theo các bước hướng dẫn, ghi nhận các dữ liệu thí nghiệm. HS sử dụng Google Meet, Zalo để trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả bằng Powerpoint. Tìm kiếm được các video, thông tin theo yêu cầu. Đồng thời, chúng tôi sử dụng phương pháp dạy học nhóm kết hợp sử dụng phần mềm Padlet để các nhóm nạp bài, vòng quay may mắn chọn ngẫu nhiên nhóm trình bày. - Hoạt động luyện tập: Chúng tôi sử dụng phần mềm Quizizz để tất cả học sinh đều được tham gia chơi, trả lời câu hỏi luyện tập để ôn tập và bổ sung kiến thức, tạo cho HS được giải trí, thư giãn nhưng vẫn thể hiện năng lực của mình trong học tập. - Hoạt động vận dụng: Chúng tôi đưa ra bài tập về vấn đề thực tiễn, yêu cầu tất cả học sinh hoàn thành và nạp bài trên Onenote. Ở tiết 2 và 3, các hoạt động dạy học chúng tôi mô tả ngắn gọn quá trình tiến hành như sau: - Hoạt động mở bài: GV mở tài khoản Onenote để kiểm tra các học sinh đã nạp bài báo cáo trong Onenote hay chưa, rồi nhận xét chung bài báo cáo của HS về ý thức trách nhiệm, về thời gian nạp bài, khả năng thao tác trên Onenote. Công bố kết quả đánh giá lẫn nhau của HS về nội dung bài báo cáo trong Onenote, đồng
  17. thời kết luận các nội dung quan trọng về sự vận dụng các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng vào các tình huống trong đời sống và sản xuất. - Hoạt động hình thành kiến thức mới: Chúng tôi chia lớp thành 5 nhóm, tổ chức cho các nhóm hoạt động theo 5 trạm, nội dung ở các trạm tương ứng với 5 phiếu học tập. HS hoạt động theo nhóm, và hoàn thành nhiệm vụ học tập gửi kết quả theo link Padlet mà GV cung cấp. GV sử dụng vòng quay may mắn để chọn thứ tự báo cáo của các nhóm. HS báo cáo kết quả bằng Powerpoint. - Hoạt động luyện tập: Chúng tôi tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trên phần mềm Quizizz. Học sinh vào phần mềm Quizizz theo đường link GV gửi trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm có trong trò chơi. GV nhận xét cụ thể hoạt động học tập của HS thông qua trò chơi về tỉ lệ trả lời đúng, sai các câu hỏi; từ đó xác định năng lực kiến thức cũng như năng lực sử dụng công nghệ thông tin của HS. GV có thể chữa một số câu có tỉ lệ sai nhiều nhất. - Hoạt động vận dụng: + GV thông báo HS theo 5 nhóm đã phân công thực hiện nhiệm vụ học tập này ở nhà. GV thông báo yêu cầu về nội dung bài báo cáo, hình thức nộp bài, thời hạn và công cụ nộp bài và tiêu chí đánh giá. + Hình thức nộp: Biên soạn trên Powerpoint, nộp bài theo link Padlet mà GV chia sẻ. + Thời gian nộp bài: Trước tiết 4 + HS tìm các ứng dụng của việc thay đổi tốc độ phản ứng, thực hiện bài báo cáo và nộp bài theo link Padlet GV đã chia sẻ. Ở tiết 4, các hoạt động dạy học chúng tôi mô tả ngắn gọn quá trình tiến hành như sau: Hoạt động mở bài: GV mở tài khoản Padet để kiểm tra các nhóm HS đã nạp bài báo cáo trong Padlet hay chưa, rồi nhận xét bài báo cáo của GV về ý thức trách nhiệm, về thời gian nạp bài, khả năng thao tác trên link Padlet. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Các nhóm báo cáo nội dung ứng dụng của việc thay đổi tốc độ phản ứng đã được phân công ở tiết học trước bằng phần mềm Powerpoit trên cơ sở sáng tạo số của HS. Các nhóm còn lại nhận xét; góp ý, chỉnh sửa. (GV sử dụng Link vòng quay may mắn: https://wheelofnames.com/vi/ để chọn vị thứ báo cáo của các nhóm một cách ngẫu nhiên). GV nhận xét; chốt kiến thức. Các nhóm đánh giá lẫn nhau thông qua phiếu chấm trên phần mềm trang tính: Mỗi nhóm chấm điểm cho 4 nhóm còn lại. Nhóm nào báo cáo xong, sau khi GV nhận xét, chốt kiến thức sẽ mở đường link trang tính GV cấp riêng cho mỗi lớp chấm điểm theo các tiêu chí mà GV yêu cầu trên phiếu chấm, xác định điểm trung bình cho mỗi nhóm và xác định vị thứ các nhóm.
  18. - Hoạt động luyện tập: GV chia lớp làm 5 nhóm, tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Chinh phục hóa học”. - Hoạt động vận dụng: GV đưa ra câu hỏi yêu cầu HS tư duy, suy nghĩ bằng việc vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Ở tiết 5, các hoạt động dạy học chúng tôi mô tả ngắn gọn quá trình tiến hành như sau: - Hoạt động mở bài: Chúng tôi tổ chức trò chơi “Xe bus đến trường” để HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến các kiến thức của chương. - Hoạt động hình thành kiến thức mới: Chúng tôi chia lớp làm 5 nhóm, hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy trên phần mềm Imindmap10 hoặc Canva. HS các nhóm phân công công việc và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đại diện nhóm HS lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. GV tổng kết và chốt kiến thức. - Hoạt động luyện tập: Học sinh làm bài tập trên link Azota với 20 câu trắc nghiệm. - Hoạt động vận dụng: HS vận dụng kiến thức đã học về tốc độ phản ứng để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá lẫn nhau. GV giao nhiệm vụ cho 5 nhóm từ tiết học trước : Mỗi nhóm ra 1 đề kiểm tra của chương tốc độ phản ứng gồm 5 câu, trong đó có 3 câu định tính, 2 câu định lượng để kiểm tra nhóm khác trong thời gian 10 phút. Trong đề có ít nhất 1 câu yêu cầu giải thích vấn đề thực tiễn. Đồng thời có biểu điểm và đáp án để chấm điểm nhóm làm bài, chấm và nhập điểm trực tiếp trên trang tính mà GV cung cấp. GV hỗ trợ các nhóm trong quá trình thiết kế đề kiểm tra và làm đáp án. (Thông thường khi dạy học chủ đề chúng ta chỉ Sử dụng mỗi hoạt động 1 lần nhưng do chủ đề này gồm nhiều nội dung kiến thức nên nếu chúng ta chỉ xây dựng theo hướng: Mở bài – 1 lần; luyện tập: 1 lần; vận dụng: 1 lần trong cả 5 tiết học trong 2 – 3 tuần liên tiếp thì sẽ không hấp dẫn và không ôn tập tốt cho HS kiến thức của mỗi tiết. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn điều chỉnh ở các tiết về cơ bản đều có mở bài; hình thành kiến thức mới; luyện tập và vận dụng (riêng tiết 2 và tiết 3 làm gộp 1 lần). 3.2. Thiết kế chi tiết kế hoạch dạy học chủ đề “Tốc độ phản ứng” Vận dụng chuyển đổi số thiết kế KHBD và các hoạt động học tập chủ đề: “Tốc độ phản ứng” – hóa học 10 theo định hướng phát triển năng lực cho HS trong thời gian 5 tiết được chúng tôi thiết kế như sau:
  19. KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG Thời lượng: 05 tiết. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Năng lực NĂNG LỰC CHUNG Năng lực giải 1. Thông qua các hoạt động học sinh: Xác định vấn đề cần quyết vấn đề và giải quyết; nghiên cứu đề xuất phương án giải quyết (có sáng tạo ứng dụng CNTT) ; Thực hiện giải quyết vấn đề; Đánh giá và rút kinh nghiệm khi tìm hiểu về tốc độ phản ứng hoá học. Năng lực tự chủ 2. Thông qua các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm và tự học (có ứng dụng CNTT) để thu thập và xử lí thông tin giải quyết các vấn đề đặt ra trong nhiệm vụ học tập). Giao tiếp và hợp 3. Thông qua hoạt động thảo luận nhóm, báo cáo sản tác phẩm,...(có ứng dụng CNTT). 4. Sử dụng ngôn ngữ phối hợp với đồ thị, dữ liệu, hình ảnh để trình bày thông tin và ý tưởng có liên quan đến tốc độ phản ứng. NĂNG LỰC HOÁ HỌC Nhận thức hoá 5. Trình bày được khái niệm tốc độ phản ứng hoá học và học cách tính tốc độ trung bình của phản ứng. 6. HS xác định được các yếu tố và giải thích được các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng như: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác. HS viết được biểu thức tốc độ phản ứng theo hằng số tốc độ phản ứng và nồng độ. Từ đó nêu được ý nghĩa hằng số tốc độ phản ứng. Tìm hiểu thế giới 7. Thảo luận, quan sát thí nghiệm (thí nghiệm về các phản tự nhiên dưới góc ứng hoá học xảy ra nhanh, chậm khác nhau; Ảnh hưởng độ hoá học của nồng độ, nhiệt độ, diện tích bề mặt, xúc tác tới tốc độ phản ứng); Quan sát thực tiễn (than tổ ong (diện tích bề mặt); muối dưa (dưa đã chua bảo quản trong tủ lạnh, khi làm dưa dùng nước nóng/đường hoặc nước dưa cũ),… để tìm hiểu các yêu cầu về mục tiêu nhận thức kiến thức hóa học ở trên. Vận dụng kiến 8. Vận dụng các kiến thức, kĩ năng hoá học đã học để phát
  20. thức, kĩ năng đã hiện, giải thích một số vấn đề trong học tập và trong thực học tiễn đời sống liên quan đến nội dung bài học như: có những phản ứng xảy ra rất nhanh (phản ứng cháy), phản ứng xảy ra rất chậm (sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động),...; - Vận dụng được hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng vào cuộc sống thường ngày. Cụ thể: đốt than tổ ong (diện tích bề mặt); muối dưa (dưa đã chua bảo quản trong tủ lạnh, khi làm dưa dùng nước nóng/đường hoặc nước dưa cũ). NĂNG LỰC SỐ Có kĩ năng về 9.Tìm kiếm, lọc dữ liệu, truy xuất dữ liệu về tốc độ phản thông tin dữ liệu. ứng, các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Sáng tạo sản 10. HS sử dụng phần mềm Powerpoint để thiết kế báo cáo phẩm số về các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng; sử dụng các phần mềm để thiết kế trò chơi trong bài học hoặc sau bài học. Năng lực giao tiếp 11. Sử dụng Google Drive hoặc bức tường ảo Padlet hoặc KTS Google Classroom, zalo như một kênh chia sẻ, trao đổi, thảo luận kết quả và thống nhất nội dung báo cáo kết quả tìm kiếm thông tin dữ liệu về tốc độ phản ứng, các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và sản phẩm số là các file báo cáo bằng Powerpoit hoặc thiết kế trò chơi. Biết sử dụng phần mềm Quizizz; Google from; Azota; Zalo chat; Google Meet trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0