Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 tại trường Phổ thông DTNT THPT An Giang
lượt xem 2
download
Dạy học tích hợp, liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học lịch sử nói riêng và dạy học nói chung trong nhà trường phổ thông. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 tại trường Phổ thông DTNT THPT An Giang
- SỞ GIAO DUC VA ĐAO TAO AN GIANG ́ ̣ ̀ ̀ ̣ CÔNG HOA XA HÔI CHU NGHIA VIÊT NAM ̣ ̀ ̃ ̣ ̉ ̃ ̣ TRƯỜNG PT DTNT THPT AN GIANG Đôc lâp – T ̣ ̣ ự do – Hanh phuc ̣ ́ Châu Đốc, ngay 29 thang 02 năm 2020 ̀ ́ BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kĩ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng I Sơ lược lý lịch tác giả: Họ tên: Nguyễn Văn Thọ; Nam, nữ: Nam Ngày tháng năm sinh: 10/10/1986 Nơi thường trú: Lương An Trà – Tri Tôn – An Giang Đơn vị công tác: Phổ thông Dân tộc nội trú THPT An Giang Chức vụ hiện nay: Giáo viên Lĩnh vực công tác: Giảng dạy bộ môn Lịch sử Bí thư Đoàn trường II Sơ lược tình hình đơn vị: Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT An Giang thuộc loại trường chuyên biệt của tỉnh An Giang. Trường được thành lập theo Quyết định số 2179/QĐUBND ngày 09 tháng 10 năm 2015 của UBND tỉnh An Giang trên cơ sở tách cấp trung học phổ thông từ Trường THPT Dân tộc nội trú An Giang (được thành lập từ năm 1992, tọa lạc tại ấp An Lộc, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang). Từ tháng 3 năm 2016 trường dời về cơ sở mới tọa lạc tại khóm Châu Thới I, phường Châu Phú B, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Năm học 2019 – 2020, trường có 15 lớp học với tổng số học sinh 475 em. Chất lượng giáo dục liên tục tăng và đạt mức độ cao (8 năm liền tỷ lệ tốt nghiệp THPT 100%, từ năm 2012 đến năm 2019, tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học hàng năm dao động từ 60% đến 80%). Xếp loại hạnh kiểm hàng năm đạt từ 95% loại tốt trở lên, xếp loại học lực hàng năm đạt loại Giỏi từ 18 đến 25%, loại Khá từ 55 đến 65%, loại Trung bình từ 15 đến 18%, loại Yếu dưới 1%, không có loại Kém. Nhiệm vụ chính của trường là đào tạo lực lượng cán bộ nguồn trong đồng bào dân tộc thiểu số có đủ trình độ học vấn, phẩm chất đạo đức, có thể sẵn sàng phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thuận lợi: Cơ sở vật chất hiện tại của trường được trang bị tương đối đầy đủ; Ban giám hiệu nhà trường quan tâm sâu sát về chuyên môn, phối hợp chặt chẽ với các bộ phận đoàn thể, tổ chuyên môn trong quản lý học sinh. Phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học hành của con em mình… Khó khăn: Học sinh là người dân tộc Khmer với vốn tiếng Việt còn hạn chế nên tiếp thu kiến thức chậm, thiếu những kĩ năng sống cần thiết; một bộ phận Trang 1
- gia đình phụ huynh học sinh đi làm ăn xa nên còn khoán trắng việc giáo dục cho nhà trường … Tên sáng kiến: “Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 tại trường Phổ thông DTNT THPT An Giang”. Lĩnh vực: Giải pháp kỹ thuật: Quy trình cải tiến phương pháp để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử. III Mục đích yêu cầu của sáng kiến. 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến. Dạy học tích hợp, liên môn là xu hướng đã được áp dụng từ lâu ở nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Ở nước ta, đây là một xu thế dạy học mới và hiện đang có chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Bộ Giáo dục Đào tạo tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên. Trong đổi mới cách dạy và học lịch sử hiện nay thì dạy học tích hợp, liên môn cũng là một biện pháp được ngành giáo dục và đào tạo chú trọng. Vì thế, trong những năm gần đây, bộ Giáo dục và đào tạo đã đưa vấn đề vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Thông qua hình thức này, học sinh sẽ được vận dụng nhiều kiến thức, lĩnh vực hiểu biết khác nhau để khám phá nền tri thức của nhân loại, rèn luyện nhiều kĩ năng cần thiết… Từ đó học sinh hiểu bài sâu hơn, tiếp thu bài linh hoạt và chủ động hơn. Bên cạnh đó, việc giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay đa số học sinh đều không mấy hứng thú học tập. Điều này do nhiều nguyên nhân như: nội dung, chương trình nặng nề, kiến thức khô khan, nhiều sự kiện nặng về chiến tranh cách mạng, ít đề cập về lịch sử văn hóa, nghệ thuật, chưa xen kẽ với văn học, khoa học… nên chưa tạo được sự hứng thú học lịch sử đối với học sinh. Học sinh còn hiểu một cách rời rạc, không nắm được mối quan hệ hữu cơ giữa các tri thức thuộc các lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn. Nắm bắt được chủ trương trên của ngành giáo dục, cũng như nhận thức được tác dụng của việc vận dụng các kiến thức liên môn vào trong giảng dạy lịch sử, trong những năm qua tôi đã mạnh dạn đầu tư vào công tác soạn giảng bằng việc nghiên cứu tìm cách lồng ghép, tích hợp các kiến thức liên quan của các bộ môn khác vào chương trình giảng dạy lịch sử lớp 12 ở trường phổ thông dân tộc nội trú An Giang. Để làm được việc này, vào đầu mỗi năm học, ngay từ tiết đầu tiên nhận Trang 2
- lớp giảng dạy, tôi đã thực hiện một hoạt động khảo sát đối với học sinh nhằm thăm dò nhận thức của các em về việc tích hợp kiến thức của các môn học khác vào bài giảng Lịch sử cụ thể như sau: PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH Các em hãy vui lòng trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu (X) vào 01 sự lựa chọn của em. 1. Thái độ của em đối với bộ môn lịch sử ở trường THPT? □ Rất thích. □ Khá thích. □ Thích. □ Không thích. 2. Theo em bộ môn lịch sử ở trường phổ thông có tầm quan trọng không? □ Rất quan trọng. □ Khá quan trọng. □ Quan trọng. □ Ít quan trọng. □ Không quan trọng. 3. Theo em, để học tốt bộ môn lịch sử chúng ta cần phải làm gì? □ Học thuộc lòng kiến thức ghi trong vở. □ Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. □ Đọc sách giáo khoa. □ Tìm hiểu thêm kiến thức liên quan trong các môn học khác. 4. Trong các giờ học môn lịch sử, em thích được tiếp cận với phương pháp giảng dạy nào của giáo viên? □ Sử dụng phương pháp vấn đáp. □ Làm việc nhóm. □ Đàm thoại, thuyết giảng của giáo viên. □ Sử dụng kết hợp kiến thức các môn học khác, sử dụng tranh ảnh... □ Tất cả các ý trên 5. Để học tốt bộ môn lịch sử ở trường phổ thông, theo em việc kết hợp kiến thức nhiều bộ môn trong giờ học có cần thiết hay không? □ Rất cần thiết. □ Cần thiết. □ Không cần thiết. □ Không quan tâm 6. Theo em việc sử dụng kiến thức của các môn học khác vào bài học môn Lịch sử có tác dụng gì không? □ Không có tác dụng. □ Có tác dụng. Nếu có, lí giải vì sao.............................................................................................. Trang 3
- ............................................................................................................................... Theo kết quả khảo sát, thăm dò tôi nhận thấy rằng đa số học sinh rất thích học lịch sử và cho rằng việc dạy lịch sử có vai trò quan trọng trong trưởng phổ thông. Tuy nhiên, các em còn chưa thích ứng, chưa được tiếp cận nhiều với việc giáo viên vận dụng các kiến thức có liên quan ở các môn học khác vào giờ dạy học lịch sử vì vẫn có nhiều em cho rằng đây là việc không cần thiết (câu 5). Đặc biệt đối với câu hỏi số 6, chỉ có một bộ phận nhỏ học sinh cho rằng việc sử dụng kiến thức của các môn học khác vào bài học lịch sử sẽ tạo cho bài học thêm sinh động, dễ tiếp thu và đỡ nhàm chán còn phần đông các em trả lời không có tác dụng. Từ thực trạng đó, tôi nhận thấy rằng cần phải đẩy mạnh việc lồng ghép, tích hợp kiến thức của các môn học khác vào giảng dạy lịch sử để giảm tính khô khan vốn có của các sự kiện lịch sử, tăng thêm tính hấp dẫn, làm sáng tỏ hơn những kiến thức học sinh đã học, tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến: Trong hệ thống giáo dục ở trường trung học phổ thông, môn Lịch sử có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng cho thế hệ trẻ về kiến thức văn hoá, tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực hành động. Từ những hiểu biết về quá khứ học sinh sẽ hiểu rõ truyền thống của dân tộc, tự hào với những thành tựu trong công cuộc dựng nước và giữ nước của tổ tiên, xác định được vị thế của đất nước trong hiện tại và có thái độ đúng đắn đối với sự phát triển hợp quy luật của tương lai. Bên cạnh đó, nó còn góp phần quan trọng trong việc hình thành bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan khoa học, tác động đến học sinh không chỉ về trí tuệ mà còn cả về tư tưởng tình cảm ở những mức độ khác nhau. Như vậy, so với các môn học khác thì môn Lịch sử có nhiều ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm đối với thế hệ trẻ. Những kiến thức lịch sử không chỉ đơn thuần dạy cho các em biết yêu, ghét trong đấu tranh, biết yêu quý lao động, trân trọng cái đẹp mà còn góp phần định hình cho học sinh cách ứng xử đúng đắn trong giao tiếp hằng ngày. Mặc dù có vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ nhưng hiện nay việc dạy học lịch sử chưa hoàn thành tốt vai trò của mình. Một thực tế đáng buồn là học sinh còn xem nhẹ môn Lịch sử. Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu hệ thống. Bởi vì, đa phần các em cho rằng học lịch sử phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện khô khan. Lịch sử là một môn học nghiên cứu về quá khứ, mà quá khứ là những cái đã trãi qua không thể thay đổi được nên chỉ học cho qua chứ không có gì để vận dụng vào thực tế. Ngày nay, dạy học theo chủ đề tích hợp, liên môn là một trong những phương pháp quan trọng trong dạy học ở trường phổ thông. Việc dạy học liên môn đòi hỏi người giáo viên không chỉ có kiến thức vững vàng về bộ môn của mình mà còn phải nắm nội dung chương trình các môn học khác. Đối với bộ môn Lịch sử bộ môn vốn có vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ thiết nghĩ cần phải được quan tâm hơn. Bởi vì, bản thân những sự kiện lịch sử vốn đã khô Trang 4
- khan, nhất là những bài, những chương viết về các trận đánh có rất nhiều con số về ngày, tháng, năm xảy ra sự kiện hoặc những số liệu về các thành tựu đã đạt được trên mọi lĩnh vực. Để chuyển tải cho học sinh những số liệu này một cách nhẹ nhàng, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt và sáng tạo trong việc sử dụng các kiến thức liên môn một cách chính xác và phù hợp. Do đó , việc người giáo viên dạy lịch sử phải nắm vững các sự kiện lịch sử cùng với những hiểu biết tri thức về nhiều môn khoa khọc xã xội và nhân văn khác để bổ trợ là yêu cầu quan trọng. Chương trình lịch sử lớp 12 giai đoạn 1945 – 1954 là giai đoạn với nhiều sự kiện, nhân vật, nội dung hay và phong phú. Để dạy học lịch sử giai đoạn này được sinh động, dễ tiếp thu ta phải vận dụng nhiều kiến thức bổ trợ của nhiều môn học khác như Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân, Tin học, Quốc phòng an ninh, phim, tranh ảnh tư liệu... Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay ở các trường học trong tỉnh An Giang, việc sử dụng các kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử vẫn chưa được chú trọng. Nhiều giáo viên còn ngại sưu tầm, tìm kiếm tài liệu liên môn phục vụ cho việc giảng dạy hay nếu có thì cũng chỉ ở mức độ sơ sài chưa thực sự mang lại hiệu quả. Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn đề tài “Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 tại trường Phổ thông DTNT THPT An Giang” nhằm nâng cao hiệu quả bài học, gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức bài học một cách đúng đắn, chân thực và sâu sắc. 3. Nội dung sáng kiến 3.1. Quan điểm chung về dạy học liên môn. Dạy học tích hợp, liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học lịch sử nói riêng và dạy học nói chung trong nhà trường phổ thông. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Dạy học tích hợp, liên môn là việc xác định một chủ đề để huy động kiến thức của nhiều môn học để xử lí hoặc giải quyết một vấn đề không phải của chỉ một môn học. Nó không chỉ tạo cảm hứng mà còn kích thích sự quan tâm, trí tò mò của người học. Đặc trưng của liên môn là một tổng thể các thành phần có mối liên hệ với nhau và ảnh hưởng qua lại với nhau. Do vậy, để lựa chọn và xây dựng nội dung bài học tích hợp liên môn cần thấy được sự phát triển các kiến thức thuộc chủ đề trong một môn học cũng như mối quan hệ về chủ đề giữa các môn học khác nhau. Do đó, xét về bản chất, dạy học tích hợp, liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. Là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, những tư tưởng chung giữa các môn học. Tùy theo đặc trưng cụ thể từng bài học mà có thể liên môn các môn khoa học lại với nhau như: Lí – Hóa – Sinh – Văn – Sử – Địa ... Dạy học theo quan Trang 5
- điểm tích hợp, liên môn có ba cấp độ: ở mức độ thấp giáo viên nhắc lại tài liệu, sự kiện, kĩ năng các môn có liên quan; cao hơn đòi hỏi học sinh nhớ lại và vận dụng kiến thức đã học của các môn học khác và cao nhất đòi hỏi học sinh phải độc lập giải quyết các bài toán nhận thức bằng vốn kiến thức đã biết, huy động các môn có liên quan theo phương pháp nghiên cứu, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. 3.2. Ưu điểm của việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử. Ưu điểm đối với học sinh Trước hết, các chủ đề tích hợp, liên môn có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Vận dụng nguyên tắc dạy học tích hợp, liên môn trong dạy học lịch sử có tác dụng tăng thêm tính hấp dẫn trong dạy học, làm sáng tỏ hơn những kiến thức học sinh đã học trong nhiều môn. Vì qua nội dung giao thoa giữa các bộ môn làm cho kiến thức của học sinh càng hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn. Dạy học tích hợp, liên môn trong dạy học Lịch sử làm cho học sinh nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, toàn diện trong các lĩnh vực đời sống, hiểu được tính toàn diện của lịch sử, khắc phục tính rời rạc, tản mạn trong kiến thức góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh thói quen trong tư duy lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mới có thể nhận thức một cách thấu đáo. Đối với giáo viên: Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác. Vì vậy, giáo viên sẽ có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó, góp phần từng bước nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Hai là, giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức một chiều mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng các hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học. Mặt khác, khi dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn, giáo viên các bộ môn liên quan sẽ có điều kiện và chủ động hơn trong quá trình phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học, tạo mối quan hệ gắn bó giữa đồng nghiệp với nhau. Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn sẽ có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên. Bởi vì, khi thực hiện hoạt động dạy học theo hướng tích hợp, liên môn giáo viên không chỉ nghiên cứu tìm hiểu sâu về kiến thức của môn học mình phụ trách giảng dạy mà còn biết thêm nhiều kiến Trang 6
- thức của các môn học khác. Từ đó, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học theo yêu cầu của xã hội. 3.3. Biện pháp tổ chức thực hiện sáng kiến. Thứ nhất, tiến hành khảo sát học sinh vào đầu năm học. Khi thực hiện sáng kiến này, vào đầu mỗi năm học, tôi thực hiện một bài khảo sát nhỏ đối với các lớp tôi được phân công giảng dạy nhằm tìm hiểu thái độ, nhận thức của các em đối với môn Lịch sử và đối với việc sử dụng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp, liên môn trong giảng dạy bộ môn Lịch sử. Trên cơ sở đó để có định hướng kịp thời, đề ra phương pháp giảng dạy phù hợp với các đối tượng học sinh. Thứ hai, tăng cường hoạt động nghiên cứu, sưu tầm tài liệu. Sau khi nghiên cứu kĩ chương trình lịch sử lớp 12, giai đoạn 1945 – 1954 trong sách giáo khoa, tôi tiến hành sưu tầm các nội dung kiến thức của các môn học có quan hệ sát với nội dung các bài học lịch sử thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Sau đó, tôi tiến hành lựa chọn, phân loại nội dung kiến thức của các môn học có liên quan sao cho phù hợp với yêu cầu, phương pháp giảng dạy và sắp xếp nguồn tư liệu đó thành từng chủ đề tương ứng với từng bài học cụ thể trong chương trình. Thứ ba, tăng cường dự giờ đồng nghiệp. Tôi thường xuyên dự giờ các đồng nghiệp, đặc biệt dự các tiết dạy ở khối 12. Qua giờ dạy của đồng nghiệp, bản thân tôi nhận thấy rằng: cần giảm bớt sự khô khan trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông bằng cách lồng ghép vào bài giảng những kiến thức có liên quan trong các môn khoa học xã hội, và các lĩnh vực chính trị, văn hóa nghệ thuật vào bài giảng lịch sử. Bởi vì, những kiến thức giàu tính hình tượng, biểu cảm này sẽ nhẹ nhàng đi vào lòng người, làm rung động cảm xúc, khơi gợi hứng thú, sự yêu thích ở các em học sinh, giúp học sinh dễ nhớ và nhớ lâu hơn kiến thức mà mình thu nhận được. Thứ tư, giao nhiệm vụ cho học sinh sưu tầm trước các tài liệu có liên quan đến bài học. Hoạt động này tôi thường thực hiện ở khâu dặn dò cuối tiết học. Trên cơ sở yêu cầu của bài học, tôi phân công các nhóm học sinh về sưu tầm, chuẩn bị trước các nội dung theo kế hoạch dạy học tích hợp của giáo viên. Để khuyến khích các em thực hiện tốt hoạt động này, giáo viên có thể lấy kết quả chuẩn bị của các nhóm cho điểm nhằm tạo động lực cho các em hoạt động. Thứ năm, đầu tư cho công tác soạn giảng, tiến hành lồng ghép các kiến thức có liên quan đã sưu tầm vào từng bài giảng lịch sử cụ thể trong chương trình. Đây được xem là khâu quan trọng nhất. Sau khi thu thập, tôi tiến hành sắp xếp Trang 7
- lại các tư liệu liên môn và đưa chúng vào từng bài giảng cụ thể trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12, giai đoạn 1945 – 1954 hiện hành. Sau đó tiến hành thực nghiệm giảng dạy trên lớp. 3.4. Các môn học có thể sử dụng dạy học tích hợp, liên môn trong phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954. 3.4.1. Kiến thức môn Ngữ Văn Các tác phẩm văn học từ xưa đến nay, trong lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới, có vai trò to lớn đối với việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Trước hết, các tác phẩm văn học, bằng những hình tượng cụ thể có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm người đọc, trình bày những nét đặc trưng tiêu biểu của các hiện tượng kinh tế, chính trị, những quy luật của đời sống xã hội. Giữa văn học và sử học có mối liên hệ khăng khít. Khoa học lịch sử dựa vào những nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử có thật trong một giai đoạn nhất định để khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách chính xác, khách quan. Còn văn học dựa trên chất liệu cuộc sống để xây dựng hình tượng, cốt truyện, mỗi tác phẩm văn học đều mang trong mình dấu ấn của thời đại. Vì thế, các đoạn trích về thơ, văn có tác dụng minh hoạ, cụ thể hoá sự kiện, làm nổi bật hơn diễn biến của sự kiện, nêu ra một kết luận khái quát giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kì, một sự kiện lịch sử cụ thể. Vì vậy, để tạo ra những biểu tượng lịch sử sinh động, chân xác, trong dạy học lịch sử cần sử dụng các tài liệu văn học để góp phần dựng lại bức tranh quá khứ lịch sử, trình bày các đặc trưng của các hiện tượng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, những quy luật của đời sống ở từng thời đại một cách sinh động, hấp dẫn bằng ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật. Việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử sẽ giúp học sinh tránh được tình trạng “hiện đại hóa” lịch sử giúp học sinh củng cố và phát triển kiến thức lịch sử, phát huy tính tích cực, năng động của học sinh và gây hứng thú học tập. Do đó, chất lượng dạy học lịch sử được nâng lên. 3.4.2. Kiến thức Địa lí Xét cụ thể môn Địa lí chú ý đến tính không gian lãnh thổ của các sự vật hiện tượng đang diễn ra hiện nay, còn môn Lịch sử chú ý đến quá trình hình thành và phát triển của xã hội. Tuy nhiên, hai môn Địa Lí và Lịch Sử đều có những nội dung thuộc nhóm Khoa học xã hội nhân văn, đều nghiên cứu những vấn đề của con người, xem xét các mối quan hệ mang tính qui luật trong lĩnh vực kinh tế, xã hội. Vì thế, giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Sự kiện lịch sử bao giờ cũng gắn liền với vị trí không gian nhất định. Nhiều sự kiện kịch sử xảy ra bắt nguồn từ Trang 8
- đặc điểm địa lí hoặc do điều kiện địa lí tác động, chi phối. Do vậy kiến thức địa lí có ý nghĩa đặc biệt quan trong trong dạy học lịch sử. Bản đồ lịch sử được tích hợp kiến thức địa lí giúp học sinh hiểu rõ sự kiện lịch sử trên các khía cạnh như: tại sao xảy ra ở vị trí không gian đó? Diễn biến thế nào? Mối liên quan của các sự kiện trong những vị trí không gian khác nhau ra sao? Vì thế, bản đồ, lược đồ như một nguồn tri thức quan trọng, một phương tiện dạy học cần thiết để thể hiện không gian diễn biến các sự kiện lịch sử. Bài học lịch sử gắn với bản đồ và kiến thức địa lí luôn tạo ra sự hấp dẫn, giúp học sinh nắm chắc sự kiện, biết lí giải bản chất sự kiện qua sự chi phối của yếu tố địa lí. 3.4.3. Kiến thức môn Giáo dục công dân. Với yêu cầu đặc trưng là giúp học sinh hiểu rõ từng thời kì phát triển của xã hội để có những nhận thức lịch sử đúng đắn, bộ môn Lịch sử có thể tích hợp nhiều nội dung của môn Giáo dục công dân như: lòng biết ơn với những người có công với dân tộc; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử, nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc, xem đó là bổn phận và trách nhiệm cụ thể của công dân hiện nay; khắc sâu niềm tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp kháng chiến và xây dựng đất nước. 3.4.4. Kiến thức môn Tin học Mục tiêu của ngành giáo dục là không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đang được đẩy mạnh và nhân rộng trong toàn ngành. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giúp giáo viên nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy của mình, giúp giáo viên có thể thay đổi nội dung và phương pháp truyền đạt trong dạy học. Với việc sử dụng giáo án điện tử bằng các phần mềm Microsoft Power Point để trình chiếu các Slide hình ảnh, các đoạn phim tư liệu và phần mềm Violet để thiết kế phần trò chơi giải ô chữ, điền khuyết, câu hỏi trắc nghiệm trong phần củng cố, kiểm tra kết quả học tập của học sinh sẽ phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học bộ môn Lịch sử. 3.4.5. Kiến thức môn GDQP – AN Việc vận dụng các kiến thức về quân sự, quốc phòng sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn về đường lối kháng chiến của Đảng trong cuộc kháng chiến cống thực dân Pháp xâm lược; thấy được âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù để từ đó Đảng ta vạch ra chủ trương cho phù hợp; thấy được quá trình chuẩn bị của ta cho các chiến dịch, lí do chuyển đổi phương châm tác chiến của Đảng ta trong từng điều kiện lịch sử cụ thể để mang lại hiệu quả tích cực cho cuộc kháng chiến. 3.4.6. Các đoạn phim ảnh tư liệu Âm nhạc cách mạng. Trang 9
- Âm nhạc, phim ảnh là những phương tiện hỗ trợ đắc lực trong giảng dạy môn Lịch sử. Việc sử dụng âm nhạc, phim ảnh sẽ góp phần tạo được biểu tượng lịch sử cho học sinh trong quá trình học tập bởi vì thông qua âm nhạc , phim ảnh sẽ giúp học sinh có cái nhìn thực trong tái hiện lịch sử. Qua một đoạn phim tư liệu, một bài hát có liên quan đến lịch sử sẽ nhanh chóng đi vào lòng người học nhanh gấp nhiều lần hơn lời thuyết giảng của người thầy, tạo cho giờ học được sinh động, lôi cuốn, truyền cảm, góp phần nâng cao hiệu quả học tập bộ môn lịch sử. 3.4.7. Kể chuyện lịch sử trong quá trình dạy học lịch sử. Kể chuyện lịch sử là một phương pháp dùng lời nói để diễn tả một cách sinh động, hấp dẫn, có thể kèm theo hình ảnh về một câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Câu chuyện kể có khi chỉ là những mảnh sự kiện, biến cố lịch sử có liên quan đến nội dung bài học, có khi là những tình tiết liên quan đến các nhân vật lịch sử, có khi là giải thích cho một cái tên, một địa danh, một khái niệm – thuật ngữ trong bài học. Có thể nói việc kể chuyện lịch sử được thực hiện khá phổ biến trong giảng dạy bộ môn Lịch sử. Những câu chuyện lịch sử cung cấp kiến thức lịch sử cho học sinh, mở rộng kiến thức mà sách giáo khoa không có khả năng giải quyết nổi do những qui định chung. Thường sách giáo khoa chỉ đưa ra những nhận định chung nên học sinh không hiểu nổi nên giáo viên cần phải kể cho học sinh nghe một câu chuyện tóm lược đôi nét về các sự kiện, nhân vật lịch sử. Kể chuyện lịch sử có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho học sinh. Mỗi câu chuyện là một tấm gương phản chiếu bao điều tốt xấu, thiện ác, những tấm lòng cao thượng, quả cảm của các anh hùng của các anh hùng dân tộc,... Đồng thời, kể chuyện lịch sử còn giúp phát huy khả năng tư duy nhiều mặt cho học sinh như óc tưởng tượng, khả năng khái quát, tóm tắt chuyện, nhớ các tình tiết,... 3.5. Các địa chỉ có thể sử dụng kiến thức liên môn trong chương trình lịch sử 12, giai đoạn 1945 – 1954. 3.5.1. Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2 – 9 – 1945 đến trước ngày 19 – 12 1946. Môn Ngữ Văn: Tích hợp các câu ca dao, các đoạn trích có liên quan đến nạn đói năm 1945, những câu ca dao thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người Việt Nam, sử dụng bài vè về phong trào “Bình dân học vụ” để thấy được sự sáng tạo cũng như quyết tâm của nhân dân ta trong việc đấu tranh với giặc đói, dốt và những nổ lực giải quyết khó khăn về tài chính… Môn Địa Lý: Sử dụng bản đồ Việt Nam thể hiện rõ vị trí của các lực lượng quân đội Đồng minh vào Việt Nam thực hiện nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Trang 10
- Môn Giáo dục công dân: Sử dụng các đoạn phim về giải pháp giải quyết nạn đói, nạn dốt, các sự kiện có liên quan đến Bác Hồ để giáo dục đạo đức, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước cho học sinh. Môn Tin học: ứng dụng phần mềm Microsoft Power Point để trình chiếu các Slide hình ảnh, các đoạn phim tư liệu và phần mềm Violet để thiết kế phần trò chơi giải ô chữ trong phần củng cố, kiểm tra kết quả học tập của học sinh. Kể mẫu chuyện lịch sử: + Giáo viên có thể kể về bối cảnh ra đời của bài hát “Nam bộ kháng chiến” và vài nết về nhạc hoạt động cách mạng của nhạc sĩ Tạ Thanh Sơn giúp học sinh khắc sâu sự kiện ngày 23/9/1945 bắt đầu kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam bộ. + Kể về Chủ tịch Hồ Chí Minh và những ứng xử ngoại giao mẫu mực để giúp học sinh khắc sâu kiến thức về hiệp định Sơ bộ ngày 06/3/1946 và Tạm ước ngày 14/9/1946. 3.5.2. Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp Xâm lược (1946 – 1950). Môn Ngữ Văn: Thu đông 1947, Pháp huy động 12000 quân tiến công lên Việt Bắc với âm mưu loại bỏ cơ quan kháng chiến đầu não của ta để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Đoán được ý đồ của giặc quân ta tổ chức bao vây, chặn đánh chúng trên hầu khắp các mặt trận ở Việt Bắc gây cho địch thiệt hại nặng nề. Việt Bắc trở thành mồ chôn của quân Pháp. Sau khi giáo viên và học sinh dựa vào lược đồ để tìm hiểu diễn biến và kết quả của chiến dịch, giáo viên có thể khái quát lại, giúp học sinh ghi nhớ bằng đoạn ca dao sau: “Ai qua phố cũ Đoan Hùng ..... Bên kia bãi cát, nấm mồ thực dân!” Năm 1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên giới để khai thông biên giới Việt – Trung, mở đường giao thông nối liền với các nước xã hội chủ nghĩa. Do tầm quan trọng của chiến dịch, vào trung tuần tháng 9 – 1950, Hồ Chủ tịch đã lên đường thị sát chiến trường. Để giúp học sinh nắm chắc sự kiện này, giáo viên khai thác hình 49 sách giáo khoa trang 136 kết hợp với đọc đoạn ca dao sau: “Nhớ xưa gậy trúc dép đen Đi thăm mặt trận, Bác lên đỉnh đèo Đường rừng khúc khuỷu cheo leo Bác đứng trên đồi, vẫy gọi con lên” Môn Địa lí: Sử dụng lược đồ Việt Nam để làm rõ hành động, âm mưu khiêu khích của Pháp đối với ta sau khi kí hiệp định Sơ bộ 6 – 3 và bản tạm ước ngày 14 – 9 ở các địa phương từ bắc vào nam để học sinh thấy rõ dã tâm của Pháp là quyết cướp nước ta thêm một lần nữa. Ngoài ra, giáo viên còn dùng lược đồ Việt Trang 11
- Nam để chỉ các địa điểm diễn ra các cuộc chiến của nhân dân ta ở các đô thị bắc vĩ tuyến 16 để học sinh nắm chắc bài học. Sử dụng lược đồ khu căn cứ địa Việt Bắc để miêu tả diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947, chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950. Môn Giáo dục công dân: thông qua việc cung cấp những hình ảnh về tinh thần chiến đấu của quân dân ta ở các đô thị, hình ảnh anh chiến sĩ cảm tử quân ôm bom ba càng lao vào hủy diệt xe tăng Pháp để giáo dục học sinh lòng yêu nước, lòng tự hào về những chiến thắng vĩ đại của dân tộc trong cuộc kháng chiến cống Pháp. Qua đó, nhắc các em phải cố gắng học tập trở thành con ngoan trò giỏi, đem tài năng phục vụ quê hương đất nước. Môn GDQP – an ninh: + Giáo viên cho học sinh phân tích nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến của Đảng để thấy rõ đó là sự kết tinh trong nghệ thuật quân sự của Việt Nam. Giúp học sinh thấy rõ vì sau trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược ta phải thực hiện chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, vì sao ta phải kháng chiến toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính nhưng bên cạnh đó phải tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng tiến bộ từ bên ngoài để phối hợp. + Giáo viên sử dụng nội dung bản mật lệnh của Đảng trong việc ấn định thời gian tiến hành khởi nghĩa toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược. (Nội dung bản mật lệnh của Đảng: “Chuyến hàng sẽ đến lúc 18 giờ ngày 21 tháng 12. Hàng mang mã hiệu A cộng hai, B trừ hai. Chú ý theo dõi đón hàng đúng giờ”). Bản mật lệnh có tác dụng kích thích tư duy của học sinh, tạo hứng thú cho các em tham gia học tập. + Giáo viên cho học sinh thấy rõ phương châm tác chiến của ta trong chiến dịch Việt Bắc là lối đánh du kích, mai phục đánh đón đầu để bẻ gãy từng gọng kìm của Pháp khi chúng mở đợt tấn công lên Việt Bắc bằng cả 3 cánh quân; phương châm đánh điểm diệt viện trong chiến dịch Biên giới năm 1950 khi ta chủ động đánh vào Đông Khê tạo nên thế chia cắt đối với địch, sau đó ta tiến hành tiêu diệt viện binh từ các cánh quân của Pháp đã gây cho địch nhiều thiệt hại. Môn Tin học: ứng dụng phần mềm Microsoft Power Point để trình chiếu các slide hình ảnh, các đoạn phim tư liệu và phần mềm Violet để thiết kế phần trò chơi giải ô chữ trong phần củng cố, kiểm tra kết quả học tập của học sinh. Tích hợp các đoạn phim tư liệu, bài hát: có thể sử dụng các đoạn phim tư liệu về lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoạn phim miêu tả cảnh chiến đấu của quân dân ta ở Hà Nội và các đô thị bắc vĩ tuyến 16 để các em học sinh xem, giúp các em tái hiện lịch sử một cách chân thực nhất. Kể mẫu chuyện lịch sử: + Khi trình bày về cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyễn 16, giáo viên có thể lồng ghép các câu chuyện về các nội dung: kháng chiến toàn quốc bùng nổ, trận đánh ở Bắc Bộ phủ ... Trang 12
- + Khi trình bày diễn biến về trận Đông Khê trong chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950, giáo viên lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử về anh hùng La Văn Cầu. 3.5.3. Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954): Môn Ngữ Văn: Vận dụng một số tác phẩm văn học về đề tài Điện Biên Phủ như bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của nhà thơ Tố Hữu, Bài ca Điện Biên Phủ của Nguyễn Đình Thi, Thồ lên Điện Biên của Đào Phương, Đằng sau phía trước của Nguyễn Minh Châu... để miêu tả lại những cảnh khó khăn gian khổ cũng như quyết tâm sắt đá của chiến sĩ ta trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. Môn Địa lí: + Sử dụng lược đồ Việt Nam để làm rõ âm mưu của Pháp – Mĩ trong thực hiện hai bước của kế hoạch Nava, dùng lược đồ Việt Nam để miêu tả diễn biến các cuộc tiến công chiến lược của ta trong đông – xuân 1953 – 1954 để thấy rõ lực lượng của địch đã bị phân tán tạo điều kiên để ta có thể tiêu diệt chúng. + Giúp học sinh nắm được vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên của vùng Điện Biên Phủ để từ đó làm rõ âm mưu của Pháp – Mĩ muốn xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương với 3 phân khu và 49 cứ điểm. Giáo viên phân tích ưu điểm và hạn chế về địa hình điều kiện tự nhiên của vùng Điện Biên Phủ để giúp học sinh hiểu rằng vì sao chủ trương của ta là cũng chọn nơi đây làm điểm quyết chiến chiến lược cuối cùng đối với Pháp. Bên cạnh đó, giáo viên sử dụng lược đồ để miêu ta diễn biến chính của chiến dịch qua 3 đợt. Môn Giáo dục công dân: thông qua việc cung cấp, sưu tầm tiểu sử, chiến công của các anh hùng liệt sĩ như Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn đã không tiếc thân mình hy sinh cho độc lập dân tộc với tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, để các em trân trọng, tự hào về những chiến thắng vĩ đại của dân tộc trong cuộc kháng chiến cống Pháp. Qua đó, giúp học sinh rèn luyện tinh thần, ý chí sắt đá, quyết tâm vượt qua gian nan thử thách để đạt được mục tiêu đề ra. Môn GDQP – an ninh: dùng những kiến thức có liên quan đến nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến đấu để cho học sinh hiểu vì sao ta phải chủ động thực hiện các cuộc tiến công chiến lược trong đông – xuân 1953 – 1954 để làm phân tán lực lượng của địch trong kế hoạch Na va của Pháp từ một nơi duy nhất là ở đồng bằng Bắc bộ thành năm địa điểm khác nhau; vì sao ta phải chuyển phương châm tác chiến từ đánh “nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc” trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ... Môn Tin học: ứng dụng phần mềm Microsoft Power Point để trình chiếu các slide hình ảnh, các đoạn phim tư liệu và phần mềm Violet để thiết kế phần trò chơi giải ô chữ trong phần củng cố, kiểm tra kết quả học tập của học sinh. Trang 13
- Tích hợp các đoạn phim tư liệu, bài hát: có thể sử dụng các đoạn phim tư liệu về công tác chuẩn bị của quân ta cho chiến dịch Điện Biên Phủ, cảnh quân ta kéo pháo lên Điện Biên Phủ; các bài hát Hò kéo pháo của nhạc sĩ Hoàng Vân; Hành quân xa của nhạc sĩ Đỗ Nhuận để cho các em học sinh nghe, giúp các em tái hiện lịch sử một cách chân thực nhất. Kể mẫu chuyện lịch sử: + Khi trình bày diễn biến về Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 1954, giáo viên có thể lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử về anh hùng Bế Văn Đàn. + Khi trình bày diễn biến về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, giáo viên có thể lồng ghép kể về quá trình chuẩn bị của ta cho chiến dịch Điện Biên Phủ: vận chuyển lương thực, thực phẩm, thuốc men, quân trang quân dụng, chuyển vũ khí, pháo... kể những mẫu chuyện nhân vật lịch sử về các anh hùng Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót... 3.6. Một tiết dạy minh họa cụ thể. Minh họa tiết dạy 27 Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 291945 đến trước ngày 19121946. Phân m ̀ ở đâu bai m ̀ ̀ ơi:́ GV mở cho học sinh xem đoạn Video clip Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập sau đó đặt câu hỏi: đoạn Video clip trên nằm trong tác phẩm văn học nào? Tác dụng của nó là gì? GV chốt vấn đề: đoạn Video clip trên ghi lại cảnh Bác Hồ đọc bản “tuyên ngôn độc lập” tại quãng trường Ba Đình vào ngày 291945 khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tuy nhiên ngay vừa mới ra đời nước ta lâm vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” Vì sao lại như vậy? Với bản lĩnh của mình chủ tịch Hồ Chí Minh cùng trung ương Đảng đã lèo lái đưa con thuyền cách mạng vượt qua cơn sóng gió như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 17. HOẠT ĐỘNG 1: Mục I, 2: Tìm hiểu tình hình khó khăn nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945 Khi dạy nội dung khó khăn về đối ngoại giáo viên tích hợp môn Địa Lí: Sử dụng bản đồ Việt Nam có đánh dấu vị trí vĩ tuyến 16 để chỉ sự đe dọa về nạn ngoại xâm do quân Tưởng và quân Anh kéo vào hòng cướp nước ta nêu và hỏi : Lúc này nước ta đối mặt với các thế lực thù địch nào ? Trang 14
- Khi dạy sự kiên nạn đói 1945 giáo viên tích hợp môn Văn: sử dụng đoạn miêu tả nạn đói năm 1945 trong tác phẩm “Vợ Nhặt” của nhà văn Kim Lân: “không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người…”. GV kết hợp cho HS xem hình ảnh về nạn đói năm 1945: Giáo viên đặt hỏi: sau khi xem xong các hình ảnh em có cảm nhận gì? GV kết luận : Qua các hình ảnh trên trên chúng ta nhìn thấy cảnh tượng vô cùng thương tâm của đồng bào miền Bắc. Qua đó có sự đồng cảm, thương cảm sâu sắc Trang 15
- với nhân dân, thấy được tội ác của phát xít Nhật, Pháp trong thời gian cai trị ở nước ta, qua đó bồi dưỡng cho HS lòng căm thù giặc sâu sắc. HOẠT ĐỘNG 2 : Mục II : Tìm hiểu bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính. GV chia lớp làm 4 nhóm : thơi gian thao luân 6 phut ̀ ̉ ̣ ́ + Nhóm 1 : Vẽ sơ đồ tư duy về biện pháp xây dựng chính quyền cách mạng ? ý nghĩa của công cuộc xây dựng chính quyền cách mạng ? + Nhóm 2 : Vẽ sơ đồ tư duy về biện pháp giải quyết nạn đói ? Sưu tầm các câu ca dao thể hiện tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau của người Việt Nam? + Nhóm 3 : Vẽ sơ đồ tư duy về biện pháp giải quyết nạn dốt ? Sưu tầm cac câu ́ thơ, ca dao vê phong trao bình dân h ̀ ̀ ọc vụ ? + Nhóm 4 : Vẽ sơ đồ tư duy về biện pháp giải quyết khó khăn tài chính. Sưu tầm các câu ca dao nói về tinh thần tự nguyên đóng góp c ̣ ủa cai cua nhân dân ta cho chính ̉ ̉ quyền cách mạng? HOẠT ĐỘNG 3 : HS làm việc theo nhóm, sau đó cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhom ́ mình. 1. Xây dựng chính quyền cách mạng : Nhóm 1 trình bày: theo nội dung chuẩn bị trên phiếu học tập. GV trình chiếu cho học sinh xem đoạn tư liệu lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu của chủ tịch Hồ Chí Minh, xem các hình ảnh của cử tri cả nước đi bỏ phiếu. Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu: Trang 16
- “…Về mặt trận quân sự, các chiến sĩ dùng súng đạn mà chống quân thù. Về mặt chính trị, thì nhân dân dùng lá phiếu mà chống với quân địch… quốc dân ta sẽ tỏ cho thế giới biết rằng dân Việt Nam ta đã: Kiên quyết đoàn kết chặt chẽ, Kiên quyết chống bọn thực dân, Kiên quyết tranh quyền độc lập ” GV hỏi : Em có suy gì về sự kiện ngày 6/1/1946 ? Sự kiện này có ý nghĩa gì ? HS trả lời. HS khác bổ sung. GV nhận xét, tích hợp giáo dục tư tưởng chính trị cho học sinh: + Đây là lần đầu tiên nhân dân được đi bầu cử. Điều này thể hiện quyền công dân, quyền làm chủ đất nước => nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của Đảng. + Tượng trưng cho tinh thần đoàn kết của dân tộc, sức mạnh của dân tộc (trên dưới một lòng vượt qua sự chống phá kẻ thù) + Nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Thắng lợi cuộc tổng tuyển cử giáng một đòn mạnh vào âm mưu chia rẽ, lật đổ của kẻ thù. Hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đưa đất nước ta ngày càng phồn vinh, phát triển toàn diện, nhân dân sống cảnh yên bình, hạnh phúc, ấm no. 2. Giải quyết nạn đói: Nhóm 2 trình bày: GV nhận xét, phân tích và cho học sinh xem đoạn phim tư liệu về biện pháp giải quyết nạn đói trong đó nhấn mạnh sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi “nhường cơm xẻ áo”. Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ chủ tịch nhân dân lập “hủ gạo cứu đói”. Người tiên phong thực hiện trước bằng một hành động cụ thể: “ mười ngày nhịn ăn một bữa, mỗi bữa một bơ, đem gạo đó cứu đói cho dân nghèo”. Và nêu câu hỏi : Em có suy nghỉ gì về việc làm của Bác ? Qua sự kiện đó GV tích hợp giáo dục đạo đức cho học sinh : Chúng ta thấy rằng đây chính là phong cách nêu gương của Bác qua việc này thể hiện hành động “nói đi đôi với làm”. Đây cũng chính là nội dung chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà Đảng và Nhà nước ta đang ra sức học tập trong thời gian qua: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, “nói đi đôi với làm”. GV hỏi: Cho biết ngày nay truyền thống “lá lành đùm lá rách” thể hiện như thế nào? GV yêu cầu học sinh cho ví dụ. HS trả lời. HS khác bổ sung. GV nhận xét, tích hợp: + Truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ngày càng được phát huy như: ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt, mua tăm ủng hộ người mù, nhà nước quan tâm đến học sinh diện hộ nghèo, dân tộc thiểu số được hỗ trợ đi học, chương trình xe đạp tặng bạn, heo đất giúp bạn tại trường.... Trang 17
- GV tích hợp môn Văn: Ngoài những câu ca dao thể hiện tinh thần tương thân tương ái của học sinh trình bày, giáo viên có thể cung cấp thêm như : Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng Hay Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn 3. Giải quyết nạn dốt: Nhóm 3 trình bày. GV cho học sinh xem lời kêu gọi chống nạn thất học của chủ tịch Hồ Chí Minh trên báo Cứu Quốc ; đoạn phim tư liệu và các hình ảnh về lớp bình dân học vụ. Lời kêu gọi “Chống nạn thất học ”: “…Nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị nước ta. Hơn 90% đồng bào ta mù chữ…Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, tôi đề nghị mở một chiến dịch chống nạn mù chữ. Những người biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ. Những người chưa biết chữ hãy gắng mà học cho biết…” Giáo viên tích hợp bài vè “bình dân học vụ” giúp người dân dễ học, dễ nhớ (tích hợp môn Ngữ Văn) "i, t (tờ), có móc cả hai. i ngắn có chấm, t (tờ) dài có ngang; Trang 18
- e, ê, l (lờ) cũng một loài. ê đội nón chóp, l (lờ) dài thân hơn; o tròn như quả trứng gà. ô thời đội mũ, ơ thời thêm râu". Chữ a thêm cái móc câu bên mình GV trích một đoạn trong thư Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày khai trường (tháng 91945): “ non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Và đặt câu hỏi: Hiện nay các em cần làm gì để thực hiện lời dạy của Bác? HS tự suy nghĩ và đưa ra câu trả lời. GV kết luận: hiện nay đất nước chúng ta đang bước vào giai đoạn hội nhập với quốc tế, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy bản thân các em cần cố gắng trong học tập, lao động, sự nổ lực của bản thân để đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc năm châu. 4. Giải quyết khó khăn về tài chính: Nhóm 4 trình bày: GV cho học sinh xem các hình ảnh trong việc k êu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân cả nước trong phong trào “tuần lễ vàng”, “quỹ độc lập”. Và nêu câu hỏi: Sau khi quan sát các bức tranh em có nhận xét gì? HS trả lời. HS khác bổ sung. + GV nhận xét: Thông qua hình ảnh nhân dân hăng hái, sẵn sàng đóng góp tiền của, vàng bạc của mình cho ngân sách quốc gia đông như ngày hội. Điều này thể hiện Trang 19
- niềm tin tuyệt đối vào Đảng, ủng hộ nhà nước, ủng hộ nền độc lập nước nhà. Nhà nước dựa vào nhân dân để vượt qua khó khăn theo tư tưởng “ lấy dân làm gốc” của chủ tịch Hồ Chí Minh. => GV kết luận: Dựa vào sức mạnh của quần chúng nhân dân, niềm tin của nhân dân vào Đảng chỉ trong một thời gian ngắn dưới sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã lèo lái con thuyền cách mạng vượt qua những khó khăn tưởng chừng như không thể qua khỏi. Giáo viên sử dụng kết hợp bài ca dao sau để khắc sâu sự kiện nhân dân hăng hái tham gia đóng góp cho chính quyền cách mạng: “Muốn xây độc lập tự do Phải góp đảm phụ, phải lo quốc phòng Giàu góp của, khó góp công Máu xương không tiếc, năm đồng tiếc chi” 5. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập: Kiểm tra qua các câu hỏi trong phần củng cố dưới hình thức trò chơi giải ô chữ: Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 138 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 38 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung phần Công dân với đạo đức môn GDCD lớp 10 nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học sinh tại trường THPT Thái Lão
43 p | 35 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p | 38 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 40 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong chương trình Hóa học hữu cơ 11
74 p | 41 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 74 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng lí thuyết chuẩn độ axit – bazơ trong giảng dạy Hóa học ở trường chuyên và phục vụ bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, Quốc tế
143 p | 37 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 25 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng nguyên tắc tích hợp trong dạy làm văn dạng bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
29 p | 44 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng định lý Thales để tìm lời giải cho các bài toán hình học tọa độ trong mặt phẳng
35 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn