Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức thực tế lồng ghép giáo dục môi trường vào bài Phân bón hóa học SGK Hóa học lớp 11 cơ bản
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường lồng ghép vào bài 12 “Phân bón hóa học”. Bằng cách này, bài giảng hóa học sẽ dễ dàng đạt được yêu cầu là có liên hệ thực tiễn, vừa giáo dục được ý thức bảo vệ và phát triển môi trường nông nghiệp cho học sinh. Bên cạnh đó bài giảng có kết hợp kiến thức về thực tế sẽ tăng hứng thú học tập cho học sinh, giúp tiết học bớt căng thẳng và học sinh sẽ yêu thích môn học hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức thực tế lồng ghép giáo dục môi trường vào bài Phân bón hóa học SGK Hóa học lớp 11 cơ bản
- TÊN ĐỀ TÀI VẬN DỤNG KIẾN THỨC THỰC TẾ LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀO BÀI “PHÂN BÓN HÓA HỌC” SGK HÓA HỌC LỚP 11 CƠ BẢN Thuộc môn : Hóa Học
- TRƯỜNG THPT LÊ LỢI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT LÊ LỢI SÁNG KIẾN TÊN ĐỀ TÀI VẬN DỤNG KIẾN THỨC THỰC TẾ LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀO BÀI VẬN DỤNG“PHÂN KIẾN THỨC THỰC BÓN HÓA TẾ LỒNG GHÉP HỌC” GIÁO SGK DỤC HÓA MÔI HỌCTRƯỜNG LỚP 11 CƠVÀO BẢNBÀI “PHÂN BÓN HÓA HỌC” SGK HÓA HỌC LỚP 11 CƠ BẢN Thuộc môn : Hóa Học LĩnhThuộc vực : môn : GiáoHóa dụcHọc Người thực Lĩnh vựchiện: : Nguyễn GiáoThị dụcThành Vinh Tổ bộ môn:thực hiện: Người Khoa học tựThị Nguyễn nhiên Thành Vinh NămTổ thực hiện: bộ môn: – 2021 2020Khoa học tự nhiên Số điện Nămthoại thực: hiện:0966469038 2020 – 2021 Email: Số điện thoại : vinhhoa.na@gmail.com 0966469038 Email: vinhhoa.na@gmail.com Tân kỳ,tháng 3 năm 2021 Tân kỳ,tháng 3 năm 2021
- MỤC LỤC Trang I- MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................1 3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2 II- NỘI DUNG ....................................................................................................3 A. Cơ sở lý luận của đề tài.................................................................................3 B. Thực trạng của vấn đề....................................................................................4 C. Tổ chức thực hiện..........................................................................................5 III – KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT …………………………….......…………..22 1. Kết luận………………………………………………….……..…………22 2. Đề xuất……………………………………………….………..………….22 3. Hướng phát triển của đề tài…...…………………………………………..23
- I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp phân bón là một trong những vật tư quan trọng và được sử dụng với một lượng khá lớn hàng năm. Phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, đặc biệt là đối với cây lúa ở Việt Nam. Tuy nhiên phân bón cũng chính là những loại hóa chất nếu được sử dụng đúng theo quy định sẽ phát huy được những ưu thế, tác dụng đem lại sự màu mỡ cho đất đai, đem lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống con người, gia súc. Ngược lại nếu không được sử dụng đúng theo quy định, phân bón lại chính là một trong những tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống. Sự ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng và nó để lại nhiều hậu quả xấu tác động trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của con người , sự sinh trưởng, phát triển của động thực vật. Với tất cả những yếu tố đó, thiết nghĩ việc đưa giáo dục bảo vệ, phát triển môi trường vào học đường là việc làm tối cần thiết. Phải dạy cho những lớp người trẻ trung, năng động là lực lượng đông đảo trong xã hội Việt Nam kiến thức về phát triển môi trường, từ đó hình thành ý thức về bảo vệ và phát triển môi trường bền vững cho mọi người trong xã hội nói chung. Trong chương trình giáo khoa THPT thì tôi nhận thấy môn Hóa Học là môn có rất nhiều cơ hội để lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ và phát triển môi trường bền vững. Xuất phát từ tư tưởng đó, tôi đã chọn đề tài: Vận dụng kiến thức thực tế lồng ghép giáo dục môi trường vào bài “Phân bón hóa học” SGK Hóa học lớp 11 cơ bản. 2. Mục đích nghiên cứu: Giáo dục phát triển môi trường góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước – người lao động, người chủ có thái độ thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hòa với việc bảo vệ môi trường, bảo đảm nhu cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế hệ mai sau. Giáo dục sự phát triển môi trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu. Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường lồng ghép vào bài 12 “Phân bón hóa học”. Bằng cách này, bài giảng hóa học sẽ dễ dàng đạt được yêu cầu là có liên hệ thực tiễn, vừa giáo dục được ý thức bảo vệ và phát triển môi trường nông nghiệp cho học sinh. Bên cạnh đó bài giảng có kết hợp kiến thức về thực tế sẽ tăng hứng thú học tập cho học sinh, giúp tiết học bớt căng thẳng và học sinh sẽ yêu thích môn học hơn. Cung cấp những thông tin mới nhất, gần nhất về những tác hại về mặt kinh tế, về ô nhiễm môi trường do sử dụng phân bón hóa học chưa đúng cách, chưa 1
- đúng liều lượng gây ra, đồng thời giáo dục cho học sinh các biện pháp bảo vệ và phát triển môi trường từ đó lồng ghép việc giáo dục bảo vệ và phát triển môi trường bền vững trong giảng dạy môn Hóa học. Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn hoá học THPT hình thành cho học sinh tình yêu thiên nhiên, sống hoà đồng với thiên nhiên, quan tâm đến thế giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh. Đích quan trọng của giáo dục bảo vệ và phát triển môi trường không chỉ làm cho mọi người hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Nghiên cứu bài giảng cụ thể bài 12 “ Phân bón hóa học”. - Tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí - Ý nghĩa của việc bảo vệ và phát triển môi trường nông nghiệp. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục. - Phương pháp hoạt động thực tiễn như hoạt động Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về bảo vệ và phát triển môi trường: vệ sinh trường, lớp, tuyên truyền bảo vệ môi trường ở nhà trường; tham gia chiến dịch truyền thông ở địa phương trong và sau khi sử dụng phân bón hóa học. - Phương pháp điều tra, khảo sát, nghiên cứu tình hình địa phương. 2
- II. NỘI DUNG A. Cơ sở lý luận của đề tài: Nước ta có quy mô nông nghiệp đứng thứ 18 trên thế giới, đứng thứ hai trong khu vực Đông –Nam Á. Vì vậy, việc sử dụng phân bón trong nông nghiệp là hết sức cần thiết. Phân bón là thức ăn của cây trồng, nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho cây phát triển. Tuy nhiên, không phải tất cả lượng phân bón được cho vào đất, được phun lên lá...cây sẽ hấp thụ hết để nuôi cây lớn lên từng ngày. Theo số liệu tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hóa học ở Việt Nam, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30-45%, lân từ 40-45% và kali từ 40- 50%, tùy theo chất đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại phân bón...Như vậy còn 60-65% lượng đạm tương đương với 1,77 triệu tấn urê, 55-60% lượng lân tương đương với 2,07 triệu tấn supe lân và 55-60% lượng kali tương đương với 344 nghìn tấn Kali Clorua (KCl) được bón vào đất nhưng chưa được cây trồng sử dụng. Trong số phân bón cây không sử dụng được, một phần còn được giữ lại trong các keo đất là nguồn dinh dưỡng dự trữ cho vụ sau, một phần bị rửa trôi theo nước mặt và chảy vào các ao, hồ, sông, suối gây ô nhiễm nguồn nước mặt, một phần bị trực di (thấm rút theo chiều dọc) xuống tầng nước ngầm và một phần bị bay hơi do tác động của nhiệt độ gây ô nhiễm không khí...Như vây gây ô nhiễm môi trường của phân bón trên diện rộng và lâu dài của phân bón là việc xảy ra hàng ngày hàng giờ của vùng sản xuất nông nghiệp. Việc lạm dụng phân bón vô cơ của người trồng không những làm tăng lượng tồn dư hóa học trong nông sản, mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường đất, nước và không khí.Tân Kỳ vốn là một huyện thuần nông có diện tích đất tự nhiên chủ yếu để sản xuất nông nghiệp,nên học sinh phần đông là con em gia đình làm nông nghiệp. Việc truyền đạt các kiến thức liên hệ giữa phân bón hóa học và sử dụng phân bón hóa học như thế nào trong nông nghiệp cho thích hợp ,hiệu quả ,giúp tiết kiệm, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe cho con người cho học sinh là cách gây hứng thú học tập ,đồng thời giúp các em sử dụng những kiến thức thu thập được của mình qua bài học để trao đổi với bố mẹ,người thân và có những kiến thức giúp ích cho bản thân, xã hội. Thực tế cuộc sống thì việc sử dụng phân bón hóa học không đúng hàm lượng, mục đích đã gây ra những bức xúc, lo ngại của cộng đồng đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường sống.Qua vấn đề này cũng lồng ghép thêm nội dung giáo dục môi trường tạo cho các em học sinh có ý thức với môi trường mà mình đang sống. 3
- B. Thực trạng của vấn đề Hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, đơn thuần là đến lớp tiếp nhận kiến thức mà không rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu bài học trước ở nhà. Phần lớn học sinh đã quen với cách học truyền thống, chỉ ghi nhớ thông tin rời rạc đặc biệt là các thông tin mang lượng kiến thức lí thuyết nhiều nên các em rất khó nhớ được kiến thức. Các em không nắm bắt được kiến thức trọng tâm, mối liên kết của chúng, bài học trở nên đơn điệu, khó nhớ kiến thức, không kích thích được tính sáng tạo, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng thuyết trình trước tập thể. Qua tìm hiểu thực tế giảng dạy, phần lớn tiết học của bài thường được giáo viên dạy theo nội dung ở sách giáo khoa và dựa trên phân phối chương trình. Trong phân phối chương trình hóa học phổ thông, có những bài lượng kiến thức ít cũng chiếm thời gian 1 tiết, lại có những bài lượng kiến thức khá nhiều cũng chiếm chừng ấy thời gian. Điều này gây cho GV và HS nhiều khó khăn, trong khi phải tải lượng kiến thức lớn trong thời gian ngắn. Ngoài ra, GV ít giao nhiệm vụ học tập cho HS nghiên cứu trước ở nhà, chưa tạo điều kiện cho HS thuyết trình, báo cáo, thí nghiệm trước tập thể. Một số GV chưa có giải pháp khuyến khích sự làm việc tích cực, có hiệu quả của HS, cũng như chưa có biện pháp xử lý đối với những cá nhân hay tập thể không tích cực làm việc hoặc có làm việc nhưng chưa đạt hiệu quả do làm qua loa, chỉ mang tính chất đối phó. Phần kiểm tra, đánh giá HS đôi khi chỉ chú trọng kết quả kiểm tra thường xuyên, định kì, cuối kì mà chưa kết hợp đánh giá cả quá trình học tập của HS; một số GV chưa mạnh dạn cho điểm cộng hay điểm khuyến khích đối với những HS có thái độ học tập tốt và tích cực hoạt động xây dựng bài. Khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào dạy bài “ Phân bón hóa học “ học sinh học bài này một cách thụ động ,kiến thức cũ dẫn tới sự nhàm chán ,các em chưa liên hệ được với thực tiễn việc sử dụng phân bón hóa học ở địa phương cũng như chưa ý thức được sử ảnh hưởng hai mặt của việc sử dụng phân bón hóa học với môi trường sống vì vậy hiệu quả bài học không cao và mục tiêu bài học không đạt được như mong muốn. 4
- C. Tổ chức thực hiện: Bài 12: PHÂN BÓN HÓA HỌC (SGK HOÁ HỌC 11 CƠ BẢN) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức: Biết được: - Các nguyên tố dinh dưỡng chính cần thiết cho cây trồng. - Khái niệm phân bón hóa học và biết được một số loại phân bón hoá học thông dụng. - Những ảnh hưởng từ thói quen sử dụng phân bón không hợp lý đến môi trường. Hiểu được: - Tính chất, ứng dụng thực tế, điều chế phân đạm, lân, kali, NPK và vi lượng. - Cách bảo quản và sử dụng một số loại phân bón hóa học. 2. Kĩ năng : - Rèn luyện kĩ năng quan sát mẫu vật, làm thí nghiệm phân biệt một số loại phân bón hóa học. - Rèn luyện kĩ năng sử dụng an toàn, hiệu quả một số loại phân bón hóa học. - Có khả năng đánh giá chất lượng của từng loại phân bón hóa học để cung cấp lượng nguyên tố dinh dưỡng nhất định. - Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm. - Kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập một cách tích cực và hiệu quả. - Kĩ năng liên hệ thực tế đối với môi trường sống. - Nghiêm túc, hợp tác tốt , linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức. 3. Giáo dục: - Giáo dục thái độ, hành vi đạo đức: bảo vệ môi trường sống xung quanh. - Giúp các em hình thành thói quen sử dụng phân bón hóa học một cách hợp lí, sẽ cải tạo được đất đai, làm đất đai màu mỡ, sẽ chống lão hóa đất. Từ đó tuyên truyền cho những người thân trong gia đình, cộng đồng biết tầm quan trọng của phân bón hóa học đối với sản xuất nông nghiệp. 5
- - Giáo dục cho học sinh ý thức tham gia một cách tích cực các hoạt động góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường nơi mình đang sinh sống trong quá trình sử dụng phân bón hóa học. Hạn chế thải ra các chất gây ô nhiễm môi trường. 4.Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh: a. Các phẩm chất: - Giáo dục ý thức nghiêm túc, tự lập, cố gắng học tập và yêu thích môn hóa học. b. Các năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học -Năng lưc nghiên cứu và thực hành hóa học -Năng lực vân dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống -Năng lực tính toán -Năng lực sáng tạo II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp dạy học: - Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề - Phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp kiểm chứng 2. Kỹ thuật dạy học: - Kỹ thuật tia chớp,, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não. III. CHUẨN BỊ : * Giáo viên: - Giáo án lên lớp. - Tranh ảnh, tư liệu về các hình ảnh về vai trò của phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp và hậu quả khi lạm dụng sử dụng phân bón hóa học đối với môi trường. - Tranh ảnh, tư liệu về các nhà máy sản xuất phân bón hóa học ở Việt Nam. - Hình ảnh về những hành động cụ thể của con người bảo vệ môi trường sống. - Hóa chất: các mẫu phân bón: đạm, lân, kali, NPK, ure, vi lượng, nước cất. - Dụng cụ: ống nghiệm, cặp gỗ, ống hút, kẹp ống nghiệm, giá ống nghiệm. - Video liên quan. - Phiếu học tập. 6
- * Học sinh: Ôn tập lại các bài muối amoni, muối nitrat, muối photphat, chuẩn bị bài mới, sưu tầm tranh ảnh, video và tìm hiểu các thông tin liên quan đến việc ô nhiễm môi trường do sử dụng không hợp lí phân bón hóa học, liên hệ việc sử dụng phân bón hóa học ở địa phương và các việc làm cần thiết để bảo vệ môi trường ở địa phương. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức (1 phút ) Kiểm tra sĩ số lớp, tác phong HS. 2.Bài mới A. Hoạt động khởi động: ( 7 phút) Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập, thu hút học sinh sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình,học sinh khắc sâu nội dung kiến thức bài học. Phương pháp dạy học: Nêu vấn đề Kỹ thuật dạy học: Động não, tia chớp HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Vào bài GV chiếu video giới thiệu bài phân bón hóa học. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phân bón là một trong những vật tư quan trọng và được sử dụng với một lượng khá lớn hàng năm. Phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, đặc biệt là đối với cây lúa ở Việt Nam. Để hiểu thêm về vai trò của phân bón hoá học, hôm nay chúng ta nghiên cứu bài: Phân bón hoá học. Nghiên cứu khái niệm và phân loại phân bón hóa học Mục tiêu: HS biết được khái niệm về phân bón hóa học, biết một số loại phân bón hóa học thông dụng, biết cách đánh giá độ dinh dưỡng của từng phân, tác dụng của nó đối với cây trồng. Chuyển giao nhiệm vụ học tâp: KHÁI NIỆM - Cây trồng cần những nguyên tố - Phân bón hóa học là những hóa chất dinh dưỡng nào? có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, - Tại sao phải bón phân cho cây? được bón cho cây nhằm nâng cao - Phân bón hóa học là gì? năng suất cây trồng. - Gồm những loại phân bón nào? - Có 3 loại phân bón hóa học chính : Thực hiện nhiệm vụ học tập: phân đạm, phân lân và phân kali. Tập trung tái hiện kiến thức Loại Cách Tác Dạng phân Thành đánh dụng cây Báo cáo kết quả và thảo luận: bón phần giá độ đối trồng GV: Phân bón hóa học là gì? tiêu chính dinh với đồng biểu dưỡng HS: Trả lời. cây trồng hóa 7
- GV: Kể một vài loại phân bón hóa học Phân mà em biết. đạm HS: Trao đổi, thảo luận làm việc theo Phân lân nhóm. Phân HS: Trình bày câu trả lời. kali Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV: Nhận xét câu trả lời của các nhóm và bổ sung. Cây đồng hóa được C, H, O từ CO2 của không khí và từ nước trong đất, còn đối với các nguyên tố khác thì cây hấp thụ từ đất. Đất trồng trọt bị nghèo dần các nguyên tố dinh dưỡng, vì vậy cần bón phân để bổ sung cho đất những nguyên tố đó. HS: Ghi nhớ GV Chiếu một số hình ảnh khái quát về các loại phân bón hóa học và tác dụng của phân bón. GV: Chiếu câu hỏi thảo luận: Thành phần chính và cách đánh giá độ dinh dưỡng của từng loại phân? Dạng cây trồng đồng hóa và tác dụng của từng loại phân đối với cây trồng? HS: Thảo luận nhóm, đưa ra câu trả lời. GV: Nhận xét kết quả của các nhóm và chiếu câu trả lời cần đạt được. Loại Cách phân Thành đánh giá Tác dụng đối với Dạng cây trồng đồng bón tiêu phần chính độ dinh cây trồng hóa biểu dưỡng NH4Cl, Dựa vào - kích thích quá trình -phù hợp với các loại NH4NO3, %N có sinh trưởng của cây. cây lấy lá, thân, ngọn Phân (NH2)2CO, trong - làm tăng tỉ lệ protein như lúa,ngô khoai đạm NaNO3 phân thực vật. sắn,các loại rau xanh,và - cây phát triển rất nhiều loại cây trồng nhanh,nhiều củ nhiều khác. 8
- quả nhiều hạt v.v.. - thúc đẩy quá trình -phù hợp với các loại sinh hoá,trao đổi chất cây lấy củ, những cây và năng lượng giúp họ đậu, Dựa vào cho cành lá khoẻ, hạt ngô,sắn, lúa Phân lân Ca(H2PO4) %P2O5 chắc ,củ hoặc quả to. cà chua, su 2 hào,bắp cải,rau cải củ, hành tỏi và rất nhiều loại cây trồng khác - giúp cho cây hấp thụ - cây lúa,ngô, khoai được nhiều đạm hơn, ,sắn hành , tỏi và rấ KCl, Dựa vào cần cho việc tạo ra nhiều loại cây trồng Phân kali K2SO4 %K2O chất đường ,chất bột , khác chất sơ, chất dầu, tăng cường sức chống sâu bệnh, chống rét và chịu hạn . B. Hoạt động hình thành kiến thức ( 15 phút) Mục tiêu: Trình bày được: Tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, phân lân, kali, NPK và vi lượng Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề. Kỹ thuật dạy học: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp làm 4 nhóm , nghiên cứu trong thời gian 7 phút. - Nhóm 1: Nghiên cứu tìm hiểu phân đạm - Nhóm 2:Nghiên cứu tìm hiểu phân lân - Nhóm 3: Nghiên cứu tìm hiểu phân kali - Nhóm 4: Nghiên cứu tìm hiểu phân hỗn hợp và phức hợp Thực hiện nhiệm vụ học tập: Các nhóm thảo luận và hoàn thành các phiếu học tập trong 7 phút sau đó trình bày Báo cáo kết quả và thảo luận: ( 5 phút) Nhóm 1: I-PHÂN ĐẠM Mục tiêu: HS biết được thành phần hóa học của các loại phân đạm, hiểu được ưu, nhược điểm và tác dụng của phân đạm đối với cây trồng, ảnh hưởng của phân đạm đối với môi trường, cách điều chế và đánh giá độ dinh dưỡng của phân đạm. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Thảo luận nhóm: HS quan sát một số mẫu phân đạm, thử tính tan trong nước kết hợp nghiên cứu phần I- phân đạm và hoàn thành các thông tin vào bảng sau: Loại Chất Phù Ưu Nhược đạm tiêu hợp với điểm điểm PPđiều biểu vùng chế đất 9
- Amoni Nitrat Urê GV: trình chiếu phiếu học tập số 1. HS: Nhận câu hỏi thảo luận. HS: Trao đổi, thảo luận làm việc theo nhóm. GV: Quan sát, hướng dẫn, trợ giúp học sinh nếu có khó khăn. GV: Yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi. HS: Trình bày câu trả lời theo nhóm. GV: Yêu cầu các nhóm nhận xét và đưa ra kết luận. GV: Nhận xét câu trả lời của các nhóm và chiếu bảng kết quả. HS: Ghi nhớ. Kết quả cần đạt được Loại Chất tiêu Phù hợp với Ưu điểm Nhược PP điều chế phân đạm biểu vùng đất điểm Muối đất có hàm dễ tan dễ chảy rửa, NH3 tác dụng Amoni Amoni: lượng kiềm trong khó bảo với axit. Vd: NH4Cl; cao nước quản với khí 2NH3+H2SO4→ NH4NO3 hậu nước ta (NH4)2SO4 (NH4)2SO4 Muối nitrat: dễ chảy rửa Muối cacbonat Nitrat KNO3 Đất trung dễ tan ,khó bảo tác dụng với NaNO3 tính trong quản với khí HNO3.VD: nước hậu nước ta CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2 tan tốt dễ chảy rửa CO2 + 2NH3→ với nhiều loại trong ,khó bảo (NH2)2CO + Urê (NH2)2CO đất vì môi nước, hàm quản với khí H2O trường trung lượng hậu nước ta Trong đất thì: tính nitơ cao : (NH2)2CO + 46% H2O →(NH4)2CO3 GV: Chiếu hình ảnh cụ thể về một số loại phân đạm và các nhà máy sản xuất phân đạm ure ở Việt Nam. 10
- Giáo dục BVMT Phần lớn bà con nông dân sử dụng phân đạm (urê) là chính với số lượng lớn... mà không cân đối với kali, lân… Khi bón đạm cho cây trồng, cây chỉ sử dụng được 40 - 60%, phần còn lại nằm trong đất và gây ô nhiễm đất. Để hạn chế tối đa lượng phân bón dư thừa trong đất do bón phân quá liều, có thể áp dụng các giải pháp kỹ thuật như: Sử dụng các loại phân bón dạng chậm tan để cây trồng sử dụng một cách từ từ tăng hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng, giảm chi phí, giảm ô nhiễm môi trường; triển khai chương trình 3 giảm (giảm lượng đạm bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng hạt giống gieo đối với các tỉnh phía Nam hoặc giảm lượng nước tưới đối với các tỉnh phía Bắc) 3 tăng (tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả kinh tế), bón phân theo bảng so màu, tiết kiệm tối đa lượng đạm bón nhưng vẫn đem lại năng suất cao; thực hiện bón phân cân đối, tổ chức hướng dẫn sử dụng phân bón hợp lý theo nguyên tắc “năm đúng” (đúng loại phân, đúng lúc, đúng đối tượng, đúng thời vụ, đúng cách bón) sẽ góp phần tăng hiệu suất sử dụng phân bón, tránh lãng phí và giảm ô nhiễm môi trường. Nhóm 2: II-PHÂN LÂN Mục tiêu: HS biết được thành phần hóa học của các loại phân lân, hiểu được tác dụng của phân lân đối với cây trồng, phương pháp điều chế và cách đánh giá độ dinh dưỡng của phân lân. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Thảo luận nhóm: HS quan sát một số mẫu phân lân, thử tính tan trong nước kết hợp nghiên cứu phần II- phân lân và hoàn thành các thông tin vào bảng sau: Chất tiêu biểu Phù hợp với Ưu điểm Nhược điểm Loại phân lân và độ dinh vùng đất PPđiều chế dưỡng Supephotphat đơn Supephotphat kép Phân lân nung chảy GV: trình chiếu phiếu học tập số 2. HS: Nhận câu hỏi thảo luận. 11
- HS: Trao đổi, thảo luận làm việc theo nhóm. GV: Quan sát, hướng dẫn, trợ giúp học sinh nếu có khó khăn. HS: Trình bày câu trả lời theo nhóm. GV: Yêu cầu các nhóm nhận xét và đưa ra kết luận. GV: Nhận xét câu trả lời của các nhóm và chiếu bảng kết quả. HS: Ghi nhớ. Kết quả cần đạt được Loại phân Chất tiêu Phù hợp Ưu điểm Nhược PPđiều chế lân biểu và độ với vùng điểm dinh dưỡng đất Ca(H2PO4)2thích hợp Dễ tiêu, - Làm đất và với nhiều hiệu quả chua , còn CaSO4 loại đất nhanh, CaSO4 Ca3(PO4)2 Supephotphat nhưng thích hợp không tan +2H2SO4 đơn Chứa 14-20% không thích với nhiều trong nước, → P 2 O5 hợp với đất loại cây, là phần Ca(H2PO4)2 + chua. loại đất không có ích, làm rắn 2CaSO4 đất. Ca(H2PO4)2thích hợp Dễ tiêu, Giai đoạn 1: với nhiều hiệu quả Ca3(PO4)2 Chứa 40-50% loại đất nhanh, - Làm đất +3H2SO4 Supephotphat P 2 O5 nhưng thích hợp chua →2H3PO4 + kép không thích với nhiều CaSO4 hợp với đất loại cây, chua. loại đất Giai đoạn 2: Ca3(PO4)2 +4H3PO4 →3 Ca(H2PO4)2 Hỗn hợp: thích hợp Đây là loại Nung quặng Ca3(PO4)2; với loại đất phân chậm apatit với đá CaSiO3 ; chua, như tan có tác xà vân và Phân lân MgSiO3 ; đất phèn, dụng cải than cốc ở nung Mg3(PO4)2 đất bạc tạo đất, nhiệt độ trên chảy Chứa 12-14% màu. thân thiện 1000oC trong P 2 O5 với môi lò đứng làm trường và nguội sản dễ bảo phẩm đem quản. sấy khô và nghiền nhỏ GV: Chiếu hình ảnh cụ thể về một số loại phân lân, các nhà máy sản xuất phân 12
- lân ở Việt Nam. Biện pháp hạn chế quá trình thoái hóa và giữ chặt lân. Các nhà khoa học gọi lân là chất tạo năng lượng cho sự sống của cây. 13
- Phân lân rất cần cho những cây lấy củ Giáo dục BVMT Trong suốt giai đoạn đầu của cuộc cách mạng hóa học “Green volution” vào những năm thập niên 1950 của thế kỷ trước, phân hóa học đã làm nên một cuộc cách mạng thật sự, đó là năng suất cây trồng tăng vọt gấp nhiều lần. Nhưng dần sau đó, mặt trái của phân bón hóa học đã hé lộ. Phân hóa học gây ô nhiễm nguồn nước, không khí và đất; kết quả đã làm cho môi trường mất đi sự trong lành và bầu sinh quyển bị phá hỏng. Nhiều nhà máy sản xuất phân bón hóa học đã gây ô nhiễm không khí nặng, lại còn cung cấp ra hàng hóa tiếp tục gây ô nhiễm thêm nguồn nước, đất và không khí khi người nông dân lạm dụng phân hóa học quá mức. Những hóa chất có trong phân bón khi lạm dụng không chỉ ảnh hưởng đến động vật, nó còn ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn gây ra độc tính và tạo ra nhiều bệnh phức tạp và nguy hiểm cho cơ thể con người. Việc sản xuất góp phần không nhỏ Lạm dụng phân bón, thuốc BVTV Hiện tượng ÔNMT do phân bón vào ÔNMT đất, nước và không khí gây đột biến gen ở một số cây trồng hóa học gây ra khi con người sử và ÔNMT dụng Nhóm 3: III-PHÂN KALI Mục tiêu: HS biết được thành phần hóa học của phân kali, hiểu được tác dụng của phân kali đối với cây trồng và cách đánh giá độ dinh dưỡng của phân kali. 14
- GV: cho HS quan sát mẫu phân bón -Phân kali tiêu biểu: KCl, K2SO4, kali, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả K2CO3 lời các câu hỏi thảo luận: - Kali có nhiệm vụ làm chắc tế bào, - Các loại phân kali tiêu biểu. tăng khả năng vận chuyển bột đường - Giải thích vì sao mùa đông người ta về bông lúa và làm giảm tác hại khi dùng tro thực vật (tro bếp) để bón khi chất đạm được bón vào nhiều. Kali gieo mạ? làm cho tế bào chống đỡ của cây HS: Nhận câu hỏi thảo luận chắc và khỏe hơn. Vì vậy kali cũng HS: Trao đổi, thảo luận làm việc theo có chức năng chống rét cho cây tốt. nhóm. Khi bạn thiếu kali bạn có thể dùng tro GV: Quan sát, hướng dẫn, trợ giúp học bếp để bón cũng là một giải pháp tốt sinh nếu có khó khăn. để chống rét cho cây vì trong tro bếp GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi có chứa K2CO3. HS: Trình bày câu trả lời. GV: Yêu cầu các nhóm nhận xét và đưa ra kết luận. GV: Nhận xét câu trả lời của các nhóm HS: Ghi nhớ Phân bón Kali GV cung cấp: Khi đạm quá cao mà lân và kali thấp lại càng thiếu năng lượng nên tế bào dễ bị hại, dẫn đến héo rồi chết dễ dàng hơn. Vì vậy các nhà khoa học khuyến cáo cần bón cân đối giữa các chất N,P và K. Nhóm 4: IV-MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HÓA HỌC KHÁC Mục tiêu: HS biết được thành phần hóa học của phân hỗn hợp, phân phức hợp và tác dụng ưu thế của hai loại phân này so với phân hóa học đơn lẻ. HS biết khái niệm về phân vi lượng và cách dùng phân vi lượng có hiệu quả PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Thảo luận nhóm: HS quan sát một số mẫu NPK, nghiên cứu phần IV, V và hoàn thành các thông tin vào bảng sau: Loại phân Chất tiêu biểu Tác dụng PP điều chế (thành phần ) Phân hỗn hợp Phân phức hợp Phân vi lượng GV: trình chiếu phiếu học tập số 3. HS: Nhận câu hỏi thảo luận. HS: Trao đổi, thảo luận làm việc theo nhóm. 15
- GV: Quan sát, hướng dẫn, trợ giúp học sinh nếu có khó khăn. HS: Trình bày câu trả lời theo nhóm. GV: Yêu cầu các nhóm nhận xét và đưa ra kết luận. GV: Nhận xét câu trả lời của các nhóm và chiếu bảng kết quả. HS: Ghi nhớ. Kết quả cần đạt được Loại phân Chất tiêu biểu Tác dụng PP điều chế (thành phần ) chứa cả ba bón được nhiều loại cây Trộn lẫn các loại Phân hỗn hợp nguyên tố N,P,K và phụ thuộc vào nhu phân đơn theo tỉ lệ cầu cần cả ba loại N: P: K khác nhau, nguyên tố trên cùng thời tùy theo loại đất và điểm cây trồng. NPK là trộn KNO3 và (NH4)2HPO4 Phân phức hợp NH4H2PO4 và bón được nhiều loại cây 3NH3 + 2H3PO4→ (NH4)2HPO4 NH4H2PO4 + (NH4)2HPO4 Cung cấp cho cây Kích thích quá trình sinh Tận dụng nguồn Phân vi lượng các nguyên trưởng và trao đổi chất chất thải tái chế để tố:B,Zn,Mn,Cu, ,tăng hiệu lực quang sản xuất có ưu thế Mo… ở dạng hợp hợp, giúp cây ngăn ngừa là giá rẻ, các chất các hiện tượng xoăn lá, nguyên tố Zn, Cu vàng lá, thối mầm-chồi.. đều chuyển sang nhưng chỉ dùng với một dạng sunfat → ưu lượng ít.. điểm. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh thông qua mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của các nhóm, phân tích ,nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của học sinh rồi chốt kiến thức. C. Hoạt động luyện tập: ( 10 phút) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học : Giao bài tập Kĩ thuật dạy học: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Câu 1: Khi bón supephophat người ta không bón cùng vôi vì: A. Tạo khí PH3 C. Tạo kết tủa CaHPO4 B. Tạo kết tủa Ca3(PO4)2 D. Tạo kết tủa CaHPO4 và Ca3(PO4)2 Câu 2: Có thể bón phân đạm amoni với vôi bột để khử chua được không? Tại 16
- sao? Câu 3:Tính khối lượng phân amophot thu được khi cho khí NH3 tác dụng vừa đủ với 1,96 tấn H3PO4 khan theo tỉ lệ nNH3 : nH3PO4 = 3:2 ? Báo cáo kết quả và thảo luận: Học sinh báo cáo sản phẩm, kết quả thực hiện nhiệm vụ.Các học sinh khác cùng tham gia thảo luận. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh thông qua mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của các nhóm, phân tích ,nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của học sinh rồi chốt kiến thức D. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng: ( 12 phút) Mục tiêu: - Rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn kết hợp bảo vệ môi trường sống - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề Phương pháp dạy học: Tìm tòi và giải quyết vấn đề Kĩ thuật dạy học: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Câu hỏi thảo luận: Giải thích những hiện tượng hay gặp: Câu 1. Tại sao trời rét đậm không nên bón phân đạm? Câu 2. Tại sao khi tưới nước tiểu cho cây trồng, cây xanh tốt? Câu 3. Tại sao dùng tro bón cho cây trồng? Câu 4. Tại sao một số ngư dân dùng phân đạm ure để bảo quản hải sản đánh bắt được trên biển? Hải sản bảo quản như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người tiêu dùng? Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh trả lời phải đạt được : Câu 1: * Giải thích: Trời rét đậm không nên bón phân đạm cho cây vì phân đạm khi tan trong nước thu nhiệt làm nhiệt độ hạ, cây không hấp thụ được, có trường hợp cây còn bị ngộ độc và chết. Câu 2: * Giải thích: Tưới nước giải chính là bón đạm cho cây vì trong nước tiểu có chứa hàm lượng ure Câu 3: * Giải thích: Trong tro có chứa K2CO3 nên bón tro cho cây trồng là bón phân kali cho cây. Câu 4: * Giải thích: Khi urê hòa tan trong nước thì thu một lượng nhiệt khá lớn, giúp hải sản giữ được lạnh và ức chế vi khuẩn gây thối do vậy hải sản không bị ươn, hỏng, làm cho hải sản tươi lâu. Urê là chất rất tốt cho cây trồng nhưng không tốt cho con người, vì thế việc ướp hải sản bằng urê rất độc hại. Theo các tài liệu nghiên cứu thì khi ăn phải các loại hải sản có chứa dư lượng phân urê cao thì người ăn có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và tử vong. Nếu ăn hải sản có hàm lượng urê ít nhưng trong một thời gian dài sẽ bị ngộ độc mãn tính, thường xuyên đau đầu không rõ nguyên nhân, giảm trí nhớ và mất ngủ. 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 138 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 39 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung phần Công dân với đạo đức môn GDCD lớp 10 nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học sinh tại trường THPT Thái Lão
43 p | 35 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p | 38 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 40 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong chương trình Hóa học hữu cơ 11
74 p | 41 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 74 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng lí thuyết chuẩn độ axit – bazơ trong giảng dạy Hóa học ở trường chuyên và phục vụ bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, Quốc tế
143 p | 37 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng nguyên tắc tích hợp trong dạy làm văn dạng bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
29 p | 44 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng định lý Thales để tìm lời giải cho các bài toán hình học tọa độ trong mặt phẳng
35 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn