intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng linh hoạt một số phương pháp dạy học tích cực (phương pháp bài tập tình huống, phương pháp bản đồ tư duy và phương pháp bàn tay nặn bột) để giảng dạy chủ đề Sinh trưởng và phát triển ở thực vật - Sinh học 11

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:43

25
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Vận dụng linh hoạt một số phương pháp dạy học tích cực (phương pháp bài tập tình huống, phương pháp bản đồ tư duy và phương pháp bàn tay nặn bột) để giảng dạy chủ đề Sinh trưởng và phát triển ở thực vật - Sinh học 11" nhằm thiết kế được các bài tập tình huống, bản đồ tư duy, bố trí thí nghiệm và sử dụng chúng để phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần Sinh trưởng và phát triển ở thực vật, Sinh học 11- Ban cơ bản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng linh hoạt một số phương pháp dạy học tích cực (phương pháp bài tập tình huống, phương pháp bản đồ tư duy và phương pháp bàn tay nặn bột) để giảng dạy chủ đề Sinh trưởng và phát triển ở thực vật - Sinh học 11

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2 =====    =====     SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM    Tên đề tài: VẬN DỤNG LINH HOẠT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH  CỰC ( PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG, PHƯƠNG  PHÁP BẢN ĐỒ TỬ DUY VÀ PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT) ĐỂ  GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ “SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC  VẬT – SINH HỌC 11” NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC  SINH. MÔN: SINH HỌC GIÁO VIÊN: NGUYỄN TRỌNG ĐÔNG                              NGUYỄN THỊ THANH HOÀI
  2. NĂM HỌC 2021 ­ 2022 2
  3. MỤC LỤC Trang  PHẦN I. MỞ ĐẦU                                                                                                                              ..........................................................................................................................      5  1. Lí do chọn đề tài                                                                                                   ...............................................................................................     5  2. Mục đích nghiên cứu                                                                                            ........................................................................................     5  3. Nhiệm vụ nghiên cứu                                                                                           .......................................................................................      6  4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu                                                                    ...............................................................      6  5. Phương pháp nghiên cứu                                                                                      ..................................................................................      6  7. Những đóng góp của đề tài                                                                                  ..............................................................................      7  8. Cấu trúc của đề tài                                                                                               ...........................................................................................     7  PHẦN II. NỘI DUNG                                                                                                                         ....................................................................................................................      7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀI TẬP TÌNH HUỐNG, PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TƯ DUY,  PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT TRONG DẠY HỌC SINH HỌC                                     .................................      7  1.1. Cơ sở lý luận                                                                                                     .................................................................................................      8  1.1.1. Phương pháp sử dụng bài tập tình huống dạy học                           .......................      8  1.1.2. Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy                                       ...................................      8  1.1.3. Phương pháp bàn tay nặn bột                                                             .........................................................      9  1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài                                                                              ..........................................................................       10 1.2.1. Thực trạng sử  dụng các phương pháp dạy học trong dạy Sinh   học phổ thông                                                                                   ...............................................................................       10 1.2.2. Kết quả  thăm dò về  sự  hứng thú của học sinh khi học chủ  đề   “Sinh trưởng và phát triển ở Thực vật­ Sinh học 11”                    ................       11 Chương 2 THIẾT KẾ VÀ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG, SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM ĐỂ GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ  SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT ­ SINH HỌC 11                                          ......................................      12 2.1. Cấu trúc nội dung và mục tiêu phần Sinh trưởng và phát triển ở Thực vật, chương III,   Sinh học 11                                                                                                                                        ....................................................................................................................................       12  2.1.1. Cấu trúc nội dung và kiến thức trọng tâm                                       ...................................       12  2.1.2. Mục tiêu của chủ đề                                                                         .....................................................................       12  2.2. Thiết kế các bài tập tình huống, sơ đồ tư duy và bố trí các thí nghiệm để   dạy phần Sinh trưởng và phát triển ở thực vật, Chương 3, Sinh học 11            ........       14  2.2.1. Các bài tập tình huống                                                                      ..................................................................       14
  4.  2.2.2. Các bản đồ tư duy                                                                            ........................................................................       18  2.2.3. Bàn tay nặn bột trong khâu dạy bài mới                                          ......................................       21 Chương 3  KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM                                                                                                             .........................................................................................................       24  3.1. Kết quả định lượng                                                                                         .....................................................................................       24  3.2. Kết quả định tính                                                                                             .........................................................................................       25  PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ                                                                                          ......................................................................................       25  1. Kết luận                                                                                                              ..........................................................................................................      25  2. Kiến nghị                                                                                                             .........................................................................................................       25  TÀI LIỆU THAM KHẢO                                                                                                                 .............................................................................................................       26  PHỤ LỤC                                                                                                                                          ......................................................................................................................................       28 4
  5. PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, nhân loại đã bước vào kỷ  nguyên thông tin. Hằng ngày, con   người  được tiếp nhận lượng thông tin rất lớn, từ  nhiều kênh, nhiều chiều.  Lượng kiến thức, các thông tin mới tăng theo cấp số nhân. Nếu người thầy chỉ  truyền thụ  tri thức, trò không thể  tiếp thu kịp lượng kiến thức đồ  sộ  đó mặt   khác người học sẽ  thường bị giới hạn bởi người thầy, trong khi cần chuẩn bị  cho học sinh vượt thầy, vượt sách, để  có thể  sống và làm việc trong một thế  giới biến đổi rất nhanh. Vì những lẽ   ấy, việc giáo dục chủ  yếu là truyền thụ  kiến thức không còn phù hợp nữa mà thay vào đó là cần trang bị  cho học sinh   phương pháp thu nhận tri thức, phát triển năng lực tự học.  Chương trình sinh học phổ thông hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về  sinh học đại cương. Chương trình Sinh học 11 đi sâu phần kiến thức sinh lí động  và thực vật. Phần “Sinh trưởng và phát triển ở thực vật” tạo nên sự hệ thống và  kết nối kiến thức giữa các phần của sinh lí học thực vật: Trao đổi nước và muối   khoáng; Cảm ứng ở thực vật; Sinh sản thực vật. Ngoài ra trong đề thi HSG quốc   gia môn Sinh học nội dung kiến thức Sinh trưởng và phát triển ở thực vật là một   phần của sinh lí học thực vật (chiếm 15% số câu hỏi của đề  thi). Đặc biệt nếu   HS  nắm chắc  những  kiến thức phần này thì sẽ  chủ  động  ứng dụng tăng năng  suất cây trồng, điều khiển cây trồng theo nhu cầu của con người nhưng vẫn đảm   bảo an toàn môi trường trong sản xuất trồng trọt. Kiến thức chủ đề  “Sinh trưởng và phát triển  ở  thực vật” trong sách giáo  khoa thường khô khan, đặc biệt học sinh (HS) thấy rất khó tiếp nhận kiến thức   mới ở nội dung hoocmôn thực vật, HS thường không hứng thú. Vì vậy cần phải   lượng hóa những kiến thức ở phần này vào những tình huống bài tập trong thực   tiễn đời sống, học sinh phải tự  khám phá đi tìm kiến thức mới, bắt buộc sự  động não, gây sự tò mò trong nhận thức… thì giáo viên (GV) cần sử dụng nhiều  phương pháp dạy học (PPDH) phù hợp mới làm cho bài học lôi cuốn. Do đó, chúng tôi chọn đề tài: “Vận dụng linh hoạt một số phương pháp   dạy học tích cực (phương pháp bài tập tình huống, phương pháp bản đồ tư   duy và phương pháp bàn tay nặn bột) để giảng dạy chủ đề “Sinh trưởng và   phát triển  ở  thực vật ­ Sinh học 11”   nhằm phát triển năng lực học sinh”  đồng thời giúp các em vận dụng những kiến thức đã học được vào giải quyết   những vấn đề trong thực tiển sản xuất, đời sống. 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế được các bài tập tình huống, bản đồ tư duy, bố trí thí nghiệm và   sử  dụng chúng để  phát triển năng lực tự  học cho học sinh trong dạy học phần   Sinh trưởng và phát triển ở thực vật, Sinh học 11­ Ban cơ bản. 5
  6. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về thiết kế và sử  dụng bài tập tình huống,   bản đồ tư duy và bố trí thí nghiệm trong dạy học Sinh học. 3.2. Nghiên cứu thực trạng của việc giảng dạy sử dụng tình huống, bản  đồ tư duy và bố trí thí nghiệm trong dạy học của một số giáo viên ở cụm THPT  huyện Nam Đàn, Nghệ An 3.3. Phân tích mục tiêu, cấu trúc nội dung phần Sinh trưởng và phát triển  ở thực vật­ Sinh học 11­ Ban cơ bản làm cơ sở cho việc thiết kế các bài tập tình   huống, bản đồ tư duy và bố trí thí nghiệm để rèn luyện tính chủ động, tích cực  của học sinh trong giải quyết vấn đề. 3.4. Thực nghiệm sư  phạm để  đánh giá tính hiệu quả  của việc sử  dụng  tình huống, bản đồ tư duy và bố trí thí nghiệm vào giảng dạy phần Sinh trưởng   và phát triển ở thực vật, Sinh học 11­ Ban cơ bản.  4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu  4.1. Đối tượng nghiên cứu: Bài tập tình huống, bản đồ tư duy và bố trí thí  nghiệm trong dạy phần Sinh trưởng và phát triển ở thực vật ­ Sinh 11 ­ Ban cơ  bản. 4.2. Khách thể  nghiên cứu: Quá trình dạy học sinh học lớp 11  ở  một số  trường THPT trong huyện. 5. Phương pháp nghiên cứu Để  thực hiện đề  tài này,  chúng  tôi sử  dụng phối hợp các phương pháp  sau: 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết  ­  Nghiên cứu các tài liệu, giáo trình lí luận dạy học và các tài liệu định  hướng đổi mới về phương pháp dạy học và về các kỹ năng nhận thức của học   sinh.  ­ Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài (tài  liệu về  xây dựng và sử  dụng bài tập tình huống, bản đồ  tư  duy và bố  trí thí  nghiệm) ­ Nghiên cứu cấu trúc, nội dung chương trình phần Sinh trưởng và phát triển  Thực vật ­ Sinh học 11 THPT để xác định kiến thức có thể thiết kế các bài tập tình  huống, bản đồ tư duy và bố trí thí nghiệm để rèn luyện kỹ năng tự giải quyết vấn  đề cho học sinh. 5.2. Phương pháp chuyên gia Liên hệ, gặp gỡ  cùng trao đổi với các thầy (cô) có kinh nghiệm về  lĩnh   vực mình đang nghiên cứu để định hướng cho việc triển khai nghiên cứu đề tài 5.3. Phương pháp điều tra cơ bản 6
  7. ­ Đối với giáo viên: Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu về thực trạng sử  dụng một số  phương pháp dạy học môn Sinh học nói chung và dạy các bài  thuộc phần Sinh trưởng và phát triển ở Thực vật, Sinh 11­ Ban cơ bản nói riêng.  ­ Đối với học sinh: Sử dụng phiếu điều tra để  tìm hiểu sự  hứng thú học  tập, khả  năng lĩnh hội kiến thức và các kĩ năng được rèn luyện trong học tập  của HS đối với các phương pháp dạy học của giáo viên.  5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tiến hành áp dụng đối với những lớp đang trực tiếp giảng dạy để  đánh   giá hiệu quả của phương pháp dạy học bài tập tình huống, bản đồ tư duy và bố  trí thí nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 5.5. Phương pháp xử lí số liệu Sử  dụng một số  phép toán để  xử  lí kết quả  điều tra đánh giá mức độ  hứng thú của học sinh và ứng dụng phần mềm Excel để xử lí kết quả điểm thi. 6. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 3 năm 2022. 7. Những đóng góp của đề tài Chọn lọc và bổ sung thêm một số bài tập tình huống mới để xây dựng hệ  thống bài tập tình huống tương đối đầy đủ  phản ánh nội dung trọng tâm và mở  rộng kiến thức chuyên sâu, xây dựng bản đồ tư duy mới khái quát các nội dung  chủ đề, bố trí một số  thí nghiệm mới phù hợp dùng để  giảng dạy một số  nội   dung trong chủ đề “Sinh trưởng và phát triển ở thực vật ­ Sinh học 11”. 8. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Nội dung của sáng kiến kinh  nghiệm gồm 3 chương:  Chương 1: Cơ  sở  lí luận và thực tiễn sử  dụng phương pháp bài tập tình  huống, phương pháp bản đồ  tư  duy, phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy   Sinh học Chương 2: Thiết kế  và biện pháp sử  dụng bài tập tình huống, sơ  đồ  tư  duy và bố trí thí nghiệm để giảng dạy chủ đề “Sinh trưởng và phát triển ở thực   vật ­ Sinh học 11” Chương 3: Kết quả thực nghiệm PHẦN II. NỘI DUNG  Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀI TẬP TÌNH HUỐNG, PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TƯ DUY, PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 7
  8. 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Phương pháp sử dụng bài tập tình huống dạy học Trong giảng dạy, tình huống là mang tính điển hình, miêu tả  những sự  kiện, hoàn cảnh có thật hay hư cấu nhằm giúp người học hiểu và vận dụng tri   thức. Tình huống được sử dụng nhằm kích thích người học phân tích, bình luận,  đánh giá, suy xét và trình bày ý tưởng của mình để qua đó từng bước chiếm lĩnh   tri thức hay vận dụng những kiến thức đã học vào những trường hợp thực tế. Bài tập tình huống dạy học là những tình huống khác nhau đã, đang và có  thể  xảy ra trong quá trình dạy học được cấu trúc dưới dạng bài tập. Khi học  sinh giải quyết được những bài tập ấy vừa có tác dụng củng cố kiến thức vừa   rèn luyện được những kỹ  năng cần thiết.  Trong dạy học Sinh học nhằm rèn  luyện kỹ  năng phân tích ­ tổng hợp cho học sinh, bài tập tình huống không chỉ  giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mới, củng cố, khắc sâu kiến thức mà bài tập  tình huống còn là một phương tiện giúp rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Nguyên tắc thiết kế bài tập tình huống phải đảm bảo: Bài tập tình huống  nêu ra phải tạo ra được nhu cầu nhận thức, tạo được tính sáng tạo, kích thích tư  duy của người giải;  bài tập tình huống nêu ra phải xuất phát từ  nhiệm vụ  của   giáo viên, từ các kỹ năng cần thiết cho việc đặt câu hỏi để dạy học; bài tập tình   huống nêu ra phải gắn với cơ sở lý luận với một liều lượng tối đa cho phép; bài   tập tình huống phải có đầy đủ hai yếu tố: điều kiện và yêu cầu cần tìm.  Để giúp  học sinh xác định được các dữ  kiện, nhận ra được các mâu thuẫn trong nhận   thức, thì xây dựng tình huống dạy học được thiết kế theo các bước sau:  Bước 1: Xác định mục tiêu;  Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung của bài học;  Bước 3: Thiết kế tình huống dạy học;  Bước 4: Vận dụng tình huống vào dạy học. 1.1.2. Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy PPDH bằng Bản đồ tư duy (BĐTD) là phương pháp chú trọng đến cơ chế  ghi nhớ, dạy cách học, cách tự học nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng,  hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức… bằng cách kết hợp việc sử  dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực.  HS tự  ghi chép kiến thức trên BĐTD bằng từ khóa và các ý chính, cụm từ  viết   tắt và các đường liên kết, ghi chú,… bằng các màu sắc, hình  ảnh và chữ  viết.   Khi tự ghi theo cách hiểu của chính mình, HS sẽ chủ động hơn, tích cực học tập   và ghi nhớ bền vững hơn, để mở rộng đào sâu ý tưởng. Mỗi người ghi theo một  cách khác nhau, không rập khuôn, máy móc, dễ phát triển ý tưởng bằng cách vẽ  thêm nhánh, phát huy được sáng tạo. PPDH bằng BĐTD là PPDH mà HS thực hiện nhiệm vụ  học tập thông  8
  9. qua việc thiết lập BĐTD. Sử dụng PPDH bằng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến   thức mới, củng cố  kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ  thống hóa kiến thức   sau mỗi chương và kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.  Quy trình thực hiện:  Hoạt động 1: Lập BĐTD bao gồm các bước: Bước 1: Chọn từ trung tâm;   Bước 2: Vẽ nhánh cấp 1; Bước 3: Vẽ nhánh cấp 2, 3 và…hoàn thiện BĐTD;  Hoạt động 2: Báo cáo thuyết minh về BĐTD. Một vài học sinh hoặc đại  diện của các nhóm HS lên báo cáo, thuyết minh về BĐTD mà nhóm mình thiết  lập. Hoạt động này vừa giúp hiểu biết rõ kiến thức của các em vừa là một cách   rèn luyện cho các em thuyết trình trước đông người, giúp các em tự  tin hơn,  mạnh dạn hơn, đây là một trong những điểm cần rèn luyện cho HS nước ta;  Hoạt động 3: Thảo luận, chỉnh sữa BĐTD. Tổ chức cho HS thảo luận, bổ  sung, chỉnh sữa để hoàn thiện BĐTD về kiến thức của bài học. GV sẽ là người  cố  vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh BĐTD, từ  đó dẫn dắt đến kiến thức  trọng tâm của bài học. 1.1.3. Phương pháp bàn tay nặn bột Phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột" (BTNB) là phương pháp dạy học   khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi ­ nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học các  môn khoa học tự nhiên. Theo phương pháp BTNB, dưới sự giúp đỡ của giáo viên,  chính học sinh tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông  qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình  thành kiến thức cho mình.  Tiến trình tìm tòi nghiên cứu khoa học trong phương pháp BTNB là một   vấn đề cốt lõi, quan trọng. Học sinh tiếp cận vấn đề đặt ra qua tình huống (câu   hỏi lớn của bài học); nêu các giả  thuyết, các nhận định ban đầu của mình, đề  xuất và tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu; đối chiếu các nhận định (giả  thuyết đặt ra ban đầu); đối chiếu cách làm thí nghiệm và kết quả với các nhóm   khác; nếu không phù hợp học sinh phải quay lại điểm xuất phát, tiến hành lại   các thí nghiệm hoặc thử làm lại các thí nghiệm như đề xuất của các nhóm khác   để kiểm chứng; rút ra kết luận và giải thích cho vấn đề  đặt ra ban đầu. Trong   quá trình này, học sinh luôn luôn phải động não, trao đổi với các học sinh khác   trong nhóm, trong lớp, hoạt động tích cực để tìm ra kiến thức. Con đường tìm ra  kiến thức của học sinh cũng đi lại gần giống với quá trình tìm ra kiến thức mới   của các nhà khoa học. Dạy học theo phương pháp BTNB hoàn toàn khác nhau giữa các lớp khác  nhau phụ  thuộc vào trình độ  của học sinh. Giảng dạy theo phương pháp BTNB  bắt buộc giáo viên phải năng động, không theo một khuôn mẫu nhất định (một   giáo án nhất định). Giáo viên được quyền biên soạn tiến trình giảng dạy của   mình phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng lớp học. Để  giảng dạy theo  phương pháp BTNB cũng cần phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau: Học sinh  9
  10. cần phải hiểu rõ câu hỏi đặt ra hay vấn đề  trọng tâm của bài học; tự  làm thí  nghiệm là cốt lõi của việc tiếp thu kiến thức khoa học; tìm tòi nghiên cứu khoa  học đòi hỏi học sinh nhiều kĩ năng, một trong các kĩ năng cơ bản đó là thực hiện   một quan sát có chủ  đích; học khoa học không chỉ  là hành động với các đồ  vật,   dụng cụ thí nghiệm mà học sinh còn cần phải biết lập luận, trao đổi với các học   sinh khác, biết viết cho mình và cho người khác hiểu; dùng tài liệu khoa học để  kết thúc quá trình tìm tòi ­ nghiên cứu; khoa học là một công việc cần sự hợp tác. 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 1.2.1. Thực trạng sử d ụng các phương pháp dạy học trong dạy Sinh   học phổ thông Để tìm hiểu thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học sinh học trong  trường THPT cũng như  giảng dạy chương III ­ Sinh học 11, chúng tôi đã tiến  hành quan sát sư phạm, thăm lớp dự giờ, trao đổi và tham khảo bài dạy của các   đồng nghiệp, tìm hiểu qua phiếu khảo sát đối với giáo viên giảng dạy môn Sinh  học và học sinh khối 11  ở   3  trường THPT thuộc huyện  Nam Đàn  năm 2020  ­2021  và 2021­2022. Qua kết quả  điều tra,  chúng  tôi nhận thấy phương pháp  thuyết trình, hỏi đáp, trực quan là những phương pháp vẫn được nhiều giáo viên   sử  dụng nhiều nhất với tỉ lệ tương  ứng 68,0%; 89,0%; 55,0%. Bước đầu đã có  một số  giáo viên thường xuyên và thỉnh thoảng sử  dụng bài tập tình huống  (58,0%). Tuy nhiên lượng GV sử dụng phương pháp bản đồ tư duy còn rất ít, sử  dụng thường xuyên chỉ 5,0%, sử dụng thỉnh thoảng 10,0% và phương pháp bàn   tay nặn bột không có giáo viên nào sử dụng thường xuyên (0,0%), sử dụng thỉnh  thoảng (12,0%) (bảng 1.1).  Bảng 1.1. Tình hình sử dụng một số phương pháp dạy học trong dạy học Sinh học của giáo viên Tỉ lệ sử dụng (%) TT Phương pháp Thường  Thỉnh  Không  Hiếm khi xuyên thoảng bao giờ 1 Thuyết trình 68,0 23,0 9,0 0,0 2 Hỏi đáp 89,0 11,0 0,0 0,0 3 Trực quan 55,0 32,0 13,0 0,0 4 Giải quyết vấn  28,0 51,0 13,0 8,0 đề 5 Bài tập tình  21,0 37,0 36,0 6,0 huống 6 Bản đồ tư duy 5,0 10,0 56,0 29,0 10
  11. 7 Bàn tay nặn bột 0,0 12,0 56,0 28,0 Hình 1.1. Tình hình sử dụng một số phương pháp dạy học trong dạy học Sinh học của giáo viên Qua kết quả thực tế, cho thấy sự cần thiết phải sử dụng đa dạng hơn các  phương pháp dạy học tích cực khi những nội dung bài dạy đó cho phép GV thiết   kế phương pháp dạy học phù hợp. Đặc biệt, khảo sát việc sử dụng các phương  pháp dạy phần Sinh trưởng và phát triển ở thực vật ­ Sinh học 11, GV chỉ mới   dừng lại  ở sử  dụng bài tập tình huống nhiều trong các tiết thao giảng, còn tiết   dạy bình thường trên lớp GV chỉ  sử  dụng thỉnh thoảng phương pháp này, còn  chưa triển khai sử dụng bản đồ tư duy và bố trí thí nghiệm.  1.2.2. Kết quả  thăm dò về  sự  hứng thú của học sinh khi học chủ  đề   “Sinh trưởng và phát triển ở Thực vật­ Sinh học 11” Qua sử  dụng phiếu thăm dò đối với HS khối 11 dạy theo phương pháp  truyền thống, đa số học sinh (75,0%) đều cảm thấy kiến thức ở chủ đề này trừu   tượng, khó ghi nhớ, không rèn luyện được nhiều kĩ năng nhất là khi học bài 35 ­  Hoocmôn thực vật. Số  HS không hứng thú khi học chuyên đề  này chiếm đến  68,0%.  Vì vậy, sự  cần thiết phải thiết kế và xây dựng để  dạy các tiết dạy của  chủ  đề  “Sinh trưởng và phát triển  ở  Thực vật ­ Sinh học 11” dạy học này để  kích thích sự  tò mò, hào hứng, phát huy tối đa khả  năng tư  duy, làm việc nhóm  cũng như kĩ năng làm thực hành. Đây cũng là xu hướng dạy học chung trong giai   11
  12. đoạn hiện nay, sử  dụng các phương pháp dạy học tích cực để  phát triển năng  lực người học. Chương 2 THIẾT KẾ VÀ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG, SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM ĐỂ GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT ­ SINH HỌC 11 2.1. Cấu trúc nội dung và mục tiêu phần Sinh trưởng và phát triển ở Thực  vật, chương III, Sinh học 11 2.1.1. Cấu trúc nội dung và kiến thức trọng tâm 2.2.1.1. Cấu trúc nội dung của chủ đề Chương III ­ Sinh trưởng và phát triển, Sinh học 11; Phần A ­ Sinh trưởng   và phát triển ở thực vật, gồm 3 bài, 3 tiết:  ­ Bài 34 ­ Sinh trưởng ở thực vật.  ­ Bài 35 ­ Hoocmôn thực vật. ­ Bài 36 ­ Phát triển ở thực vật có hoa  2.2.1.2. Kiến thức trọng tâm ­ Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp. ­ Các loại mô phân sinh và chức năng. ­ Các loại hoocmôn thực vật, nơi sản sinh, tác dụng sinh lí,  ứng dựng  trong đời sống của con người. ­ Khái niệm phát triển, các nhân tố chi phối sự ra hoa, ứng d ụng trong sản  xuất nông nghiệp. 2.2.1.3. Thời lượng và nội dung tương ứng của chủ đề Chủ đề sẽ được dạy trong 3 tiết, mỗi tiết gồm 45 phút. 2.1.2. Mục tiêu của chủ đề 2.1.2.1. Năng lực  NĂNG LỰC ĐẶC THÙ Nhận thức sinh học ­  Nêu   được   khái   niệm   về   sinh   trưởng   và   phát  triển của thực vật. Mối quan hệ giữa sinh trưởng   (1) và phát triển. ­  Chỉ  rõ những loại mô phân sinh của thực vật  Một   lá   mầm   và   Hai   lá   mầm;  Phân   biệt   sinh  (2) trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp;  ­  Trình bày được  ảnh hưởng của điều kiện môi  (3) 12
  13. trường tới sinh trưởng ở thực vật ­Trình bày được khái niệm về hoocmôn thực vật;  kể được 5 loại hoocmôn thực vật và trình bày tác  động đặc trưng của mỗi loại hoocmôn; nêu được  ( 4) ứng   dụng   của   chất   điều   hòa   sinh   trưởng   trong   nông nghiệp.   ­  Nhận biết  được sự  ra hoa là giai  đoạn quan   trọng của quá trình phát triển  ở  thực vật hạt kín;  biết được phitôcrôm là sắc tố tiếp nhận kích thích  chu kì quang có tác động đến sự  ra hoa; nêu được   quang chu kì là sự  phụ  thuộc của sự  ra hoa vào  (5) tương quan độ  dài ngày và đêm;  ứng dụng kiến  thức về  quang chu kì vào sản xuất nông nghiệp  (trồng theo mùa vụ) ­ Biết cách điều khiển sinh trưởng và phát triển ở  thực vật nhằm tăng năng suất và cải thiện phẩm   (6) chất của cây trồng.  ­ Quan sát thực tế lấy được các ví dụ về sinh   (7) Tìm hiểu thế giới  trưởng và phát triển ở thực vật sống ­ Giải thích được sự hình thành vòng năm ở cây  (8) gỗ  ­ Biết được các chất điều hòa sinh trưởng nhân tạo  do không bị enzim phân giải sẽ  tích tụ  nhiều trong  Vận dụng kiến  nông sản, đất, nước, không khí gây độc hại cho  thức, kĩ năng đã  nông   sản   và   ảnh   hưởng   đến   sức   khỏe   của   con  (9) học người,  từ   đó  có   ý  thức  sử  dụng  hợp  lí  các   loại  hoocmon thực vật. .   ­ Có ý thức vận dụng những kiến thức về  sinh   trưởng và phát triển của thực vật vào thực tiễn. ­ Biết được các nhân tố  môi trường  ảnh hưởng  đến sự  sinh trưởng của thực vật, từ đó có ý thức  (10) bón   phân   tưới   nước   hợp   lí,   giữ   môi   trường   ổn  định. NĂNG LỰC CHUNG Giao   tiếp   và   hợp  Phân  công   và   thực   hiện   các   nhiệm   vụ   cá   nhân,  (11) 13
  14. tác nhóm Tự chủ và tự học Tích cực và chủ động tìm kiếm tài liệu liên quan  đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật. Tìm  (12) hiểu các biện pháp nâng cao năng suất các giống  cây trồng tại gia đình và địa phương đã áp dụng. Giải quyết vấn  đề  Đề   xuất   các   biện   pháp   bảo   vệ   cây   trồng   trong  (13) và sáng tạo nông nghiệp 2.1.2.2. Phẩm chất Chăm chỉ Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi  (14) việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công Trách nhiệm Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ  khi được  (15) phân công Trung thực Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả  (16) đã làm Nhân ái ­ Yêu thương, chăm sóc và bảo vệ các giống cây  (17) trồng trong gia đình.   2.2. Thiết kế  các bài tập tình huống, sơ   đồ  tư  duy và bố  trí các thí  nghiệm để  dạy phần Sinh trưởng và phát triển  ở  thực vật, Chương 3,   Sinh học 11 Phương pháp dạy học tích cực bao gồm nhiều phương pháp dạy học khác  nhau như phương pháp sử  dụng bài tập tình huống, phương pháp bản đồ  tư  duy   và phương pháp bàn tay nặn bột,… cách tổ  chức và sử  dụng linh hoạt những   phương pháp này là phụ  thuộc rất lớn vào từng giáo viên. Người giáo viên phải  tùy thuộc vào đối tượng học sinh mà lựa chọn phương pháp thích hợp thậm chí   quan sát thấy nếu có sự giảm hứng thú của người học trong tiết dạy thì GV cần   đổi ngay phương pháp. Những yêu cầu này đưa ra có thể sử dụng được các khâu   của quá trình lên lớp (dạy bài mới, củng cố, kiểm tra đánh giá). Trong thiết kế bài   tập tình huống, bản đồ tư duy và bố trí thí nghiệm ở các mức độ nhận thức như:   thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Các bài tập tình huống, bản đồ tư duy hay   bố  trí thí nghiệm, trong giới hạn đề  tài này là đưa ra những yêu cầu để  làm rõ  những phần kiến thức trọng tâm, chuyên sâu để  từ  đó HS có thể  vận dụng cho   những câu hỏi mở rộng liên quan đến nội dung đó mà không bỡ ngỡ.  2.2.1. Các bài tập tình huống ­ Bài tập tình huống 1 (Dạy nội dung Sinh trưởng sơ cấp và Sinh trưởng  thứ  cấp): Khi Nam quan sát sự  sinh trưởng của cây tre và cây bàng. Nam nhận   thấy cây tre chủ  yếu tăng về  chiều cao còn cây bàng vừa tăng chiều cao vừa   tăng bề ngang. Nam rất thắc mắc về điều này. Bằng hiểu biết của em về  sinh   trưởng ở thực vật, hãy giải thích giúp bạn? ­ Bài tập tình huống 2 (Dạy nội dung Sinh trưởng sơ cấp và Sinh trưởng  thứ cấp): Trong một phòng thí nghiệm, người ta để lẫn lộn 5 tiêu bản hiển vi lát  14
  15. cắt của thân và rễ nhiều loài cây. Tiêu bản nào sau đây là tiêu bản cát ngang qua   rễ sơ cấp của cây hai lá mầm:  Tiêu bản  Biểu bì Vỏ Các bó đối  Lõi Tiêu bản  4 bó gỗ xen kẽ với 4  Biểu bì Vỏ Trụ bì 2 rây ống rây Tiêu bản  Chu bì Ống rây  Tầng phát sinh Gỗ thứ cấp 3 thứ cấp Tiêu bản  20 bó gỗ xen kẽ với  Biểu bì Vỏ Trụ bì 4 ống rây Tiêu bản  Biểu bì Mô cứng Bó mạch nằm  Tủy rồng 5 rải rác  (Bài tập tình huống chọn lọc) ­ Bài tập tình huống 3 (Dạy nội dung Sinh trưởng sơ cấp và Sinh trưởng  thứ cấp): Mặt cắt ngang của một khúc gỗ có cấu tạo như hình sau:  Hình 2.1. Mặt cắt ngang của thân cây gỗ Tại sao thân gỗ của cây lại có vòng màu sáng, tối khác nhau? Cách thông  thường để tính tuổi của thân gỗ này? Nhìn vào v òng gỗ hàng năm cho ta biết điều gì?  ­ Bài tập tình huống 4 (Dạy  nội dung Hoocmôn auxin): Quan sát  cách bố trí và kết quả thí nghiệm về  hoocmôn auxin như sau (hình 2.2):  Qua   kết   quả   thí   nghiệm   trên  hãy   cho   biết   hoocmon   auxin   được  sinh  ra  ở   đâu  và  tác dụng  như   thế  nào đến sinh trưởng của quả? 15
  16. Hình 2.2. Thí nghiệm về sự sinh   trưởng của quả dâu tây ­ Bài tập tình huống 5 (Dạy nội dung Hoocmôn auxin): Nhà bố  mẹ Hoa  trồng cây bí đỏ  song muốn thu hái ngọn để  ăn rau xanh, bố  mẹ bạn ấy thường  hay ngắt các ngọn chính để được nhiều ngọn hơn? Em hãy giải thích biện pháp  bố mẹ bạn ấy làm dựa vào kiến thức hiểu biết về hoocmôn thực vật?  ­ Bài tập tình huống 6 (Dạy nội dung Hoocmôn auxin): Khi đặt cây trong  bóng tối thấy cây mọc vống (sinh trưởng mạnh). Em hãy giải thích hiện tượng  này? (Bài tập tình huống chọn lọc) ­ Bài tập tình huống 7 (Dạy nội  dung   Hoocmôn   auxin):  Khi   bứng  những cây gỗ  lớn lâu năm sang trồng  một   nơi   khác   người   ta   thường   pha  loãng loại hóa chất (NAA) tưới vào rễ  cây (hình 2.3). Hoocmôn nhân tạo NAA  này   thuộc   nhóm   hoocmôn   nào?   Tác  dụng sinh lí của nhóm hoocmôn này? Hình 2.3. Chất kích thích (NAA) ­ Bài tập tình huống   8  (Dạy   nội   dung   Hoocmôn  Gibêrelin):   Người   ta   phun  hoocmôn   gibêrelin   (GA)   lên  giống cây ngô lùn (hình 2.3.),  kết quả thu được như sau:  Em hãy giải thích kết  quả của thí nghiệm này? Hình 2.4. Ảnh hưởng của GA đến sinh   trưởng của thân cây ngô lùn  ­ Bài tập tình huống 9 (Dạy nội dung Hoocmôn Gibêrelin): Phun giberelin  (GA) nồng độ  10 ­100 mg/l vào thời gian thích hợp lên hoa cái của các giống nho  thì thu được quả không hạt và tăng trọng lượng quả. Giải thích cơ chế của hiện  tượng trên?  ­ Bài tập tình huống 10 (Dạy nội dung Hoocmôn Gibêrelin): Cu khoai tây ̉   ̣ ̣ thu hoach vu đông th ường sau 3 tháng mới nảy mầm (trạng thái ngủ  nghi), bà ̉   con nông dân băng cách phun m ̀ ột loại hoocmôn làm cho củ co mâm kip trông vu ́ ̀ ̣ ̀ ̣  16
  17. xuân. Bà con nông dân sử dụng hoocmôn nào ? Em hãy giải thích biện pháp đó ? ­ Bài tập tình huống 11 (Dạy nội dung Hoocmôn Xitôkinin): Để tìm hiểu  vai trò của hoocmôn xitôkinin trong nuôi cấy mô người ta đã  tiến hành làm thí  nghiệm như sau:  Qua   thí   nghiệm   trên,  hãy   cho   biết:   Tương   quan  giữa nồng độ hoocmôn auxin  và xitôkinin  ảnh hưởng đến  sự  phát  triển  của  mô   callus  như  thế  nào? Vì sao phải sử  dụng kết hợp hoocmôn auxin  và   xitôkinin   trong   nuôi   cấy  mô?  Hình 2.5. Ảnh hưởng của kinêtin đến sự hình thành chồi ở mô callus (Lưu ý: Kinêtin là 1 dạng của xitokinin tổng  hợp nhân tạo) ­ Bài tập tình huống 12 (Dạy nội dung Xitôkinin): Sau khi cắt hoa muốn  để những cành hoa tươi được giữ tươi lâu hơn. Một số bạn làm như sau:  Bạn A: Xử  lý những cành hoa tươi bằng auxin; Bạn B: Xử  lý chậu hoa   tươi bằng xitôkinin; Bạn C: Xử lý chậu hoa tươi bằng giberelin Theo em, ý kiến của bạn nào là đúng? Vì sao? ­ Bài tập tình huống 13 (Dạy nội dung Hoocmôn Êtilen): Để  cho những  quả  cà chua xanh được mau chín một bạn đã xếp những quả  cà chua xanh xen   lẫn với những quả  cà chua chín trong một thùng chứa quả. Theo em, bạn làm  như vậy có đúng không? Giải thích? ­ Bài tập tình huống 14 (Dạy nội dung axit abxixic): Khi cây gặp nhiệt  độ  quá cao hay quá thấp, úng, hạn, sâu bệnh…thì trong cây sẽ  tiết nhiều thêm   một loại hoocmôn.Có nhiều ý kiến khác nhau đó sẽ  là auxin, xitôkinin, êtilen,  axit abxixic? Theo em ý kiến nào đúng? Giải thích? ­ Bài tập tình huống 15 (Dạy nội dung Quang chu kỳ):  Ở tỉnh Long An,  người dân trồng lúa bên đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh ­ Trung Lương không  thể trổ bông (lúa điếc). Hãy giải thích hiện tượng đó? ­ Bài tập tình huống 16 (Dạy nội dung Quang chu kỳ): Thanh long ra hoa  chủ yếu tập trung vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 8, khoảng 1 tháng sau thì có  thể  thu hoạch trái. Tuy nhiên, vào mùa chính vụ  này giá bán Thanh long không  cao, để  cây Thanh long ra hoa trái vụ  bà con nông dân phải làm thế  nào? Giải  thích? ­ Bài tập tình huống 17 (Dạy nội dung Quang chu kỳ): Sử dụng thuyết  17
  18. quang chu kì, để giải thích các biện pháp xử lí trong trồng trọt:  + Tại sao phải thắp đèn ban đêm  ở  các vườn trồng thanh long vào mùa  đông, vườn hoa cúc vào mùa thu, bắn pháo hoa ban đêm  ở  các đồng mía của  Cuba vào mùa đông? + Có 3 loại đèn thắp sáng ban đêm  ở  các vườn trên: đèn trắng, đỏ, đỏ  thẫm. Nêu tác dụng của các loại đèn này? (Bài tập tình huống chọn lọc) ­ Bài tập tình  huống 18: Khi khảo sát sự  nảy mầm của hạt rau diếp,   chiếu sáng xen kẽ giữa ánh sáng đỏ (R) và đỏ xa (IR) thu được kết quả sau: Ánh sáng đã dùng Hạt nảy mầm (Tỉ lệ %)  R 36,9 IR 7,2 R – IR 3,2 R ­ IR – R 43,6 R ­ IR ­ R – IR 5,5 R ­ IR ­ R ­ IR – R 48,8 R ­ IR ­ R ­ IR ­ R – IR 3,9 R ­ IR ­ R ­ IR ­ R ­ IR ­R45,2 45,2 Ánh sáng mặt trời 42,6 Nhận xét kết quả trên, từ đó rút ra kết luận gì về vai trò của ánh sáng đỏ  và đỏ xa trong việc nảy mầm của hạt (Bài tập tình huống chọn lọc). 2.2.2. Các bản đồ tư duy Sử  dụng BĐTD cho khâu dạy bài mới: GV yêu cầu HS xây dựng BĐTD  cho nội dung từng bài học (bài 34,35,36) trước khi HS đến lớp (với mỗi bàn học  là một nhóm), sau đó lên lớp đại diện mỗi nhóm trình bày, GV góp ý bổ sung và   hoàn thiện kiến thức hoàn chỉnh cho HS. GV cũng có thể thiết kế bản đồ tư duy   dạng khuyết thiếu toàn bộ nội dung bài học hoặc phân nhánh nhỏ từng nội dung  chi tiết của bài mà GV đã chuẩn bị từ trước, yêu cầu HS hoàn thành trong khâu   dạy bài mới.  18
  19. Sử  dụng BĐTD cho khâu củng cố hoặc ra bài tập về nhà: GV yêu cầu mỗi HS  tự xây dựng BĐTD cho nội dung từng bài học (bản đồ tư duy 1, 2, 3).  Bản đồ tư duy 1. Sinh trưởg của thực vật 19
  20. Bản đồ tư duy 2. Hoocmôn thực vật 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2