intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình 5E và kỹ năng chuyển đổi số trong dạy học chuyên đề Trái Đất và bầu trời Vật Lí 10 chương trình GDPT năm 2018

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nghiên cứu mô hình 5E và kỹ năng chuyển đổi số trong dạy học chuyên đề “Trái đất và bầu trời ” Vật Lí 10 chương trình GDPT 2018 nhằm phát huy năng lực HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Vật lí ở trường THPT. Ngoài ra thông qua đề tài giúp bản thân và các đồng nghiệp bồi dưỡng thêm kiến thức để đổi mới PPDH theo công nghệ giáo dục hiện đại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình 5E và kỹ năng chuyển đổi số trong dạy học chuyên đề Trái Đất và bầu trời Vật Lí 10 chương trình GDPT năm 2018

  1. MỤC LỤC TT Nội dung Trang Phần I. Mở đầu 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 2 3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5 Phương pháp nghiên cứu 3 6 Điểm mới trong kết quả nghiên cứu đề tài 3 Phần II. Nội dung 1 Cơ sở lý luận 5 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 5 1.2 Cơ sở lý luận về mô hình dạy học 5E 5 1.3 Cơ sở lý luận về các kỹ năng chuyển đổi số 6 1.4 Tổng quan về chuyên đề học tập môn Vật lí 10 nói chung 9 và chuyên đề “Trái Đất và bầu trời ” nói riêng 2 Cơ sở thực tiễn 9 2.1 Thực trạng về sử dụng mô hình dạy học 5E kết hợp kỹ năng 9 chuyển đổi số trong dạy học Vật lí của GV ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An 2.2 Thực trạng về năng lực số và kỹ năng chuyển đổi số của 11 học sinh trong môn Vật Lí THPT trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An 2.3 Kết luận thực trạng 12 3 Thiết kế tổ chức dạy học vận dụng mô hình 5E và và kỹ 12 năng chuyển đổi số trong dạy học chuyên đề “Trái Đất và bầu trời ” Vật Lí 10 chương trình GDPT năm 2018 3.1 Cấu trúc nội dung chuyên đề “Trái Đất và bầu trời ” Vật Lí 12 10 chương trình GDPT năm 2018 1
  2. 3.2 Các kỹ năng chuyển đổi số được vận dụng trong dạy học 13 chuyên đề “Trái Đất và bầu trời ” 3.3 Một số giải pháp lồng ghép trong chuyên đề 14 3.4 Khảo sát tính khả thi và cấp thiết của các giải pháp 15 3.4.1 Mục đích khảo sát 15 3.4.2 Nội dung và phương pháp khảo sát 15 3.4.3 Đối tượng khảo sát 16 3.4.4 Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải 16 pháp đề xuất 3.5 Thiết kế và tổ chức tiến trình dạy học chuyên đề “Trái Đất 20 và bầu trời ” Vật Lí 10 3.5.1 Mục tiêu chuyên đề 20 3.5.2 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 20 3.5.3 Tổ chức các hoạt động dạy học 21 4 Vận dụng kỹ năng chuyển đổi số của học sinh trong trải 44 nghiệm làm các mô hình “Trái Đất và bầu trời” 5 Đánh giá hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 45 5.1 Đánh giá định tính 45 5.2 Đánh giá định lượng 46 Phần III. Kết luận và kiến nghị 48 Tài liệu tham khảo 2
  3. CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI NỘI DUNG ĐẦY ĐỦ KÍ HIỆU VIẾT TẮT Giáo dục đào tạo GDĐT Trung học phổ thông THPT Giáo viên GV Học sinh HS Công nghệ thông tin – truyền thông CNTT-TT Công nghệ thông tin CNTT Giáo dục phổ thông GDPT Phương pháp dạy học PPDH Chân trời sáng tạo CTST Kết nối tri thức KNTT Câu hỏi CH Trả lời TL Trắc nghiệm TN PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năm học 2022-2023 có sự thay đổi lớn ở bậc THPT. Các em HS lớp 10 bước vào chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPT) năm 2018. Định hướng cơ bản 3
  4. của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. Để thực hiện tốt định hướng trên GV cần thay đổi phương pháp dạy học để HS có thể tự học, tự nghiên cứu tri thức và phát triển năng lực của từng cá nhân. Đó cũng là xu hướng thế giới trong cải cách phương pháp giáo dục và phù hợp với mục tiêu của chương trình GDPT mới năm 2018 theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục có rất nhiều mô hình, giải pháp được nhà nghiên cứu giáo dục đề xuất. Mô hình 5E là một trong những mô hình dạy học hiện đại đã đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. 5E viết tắt của 5 từ bắt đầu bằng chữ E trong tiếng Anh: Engage (Gắn kết), Explore (Khám phá), Explain (Giải thích), Elaborate (Áp dụng) và Evaluate (Đánh giá). Mô hình dạy học 5E có tính hệ thống, gồm một chuỗi hoạt động tổ chức theo logic chặt chẽ, từ việc khám phá tri thức khoa học cơ bản đến áp dụng tri thức đó vào thực tiễn. Vận dụng mô hình 5E trong dạy học đã tạo điều kiện cho HS tham gia khám phá tìm hiểu kiến thức, tự do tư duy sáng tạo và phát biểu ý kiến, HS được tiếp thu kiến thức dưới hình thức trải nghiệm và vận dụng vào đời sống thực tiễn. Từ đó học sinh có cơ hội phát triển năng lực một cách khoa học và bền vững. Qua nghiên cứu chương trình và thực tiễn dạy học cho thấy, môn Vật lí lớp 10 có khối lượng kiến thức lớn, có nhiều kiến thức gần gũi, thiết thực, dễ áp dụng vào thực tiễn nên khá phù hợp để tổ chức dạy học theo mô hình 5E. Bên cạnh đó, thế giới đang vận động sang kỉ nguyên số, đòi hỏi nguồn nhân lực có năng lực số, cần được giáo dục sớm từ trong nhà trường. Trường học có thể vận hành tốt hơn, tiếp cận đa dạng nhu cầu người học hơn khi sử dụng công nghệ số. Nhận thức được những nhu cầu đó, trong những năm qua, Chính phủ, Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam đã có nhiều quyết sách khởi động chương trình Chuyển đổi số giáo dục trong tổng thể Chiến lược Chuyển đổi số quốc gia. Các trường học, từng giáo viên có trách nhiệm thực hiện thành công chiến lược này. Bộ môn Vật li là một trong những môn có thế mạnh trong việc ứng dụng chuyển đổi số trong dạy học càng cần phải có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học cũng như kiểm tra đánh giá học sinh. Vì vậy, việc vận dụng mô hình 5E và kỹ năng chuyển đổi số trong dạy học bộ môn Vật lí ở trường phổ thông là có tính khả thi và hiệu quả, không chỉ tạo môi trường học tập tiên tiến mà còn dựa trên sự tương tác hiệu quả của CNTT đã góp phần phát triển năng lực cho HS, đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới. 4
  5. Chuyên đề “Trái đất và bầu trời ” Vật Lí 10 chương trình GDPT 2018, là chuyên đề mới lạ, khá hấp dẫn cho HS. Việc ứng dụng mô hình 5E và kỹ năng chuyển đổi số sẽ nâng cao hiệu quả trong dạy học chuyên đề này. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Vận dụng mô hình 5E và kỹ năng chuyển đổi số trong dạy học chuyên đề “Trái Đất và bầu trời ” Vật Lí 10 chương trình GDPT năm 2018” . 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu mô hình 5E và kỹ năng chuyển đổi số trong dạy học chuyên đề “Trái đất và bầu trời ” Vật Lí 10 chương trình GDPT 2018 nhằm phát huy năng lực HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Vật lí ở trường THPT. - Ngoài ra thông qua đề tài giúp bản thân và các đồng nghiệp bồi dưỡng thêm kiến thức để đổi mới PPDH theo công nghệ giáo dục hiện đại. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Sáng kiến này nghiên cứu các nội dung sau đây: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về mô hình 5E và các kỹ năng chuyển đổi số trong dạy học. - Khảo sát, đánh giá về thực trạng sử dụng mô hình 5E và kỹ năng chuyển đổi số trong dạy học Vật lí trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. - Đề xuất quy trình dạy học theo mô hình 5E và các phần mềm, thiết bị công nghệ… sử dụng trong dạy học chuyên đề “Trái đất và bầu trời ” Vật Lí 10 chương trình GDPT 2018. - Xây dựng các kế hoạch bài dạy trong chuyên đề “Trái đất và bầu trời ” Vật Lí 10 chương trình GDPT 2018 theo hướng vận dụng mô hình 5E và các kỹ năng chuyển đổi số. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để xem xét khả năng ứng dụng của đề tài trong việc nâng cao hiệu quả dạy học chuyên đề “Trái đất và bầu trời ” Vật Lí 10 chương trình GDPT 2018. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Mô hình 5E và và kỹ năng chuyển đổi số trong dạy học chuyên đề “Trái Đất và bầu trời ” Vật Lí 10 chương trình GDPT năm 2018. 4.2. Phạm vi nghiêm cứu - Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn dạy học về mô hình 5E và kỹ năng chuyển đổi số. Đề xuất quy trình dạy học theo mô hình 5E, các thiết bị, phần mềm… Xây dựng được các kế hoạch bài dạy trong 5
  6. chuyên đề “Trái đất và bầu trời ” Vật Lí 10 chương trình GDPT năm 2018 theo mô hình 5E. - Không gian nghiên cứu: Đề tài được triển khai nghiên cứu cho HS khối 10 tại trường THPT Đô Lương 2 và các trường THPT khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Thời gian nghiên cứu: Đề tài thực hiện trong năm học 2022-2023. 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: + Nghiên cứu lý luận về mô hình dạy học 5E và các kỹ năng chuyển đổi số trong dạy học - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp điều tra theo bảng hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng vận dụng mô hình 5E và các kỹ năng chuyển đổi số trong dạy học môn Vật lí ở các trường THPT trên địa bàn. + Phương pháp quan sát các hoạt động của giáo viên, học sinh trong các giờ học, điều kiện dạy và học của giáo viên và học sinh. + Phương pháp phỏng vấn giáo viên và học sinh, các nhà quản lý giáo dục nhằm có được những thông tin về dạy học theo mô hình 5E, làm sáng tỏ những nhận định khách quan của kết quả nghiên cứu. + Nghiên cứu các sản phẩm của giáo viên và học sinh (giáo án, phiếu học tập,...). + Phương pháp thống kê toán học sử dụng để tính toán các tham số đặc trưng, so sánh kết quả thực nghiệm. 6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu đề tài - Về lý luận: Phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận về dạy học theo mô hình 5E và các kỹ năng chuyển đổi số trong dạy học. Trong đó bao gồm hệ thống các khái niệm liên quan đến dạy học theo mô hình 5E, bản chất, quy trình dạy học và lý thuyết về ứng dụng các phần mềm trong dạy học. - Về thực tiễn: + Đề tài góp phần đánh giá được thực trạng vận dụng mô hình 5E và các kỹ năng chuyển đổi số trong dạy học môn Vật lí ở các trường THPT. + Đề xuất được quy trình dạy học theo mô hình 5E trong dạy học Vật lí THPT. 6
  7. + Thiết kế một số bài học theo mô hình 5E và vận dụng các kỹ năng chuyển đổi số. + Ứng dụng một số phần mềm và thiết bị vào dạy học Vật lí + Thông qua sáng kiến này chúng tôi đóng góp thêm với các bạn đồng nghiệp về đổi mới PPDH phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. PHẦN II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Trên thế giới Tại Châu Âu, trung tâm nghiên cứu Chung - JRC (một đơn vị trực thuộc ủy ban Châu Âu) từ năm 2005 đã bắt đầu nghiên cứu về học tập và các kỹ năng cho kỉ nguyên số với mục đích để hỗ trợ, làm chính sách dựa vào bằng chứng nhằm thúc đẩy tiềm năng các công nghệ số để khuyến khích đổi mới sáng tạo trong thực hành giáo dục và đào tạo; cải thiện truy cập tới học tập suốt đời, truyền đạt các kĩ năng và năng lực số mới cần thiết cho mọi người dân để họ có nhiều cơ hội được tuyển dụng làm việc, phát triển cá nhân và hòa nhập xã hội. 7
  8. Đến năm 2018, 2019 các tổ chức như UNESCO, UNICEF đã có các nghiên cứu sâu hơn về khái niệm năng lực số, khung năng lực số cho GV và HS góp phần phát triển năng lực số cho thời đại công nghệ số hiện nay. 1.1.2. Ở Việt Nam Trong những năm gần đây vấn đề năng lực số, công nghệ số và chuyển đổi số được quan tâm nhiều hơn. Cụ thể, tháng 7 năm 2021, Bộ giáo dục và đào tạo phối hợp với Đại học công nghệ Swinbure (Úc), mạng lưới Olympia Global Network đã tiến hành hội nghị tập huấn “Giáo dục và công nghệ trong thế kỉ 21” theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, vụ, viện, trường đại học và các thầy cô giáo đến từ 3 tỉnh thành là Hà Nội, Nam Định và Hòa Bình. Tiếp theo đó Bộ Giáo dục đào tạo, các Sở Giáo dục đào tạo tiến hành các đợt tập huấn, hội thảo về vấn đề chuyển đổi số trong giáo dục cho GV các trường đại học, THPT… nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học trong thời đại mới. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam nói chung, trên địa bàn Nghệ An nói riêng chỉ có các tài liệu, đề tài nghiên cứu về phát triển năng lực số cho các doanh nghiệp, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và một vài đề tài nghiên cứu về giải pháp nhằm phát triển năng lực số cho GV và HS ở cấp THPT chứ chưa thấy có đề tài nghiên cứu về các kỹ năng chuyển đổi số kết hợp các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực phẩm chất HS phù hợp với chương trình GDPT mới 2018. Đây cũng là lí do để chúng tôi nghiên cứu đề tài nhằm góp một phần nhỏ làm tăng hiệu quả về phát triển kỹ năng chuyển đổi số kết hợp mô hình 5E trong dạy học cho HS ở cấp THPT. 1.2. Cơ sở lý luận về mô hình dạy học 5E 1.2.1. Khái niệm về tổ chức dạy học theo mô hình 5E 5E là thuật ngữ viết tắt của 5 từ bắt đầu bằng chữ E trong tiếng Anh: Engage (gắn kết), Explore (Khảo sát), Explain (Giải thích), Elaborate (Củng cố) và Evaluate (Đánh giá). Mô hình dạy học 5E là mô hình dạy học gồm 5 giai đoạn: gắn kết, khảo sát, giải thích, củng cố và đánh giá. Năm giai đoạn được xây dựng dựa trên thuyết kiến tạo nhận thức của quá trình học, theo đó học sinh xây dựng các kiến thức mới dựa trên các kiến thức ho c trải nghiệm đã biết trước đó. 1.2.2. Đặc điểm của mô hình dạy học 5E Đây là quy trình gồm 5 bước như sau: Bước 1: Tạo sự chú ý (Engage): Để kích thích sự tích cực, chủ động của H khi tìm hiểu về một nội dung học tập GV phải chuẩn bị trước các đồ d ng học tập tạo sự ch ý hứng th tìm tòi khám phá ở HS: Ví dụ như chuẩn bị các tranh ảnh, các đoạn phim các thí nghiệm, m u vật, bộ câu hỏi định hướng, bài 8
  9. tập tình huống, bảng biểu, số liệu thực tế, các hiện tượng thực tế... có liên quan trực tiếp tới nội dung học tập để HS có thể khám phá và tìm hiểu được nội dung học tập một cách dễ dàng và lý thú. Bước 2: Khảo sát (Explore): Khi đã có trong tay những đồ d ng dụng cụ học tập, GV phải hướng d n H khảo sát tức là bắt tay vào tìm hiểu những vấn đề có liên quan tới nội dung học tập. Có thể là việc quan sát tranh, phim ảnh hay làm thí nghiệm giải bài tập tình huống, trả lời câu hỏi, phân tích các số liệu các hiện tượng thực tế...vận dụng những kiến thức đã học, những thực tế đã biết và những gợi ý của thầy để hiểu đ ng những vấn đề của nội dung học tập. Bước 3: Giải thích (Exflain): Khi đã có những chính kiến riêng của mình H chủ động thảo luận nhóm để có thể giải thích những băn khoăn thắc mắc của mình, của bạn để hiểu r hơn và đ ng đắn nhất vấn đề của nội dung học tập và xây dựng thành các định ngh a, khái niệm, quy luật, quá trình... Bước 4: Phát biểu (Elaborate): au khi tìm hiểu nội dung học tập để có thể ghi nhớ, khắc sâu kiến thức GV hướng d n cho H phát biểu vấn đề, ý kiến, nhận định của bản thân, của nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tế giải quyết các vấn đề liên quan hay phân tích tổng hợp xâu chu i các vấn đề với nhau...phát biểu một mô hình hay một quy trình công nghệ mới dựa vào kiến thức đã thu nhận từ nội dung học tập. Bước 5: Đánh giá (Evaluation): Khi HS đã được cử phát biểu ý kiến của mình, GV nên để các HS khác đánh giá, bổ sung cho bạn học từ những sai lầm của bạn sau đó GV là người cuối c ng chốt đáp án và định hướng cho H những đường hướng, cách thức học tập ở các nội dung tiếp theo. 1.3. Cơ sở lý luận về các kỹ năng chuyển đổi số 1.3.1. Khái niệm năng lực số Đã có nhiều khái niệm được sử dụng khi đề cập đến phát triển năng lực số ở các quốc gia và tổ chức quốc tế, phổ biến là các khái niệm sau: Digital Literacy, Digital kills, Digital Competences ... m i khái niệm mang một ngh a riêng để ph hợp với mục tiêu cụ thể của các nước, các tổ chức. Tuy nhiên, ch ng đều hướng đến một mục tiêu chung là phát triển các k năng tìm kiếm, đánh giá, quản lý được thông tin, giao tiếp, hợp tác, giải quyết các vấn đề an toàn, hiệu quả. Từ đó gi p mọi người có thể thành công trên môi trường số. Năm 2018, Ủy ban Châu Âu sử dụng khái niệm năng lực số: “Năng lực số liên quan đến việc sử dụng cũng như tham gia vào công nghệ số một cách tự tin, chủ động và có trách nhiệm phục vụ cho học tập, làm việc và tham gia vào xã hội. Năng lực số gồm có kiến thức về thông tin và số liệu, truyền thông và hợp tác, kiến thức truyền thông, tạo nội dung số (bao gồm cả lập trình), an toàn (bao gồm cả lợi ích và năng lực số liên quan đến an ninh mạng) và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ, giải quyết vấn đề và tư duy phản biện. 9
  10. 1.3.2. Khung năng lực số Khung Năng lực số (Digital Literacy Framework) là một tập hợp các năng lực thành phần để nâng cao năng lực của một nhóm đối tượng cụ thể (UNICEF- 2019). - Khung năng lực số đối với học sinh trung học: + ử dụng các thiết bị số/Device and Software Operation + K năng thông tin và dữ liệu/Information and Data Literacy + Giao tiếp và Hợp tác/Communication and Collaboration + Tạo nội dung số/Digital Content Creation + An toàn k thuật số/ afety + Giải quyết vấn đề/Problem-Solving + Năng lực định hướng nghề nghiệp/Career-related Competency - Khung năng lực số đối với giáo viên: Để quá trình chuyển đổi số được thành công thì không những ch ng ta phải quan tâm đến sự phát triển năng lực số cho học sinh mà đối tượng tham gia vào tất cả các khâu của quá trình dạy học trong nhà trường, đó chính là giáo viên. Việc người giáo viên có đủ năng lực để tích hợp, ứng dụng CNTT trong dạy học hay không, điều này ảnh hưởng đến sự hiệu quả, công bằng trong chất lượng giáo dục. Bản thân m i người giáo viên phải hết sức chủ động để có thể khai thác các ứng dụng CNTT – TT trong dạy học. Chính người giáo viên là người tạo ra môi trường giáo dục gi p đỡ, h trợ học sinh, tạo cho học sinh tự tin, phát triển các năng lực số và năng lực có liên quan. 1.3.2. Kỹ năng chuyển đổi số - Kỹ năng chuyển đổi Theo các tổ chức Quốc tế, bên cạnh năng lực số thì những k năng qua trọng đối với học sinh là những k năng chuyển đổi (Transferable kills) bao gồm các kỹ năng tư duy bâc cao và k năng sống như: giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, quản lý cảm x c, thấu hiểu và giao tiếp tạo điều kiện cho trẻ em và thanh thiếu niên trở thành những người học nhanh nhẹn, dễ thích nghi và là những công dân được trang bị để tự điều chỉnh, định hướng khi phải đối m t với các thách thức cá nhân, học tập, 3 xã hội và kinh tế. Kỹ năng chuyển đổi đi kèm với kiến thức và giá trị nhằm kết nối, củng cố và phát triển các kỹ năng khác cũng như xây dựng kiến thức sâu rộng hơn. Các kỹ năng chuyển đổi được hình thành phát phát triển cho học sinh thông qua việc giáo viên khai thác công cụ CNTT để tổ chức dạy học gồm: (a) Kỹ năng tự học được hình thành khi học sinh xem video bài giảng, tài 10
  11. liệu học tập, bài tập. (b) Khi học sinh tương tác với bạn trong nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ, sản phẩm học tập (thông qua các ứng dụng được kết nối trên Internet) các kỹ năng hợp tác chia sẻ của học sinh được phát triển. (c) Khi học sinh đánh giá bài học của từng nhóm, các kỹ năng tương tác với nhau được phát triển. (d) Khi học sinh trong nhóm hoàn thiện sản phẩm và trao đổi với các nhóm khác, các kỹ năng trao đổi, hợp tác cũng được pháp triển. (e) Khi học sinh trong nhóm báo cáo kết quả với cả lớp, kỹ năng thuyết trình và hợp tác được củng cố và phát triển. (f) Ngoài ra, các kỹ năng tư duy bậc cao và kỹ năng sống như: giải quyết vấn đề, sáng tạo, quản lý cảm x c, thấu hiểu và giao tiếp được phát triển; đây chính là các kỹ năng chuyển đổi tạo điều kiện cho học sinh năng động, dễ thích nghi và là những công dân được trang bị để tự điều chỉnh, định hướng khi phải đối m t với các thách thức cá nhân, học tập, xã hội và kinh tế. Kỹ năng chuyển đổi đi kèm với kiến thức và giá trị nhằm kết nối, củng cố và phát triển các kỹ năng khác cũng như xây dựng kiến thức sâu rộng hơn. - Chuyển đổi số trong giáo dục Chuyển đổi số trong giáo dục là quá trình chuyển đổi hoạt động giáo dục từ không gian truyền thống sang không gian số thông qua công nghệ mới, thay đổi phương thức dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lí quá trình dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy, gi p phát huy tối đa khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động của giáo viên và học sinh. Chuyển đổi số trong dạy học gi p học sinh chủ động trong việc học tập, không giới hạn trong truy cập tài liệu học tập, chất lượng giáo dục được nâng cao và tiết kiệm chi phí tối đa trong học tập. Học sinh v n sẽ phải đến trường, phải giao tiếp và được các giáo viên hướng d n, nhưng nhiều thứ sẽ thay đổi ho c đảo ngược lại. Nếu như trước đây 100% kiến thức được truyền thụ ở trên lớp thì hiện nay tỷ lệ kiến thức được truyền thụ trực tuyến sẽ tăng dần lên. Thậm chí, trong giai đoạn giãn cách xã hội vì dịch bệnh, 100% là học trực tuyến. Nếu như trước đây lên lớp là để giảng bài, ở nhà là để tự làm bài tập, thì hiện nay đảo ngược lại, học sinh có thể ở nhà nghe giảng bài trực tuyến, nhưng lên lớp để làm bài tập và giải quyết các vấn đề đ t ra theo các nhóm. - Phát triển kỹ năng chuyển đổi số trong bộ môn Vật lí ở trường THPT Ngoài khả năng ứng dụng CNTT - TT trong dạy học, kiểm tra đánh giá như các môn học khác nói chung, môn Vật lí có nhiều cơ hội phát triển năng lực số cho học sinh trong quá trình nhận thức, tìm tòi khám phá thế giới bằng các phương pháp đ c th của bộ môn là phương pháp mô hình và phương pháp thực 11
  12. nghiệm. Một số hiện tượng, quá trình v mô, vi mô không quan sát, phân tích được, ứng dụng CNTT trong gi p con người có thể tiếp cận và khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí. ử dụng phần mềm h trợ phân tích, xử lí các video gi p ch ng ta có thể khảo sát, phân tích các quá trình chuyển động xảy ra rất nhanh. Trong dạy học một số nội dung trừu tượng, đã xảy ra trong tự nhiên vào thời gian rất lâu, không thể quan sát được…có thể được số hoá góp phần làm cho việc quan sát, đánh giá kết quả thí nghiệm được nhanh chóng, trực quan hơn. Ngày nay, với sự h trợ đắc lực từ các thiết bị công nghệ, các phần mềm h trợ thì quá trình dạy học đã trở nên đơn giản, tốn ít thời gian hơn nên có thể làm thí nghiệm ngay trong các bài học ho c có thể quan sát, khám phá các hiện tượng tự nhiên mang tính v mô ở trên you Tube, các trang web, phần mềm ứng dụng … mà con người có thể chưa bao giờ được quan sát trực tiêp ho c rất khó tưởng tượng được. 1.4. Tổng quan về chuyên đề học tập môn Vật lí 10 nói chung và chuyên đề “Trái Đất và bầu trời ” nói riêng (Phụ lục 1). 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng về sử dụng mô hình dạy học 5E kết hợp kỹ năng chuyển đổi số trong dạy học Vật lí của GV ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Thông qua việc điều tra trực tuyến về thực tế dạy học vận dụng mô hình 5E và kỹ năng chuyển đổi số bộ môn Vật lí ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An (THPT Đô Lương 1, THPT Đô Lương 2, THPT Đô Lương 3, THPT Anh Sơn 2) ( Link khảo sát thực trạng của GV: https://forms.gle/zAKaFjpfZLaV5Kcu8 Link khảo sát thực trạng của HS: https://forms.gle/UzbFdajQ3638CPH97. Có 42 giáo viên và 257 học sinh tham gia khảo sát thực trạng, có 41 giáo viên 249 học sinh tham gia khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi), chúng tôi rút ra được một số nhận xét về thực trạng sử dụng mô hình 5E kết hợp kỹ năng chuyển đổi số của GV Vật lí THPT trên địa bàn huyện Đô Lương, Anh Sơn và HS khối 10 (7 lớp có chọn học môn Vật lí) của trường THPT Đô Lương 2 như sau: - Các thầy/cô đã biết biết mô hình 5E trong dạy học (có biết đến nhưng chưa sử dụng 47,6% , thỉnh thoảng sử dụng 31%, chưa áp dụng 16,7%) và sử dụng một một số phần mềm hỗ trợ dạy học, kiểm tra đánh giá tạo tương tác tốt như: Powerpoint, Quizizz, Kahoot, Azota, google form….(thường xuyên sử dụng 42.9 %, thỉnh thoảng sử dụng 54.8%). 12
  13. - Tuy nhiên các kỹ năng chuyển đổi số được hình thành, phát triển cho học sinh thông qua việc giáo viên khai thác công cụ CNTT để tổ chức dạy học trong giờ Vật lí thì chủ yếu đang ở mức thỉnh thoảng sử dụng (59.5%). - Khó khăn lớn nhất của các thầy cô khi vận dụng CNTT-TT vào bài dạy là: Việc tìm kiếm tài liệu mất thời gian, sao chép, cắt điều chỉnh các video…phù hợp bài dạy đòi hỏi nhiều kỹ năng (61,9%). 2.2. Thực trạng về năng lực số và kỹ năng chuyển đổi số của học sinh trong môn Vật Lí trường THPT Đô lương 2, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. 13
  14. Để khảo sát thực trạng về năng lực số và kỹ năng chuyển đổi số của học sinh, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trực tuyến 257 học sinh của 7 lớp khối 10 trường THPT Đô Lương 2 có đăng kí học môn Vật lí từ đầu năm. Kết quả khảo sát cho thấy: - Có 89,9% HS đều rất hứng thú và muốn tìm hiểu về chuyên đề “Trái Đất và bầu trời”. - Đa số HS đều sử dụng được CNTT cụ thể: 39,3% HS biết cách khai thác các nguồn tài liệu trên Internet nhưng ít dùng khi trình bày trước tập thể; 30% đã sử dụng thành thạo và thể hiện trước tập thể; 27,2% biết dùng nhưng chưa thể hiện trước tập thể. - Đa số HS đều nhớ được tên các phần mềm, ứng dụng mà các thầy cô dùng để kiểm tra, đánh giá học sinh. - Đối với chuyên đề học tập “Trái Đất và bầu trời”(71,2%) HS rất muốn được GV giao nhiệm vụ để các nhóm có thể vận dụng kỹ năng chuyển đổi số tìm kiếm thông tin sau đó trình bày trước lớp để được đánh giá, rút kinh nghiệm (học theo phương pháp mới). 14
  15. 2.3. Kết luận thực trạng Kết quả khảo sát qua phần mềm google forms của giáo viên Vật lí các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An, cho thấy thực trạng hầu hết các GV đều biết sử dụng giáo án điện tử, phần mềm trình chiếu Powerpoint và các phần mềm ứng dụng kiểm tra đánh giá HS. Tuy nhiên một tỉ lệ đáng kể (62,5%) giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử trong đó vận dụng các kỹ năng chuyển đổi số như tìm kiếm tài liệu, sao chép, cắt chỉnh sửa các video... phần mềm phù hợp với nội dung dạy học vì nghĩ rằng sẽ tốn thời gian để chuẩn bị một bài giảng. Khảo sát thực trạng từ phía HS cho thấy việc sử dụng phương pháp mới đòi hỏi một giáo án mới. Có một số nội dung trừu tượng, mang tính vĩ mô như chuyên đề “Trái Đất và bầu trời” rất cần thiết phải sử dụng đến CNTT – TT và kỹ năng tìm kiếm các video lên quan, các phần mềm ứng dụng đặc trưng của chuyên đề. 3. Thiết kế tổ chức dạy học vận dụng mô hình 5E và và kỹ năng chuyển đổi số trong dạy học chuyên đề “Trái đất và bầu trời ” Vật Lí 10 chương trình GDPT năm 2018 3.1. Cấu trúc nội dung chuyên đề “Trái đất và bầu trời ” Vật Lí 10 TT Nội dung Thời lượng Xác định phương hướng 1 - Vị trí của các chòm sao: Gấu Lớn, Gấu Nhỏ, Thiên Hậu. 3 tiết - Vị trí sao Bắc Cực trên nền trời sao. Đặc điểm chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sao 2 4 tiết - Mô hình Hệ Mặt Trời. - Một số đặc điểm cơ bản của chuyển động nhìn thấy của 15
  16. Mặt Trời, Mặt Trăng, Kim Tinh và Thuỷ Tinh trên nền trời sao. - Mô hình nhật tâm Copernic. - Một số đặc điểm quan sát được của Mặt Trời, Mặt Trăng, Kim Tinh và Thuỷ Tinh trên nền trời sao. Một số hiện tượng thiên văn 3 - Các hiện tượng thiên văn: nhật thực, nguyệt thực, thủy 3 tiết triều. 3.2. Một số kỹ năng chuyển đổi số được vận dụng trong dạy học chuyên đề “Trái Đất và bầu trời ” TT Nội dung Kỹ năng số 1 Xác định - Biên tập nội dung dạy học qua phần mềm MS PowerPoint, phương Canva, YouTube, Google Forms, Quizizz, Padlet. hướng + YouTube sử dụng làm tài liệu: https://youtu.be/eT829x0bnoA (Tiết 1, 2) https://www.youtube.com/@VuTruTrongTamTay https://fb.watch/jVOpoJ5JYp/ + YouTube phần thuyết trình của HS: Nhóm 1: https://youtu.be/YWuwLBGHRk8 Nhóm 2: https://youtu.be/C234DwBpYmE Nhóm 3: https://youtu.be/MGXwCJhCuYw + Sản phẩm của HS: Biên tập trên Canva, sau đó nộp bài trên Padlet. + Link Padlet: padlet.com/kieuanhphuong68/ - Sử dụng phần mềm hỗ trợ tổ chức và triển khai hoạt động học: MS PowerPoint, Zalo, Zoom. Sử dụng vòng quay may mắn để tạo không khí vui vẻ của lớp học https://wheelofnames.com/vi/hzx- 9yz - Sử dụng hỗ trợ học tập như phần mềm về bản đồ như Star 16
  17. Walk, Stellarium, Solar System...; phần mềm/ứng dụng để khám phá vũ trụ: Stellarium, StarryNight, Sky Safari, Sky Chart, Star Finder… - Khai thác tài liệu ở các trang Web để làm dự án bản đồ sao:http://www.asahi-net.or.jp/~zs3t tk/planisphere/planisphere.htm http://www.asahi-net.or.jp/~zs3t- tk/planisphere/planisphere.htm hoặchttps://thienvanhanoi.org/forum/index.php?threads/huong- dan-lam-ban-do-sao-quay.103/ - Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy: Edraw Mind Map, SimpleMind Desktop, Mindjet MindManager, TheBrain, iMindMap, ConceptDraw Mindmap, Blumind, Coggle … 2 Đặc điểm - Biên tập nội dung dạy học qua phần mềm MS PowerPoint, chuyển Canva, YouTube, Google Forms, Quizizz, Padlet. động nhìn - Link video để tìm hiểu về hệ Mặt trời: thấy của https://youtu.be/SmTJCRPlkbQ một số thiên thể https://youtu.be/9UW2QLhKeJs trên nền trời sao - Các trang hướng dẫn làm hệ Mặt Trời: (Tiết 1) https://planetariodevitoria.org/vi/espaco/como-fazer-uma- maquete-do-sistema-solar-que-gira.html https://evbn.org/mo-hinh-he-mat-troi-tu-lam-1662127589/ - Các YouTube về 1 số mô hình hệ Mặt Trời: https://youtu.be/TZpx1rqEDcw https://youtu.be/lG7pETDqnJg + Sản phẩm của HS: Biên tập trên Word, sau đó nộp bài trên Padlet. + Link padlet: padlet.com/kieuanhphuong68/ - Sử dụng phần mềm hỗ trợ tổ chức và triển khai hoạt động học: 17
  18. MS PowerPoint, Zalo, Zoom. Sử dụng vòng quay may mắn để tạo không khí vui vẻ của lớp học https://wheelofnames.com/vi/hzx- 9yz - Các phần mềm/ứng dụng để khám phá hệ M t Trời: Solar System 3D Simulator, Solar System Scope, Star Chart VR, Solar System Explorer 3D… 3.3. Các giải pháp lồng ghép trong chuyên đề Giải pháp 1: Vận dụng mô hình 5E kết hợp kỹ năng chuyển đổi số trong chuyên đề học tập “Trái Đất và bầu trời” Vật lí 10 chương trình GDPT 2018. Cụ thể vận dụng ở bài: Xác định phương hướng (tiết 1, 2) và bài: Đặc điểm chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sao (tiết 1). Giải pháp 2: Khai thác, sử dụng các tư liệu dạy học trên Internet (hình ảnh, video quan sát các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, thủy triều…, các phần mềm mô phỏng hệ Mặt trời, quan sát bầu trời sao như Stellarium, Star Walk, The Sky..….). Cụ thể, sử dụng: - Một số phần mềm về bản đồ như Star Walk, Stellarium, Solar System...; phần mềm/ứng dụng để khám phá vũ trụ: Stellarium, StarryNight, Sky Safari, Sky Chart, Star Finder… - Link video để tìm hiểu về hệ Mặt trờihttps://youtu.be/SmTJCRPlkbQ https://youtu.be/9UW2QLhKeJs - Các phần mềm/ứng dụng để khám phá hệ Mặt Trời: Solar System 3D Simulator, Solar System Scope, Star Chart VR, Solar System Explorer 3D… Giải pháp 3: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ thông qua nhóm trưởng bằng cách tìm hiểu trên các nguồn sách, báo và Internet…...Đồng thời thường xuyên kiểm tra tốc độ và tiến trình làm của học sinh qua zalo, face book, zoom…Cụ thể, sử dụng: - Nhóm messenger “Lí- Cô Quý K57a1” giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ. - Link padlet: padlet.com/kieuanhphuong68/ để các nhóm nộp sản phẩm. 18
  19. Giải pháp 4: Sử dụng các tư liệu từ nguồn Internet, video hướng dẫn…hỗ trợ cho học sinh trong trải nghiệm làm mô hình Hệ Mặt Trời, bản đồ sao quay của địa phương. Cụ thể, sử dụng: - Một số video hướng dẫn làm bản đồ ở địa phương, các trang Web để làm bản đồ sao ở địa phương: http://www.asahi-net.or.jp/~zs3t tk/planisphere/planisphere.htm http://www.asahi-net.or.jp/~zs3t-tk/planisphere/planisphere.htm hoặchttps://thienvanhanoi.org/forum/index.php?threads/huong-dan-lam-ban- do-sao-quay.103/ - Các trang hướng dẫn làm mô hình hệ Mặt Trời: https://planetariodevitoria.org/vi/espaco/como-fazer-uma-maquete-do-sistema- solar-que-gira.html https://evbn.org/mo-hinh-he-mat-troi-tu-lam-1662127589/ - Các youTube về 1 số mô hình hệ Mặt Trời: https://youtu.be/TZpx1rqEDcw https://youtu.be/lG7pETDqnJg - Các phần mềm/ứng dụng để khám phá hệ Mặt Trời: Solar System 3D Simulator, Solar System Scope, Star Chart VR, Solar System Explorer 3D… Giải pháp 5: Đánh giá học sinh sau khi học xong chuyên đề học tập “ Trái Đất và bầu trời” qua các phần mềm hỗ trợ kiểm tra, đánh giá học sinh như Kahoot, Quizizz, Azota, xyz, Shub classroom, google forms…Cụ thể: http://www.taodethi.xyz/2023/04/bai-tap-trac-nghiem-he-mat-troi.html 3.4. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 3.4.1. Mục đích khảo sát Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm nhằm mục đích khẳng định tính cấp thiết, tính khả thi của các giải pháp trong đề tài, cụ thể: - Tìm hiểu sự tán thành của các đối tượng tham gia đánh giá về sự cấp thiết của các giải pháp. 19
  20. - Xác định tính khả thi của các giải pháp được đề xuất. 3.4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát * Nội dung khảo sát Để tiến hành khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất chúng tôi đã chưng cầu ý kiến theo hai tiêu chí tính cấp thiết và tính khả thi của việc vận dụng mô hình 5E và kỹ năng chuyển đổi số trong dạy học chuyên đề “Trái Đất và bầu trời ” Vật Lí 10 chương trình GDPT năm 2018 qua 5 giải pháp, cụ thể: * Phương pháp khảo sát và thang đánh giá - Phương pháp được sử dụng để khảo sát là trao đổi bảng hỏi thực hiện qua phần mềm Google forms theo hai đường link: Link1- Khảo sát tính cấp thiết và khả thi (Đối tượng GV) https://forms.gle/9DUDmPnbtZdfYHva8 Link2- Khảo sát tính cấp thiết và khả thi (Đối tượng HS) https://forms.gle/9cFqkkSTUZYKTM988 + Đối với GV: - Nhận thức về mức độ cấp thiết và khả thi của 5 giải pháp đề ra: Rất cấp thiết, cấp thiết, ít cấp thiết, không cấp thiết. Rất khả thi, khả thi, ít khả thi, không khả thi. + Đối với HS: - Nhận thức về mức độ cấp thiết và khả thi của 5 giải pháp đề ra: Rất cấp thiết, cấp thiết, ít cấp thiết, không cấp thiết. Rất khả thi, khả thi, ít khả thi, không khả thi. Thực hiện đánh giá các tiêu chí theo 4 mức độ (tương ứng với số điểm từ 1 đến 4) + Tính cấp thiết: Rất cấp thiết (4 điểm), cấp thiết (3 điểm), ít cấp thiết (2 điểm), không cấp thiết (1 điểm). + Tính khả thi: Rất khả thi (4 điểm), khả thi (3 điểm), ít khả thi (2 điểm), không khả thi (1 điểm). + Sau khi nhận kết quả thu được, chúng tôi tiến hành phân tích, xử lí số liệu trên bảng thống kê, tính tổng điểm (∑) và điểm trung bình của các biện pháp đã 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2