Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình phong cách học tập VAK trong dạy học môn Hóa học nhằm phát triển năng lực cho học sinh THPT
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Vận dụng mô hình phong cách học tập VAK trong dạy học môn Hóa học nhằm phát triển năng lực cho học sinh THPT" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất cách thức vận dụng mô hình phong cách học tập VAK trong dạy học môn Hóa học nhằm phát triển năng lực cho học sinh THPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình phong cách học tập VAK trong dạy học môn Hóa học nhằm phát triển năng lực cho học sinh THPT
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN VẬN DỤNG MÔ HÌNH PHONG CÁCH HỌC TẬP VAK TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH THPT LĨNH VỰC: HÓA HỌC Năm thực hiện: 2023 - 2024
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI SÁNG KIẾN VẬN DỤNG MÔ HÌNH PHONG CÁCH HỌC TẬP VAK TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH THPT LĨNH VỰC: HÓA HỌC Người thực hiện 1. Nguyễn Thị Nga Chức vụ: Phó hiệu trưởng SĐT: 0988269899 2. Nguyễn Thị Trang Chức vụ: Giáo viên SĐT: 0986434827 3. Phan Thị Hà Chức vụ: Giáo viên SĐT: 0989456712 Đơn vị: Trường THPH Hoàng Mai, Nghệ An Năm thực hiện: 2023 - 2024
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TDTK Tư duy thiết kế ĐC Đối chứng GV Giáo viên HK Học kỳ HS Học sinh SL Số lượng THPT Trung học phổ thông TL Tỉ lệ % TN Thực nghiệm PCHT Phong cách học tập
- MỤC LỤC Trang Phần I. Đặt vấn đề 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài 1 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 1 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2 4.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 2 5. Tính mới và đóng góp của đề tài 2 Phần II. Nội dung nghiên cứu 2 Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 2 1. Cơ sở lý luận 2 1.1. Mô hình phong cách học tập VAK 2 1.1.1. Khái niệm phong cách học tập 2 1.1.2. Các kênh tiếp nhận thông tin theo mô hình phong cách học tập VAK 3 1.2. Kỹ thuật trạm là gì? 4 1.3. Vai trò của mô hình phong cách học tập VAK đối với sự phát triển 5 năng lực cho học sinh 2. Cơ sở thực tiễn 5 2.1. Khái quát tổ chức khảo sát thực trạng 5 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng 6 2.3. Đánh giá chung về thực trạng 7 Chương 2. Vận dụng mô hình phong cách học tập VAK trong dạy 7 học môn Hóa học nhằm phát triển năng lực cho học sinh THPT 1. Khảo sát phong cách học tập của học sinh 7 2. Nguyên tắc thiết kế hoạt động học tập theo mô hình phong cách học 8 tập VAK
- 3. Vận dụng phong cách học tập VAK tổ chức hoạt động học tập thông 8 qua kỹ thuật trạm Chương 3. Thực nghiệm đề tài 29 1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm đề tài 29 2. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm đề tài 29 3. Tiến hành thực nghiệm đề tài 29 3.1. Chuẩn bị trước thực nghiệm 29 3.2. Tiến hành thực nghiệm đề tài 30 3.3. Kết quả thực nghiệm 30 Chương 4. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 32 đề xuất 1. Mục đích khảo sát 32 2. Nội dung và phương pháp khảo sát 32 3. Đối tượng khảo sát 32 4. Kết quả khảo sát 33 4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất 33 4.2. Tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 34 Phần III. Kết luận 34 1. Mức độ phù hợp với học sinh và thực tiễn của nhà trường 34 2. Mức độ đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH và KTĐG 34 3. Tính mới và khả năng phát triển, mở rộng và vận dụng của đề tài 35 4. Đề xuất và kiến nghị 35 Kết luận chung 35 Tài liệu tham khảo 36 Phụ lục
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Dạy học phát triển năng lực cho học sinh là một trong những yêu cầu cấp thiết của chương trình giáo dục 2018. Đòi hỏi giáo viên thiết kế, tổ chức các hoạt động học tập linh hoạt, hiệu quả với nhiều phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học tích cực. Thông qua quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập với nhiều hình thức tiếp nhận thông tin đa dạng góp phần phát triển năng lực cho học sinh. Trong đó, mô hình phong cách học tập VAK được phát triển bởi các nhà tâm lý học vào những năm 1920 đã đưa ra các phương thức tiếp nhận thông tin quan trọng nhất của não bộ, đó là thị giác, thính giác và vận động học. Dựa trên mô hình này, mỗi học sinh có một cách học phù hợp nhất với mình và được sử dụng nhiều nhất. Chính vì vậy, học sinh sẽ học tốt nhất khi phương pháp và các hoạt động giảng dạy của giáo viên phù hợp với phong cách học tập, sở trường và sở thích của học sinh. Đặc biệt là sự kết hợp cả 3 phong cách học tập theo mô hình VAK phù hợp với các quy luật hoạt động của não bộ góp phần phát triển năng lực cho học sinh. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Vận dụng mô hình phong cách học tập VAK trong dạy học môn Hóa học nhằm phát triển năng lực cho học sinh THPT.” 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất cách thức vận dụng mô hình phong cách học tập VAK trong dạy học môn Hóa học nhằm phát triển năng lực cho học sinh THPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Vận dụng mô hình phong cách học tập VAK trong dạy học môn Hóa học. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận và thực tiễn dạy học môn Hóa học tại trường THPT Hoàng Mai, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. - Đề tài thực hiện khảo sát tại các trường THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu. - Thực nghiệm đề tài đối với học sinh trường THPT Hoàng Mai. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập, phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu lý luận. 1
- 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Thu thập, xử lý thông tin khảo sát GV và HS qua Google form. - Thực nghiệm sư phạm: + Khảo sát thực tế trước và sau khi tác động để đánh giá mức độ phát triển năng lực giải quyết vấn đề của cùng một đối tượng học sinh. + So sánh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để đánh giá hiệu quả của tác động. 4.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học - Mục đích: Xử lý số liệu thu thập được từ khảo sát thực trạng và thực nghiệm. - Công cụ: Phần mềm Microsoft Excel 365 5. Tính mới và đóng góp của đề tài 5.1. Về lý luận Đề tài đã đề xuất được một trong những phương pháp dạy học tích cực với các phương thức tiếp nhận thông tin đa dạng, lôi cuốn. Đặc biệt là sự kết hợp ba phương thức tiếp nhận thông tin theo mô hình phong cách học tập VAK phát huy tối đa phong cách học tập, khả năng tự lực chiếm lĩnh kiến thức mới và phát triển năng lực cho học sinh. 5.2. Về thực tiễn Mô hình phong cách học tập VAK là khái niệm không mới hiện nay. Tuy nhiên, vận dụng mô hình phong cách học tập VAK hiệu quả trong các môn học nói chung và môn hóa học nói riêng chưa được nhiều giáo viên quan tâm. Đề tài đã mạnh dạn tiếp cận mô hình phong cách học tập VAK như một phương pháp dạy học tích cực và sáng tạo nhằm phát triển năng lực cho học sinh. Đề tài cung cấp cách thức thiết kế và tổ chức hoạt động học tập theo mô hình phong cách học tập VAK một cách chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu giúp giáo viên và học sinh có thể áp dụng hiệu quả trong hoạt động dạy học môn hóa học, góp phần phát triển năng lực cho học sinh. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 1. Cơ sở lí luận 1.1. Mô hình phong cách học tập VAK 1.1.1. Khái niệm phong cách học tập Phong cách học tập là những đặc điểm riêng có tính ưu thế, tương đối bền vững của cá nhân quy định cách tiếp nhận, xử lý và lưu giữ và phản hồi thông 2
- tin trong môi trường học tập. Nội dung cốt lõi của khái niệm phong cách học tập: - Phong cách học là những đặc điểm riêng của cá nhân. - Phong cách học bao gồm các đặc điểm về nhận thức, xúc cảm, sinh lý. - Phong cách học chỉ ra cách thức ưu thế của cá nhân tiếp nhận, xử lý và lưu giữ thông tin -Phong cách học tương đối bền vững. - Phong cách học tập là những đặc điểm riêng của cá nhân. - Phong cách học tập bao gồm các đặc điểm về nhận thức, xúc cảm, sinh lý. - Phong cách học tập chỉ ra cách thức ưu thế của cá nhân tiếp nhận, xử lý và lưu giữ thông tin trong môi trường học tập. - Phong cách học tập tương đối bền vững. 1.1.2. Các kênh tiếp nhận thông tin theo mô hình phong cách học tập VAK Hình 1.1. Mô hình học tập VAK Mô hình học tập VAK được các nhà tâm lý học phát triển trong những năm 1920 để phân loại những cách học tập phổ biến nhất. Mỗi cách học được xem là một phong cách học tập, là sở thích về cách học phù hợp với đặc điểm thể chất, nhận thức, thuộc tính tâm lí và điều kiện học tập của cá nhân. Theo mô hình này, con người học hỏi và tiếp nhận thông tin thông qua 5 giác quan gồm: thị giác (nhìn), thính giác (nghe), xúc giác (vận động, sờ chạm), vị giác (nếm) và 3
- khứu giác (ngửi). Trong đó, có 3 cách tiếp nhận thông tin chính: phương thức tiếp nhận thông tin thông qua thị giác V (visual): Hình ảnh, phương thức tiếp nhận thông tin thông qua thính giác A (Auditory): Âm thanh, phương thức tiếp nhận thông tin thông qua xúc giác K (Kinesthetic): Vận động. Ba cách tiếp cận đó đã quy định cách học của mỗi cá nhân trong việc tiếp nhận thông tin. Phong cách học thông qua hình ảnh (Visual learners): có 2 xu hướng nhỏ là ngôn ngữ và không gian. Những học sinh học theo hướng Hình ảnh - Ngôn ngữ thích học qua ngôn ngữ viết như đọc và viết, học sinh nhớ dễ dàng những gì đã viết ra, thậm chí dù không cần đọc lại nó. Học sinh học theo kiểu Hình ảnh – Không gian thường gặp khó khăn hơn với ngôn ngữ viết và làm việc tốt hơn với biểu đồ, phim ảnh, video và các loại hình ảnh khác. Phong cách học thông qua âm thanh (Auditory learners): học sinh thích tiếp nhận kiến thức thông qua nói và nghe. Thích được thảo luận, thuyết trình,… Phong cách học thông qua vận động ( Kinesthetic learners): học sinh thích được hoạt động, thực hành thí nghiệm, thích di chuyển,… Thông thường sẽ có học sinh thuộc 2 trong 3 phong cách, có học sinh chỉ thuộc 1 trong 3 cách, có học sinh thuộc cả 3 cách học tập. 1.2. Kỹ thuật trạm là gì? Kỹ thuật trạm là một hình thức tổ chức hoạt động học tập trong đó học sinh thực hiện nhiệm vụ tại các vị trí khác nhau trong không gian lớp học (trạm), HS sẽ chiếm lĩnh nội dung học tập khác nhau tại mỗi trạm và sau khi chuyển lần lượt qua các trạm thì HS hoàn thành bài học. Mỗi trạm được nghiên cứu tìm hiểu và thực hiện nhiệm vụ theo nhiều hình thức tiếp cận khác nhau phù hợp với Quy luật hoạt động của não bộ. Hình 1.2. Các quy luật hoạt động của não bộ 4
- 1.3. Vai trò của mô hình phong cách học tập VAK đối với sự phát triển năng lực cho học sinh. 1.3.1. Phát hiện và phát huy thế mạnh cá nhân Mô hình VAK giúp giáo viên nhận diện phong cách học tập ưu tiên của từng học sinh, từ đó thiết kế các hoạt động giảng dạy phù hợp với từng cá nhân. Điều này có thể giúp học sinh phát huy tối đa khả năng tiếp thu và hiểu bài. 1.3.2. Tăng cường sự tham gia và hứng thú học tập Khi học sinh được học tập thông qua phong cách phù hợp với các em. Các em sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận thông tin và do đó, có thể tăng cường sự tham gia và hứng thú trong quá trình học tập. 1.3.3. Cải thiện hiệu quả giáo dục Việc áp dụng mô hình VAK trong giảng dạy giúp cho các bài giảng trở nên sinh động và hiệu quả hơn, tạo điều kiện cho học sinh ghi nhớ bài học lâu dài và hiệu quả hơn. 1.3.4. Phát triển kỹ năng tự học Một khi học sinh nhận thức được phong cách học tập của chính mình, các em có thể tự điều chỉnh phương pháp học tập để phù hợp hơn, từ đó phát triển kỹ năng tự học và tự cải thiện. 1.3.5. Hỗ trợ đa dạng hóa phương pháp dạy học Mô hình VAK khuyến khích giáo viên áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau trong cùng một lớp học, giúp đáp ứng nhu cầu học tập của một số đông học sinh đa dạng. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Khái quát tổ chức khảo sát thực trạng phát triển năng lực cho học sinh THPT trong dạy học môn hóa học. 2.1.1. Mục đích khảo sát Chúng tôi thực hiện khảo sát thực trạng vận dụng mô hình phong cách học tập VAK trong dạy học môn Hóa học đối với giáo viên và học sinh với hai mục tiêu cơ bản sau: - Đánh giá mức độ áp dụng và hiệu quả: Xác định mức độ hiểu biết và hiệu quả của việc áp dụng mô hình phong cách học tập VAK trong giảng dạy Hóa học tại trường THPT Hoàng Mai và các trường THPT lân cận trong việc nâng cao năng lực học tập cho học sinh. Điều này giúp chúng tôi nhận diện được các thách thức mà giáo viên và học sinh đối mặt khi áp mô hình phong cách học tập VAK, từ đó tìm cách khắc phục và hoàn thiện tốt hơn. - Tạo cơ sở dữ liệu nghiên cứu: Thu thập dữ liệu qua khảo sát giúp hình thành cơ sở dữ liệu cho chúng tôi nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện hơn nữa 5
- phương pháp dạy học này trong môn Hóa học cũng như trong giáo dục nói chung nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Bên cạnh đó, khảo sát cung cấp cơ hội cho giáo viên và học sinh tự đánh giá và nhận ra phong cách học tập của bản thân từ đó có phương pháp học tập phù hợp và hiệu quả. 2.1.2. Nội dung khảo sát 2.1.2.1. Đối với học sinh Khảo sát mức độ được đáp ứng về phong cách học tập của 293 học sinh khối 10 trước thực nghiệm trên Google forms theo https://forms.gle/QsziYvvoZJuswjQX7 Mã QR link khảo sát học sinh 2.1.2.1. Đối giáo viên Chúng tôi tiến hành khảo sát 11 giáo viên môn Hóa học thuộc các trường THPT Hoàng Mai, THPT Hoàng Mai 2 trước thực nghiệm thông qua các câu hỏi khảo sát trên Google forms theo link https://forms.gle/eQN9YwBeW1JCvP699 Mã QR link khảo sát giáo viên - Khảo sát mức độ đáp ứng phong cách học tập cho học sinh trong quá trình rèn luyện và phát triển năng lực học tập cho học sinh. - Khảo sát mức độ hiểu biết và hiệu quả áp dụng mô hình phong cách học tập VAK trong quá trình dạy học. 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng 6
- Kết quả khảo sát thực trạng dành cho giáo viên và học sinh được tổng hợp tại phụ lục 1 và phụ lục 2. Qua phân tích kết quả thu thập được cho thấy: - GV thiếu ý tưởng thiết kế và tổ chức hoạt động học tập phù hợp với phong cách học tập của HS. - GV vận dụng các PPDH, KTDH chưa linh hoạt và chưa đa dạng. - GV sử dụng PPDH và KTDH chưa phát huy hiệu quả phong cách học tập của HS. - GV chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc đáp ứng các phong cách học tập khác nhau của học sinh; đặc biệt GV còn gặp nhiều rào cản của bản thân trong việc đổi mới phương pháp dạy học. - Phần lớn học sinh chưa xác định được phong cách học tập của mình nên phương pháp học tập chưa hiệu quả. Từ thực trạng và những nguyên nhân trên dẫn đến hoạt động dạy và học trong học môn Hóa học hiện nay chưa phát huy hiệu quả phong cách học tập của đa số học sinh. Điều đó đã làm giảm hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh. 2.3. Đánh giá chung về thực trạng Từ kết quả khảo sát cho thấy giáo viên và học sinh đã nhận diện được những khó khăn gặp phải trong việc xác định phong cách học tập, chưa có nhiều phương pháp hỗ trợ hiệu quả. Học sinh có nhu cầu tìm kiếm phương pháp học phù hợp và hiệu quả, tuy nhiên mức độ hiểu biết và hiệu quả áp dụng các phương pháp học tích cực chưa cao. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học môn Hóa học nói riêng và các môn khoa học khác nói chung. Chương 2. Vận dụng mô hình phong cách học tập VAK trong dạy học môn Hóa học nhằm phát triển năng lực cho học sinh THPT 1. Khảo sát phong cách học tập của học sinh Để giúp HS xác định được phong cách học tập của bản thân, chúng tôi đã hướng dẫn 94 học sinh ở hai lớp 10A4, 10A5 hoàn thành bộ câu hỏi trắc nghiệm theo mô hình VAK trước thực nghiệm trên Google forms theo link https://forms.gle/tawg5oKZR1R17C1N8 (phụ lục 1) Mã QR link bộ câu hỏi trắc nghiệm theo mô hình VAK 7
- Từ kết quả cho thấy, trong một lớp có đồng thời cả 3 phong cách học tập khác nhau. Điều này giúp tôi định hướng được cách thiết kế các hình thức tổ chức học tập đa dạng, phù hợp nhằm đáp ứng và phát huy hiệu quả phong cách học tập của học sinh. Góp phần tăng hứng thú và nâng cao chất lượng học tập môn Hóa cho học sinh. 2. Nguyên tắc thiết kế hoạt động học tập theo mô hình phong cách học tập VAK 2.1. Thiết kế nội dung dạy học theo phương thức tiếp nhận thông tin thông qua thị giác (Visual): Hình ảnh - Sử dụng các biểu đồ, đồ thị, tranh minh họa hoặc các công cụ bổ trợ hình ảnh khác. - Sử dụng dàn ý, sơ đồ tư duy, hoặc phiếu học tập hỗ trợ cho việc đọc và viết các ghi chú. 2.2. Thiết kế nội dung dạy học theo phương thức tiếp nhận thông tin thông qua thính giác (Auditory): Âm thanh - Sử dụng các hoạt động liên quan tới thính giác như sử dụng công cụ Brainstorming trong thảo luận nhóm. - Giao tiếp, thảo luận với giáo viên hoặc người khác. - Đặt ra các câu hỏi để xem xét càng nhiều khía cạnh của vấn đề càng tốt. - Thuyết trình, báo cáo sản phẩm. 2.3. Thiết kế nội dung dạy học theo phương thức tiếp nhận thông tin thông qua xúc giác (Kinesthetic): Vận động - Sử dụng các hình thức di chuyển thực hiện nhiệm vụ học tập trong không gian lớp học. - Chuyển thông tin từ dạng văn bản sang phương tiện khác như video, vẽ. - Thực hành thí nghiệm. 3. Vận dụng phong cách học tập VAK tổ chức hoạt động học tập thông qua kỹ thuật trạm 3.1. Chọn nội dung và địa điểm 3.1.1. Chọn nội dung Nguyên tắc chọn nội dung: Bài học có nhiều nội dung độc lập như: + Trạng thái tự nhiên; cấu tạo nguyên tử và phân tử; tính chất vật lí; tính chất hóa học; điều chế; ứng dụng. + Tính chất hóa học: Mỗi trạm tìm hiểu một tính chất khác nhau với các hình thức khác nhau như: Trạm 1. Chuyên gia quan sát: Quan sát video các thí nghiệm. 8
- Trạm 2. Chuyên gia hóa học: Làm thí nghiệm (nghiên cứu, chứng minh hoặc tìm chất) đối với các thí nghiệm dễ thực hiện. Trạm 3. Chuyên gia thông thái: Cho 1 số câu hỏi cần vận dụng để giải thích hiện tượng thí nghiệm, hiện tượng đời sống,… + Ôn tập chương; Luyện tập tìm nhiều dạng bài tập khác nhau hoặc cùng một dạng nhưng giải nhiều bài tập khác nhau. Lưu ý: - Có thể thiết kế trạm cho cả bài hoặc một số nội dung trong bài học. Tùy thuộc độ ngắn, mức độ dễ có thể cho mỗi trạm một nội dung, cân nhắc nhiệm vụ thực hiện và thời gian phù hợp. - Số trạm bằng số nội dung, thông thường lập từ 2-4 trạm. 3.1.2. Chọn địa điểm Tùy thuộc vào nội dung bài học và học liệu có thể lựa chọn địa điểm thực hiện tại phòng học hoặc phòng thực hành thí nghiệm. Hình 2.2. Tổ chức dạy dọc theo trạm tại phòng thực hành 3.2. Chuẩn bị học liệu Xác định nhiệm vụ, cách thức hoạt động và sản phẩm tại mỗi trạm. Từ đó GV cần chuẩn bị : - Thiết bị, phương tiện: Dụng cụ, hóa chất, máy tính, điện thoại có kết nối mạng internet, thẻ plickers, … - Học liệu học tập: Phiếu học tập; Bảng phụ; Tiêu chí đánh giá; sơ đồ chia nhóm theo trạm và cách di chuyển; video, bài tập trên quizzi,… * Phiếu học tập: - Nêu mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian theo quy tắc 5W1H (Tìm hiểu cái gì, làm việc với ai, ở đâu, thời gian bao lâu, làm như thế nào) - Thiết kế dựa vào đặc điểm phong cách học tập và quy luật hoạt động của não bộ. 9
- 10
- Hình 2.1. Thiết kế phiếu học tập theo phương thức tiếp nhận thông tin thông qua thính giác (Auditory) bài Cấu tạo bảng tuần hoàn 11
- 12
- Hình 2.2. Thiết kế phiếu học tập theo phương thức tiếp nhận thông tin thông qua thính giác (Auditory) bài Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng 13
- 14
- Hình 2.3. Thiết kế phiếu học tập theo phương thức tiếp nhận thông tin thông qua thị giác (Visual) bài Cấu tạo bảng tuần hoàn 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 138 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 39 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung phần Công dân với đạo đức môn GDCD lớp 10 nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học sinh tại trường THPT Thái Lão
43 p | 35 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p | 38 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 40 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong chương trình Hóa học hữu cơ 11
74 p | 41 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 74 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng lí thuyết chuẩn độ axit – bazơ trong giảng dạy Hóa học ở trường chuyên và phục vụ bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, Quốc tế
143 p | 37 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng nguyên tắc tích hợp trong dạy làm văn dạng bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
29 p | 44 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng định lý Thales để tìm lời giải cho các bài toán hình học tọa độ trong mặt phẳng
35 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn