Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình thí nghiệm Hóa học với lượng nhỏ (Microscale chemistry) để nâng cao hiệu quả giảng dạy theo hướng phát triển năng lực môn Hóa học 10
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là thiết kế và đưa ra được cách tiến hành và hướng dẫn giáo viên, học sinh sử dụng công cụ hóa lượng nhỏ để thực hiện các thí nghiệm của chương trình Hóa học 10. Từ đó đưa ra những giải pháp đánh giá kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức hóa học vào các vấn đề môi trường qua đó khảo sát hứng thú học sinh với việc học tập Hóa học qua thí nghiệm lượng nhỏ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình thí nghiệm Hóa học với lượng nhỏ (Microscale chemistry) để nâng cao hiệu quả giảng dạy theo hướng phát triển năng lực môn Hóa học 10
- MỤC LỤC Trang PHẦN 1: MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1 Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2 Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2 3 Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 2 4 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 1 5 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 2 6 Giới hạn đề tài.................................................................................................... 3 PHẦN 2: NỘI DUNG ................................................................................................... 4 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................................... 4 1.1 Tổng quan về hóa học lượng nhỏ (hóa học quy mô nhỏ)……………………..12 1.2 Các đặc trưng cơ bản của Hóa học lượng nhỏ…………………………………12 1.3 Ưu điểm và hạn chế của thực hiện thí nghiệm hóa học với lượng nhỏ………….13 1.4 Dụng cụ và hóa chất cho thí nghiệm hóa học lượng nhỏ………………………20 2 THỰC TRẠNG VỀ NHU CẦU SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH…………………………………......................................................30 2.1 Tổ chức khảo sát thực trạng……………………………………………………...31 2.2 Kết quả khảo sát………………………………………………………………….31 3 GIẢI PHÁP THIẾT KẾ NỘI DUNG THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÁI CHẾ SỬ DỤNG CÁC DỤNG CỤ ĐƠN GIẢN…..32 3.1 Thiết kế nội dung thí nghiệm………………………………………………….34 3.2 Thiết kế nội dung đánh giá thí nghiệm thực hành…………………………….35 3.3. Hướng dẫn thiết kế vận dụng một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản…………..34 3.4 Kiểm nghiệm và kết quả………………………………………………….......35 3.4.1 Mục đích thực nghiệm…………………………………………………………36 3.4.2 Đối tượng thực nghiệm………………………………………………………...36 3.4.3 Nhiệm vụ thực nghiệm………………………………………………………..36 3.4.4 Tiến hành thực nghiệm………………………………………………………...36 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………35 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 37 PHỤ LỤC 1
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GV Giáo viên HS Học sinh PPDH Phương pháp dạy học THPT Trung học phổ thông KHTN Khoa học tự nhiên TN Thí nghiệm DD Dung dịch PTHH Phương trình hóa học ÔN Ống nghiệm 2
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của dạy và học hiện nay, bản thân tác giả luôn trăn trở không ngừng học hỏi tìm giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học. Hoá học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm. Trong chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học 2018 xác định đặc điểm “Nội dung môn Hoá học được thiết kế thành các chủ đề vừa bảo đảm củng cố các mạch nội dung, phát triển kiến thức và kĩ năng thực hành đã hình thành từ cấp học dưới, vừa giúp học sinh có hiểu biết sâu sắc hơn về các kiến thức cơ sở chung của hoá học, làm cơ sở để học tập, làm việc, nghiên cứu”, trong đó đã khẳng định bên cạnh việc phát triển kiến thức cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành để từ đó “giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp”. Nên yêu cầu thí nghiệm thực hành đối với việc dạy và học môn Hóa học là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay khi học sinh làm các thí nghiệm với lượng lớn tại phòng thí nghiệm gặp một số vấn đề như sau: Thứ nhất khi làm thí nghiệm lượng lớn hóa chất dư và các sản phẩm phản ứng hóa học được thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước mà không được xử lí dẫn đến nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường nước. Thứ hai dùng thí nghiệm lượng lớn cần chuẩn bị các thiết bị dụng cụ cồng kềnh và bất tiện khi thực hiện trên lớp nên nhiều giáo viên còn ngại khi thực hiện thí nghiệm trên lớp. Thứ ba việc giúp học sinh tận dụng các dụng cụ đã sử dụng trong cuộc sống hằng ngày để tái chế các thiết bị thí nghiệm đơn giản nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề môi trường và nhận thấy hóa học gắn với thực tiễn cuộc sống, qua đó tạo động lực để các em yêu thích bộ môn hóa học hơn. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Vận dụng mô hình thí nghiệm Hóa học với lượng nhỏ (Microscale chemistry) để nâng cao hiệu quả giảng dạy theo hướng phát triển năng lực môn Hóa học 10” để nghiên cứu và thực nghiệm. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là thiết kế và đưa ra được cách tiến hành và hướng dẫn giáo viên, học sinh sử dụng công cụ hóa lượng nhỏ để thực hiện các thí nghiệm của chương trình Hóa học 10. Từ đó đưa ra những giải pháp đánh giá kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức hóa học vào các vấn đề môi trường qua đó khảo sát hứng thú học sinh với việc học tập Hóa học qua thí nghiệm lượng nhỏ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Vấn đề phát triển kĩ năng thực hành cho học sinh là một mục tiêu quan trọng trong chương trình phổ thông môn Hóa học 2018, văn bản nêu rõ “Chương trình môn Hoá học 3
- đề cao tính thực tiễn; tránh khuynh hướng thiên về tính toán; chú trọng trang bị các khái niệm công cụ và phương pháp sử dụng công cụ, đặc biệt là giúp học sinh có kĩ năng thực hành thí nghiệm, kĩ năng vận dụng các tri thức hoá học vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống”. Nghiên cứu này góp một hướng đi mới trong việc giúp học sinh có kĩ năng thực hành thí nghiệm, kĩ năng vận dụng các tri thức hoá học vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp giáo viên có một hướng đi đúng và dễ dàng thực hiện tại cơ sở các thí nghiệm Hóa học mà phòng thí nghiệm chưa đáp ứng được yêu cầu, cũng như giảm thiểu được tối đa lượng hóa chất sử dụng cho mỗi lần thí nghiệm, hạn chế ô nhiễm môi trường nước. Đây là nghiên cứu đầu tiên thực hiện tại trường THPT nơi tôi giảng dạy về mô hình thí nghiệm hóa học với lượng nhỏ (Microscale chemistry) với nhiều hi vọng sẽ là bước đệm cần thiết khi chuyển việc dạy học từ cung cấp kiến thức sang phát triển năng lực cho học sinh. 4. Đối tượng nghiên cứu - Mô hình thí nghiệm hóa học với lượng nhỏ (Microscale chemistry). - Một số thí nghiệm chương trình hóa học 10. - Học sinh: 10A3 , 10A5, 10A6 - Thời gian: năm học 2020-2021 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: thu thập, phân loại, tổng hợp thông tin thông qua sách báo, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, sáng kiến kinh nghiệm, luận văn,.. có liên quan. - Phương pháp điều tra: điều tra thực trạng thực hành thí nghiệm hóa học của học sinh khi học lớp 10 tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh. Điều tra về thái độ học tập, sự hứng thú của học sinh ở các lớp thực nghiệm. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của phương pháp sử dụng thí nghiệm lượng nhỏ trong thực hành hóa học. - Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm bằng toán thống kê: ứng dụng công nghệ và một số công thức toán học để xử lý thống kê và đánh giá kết quả điều tra, kết quả thực nghiệm. 6. Giới hạn đề tài Đề tài này chủ yếu nghiên cứu hướng thiết kế và sử dụng mô hình thí nghiệm Hóa học với lượng nhỏ (Microscale chemistry) để nâng cao hiệu quả giảng dạy các bài thực hành trên lớp trong chương trình Hóa học 10 tại trường Trung học phổ thông Nguyễn Duy Trinh. 4
- Trong phạm vi đó, đề tài giới thiệu các thiết kế thí nghiệm dùng riêng cho định hướng dạy học thí nghiệm với hóa học lượng nhỏ, đồng thời giới thiệu các thiết kế đánh giá hoạt động của học sinh thông qua rubrics và hướng dẫn học sinh tái chế các vật liệu sẵn có trong đời sống hằng ngày. Đề tài bước đầu thực nghiệm trên lớp và tiến hành khảo sát thái độ của học sinh sau thực nghiệm. Đề tài được thực nghiệm trên 3 lớp ban KHTN đang học tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh gồm: 10A3, 10A5 và 10A6 nhằm nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng mô hình thí nghiệm Hóa học với lượng nhỏ (Microscale chemistry) trong thực hành hóa học thông qua việc đánh giá mức độ hứng thú của học sinh sau khi thực nghiệm. 5
- PHẦN II: NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Tổng quan về hóa học lượng nhỏ (hóa học quy mô nhỏ) Hóa học với lượng nhỏ hay hóa học với quy mô nhỏ trong tiếng Anh là Microscale chemistry (MSC) hoặc Small-Scale chemistry (SSC). Hóa học quy mô nhỏ là một cách tiếp cận sáng tạo, toàn diện, thân thiện với giáo viên, học sinh và tiên tiến để thu hút đa số học sinh trong hóa học thực nghiệm. Nó cung cấp một giải pháp thay thế tiên tiến và sáng tạo cho hầu hết thí nghiệm hiện có trong phòng thí nghiệm phổ thông hiện nay. Ở một số trường Đại học tại Mỹ và một số nước trên thế giới, đây là môn học của sinh viên năm nhất, tuy nhiên ở Việt Nam thì chưa phổ biến, nhất là ở bậc phổ thông thì chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến trực tiếp. Hóa học quy mô nhỏ liên quan đến việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật để có được hiện tượng định tính và phân tích định lượng theo cách đơn giản nhất, với chi phí thấp nhất, an toàn và thân thiện với môi trường. Được ghi nhận với cái tên Small-Scale chemistry bởi Liên minh Quốc tế về Hóa học thuần túy và Hóa học ứng dụng - IUPAC (International Union of Pure and Applied Chemistry Nomenclature). Trung tâm National Microscale Chemistry Center được thành lập tại Merrimack College (Massachusetts, Hoa Kỳ) vào năm 1992 - 1993 là trung tâm đầu tiên cung cấp đào tạo hóa học lượng nhỏ chính thức cho giáo viênvà các nhà hóa học ở tất cả các cấp từ tiểu học đến đại học. 1.2. Các đặc trưng cơ bản của Hóa học lượng nhỏ -Thu nhỏ lượng thuốc thử hóa học thành khối lượng nhỏ hơn một nghìn lần so với thuốc thử được sử dụng trong phòng thí nghiệm như hiện nay ở trường học. -Thay đổi từ đồ thủy tinh sang vật liệu polymer cho các thiết bị chuyển, lưu trữ và phản ứng. -Việc sử dụng các công cụ quan sát đa mẫu cho phép chuẩn bị được hóa chất nhanh chóng, thí nghiệm trực quan, quan sát được sự biến đổi và so sánh các hiện tượng trong tất cả các pha: khí, chất lỏng và chất rắn. Tất cả các thiết bị cho Hóa học quy mô nhỏ rẻ tiền và nó được thiết kế để học sinh có thể sử dụng lại nhiều lần. Có 2 cách: Thứ nhất là mua một bộ hoàn chỉnh cho một lớp học thực hiện được các thí nghiệm theo nhóm và cá nhân (khoảng 40HS) có giá khoảng 800.000 đồng, như vậy chi phí cho mỗi bộ dụng cụ cho 1 HS khoảng 20.000 đồng. Một bộ dụng cụ có thể sử dụng cho tất cả các lớp mà GV giảng dạy. Thứ 2 là có thể tận dụng và tái chế các dụng cụ hoặc thiết bị từ phế liệu đã dùng. 1.3. Ưu điểm và hạn chế của thực hiện thí nghiệm hóa học với lượng nhỏ 1.3.1. Ưu điểm - Tiết kiệm thời gian chuẩn bị và dọn dẹp thí nghiệm. 6
- - Giảm tối đa lượng chất thải tại nguồn. - An toàn hơn cho GV và HS. - Chi phí thấp hơn cho việc chuẩn bị các hóa chất và dụng cụ. - Khu vực lưu trữ nhỏ hơn. - Giảm sự phụ thuộc vào hệ thống thông gió. - Không khí làm việc dễ chịu, gần gũi. - Thời gian phản ứng nhanh hơn. - Có thêm thời gian để đánh giá HS và giao tiếp, hoạt động nhóm. - Thuận tiện khi làm việc có thể làm trên lớp, phòng thực hành ngay cả làm ở nhà. 1.3.1. Hạn chế Áp dụng cho các thí nghiệm phân tích, nhận biết xẩy ra nhanh còn các thí nghiệm điều chế các chất, phản ứng khó xẩy ra, vẫn cần một lượng lớn hóa chất. Các phản ứng xẩy ra ở nhiệt độ cao thì các dụng cụ lượng nhỏ còn hạn chế do dụng cụ chủ yếu từ các vật liệu chất dẻo không có tính chịu niệt cao. 1.4. Dụng cụ và hóa chất cho thí nghiệm hóa học lượng nhỏ 1.4.1. Dụng cụ STT TÊN DỤNG CỤ HÌNH ẢNH 1 Ống nhỏ giọt 7
- 2 Đĩa petri Chai nhựa 3 - PET: hóa chất rắn - PP, PE: dung dịch 4 Khay Elisa 8
- Ống nghiệm 2 mL 5 + không chia vạch + có chia vạch 6 Ống dẫn khí 9
- 7 Xi lanh 8 Kim tiêm 10
- 9 Lọ thủy tinh (đèn cồn) 10 Giá đỡ, kẹp ống nghiệm 11 Cốc Điện cực (Cu, Fe, than 12 chì) 11
- 13 Đinh ghim (thép) 14 Dây dẫn 15 Pin 9V 12
- Thẻ thí nghiệm (A4, ép 16 plastic) Bảng 2.1 Một số dụng cụ cơ bản của Hóa học lượng nhỏ 1.4.2. Hóa chất sử dụng cho Hóa học lượng nhỏ chương trình Hóa học 10 STT TÊN HÓA CHẤT GHI CHÚ 1 Zn Viên 2 Sắt Đinh nhỏ 3 KMnO4 Rắn 4 CuSO4 Dung dịch 5 NaCl Rắn 6 NaBr Dung dịch 7 NaI Dung dịch 8 AgNO3 Rắn 9 I2 Rắn 10 Al Bột 11 NaF Dung dịch 12 HCl Dung dịch 13 HNO3 Dung dịch 14 H2SO4 Dung dịch 15 C12H22O11 Rắn 13
- 16 Na2S Dung dịch 17 Na2SO4 Dung dịch 18 BaCl2 Dung dịch 19 Na2SO3 Rắn 20 FeS Rắn Bảng 2.2. Một số hóa chất dùng cho Hóa học lượng nhỏ chương trình Hóa học 10 2. THỰC TRẠNG VỀ NHU CẦU SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH Trường có một phòng thực hành Hóa tuy tương đối đầy đủ dụng cụ tuy nhiên thiết kế và trang bị phục vụ cho việc thực hành nhưng chưa phù hợp với tiêu chuẩn phòng thí nghiệm, gây khó khăn khi dạy các tiết thực hành tại phòng thí nghiệm. Mặt khác số lượng lớp dạy là nhiều, số lượng giáo viên cũng đông nên tình trạng giáo viên chồng chéo khi các thiết thực hành trùng nhau, khó bố trí thực hành tại phòng thí nghiệm. Hóa chất sau khi sử dụng không được xử lí mà xả trực tiếp vào hệ thống thoát nước chung, gây ô nhiễm môi trường nước nếu dùng với lượng lớn hoá chất cùng với việc nhiều lớp thực hành. Đa số học sinh ít được thao tác thực hành thí nghiệm thường xuyên, chỉ tập trung vào một số bài thực hành nhất định. Thái độ học tập cũng như sự hứng thú của học sinh với tiết học Hóa học chưa cao, đa số học theo hướng đối phó các bài kiểm tra, thi cử. Việc giảng dạy cũng vì thế mà chỉ xoáy vào việc truyền thụ nội dung kiến thức, kỹ năng mà chưa chú trọng phát triển năng lực học sinh, đặc biệt là năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên thông qua kiến thức môn Hóa học. Từ thực trạng trên, năm học 2020-2021, tôi đưa ra giải pháp “thiết kế các nội dung thí nghiệm thực hành, rubrics đánh giá năng lực học sinh đồng và hướng dẫn học sinh tái chế sử dụng các vật dụng trong sinh hoạt thải ra” trên nền tảng áp dụng mô hình tiên tiến về giảng dạy hóa học trên thế giới đó là Hóa học xanh, Hóa học lượng nhỏ (Microsacle chemistry). 2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng - Mục đích khảo sát: Xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc thiết kế và vận dụng thí nghiệm lượng nhỏ vào dạy học môn Hóa học THPT - Đối tượng khảo sát: HS các lớp tôi giảng dạy - Nội dung khảo sát: về nhu cầu sử dụng thí nghiệm lượng nhỏ của HS - Thời gian khảo sát: Tháng 8 năm 2020 2.2. Kết quả khảo sát 14
- 2.2.1. Mẫu khảo sát PHIẾU KHẢO SÁT: Em hãy cho biết nhu cầu của em về việc vận dụng thực hành thí nghiệm trong việc học bộ môn Hóa học ( Học sinh chỉ được đánh dấu vào một nội dung tương ứng mà học sinh cho là đúng với ý kiến của mình) Câu 1: Theo em việc sử dụng thí nghiệm thực hành trong việc học bộ môn hóa học là: Cần thiết Không cần thiết Ý kiến khác Câu 2: Các em thích làm thí nghiệm thực hành tại đâu: Trên lớp Thực hiện ở nhà Cả trên lớp và cả ở nhà Tùy chọn Câu 3: Theo em hiện nay việc sử dụng thí nghiệm hóa chất với lượng lớn các hóa chất dư thừa khi thải vào các bồn rửa theo các em có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường không? Có ảnh hưởng Không ảnh hưởng Tùy chất Câu 4: Các em có muốn tự mình thiết kế các dụng cụ thí nghiệm tự làm không? Có Không Tùy chọn 2.2.2. Kết quả khảo sát Mẫu khảo sát được gửi lên google form và kết quả được google form thống kê như sau: Kết quả khảo sát cho thấy 100% học sinh đồng ý cần thiết phải sử dụng thí nghiệm thực hành khi dạy và học môn Hóa học. 15
- 68% số ý kiến mong muốn thí nghiệm thực hành không những chỉ thực hiện trên lớp mà còn mong muốn thí nghiệm được thực hiện ở nhà. Như vậy nhu cầu làm thí nghiệm của các em là rất cao. 81% học sinh đã nhận thức được việc thải hóa chất dư thừa vào bồn rửa có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường rất cao. 83,5% các em muốn được thiết kế các dụng cụ thí nghiệm để tự làm thí nghiệm 16
- Qua kết quả khảo sát HS, tôi thấy rằng việc vận dụng thí nghiệm lượng nhỏ và hướng dẫn học sinh thiết kế các dụng cụ thí nghiệm là điều rất cần thiết. 3. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ NỘI DUNG THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÁI CHẾ SỬ DỤNG CÁC DỤNG CỤ ĐƠN GIẢN 3.1 Thiết kế nội dung thí nghiệm 3.1.1 Danh mục các thí nghiệm với lượng nhỏ lớp 10 cần thực hiện STT CHƯƠNG BÀI TÊN THÍ NGHIỆM NƠI THỰC HIỆN Tại Tại Ở nhà lớp PTH TN1. Phản ứng giữa kim x X loại với dung dịch axit Chương 4: TN2. Phản ứng giữa kim x X Bài 20: Bài Phản ứng 1 thực hành số loại với dung dịch muối Oxi hóa 1 khử TN3. Phản ứng oxi hóa x X khử trong môi trường axit TN4. Điều chế clo bằng X x điện phân dung dịch muối ăn x X x Chủ đề đơn TN5. Tính tẩy màu của chất nước clo Halogen TN6. Nước clo tác dụng x X Chương 5: với dung dịch NaBr Nhóm (KBr) Halogen TN7. Nước brom tác x X 2 dụng với dung dịch NaI (KI) TN8. Iot tác dụng với bột x X Al TN9. Iot tác dụng với hồ x X x tinh bột TN10. Nhận biết ion x X Chủ đề hợp halogenua chất halogen TN11: Tính tẩy màu của x X x nước Javen 17
- TN12: Nhận biết 3 dung x X dịch mất nhãn: HCl, NaCl, HNO3 TN13. Nhận biết 4 dung x X dịch NaCl, NaI, NaNO3, HCl x X TN14. Dung dịch H2S tác dụng dịch CuSO4 x X TN15. Dung dịch SO2 tác dụng với dung dịch H2S Chủ đề đơn Chương 6: chất lưu x X TN 16. Dung dịch SO2 Nhóm oxi huỳnh tác dụng dung dịch Brom 3 và lưu và hợp chất x X huỳnh lưu huỳnh TN17. Dung dịch SO2 làm mất màu thuốc tím TN18. Tính háo nước của x X H2SO4 đặc TN19. Tính oxi hóa của x X H2SO4 đặc TN20. Tính thụ động của x X nhôm, sắt trong H2 SO4 đặc nguội TN21. Nhận biết ion x X sunfat TN22. Nhận biết 3 dung x X dịch mất nhãn NaCl, Na2SO4 và NaNO3 Bảng 2.3 Danh mục các thí nghiệm với lượng nhỏ lớp 10 cần thực hiện 2.3.1.2 Cách tiến hành một số thí nghiệm mẫu với lượng nhỏ ■ TN1. Phản ứng giữa kim loại và axit - Hóa chất: Viên kẽm nhỏ hoặc đinh sắt nhỏ, dung dịch H2 SO4 loãng - Dụng cụ: ống nghiệm nhỏ hoặc khay elisa (thay bằng vỉ thuốc hoặc vỉ kẹo singum), lọ nước muối nhỏ chứa sẵn dung dịch H2SO4 - Cách tiến hành: cho viên kẽm hoặc đinh sắt một lỗ của khay, nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 vào hố của khay để viên Zn 18
- Chú ý: sau phản ứng thu hồi viên Zn còn dư để làm thí nghiệm lần sau ■ TN2. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối - Hóa chất: đinh sắt nhỏ cạo sạch, dung dịch CuSO4 - Dụng cụ: ống nghiệm nhỏ hoặc khay elisa (thay bằng vỉ thuốc hoặc vỉ kẹo singum), lọ nước muối nhỏ chứa sẵn dung dịch CuSO4 - Cách tiến hành: Nhỏ dung dịch CuSO4 vào hố khay thứ 2 sau đó cho đinh sắt vào ■ TN3. Phản ứng oxi hóa khử trong môi trường axit - Hóa chất: dung dịch FeSO4, dung dịch KMnO4, H2SO4 loãng - Dụng cụ: ống nghiệm nhỏ hoặc khay elisa (thay bằng vỉ thuốc hoặc vỉ kẹo singum), lọ nước muối nhỏ chứa sẵn dung dịch KMnO4 - Cách tiến hành Cách 1: Ở thí nghiệm 1: nếu dùng đinh sắt ta thu được dung dịch FeSO 4, nhỏ tiếp vài giọt KMnO4 Cách 2: Nhỏ dung dịch KMnO4 vào ½ hố thứ 3, nhỏ tiếp 1 giọt dung dịch H2SO4 loãng, sau đó nhỏ tiếp dung dịch FeSO4. ■ TN4. Điều chế clo bằng điện phân dung dịch muối ăn bằng điện cực than chì và đồng - Hóa chất: muối ăn - Dụng cụ: nguồn điện 9V, điện cực bằng ruột bút chì, dây dẫn, thẻ thí nghiệm - Cách tiến hành Làm thí nghiệm trên thẻ thí nghiệm khu vực màu trắng Nhỏ lên thẻ 1 giọt dung dịch NaCl bão hòa và đặt 2 điện cực vào đó, chú ý 2 điện cực không chạm vào nhau. ■ TN5: Nước clo tác dụng với dung dịch NaBr - Hóa chất: Nước clo, dung dịch NaBr - Dụng cụ: thẻ thí nghiệm, ống nghiệm hoặc vỉ thuốc, ống nhỏ giọt. - Cách tiến hành: cho 2 giọt NaBr vào 1 hố sau đó nhỏ 2 giọt nước clo vào ■ TN6: Nước brom tác dụng với dung dịch NaI - Hóa chất: Nước clo, dung dịch NaBr - Dụng cụ: thẻ thí nghiệm, ống nghiệm hoặc vỉ thuốc, ống nhỏ giọt. - Cách tiến hành: cho 2 giọt NaI vào 1 hố sau đó nhỏ 2 giọt nước brom vào ■ TN7: Tính tẩy màu của nước clo + Chuẩn bị thẻ thí nghiệm, tại ô màu trắng làm thí nghiệm với 1 giọt nước clo trước, sau đó cho 1 mẫu nhỏ giấy quì tím . Quan sát hiện tượng ■ TN 8: Iot tác dụng với bột nhôm Hóa chất: bột nhôm mới cạo, Iot rắn Dụng cụ: đĩa pety ( khay elisa hoặc thẻ thí nghiệm), kẹp thí nghiệm Cách tiến hành: Cho bột nhôm vào một hố của khay hoặc đĩa pety, cho một ít iot giã nhỏ sau đó nhỏ một giọt nước vào và quan sát hiện tượng 19
- ■ TN9. Iot tác dụng với hồ tinh bột - Hóa chất:nước cơm, nước khoai lang, nước chuối xanh, nước bột sắn, dd iot trong potassium iodide. - Dụng cụ: ống nghiệm có nắp, ống nhỏ giọt, cốc lớn, bếp điện, nhiệt kế. - Cách tiến hành + Chuẩn bị 4 ống nghiệm có nắp ÔN 1: thêm 5 giọt nước cơm ÔN 2: thêm 5 giọt nước khoai lang ÔN 3: thêm 5 giọt nước chuối xanh ÔN 4: thêm 5 giọt nước nước bột sắn + Thêm vào mỗi ống 1 giọt dd I2/KI + Lắc đều ống nghiệm, quan sát hiện tượng. + Ngâm 4 ÔN trong nước nóng, quan sát hiện tượng. + Ngâm 4 ÔN trên vào nước lạnh, quan sát hiện tượng. ■ TN10. Tính tẩy màu của nước Javen Hóa chất: nước Javen, giấy màu Dụng cụ: đĩa pety ( khay elisa hoặc thẻ thí nghiệm), ống nhỏ giọt Cách tiến hành: Cho mẫu giấy màu khoảng 5mm2 vào một hố của khay hoặc đĩa petty, sau đó nhỏ một giọt nước Javen vào và quan sát hiện tượng. (Hướng dẫn làm ở nhà: lấy áo trắng bị mốc hoặc lên cóc, ngâm vào nước chỗ bị cóc hoặc mốc nhỏ nước Javen vào để khoảng 5 phút. Quan sát sau đó giặt lại bằng xà phòng) ■ TN11: Nhận biết ion halogenua Hóa chất: Dung dịch NaCl, NaBr, NaI, dung dịch AgNO3 Dụng cụ: đĩa pety ( khay elisa hoặc thẻ thí nghiệm), ống nhỏ giọt cho các nhóm Cách tiến hành: Nhỏ các dung dịch NaCl, NaBr, NaI vào 3 hố của đĩa elisa mỗi hố 1 giọt. Sau đó nhỏ dung dịch AgNO3 vào các hố trên. Quan sát và ghi kết quả ■ TN12: Nhận biết 3 dung dịch mất nhãn: HCl, NaCl, HNO3 Hóa chất: Dung dịch HCl, NaCl, HNO3 đựng trong lọ mất nhãn , quì tím, dung dịch AgNO3 Dụng cụ: đĩa pety ( khay elisa hoặc thẻ thí nghiệm), ống nhỏ giọt cho các nhóm Cách tiến hành: Học sinh thảo luận cần lựa chọn dụng cụ và hóa chất để tự tiến hành thí nghiệm phân biệt và ghi kết quả. ■ TN13: Nhận biết 4 dung dịch NaCl, NaI, NaNO3, HCl Hóa chất: Dung dịch NaCl, NaI, NaNO3, HCl đựng trong lọ mất nhãn , quì tím, dung dịch AgNO3 Dụng cụ: đĩa pety ( khay elisa hoặc thẻ thí nghiệm), ống nhỏ giọt cho các nhóm 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 138 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 39 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung phần Công dân với đạo đức môn GDCD lớp 10 nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học sinh tại trường THPT Thái Lão
43 p | 35 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p | 38 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 40 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong chương trình Hóa học hữu cơ 11
74 p | 41 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 74 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng lí thuyết chuẩn độ axit – bazơ trong giảng dạy Hóa học ở trường chuyên và phục vụ bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, Quốc tế
143 p | 37 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng nguyên tắc tích hợp trong dạy làm văn dạng bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
29 p | 44 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng định lý Thales để tìm lời giải cho các bài toán hình học tọa độ trong mặt phẳng
35 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn