Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng một số bài tập hỗ trợ rèn kỹ năng chuyền bóng cao tay cho học sinh khối 10 học Câu lạc bộ Bóng chuyền
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Vận dụng một số bài tập hỗ trợ rèn kỹ năng chuyền bóng cao tay cho học sinh khối 10 học Câu lạc bộ Bóng chuyền" được hoàn thành với mục tiêu nhằm trang bị cho học sinh những khả năng tư duy, tự nghiên cứu các kỹ thuật động tác kỹ thuật cơ bản trong các giờ học cũng như ngoài giờ học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng một số bài tập hỗ trợ rèn kỹ năng chuyền bóng cao tay cho học sinh khối 10 học Câu lạc bộ Bóng chuyền
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: - Hội đồng sáng kiến Trường THPT Yên Khánh A; - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình. Chúng tôi gồm: Năm Chức Trình độ Tỷ lệ (%) TT Họ và tên sinh Nơi công tác vụ chuyên đóng góp vào môn sáng kiến 1 Mai Văn Trường 1969 Yên Khánh A PHT ThS 20% 2 Thịnh Đức Tài 1979 Yên Khánh A TT ĐH 40% 3 Trần Thị Hà 1978 Yên Khánh A GV ĐH 20% 4 Nguyễn Thành Trung 1981 Yên Khánh A GV ĐH 20% I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng. 1. Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến “Vận dụng một số bài tập hỗ trợ rèn kỹ năng chuyền bóng cao tay cho học sinh khối 10 học Câu lạc bộ Bóng chuyền” 2. Lĩnh vực áp dụng: Áp dụng vào việc giảng dạy trong các giờ học và trong những thời điểm luyện tập các bài tập bổ trợ kỹ thuật của học sinh khối 10 trường THPT Yên Khánh A khi học CLB Bóng chuyền. II. Nội dung. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới học sinh được lựa chọn môn học phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân. Tuy nhiên trong những tiết đầu khảo sát thì chúng tôi nhận thấy hầu hết các em đều chưa được tiếp cận nhiều với môn bóng chuyền, chưa thực hiện được các kỹ thuật cơ bản. Điều đó phần nào làm cho giáo viên có phần khó khăn trong việc vận dụng các bài tập trong sách giáo khoa để giảng dạy. Mặt khác Sách giáo khoa cũng đã được biên soạn theo một hệ thống kiến thức của từng môn học có tính chuyên biệt hóa cao. 1
- 1. Giải pháp cũ thường làm: + Giáo viên thường vận dụng các bài tập đã được biên soạn trong sách giao khoa, có nhiều bài tập đơn giản nhưng cũng có nhiều bài tập nâng cao đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng tốt mới thực hiện được. Từ đó dẫn đến - Thứ nhất do học sinh tập luyện động tác chưa thuần thục và chưa đúng yêu cầu, mà tập luyện một cách chiếu lệ cho xong. - Thứ hai là do điều kiện về cơ sở vật chất chưa đảm bảo một cách đầy đủ để học sinh có thể tập luyện một cách bài bản các kỹ thuật bổ trợ cơ bản - Thứ ba là do giáo viên vẫn còn thói quen như trước đây khi giảng dạy thường phân tích giảng giải kỹ thuật nhiều sau đó hướng dẫn cho học sinh tập luyện chung theo các bài tập của sách giáo khoa và theo phân phối chương trình. + Cho học sinh tập luyện tập trung cả lớp nên số lượng đông mà số lượng bóng thì ít dẫn đến học sinh được tiếp xúc với bóng không nhiều. Chủ yếu học sinh tập một cách tự phát, chưa có những phương pháp và bài tập để rèn kỹ năng. + Ít có những hình ảnh trực quan vận dụng vào trong tiết học. + Tập luyện theo yêu cầu lần lượt. Dẫn đến học sinh chỉ tập cho xong lượt của mình chứ không tích cực, tập trung vào rèn kỹ năng động tác. * Ưu điểm: - Bước đầu học sinh nắm được lý thuyết cơ bản của môn học, các bài tập đơn giản học sinh thực hiện cho xong lượt. - Giáo viên dạy nhàn, tổ chức lớp dễ quản lý học sinh hơn, học sinh tập một cách tự do và thực hiện cho xong lượt. * Nhược điểm: - Các bài tập mang tính chất bổ trợ đơn giản khó hình thành được kỹ năng cho học sinh nên học sinh không thực hiện động tác một cách chuẩn xác dẫn đến tập luyện không hiệu quả. Vì vậy không tạo được hứng thú cho học sinh trong quá trình tập luyện. - Không phát huy được năng lực tư duy cũng như những tố chất thể thao của học sinh. - Nội dung giờ học đơn điệu, không khí giờ học trầm, học sinh chóng nhàm chán dẫn đến hiệu quả của giờ học không cao - Giáo viên khó xác định được phản ứng vận động thông qua việc tập luyện của học sinh.. 2
- 2- Phương pháp mới cải tiến: Đối với những môn học theo hình thức CLB chương trình học có tính hệ thống và có tính chuyên biệt cao. Vì vậy nó đòi hỏi người tập không những phải nắm vững các yếu lĩnh kỹ thuật của động tác ngay từ đầu mà trong quá trình luyện tập yêu cầu ngươi tập phải tư duy động tác đã học sao cho động tác đó phải chính xác thuần thục, phải nhanh chóng thực hiện được kỹ thuật cơ bản để từ đó phát triển lên các kỹ thuật cao hơn và vận dụng để luyện tập các bài tập phối hợp cũng như vận dụng vào trong qua trình thi đấu. Vì vậy để hỗ trợ thêm cho học sinh trong học các kỹ thuật cơ bản là yếu tố cần thiết trong việc hoàn thiện và nâng cao kỹ thuật cho học sinh. Đối với các trường THPT thì thực trạng thì điều kiện CSVC, trang thiết bị, điều kiện tập luyện còn gặp nhiều khó khăn, nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc dạy và học. Trước yêu cầu này đòi hỏi giáo viên lên lớp phải có những phương pháp giảng dạy, những bài tập hợp lí phù hợp với sách giáo khoa, phù hợp với lứa tuổi, giới tính và đặc biệt là phù hợp với năng lực thực tế của học sinh. Xuất phát từ những vấn đề trên với kiến thức, kinh nghiệm của bản thân chúng tôi trong những năm giảng dạy tại trường. Cùng với sự quan tạo điều kiện của Lãnh đạo nhà trường, sự quan tâm giúp đỡ của đồng nghiệp cũng như việc chủ động tiếp cận với nội dung, phương pháp, trương trình giáo dục phổ thông mới. Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả quá trình giảng dạy môn học bóng chuyền trong các CLB trong nhà trường, chúng tôi mạnh dạn đi sâu chuyên đề: “Vận dụng một số bài tập hỗ trợ rèn kỹ năng chuyền bóng cao tay cho học sinh khối 10 học Câu lạc bộ Bóng chuyền” * Ưu điểm của giải pháp: - Ngoài việc học sinh nắm được lý thuyết cơ bản của từng kỹ thuật, các em còn được hỗ trợ nhiều các bài tập bổ trợ để nhanh chóng hình thành và thực hiện được, đúng các kỹ thuật cơ bản. - Giáo viên dạy nhàn hơn chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ và định hướng cho các em tập luyện, còn học sinh chủ động trong việc nghiên cứu kỹ thuật động tác thông qua nhiều kênh học liệu * Nhược điểm của giải pháp: Đòi hỏi phải đáp ứng cơ bản về Điều kiện sân bãi, dụng cụ trang thiết bị học tập. 3
- Hiện nay trong quá trình giảng dạy hầu hết các giáo viên cũng đều giới thiệu tất cả các kỹ thuật cơ bản cho học sinh theo quy định của phân phối chương trình nhưng đến khi tập luyện thì học sinh lại chủ yếu tập và chơi tự do theo phản xạ tự nhiên với những động tác dễ như chuyền, đệm, phát qua lại, rất ít tập và sử dụng các kỹ thuật khó. Qua thực tế quan sát cũng như là trực tiếp giảng dạy nội dung Bóng chuyền ở các lớp tôi đều nhận thấy có những ưu điểm và nhược điểm như sau Ưu điểm: là môn học dễ học, dễ chơi, là môn mang tinh mang tính tập thể cao nhiều người chơi cùng một lúc, tạo được nhiều hứng thú cho người chơi và đặc biệt dễ thi đấu nên hầu hết các em đều thích được thi đấu. Mặt khác chi phí để sắm những quả bóng không tốn kém nhiềumà có thể chơi lâu dài được. Nhược điểm: Trong quá trình học đối với nhiều em khi chơi đánh vài lần mà không tốt là dễ gây nhàm chán. Một số ban Nữ khi đánh điểm tiếp xúc giữa Bóng với tay không đúng dẫn đến đau tay nên có cảm giác sợ Bóng. Mặt khác nội dung Bóng chuyền có rất nhiều kỹ thuật khác nhau, có kỹ thuật khó, có kỹ thuật dễ, mà khi cá em chơi thường chơi theo bản năng tự nhiên, ngẫu hứng nên rất ít sử dụng kỹ thuật khó hoặc có sử dụng thì sử dụng một cách tự do không đúng kỹ thuật nên hiệu quả không cao. III. Hiệu quả kinh tế - xã hội của đề tài: 1) Hiệu quả kinh tế. Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của đề tài không đòi hỏi phải chi phí nhiều kinh phí mà chủ yếu vẫn dựa trên nền tảng những điều kiện cơ sở vật chất có sẵn như những giờ học bình thường. Ở đây chỉ đòi hỏi giáo viên dành nhiều thời gian hơn cho việc sửa chữa những động tác và kỹ thuật sai của học sinh cũng như áp dụng nhiều các bài tập bổ trợ, còn đối với học sinh phải tập bổ trợ nhiều các động tác cho thuần thục, thành kỹ năng, kỹ xảo thì đến khi tiếp xúc với Bóng thì mới tránh bị sai kỹ thuật và đạt hiệu quả cao hơn. Từ đó thúc đẩy phong trào phát triển rộng khắp mọi nơi giúp người chơi luôn có hứng thú tham gia các hoạt động vui tươi lành mạnh, tạo tinh thần sảng khoái, rèn luyện sức khỏe, nâng cao hiệu quả làm việc và học tập. Khi các em làm tốt những động tác kỹ thuật ddaqcj biệt là kỹ thuật chuyền bóng cao tay thì sẽ đỡ mất sức hơn, sẽ không còn cảm giác đau tay, nên có thể chơi được nhiều hơn, lâu hơn tạo ra sự hứng thú trong quá trình chơi. 2) Hiệu quả xã hội. Khi thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trên thì lúc này các em đã chơi Bóng được tốt hơn, khi thi đấu thì hiệu quả và hấp dẫn hơn chính vì thế mà sẽ 4
- tạo cho các em có hứng thú thích tập và thích chơi môn này từ đó các em sẽ chơi thường xuyên hơn ở mọi lúc mọi nơi có thể và lôi kéo được nhiều người cùng tham gia tập luyện và chơi môn này tạo nên phong trào rộng khắp, từ đó thúc đẩy sự phát triển của môn Bóng chuyền ở khắp mọi nơi. Giúp người chơi luôn có hứng thú tham gia các hoạt động vui tươi lành mạnh bổ ích tránh xa các tai tệ nạn xã hội. IV. Điều kiện và khả năng áp dụng. - Điều kiện áp dụng. Sử dụng mọi không gian bằng phẳng rộng rãi, sung quanh sân tập và sân vận động của nhà trường để tập luyện. Được áp dụng ở nhiều địa điểm tập luyện khác nhau và cho tất cả các buổi học của chương trình môn học. - Khả năng áp dụng: Có thể áp dụng trong các tiết học của chương trình môn Bóng chuyền và cho tất cả các đối tượng tham gia tập luyện như học sinh khối 11 khối 12 của trường THPT Yên Khánh A cũng như tất cả mọi học sinh trong các trường THPT, và những đối tượng khác ngoài nhà trường. Từ những đinh hướng “ phát huy tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đối tượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của từng trường” Chúng tôi mạnh dạn đề xuất giải pháp. “Vận dụng một số bài tập hỗ trợ rèn kỹ năng chuyền bóng cao tay cho học sinh khối 10 học Câu lạc bộ Bóng chuyền” IV. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. 1. Mục đích của đề tài. Môn Bóng chuyền có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của các em về mọi mặt trí - thể - mĩ. Nếu tiết dạy thể dục có chất lượng sẽ tạo được những giờ học vui vẻ bổ ích cho học sinh. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy cần phải đầu tư ở môn Bóng chuyền nhiều hơn ở các mặt để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất ở trường. Đặc biệt là đối với học sinh Nữ lớp 10 là học sinh ở đầu cấp cần nắm vững những kĩ thuật cơ bản về môn thể thao này là một điều hết sức cần thiết để thuận lợi cho việc phát triển của học sinh về môn Bóng chuyền. Vì vậy, việc tìm ra phương pháp để truyền đạt cho học sinh là một vấn đề cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học môn Bóng chuyền. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để cho học sinh có thể hình thành được kỹ năng động tác một cách ổn định và nhanh chóng và có thể thực hiện động tác một cách chuẩn và chính xác nhất. 5
- Nhằm trang bị cho học sinh những khả năng tư duy, tự nghiên cứu các kỹ thuật động tác kỹ thuật cơ bản trong các giờ học cũng như ngoài giờ học. Từng bước nâng cao dần kết quả trong giảng dạy bộ môn và huấn luyện đội tuyển TDTT. Đồng thời giúp học sinh nâng cao sức khỏe hoàn thiện khả năng vận động và yêu thích môn học hơn. Ngoài ra còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần. 2. Nhiệm vụ của đề tài. Để giải quyết đề tài trên bản thân chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu hai nhiệm vụ chính là: 1) Tìm hiểu những thực trạng hiện nay của học sinh khi thực hienj kỹ thuật chuyền bóng cao tay trong học môn thể thao Bóng chuyền. 2) Áp dụng một số bài tập hỗ trợ nhằm năng cao kỹ năng chuyền bóng cao tay cho học sinh lớp 10 khi tham gia học theo hình thức CLB. VI. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để giải quyết các nhiệm vụ trên tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: 1.1. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: Phương pháp này nhằm mục đích xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, chọn phương pháp nghiên cứu, lựa chọn các chỉ tiêu và tìm cứ liệu để phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu. 1.2. Phương pháp quan sát sư phạm: Tôi sử dụng phương pháp này để quan sát việc học tập thực hiện các kỹ thuật cơ bản của học sinh lớp 10 trường THPT Yên Khánh A. Từ đó có cơ sở để lựa chọn tổng hợp những bài tập cần thiết để hỗ trợ cho bài tập. Đồng thời dùng phương pháp này để quan sát quá trình thực nghiệm sư phạm giúp cho việc rút ra được các kết luận chính xác. 1.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm: Tôi sử dụng phương pháp này để kiểm tra các kỹ năng cho đối tượng nghiên cứu ban đầu và sau thực nghiệm. 1.4 . Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm trên 2 nhóm đối tượng. Một nhóm thực hiện theo phương pháp truyền thống, sử dụng các bài tập trong Sách giáo khoa gọi là nhóm Đối chứng. Một nhóm thực hiện theo phương pháp của giáo viên sử dụng các bài tập bổ trợ, hỗ trợ kỹ thuật cơ bản. 6
- 1.5. Phương pháp Đối chứng: So sánh kết quả kiểm tra của 2 nhóm trước và sau thực nghiệm qua đó đánh giá sự khác biệt về kết quả giữa 2 nhóm 2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU: 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Là học sinh của 2 lớp trong CLB bóng chuyền trường THPT Yên Khánh A. Đối tượng không dị tật, tham gia đầy đủ chương trình giáo dục thể chất chính khoá. Sức khoẻ bình thường. 2.2. Địa điểm nghiên cứu: Trường THPT Yên Khánh A. 2.3. Thời gian nghiên cứu: 12 tiết học 2.4. Cộng tác viên: - Các giáo viên thể dục trường THPT Yên Khánh A. 2.5. Trang thiết bị sử dụng nghiên cứu: - Sân vận động và những vật dụng hỗ trợ khác như sân, cột lưới bóng chuyền, bờ trường hỗ trợ tập bóng cá nhân. - Danh sách học sinh - Máy tính xử lý các dữ liệu, còi, Sách giáo khoa và những tài liệu liên quan VII. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾT QUẢ VÀ THÀNH TÍCH KIỂM TRA KỸ THUẬT CƠ BẢN CHUYỀN BÓNG CAO TAY CỦA HỌC SINH KHỐI 10 TRƯỜNG THPT YÊN KHÁNH A 1.1. Giải quyết các nhiệm vụ: 1. 1.1 Giải quyết nhiệm vụ 1. a) Tìm hiểu những thực trạng hiện nay của học sinh nữ khi chơi môn thể thao Bóng chuyền nói chung và kỹ thuật chuyền bóng cao tay nói riêng. - Qua quá trình giảng dạy môn Bóng chuyền nhiều năm tôi có thể kết luận kỹ năng chuyền bóng cao tay của các học sinh Nữ nói chung và học sinh Nữ lớp 10 nói riêng là rất yếu. - Để kiệm định lại những quan điểm và suy nghĩ của bản thân tôi đã tiến hành trao đổi phỏng vấn những đồng nghiệp cùng dạy môn thể dục ở 7
- trong và ngoài trường. Kết quả hầu hết mọi người đều có chung đáh giá như tôi. 1.1.2. Giải quyết nhiệm vụ 2: Áp dụng một số giải pháp nhằm năng cao kỹ năng chuyền bóng cao tay cho học sinh Nữ lớp 10 Ñeå giaûi quyeát nhieäm vuï ñaët ra caàn tieán haønh hai vaán ñeà: Ñònh höôùng löïa choïn caùc baøi taäp bổ trợ hỗ trợ kỹ thuật cơ bản cho hoïc sinh Nữ khối lôùp 10. Xaùc ñònh caùc baøi taäp cuï theå để phaùt trieån kỹ năng cho hoïc sinh Nữ lôùp 10 Caùc baøi phaûi coù taùc duïng tröïc tieáp ñeán ñoái töôïng taäp luyeän. Caùc baøi taäp phaûi phuø hôïp vôùi taâm sinh lyù tuoåi cuõng nhö quaù trình phaùt trieån theå löïc cuûa hoïc sinh. Caùc baøi taäp phaûi hình thaønh ñöôïc kyõ naêng kyõ xaûo vaän ñoäng. Caùc baøi taäp phaûi ña daïng hoaù caùc hình thöùc taäp luyeän, ñôn giaûn về những duïng cuï boå trôï. Ñeå coù cô sôû khoa hoïc cho vieäc löïa choïn caùc baøi taäp cuï theå nhaèm muïc ñích phaùt trieån các kỹ năng cơ bản cho hoïc sinh Nữ lôùp 10 tröôøng THPT Yên Khánh A, baèng phöông phaùp tham khaûo taøi lieäu cuõng nhö quan saùt caùc buoåi leân lôùp cuûa caùc giaùo vieân vaø qua thöïc tieãn giaûng daïy, toâi ñaõ toång hôïp ñöôïc một số baøi taäp coù lieân quan ñeán vieäc phaùt trieån kỹ năng chuyền bóng cao tay cho hoïc sinh, ñoù laø: BT1. Theo từng cặp 1 em cầm bóng đưa lên cao trên đầu trước trán của người kia, người tập cứ thế tạo hình tay và tiếp súc với bóng chuyền đẩy bóng đi lên cao và ra trước. BT2. Hai người đứng đối diện tung bóng cho nhau tập. BT3. Mỗi người cầm 1 quả bóng đứng quay mặt vào bờ tường tạo hình tay sau đó để bóng vào lòng bàn tay và tập đẩy vào tường cứ như vậy tăng lực dần và lùi xa dần đến khoảng cách với tường 2-3 m là vừa. BT4 Sử dụng các kỹ năng chuyền bóng để đấu tập 8
- BT5 Một số trò chơi vận động vừa tạo hứng thú cho học sinh vừa rèn kỹ năng cho các em Trước khi áp dụng thực nghiệm giải pháp mới tôi tiến hành kiểm tra một lượt cả 2 nhóm sau đó so sánh kết quả giữa 2 nhóm. Đánh giá ở mức độ học sinh thực hiện Giỏi, Khá, Trung bình và Yếu. Kết quả cụ thể : Đối tượng Nhóm Đối chứng Tỷ lệ Nhóm Thực Nghiệm Tỷ lệ Mức độ n= 41 % n= 45 % Giỏi 6 14,6 5 11.1 Khá 9 21,95 11 24.44 TB 15 36,58 16 35,55 Yếu 11 26,8 13 28,88 Dựa vào kết quả trên có thể thấy được kỹ năng chuyền bóng cao tay của học sinh Nữ là còn tương đối yếu ở cả nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm . 2.1 Tiến hành thực nghiệm giải pháp mới Để đánh giá hiệu quả ứng dụng các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật tôi đã tiến hành thực nghiệm với thời gian 12 tiết (chương trình nội khoá) cho đối tượng thực nghiệm là 85 học sinh lớp 10 được chia làm 2 nhóm: Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. - Nhóm thực nghiệm (TN) gồm 46 học sinh lớp Bóng chuyền 1 học các kỹ thuật cơ bản chuyền bóng cao tay theo phương pháp giảng dạy chuyên đề mà tôi đưa ra. - Nhóm đối chứng (ĐC) gồm 41 học sinh lớp Bóng chuyền 2 học các kỹ thuật cơ bản chuyền bóng cao tay theo phương pháp giảng dạy vận dụng các bài tập trong sách giáo khoa Các bài tập được áp dụng cho nhóm thực nghiệm trong các buổi học của CLB Bóng chuyền BT1. Theo từng cặp 1 em cầm bóng đưa lên cao trên đầu trước trán của người kia, người tập cứ thế tạo hình tay và tiếp súc với bóng chuyền đẩy bóng đi lên cao và ra trước. BT2. Hai người đứng đối diện tung bóng cho nhau tập. 9
- BT3. Mỗi người cầm 1 quả bóng đứng quay mặt vào bờ tường tạo hình tay sau đó để bóng vào lòng bàn tay và tập đẩy vào tường cứ như vậy tăng lực dần và lùi xa dần đến khoảng cách với tường 2-3 m là vừa. BT4 Sử dụng các kỹ năng chuyền bóng để đấu tập BT5 Một số trò chơi vận động vừa tạo hứng thú cho học sinh vừa rèn kỹ năng cho các em 2.2 Nghiên cứu về phương pháp dạy môn Bóng chuyền. 2.2.1 : Phương pháp dạy học bài mới - Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các kĩ thuật và chiến thuật cho phù hợp với bộ môn và nêu được cách thực hiện. - Sau khi học sinh tìm ra được kĩ thuật, giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện kĩ thuật đó để từ đó học sinh rèn luyện thành kĩ năng, kĩ xảo. - Từ đó giáo viên tập cho học sinh tái hiện các kiến thức đó bằng cách vừa hấp dẫn vừa khích lệ học sinh thi đua học tập. Các em thường xuyên thực hành luyện tập kiến thức mới đó để giải quyết các vấn đề trong học tập trong đời sống. - Áp dụng phương pháp dạy học mới giúp học sinh biết phát hiện chiếm lĩnh kiến thức mới và cách giải các vấn đề gần gũi đời sống. - Mỗi giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung chương trình và nhận biết được những ý định của phân phối trường trình thì có thể có nhiều điều kiện ôn tập củng cố kiến thức đã học, giúp học sinh huy động chúng để phát hiện, chiếm lĩnh, vận dụng kiến thức mới tìm ra những nội dung còn tiềm ẩn trong bài học. 2.2.2. Phương pháp dạy học và các nội dung luyện tập. Nhiệm vụ chủ yếu là củng cố các kiến thức và kĩ năng cơ bản của chương trình. Rèn luyện các năng lực giúp học sinh hiểu ra rằng học không để biết mà học còn để rèn luyện và vận dụng kĩ năng đó vào thực tiễn. Sau một thời gian tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng những giải pháp cụ thể trong các giờ học để năng cao kỹ năng chuyền bóng cao tay cho các em. Kết quả như sau : Đối tượng Nhóm Đối chứng Tỷ lệ Nhóm Thực Nghiệm Tỷ lệ Mức độ n= 41 % n= 45 % 10
- Giỏi 8 19,5 13 28,88 Khá 15 36,58 17 37,78 TB 11 26,8 10 22,2 Yếu 7 17,1 5 11,1 Qua số liệu ta thấy tỉ lệ khá, giỏi đã có sự nâng lên rõ rệt so với kết quả trước thực nghiệm. Trước thực nghệm tỷ lệ giỏi chỉ là 11,1% nhưng sau thực nghiệm đã lên tới 28,88%. Với bảng kết quả này, so với thực trạng nhiều năm trước của trường thì đã có sự tiến bộ. Điều này cho thấy : việc đưa các bài tập mà chúng tôi đẫ lựa chọn vào áp dụng trong quá trình giảng dạy môn bóng chuyền trong trường trung học phổ thông sẽ đem lại những hiệu quả nhất định, góp phần nâng cao kỹ năng chuyền bóng cao tay cho các em cũng như nâng cao kỹ năng chơi bóng của các em. So sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của 2 nhóm, chúng ta có thể thấy sau 12 tiết áp dụng các bài tập thành tích đã có sự khác biệt rõ rệt. Nhóm ĐC vẫn còn nhiều học sinh chưa đạt yêu cầu và thành tích giữa 2 lần có sự tăng tiến không đáng kể. Nhưng ở nhóm TN kết quả đã khác biệt thành tích giữa 2 lần có sự tăng tiến rõ rệt. Nhóm TN các em được tập luyện các bài tập lựa chọn áp dụng trong giảng dạy đã phù hợp, có hiệu quả và đảm bảo tính khoa học nên kĩ năng hoàn hiện kĩ thuật động tác ở mức độ cao hơn và thành tích nhảy cao được nâng lên từ đó chọn đội tuyển được dễ ràng hơn. Nhóm ĐC luyện tập chung chung ít tập các bài tập bổ trợ hỗ trợ kỹ năng hơn nên hoàn thiện kĩ thuật động tác ở mức thấp hơn và thành tích không cao, việc tìm ra học sinh có năng khiếu khó hơn. Sau khi so sánh kết quả trước và sau thực nghiệm, tôi nhận thấy rằng lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm hỗ trợ kỹ năng hình thành kỹ thuật động tác trong học môn Bóng chuyền vào giảng dạy đã phù hợp đạt hiệu quả và đảm bảo tính khoa học. VIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận + Trong quá trình giảng dạy các kỹ thuật của môn bóng chuyền nói chung và kỹ thuật chuyền bóng cao tay nói riêng việc phát hiện tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc học sinh khó hình thành được kỹ thuật động tác để từ đó lựa chọn và áp dụng các bài tập bổ trợ nhằm hỗ trợ kỹ năng hình thành kỹ thuật động tác trong học môn Bóng chuyền cho học sinh. 11
- + Qua việc áp dụng các bài tập bổ trợ nhằm hỗ trợ kỹ năng hình thành kỹ thuật động tác trong học môn Bóng chuyền học sinh lớp 10 trường THPT Yên Khánh A đã phù hợp, có hiệu quả và đảm bảo khoa học. + Các bài tập được nghiên cứu lựa chọn và áp dụng cho nhóm thực nghiệm đã đem lại hiệu quả cao trong việc hoàn thiện kỹ thuật và nâng cao thành tích trong học CLB Bóng chuyền cho học sinh lớp 10 2. Kiến nghị Từ kết quả nghiên cứu của đề tài cho phép có một số kiến nghị như sau: - Có thể sử dụng hệ thống các bài tập trên để đưa vào trong quá trình giảng dạy và huấn luyện nội dung môn Bóng chuyền cho học sinh trường THPT Yên Khánh A nói riêng và tất cả những học sinh trong các trường THPT nói chung. - Do chương trình ở bậc THPT chỉ có 2 tiết/ tuần. Vì vậy cần tăng cường thời gian để tập luyện ngoại khóa cho học sinh, góp phần nâng cao sức khỏe. - Cần mở rộng nghiên cứu này trên các đối tượng khác để hình thành hệ thống bài tập phù hợp với các đối tượng, các lứa tuổi khác. Để đạt được chất lượng giáo dục như mong muốn, theo tôi người giáo viên phải tích cực học hỏi, trau dồi kiến thức, phương pháp giảng dạy, trao đổi với đồng nghiệp những kinh nghiệm để giảng dạy ngày một tốt hơn. Các tổ khối nhà trường, phòng giáo dục cần thường xuyên tổ chức xây dựng chuyên đề, dạy thực nghiệm tìm ra những hướng đi đúng giúp giáo viên nâng cao nghiệp vụ giảng dạy của mình. Bên cạnh những kiến thức, kinh nghiệm, người giáo viên cần phải có tâm huyết, có trách nhiệm với học sinh, thương yêu học sinh như chính con em mình, kiên trì không nôn nóng, nhẹ nhàng, gần gũi để động viên học sinh học tập tốt hơn. Về phía nhà trường cần đảm bảo đủ về cơ sở vật chất như sân bãi, cột lưới, bóng và những điều kiện khác để các em có đầy đủ điều kiện tôt nhất trong quá trình học tập và luyện tập. Về phía học sinh : Các em cần phải được chuẩn bị đầy đủ về tâm thế, ý thức, khả năng ngôn ngữ sẵn sàng cho việc vào học môn thể dục. Về phía cha mẹ học sinh : Cần tạo cho con em mình những điều kiện tốt về thời gian và môi trường học tập. Dành thời gian gần gũi, quan tâm, 12
- động viên con em mình đồng thời thường xuyên gặp gỡ thầy cô giáo để nắm bắt rõ khả năng cũng như kết quả học tập của các em. Với những điều kiện như thế, tôi tin chắc các em học sinh sẽ tiếp thu tốt tất cả các môn học. - Trên đây là kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng dạy môn Bóng chuyên. Tôi mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của tất cả mọi người cho bản nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Nhóm tác giả Mai Văn Trường Thịnh Đức Tài Trần Thị Hà Nguyễn Thành Trung Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. XÁC NHẬN CỦA Yên Khánh, ngày….tháng… năm 2023 LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Tài Liệu Tham Khảo stt Tên tài liệu Tác giả Năm xuất bản 1 Bước đầu đổi mới kiểm tra đấnh giá. Lê văn Lẫm Trần Đồng Tâm 2004 2 Đảng và nhà nước với thể dục thể thao. Đặng Đức Thao 1984 13
- 3 Đại cương tâm lý học NXBGD 2001 4 Hồ Chí Minh toàn tập NXBGD 1999 5 Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy Nhóm tác giả NXBGD học ở trường THPT 2004 6 Sách giáo viên thể dục 11,12 Vũ Đức Thu Trương Anh Tuấn 2005 7 Sách Giáo Khoa, Sách Giáo viên Giáo NXB GDVN 2018 dục thể chất 10 8 Thể dục và phương pháp dạy học tập 1 Vũ Đào Hùng Trần Đồng Lâm 1995 Đặng Đức Thao 9 Thể dục và phương pháp dạy học tập 2 Vũ Đào Hùng Trần Đồng Lâm 1997 Đặng Đức Thao 10 Thể dục và phương pháp dạy học tập 2 Vũ Đào Hùng Trần Đồng Lâm 1997 Đặng Đức Thao Phụ lục TT NỘI DUNG TRANG 1 Tên Sáng kiến, lĩnh vực áp dụng 1 2 Giải pháp cũ thường làm 2 3 Giải pháp mới cải tiến 3 4 Hiệu quả kinh tế - xã hội 4 14
- 5 Điều kiện khả năng áp dụng 5 6 Mục đích đề tài 5 7 Phương pháp và tổ chức nghiên cứu 6 8 Kết quả nghiên cứu 7 9 Đánh giá thực trạng 7 10 Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập 8 11 Kiểm nghiệm tính hiệu quả của bài tập 9 12 Kết luận và kiến nghị 12 13 Tài liệu tham khảo 14 14 Phụ lục 15 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 140 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 42 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p | 38 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong chương trình Hóa học hữu cơ 11
74 p | 42 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 44 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 75 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh lớp 12 nâng cao năng lực viết đoạn văn nghị luận xã hội trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
38 p | 33 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn