Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng năng lực số vào dạy học văn chính luận trong chương trình Ngữ Văn THPT nhằm phát triển năng lực học sinh
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Vận dụng năng lực số vào dạy học văn chính luận trong chương trình Ngữ Văn THPT nhằm phát triển năng lực học sinh" nhằm biết vận dụng năng lực số vào việc khai thác tư liệu trên nền tảng công nghệ số; Vận dụng năng lực số để thực hiện Kế hoạch bài dạy một cách hiệu quả nhất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng năng lực số vào dạy học văn chính luận trong chương trình Ngữ Văn THPT nhằm phát triển năng lực học sinh
- SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ANH SƠN 3 SÁNG KIẾN DẠY HỌC NGỮ VĂN ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG NĂNG LỰC SỐ VÀO DẠY HỌC VĂN CHÍNH LUẬN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH MÔN: NGỮ VĂN Tác giả: Nguyễn Kim Toại Tổ: Ngữ văn – Tiếng Anh Số điện thoại: 0945397135 Tháng 4 năm 2022
- SỞ GD&ĐT NGHỆ AN SÁNG KIẾN DẠY HỌC NGỮ VĂN ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG NĂNG LỰC SỐ VÀO DẠY HỌC VĂN CHÍNH LUẬN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Tháng 4 năm 2022 1
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ 1 CNTT-TT Công nghệ thông tin – truyền thông 2 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 3 GDPT Giáo dục phổ thông 4 GV Giáo viên 5 HS Học sinh 6 NLTH Năng lực tự học 7 NXB Nhà xuất bản 8 SKG Sách giáo khoa 9 SL Số lượng 10 THPT Trung học phổ thông 11 HĐ Hoạt động 2
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................................................. 4 I . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................................................................... 4 II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ......................................................... 5 1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................................... 5 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................................... 5 III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 5 IV. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI ......................................................................................................................... 5 NỘI DUNG .................................................................................................................................................. 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ....................................................... 6 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................................................ 6 II. CƠ SỞ THỰC TIẾN .................................................................................................................... 14 KẾT LUẬN ................................................................................................................................................ 46 I. KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ...................................................................................................... 46 1. Đối với nhà trường ........................................................................................................................ 46 2. Đối với giáo viên ............................................................................................................................ 46 3. Đối với học sinh ............................................................................................................................. 47 II. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................................................. 47 1.Tính mới .......................................................................................................................................... 47 2.Tính khoa học ................................................................................................................................. 47 3.Tính hiệu quả .................................................................................................................................. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................ 49 3
- ĐẶT VẤN ĐỀ I . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là chương trình thực hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đó là đổi mới căn bản và toàn diện để phát triển năng lực, phẩm chất cho người học. Để thực hiện được quan điểm đó đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực ở mọi phương thức, nâng cao phương tiện để thực hiện. Việc đổi mới phương pháp dạy học luôn đóng vai trò quyết định cho mục tiêu ấy, bởi phương pháp dạy học là con đường tiếp cận, thực hiện để đạt được nguyên lí dạy học. Để thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học cần thực hiện linh hoạt các phương tiện dạy học. Một trong những phương tiên quan trọng trọng dạy học ngày nay đó là ứng dụng công nghệ thông tin. Việc ứng dụng công nghệ thông tin cần có sự vừa sức, hợp lí để phát triển năng lực toàn diện của người học. Do đó cần có chuẩn về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Nắm rõ tầm quan trọng đó Bộ Giáo dục và Đào tạo và tổ chức Unicef đã có sự hợp tác để phát triển năng lực số cho giáo viên và học sinh. 2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn gọi là thời đại 4.0 đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển xã hội và ảnh hưởng sâu rộng đến giáo dục.Việc khai thác tri thức từ nền tảng, không gian công nghệ số là một việc làm tất yếu theo đúng xu thế của thời đại. Chúng ta cần thay đổi quan điểm từ chỗ thời gian trẻ ngồi trước máy tính bao lâu sang quan điểm trẻ khai thác được gì trong thời gian ngồi trước máy tính đó. Trong một môi trường công nghệ số chúng ta không thể cấm đoán hay làm “mù” đi khả năng số của người học. Điều đó có nghĩa là chúng ta không thể ngăn cấm học sinh tiếp cận công nghệ. Bên cạnh đó năng lực số của giáo viên cũng vô cùng quan trọng bởi lẽ giáo viên sẽ đóng vai trò là người khơi gợi, động viên sự phát triển của người học. Do đó cần có sự định hướng, chuẩn sử dụng công nghệ số. Việc vận dụng Năng lực số vào dạy học cần nắm vững khung Năng lực số của học sinh trung học và khung Năng lực số dành cho giáo viên để tránh tình trạng lạm dụng công nghệ thông tin và hời hợt trong việc tiếp cận sử dụng. 3. Thực trạng vận dung Năng lực số trong giảng dạy và học tập môn Ngữ Văn hiện nay còn rất nhiều sự trăn trở. Giáo viên Ngữ Văn thường có tâm lí ngại tiếp cận công nghệ thông tin cho nên mơ hồ về vai trò của nó. Khi vận dụng thì lại rơi vào tình trạng lạm dụng công nghệ thông tin vào bài dạy một cách tràn lan, quá tải. Có trường hợp giáo viên vẫn nhận thức sai lầm dẫn đến tình trạng “chiếu chép”, học sinh xem những hiệu ứng vui mắt mà quên đi nhiệm vụ học tập. Có trường hợp lại ngại sử dụng công nghê thông tin nên vẫn dạy học theo “truyền thống” thuyết giảng khô khan, kiến thức nghèo nà, lạc hậu do không khai thác sử dụng không gian mạng để tìm kiếm, cập nhật tri thức. Chính từ hai khía cạnh này nên hiệu quả của việc dạy học phát triển năng lực đã giảm đi rất nhiều, người học không được phát triển một cách toàn diện trong bối cảnh hiện nay. Do đó cần thiết phải có một khung chuẩn mang tính hệ thống để giải quyết vấn đề này. 4
- 4. Dạy học văn chính luận trong chương trình Ngữ Văn THPT hiện nay trong môi trường công nghệ số là một trong những yêu cầu quan trọng để phát triển năng lực số cho học sinh. Trên thực tế rất nhiều giáo viên và học sinh đã không nắm bắt được những yêu cầu cơ bản, không hiểu biết về năng lực số nên đã cản trở rất nhiều trong sự phát triển năng lực của người học. Văn chính luận Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi và Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí minh là hai văn bản vừa có tính chất lịch sử, vừa có tính chất văn học. Do đó việc khai thác công nghệ thông tin đòi hỏi người giáo viên phải tinh và khéo, luôn có tính khách quan và đảm bảo vấn đề luôn được đúng chuẩn để phát huy năng lực toàn diện của người học Với những lí do trên tôi đề xuất sáng kiến “VẬN DỤNG NĂNG LỰC SỐ VÀO DẠY HỌC VĂN CHÍNH LUẬN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH”. II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Năng lực số trong dạy học Ngữ Văn nhằm phát triển năng lực cho người học. Thực nghiệm qua 02 văn bản Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi và Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh 2. Mục đích nghiên cứu - Đối với học sinh: Biết vận dụng năng lực số vào việc khai thác tư liệu trên nền tảng công nghệ số. - Đối với giáo viên: Vận dụng năng lực số để thực hiện Kế hoạch bài dạy một cách hiệu quả nhất. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau đây: 1. Phương pháp khảo sát so sánh 2. Phương pháp thực nghiệm 3. Phương pháp phân tích, bình luận IV. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI Đề tài được thực hiện theo cấu trúc gồm có ba phần: + Phần đặt vấn đề: Thực hiện những nội dung mở đầu cho đề tài . + Phần nội dung : Triển khai cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài; những vấn đề đã thực nghiệm + Phần kết luận: Thực hiện những khuyến nghị và đề xuất đối với nhà trường, giáo viên và học sinh. 5
- NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI I. CƠ SỞ LÝ LUẬN I.1. Một số khái niệm, thuật ngữ I.1.1. Khái niệm năng lực Số Cho đến hiện nay đã có nhiều khái niệm được sử dụng khi đề cập đến phát triển năng lực số ở các quốc gia và tổ chức quốc tế, phổ biến là các khái niệm sau: Digital Literacy, Digital Skills, Digital Competences ... mỗi khái niệm mang một nghĩa riêng để phù hợp với mục tiêu cụ thể của các nước, các tổ chức. Tuy nhiên, chúng đều hướng đến một mục tiêu chung là phát triển các kĩ năng tìm kiếm, đánh giá, quản lý được thông tin; giao tiếp, hợp tác, giải quyết các vấn đề an toàn, hiệu quả. Từ đó giúp mọi người có thể thành công trên môi trường số. Năm 2018, Ủy ban Châu Âu sử dụng khái niệm năng lực số: “Năng lực số liên quan đến việc sử dụng cũng như tham gia vào công nghệ số một cách tự tin, chủ động và có trách nhiệm phục vụ cho học tập, làm việc và tham gia vào xã hội”. Trong giáo dục hiện nay ở nước ta thì Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo đã phối hợp với Unicef để phát triển năng lực số cho giáo viên và học sinh. Theo UniCef – 2019 thì “Năng lực số (Digital Literacy) đề cập đến kiến thức, kỹ năng và thái độ cho phép trẻ phát triển và phát huy tối đa khả năng trong thế giới công nghệ số ngày càng lớn mạnh trên phạm vi toàn cầu, một thế giới mà trẻ vừa được an toàn, vừa được trao quyền theo cách phù hợp với lứa tuổi cũng như phù hợp với văn hóa và bối cảnh địa phương” . I.1.2. Dạy học phát triển năng lực học sinh Vào những năm cuối của thế kỉ XX các nhà giáo dục tiến bộ trên thế giới đã họp bàn và đi đến thống nhất về quan điểm giáo dục thế kỉ XXI là học tập suốt đời. Để đạt đượt mục tiêu đó họ đã xây dựng bốn trụ cột trong chương trình đó là Học để biết, Học để làm, Học để làm người và Học để chung sống. Như vậy muốn học để chung sống thì học phải biết và phải làm được, mà muốn làm được thì phải biết cách làm đó chính là cốt lõi. Do đó người ta đã chuyển bản chất dạy học từ chỗ học cho biết sang chỗ học để làm tức là học sinh sẽ làm được gì sau khi đã học. Nói một cách đơn giản nhất đó là người học sau khi học sẽ vận dụng kiến thức kĩ năng vào giải quyết một vấn đề thực tiễn. Dạy học Ngữ Văn là một công việc khó khăn của người giáo viên vì đây là môn học vừa mang tính chất khoa học, vừa mang tính chất nghệ thuật. Đó là sự đan cài giữa lí trí và cảm xúc trong khi đó năng lực của con người thương mang tính chất thiên lệch giữa hai trạng thái này. Để phát huy được năng lực của người học thì giáo viên cần nắm được các năng lực mà môn học hướng tới. Với đặc thù của môn Ngữ văn, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chú trọng phát triển năng lực học sinh cần xác định hướng tới phát triển những năng lực sau của học sinh: Năng lực đặc thù của môn học: năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực thưởng 6
- thức văn học/ cảm thụ thẩm mỹ. Các năng lực khác: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân. I.1.3 Văn chính luận Theo Bách khoa toàn thư (Wikipedia) thì Văn chính luận (tiếng Pháp: articles sur la vie politique et sociale) là thể văn nghị luận viết về những vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau: chính trị, kinh tế, triết học,văn hóa,xã hội,…. Như vậy có thể hiểu mục đích của văn chính luận là bàn bạc, thảo luận, phê phán hay truyền bá tức thời một tư tưởng, một quan điểm nào đó nhằm phục vụ trực tiếp cho lợi ích của một tầng lớp, một giai cấp nhất định. Chính vì thế, tác phẩm chính luận bao giờ cũng thể hiện khuynh hướng tư tưởng, lập trường công dân rõ ràng. Tình cảm sục sôi, luận chiến quyết liệt và tính khuynh hướng công khai là những dấu hiệu quan trọng của phong cách chính luận. Tất cả những cái đó làm cho giọng điệu, cấu trúc và chức năng của lời văn chính luận gần gũi với giọng điệu, cấu trúc và chức năng của lời văn tuyên truyền, hùng biện. I.2. Ứng dụng năng lực số trong môn Ngữ Văn THPT hiện nay I.2.1 Tầm quan trọng của năng lực số Mục tiêu tối thượng của chương trình giáo dục phổ thông (2018) là đào tạo ra một nguồn nhân lực có năng lực, phẩm chất đủ tiêu chuẩn để làm chủ cuộc sống hiện đại. Đó là nguồn nhân lực đủ trí, đủ tài và đủ đức để giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. Nhưng để đạt được mục tiêu cao cả đó không phải là dễ dàng, một sớm một chiều, cũng không phải chỉ có quyết tâm, kiên trì mà được. Cả hệ thống giáo dục cần nhận thức sâu sắc rằng phải có sự đổi mới sáng tạo trong phương pháp dạy học. Phải nhất định chuyển được mục tiêu dạy cho học sinh biết cái gì sang mục tiêu học sinh làm được gì sau khi đã học. Học trong bất kì thời đại nào cũng gắn liền bối cảnh lịch sử, định hướng tương lai. Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0 - một thời đại gắn liền công nghê tiên tiến hiện đại, một thời đại của trí tuệ nhân tạo, của kĩ thuật, của không gian nền tảng số. Nếu không có mối liên hệ giữa môn học với thực tiễn thì chúng ta sẽ đi sau, tụt hậu và lạc lõng trong chính môi trường đó. Môn Ngữ Văn trong nhà trường luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, tâm hồn con người. Môn học nuôi dưỡng con người đến với sự hoàn hảo của chân - thiện - mĩ. Bên cạnh đó môn Ngữ Văn trong nhà trường hiện nay còn hướng con người đến sự hoàn thiên của kĩ năng Đọc - Viết - Nói và Nghe. Cao hơn nữa là môn học góp phần đào tạo ra con người có tư duy phản biện, biết lắng nghe thấu hiểu và chủ động trong cuộc sống. Đứng trước thông tin đa chiều của sự lớn mạnh công nghệ, con người cần biết làm chủ cảm xúc, biết bảo vệ ý kiến của riêng mình cho dù mọi người bảo rằng đó là ý kiến không đúng. Nói như vậy để nhận thấy rằng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin để đạt mục đích dạy học là vô cùng quan trọng. I.2.2. Nội dung cơ bản của năng lực số 7
- I.2.2.a. Khung năng lực số của giáo viên I.2.2.a1. Nguyên tắc xây dựng Khung năng lực số cho giáo viên Trước hết phải nói đến nguyên tắc xây dựng Khung năng lực số cho giáo viên phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau: Thứ nhất: Khi xây dựng Khung năng lực số cho giáo viên phải phù hợp với đặc điểm tâm lý của giáo viên. Nghĩa là phải có sự phù hợp khả năng trong thực tiễn sử dụng công nghệ thông tin của giáo viên Thứ hai : Kế thừa các hệ thống nguyên tắc của khu vực và thế giới, được bối cảnh hóa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Trong xu thế toàn cầu hóa chúng ta phải hòa nhập với xu thế chung của thế giới. Thời đại công nghệ số lại càng phải đáp ứng các yêu cầu đó. Nhưng chúng ta cũng phải thường xuyên, nhất quán quan điểm là phải phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam nói chung và vùng miền địa phương nói riêng. Thứ ba: Tính mở, cho phép cập nhật và mở rộng phù hợp với sự tiến bộ của công nghệ kĩ thuật số. Công nghệ số phát triển nhanh chóng theo từng ngày, từng giờ. Sự lớn mạnh đó đòi hỏi con người sẽ phải bắt kịp với nó. Do đó khi xây dựng khung năng lực số cho giáo viên chúng ta phải luôn đặt nó trong tình trạng cập nhật thường xuyên để lĩnh hội được công nghệ số Thứ tư: Cần nắm bắt được sự kết nối với lĩnh vực khoa học liên quan đến chuyển đổi số: Phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytics), Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence), Internet kết nối vạn vật (Internet of Things), công nghệ chuỗi khối (Blockchain), điện toán đám mây (Cloud Computing), …. sẽ liên quan đến nhận thức về công nghệ số ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. Thứ năm: Khi xây dựng khung năng lực số cho giáo viên cần phải có sự phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội địa phương. I.2.2.a2. Khung năng lực số cho giáo viên Khung năng lực số đối với giáo viên của UNESCO bao gồm 6 miền năng lực; (I) ICT trong giáo dục; (II) Chương trình, kiểm tra đánh giá; (III) Phương pháp sư phạm; (IV) Ứng dụng kĩ năng số ; (V) Tổ chức và quản lí; (VI) Phát triển chuyên môn và 3 mức độ (I) Chiếm lĩnh Tri thức; (II) Đào sâu Tri thức; (III) Sáng tạo tri thức . Với 6 miền năng lực số cho giáo viên bao gồm 18 năng lực thành phần có liên quan tới CNTT-TT trong giáo dục được chia thành 3 mức độ, mỗi mức độ bao gồm 6 miền năng lực. Từng mức được sắp xếp theo cách các giáo viên thường áp dụng công nghệ. Mức đầu tiên tương ứng việc các giáo viên có xu hướng sử dụng công nghệ để bổ sung cho những gì họ làm trong lớp học; mức thứ 2 tương ứng việc giáo viên bắt đầu khai thác sức mạnh thực sự của công nghệ và thay đổi cách thức họ dạy cũng như cách học sinh học; mức thứ 3 là sự biến đổi, khi các giáo viên và học sinh Sáng tạo tri thức và đề ra được những cải tiến kế hoạch hành động sáng tạo ở mức cao nhất của bảng phân loại Bloom. Tuy nhiên, việc chia từng mức độ tương đồng trong 6 khía cạnh giáo dục đòi hỏi mức 8
- độ tăng dần về sự phức tạp và thành thạo trong sử dụng công nghệ để đạt được các mục tiêu giáo dục. Cụ thể như sau: Mức Chiếm lĩnh Đào sâu Tri Sáng tạo độ Miền năng lực Tri thức thức tri thức Hiểu ICT trong Hiểu về chính sách Áp dụng Đổi mới chính giáo dục chính sách sách Chương trình, kiểm Kiến thức cơ bản Áp dụng kiến Các kĩ năng xã tra đánh giá thức hội tri thức Phương pháp sư Dạy học tăng Giải quyết vấn đề Tự quản lý phạm cường ứng dụng ICT phức tạp Ứng dụng kĩ năng Vận dụng Áp dụng Chuyển đổi số Tổ chức và quản lí Lớp truyền thống Cộng tác nhóm Tổ chức học tập Phát triển Kĩ năng số Mạng lưới Giáo viên như chuyên môn nhà đổi mới Việc ứng dụng thành công CNTT-TT vào môi trường học tập sẽ phụ thuộc vào khả năng của giáo viên để tổ chức dạy học theo các cách thức mới, sử dụng công nghệ thích hợp với phương pháp dạy học, phát triển các lớp học tương tác xã hội, khuyến khích người học giúp đỡ lẫn nhau, học tập cộng tác và làm việc nhóm. Đối với nhiều người, điều này sẽ yêu cầu một tập hợp các kỹ năng khác những kỹ năng mà họ đang có. Các kỹ năng dạy học của tương lai sẽ bao gồm khả năng phát triển việc đổi mới phương pháp sử dụng công nghệ để cải thiện môi trường học tập, trợ giúp việc chiếm lĩnh tri thức, đào sâu tri thức và tạo lập tri thức. Các mức độ thể hiện các giai đoạn khác nhau trong sử dụng CNTT-TT vào giáo dục. Cách tiếp cận của mỗi quốc gia, địa phương hoặc trường học áp dụng sẽ phụ thuộc vào mức độ tích hợp CNTT-TT trong cộng đồng, và các điều kiện hoàn cảnh cụ thể. I.2.2.b. Khung năng lực số của học sinh I.2.2.b1. Nguyên tắc xây dựng Khung năng lực số của học sinh Thứ nhất : Khi xây dựng khung năng lực số cho học sinh chúng ta cần đặt nó trong môi trường của vùng miền của học sinh cư trú. Cần phải kế thừa các hệ thống nguyên tắc của khu vực và thế giới, vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Thứ hai: Công nghệ thông tin phát triển một cách nhanh chóng và mạnh mẽ, điều đó chứng tỏ chúng ta sẽ lạc hậu trong một khoảng thời gian ngắn nếu 9
- không tiếp cận. Do đó cần thiết phải xây dựng tính mở, cập nhật kịp thời những sự tiến bộ của công nghệ kĩ thuật số. Thứ ba: Khung năng lực số của học sinh cần thiết phải có sự kết nối với lĩnh vực khoa học liên quan đến chuyển đổi số: Phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytics), Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence), Internet kết nối vạn vật (Internet of Things), công nghệ chuỗi khối (Blockchain), điện toán đám mây (Cloud Computing), …. trong đó các kỹ năng quan trọng nhất có thể không liên quan đến việc sử dụng trực tiếp công nghệ số, nhưng sẽ liên quan đến nhận thức về cách công nghệ số ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. Thứ tư: Xây dựng khung năng lực số cho học sinh phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội địa phương. Nghĩa là cơ sở hạ tầng của địa phương sẽ chi phối cho sự phát triển của năng lực số Thứ năm: Các nhân tố để hình thành khung năng lực số cho học sinh cần được xác định ở gia đình, xã hội và ở nhà trường. Ở nhà trường năng lực số được hình thành thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và đặc biệt ở môn Tin học. I,2.2.b1. Khung năng lực số của học sinh Nội dung Khung NLS của học sinh trung học bao gồm 7 miền năng lực, 26 năng lực thành phần (dựa trên Khung năng lực của UNESCO-2019). Cụ thể như sau: Miền Năng lực Năng lực thành phần 1. Sử dụng 1.1 Sử dụng thiết bị phần cứng các thiết Xác định và sử dụng được các chức năng và tính năng thiết bị phần bị kỹ thuật cứng của thiết bị số. số 1.2 Sử dụng phần mềm trong thiết bị số Biết và hiểu về dữ liệu, thông tin và nội dung số cần thiết, sử dụng đúng cách các phần mềm của thiết bị số. 2. Kĩ năng 2.1 Duyệt, tìm kiếm và lọc dữ liệu, thông tin và nội dung số về thông Xác định được thông tin cần tìm, tìm kiếm được dữ liệu, thông tin và tin và dữ nội dung trong môi trường số, truy cập đến chúng và điều hướng liệu. giữa chúng. Tạo và cập nhật các chiến lược tìm kiếm 2.2 Đánh giá dữ liệu, thông tin và nội dung số Phân tích, so sánh và đánh giá được độ tin cậy, tính xác thực của các nguồn dữ liệu, thông tin và nội dung số. Phân tích, diễn giải và đánh giá đa chiều các dữ liệu, thông tin và nội số. 10
- 2.3 Quản lý dữ liệu, thông tin và nội dung số Tổ chức, lưu trữ và truy xuất được các dữ liệu, thông tin và nội dung trong môi trường số. Tổ chức, xử lý và sử dụng hiệu quả công cụ số và thông tin tìm được để đưa ra những quyết định sáng suốt trong môi trường có cấu trúc. 3. Giao 3.1 Tương tác thông qua các thiết bị số tiếp và Tương tác thông qua công nghệ và thiết bị số và lựa chọn được Hợp tác phương tiện số phù hợp cho ngữ cảnh nhất định để sử dụng . 3.2 Chia sẻ thông qua công nghệ số Chia sẻ dữ liệu, thông tin và nội dung số với người khác thông qua các công nghệ số phù hợp. Đóng vai trò là người chia sẻ thông tin từ nguồn thông tin đáng tin cậy. 3.3 Tham gia với tư cách công dân thông qua công nghệ số Tham gia vào xã hội thông qua việc sử dụng các dịch vụ số. Sử dụng công nghệ số phù hợp để thể hiện quyền công dân và tìm kiếm cơ hội tự phát triển bản thân. 3.4 Hợp tác thông qua công nghệ số Sử dụng các công cụ và công nghệ số trong hoạt động hợp tác, cùng kiến tạo tài nguyên và kiến thức. 3.5 Chuẩn mực giao tiếp Nhận thức được các chuẩn mực hành vi và biết cách thể hiện các chuẩn mực đó trong quá trình sử dụng công nghệ số và tương tác trong môi trường số. Điều chỉnh các chiến lược giao tiếp phù hợp với đối tượng cụ thể và nhận thức đa dạng văn hóa và thế hệ trong môi trường số. 3.6 Quản lý định danh cá nhân Tạo, quản lý và bảo vệ được thông tin định danh cá nhân1 trong môi trường số, bảo vệ được hình ảnh cá nhân và xử lý được dữ liệu được tạo ra thông qua một số công cụ, môi trường và dịch vụ số. 4. Sáng tạo 4.1 Phát triển nội dung số sản phẩm Tạo và chỉnh sửa nội dung kỹ thuật số ở các định dạng khác nhau, số thể hiện được bản thân thông qua các phương tiện số. 11
- 4.2 Tích hợp và tinh chỉnh nội dung số Sửa đổi, tinh chỉnh, cải tiến và tích hợp thông tin và nội dung vào kiến thức đã có nhằm tạo ra sản phẩm mới, nguyên bản và phù hợp. Trình bày và chia sẻ được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm số đã tạo lập. 4.3 Bản quyền Hiểu và thực hiện được các quy định về bản quyền đối với dữ liệu, thông tin và nội dung số. 4.4 Lập trình Viết các chỉ dẫn (dòng lệnh) cho hệ thống máy tính nhằm giải quyết một vấn đề hoặc thực hiện nhiệm vụ cụ thể. 5. An toàn 5.1 Bảo vệ thiết bị kĩ thuật số Bảo vệ các thiết bị và nội dung số, Hiểu về các rủi ro và mối đe dọa trong môi trường số. Biết về các biện pháp an toàn và bảo mật, chú ý đến độ tin cậy và quyền riêng tư. 5.2 Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong môi trường số. Hiểu về cách sử dụng và chia sẻ thông tin định danh cá nhân đồng thời có thể bảo vệ bản thân và những người khác khỏi tổn hại. Hiểu về “Chính sách quyền riêng tư” của các dịch vụ số là nhằm thông báo cách thức sử dụng dữ liệu cá nhân/ 4.3 Bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất Có các biện pháp phòng tránh các tác động tiêu cực tới sức khỏe và các mối đe dọa đối với thể chất và tinh thần khi khai thác và sử dụng công nghệ số; Bảo vệ bản thân và những người khác khỏi những nguy hiểm trong môi trường số (ví dụ: bắt nạt trên mạng). Có khả năng đối mặt được với khó khăn, tình huống khó khăn trong môi trường số. Nhận thức về công nghệ số vì lợi ích xã hội và hòa nhập xã hội. 5.4 Bảo vệ môi trường Hiểu về tác động/ ảnh hưởng của công nghệ số đối với môi trường và có các hành vi sử dụng công nghệ số đảm bảo không gây hại tới 12
- môi trường. 6.Giải 6.1 Giải quyết các vấn đề kĩ thuật quyết vấn Xác định các vấn đề kỹ thuật khi vận hành thiết bị số và giải quyết đề được các vấn đề này (từ xử lý sự cố đến giải quyết các vấn đề phức tạp hơn). 6.2 Xác định nhu cầu và phản hồi công nghệ Đánh giá phân tích nhu cầu và từ đó xác định, đánh giá, lựa chọn, sử dụng các công cụ số và giải pháp công nghệ tương ứng khả thi để giải quyết các nhu cầu đề ra. Điều chỉnh và tùy chỉnh môi trường số theo nhu cầu cá nhân (ví dụ: khả năng tiếp cận). 6.3 Sử dụng sáng tạo thiết bị số Sử dụng các công cụ và công nghệ số để tạo ra kiến thức và cải tiến các quy trình và sản phẩm. Thu hút cá nhân và tập thể vào quá trình tìm hiểu và giải quyết các vấn đề về nhận thức và tình huống có vấn đề trong môi trường số. 6.4 Xác định thiếu hụt về năng lực số Hiểu về những thiếu hụt cần phát triển trong năng lực số của bản thân. Có thể hỗ trợ người khác phát triển năng lực số. Tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân và luôn cập nhật thành tựu kỹ thuật số. 6.5 Tư duy máy tính (Computational thinking) Diễn đạt được các bước xử lý một vấn đề theo kiểu thuật toán (các bước tuần tự và logic để giải quyết vấn đề). 7.Năng lực 7.1 Vận hành những công nghệ số đặc trưng trong một lĩnh vực định đặc thù hướng Xác định và sử dụng được các công cụ và công nghệ số chuyên biệt nghề cho một lĩnh vực cụ thể. nghiệp liên quan 7.2 Diễn giải, thao tác với dữ liệu và nội dung kĩ thuật số cho một lĩnh vực đặc thù Hiểu, phân tích và đánh giá được dữ liệu chuyên ngành, thông tin và nội dung số cho một lĩnh vực cụ thể trong môi trường số. Việc thiết kế mức độ năng lực số cho từng cấp học sẽ góp phần quan trọng giúp các nhà trường, các tổ chức, cá nhân xã hội trong việc lập kế hoạch dạy học. 13
- Năng lực số sau mỗi cấp học thể hiện một mức tăng trưởng thể hiện ở mức độ nhận thức của học sinh, mức độ phức tạp của các nhiệm vụ mà học sinh xử lý được cũng như mức độ tự chủ của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ. I.2.3. Vị trí, vai trò của việc vận dụng năng lực số trong giờ học Ngữ Văn. Như chúng ta đã biết môn học Ngữ văn là môn bắt buộc trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp THPT với số tiết 105 tiết/01 năm. Đây là môn học công cụ, mang tính nhân văn, thông qua việc trang bị các tri thức về tiếng Việt, văn học, môn Ngữ Văn tạo điều kiện để học sinh phát triển các Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, Năng lực giao tiếp và hợp tác,Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo và Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ, giáo dục tình cảm và nhân cách cho người học. Với vai trò giúp học sinh phát triển kĩ năng sử dụng tiếng Việt, làm công cụ để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường, ở môn Ngữ văn tất cả các Năng lực và phẩm chất trên đây đều được phát triển thông qua các hoạt động dạy học. Với đặc trưng trong ngữ liệu, mục tiêu, nội dung, đối tượng,… dạy học, môn Ngữ văn có nhiều lợi thế để ứng dụng năng lực số, mở rộng không gian dạy học, không chỉ trong lớp học mà còn ở bên ngoài lớp học, giúp học sinh phát triển kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, nâng cao chất lượng dạy học. II. CƠ SỞ THỰC TIẾN II.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực số cho học sinh Chúng ta đang thực hiện chương trình giáo dục trong sự tác động mạnh mẽ của thời đại công nghệ số. Do vậy để làm tốt chức trách của mình là phát triển toàn diện năng lực học sinh chúng ta phải nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực số của học sinh. Gần đây, nghiên cứu của UNESCO cũng chỉ ra phát triển năng lực số có liên quan đến các yếu tố sau: Thứ nhất, năng lực số bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi việc sử dụng hơn là tiếp cận. Điều này được hiểu là việc có được thiết bị CNTT-TT không đảm bảo rằng nó sẽ được sử dụng trong thực tế. Thực tế chứng minh rất nhiều cơ sở hạ tầng, thiết bị cộng nghệ thông tin nhiều lúc bị “đắp chiếu” không được đưa vào khai thác sử dụng. Một trong những lí do nữa đó là tư duy lo sợ học sinh sử dụng không đúng cách, thay cho việc hướng dẫn thì có rất nhiều người suy nghĩ tiêu cực là cấm đoán luôn. Thứ hai, điều quan trọng không phải là thời gian ngồi trước máy tính mà là việc khai thác hết các chức năng của máy tính, cả ở nhà và ở trường. Nghĩa là đừng để thời gian vô ích của học sinh trước công nghệ với những trò vớ vẩn, nhảm nhí, vô bổ. Nhận thức được sự ảnh hưởng của yếu tố này sẽ giúp ta có định hướng khai thác công nghệ thông tin cho người học tốt nhât. 14
- Thứ ba, kỹ năng số bị ảnh hưởng bởi số năm trẻ sử dụng máy tính: càng sớm có kỹ năng số thì tác động càng lớn. Điều này là một trong những yếu tố được nghiên cứu nhằm thay đổi cách nhìn về sử dụng máy tính của giới trẻ. Thay đổi nhận thức về sự tác động tiêu cực của nó đây chính là sự cần thiết biến cái hạn chế, bất lợi thành cái tiềm năng động lực. Thứ tư, cần tăng cường kỹ năng về ngôn ngữ viết của học sinh như đọc, hiểu và xử lý văn bản để phát triển các kỹ năng số cho các em. Thứ năm, việc giáo viên ứng dụng CNTT-TT có mối tương quan tích cực với trình độ kỹ năng số của học sinh: nếu nhà trường muốn phát triển tốt nhất kỹ năng số của học sinh thì cần phải đầu tư vào đào tạo CNTT-TT cho giáo viên, đồng thời hỗ trợ tích hợp CNTT-TT vào chương trình giảng dạy. Như vậy việc nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực số cho học sinh sẽ giúp cho giáo viên có những điều chỉnh trong cách nhìn, cách nghĩ về ứng dụng công nghệ trong dạy học. Từ đó cho thấy sự cần thiết trong sử dụng khung năng lực số phù hợp với điều kiện dạy học của địa phương. II.2 Thực trạng vận dụng năng lực số trong dạy học Văn chính luận Dạy học Văn chính luận là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục Ngữ Văn phổ thông. Bởi đây là thể loại văn học mang tầm vóc thời đại nó sẽ phát huy, bồi đắp cho phẩm chất yêu nước của mỗi người học. Lòng tự hào trong mỗi con người luôn trào dâng trong mỗi áng văn chính luận, giúp người đọc phát huy năng lực phẩm chất của mình một cách rõ ràng nhất, đầy đủ nhất. Như chúng đều biết mục đích của văn chính luận là bàn bạc, thảo luận, phê phán hay truyền bá tức thời một tư tưởng, một quan điểm nào đó nhằm phục vụ trực tiếp cho lợi ích của một tầng lớp, một giai cấp nhất định. Chính vì thế, tác phẩm chính luận bao giờ cũng thể hiện khuynh hướng tư tưởng, lập trường công dân rõ ràng. Tình cảm sục sôi, luận chiến quyết liệt và tính khuynh hướng công khai là những dấu hiệu quan trọng của phong cách chính luận. Tất cả những cái đó làm cho giọng điệu, cấu trúc và chức năng của lời văn chính luận gần gũi với giọng điệu, cấu trúc và chức năng của lời văn tuyên truyền, hùng biện. Tính chất luận thuyết đã trở thành đặc trưng cơ bản của thể loại này. Do đó việc khai thác năng lực số hợp lí sẽ tăng sức hấp dẫn để học sinh khám phá, tìm tòi và tự lĩnh hội cũng như bày tỏ quan điểm của mình. Cái hay là thế nhưng trên thực tế khảo sát, tìm hiểu dự giờ đồng nghiệp dạy thể loại này qua hai văn bản Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi và Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh chúng tôi thấy một thực trang vận dụng năng lực số rất đáng băn khoăn, trăn trở: Điều đầu tiên mà chúng ta dễ nhận thấy nhất đó chính là sự thiếu linh hoạt khi vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Việc điều tiết không hợp lí trong sử dụng công nghệ thông tin đã làm cho kế hoạch bài dạy ít thành công. Hầu hết giáo viên thường chú trọng đến ứng dụng ICT trong phần khởi động bài học còn ở các hoạt động khác thì mờ nhạt, điều này thì đúng nhưng chưa đủ, bởi lẽ chúng ta 15
- cần nhìn nhận lại, đánh giá lại điều này. Bởi lẽ một kế hoạch bài dạy phải xây dựng trên tất cả các hoạt động chứ không thể theo kiểu đầu voi đuôi chuột được. Khi dạy thể loại này chúng ta nên cho học sinh tìm hiểu ở nhà, trước khi đọc hiểu các vấn đề ngoài văn bản như tác giả, hoàn cảnh sáng tác, ý kiến tranh luận...trên không gian mạng. Điều này thực sự bổ ích cho khả năng làm chủ bản thân của học sinh khi giải quyết vấn đề. Mặt khác do đặc trưng của thể loại văn chính luận khác với văn học nghệ thuật, văn chính luận trình bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận, lí lẽ. giữ vai trò đặc biệt trong các cuộc đấu tranh xã hội, trong lịch sử văn hóa của nhân loại nói chung, của dân tộc ta nói riêng. Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là những tác phẩm chính luận bất hủ. Vì vậy thông tin, đánh giá hay tư liệu về hai tác phẩm này vô cùng phong phú, đa dạng, cho nên nhất thiết phải làm chủ được năng lực số để khai thác vấn đề . Nếu chúng ta không khai thác được nguồn tư liệu này học sinh dễ bị nhàm chán, nhận thức phiến diện về tác phẩm. 16
- CHƯƠNG II: MỘT SỐ SÁNG KIẾN VẬN DỤNG NĂNG LỰC SỐ VÀO DẠY HỌC VĂN CHÍNH LUẬN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT I. SÁNG KIẾN VẬN DỤNG NĂNG LỰC SỐ TRONG DẠY HỌC VĂN CHÍNH LUẬN I.1. Vận dụng năng lực số vào dạy học Văn chính luận Như chúng ta đã biết dạy học văn chính luận trong nhà trường THPT hiện nay đã và đang được các thầy cô giáo đặc biệt quan tâm. Bởi vì sức hấp dẫn mà thể loại này mang lại cho cả người dạy lẫn người học. Trong dạy học truyền thống thì chúng ta thường sử dụng phương pháp thuyết trình để cho học sinh hiểu, biết về tri thức. Ở đó người học thường thụ động trong việc tìm hiểu tri thức do vậy mà kiến thức thường hay bị lãng quên theo thời gian. Dạy học hiện đại đã tạo sự chủ động sáng tạo trong tìm kiếm tri thức của người học. Đa dạng hóa phương pháp dạy học cũng đồng nghĩa đa dạng hóa hoạt động học tập của người học. Tri thức đọc hiểu không còn bó hẹp ở trong hai bìa sách, bốn bức tường và khoảng thời gian nhất định nữa mà lúc này sẽ hình thành năng lực cho học sinh làm chủ tri thức, tự tìm kiếm và tự giải quyết vấn đề. Công nghệ thông tin phát triển đã tạo điều kiện cho người học tự tìm tòi tiếp cận kiến thức của bài học. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao trong việc sử dụng năng lực số vào dạy học văn chính luận chúng tôi có một số sáng kiến sau: Thứ nhất là chúng ta phải có định hướng cho học sinh trong việc khai thác thông tin trên không gian số. Nhất thiết phải đánh giá được thông tin trên môi trường ấy, làm chủ được bản thân, có hướng tiếp cận tích cực, phát huy cao độ phẩm chất yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Văn chính luận là một trong những thể loại nhạy cảm, mang tính thời sự, vì vậy không ít kẻ xấu lợi dụng vào để đưa đến một thông tin sai lệch trong rất nhiều thông tin chính thống. Sự ranh ma của bọn phản động là đưa thông tin rất nhiều, cái giống thật là lớn nhưng lại cài vào một vài thông tin bẩn để đánh vào tâm lí của con người. Khi dạy học Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh học sinh cần nắm bắt, làm chủ được cảm xúc trong hoàn cảnh ấy. Cần chống các luận điệu xuyên tạc về thời cơ giành độc lập dân tộc của đất nước ta. Không phải là chúng ta nhặt được chính quyền mà cần thấy đó là thành quả tất yếu của quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc trong suốt thời gian của lịch sử. Từ dẫn dụ đó cho thấy việc đánh giá dữ liệu thông tin là vô cùng quan trọng của người học trong thời đại bùng nổ thông tin. Thứ hai là cần vận dụng năng lực số trong khả năng sử dụng của học sinh chứ không phải là thời gian được ngồi trước máy tính. Việc tương tác thông qua các thiết bị số có vai trò lớn để học sinh có thể trao đổi, thảo luận và đi đến thống nhất quan điểm. Đơn cử như trên Zalo hay Facebook người dùng có thể tạo ra một vấn đề để cùng thảo luận trên nhóm kín. Sự tranh luận đó sẽ rất khách quan, thẳng thắn tuy là gián tiếp nhưng việc không chạm mặt cũng sẽ giúp cho người học có 17
- thể tự tin trao đổi quan điểm của mình. Tuy nhiên khi tương tác nhóm trên không gian số rất cần có quan điểm được thống nhất của thầy và trò là không bàn đến những vấn đề trái với thuần phong mĩ tục của dân tộc. Tương tác thông qua các thiết bị số sẽ giúp cho giáo viên khi dạy học văn chính luận trong vấn đề rộng lớn, mang tính thời sự của thể loại mang đến. Chẳng hạn khi như từ lòng yêu nước được học từ tác phẩm anh chị hãy nêu trách nhiệm của cá nhân trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước trong thời đại ngày nay. Rõ ràng vấn đề vừa lớn, vừa nhạy cảm này sẽ được học sinh thảo luận bàn bạc trên không gian mạng một cách sôi nổi và cơ sở để tìm ra chân lí. Thứ ba là khi vận dụng năng lực số vào dạy học Văn chính luận chúng ta cần có sự lựa chọn hợp lý cho các phần mềm, khai thác phần mềm tạo ra video, hình ảnh. Bởi lẽ văn chính luận là những áng văn gắn liện với sự kiện trọng đại của dân tôc, đất nước. Do đó khi sử dụng các phần mềm cũng cần thiết sử dụng các phần mềm mang tính chính thống, được bảo vệ nghiêm ngặt. Điều đó sẽ giúp cho sự tôn nghiêm của văn bản chính luận càng được thể hiện, Thứ tư là cần thiết có quy chuẩn để tìm kiếm thông tin trên Internet, làm chủ tri thức để đánh giá khách quan vấn đề I.2. Vận dụng Năng lực số trong dạy học Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi và Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh I.2.1. Trước giờ học Chương trình giáo dục mới đã hướng tới một kĩ năng quan trọng đó là đào tạo ra những con người không chỉ làm được, thể hiện được năng lực của bản thân trong cuộc sống mà là con người tự chủ trong cảm xúc, biết lắng nghe và biết giải quyết vấn đề. Để thực hiện điều đó thì một trong những mấu chốt quan trọng là đào tạo ra những con người có kĩ năng tự học, tự tìm tòi khám phá tri thức của nhân loại để phục vụ cho bản thân. Quan điểm xuyên suốt là học tập suốt đời được tất cả những nhà giáo dục tiên tiến xác lập. Đối với môn Ngữ Văn thì trước đây trong phương pháp dạy học truyền thống chúng ta thường cho học sinh sọan bài ở nhà để chuẩn bị cho bài mới. Bài soạn văn ấy thường bó hẹp trong pham vi là trả lời các câu hỏi có sẵn trong sách giáo khoa. Điều đó đã bó hẹp khả năng tìm kiếm tri thức của học sinh. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin học sinh có thể khai thác trên nền tảng không gian mạng một cách đa dạng và phong phú. Tuy nhiên đây cũng là con giao hai lưỡi bởi lẽ nếu vận dụng không đúng về năng lực số có thể chúng ta sẽ không đạt được những kết của mong muốn. Khung năng lực số của giáo viên và học sinh lúc này sẽ đóng vai trò chuẩn cho việc tìm tòi khám phá. Khung làm chuẩn chúng ta sẽ không bị sa đà trên không gian số và cũng không bị hời hợt, dễ giãi cho xong nữa. Hơn thế nữa học sinh phải biết làm chủ cảm xúc của mình, biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề trước sự đa chiều của thông tin. 18
- Dạy học Văn chính luận - một thể loại văn học vừa có tình chất văn chương vừa có tính lịch sử mang tầm vóc thời đại. Người yêu quý độc lập dân tộc rất đáng trân quý nhưng kẻ chối bỏ vinh quang ấy cũng có dư. Cho nên cần có hệ thống vấn đề để học sinh tìm hiểu để không bị sai lệch vấn đề trọng tâm. Từ quan điểm này chúng ta thấy nhất thiết phải có khung năng lực số để học sinh và giáo viên đều khai thác vấn đề trong chuẩn và hơn thế là làm chủ cảm xúc, cũng như tự giải quyết vấn đề. Cách thức thực hiện + Xác định phần mềm hỗ trợ: Việc xác định phầm mềm hỗ trợ chính là trả lời cho câu hỏi dùng cái gì để đạt mục đích, hiệu quả gì ? Khi chúng ta xác định được phương tiện một cách phù hợp nhất mới cáo thể có hiệu quả cao nhất cho công việc. Hiên nay trên không gian mạng có rất nhiều sự lựa chọn cho người dùng về các công cụ tièm kiếm từ đơn giản đến phức tạp. Tùy vào học sinh của vùng miền, cơ sở hạ tầng công nghệ của địa phương mà chúng ta lựa chọn phần mềm cho phù hợp. + Thông tin về thể loại: Dạy học theo thể loại trong môn Ngữ Văn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành năng lực tự đọc của học sinh. Nghĩa là học sinh sẽ biết đọc hiểu một văn bản cùng thể loại với nó. Hơn nữa người học nắm rõ đặc điểm thể loại sẽ có những phương pháp tiếp cận văn bản rõ ràng, khoa học hơn. Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi và Tuyên Ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là hai tác phẩm văn chính luận mẫu mực gắn liền với hai sự kiện trọng đại của lịch sử dân tộc. Hai tác phẩm được xem là những áng thiên cổ hùng văn về độc lập, tự do của dân tộc ta. Học sinh cần nắm vững được sự kết hợp giữa cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề để tuyên bố chính luận lịch sử là đặc trưng cơ bản của thể loại này. + Thông tin về tác giả: Học sinh tìm kiếm thông tin về tác giả trên không gian mạng cần làm chủ được cảm xúc của mình, biết phân biệt đúng sai. + Thông tin về tác phẩm: Đây là yêu cầu quan trọng đối với dạy học bởi lẽ thông tin về tác phẩm hiện nay trên mạng Internet vô cùng phong phú. Hai tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi và Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là hai áng văn lịch sử bất hủ. Hai tác phẩm mang tầm vóc thời đại này luôn là niềm tự hào của người Việt chính vì lẽ đó bọn phản động thường len lỏi vào để vu khống, làm sai lệch đi giá trị lịch sử cũng như giá trị văn chương mà tác phẩm mang lại I.2.2. Trong giờ học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu/Khởi động Trong thiết kế Kế hoạch bài dạy thì hoạt động mở đầu mang tính chất khởi động tạo tâm thế tiếp nhận cho người học. Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn là con đường nhận thức chân lí là một nguyên lí bất biến. Việc đặt vấn đề nội dung trọng tâm của bài học là sự động não đầu tiên tác động đến học sinh. Do đó chúng ta thấy sự cần thiết sử dụng năng lực 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 140 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 42 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p | 38 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung phần Công dân với đạo đức môn GDCD lớp 10 nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học sinh tại trường THPT Thái Lão
43 p | 35 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong chương trình Hóa học hữu cơ 11
74 p | 43 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 46 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng lí thuyết chuẩn độ axit – bazơ trong giảng dạy Hóa học ở trường chuyên và phục vụ bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, Quốc tế
143 p | 37 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức tích hợp để dạy kỹ năng đọc hiểu - Unit 9 - Preserving The Environment - Tiếng Anh 10 thí điểm
71 p | 62 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 75 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng định lý Thales để tìm lời giải cho các bài toán hình học tọa độ trong mặt phẳng
35 p | 28 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng nguyên tắc tích hợp trong dạy làm văn dạng bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
29 p | 45 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn