Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp lập bảng biểu, phương pháp dạy học tích hợp liên môn để dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ 1930 - 1945
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm giúp giáo viên chúng ta nhìn nhận đúng về vai trò, vị trí của việc lập bảng hệ thống hóa kiến thức, dạy học tích hợp liên môn trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Từ đó, giáo viên tăng cường đưa các loại câu hỏi lập bảng, câu hỏi tích hợp liên môn vào việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh để rèn luyện cho các em kĩ năng hệ thống hóa kiến thức và phát huy tuy duy sáng tạo của các em.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp lập bảng biểu, phương pháp dạy học tích hợp liên môn để dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ 1930 - 1945
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT XUÂN HÒA =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP LẬP BẢNG BIỂU, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN ĐỂ DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 19301945 Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Dung Mã sáng kiến: 37.57.01
- MỤC LỤC (Trích: Vịnh cách mạng 1930 1931 Nguồn Internet) ................................... 28 (Trích: Vịnh cách mạng 1930 1931 Nguồn Internet) ..................................... 28 (Trích: Vịnh cách mạng 1930 1931 Nguồn Internet) ..................................... 29 Kiểm tra chất lượng dạy học thực nghiệm bằng cách cho cả 2 lớp làm bài kiểm tra 15 phút vào đầu tiết học sau. Đề kiểm tra (PHỤ LỤC 3). ............ 46 Lớp thực nghiệm là lớp 12A4. Lớp đối chứng là lớp 12A5. ..................... 46 Tiêu chuẩn đánh giá: học sinh làm bài tự luận, điểm số được cho dựa trên đáp án. ............................................................................................................. 46 Điểm tối đa ..................................................................................................... 46 10 điểm ........................................................................................................... 46 Điểm giỏi ........................................................................................................ 46 9 đến 10 điểm ................................................................................................. 46 Điểm khá ......................................................................................................... 46 7 đến dưới 9 điểm .......................................................................................... 46 Điểm trung bình .............................................................................................. 46 5 đến dưới 7 điểm .......................................................................................... 46 Điểm yếu ........................................................................................................ 46 3 đến dưới 5 điểm .......................................................................................... 46 Điểm kém ........................................................................................................ 46 Còn lại từ 0 đến dưới 3 điểm ........................................................................ 46 3.4. Kết quả thực nghiệm .............................................................................. 46 Sau khi chấm bài theo đúng thang điểm đã quy định, xép loại theo mức giỏi, khá, trung bình, yếu, kém, tôi thu được kết quả thực nghiệm như sau: 46 .........................................................................................................................
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Các cơ sở để lựa chọn vấn đề viết sáng kiến: * Cơ sở lí luận: Nhận thức của học sinh THPT không chỉ dừng lại là nhận thức cảm tính mà là nhận thức lý tính. Nhận thức là cơ sở để hình thành tư tưởng, tình cảm. Nhận thức càng sâu sắc thì tư tưởng, tình cảm càng đúng đắn, tốt đẹp. Bộ môn Lịch sử ở trường THPT có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhận thức để hình thành thế giới quan, nhân sinh quan cho học sinh. Trong dạy học Lịch sử, phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức, so sánh, phương pháp dạy học tích hợp liên môn có vai trò hết sức quan trọng: tạo hứng thú học tập, khắc sâu kiến thức, phát triển các thao tác tư duy và khả năng tư duy sáng tạo của học sinh. Trên cơ sở đó giúp giáo viên chúng ta nhìn nhận đúng về vai trò, vị trí của việc lập bảng hệ thống hóa kiến thức, dạy học tích hợp liên môn trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Từ đó, giáo viên tăng cường đưa các loại câu hỏi lập bảng, câu hỏi tích hợp liên môn vào việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh để rèn luyện cho các em kĩ năng hệ thống hóa kiến thức và phát huy tuy duy sáng tạo của các em. * Cơ sở thực tiễn: Là một giáo viên dạy học Lịch sử, tôi luôn cố gắng nghiên cứu tìm hiểu cách thức, phương pháp dạy học tích cực để giúp học sinh học tập và làm bài thi đạt kết quả cao nhất. Sáng kiến sẽ đưa ra phương pháp giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh, sâu sắc và nhớ lâu bằng những cách thức đơn giản mà lại không nhàm chán. Qua đó rèn luyện cho học sinh các kĩ năng tư duy, thực hành (tổng hợp, 1
- khái quát, lập bảng…). Từ đó giúp các em có lòng say mê, yêu thích, ý thức học tập bộ môn mang tính chủ động và tích cực. Qua thực tiễn đứng lớp tôi nhận thấy việc hướng dẫn học sinh lập bảng hệ thống kiến thức, vận dụng kiến thức các môn học khác như văn học, địa lí, âm nhạc… để học lịch sử có tác dụng rất lớn, các em say mê và hào hứng hơn với môn học, với những bài kiến thức dài và khó cũng không bị nhàm chán. Với giáo viên, việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực như lập bảng, tích hợp liên môn cũng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học và năng lực chuyên môn của chính mình. * Tính cấp thiết của vấn đề: Vận dụng phương pháp lập bảng biểu và dạy học tích hợp liên môn trong dạy học lịch sử không phải là vấn đề mới, đây là những phương pháp dạy học tích cực đã được nhiều giáo viên áp dụng và chia sẻ kinh nghiệm. Cuộc thi dạy học tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn của Bộ giáo dục và đào tạo tổ chức hàng năm cũng đã vinh danh rất nhiều giáo viên, học sinh đạt giải cao qua các bài thi. Tuy nhiên, các bài thi mới chỉ dừng lại ở việc giải quyết các vấn đề hoặc các đơn vị kiến thức nhỏ lẻ, chưa có tính hệ thống theo từng giai đoạn lịch sử nhất định. Các công trình liên quan đến vấn đề nghiên cứu mà tôi biết đều có đề cập đến các phương pháp dạy học tích cực ở các góc độ khác nhau nhưng đó là các công trình viết chung chung mang tính lí luận, hoặc có ví dụ minh chứng nhưng ví dụ nằm rải rác trong chương trình bộ môn, không có công trình nào nghiên cứu theo từng mảng hệ thống kiến thức: + Hệ thống các phương pháp dạy học Lịch sử ở trường THCS, Trịnh Đình Tùng (Chủ biên), NXB Sư phạm, 2016. + Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử Trung học phổ thông, Trịnh Đình Tùng (Chủ biên), NXB Sư phạm, 2016. 2
- + Phương pháp dạy học lịch sử, Phan Ngọc Liên Trần Văn Trị, NXB Giáo dục, 1999. + Các loại bài thi học sinh giỏi môn Lịch sử, Phan Ngọc Liên (Chủ biên), NXB Hà Nội, 2007. + Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh, Quyển 1 Khoa học tự nhiên, Quyển 2 Khoa học xã hội, NXB Sư phạm, 2016. Ngoài ra hệ thống sách tham khảo, sách giáo viên khối 10, 11, 12 cũng đã ít nhiều đề cập đến các phương pháp dạy học tích cực và đã được đưa vào sử dụng. Sáng kiến của tôi lần đầu tiên sử dụng một cách có hệ thống hai phương pháp dạy học tích cực (phương pháp lập bảng thống kê và phương pháp dạy học tích hợp liên môn) vào giai đoạn lịch sử 19301945. 2. Tên sáng kiến: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP LẬP BẢNG BIỂU, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN ĐỂ DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1930 1945. 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Nguyễn Thị Dung Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Xuân Hòa Số điện thoại: 0988450177. E_mail:nguyenthidung.gvxuanhoa@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Dung GV Trường THPT Xuân Hòa, Phúc Yên. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: sáng kiến có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy bộ môn Lịch sử, Văn học, Địa lí ở trường phổ thông hoặc làm tài liệu hỗ trợ quá trình tự học của học sinh. 3
- Vấn đề mà sáng kiến giải quyết: Sáng kiến của tôi tập trung giải quyết tốt các vấn đề sau đây: + Hệ thống lại kiến thức cơ bản phần Lịch sử Việt Nam từ 19301945 (tương đương với các bài 14, 15, 16 trong sách giáo khoa Lịch sử 12 NXB Giáo dục, Ban cơ bản). + Cách thức sử dụng phương pháp lập bảng thống kê, bảng hệ thống kiến thức, bảng so sánh để học phần Lịch sử Việt Nam từ 19301945. + Vận dụng kiến thức các môn Văn học, Địa lý, Âm nhạc để học phần Lịch sử Việt Nam từ 19301945. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 14/11/2019. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Về nội dung của sáng kiến Nội dung của sáng kiến được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận. Chương 2: Vận dụng phương pháp lập bảng biểu, phương pháp dạy học tích hợp liên môn để dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ 1930 1945. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. 4
- NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Một số khái niệm Phương pháp dạy học: là con đường, cách thức định hướng cho hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học. Ở quá trình đó Thầy có hai chức năng: tổ chức, điều khiển, hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức và truyền đạt (kiến thức học sinh chưa biết); Trò có hai chức năng và quyền hạn là chủ động lĩnh hội kiến thức và quyền được nêu thắc mắc, câu hỏi để giáo viên giải đáp. Phương pháp dạy học tích cực: Là phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Phương pháp dạy học tích cực là hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, tức là tập kết vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập kết vào phát huy tính tích cực của người dạy. Đổi mới phương pháp trong dạy học Lịch sử: là chuyển từ dạy học dựa vào trí nhớ của học sinh, sự bắt chước (thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép) sang việc dạy học để phát triển nhân cách toàn diện, trong đó nhấn mạnh năng lực sáng tạo trong tư duy và hoạt động học của học sinh. Bảng hệ thống kiến thức lịch sử: Còn được gọi là bảng niên biểu. Thực chất đó là bảng hệ thống kiến thức theo thứ tự thời gian, hoặc nêu các mối liên hệ giữa các sự kiện cơ bản của một nước hay nhiều nước trong một thời kì. Hệ thống kiến thức bằng bảng niên biểu giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản, tạo điều kiện cho tư duy logic, liên hệ tìm ra bản chất của sự kiện, nội dung lịch sử. Có ba loại bảng niên biểu: + Niên biểu tổng hợp: Bảng liệt kê các sự kiện lớn xảy ra trong thời gian dài. Loại niên biểu này giúp học sinh không chỉ ghi nhớ những sự kiện chính mà còn nắm được các mốc thời gian đánh dấu mối quan hệ của các sự kiện quan trọng. 5
- + Niên biểu chuyên đề: Đi sâu trình bày nội dung một vấn đề quan trọng nổi bật nào đó của một thời kì lịch sử nhất định nhờ đó mà học sinh hiểu được bản chất sự kiện một cách toàn diện, đầy đủ. + Niên biểu so sánh: Dùng để đối chiếu, so sánh các sự kiện xảy ra cùng một lúc trong lịch sử, hoặc ở thời gian khác nhau nhưng có những điểm tương đồng, dị biệt nhằm làm nổi bật bản chất, đặc trưng của các sự kiện ấy, hoặc để rút ra một kết luận khái quát. Bảng so sánh là một dạng của niên biểu so sánh nhưng có thể dùng số liệu và cả tài liệu sự kiện chi tiết để làm rõ bản chất, đặc trưng của các sự kiện cùng loại hoặc khác loại. Dạy học tích hợp liên môn: Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học "tích hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp. Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông... Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Chủ đề tích hợp liên môn là những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học, thể hiện ở sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, quá trình trong tự nhiên hay xã hội. Các chủ đề tích hợp liên môn có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho 6
- học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, nhờ đó năng lực và phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển. Ngoài ra, dạy học các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. 1.2. Đặc điểm nhận thức của học sinh THPT trong học tập lịch sử Quá trình nhận thức của học sinh có những điểm giống với nhận thức của các nhà khoa học là cùng diễn ra theo quy luật chung: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Giai đoạn trực quan trong nhận thức lịch sử của học sinh là quá trình tiếp xúc với các tài liệu mang tính gián tiếp. Trong học tập lịch sử, trước hết, học sinh tri giác tài liệu về sự kiện, quá trình lịch sử cụ thể để tạo biểu tượng. Giai đoạn tiếp theo, bằng hoạt động tư duy tích cực, độc lập, học sinh đi đến những tri thức trừu tượng, khái quát. Trên cơ sở đó học sinh nắm được nội hàm từng khái niệm, hệ thống khái niệm lịch sử. Tiếp đó, học sinh phải vận dụng kiến thức trong đó có kiến thức liên môn để tạo ra trong tư duy những mối liên hệ giữa kiến thức cũ với những điều mới, điều chưa biết để trên cơ sở đó tìm ra bản chất sự kiện, hiểu sự kiện lịch sử một cách toàn diện. Học sinh biết sử dụng hiểu biết về quá khứ để hiểu hiện tại, hành động trong thực tiễn và biết định hướng tương lai. 1.3. Tóm tắt kiến thức phần Lịch sử Việt Nam từ 19301945 Phần lịch sử Việt Nam từ 1930 1945 trong chương trình sách giáo khoa lịch sử 12 Ban cơ bản, được bố trí thành các bài sau: Bài 14: Phong trào cách mạng 1930 1935 Bài 15: Phong trào dân chủ 1936 1939 7
- Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời Lịch sử Việt Nam từ 19301935: Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 19291933, từ năm 1930 nền kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng. Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế là làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động. Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc với hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. Vì vậy, phong trào cách mạng tiếp tục phát triển mạnh mẽ, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Đầu năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nông trên khắp cả nước. Phong trào cách mạng 19301931, bùng nổ và lan rộng trong cả nước, tháng 9/1930 phong trào đạt đỉnh cao ở Nghệ An, Hà Tĩnh đưa đến sự ra đời của các Xô viết. Xô viết ra đời đã thực hiện quyền làm chủ của người dân, mang lại lợi ích cho người dân, mặc dù chỉ tồn tại 45 tháng nhưng là nguồn cổ vũ to lớn đối với nhân dân trong cả nước. Tháng 10/1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam đã họp tại Hương Cảng (Trung Quốc) do Trần Phú chủ trì. Hội nghị đã quyết định đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương, thông qua Luận cương do Trần Phú soạn thảo. Luận cương đã xác định được các vấn đề cơ bản về đường lối và phương pháp cách mạng Đông Dương. Lịch sử Việt Nam từ 19361939: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, chủ nghĩa phát xít đã hình thành ở Đức, Italia, Nhật Bản, các nước phát xít tăng cường các hoạt động quân sự chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới mới. Trước tình hình đó Quốc tế cộng sản đã triệu tập đại hội lần thứ VII, chỉ rõ kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít, đề nghị thành lập mặt trận thống nhất nhân dân ở các nước để chống chủ nghĩa phát 8
- xít. Thực hiện chủ trương của Quốc tế cộng sản, tháng 7/1936 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp và chỉ rõ kẻ trù trước mắt của nhân dân ta là bọn phản động thuộc địa, chủ nghĩa phát xít. Chủ trương thành lập mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, đến năm 1938 đổi tên thành mặt trận dân chủ Đông Dương. Từ năm 19361939, phong trào dân chủ đã diễn ra sôi nổi dưới sự lãnh đạo của Đảng buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách trước mắt về dân sinh, dân chủ. Qua phong trào quần chúng được giác ngộ, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu, cán bộ đảng viên được rèn luyện và trưởng thành. Lịch sử Việt Nam từ 19391945: Tháng 9/1939 chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Pháp thi hành nhiều chính sách thù địch đối với thuộc địa. Tháng 11/1939, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp, đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Tháng 9/1940, Nhật vượt biên giới Việt Trung tấn công vào nước ta, Pháp Nhật cấu kết bóc lột nhân dân ta, cuộc sống của nhân dân ta rơi vào cảnh cùng cực (một cổ hai tròng). Trong bối cảnh đó, Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng, Người đã triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương VIII, tiếp tục dương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc đã được đề ra từ Hội nghị Trung ương VI. Đầu năm 1945, phe Đồng minh phản công trên khắp các mặt trận, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối. Đêm ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp một mình độc chiếm Đông Dương, Đảng ta đã kịp thời phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. Tháng 8/1945, Nhật đầu hàng Đồng minh, điều kiện khách quan thuận lợi cho tổng khởi nghĩa đã đến, toàn Đảng toàn dân ta đã nhất tề đứng lên khởi nghĩa và giành thắng lợi, ngày 2/9/1945 chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. 9
- CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP LẬP BẢNG BIỂU, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN ĐỂ DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1930 1945 2.1. Phương pháp lập bảng biểu 2.1.1. Các bước tiến hành Trước hết, giáo viên tìm hoặc hướng dẫn học sinh tìm những vấn đề, những nội dung có thể hệ thống hóa bằng cách lập bảng. Đó là các sự kiện theo trình tự thời gian, các lĩnh vực… Tuy nhiên chỉ nên chọn những vấn đề tiêu biểu, nhằm giúp việc nắm kiến thức được tốt nhất, đơn giản nhất, không nên đưa ra quá nhiều các loại bảng làm việc hệ thống kiến thức trở nên rối. Thứ hai, lựa chọn hình thức lập bảng với các tiêu chí phù hợp: + Bảng niên biểu tổng hợp: có thể lập theo các tiêu chí thời gian, sự kiện, kết quả ý nghĩa,… + Bảng biểu so sánh: các nội dung so sánh càng cụ thể thì ý nghĩa khoa học càng cao, có thể so sánh ở các mặt: Tích cực, tiến bộ với tích cực tiến bộ; Tiến bộ, tích cực với tiêu cực, phản động; Tiêu cực, phản động với tiêu cực, phản động. Nhờ đó giúp học sinh nhận thức được chân lí lịch sử một cách cụ thể, có tính thuyết phục. Nếu là bảng so sánh hai phong trào có thể lập với các tiêu chí như hoàn cảnh, nhiệm vụ mục tiêu, lãnh đạo, động lực, kết quả, xu hướng phát triển… so sánh cách chiến dịch có thể dựa vào hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa… Thứ ba, lựa chọn kiến thức, đảm bảo các yêu cầu cơ bản, chính xác, ngắn gọn. Có rất nhiều sự kiện, vì vậy phải biết chọn lọc những gì cơ bản nhất, sử dụng từ ngữ chính xác nhất, cô đọng nhất. Không nên ôm đồm quá nhiều kiến thức khiến việc lập bảng trở nên nặng nề, khó theo dõi nội dung và lô gic vấn đề. Điều kiện lập bảng càng cụ thể, phong phs thì kết quả giáo dục giáo dưỡng phát triển càng cao, điều kiện đó là: sự kiện hình thành phải 10
- rõ ràng, chân thực; số liệu phải chính xác, đầy đủ, có chọn lọc; vấn đề đưa ra cần được phân tích sâu sắc, biện chứng để rút ra nhận xét chính xác, khoa học. 2.1.2. Hướng dẫn lập bảng biểu phần Lịch sử Việt Nam từ 19301945 * Lập bảng về nội dung của Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị: Nội dung Cương lĩnh chính trị Luận cương Đường lối Tiến hành tư sản dân quyền Hai giai đoạn: từ cách chiến lược cách cách mạng và thổ địa cách mạng tư sản dân quyền mạng mạng để đi tới xã hội cộng tiến thẳng lên chủ nghĩa xã sản. hội, bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa Nhiệm vụ Chống đế quốc và tay sai Chống phong kiến mang chiến lược của giành độc lập dân tộc (nhiệm lại ruộng đất cho dân cày. cách mạng tư vụ hàng đầu). sản dân quyền Tịch thu ruộng đất của đế Chống đế quốc làm cho quốc, bọn phản cách mạng Đông Dương hoàn toàn độc chia cho dân cày, làm cách lập. mạng ruộng đất mang lại Hai nhiệm vụ có mối ruộng đất cho nông dân quan hệ khăng khít. (chống phong kiến). Lực lượng cách Công nhân, nông dân, trí Công nhân, nông dân là mạng thức, tiểu tư sản. Phú nông, động lực cách mạng. trung tiểu địa chủ, tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập. Lãnh đạo cách Đảng cộng sản Việt Nam. Đảng cộng sản Đông mạng Dương. * So sánh cách mạng Việt Nam trước và sau khi Đảng ra đời: 11
- Nội dung so Trước khi Đảng ra đời Sau khi Đảng ra đời sánh Giai cấp lãnh Sĩ phu yêu nước, sĩ phu yêu Giai cấp công nhân → đạo nước tiến bộ → khủng chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai hoảng. cấp lãnh đạo. Đường lối cách Khủng hoảng: chưa đúng Đường lối đúng đắn. mạng đắn. Chấm dứt khủng hoảng. Động lực cách Nông dân tham gia nhưng Liên minh công nông. mạng không được coi là động lực. Phương pháp Chưa có phương pháp Bạo lực cách mạng (gồm cách mạng đúng. chính trị và vũ trang). Quan hệ với Từ đầu thế kỉ XX có quan Là một bộ phận khăng khít cách mạng thế hệ nhưng không chặt chẽ. của cách mạng thế giới. giới Kết quả Thất bại. Đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. * So sánh đường lối cách mạng của Đảng trong phong trào cách mạng 19301931 với phong trào dân chủ 19361939: Nội dung so sánh Phong trào 19301931 Phong trào 19361939 Kẻ thù cách Đế quốc, phong kiến tay Bọn phản động thuộc địa mạng sai Pháp và tay sai, chủ nghĩa phát xít. Nhiệm vụ cách Chống đế quốc Pháp và Chống chế độ phản động mạng phong kiến tay sai giành độc thuộc địa, chống chủ nghĩa lập dân tộc, ruộng đất dân phát xít và nguy cơ chiến cày. tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình. Lực lượng cách Lực lượng tham gia chủ Lực lượng gồm đông đảo mạng yếu là công nhân, nông dân. các giai cấp, tầng lớp: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, 12
- tư sản dân tộc, trung tiểu địa chủ tập hợp trong mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Hình thức, Hình thức chủ yếu là bãi Kết hợp các hình thức phương pháp đấu công, biểu tình và biểu tình công khai với bí mật, hợp tranh có vũ trang, phương pháp pháp với bất hợp pháp. đấu tranh là bí mật, bất hợp pháp. →Từ bảng so sánh học sinh có thể lí giải vì sao có sự khác nhau đó: Xuất phát từ tác động của tình hình thế giới có sự thay đổi: + Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế 19291933, chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản, tích cực chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh để chia lại thế giới, do đó chống phát xít, đòi hòa bình, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh là nhiệm vụ cấp thiết của toàn nhân loại. + Tháng 7/1935: Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ VII xác định nhiệm vụ cách mạng trước mắt là chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, bảo vệ hòa bình, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi. + Tháng 6/1936: Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền ở Pháp, thực hiện một số cải cách tiến bộ ở thuộc địa vì thế chúng ta có thể tranh thủ yếu tố thuận lợi này để phát động cuộc đấu tranh dân chủ công khai. Xuất phát từ tình hình trong nước: Từ năm 1935 cơ sở Đảng cộng sản Đông Dương và phong trào cách mạng Việt Nam bắt đầu phục hồi, yêu cầu trước mắt của cách mạng Việt Nam là cần phát triển cơ sở Đảng, tập hợp quần chúng để chuẩn bị cho cuộc đấu tranh mới. Mặt khác, do tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp làm cho đời sống của các tầng lớn nhân dân ngày càng khó khăn, nên quần chúng có nguyện vọng cải thiện đời sống, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. 13
- * Lập bảng về nội dung Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (tháng 11/1939) và Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5/1941): Nội dung Hội nghị Trung ương lần thứ Hội nghị Trung ương lần thứ 6 8 Tình hình thế Chiến tranh thế giới thứ hai Phát xít Đức chuẩn bị tấn giới bùng nổ. Nhật lăm le nhảy công Liên Xô, tính chất của vào Đông Dương. cuộc chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi. Tình hình Thực dân Pháp tăng cường Pháp – Nhật tăng cường bóc trong nước bóc lột, mâu thuẫn dân tộc lột, mâu thuẫn dân tộc gay gắt gay gắt. hơn bao giờ hết. Ngày 28/1/1941 Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Xác định Đánh đổ đế quốc và tay sai Giải phóng dân tộc là vấn đề nhiệm vụ giải phóng các dân tộc Đông bức thiết nhất. cách mạng Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Tiếp tục tạm gác lại khẩu Tạm gác lại khẩu hiệu cách hiệu cách mạng ruộng đất, chỉ mạng ruộng đất, chỉ đề ra đề ra khẩu hiệu giảm tô, giảm khẩu hiệu tịch thu và chống tức, chia lại ruộng công, tiến tô cao, lãi nặng. tới thực hiện người cày có ruộng. Phương pháp Chuyển từ đấu tranh hợp Xúc tiến mọi điều kiện tiến đấu tranh pháp, nửa hợp pháp sang hoạt tới khởi nghĩa vũ trang. Hình động bí mật, bất hợp pháp. thái khởi nghĩa: đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. Vấn đề mặt Thành lập mặt trận thống Chủ trương giải quyết vấn trận nhất dân tộc phản đế Đông đề dân tộc trong khuân khổ 14
- Dương. từng nước Đông Dương, thành lập mặt trận Việt Minh. Ý nghĩa Bước đầu đánh dấu sự Hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng của Đảng, đặt chuyển hướng của Đảng, tiếp nhiệm vụ giải phóng dân tộc tục đặt nhiệm vụ giải phóng lên hàng đầu. dân tộc lên hàng đầu. * Lập bảng làm rõ ảnh hưởng của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đến phong trào cách mạng ở Việt Nam: Thời gian Sự kiện Ảnh hưởng 9/1939 Chiến tranh thế Pháp ở Đông Dương phát xít hóa bộ máy giới thứ hai bùng nhà nước, tăng cường vơ vét, bóc lột và đàn nổ. áp phong trào cách mạng, đẩy nhân dân ta vào cảnh ngột ngạt về chính trị, bần cùng về kinh tế. Tháng 11/1939: Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng được triệu tập. 9/1940 Nhật nhảy vào Nhật ra sức tuyên truyền lừa bịp về sức Đông Dương. mạnh của Nhật, các đảng phái thân Nhật ra sức hoạt động. Bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, thầu dầu. Pháp phải chia sẻ quyền lợi cho Nhật nên thực hiện chính sách kinh tế chỉ huy, tăng thuế cũ, đặt thêm nhiều thuế mới. Pháp – Nhật cấu kết bóc lột nhân dân ta. Chính sách vơ vét của Pháp – Nhật dẫn đến nạn đói khủng khiếp cuối năm 1944 đầu năm 1945 làm gần 2 triệu đồng bào ta chết đói. 15
- 3/1945 Nhật đảo chính Ta phát động cao trào kháng Nhật làm tiền Pháp độc chiếm đề cho tổng khởi nghĩa. Đông Dương. 8/1945 Nhật đầu hàng Tận dụng thời cơ khách quan thuận lợi, Đồng minh không kết hợp với quá trình chuẩn bị chu đáo trong điều kiện. suốt 15 năm, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh, tổng bộ Việt Minh đã nhất tề đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. * Lập bảng về các hình thức Mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng cộng sản Đông Dương thành lập từ 19301945: Thời kì Mặt trận Nhiệm vụ và mục Vai trò tiêu 1930 Hội phản đế Tập hợp quần Đoàn kết các tầng 1935 Đồng minh Đông chúng nhân dân, chủ lớp nhân dân thực Dương yếu là công nhân và hiện nhiệm vụ giải nông dân, chống đế phóng dân tộc. Tuy quốc Pháp và tay sai nhiên, mặt trận mới giành độc lập dân tộc chỉ tập hợp chủ yếu và ruộng đất dân cày. là công nhân và nông dân, chưa đoàn kết rộng rãi tất cả các giai cấp, tầng lớp. 1936 Năm 1936 thành Tập hợp mọi tầng Đoàn kết đông đảo 1939 lập Mặt trận thống lớp, giai cấp, cá nhân quần chúng nhân nhất nhân dân phản yêu nước, không phân dân, đấu tranh công đế Đông Dương. biệt tôn giáo, đảng khai với nhiều hình 16
- Năm 1938 đổi tên phái, nhằm chống thức phong phú, góp thành mặt trận dân chủ nghĩa phát xít, phần xây dựng lực chủ Đông Dương. chống bọn phản động lượng chính trị của thuộc địa đòi tự do, quần chúng, góp dân sinh, dân chủ, phần vào thắng lợi cơm áo và hòa bình. của cách mạng tháng Tám năm 1945. 1939 Mặt trận thống Đoàn kết mọi tầng Đoàn kết rộng rãi 1945 nhất dân tộc phản lớp, giai cấp, cá nhân các tầng lớp nhân đế Đông Dương yêu nước, không phân dân thực hiện nhiệm (11/1939). biệt tôn giáo, đảng vụ giải phóng dân phái, nhằm đấu tranh tộc. chống đế quốc và tay sai, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Mặt trận Việt Tập hợp người Việt Góp phần cùng Minh (5/1941). Nam yêu nước, không Đảng xây dựng lực phân biệt tôn giáo, lượng chính trị, lực đảng phái, nhằm lượng vũ trang, căn chống đế quốc phát cứ địa cách mạng xít PhápNhật và tay chuẩn bị cho tổng sai, giải phóng dân khởi nghĩa tháng tộc. Tám. Cùng Đảng tổ chức thắng lợi cao trào kháng Nhật và tổng khởi nghĩa tháng Tám, đưa đến sự ra đời của nước 17
- Việt Nam dân chủ cộng hòa. * Lập bảng về diễn biến của cách mạng tháng Tám năm 1945: Thời gian Diễn biến 1681945 Một đơn vị do Võ Nguyên Giáp chỉ huy tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên. 1881945 Các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành được chính quyền. 1981945 Hà Nội giành được chính quyền. 2381945 Huế giành được chính quyền. 2581945 Sài Gòn giành được chính quyền. 2881945 Đồng Nai Thượng, Hà Tiên là những địa phương cuối cùng trong cả nước giành được chính quyền. 3081945 Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ. * Lập bảng về ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 19301931, phong trào dân chủ 19361939 và cách mạng tháng Tám năm 1945: Nội dung/ Phong trào cách mạng Phong trào dân chủ Cách mạng tháng Phong trào 19301931 19361939 Tám năm 1945 Ý nghĩa Khẳng định sự lãnh Là phong trào Phá tan xiềng xích lịch sử đạo đúng đắn của quần chúng rộng nô lệ hơn 80 năm Đảng, quyền lãnh lớn dưới sự lãnh của thực dân Pháp, đạo cách mạng của đạo của Đảng. gần 5 năm của phát giai cấp công nhân. Pháp buộc phải xít Nhật, lật đổ chế Từ trong phong trào nhượng bộ một số độ phong kiến, mở khối liên minh công yêu sách trước ra kỉ nguyên mới nông hình thành. mắt về dân sinh, trong lịch sử dân Đảng cộng sản dân chủ. tộc: nhân dân lao Đông Dương được Quần chúng động lên làm chủ 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 138 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 39 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung phần Công dân với đạo đức môn GDCD lớp 10 nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học sinh tại trường THPT Thái Lão
43 p | 35 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p | 38 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 40 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong chương trình Hóa học hữu cơ 11
74 p | 41 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 74 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng lí thuyết chuẩn độ axit – bazơ trong giảng dạy Hóa học ở trường chuyên và phục vụ bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, Quốc tế
143 p | 37 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng nguyên tắc tích hợp trong dạy làm văn dạng bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
29 p | 44 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng định lý Thales để tìm lời giải cho các bài toán hình học tọa độ trong mặt phẳng
35 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn