Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học Lịch sử lớp 12 THPT
lượt xem 7
download
Đề tài "Vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học Lịch sử lớp 12 THPT" giúp hiểu rõ thuyết đa trí tuệ và áp dụng nó vào các hoạt động, bài học nhằm để phát huy năng lực chung cho học sinh, là mục tiêu mới trong chương trình phổ thông sắp được áp dụng cho THPT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học Lịch sử lớp 12 THPT
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương khóa 8 (Khóa XI) về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, trong đó nhấn mạnh chuyển từ giáo dục trang bị chủ yếu kiến thức, kĩ năng sang phát triền năng lực người học, nên giáo dục nước nhà đã có những chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc. Trải qua nhiều lần chỉnh sửa bổ sung , ngày 25-26/12/2018, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và Chương trình phổ thông môn Lịch sử đã chính thức được ban hành xác nhận mục tiêu, yêu cầu cốt lõi là phát triển năng lực. Là một giáo viên dạy học môn Lịch sử, chúng tôi luôn mong mỏi làm thế nào để là người góp phần hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh theo yêu cầu mới đó.Chúng tôi muốn có một sự chuẩn bị tốt cho chương trình mới vào những năm tới nên đã cố gắng tìm ra những phương pháp, lý thuyết đáp ứng yêu cầu giảng dạy và giáo dục hiện nay.Chúng tôi muốn giúp học trò tự tin và phát triển năng lực của chúng.Tân Kỳ là một huyện miền núi nghèo, các em đa số xuất phát từ các gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, ít được trải nghiêm như học sinh thành phố. Các em không dám tự tin khẳng định mình mặc dù có những em tiềm ẩn nhiều khả năng.Chúng tôi thực sự quan tâm đến thuyết đa trí tuệ, học thuyết đã mang lại một cái nhìn nhân bản và cần thiết nhằm kêu gọi nhà trường và giáo viên coi trọng sự đa dạng về trí tuệ ở mỗi học sinh, mỗi loại trí tuệ đều quan trọng và mỗi học sinh đều có ít nhiều khả năng theo nhiều khuynh hướng khác nhau thay vì quan niệm cũ cho rằng trí tuệ là IQ, học trò thông minh là những trò học giỏi các môn văn hóa ở trường. Chúng tôi nghiên cứu vận dụng thuyết này vào giảng dạy, giáo dục học trò với niềm tin rằng mọi đứa trẻ đều có những tiềm năng mà nếu được nuôi dưỡng thích hợp chúng có thể góp phần làm cho thế giới tốt hơn, đồng thời thuyết đa trí tuệ cho phép giáo viên sử dụng những hiểu biết sâu sắc về các loại trí thông minh khác nhau để hướng dẫn, để thiết lập mục tiêu, đưa ra nội dung và phương pháp giáo dục nhằm phát triển thế mạnh sẵn có của họcsinh, đồng thời giúp các em khám phá kiến thức và kỹ năng mới để dần hình thành năng lực.Thông qua đó tôi mong muốn đưa chất lượng bộ môn Lịch sử nâng lên . Chúng tôi đã thử nghiệm cho học sinh mà chúng tôi trực tiếp giảng dạy 3 năm để có thể khẳng định kết quả rõ ràng, đặc biệt là kết quả của kì thi THPTQG năm học 2020-2021 môn Lịch sử do chúng tôi phụ trách chính tại trường THPT Tân Kỳ có kết quả xếp thứ 6 trong toàn tỉnh; đó là động lực để chúng tôi viết đề tài sáng kiến “Vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học Lịch Sử Lớp 12-THPT” 1
- 2. Tính cấp thiết của đề tài. Đề tài giúp hiểu rõ thuyết đa trí tuệ và áp dụng nó vào các hoạt động, bài học nhằm để phát huy “năng lực chung” là mục tiêu mới trong chương trình phổ thông sắp được áp dụng cho THPT. Đây là mục tiêu mà Bộ giáo dục đang hướng tới trong sự nghiệp đào tạo con người; các nhà trường và giáo viên đang cần. 3. Đóng góp mới của đề tài Đề tài giúp hiểu rõ thuyết đa trí tuệ và áp dụng nó vào các hoạt động, bài học nhằm để phát huy “năng lực chung” cho học sinh, là mục tiêu mới trong chương trình phổ thông sắp được áp dụng cho THPT. Đề tài đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng việc dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực trong bộ môn Lịch sử hiện nay ở địa bàn huyện Tân Kỳ, từ đó đưa ra kinh nghiệm, định hướng cho GV dạy học tiếp cần chương trình GDPT năm 2018 thông qua các chủ đề dạy học cụ thể. Thông qua đề tài cũng làm rõ những thuận lợi và khó khăn việc tổ chức dạy học vận dung thuyết đa trí tuệ trong môn Lịch sử , trên cơ sở đó thiết kế kế hoạch dạy học phù hợp, điều chỉnh dạy học đúng tinh thần đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo yêu cầu. Đề tài đưa ra một số kinh nghiệm và định hướng cho GV khi xây dựng và tổ chức dạy học vận dụng các phương pháp hiện đại tiếp cận chương trình mới. Mặt khác, đề tài đã đưa ra định hướng cụ thể về phương pháp, kỉ thuật dạy học tích cực phù hợp với phương pháp vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học Lịch sử như: tính định hướng thực tiễn, tính định hướng hành động, định hướng hứng thú, tính tự lực cao của người học, tính cộng tác trong làm việc và định hướng sản phẩm. Giúp học sinh (HS) phát triển rất nhiều năng lực chuyên biệt của môn Lịch sử. Đưa ra cho giáo viên một cái nhìn mới mẻ về việc đổi mới phương phương pháp dạy học và tạo điều kiện cho học sinh có môi trường học tập thú vị hơn. Góp phần thúc đẩy quá trình học tập bộ môn Lịch Sử, trau dồi kiến thức Lịch Sử cho mỗi cá nhân nói chung và những học sinh là những chủ nhân tương lai của đất nước nói riêng. Đề tài nghiên cứu, phân tích một cách cụ thể, rõ ràng và đầy đủ nội dung của thuyết đa trí tuệ cũng như các khả năng vận dụng thuyết đa trí tuệ cũng như khả năng vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học nói chung và dạy học bộ môn Lịch Sử nói riêng. Đưa ra một số gợi ý lớn về các mô hình, phương pháp phù hợp với thuyết đa trí tuệ trong dạy học Lịch sử nhằm phục vụ cho quá trình dạy học Lịch sử của giáo viên, góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình tự học môn Lịch sử trong trường THPT. Đây là mục tiêu mà Bộ giáo dục đang hướng tới trong sự nghiệp đào tạo con người; các nhà trường và giáo viên đang cần. 2
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU II.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu II.1.1. Cơ sở lý luận Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông; theo dự thảo chương trình phổ thông mới sau năm 2015, Bộ GD&ĐT xác định: “Chương trình giáo dục phổ thông nhằm giúp học sinh phát triển khả năng vốn có của bản thân, hình thành tính cách và thói quen, phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần; Trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời, có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động cần cù, có tri thức và sáng tạo”. Mục đích chương trình giáo dục phổ thông là đích đến, là đầu ra của sản phẩm giáo dục – nhân cách người học mà nhà trường phổ thông nói chung, hay nhiệm vụ của cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên mỗi nhà trường phải góp phần sáng tạo nên. II.1.1.1. Năng lực chung - Năng lực: Theo Bộ giáo dục, năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành và phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập rèn luyện cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính các nhân khắc phục hứng thú, niềm tin, ý chí… thực hiện thành công một loạt hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. - Năng lực được hiểu là kiến thức, kỹ năng, khả năng và hành vi mà người lao động cần phải có để đáp ứng yêu cầu công việc, và là yếu tố giúp một cá nhân làm việc hiệu quả hơn so với những người khác. Hiểu theo cách khác, năng lực là khả năng của mỗi người, được hình thành do điều kiện chủ quan, tự nhiên sẵn hoặc do rèn luyện theo thời gian, nhằm thực hiện một hoạt động nào đó. - Năng lực chung: Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã công bố mục tiêu giáo dục học sinh phổ thông để rèn luyện tốt 5 phẩm chất và 10 năng lực. Trong 10 loại năng lực. Trong 10 loại năng lực, phân ra năng lực chung và năng lực chuyên môn. Năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất. Còn năng lực chung, bao gồm ba năng lực đó là năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo . Chúng được được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển. 3
- II.1.1.2. Thuyết đa trí tuệ Thuyết đa trí tuệ hay còn có thể được dịch là thuyết đa trí thông minh là học thuyết về trí thông minh của con người được nhìn nhận trên nhiều phương diện, đa dạng, được nghiên cứu và công bố bởi Tiến sĩ Howard Gardner. Theo Gardner, trí thông minh, ông quan niệm như sau "là khả năng giải quyết vấn đề hoặc tạo ra sản phẩm mà giải pháp hoặc sản phẩm có giá trị trong một hoặc nhiều môi trường văn hóa" và trí thông minh không thể chỉ đo lường duy nhất qua chỉ số IQ. Năm 1983, ông xuất bản một cuốn sách có tựa đề 'Frames of Mind', trong đó ông xuất bản các nghiên cứu và lý thuyết của mình về sự đa dạng của trí thông minh (Lý thuyết về nhiều trí thông minh) II.1.1.2.1. Nội dung thuyết Đa trí tuệ Thuyết này đã mang đến cho thế giới cái nhìn bao quát và toàn diện về tiềm năng não bộ của con người, nó đề cập đến sự đa dạng về trí tuệ của mỗi cá nhân. Theo đó, mỗi cá nhân sinh ra đều có 8 loại hình thông minh khác nhau. Gần đây, ông đã đề nghị bổ sung khả thi của trí thông minh thứ chín được gọi là "trí thông minh theo chủ nghĩa hiện sinh" hay “trí thông minh triết học.” Điều quan trọng là quá trình khai thác và phát triển chúng để đạt được sự phát triển toàn diện nhất. Các loại hình trí thông minh mà Tiến sĩ Howard Gardner đề cập như sau: II.1.1.2.2. Lý thuyết thuyết Đa trí tuệ trong dạy học Lịch sử 12 –THPT. Thuyết đa trí tuệ (Multiple Intellgence Theory) giúp giáo viên cách suy ngẫm, chọn lựa phương pháp dạy học sao cho hay nhất và phù hợp nhất với bản thân họ. Và họ hiểu thấu đáo vì sao phương pháp đó là hiệu quả hoặc chỉ hiệu quả với học sinh này mà không hiệu quả với học sinh kia. Chúng ta có thể tìm hiểu về thuyết đa trí tuệ vì tò mò cách hoạt động, vì để khai phá ra những học sinh thông minh của mình, đôi khi là tìm kiếm sự hứng thú để việc dạy học trở nên thú vị hơn. Dù bất 4
- cứ lý do là gì, thuyết đa trí tuệ có thể mang lại cho bạn và học sinh của bạn – mộthướng tiếp cận mới trong học tập. II.1.1.2.3 Phân loại thuyết đa trí tuệ có thể vận dụng tring dạy học môn Lịch sử ở trường THPT Để vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học một cách có hiệu quả, GV cần đánh giá được các dạng năng lực trí tuệ của mỗi HS, linh hoạt thay đổi hình thức , PPDH cho phù hợp với đối tượng HS để phát huy được trí thông minh đa dạng của HS. a. Những hoạt động vận dụng Trí tuệ thông minh Logic. Nhiều quan điểm cho rằng, trí tuệ logic chỉ phù hợp với dạy học những môn về khoa học tự nhiên. Tuy nhiên, bộ môn LS luôn yêu cầu người học phải có những tư duy logic để nắm bắt được bản chất của các sự kiện, hiện tượng LS. Vận dụng trí tuệ logic-toán học vào bộ môn LS có rất nhiều PPDH như sơ đồ, biểu đồ, bản biểu thị, đồ thị, băng thời gian… trong đó sử dụng bản đồ tư duy có ưu thế lớn. b. Những hoạt động vận dụng trí tuệ ngôn ngữ Trong DHLS, việc vận dụng thuyết trí tuệ ngôn ngữ giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ nói trong DHLS được thể hiện quan thông báo, tường thuật, miêu tả, nêu đặc điểm, giải thích, trao đổi thảo luận, tranh luận, đóng vai, thuyết trình… c. Những hoạt động vận dụng trí thông minh không gian Do đặc điểm của việc học tập lịch sử là không trực tiếp quan sát các sự kiện, hiện tượng LS nên việc vận dụng thuyết đa trí tuệ không gian để tát hiện lại bức tranh quá khứ có ý nghĩa rất quan trọng. Trong quá trình DHLS, GV có thể hướng dẫn sử dụng công nghệ thông tin: phim hoạt hình, tranh ảnh, tranh vẽ, biểu đồ, tranh dán, kẻ ô điêu khắc, phim ảnh để hỗ trợ việc giảng dạy, tạo nên sự phong phú, đa đạng và hấp dẫn trong giờ học; hoặc có thể khích lệ người học sắp xếp góc học tập, bảng học tập. d. Trí thông minh về vận động . Đây là dạng trí tuệ chú trọng vào hoạt động và hệ thông thao tác được vận dụng linh hoạt. Vân dụng trí tuệ vận động vào DHLS có thể sử dụng nhiều PPDH khác nhau, trong đó sân khấu hóa có ưu thế nổi trội. Sân khấu hóa là một hình thức nghệ thuật tương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, đề cao tính tương tác và khả năng sáng tạo của học sinh, tạo cơ hội cho các em phát huy trí tuệ hình thể-động năng, trí tuệ ngôn ngữ cũng như trí tuệ giao tiếp. g. Những hoạt động vận dụng trí thông minh hướng nội Người có trí tuệ nội tâm có ý thức cao về khả năng tự hiểu được cảm xúc riêng, mục tiêu và động cơ cá nhân. Để vận dụng loại trí tuệ này trong DHLS có thể sử dụng các PPDH suy ngẫm, bài tập nghiên cứu tình huống, kĩ thuật K-W-L- H…qua đó phát huy khả năng tư duy độc lập của cá nhân người đọc. h. Những hoạt động vận dụng trí thông minh tự nhiên. 5
- Với sự nhạy cảm nắm bắt các hiện tượng trong thiên nhiên của loại trí tuệ này, DHLS có thể sử dụng các hình thức dạy học tại bảo tàng, thực địa, trải nghiệm, dự án, tham quan học tập… sẽ đem lại hiêu quả cao cho quá trình lĩnh hội kiến thức II.1.2. Cơ sở thực tiễn . II.1.2.1. Cơ sở thực tiễn vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT Đứng trước sự thay đổi của nền kinh tế, dẫn đến sự thay đổi về nhu cầu việc làm, môn Lịch sử đang trở thành môn phụ ít được quan tâm coi trọng. Mặt khác, những tư tưởng, lối mòn trong suy nghĩ về một môn Lịch sử nhàm chán, chỉ có thầy đọc, trò chép đã ăn sâu vào tư tưởng của phần lớn phụ huynh và học sinh hiện. Điều này thể hiện rất rõ qua điểm thi môn Lịch sử trong kì thi THPT Quốc gia những năm gần đây. Thậm chí, có những kiến thức vô cùng cơ bản mà đáng lẽ bất kì một ai cũng cần phải biết trong lịch sử dân tộc. Vậy những nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến thực trạng trên, và nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả học tập cũng như hiểu biết của học sinh THPT về kiến thức Lịch sử là gì? Vì sao học sinh không cảm thấy hứng thú với kiến thức Lịch sử? Kiến thức Lịch sử có thú vị hay nhàm chán? Vì sao các nhân vật Lịch sử nổi tiếng cũng không thể khiến học sinh ghi nhớ? Và đặc biệt là Làm thế nào để thế hệ trẻ không quay lưng với lịch sử dân tộc, cảm thấy yêu thích Lịch sử dân tộc? Để trả lời những câu hỏi nêu trên, việc tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng dạy học Lịch sử cho HS THPT được tiến hành dựa trên cơ sở vận dụng TĐTT là vô cùng cần thiết. Kết quả điều tra, khảo sát là cơ sở đưa ra những kết luận chung cũng như yêu cầu đặt ra cần giải quyết để nâng cao chất lượng giáo dục môn Lịch sử nói chung mà dạy học môn Lịch sử ở trường THPT nói riêng. Việc tiến hành điều tra, khảo sát được tiến hành ở trường THPT Tân Kỳ như sau : Phương pháp tiến hành: Điều tra khảo sát được tiến hành thông qua phỏng vấn một số giáo viên, học sinh trong trường, thực hiện khảo sát bằng phiếu thăm dò ý kiến của 40 giáo viên (các bộ môn ) và 188 học sinh lớp 12 trường THPT Tân Kỳ Nghệ An. Nội dung điều tra khảo sát tập trung vào các vấn đề sau: -Tìm hiểu quan niệm của giáo viên về các vấn đề trong dạy học vận dụng TĐTT: + Mức độ cần thiết hiểu biết của việc vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học. + Mức độ thường xuyên của việc thiết kết hoạt động giáo dục trên cơ sở vận dụng TĐTT cho học sinh THPT + Các hình thức giảng dạy được áp dụng trên cơ sở vận dụng TĐTT + Mức độ cần thiết và hiệu quả của việc vận dụng TĐTT vào dạy học bộ môn nói chung và dạy học bộ môn Lịch sử THPT nói riêng. 6
- + Những thuận và khó khăn trong việc thiết kế hoạt động giáo dục trên cơ sở ứng dụng TĐTT. + Những ý kiến đề xuất để việc vận dụng TĐTT vào dạy học bộ môn lịch sử đạt hiệu quả. -Tìm hiểu quan niệm của học sinh về dạy học vận dụng TĐTT thông qua tìm hiểu về trí thông minh của học sinh + Tìm hiểu trí thông minh của học sinh thông qua thói quen sinh hoạt, sở thích, sở trường, sở đoản của học sinh. + Tìm hiểu mong muốn, nguyện vọng của học sinh trong việc cải thiện môi trường học tập đối với giờ học Lịch sử. II.1.2.2. Kết quả khảo sát a.Quan điểm của giáo viên về mức độ cần thiết của việc thiết kế hoạt động giảng dạy lịch sử cho học sinh trên cơ sở vận dụng TĐTT cho học sinh THPT. Tìm hiểu quan điểm của giáo viên về mức độ cần thiết của việc vận dụng TĐTTvào dạy học nói chung và bộ môn Lịch sử nói riêng cho kết quả: Qua biểu đồ ta thấy, 60% giáo viên cho rằng việc vận dụng TĐTT vào dạy học rất cần thiết. Chỉ có 30% giáo viên cho rằng cần thiết phải vận dụng TĐTT vào dạy học là rất cần thiết phải vận dụng TĐTT vào dạy học Lịch sử và 10% giáo viên cho rằng bình thường. Điều này cho thấy, hầu hết hết giáo viên đều có nhận thức đúng đắn về nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Với nhận thức đúng đắn, GV sẽ là người chủ động trong việc tìm hiểu, thiết kế hoạt động dạy học cho học sinh định hướng cho giáo viên quá trình thực hiện các bài dạy sao cho hiệu quả trên cơ sở vận dụng TĐTT vào dạy học Lịch sử, góp phần nâng cao hứng thú cho học sinh trong quá trình tìm hiểu nội dung đồng thời phát huy trí tuệ của HS. 7
- b.Mức độ hiệu quả của một số MH TVTL cho HS tại trường THPT Tân Kỳ. Qua khảo sát đánh giá về tính hiệu quả của một số hoạt động nhằm vận dụng thuyết đa trí tuệ thông minh tại trường THPT Tân Kỳ, chỉ có 2.83% HS được khảo sát cho rằng việc áp dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học môn Lịch sử tại Trường THPT Tân Kỳ được tổ chức rất hiệu quả; 10.01% cho rằng hiệu quả; 36.31% cho rằng không hiệu quả. Trong khi đó có tới 50.85% HS đánh giá thiếu hiệu quả. Qua tìm hiểu thực trạng, chúng tôi nhận thấy, sở dĩ một số HS tại trường THPT Tân Kỳ đạt kết quả chưa cao là do những nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ nhất: Một số GV chưa nhận thức được vai trò của vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học . Thứ hai: Các tiết học Lịch sử , chưa sinh động, nội dung chưa phù hợp nên gây nhàm chán cho các em HS. Thứ ba: HS chưa hứng thú với môn học lịch sử Thứ tư: Nguồn kinh phí cho hoạt động TVTL còn eo hẹp, chủ yếu là trích từ ngân sách chi thường xuyên của nhà trường. cho nên gây khó khăn không nhỏ cho cho việc nâng cao chất lượng các hoạt động ngoại hoá ,trải nghiệm cho HS. c. Sự mong muốn của HS vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học môn Lịch Sử 1 Để góp phần nâng cao hiệu quả và sự tin tưởng của các em HS, chúng tôi đã nghiên cứu, đã thiết kế các câu hỏi thăm dò và thu được một số ý kiến đề xuất. 8
- Có 36.61 % các em học sinh cho rằng “ Việc vận dụng thuyết đa trí tuệ vào học môn Lịch sử ” là rất quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả ,chất lượng bộ môn Lịch sử. Bên cạnh đó, 27.59% HS “ vận dụng thuyết đa trí tuệ vào học môn Lịch sử ” là góp phần quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả ,chất lượng bộ môn Lịch sử, 24.76% HS cho rằng“ vận dụng thuyết đa trí tuệ vào học môn Lịch sử” ít quan trọng trong việc hình thành năng lực và phẩm chất cho học sinh. Tuy nhiên, cũng có 13.04% HS không có ý kiến gì. Các hình thức và phương pháp mà các em HS mong muốn để nhằm vận dụng thuyết đa trí tuệ vào học môn Lịch Sử cũng khá phong phú. Hình thức mà các em học sinh mong muốn nhất là “Học trực tiếp trên lớp ” (54.06% ý kiến đề xuất). Tiếp theo là “thông qua trải nghiệm sáng tạo ” (17.01%) Thông qua các hoạt động thực tế khác ” (15.89%) và “Thông qua mạng internet” (13.04%). Kết luận : Với kinh nghiệm 21 năm là GV giảng dạy bộ môn Lịch sử tại trường THPT Tân Kỳ, xác định rõ thực trạng trên, bản thân tôi nỗ lực học hỏi và tìm kiếm nhiều cách để giúp đỡ các học trò nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học môn Lịch sử ,đồng thời truyền đồng lực để các em thêm yêu đất nước yêu tổ quốc, sống có trách nhiệm với bản thân với xã hội ,góp phần hình thành nhân cách và phẩm chất cho các thế hệ học trò . II.2. Quy trình khi vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học lịch sử 12- THPT Bước 1: Khảo sát trí thông minh của HS theo TĐTT (Thiết kế phiếu khảo sát và tiến hành khảo sát HS). Trên cơ sở nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm và cách thức phát triển trí thông minh theo TĐTT của Howard Gardner và tham khảo các mẫu kiểm tra trắc nghiệm, sáng kiến kinh nghiệm đề xuất thiết kế phiếu khảo sát trí thông minh của HS. Thời gian hoàn thiện bài khảo sát kéo dài khoảng 20 phút. Bước 2: Tổng hợp, xử lí kết quả khảo sát (Từ kết quả khảo sát tiến hành xử lí, phân tích để đưa ra đánh giá bước đầu và phân loại trí thông minh của HS thành 9
- các nhóm,.). Việc tổng hợp, xử lí kết quả ngay sau khi tiến hành khảo sát là cơ sở dữ liệu quan trọng để đề xuất thiết kế bài tập LS trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT. Quy trình xử lí số liệu được tiến hành một cách khoa học, chuẩn xác qua vận dụng google from. Bước 3: Sau khi phát hiện được trí thông minh nổi trội ở từng đối tượng HS, GV bắt tay vào thiết kế hoạt động dạy học LS trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT. - Xác định vị trí, mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ cho bài học: Quy trình thiết kế bài tập cần xác định đúng vị trí, mục tiêu về kiến thức kĩ năng thái độ. Đây là điều kiện căn bản để GV nắm rõ hướng thiết kế và là cơ sở để cải tiến ở các bài tập khác. GV cần gắn mục tiêu với kiến thức, kĩ năng, thái độ với việc thúc đẩy sự phát triển của một trí thông minh nào đó. Đặc biệt, khi GV đã lựa chọn kĩ năng sử dụng tranh ảnh, tổ chức họp báo, tham gia trò chơi, hoạt động nhóm,...đều liên quan trực tiếp tới việc phát triển trí thông minh nhất định như trí thông minh âm nhạc, trí thông minh vận động,... (Hướng dẫn học sinh lớp 12C5 học theo bản đồ tư duy) Xây dựng nguồn tài liệu tham khảo: Nguồn tài liệu tham khảo đóng vai trò quan trọng khẳng định chất lượng kiến thức, thiết kế hoạt động dạy hịc đạt hiệu quả ở mức nào và HS phát triển được trí thông minh ưu việt của mình hay không. Tài liệu tham khảo là sách báo, sách chuyên khảo, tạp chí, bài phỏng vấn, phim tư liệu,...GV hoàn toàn có thể thiết kế phim, tổ chức họp báo, học theo dự án, bảo tàng ảo,...Dưới sự hướng dẫn của GV, HS chủ động hoàn thiện sản phẩm phục vụ học tập, tích cực tiếp nhận tri thức và phát triển trí thông minh của bản thân. - Lựa chọn hình thức tổ chức lớp học: Đổi với bài tập trên lớp, GV có thể tổ chức buổi họp báo, học xemina, học dự án, học theo góc, mô hình lớp học đảo ngược,...Đổi với bài tập để rèn kĩ năng tự học cho HS ở nhà, GV nên thiết kế BTLS trên vận dụng Kahoot, edmodo, google from, phiếu học tập..Giờ học có thành công hay không? HS có phát triển được trí tuệ ưu việt? HS có hứng thú với học Lịch sử hay không phụ thuộc rất lớn vào hình thức tổ chức, không khí lớp học. GV cần theo dõi diễn biến của từng đối tượng HS qua các hoạt động để đánh giá hứng thú của HS. 10
- - Chuẩn bị phương tiện hỗ trợ cho các hoạt động như máy chiếu, bảng, sơ đồ,…..Bên cạnh các trường được đầu tư về cơ sở vật chất hiện đại thì vẫn tổn tại một số nơi thiếu thốn thiết bị dạy học, chưa có phòng học chuyên dụng. GV cần phải chủ động mượn hoặc tự thiết kế đồ dung dạy học. - Lựa chọn hình thức kiểm tra đánh giá mức độ hiệu quả mà mục tiêu bài học đặt ra. Thiết kế BTLS hướng tới sự phát triển trí thông minh nổi trội ở HS nên cần có sự đánh giá tương xứng, nhịp nhàng và linh hoạt. HS hoàn thiện yêu cầu của giáo viên không chỉ là tham gia cho đủ hoạt động của bài học, điều quan trọng là GV cần đưa ra những nhiệm vụ cụ thể cho cá nhân hoặc nhóm. - Viết giáo án thiết kế bài giảng là sự tổng hợp quá trình từ khảo sát trí thông minh HS, tổng hợp xử lí số liệu, xác định mục tiêu bài học, hình thức tổ chức, phương pháp kiểm tra đánh giá,...Giáo án cần chi rõ được ý tưởng và quy trình của các hoạt động, đặc biệt toàn bộ quá trình thực hiện trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT cần hướng tới phát triển và điều chinh trí thông minh của từng đối tượng HS. - Bước 4: Thu thập ý kiến phản hồi từ GV – HS để có sự điều chinh phù hợp nhất. Cách thức duy nhất để thu lại kết quả phản hồi thì GV cần tiến hành cho HS làm bài kiểm tra ngắn, phiếu khảo sát, phiếu điều tra,...Những trao đổi kịp thời giữa GV với HS, GV chủ nhiệm, nhà trường là việc cần thiết để uốn nắn các em. - Bước 5: Đánh giá cải tiến: Sau mỗi giờ học áp dụng BTLS trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT, GV cần nắm rð được những thuận lợi, khó khăn để rút kinh nghiệm và cải tiến thêm. Sau khi rút kinh nghiệm, điều chỉnh GV đã tích lũy cho bản thân thêm vốn kinh nghiệm. Với các nhiệm vụ trên cơ sở vận dụng TĐTT, GV cần có sổ theo dõi sự chuyển biến, phát triển của trí thông minh của từng đối tượng. III.3. Một số biện pháp đã thực hiện tại trường THPT Tân Kỳ . III.3.1.Vận dụng các trí tuệ trong học thuyết đa trí tuệ vào bài học Lịch sử - Những hoạt động vận dụng Trí tuệ thông minh Logic Vận dụng trí tuệ logic-toán học vào bộ môn LS có rất nhiều PPDH như sơ đồ, biểu đồ, bản biểu thị, đồ thị, băng thời gian… trong đó sử dụng bản đồ tư duy có ưu thế lớn. Ví dụ1: sau khi dạy học bài 2 Liên Xô và các nước Đông âu ( 1945- 1991)Liên Bang Nga ( 1991-2000) , GV có thể đưa ra sơ đồ tư duy, hoặc có thể yêu cầu học sinh tự vẽ sơ đồ tư duy theo ý kiến của mình dựa vào nội dung bài học, tự thiết kế các nhánh nội dung kiến thực và lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu. việc dựa trên sơ đồ giáo viên cho, HS có thể nắm vững những nội dung cơbản nhất của đề mục; còn nếu HS tự vẽ sơ đồ thì không chỉ giúp HS hiểu đầy đủnét chính về Liên Xô giai đoạn từ sau chiến tranh cho đến nay. 11
- Ví dụ 2 : Yêu cầu học sinh tự vẽ sơ đồ tư duy theo ý kiến của mình dựa vào nội dung bài học củng cố, luyện tập 1. Mục tiêu :Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức . 2. Phương thức:GV hướng dẫn và yêu cầu học sinh hãy tóm tắt nội dung bài học bằng một sơ đồ tư duy. 3. Gợi ý sản phẩm : Học sinh vẽ sơ đồ tư duy về nội dung bài học. (Vẽ và trình bày bản đồ tư duy của học sinh lớp 12C5) 12
- b. Những hoạt động vận dụng trí tuệ ngôn ngữ Trong DHLS, việc vận dụng thuyết trí tuệ ngôn ngữ giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ nói trong DHLS được thể hiện quan thông báo, tường thuật, miêu tả, nêu đặc điểm, giải thích, trao đổi thảo luận, tranh luận, đóng vai, thuyết trình… Ví dụ 1: Bài 18 Những năm đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp(1946-1950),Mục IV Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến dịch Biên giới thu đông 1950,mục 2.Chiến dịch biên giới 1950,giáo viên sử dụng PPĐV thông qua đó khuyến khích phát triển hoạt động vận dụng trí tuệ ngôn ngữ ,trí tuệ nội tâm cảm xúc của các em 1. Chiến dịch biên giới 1950. 1.1. Mục tiêu Mục tiêu: Nắm được: + Chủ trương của Đảng, CP ta trong hoàn cảnh mới + Tóm tắt diễn biến, kết quả của chiến dịch Biên giới. + Nêu được ý nghĩa của chiến dịch đối với cuộc kháng chiến của ta 1.2 Phương thức - Hoạt động đóng vai a. Chủ trương. + Giáo viên cho học sinh sử dụng hoạt cảnh, đóng vai Bác Hồ, Võ Nguyên Giáp. + Bác Hồ đi thị sát biên giới cùng với các đồng chí: - Vai Bác Hồ: “Chống gậy lên non xem trận địaVạn trùng núi đỡ vạn trùng mây Quân ta khí mạnh nuốt ngưu đẩuThề giết xâm lăng lũ sói cầy.” + Các đồng chí, chúng ta họp bàn. + Dựa vào những thuận lợi và khó khăn của ta từ sau chiến dịch Việt Bắc 1947, ta quyết định chủ động mở chiến dịch biên giới, nhằm mục đích: - Tiêu diệt sinh lực địch. - Khai thông biên giới Việt-Trung. - Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. - Tạo thời cơ thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên. + Các đồng chí có ý kiến thế nào? Vai Võ Nguyên Giáp: Thưa các đồng chí, theo tôi với hệ thống phòng thủ trên đường số 4 chúng ta nên dùng nghệ thuật đánh điểm diệt viện. 13
- Vai Bác Hồ: Vậy chúng ta nên đánh vào đâu? Vai Hoàng Văn Thái: Đánh vào Thất Khê. Vai Bác Hồ: Cánh tay tôi xem như hệ thống phòng ngự trên đường số 4, bả vai là cao bằng .khuỷa tay là đông khê cổ tay là thất khê theo các đồng chí đánh vào đâu khiến cánh tay tôi tê liệt? Vai Võ Nguyên Giáp: Đánh vào khuỷa tay. Vai Bác Hồ: Vậy chúng ta quyết định đánh vào Đông Khê. Vai Võ Nguyên Giáp: Rõ. Vai Bác Hồ: Chiến dịch này rất quan trọng, các đồng chí chỉ có thắng không được thua. Kết thúc hoạt cảnh. + Giáo viên nêu câu hỏi. 1, Qua sự diễn xuất của các bạn, em rút ra được những nội dung gì? 2, Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng tham gia tác chiến đã thể hiện điều gì? 3, Diễn xuất của các bạn thế nào? Phương pháp đóng vai thường được sử dụng trong các tình huống do giáo viên đặt ra nhằm rèn luyện cho học sinh những kỹ năng ứng xử hoặc bày tỏ thái độ của mình trước một vấn đề nào đó trong thực tiễn cuộc sống. Những em tham gia đóng vai là những em thuộc trí thông minh vận động hoặc là trí tuệ liên nhân, các em nhanh hiểu ý và diễn đạt bằng ngôn ngữ hình thể. c.Những hoạt động vận dụng trí thông minh không gian Ví dụ: Khi học Bài 11:Tổng kết lịch sử thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, GV có thể hướng dẫn học sinh vẽ lược đồ, bằng sự kết hợp với ngôn ngữ miêu tả, tưởng thuật, giải thích , HS có thể khái quát hơn được toàn kiến thức của phần lịch sử thế giới một cách sinh động nhất. (Sản phẩm sơ đồ tư duy của học sinh lớp 12C5) 14
- Ví dụ2: sử dụng tranh biếm họa để minh họa, giải quyết nội dung kiến thức cơbản. (Tranh đả kính do Nguyễn Ái Quốc vẽ đăng trên báo Le Paria, số 5, ngày 1/8/1922) GV hoàn toàn có thể sử dụng bức tranh này cho Bài.12 Phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam từ 1919 đến năm 1925 (lịch sử lớp 12, Chương trình chuẩn), trong các tiểu mục về xã hội Việt Nam trong công cuộc khai thác thuộc địa lần hai hoặc hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn này, hoặc cũng có thể sử dụng cho nội dung nào muốn tạo biểu tượng về sự áp lực của thực dân Pháp. Theo định hướng chung đã trình bày ở phía trên, GV có thể hướng dẫn HS khai thác bức tranh thông qua việc trả lời các câu hỏi: Bức tranh có bao nhiêu người? Mô tả hình dáng, trang phục của từng người, hoạt động của họ... Rõ ràng, HS có thể trả lời được bức tranh có hai người. Người thứ nhất (phía tay trái, đang kéo xe), là một người gầy yếu, đầu đội nón lá, quần áo rách rưới, phong phanh, chỉ đủ che mưa che mắng, đi chân trần. Người ngồi trên xe to béo, quần áo chỉnh tề, tay chống gậy, miệng phì phèo điếu xì gà, nằm ngửa trên xe trông rất thoải mái. Phía trên là 3 dòng chữ nhưng có lẽ HS sẽ chỉ đọc được chữ tiếng Việt đầu tiên là “Mau lên” – thể hiện sự thúc giục, quát nạt, các chữ còn lại là tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha... Hoạt động chủ đạo mà bức tranh phản ánh là một người cùng khổ đang kéo xe cho một vị khách Tây. Bức tranh phản ánh sự đối lập giữa hai giai cấp thống trị (vị khách Tây to béo - thực dân, đế quốc) và giai cấp bị trị (người dân khắc khổ - dân tộc Việt Nam), suy rộng ra là sự mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, giữa nhân dân các nước thuộc địa với đế quốc, thực dân nói chung. Hình ảnh người dân khắc khổ kéo xe cho chủ Tây to béo không khác gì khiếp ngựa trâu mà người dân thuộc địa phải gánh chịu dưới ách áp bức, bóc lột của chế độ thực dân mà nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ VIII do chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì, đã nêu: “Trong lúc này, quyền lợi của bộ phận, của giai 15
- cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia dân tộc. Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi lại được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộ còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, của giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”. Thông qua đó phát triển trí thông minh không gian,trí thông minh ngôn ngữ hay trí thông minh lôgic….HS sẽ hứng thú với việc tiếp thu và hình thành kiến thức mới của bài. d. Trí thông minh về vận động . Đây là dạng trí tuệ chú trọng vào hoạt động và hệ thông thao tác được vận dụng linh hoạt. Ví dụ 1. Khi thực hiện ngoại khoá Lịch sử Tại trường THPT Tân kỳ, nhóm Lịch sử và Tổ xã hội đã sân khấu hoá dựa trên các hoạt động diễn kịch, các lớp ban khoa học xã hội đã có những hoạt động diễn kịch theo kịch bản để sân khấu hoá các nội dung, nhân vật và sự kiện lịch sử như : Thực hiện ngoại khoá “Văn hoá tín ngưỡng dân tộc Việt Nam” cho học sinh khối 10,11,12 thuộc ban KHXH, đã đề cao tính tương tác ,năng lực sáng tạo, phát huy thuyết đa trí tuệ đa năng lực, lý thuyết trí khôn nhiều thành phần, thuyết trí thông minh đa dạng cho HS từ đó nâng cao chất lượng môn Lịch sử tại Trường THPT Tân Kỳ. (Hình ảnh HS lớp 12C5 tham gia diễn kịch trong hoạt động ngoại khóa). (Hình ảnh học sinh lớp 12C5 Trường THPT tham gia ngoại khoá về vua Quang Trung) 16
- Ví dụ 2: Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo, sẽ phát huy cao độ các trí thông minh trong học thuyết đa trí tuệ ,các em thông qua trải nghiệm được phát huy tối đa khả năng tư duy của bản thân. (Hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại khu di tích Lam Kinh-Thanh Hoá) f. Những hoạt động vận dụng trí thông minh hướng ngoại Trong dạy học LS, việc vận dụng thuyết trí tuệ giao tiếp đem đến những gợi ý về cách thức tổ chức hoạt động nhóm rất có ưu thế. Bởi vì, thông qua hoạt động nhóm, HS không chỉ chủ động tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức, mà còn phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác và rèn luyện năng lực tổ chức trong học tâp và cuộc sống. (Hoạt động nhóm- trình bày bản đồ tư duy của học sinh 12C5) 17
- g. Những hoạt động vận dụng trí thông minh hướng nội Người có trí tuệ nội tâm có ý thức cao về khả năng tự hiểu được cảm xúc riêng, mục tiêu và động cơ cá nhân. Để vận dụng loại trí tuệ này trong DHLS có thể sử dụng các PPDH suy ngẫm, bài tập nghiên cứu tình huống, kĩ thuật K-W-L-H… Ví dụ 1 . Bài 18 Những năm đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp(1946- 1950), Mục IV Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến dịch Biên giới thu đông 1950,mục 2.Chiến dịch biên giới 1950,tại trận đánh Đông khê ngày 16/9/1950, trong diễn biến có 2 tấm gương chiến đấu anh dũng là đồng chí Trần Cừ lấy thân mình lấp lỗ châu mai,đồng chí La văn Cầu chặt đứt 1 cánh tay ? Trong tình thế đó, nếu em là đồng chí Trần Cừ ,hoặc đồng chí La Văn Cầu em sẽ hành động như thế nào? Vì sao? HS sẽ suy ngẫm, tự đặt mình vào nhân vật, tìm hiểu bối cảnh giai đoạn đó để đưa ra quyết định và lí giải cho quyết định đó. Qua đó HS hiểu sâu hơn về sự anh dũng đức hi sinh, nhân cách của anh hùng lực lượng vũ trang Trần Cừ và anh hùng lực lượng vũ trang La Văn Cầu ,phát triển trí thông minh hướng nội và tư duy độc lập của trò. Ví dụ 2.Khi dạy bài 20 :Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc(1953-1954),phần khởi động GV sử dụng những hình ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ và kĩ thuật kĩ K-W-L-H nhằm tạo ra mâu thuẫn trong nhận thức giữa những kiến thức đã biết và chưa biết ,từ đó yêu cầu học sinh xác định được nhiệm vụ học tập của bài học cần giải quyết thông qua đó giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài mới lần lượt giải quyết được nhiệm vụ của bài học ở ở các hoạt sau: ( Hình ảnh chiến dịch Điện Biên Phủ) * Phương thức khai thác Bước 1: GV cho HS quan sát hình ảnh và kết hợp phát phiếu học tập( Vận dụng kĩ thuật dạy học KWLH ).Học sinh trao đổi thảo luận với bạn và hoàn thiện vào phiếu học tập 18
- BẢNG HỎI THEO KĨ THUẬT DẠY HỌC “KWLH” Họ và tên học sinh:…………………………………………Lớp:………. Câu hỏi: 1. Những hình ảnh đó gợi cho em liên tưởng đến nội dung gì của lịch sử Việt Nam ? Em biết gì về nội dung đó? (Học sinh điền vào cột K) 2. Em mong muốn tìm hiểu những nội dung gì liên quan đến chủ đề này? (Học sinh điền vào cột W) 3. Em hi vọng học thêm được những gì sau khi học xong chủ đề/ bài học này? (Học sinh điền vào cột L) 4. Em có thể vận dụng vào thực tiễn những kiến thức nào và vận dụng như thế nào? (Học sinh điền vào cột H) K W L H …………….. …………….. ……………... ……………... GV thu thập thông tin phản hồi trên cột K và cột W ,vận dụng PPDH giải quyết ,giải mã tư liệu để hưỡng dẫn học sinh nghien cứu,tìm hiểu nội dung của chủ đề. Bước 2. Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau.GV dẫn dắt gợi mở nêu những nhiệm vụ của bài học mà các em phải tìm hiểu và dẫn dắt HS vào bài mới .Sản phẩm của HS có thể được gợi ý như sau BẢNG HỎI THEO KĨ THUẬT DẠY HỌC “KWLH” Họ và tên học sinh:……………………………………Lớp:………. K W L H - Bộ chính trị Từng học …………….. …………….. TW Đảng họp sinh sẽ có ……………... ……………... bàn quyết định mong muốn mở chiến dịch khác nhau với Điện Biên câu hỏi 2,GV Phủ….. dự vào phần - Lá cờ quyết momg muốn chiến quyết thắng này dẫn dắt của quân đội Việt sang bài mới Nam tung bay với các mục trên nóc hầm chỉ tiêu tìm hiểu huy …… Ý nghĩa: Trong quá trình dạy học ở trường phổ thông, vận dụng trí thông minh hướng nội là một phương pháp dạy học nhất là trong hoạt động khởi động ,tạo tình huống dẫn dắt học sinh vào bài mới tạo hứng thú học tập giúp hình thành và phát triễn kĩ năng cho học sinh có vị trí quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu bộ 19
- môn và góp phần đào tạo thế hệ trẻ có tri thức sâu, rộng, có năng lực tự chủ, sáng tạo. Trí thông minh hướng nội , những người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua tình cảm, cảm giác, điều khiển và làm chủ tốt việc học của mình, hiểu rõ các suy nghĩ của bản thân, từ đó có thể hiểu được cảm xúc, tình cảm của người khác. h. Những hoạt động vận dụng trí thông minh tự nhiên. Với sự nhạy cảm nắm bắt các hiện tượng trong thiên nhiên của loại trí tuệ này, DHLS có thể sử dụng các hình thức dạy học tại bảo tàng, thực địa, trải nghiệm, dự án, tham quan học tập… sẽ đem lại hiêu quả cao cho quá trình lĩnh hội kiến thức Ví dụ : Hoạt động chuyên đề tháng 2 của CLB Lịch sử trường THPT Tân kỳ kỉ niệm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam : Cụ thể ngày 2 tháng 2 năm 2022 những thành viên trong CLB Lịch Sử , đã tổ chức cuộc thi “Rung chuông vàng” với chuyên đề tìm hiểu Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tham gia cuộc thi là 40 thí sinh là học sinh tiêu biểu của 40 chi đoàn trường THPT Tân Kỳ đã được tìm hiểu về Đảng Cộng Sản Việt Nam . (Nội dung cụ thể các gói câu hỏi được trình bày cụ thể phần phụ lục 4). Nội dung hội thi gồm 2 phần Phần 1: Đồng chí Nguyễn Thị Kim Dung (GV: Lịch Sử) sắp xếp vị trí cho các thành viên tham gia đội chơi của 40 chi đoàn. Phần 2: Đồng chí Nguyễn Cảnh Hiếu (Bí thư Đoàn trường) chủ trì tổ chức cuộc thi qua hình thức “rung chuông vàng”. Đồng chí Lê Thị Tình (nhóm trưởng nhóm Lịch sử) và Đồng chí Phạm Nguyễn Văn Dũng (GV: Lịch Sử) đảm nhận MC chương trình, các đồng chí trong tổ xã hội nhà trường bố trí ban giám khảo. Phần thi gồm có 3 bước. Bước 1: MC chương trình phổ biến cách chơi, luật chơi với 40 thí sinh dự thi đại diện cho 40 lớp của nhà trường và các khán giả tham gia cổ vũ. (Hình ảnh: Các thí sinh bước vào vị trí dự thi) 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 143 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 142 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 48 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p | 38 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung phần Công dân với đạo đức môn GDCD lớp 10 nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học sinh tại trường THPT Thái Lão
43 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong chương trình Hóa học hữu cơ 11
74 p | 53 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 51 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng lí thuyết chuẩn độ axit – bazơ trong giảng dạy Hóa học ở trường chuyên và phục vụ bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, Quốc tế
143 p | 39 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức tích hợp để dạy kỹ năng đọc hiểu - Unit 9 - Preserving The Environment - Tiếng Anh 10 thí điểm
71 p | 63 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 78 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng định lý Thales để tìm lời giải cho các bài toán hình học tọa độ trong mặt phẳng
35 p | 29 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng nguyên tắc tích hợp trong dạy làm văn dạng bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
29 p | 46 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn