intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bài tập hóa hữu cơ lớp 11 có liên quan thực tiễn đời sống để lồng ghép trong bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Xây dựng bài tập hóa hữu cơ lớp 11 có liên quan thực tiễn đời sống để lồng ghép trong bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh" nhằm xây dựng và áp dụng bài tập liên quan đến các hiện tượng hóa học xảy ra trong tự nhiên và hoạt động thực tiễn của con người trong phạm vi kiến thức hóa hữu cơ chương trình lớp 11, góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bài tập hóa hữu cơ lớp 11 có liên quan thực tiễn đời sống để lồng ghép trong bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT LÊ LỢI -------- TÊN ĐỀ TÀI XÂY DỰNG BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ LỚP 11 CÓ LIÊN QUAN THỰC TIỄN ĐỜI SỐNG ĐỂ LỒNG GHÉP VÀO BÀI HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Lĩnh vực: Hoá Học Người thực hiện: Lê Thị Huệ Tổ bộ môn: KHTN Năm thực hiện: 2021-2022 Số điện thoại: 0364288945 1
  2. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ HS : Học sinh GV : Giáo viên THPT : Trung học phổ thông BTHH : Bài tập hóa học CNTT : Công nghệ thông tin HSG : Học sinh giỏi SGK : Sách giáo khoa SGV : Sách giáo viên NL : Năng Lực PTPƯ : Phương trình phản ứng BT : Bài Tập TCHH : Tính chất hóa học SK : Sáng kiến BTVN : Bài tập về nhà KHXH : Khoa học xã hội SGV : Sách giáo viên 2
  3. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Đặt vấn đề. Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng trong thực tiễn. Những kiến thức hóa học rất gần gũi với cuộc sống hằng ngày, do đó, trong giảng dạy hóa học nếu người giáo viên lồng ghép được các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên cũng như trong hoạt động sống của con người thông qua các bài giảng cũng như các bài tập sẽ làm cho bài học trở nên sinh động hơn, tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Đặc biệt, giúp cho học sinh thấy được mối liên quan chặt chẽ giữa lí thuyết và thực tiễn, thấy được sự cần thiết trong mỗi bài học và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Mặt khác, nó cũng rèn luyện cho học sinh vận dụng kiến thức, đào sâu, mở rộng kiến thức một cách sinh động, linh hoạt vào cuộc sống. Việc đưa bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng trong thực tế, các tình huống trong cuộc sống, trang bị dần cho họ các kiến thức liên quan đến các quy trình sản xuất trong công nghiệp phải là mục đích cao nhất của nền giáo dục. Vì vậy, việc xây dựng bài tập hóa học thực tiễn trong dạy học hóa học phổ thông là rất quan trọng và phù hợp với xu hướng đổi mới của giáo dục Việt Nam hiện nay. Tài liệu liên quan đến vấn đề này thì nhiều tuy nhiên việc xây dựng thành bài tập một cách có hệ thống để thuận lợi cho việc sử dụng trong quá trình giảng dạy thì còn rất ít. Hiện nay rất nhiều học sinh không thích học môn hóa học vì cho rằng môn hóa khó hiểu và ít liên quan thực tế. Bên cạnh đó nhiều giáo viên chưa đổi mới phương pháp dạy chưa liên hệ bài học trong sgk với thực tiễn đời sống nên không tạo được cho học sinh yêu thích môn hóa học. Do đó, tôi chọn đề tài: “Xây dựng bài tập hóa hữu cơ lớp 11 có liên quan thực tiễn đời sống để lồng ghép trong bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh” với mục đích tìm hiểu, sưu tầm và xây dựng hệ thống bài tập liên quan đến thực tiễn theo các chương trong sách giáo khoa lớp 11 cơ bản phần hóa hữu cơ nhằm thuận lợi cho việc sử dụng trong giảng dạy sau này cũng như tổ chức các câu lạc bộ hóa học, các cuộc thi vui để học.... cho học sinh ở trường phổ thông. 2. Mục đích nghiên cứu: Xây dựng và áp dụng bài tập liên quan đến các hiện tượng hóa học xảy ra trong tự nhiên và hoạt động thực tiễn của con người trong phạm vi kiến thức hóa hữu cơ chương trình lớp 11, góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh. Giải thích các hiện tượng thực tiễn đời sống bằng những kiến thức hóa học của chương trình phổ thông và lồng ghép trong bài học. 3
  4. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu ý nghĩa câu hỏi, bài tập hóa học thực tiễn và phương pháp sử dụng để góp phần phát triển năng lực học sinh. Nghiên cứu các hiện tượng hóa học xảy ra trong tự nhiên và trong cuộc sống liên quan đến chương trình hóa học hữu cơ lớp 11. Xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn dưới dạng tự luận và trắc nghiệm khách quan phần hóa hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực học sinh. Lồng ghép bài tập thực tiễn hóa hữu cơ lớp 11 trong bài giảng trên lớp học, bài kiểm tra của học sinh. Thực nghiệm sư phạm. 4. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học phát triển năng lực và năng lực chuyên biệt hóa học . Thông qua nghiên cứu và áp dụng trong quá trình giảng dạy môn Hóa học tại trường THPT Lê Lợi và các trường THPT vùng lân cận. Điều tra thực trạng đổi mới PPDH tại địa phương. Nghiên cứu chương trình sách SGK, SGV, SBT hóa học lớp 11 (cơ bản và nâng cao).Tổng hợp những tài liệu có liên quan đến thực tiễn và chương trình hóa học hữu cơ. Trao đổi tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp. Tham khảo các tài liệu về sáng kiến kinh nghiệm, Mạng Internet. 5. Đóng góp của đề tài. Chứng minh được tính khả thi và hiệu quả của câu hỏi, bài tập thực tiễn hóa học góp phần đổi mới PPDH tại nhà trường, nâng cao được chất lượng dạy học. Góp phần đổi mới phương pháp dạy và học tăng cường hứng thú học hóa học của học sinh. Phát triển năng lực người học, giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho HS. Phát huy năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học, HS hiểu và tăng ý thức bảo vệ môi trường. 4
  5. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Dạy học định hướng phát triển năng lực: 1.1.1. Khái niệm năng lực: là thuộc tính cá nhân cho phép thực hiện thành công hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra, ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế 1.1.2. Những loại năng lực cần chú trọng rèn luyện cho HS trong quá trình dạy học. * Nhóm năng lực chung, gồm: Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân. Nhóm năng lực quan hệ xã hội. Nhóm năng lực sử dụng công cụ hiệu quả. * Nhóm năng lực, kĩ năng chuyên biệt trong môn Hóa học Các năng lực chuyên biệt trong môn Hóa học : - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực thực hành hóa học - Năng lực tính toán - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học - Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. Đối với môn Hóa học, vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống thể hiện ở các mặt: Thực tiễn đời sống (sử dụng khoa học, hợp lí các thành tựu của hóa học hướng đến mục tiêu an toàn, tiết kiệm và hiệu quả), thực tiễn sản xuất (áp dụng các nguyên lí, định luật…hóa học vào sản xuất để tạo ra công cụ, của cải, vật chất,... phục vụ và nâng cao chất lượng đời sống con người), thực tiễn nghiên cứu và sáng tạo (sử dụng những thành tựu đã có của Hóa học và các khoa học khác để sáng tạo ra các giá trị mới có nghĩa đối với nhân loại). Việc phát triển Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn rất cần thiết cho HS vì nó giúp HS có thể tồn tại, phát triển, hội nhập trong xã hội hiện đại và giải quyết được nhiều vấn đề thực tiễn nảy sinh trong cuộc sống. 1.2 .Ý nghĩa, tác dụng của câu hỏi, bài tập hóa học trong giảng dạy hóa học để phát triển năng lực học sinh: 1.2.1. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học trong giảng dạy hóa học. 5
  6. a, Ý nghĩa trí dục: - Làm chính xác hóa các khái niệm hóa học. Củng cố, đào sâu và mở rộng kiến thức một cách sinh động, phong phú hấp dẫn. - Ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách tích cực nhất. Khi ôn tập, học sinh sẽ buồn chán nếu chỉ yêu cầu họ nhắc lại kiến thức. - Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng hóa học. Nếu là bài tập thực nghiệm sẽ rèn luyện các kĩ năng thực hành, góp phần vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh.... b, Ý nghĩa phát triển: Phát triển ở học sinh các năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát độc lập, thông minh và sáng tạo. c, Ý nghĩa giáo dục: Rèn luyện cho học sinh đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê khoa học Hóa học. Bài tập thực tiễn, thực nghiệm còn có tác dụng rèn luyện văn hóa lao động (lao động có tổ chức, có kế hoạch, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ nơi làm việc). 1.2.2.Các xu hướng xây dựng bài tập hóa học (BTHH) hiện nay theo hướng phát triển năng lực. - Loại bỏ những bài tập có nội dung lắt léo, giả định rắc rối, phức tạp, xa rời hoặc phi thực tiễn hóa học. - Tăng cường sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan. - Xây dựng bài tập mới về bảo vệ môi trường và phòng chống ma túy. - Xây dựng bài tập mới để rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thực tiễn trong tự nhiên và cuộc sống. - Xây dựng bài tập có nội dung hóa học phong phú sâu sắc, phần tính toán đơn giản, nhẹ nhàng. - Xây dựng và tăng cường sử dụng bài tập thực nghiệm định lượng. 1.2.3.Vai trò của câu hỏi, bài tập thực tiễn. Trong giáo dục học, bài tập hoá học được xếp vào hệ thống các phương pháp dạy học hoá học. Phương pháp này được coi là một trong những phương pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng giảng dạy hoá học. Bài tập hoá học thực tiễn cũng có đầy đủ các vai trò, chức năng của một bài tập hoá học. Các chức năng đó là: 6
  7. a. Về kiến thức. Thông qua giải bài tập hoá học thực tiễn, học sinh hiểu kĩ hơn các khái niệm, tính chất hoá học; củng cố kiến thức một cách thường xuyên và hệ thống hoá kiến thức; mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú mà không làm nặng nề khối lượng kiến thức của học sinh Bên cạnh đó, bài tập thực tiễn giúp học sinh thêm hiểu biết về thiên nhiên, môi trường sống, ngành sản xuất hoá học, những vấn đề mang tính thời sự trong nước và quốc tế. Ngoài ra, còn giúp học sinh bước đầu biết vận dụng kiến thức để lí giải và cải tạo thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. b. Về kĩ năng. Việc giải bài tập thực tiễn giúp học sinh : - Thứ nhất, rèn luyện và phát triển cho học sinh năng lực nhận thức, năng lực thích ứng, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và làm việc theo nhóm… - Thứ hai, rèn luyện và phát triển các kĩ năng học tập như: kĩ năng thu thập thông tin, vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống có vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo … - Thứ ba, rèn luyện kĩ năng thực hành hoá học. - Thứ tư, bồi dưỡng và phát triển các thao tác tư duy: quan sát, so sánh, phân tích, suy đoán, tổng hợp… c. Về giáo dục. Việc giải bài tập hoá học thực tiễn có tác dụng : - Rèn luyện cho học sinh tính kiên nhẫn, tự giác, chủ động, chính xác, sáng tạo trong học tập và trong quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn - Thông qua nội dung bài tập giúp học sinh thấy rõ lợi ích của việc học môn hoá học từ đó tạo động cơ học tập tích cực, kích thích trí tò mò, óc quan sát, sự ham hiểu biết… làm tăng hứng thú học môn hoá học và từ đó có thể làm cho học sinh say mê nghiên cứu khoa học và công nghệ giúp học sinh có những định hướng nghề nghiệp tương lai. Ngoài ra, vì các bài tập hoá học thực tiễn gắn liền với đời sống của chính bản thân học sinh, của gia đình, của địa phương và với môi trường xung quanh nên càng góp phần tăng động cơ học tập của học sinh: học tập để nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và của cộng đồng. Với những kết quả ban đầu của việc vận dụng kiến thức hoá học phổ thông để giải quyết các vấn đề thực tiễn học sinh thêm tự tin vào bản thân mình để tiếp tục học hỏi, tiếp tục phấn đấu và phát triển. 7
  8. 1.3. Quy trình thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập theo hướng gắn với đời sống thực tiễn. 1.3.1.Bài tập hoá học thực tiễn được thiết kế theo quy trình sau đây : Bước 1: Lựa chọn đơn vị kiến thức, hiện tượng, bối cảnh/tình huống thực tiễn có liên quan. Bước 2: Xác định mục tiêu giáo dục của đơn vị kiến thức, xây dựng mâu thuẫn nhận thức từ bối cảnh/tình huống lựa chọn và xác định các điều kiện (kiến thức, kĩ năng,…) cần thiết để giải quyết mâu thuẫn này. Phân tích mục tiêu của chương, bài để định hướng cho việc thiết kế bài tập. Nghiên cứu kĩ nội dung các tài liệu giáo khoa, tài liệu tham khảo về nội dung hoá học và các ứng dụng hoá học của các chất trong thực tiễn, tìm hiểu các công nghệ, nhà máy sản xuất có liên quan đến nội dung hoá học của bài. Nghiên cứu đặc điểm, trình độ nhận thức của học sinh, kinh nghiệm sống của học sinh để thiết kế bài tập thực tiễn cho phù hợp, tạo hứng thú cho học sinh khi giải các bài tập thực tiễn đó. Bước 3: Thiết kế bài tập theo mục tiêu. Bước 4: Xây dựng đáp án, lời giải và kiểm tra thử. Bước 5: Chỉnh sửa, hoàn thiện bài tập 1.3.2. Ví dụ minh hoạ Ví dụ : Thiết kế BTTT có liên quan đến kiến thức về các loại xăng thường được sử dụng hiện nay và các quy định an toàn, phòng chống cháy nổ tại các trạm xăng. Bước 1: Lựa chọn đơn vị kiến thức và bối cảnh. Kiến thức về các loại xăng thường dùng hiện nay, xu hướng sử dụng xăng sinh học, một số biện pháp phòng chống cháy nổ tại các cây xăng. Bối cảnh là hình ảnh của trạm bán xăng dầu trong thành phố có kí hiệu các loại xăng (A92, A95, E5,…), biển báo cấm lửa, thùng chứa cát, nhắc nhở không dùng điện thoại di động,… Bước 2: Xác định mục tiêu giáo dục của đơn vị kiến thức trong bối cảnh. Mục tiêu của bài tập là phát triển năng lực xử lí thông tin, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn thông qua việc hiểu và phân biệt được các loại xăng khác nhau. Hiểu được cơ sở khoa học của các biện pháp phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường trong sử dụng xăng. Bước 3: Thiết kế bài tập theo mục tiêu. Bài tập:Hãy quan sát hình ảnh về trạm bán xăng và cho biết: 8
  9. a. Ở các trạm xăng hiện nay có bán các loại xăng như A95, 92, E5. Cho biết thành phần của xăng và ý nghĩa của các kí hiệu đó. b. Tại sao hiện nay, Việt Nam và các nước trên thế giới lại chuyển dần sang sản xuất và sử dụng các loại xăng sinh học E5, E10? c. Tại sao tại các trạm xăng lại có biển cấm lửa, cấm hút thuốc, cấm sử dụng điện thoại di động? d. Khi xảy ra các đám cháy xăng, dầu cần xử lí như thế nào? e. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội, có rất nhiều trạm xăng nằm sát các khu dân cư. Theo em có nên bố trí các trạm xăng sát khu dân cư không? Vì sao? Bước 4: GV sử dụng bài tập trên khi giảng dạy bài luyện tập hidrocacbon no trong chương trình Hóa học 11 và dùng trong kiểm tra, đánh giá để thử nghiệm. Dự kiến câu trả lời: a. Thành phần của xăng chủ yếu là các hiđrocacbon từ C5 đến C11 và các chất phụ gia. Xăng A95, A92 là nhưng loại xăng có chỉ số octan bằng 95 và 92. Xăng E5 là loại xăng gồm 95% xăng không chì và 5% etanol. b. Hiện nay, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới có xu hướng chuyển sang sử dụng các loại xăng sinh học E5, E10 vì các ưu điểm của loại xăng này (Thân thiện với môi trường; Sử dụng nguồn nguyên liệu sinh học; Sử dụng rất thuận tiện, không cần phải điều chỉnh động cơ khi chuyển đổi giữa nhiên liệu E5 và xăng thông thường… Các cây xăng có biển cấm lửa, cấm hút thuốc, sử dụng điện thoại di động vì xăng dễ bay hơi và bắt lửa rất nhanh, dễ gây cháy nổ. c. Đối với các đám cháy nhỏ có thể dùng chăn, bao tải nhúng nước, cát phủ lên đám cháy hoặc dùng bình chữa cháy bằng bột; Đối với các đám cháy lớn cần báo động để người dân sơ tán, báo cháy cho lực lượng cảnh sát PCCC, công an hoặc chính quyền nơi gần nhất. Sau đó tham gia vào quá trình sơ tán tài sản và chữa cháy. d. Không nên bố trí các cây xăng gần khu dân cư. (Vì hơi xăng bốc lên gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân; Sẽ giảm thiệt hại về người, về của nếu xảy ra cháy nổ tại các trạm xăng; Đảm bảo an toàn cho các cây xăng nếu xảy ra cháy nổ trong quá trình sinh hoạt của người dân). GV có thể cung cấp thêm cho HS các thông tin có liên quan đến bài tập như: - Dùng các loại xăng phải phù hợp với động cơ của các loại xe. - Etanol có trị số octan cao tới 109 nên khi pha vào xăng sẽ làm tăng trị số octan và hàm lượng oxi trong xăng (cao hơn xăng thông dụng), giúp quá trình cháy trong động cơ diễn ra triệt để hơn, tăng công suất, giảm tiêu hao nhiên liệu, đồng thời giảm thiểu phát thải các chất độc hại trong khí thải động cơ,... 9
  10. - Cơ sở khoa học của hiện tượng gây cháy nổ có thể xảy ra tại trạm xăng khi dùng ĐTDĐ. - Quyết định về “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng” của Bộ Xây dựng ban hành năm 2008 về khoảng cách từ các trạm xăng tới khu vực đông người. Bước 5: Phân tích câu trả lời hoặc bài làm của HS và chỉnh sửa, hoàn thiện bài tập. 1.3.3 Một số nguyên tắc khi xây dựng bài tập thực tiễn Khi xây dựng dạng bài tập này cần đảm bảo các nguyên tắc sau: - Đảm bảo tính mục tiêu của chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng và định hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS. - Đảm bảo tính chính xác, khoa học, hiện đại của các nội dung kiến thức hóa học và các môn khoa học có liên quan. - Phải gần gũi với cuộc sống và kinh nghiệm học tập của HS. Những vấn đề thực tiễn có liên quan đến hoá học thì rất nhiều, rất rộng. Nếu bài tập hoá học thực tiễn có nội dung về những vấn đề gần gũi với kinh nghiệm, với đời sống và môi trường xung quanh học sinh thì sẽ tạo cho các em động cơ và hứng thú mạnh mẽ khi giải. Ví dụ: Để làm sạch nhựa quả dính vào dao khi cắt (ví dụ nhựa mít) người ta thường A. nhúng dao vào xăng hoặc dầu hoả. B. nhúng dao vào nước xà phòng. C. ngâm dao vào nước nóng. D. ngâm dao vào nước muối. Học sinh với kinh nghiệm có được trong quá trình tham gia sản xuất và kiến thức hoá học đã có sẽ lựa chọn phương án trả lời, giải thích sự lựa chọn của mình. Học sinh sẽ có sự háo hức chờ đợi thầy cô đưa ra đáp án đúng để khẳng định mình. Trong bài tập này khi học sinh giải sẽ có một số khả năng xảy ra như sau: Học sinh lựa chọn và giải thích đúng. Đây sẽ là niềm vui rất lớn đối với học sinh vì kinh nghiệm của mình là đúng theo khoa học hoá học. Học sinh lựa chọn phương án đúng nhưng không giải thích được hoặc giải thích chưa đúng. Học sinh lựa chọn và giải thích chưa đúng. Trong khả năng 2, 3 học sinh sẽ cảm thấy tiếc nuối vì bản thân đã gần tìm ra câu trả lời, từ đó học sinh sẽ có động lực để quan sát thực tiễn và vận dụng kiến thức hoá học một cách linh hoạt hơn để giải thích các tình huống thực tiễn hoặc thay đổi 10
  11. việc làm theo thói quen chưa đúng khoa học của bản thân. - Phải phát huy được tính tích cực tìm tòi và vận dụng tối đa kiến thức đã có của HS để giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ đặt ra trong bài tập. - BTHH thực tiễn phải dựa vào nội dung học tập Các BTHH thực tiễn cần có nội dung sát với chương trình mà HS được học. Nếu BTHH thực tiễn có nội dung hoàn toàn mới về kiến thức hoá học thì sẽ không tạo được động lực cho HS để giải bài tập đó. Ví dụ : khi dạy bài Ankin (SGK hóa học 11) có thể đưa câu hỏi “Ở ngoài chợ, tại các vựa trái cây, người ta thường ủ chín trái cây bằng gì? Giải thích?” - Phải có tính hệ thống và đảm bảo logic sư phạm 1.4. Sử dụng câu hỏi, bài tập thực tiễn trong giảng dạy hóa học: BTTT gắn với bối cảnh/tình huống đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp, đánh giá và vận dụng kiến thức riêng lẻ vào những bối cảnh, tình huống thực xảy ra trong thực tiễn. Với những bài tập mở tạo cơ hội cho nhiều cách tiếp cận, nhiều phương án giải quyết khác nhau, góp phần hình thành ở HS các năng lực như: năng lực xử lí thông tin, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Trong dạy học hóa học, BTTT có thể sử dụng trong các dạng bài học khác nhau và theo các mục đích khác nhau như hình thành kiến thức mới, ôn tập củng cố hoặc kiểm tra đánh giá. 1.4.1.Sử dụng trong giảng dạy bài mới . Với bài dạy nghiên cứu tài liệu mới, GV có thể sử dụng BTTT để tạo tình huống có vấn đề, kích thích hoạt động tư duy của HS và tổ chức cho HS thảo luận nhóm để đưa ra các câu trả lời cho các bài tập mở hoặc các cách giải quyết vấn đề thực tiễn khác nhau. Từ đó, yêu cầu HS đánh giá và xác định câu trả lời đầy đủ nhất, cách giải quyết vấn đề tối ưu nhất. 1.4.2.Sử dụng trong giờ bài tập và kiểm tra đánh giá. Với bài dạy luyện tập, GV dùng BTTT để mở rộng, phát triển kiến thức, rèn kĩ năng và phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS. GV có thể tổ chức cho HS tự đề xuất các vấn đề thực tiễn cần được tìm hiểu, giải thích và nêu ra dưới dạng câu đố để các bạn cùng tìm câu trả lời. Với các BTTT đòi hỏi sự tích hợp kiến thức của nhiều môn học để giải quyết các vấn đề phức hợp thì GV có thể xây dựng thành các dự án học tập để HS thực hiện. Thông qua thực hiện các dự án mang tính tích hợp các nội dung hóa học với các kiến thức của môn học khác liên quan đến những vấn đề xã hội, môi trường,… sẽ giúp HS phát triển được các năng lực chung và chuyên biệt đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn và năng lực độc lập sáng tạo. * Với giờ dạy kiểm tra, đánh giá 11
  12. Sử dụng BTTT trong hoạt động kiểm tra, đánh giá có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức như thường xuyên đưa vào các bài kiểm tra hay xen vào các giờ học, các hoạt động có lồng ghép việc kiểm tra, đánh giá HS. Các BTTT đưa ra vừa phải đảm bảo yêu cầu về nội dung, hình thức kiểm tra vừa phải phù hợp với trình độ NL của HS. Các BTTT trong bài kiểm tra nhằm mục đích củng cố, kiểm tra NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS mà chủ yếu HS đã được rèn luyện, phát triển trong các giờ học và các quá trình tự nghiên cứu trước đó. GV có thể sử dụng các câu hỏi BTTT trong các bài kiểm tra 15 phút hoặc 45 phút. 1.4.3. Sử dụng thông qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa. * Hoạt động tự học Nhằm phát triển NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS qua hoạt động này GV có thể giao về nhà cho HS (làm việc cá nhân hoặc theo nhóm) các BTTT hay những nhiệm vụ cần thực hiện qua việc giải đáp, vận dụng các tình huống trong thực tiễn sau đó có kế hoạch kiểm tra để đánh giá khả năng tự học cũng như NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS. GV có thể giao thêm các chủ đề về các hiện tượng/tình huống thực tiễn qua những kiến thức đã học hoặc những kiến thức chưa biết cần giải đáp để HS tự do tìm hiểu, nghiên cứu. GV chọn các bài tập, chủ đề thực tiễn gây hứng thú và kích thích sự say mê tìm hiểu của HS đồng thời điều chỉnh sao cho phù hợp với NL thực tế của HS và tình hình thực tiễn của nhà trường để HS vừa tăng cường khả năng tự học vừa phát triển NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn Ví dụ . Khi dạy bài axitcacboxilic lớp 11 GV giao bài tập cho HS về nhà tự tìm hiểu. HS làm việc cá nhân và nộp bài báo cáo kết quả cho GV vào 1 - 2 tuần sau. Bài tập tự nghiên cứu như sau: Vitamin C là axit hữu cơ có tên gọi ascorbic được tìm thấy nhiều trong trái cây và rất quan trọng đối với cơ thể con người. Em hãy tìm hiểu tác dụng của vitamin C. Vitamin C có nhiều trong các loại rau và hoa quả nào? Trong cùng 100 g, loại quả có nhiều vitamin C được xếp theo thứ tự lần lượt như thế nào trong các loại quả sau: cam, cà chua, ổi, dưa gang, kiwi, dâu tây. * Hoạt động trải nghiệm sáng tạo Khi sử dụng BTTT trong hoạt động này, GV có thể giao các bài tập dưới hình thức triển khai đề tài, dự án (theo nhóm HS) có yêu cầu HS nộp sản phẩm. Nếu có thời gian là một buổi học ngoại khóa khác ngoài giờ học thì có thể yêu cầu HS trình bày các đề tài này theo từng nhóm. Nếu không có thời gian trình bày thì yêu cầu HS nộp sản phẩm kèm các bản báo cáo. GV nhận xét, sửa chữa, HS bổ sung và chia sẻ đề tài của nhóm mình cho các nhóm khác tham khảo. GV tổ chức cho HS các hoạt động trải nghiệm để tìm hiểu nhà máy, cơ sở sản xuất...thấy được rõ hơn ý nghĩa của thực tiễn hoá học. 12
  13. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1. Lịch sử nghiên cứu. Trên thế giới và ở Việt Nam, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về dạy học phát tiển năng lực học sinh. Hầu hết đều thừa nhận những tác động tích cực của nó đối với quá trình dạy học. Hiện nay trên địa bàn huyện Tân Kỳ nói riêng và địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung các đề tài nghiên cứu về xây dựng bài tập thực tiễn hoá hữu cơ chưa thực sự được quan tâm. 2.2.Thực trạng sử dụng bài tập hóa học thực tiễn hoá hữu cơ tại trường THPT trên địa bàn huyện Tân Kỳ - Nghệ An. 2.2.1. Đối tượng tìm hiểu. - Giáo viên: tôi đã tiến hành tìm hiểu một số giáo viên đã giảng dạy môn Hóa học tại trường THPT Lê Lợi - Tân Kỳ. - Học sinh: Khảo sát 85 học sinh ở hai lớp 11A2 và 11A3 tại trường THPT Lê Lợi – Tân Kỳ. 2.2.2. Phương pháp và kết quả tìm hiểu Theo kết quả điều tra của nhiều GV khi đúc rút kinh nghiệm trong đổi mới PPDH trong nhiều năm qua cho thấy: a. Đối với giáo viên Việc vận dụng các PPDH tích cực là điều rất cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục. Việc áp dụng câu hỏi, bài tập thực tiễn đã được áp dụng một số nơi nhưng hiệu quả khi thực hiện chưa cao. Đa số các GV đều có sử dụng BTHH gắn với thực tiễn trong dạy học. Nhưng việc đưa dạng bài tập này vào trong dạy học chưa thường xuyên, tập trung chủ yếu các hoạt động ngoại khóa. Dạng bài tập đưa vào chủ yếu ở mức độ tái hiện kiến thức và vận dụng kiến thức để giải thích được các sự kiện, hiện tượng của câu hỏi lí thuyết, còn ở mức độ cao hơn thì ít sử dụng Trong sách giáo khoa và sách bài tập, số lượng bài tập thực tiễn hoá hữu cơ là quá ít, trong các sách tham khảo, các đề thi càng hiếm hơn nữa, nhất là bài tập về thực tiễn đời sống. Nhiều giáo viên và HS rất hứng thú với mảng bài tập này, nhưng lại ngại dạy, ngại sưu tầm, ngại làm bài tập do không có thời gian và cũng hiếm khi cho HS kiểm tra đánh giá. b. Đối với học sinh. Thực trạng nhiều HS không hứng thú với môn hóa học vì đây là môn khó và không thấy được ứng dụng thực tế của môn học. Tại trường THPT LÊ LỢI hơn 13
  14. 80 % (9/11 lớp trên mỗi khối học) không chọn môn hóa học để học tự chọn hay để ôn và thi THPT quốc gia. Tuy nhiên khi điều tra vấn đề bài tập thực tiễn hoá hữu cơ thì HS có hứng thú cao vớiPPDH mới và hầu hết các em đều cho rằng PPDH này phù hợp để ứng dụng vào môn Hóa học ở trường THPT. 2.3 .Nguyên nhân Các thầy cô giáo có đưa ra những lí do vì sao ít hoặc không sử dụng BTHH gắn với thực tiễn trong dạy học. Đó là: Không có nhiều tài liệu, mất nhiều thời gian tìm kiếm tài liệu . Trong các kì kiểm tra, kì thi không yêu cầu có nhiều câu hỏi có nội dung gắn với thực tiễn . Dạng BTTT mất nhiều thời gian để GV chuẩn bị và HS làm bài tập, nếu HS chỉ làm dạng bài tập này thì không còn nhiều thời gian cho các dạng khác. Thời gian dành cho tiết học không nhiều do đó giáo viên không có cơ hội đưa những kiến thức thực tế vào bài học. Năng lực vận dụng kiến thức hoá học để giải thích những tình huống xảy ra trong thực tế của HS còn hạn chế. Vốn hiểu biết thực tế của HS về các hiện tượng có liên quan đến hóa học trong đời sống hàng ngày còn ít. 14
  15. B. BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ LỚP 11 CÓ LIÊN QUAN THỰC TIỄN ĐỜI SỐNG. 1.Xây dựng bài tập thực tiễn hoá học phần hidrocacbon. 1.1. Mục tiêu và phương pháp dạy học của phần hidrocacbon (chương 5,6,7). Cấu trúc chương trình phần hidrocacbon lớp 11 chủ yếu nghiên cứu các hidrocacbon là : an kan, anken, ankin, benzen … với lượng kiến thức mỗi bài rất dài. Mặt khác, số tiết luyện tập, ôn tập và thực hành cũng chiếm một lượng đáng kể nên có nhiều điều kiện để cung cấp cho HS các bài tập thực tiễn nhằm củng cố kiến thức đồng thời tăng tính sinh động của các dạng bài tập từ đó làm tăng hứng thú học tập cho HS. Hệ thống lý thuyết của mỗi chương rất dài vì vậy nhiều HS sẽ thấy chán khi làm các bài tập lý thuyết từ SGK. Việc đưa thêm bài tập thực tiễn gắn liền đời sống vào từng bài học sẽ giúp tiết học sôi động hơn HS dễ hiểu bài hơn phát triển toàn diện năng lực của học sinh. Các kiến thức trong các chương này thuộc kiến thức về chất hữu cơ và rất gần gũi với cuộc sống. Như vậy việc HS được làm các bài tập thực tiễn rất quan trọng nó vừa giúp HS củng cố kiến thức, tăng hứng thú học tập vừa phát triển năng lực cho HS đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. 1.2. Hệ thống bài tập thực tiễn . 1.2.1. Bài tập tự luận. Câu 1: Vì sao có khí metan thoát ra từ ruộng lúa hoặc các ao (hồ) ? Trả lời: Trong ruộng lúa, ao (hồ) thường chứa các vật thể hữu cơ. Khi các vật thể này thối rữa (hay quá trình phân hủy các vật thể hữu cơ) sinh ra khí metan. Người ta ước chừng 1/7 lượng khí metan thoát vào khí quyển hàng năm là từ các hoạt động cày cấy. Lợi dụng hiện tượng này người ta đã làm các hầm biogas trong chăn nuôi heo tạo khí metan để sử dụng đun nấu hay chạy máy … Áp dụng: Đây là hiện tượng thường gặp và là cơ sở giải quyết các vấn đề về môi trường ở các địa phương chăn nuôi nhỏ lẽ. Giáo viên đưa vấn đề này vào trong phần liên hệ thực tế bài 25 ankan Câu 2: Làm cách nào để quả mau chín ? Hãy đề xuất một số cách ủ chín trái cây mà em biết ? Giải thích cách làm đó ? Trả lời: Các nhà khoa học phát hiện khi nghiên cứu quá trình chín của trái cây cho biết trong quá trình chín trái cây đã thoát ra một lượng nhỏ khí etilen. Khí này sinh ra có tác dụng xúc tác quá trình hô hấp của tế bào trái cây và làm cho quả mau chín. 15
  16. Nắm được bí quyết đó người ta có thể làm chậm quá trình chín của trái cây bằng cách làm giảm nồng độ etilen do trái cây sinh ra. Điều này đã được sử dụng để bảo quản trái cây không bị chín khi vận chuyển xa. Ngược lại khi cần cho quả mau chín, người ta thêm etilen vào kích thích quá trình hô hấp của tế bào trái cây. Một số cách làm ủ chín trái cây như sau: Cách 1: Từ lâu người ta đã biết xếp một số quả chín vào giữa sọt quả xanh thì toàn bộ sọt quả xanh sẽ nhanh chóng chín đều. Lý do: Khi để những trái cây chín cạnh những trái cây xanh thì C 2H4 sinh ra từ trái cây chín sẽ kích thích những trái cây xanh chín nhanh hơn. Cách 2: Dùng túi bóng buộc kín trái cây để giữ khí etilen thoát ra từ trái cây được giữ lâu hơn trong túi bóng kín giúp trái cây nhanh chín hơn. Cách 3: Dùng đất đèn được dùng để ủ chín trái cây Lý do : Khi để đất đèn ngoài không khí, nó có thể tác dụng với hơi nước trong không khí tạo thành C2H2. C2H2 có tác dụng kích thích trái cây mau chín. Ngoài ra, phản ứng giữa đất đèn với hơi nước là phản ứng toả nhiệt cũng góp phần giúp trái cây mau chín. Cách 4: Vùi hoa quả trong thùng lúa, gạo để tăng nhiệt độ giúp trái cây nhanh chín. Áp dụng: Đây là hiện tượng đã được sử dụng rất lâu nhưng không phải ai cũng biết giải thích được. Giáo viên có thể sử dụng hiện tượng trên liên hệ thực tế trong phần ứng dụng ở bài anken và bài ankin Câu 3. Vì sao khi ném đất đèn xuống ao làm cá chết? Vì sao không nên đổ các chất thải trong đèn xì xuống ao cá? Trả lời : Trong chất thải của đèn xì có đất đèn. Đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua, khi tác dụng với nước sinh ra khí axetilen và canxi hyđroxit: CaC2  2H2O  C2H2  Ca OH 2 Axetilen có thể tác dụng với H2O tạo ra anđehit axetic. C2H2 + H2O→ CH3CHO Các chất này làm tổn thương đến hoạt động hô hấp của cá vì vậy có thể làm cá chết. Áp dụng: Giáo viên dùng hiện tượng này mở rộng cho phần điều chế nhằm cũng cố lại tính chất của axetilen ở bài 32: ankin. BTTT trên góp HS hiểu và tuyên truyền mọi người không làm những việc như trên gây ảnh hưởng môi trường. Câu 4. Một trong những ứng dụng của axetilen là làm nhiên liệu trong đèn xì để hàn và cắt kim loại. Hãy giải thích tại sao người ta không dùng etan thay 16
  17. cho axetilen, mặc dù nhiệt đốt cháy ở cùng điều kiện của etan (1562 kJ/mol) cao hơn của axetilen (1302 kJ/mol)? Trả lời 2C2H2 + 5O2 → 4CO2 +2 H2O 2C2H6 +7 O2 → 4CO2 +6 H2O Đốt 1 mol C2H6 tạo ra 3 mol H2O, trong khi đó 1 mol C 2H2 chỉ tạo ra 1 mol H2O.Nhiệt lượng tiêu hao (làm bay hơi nước) khi đốt C 2H6 gấp 3 lần C2H2. Vì vậy nhiệt độ ngọn lửa C2H2 cao hơn nhiệt độ ngọn lửa C2H6. Câu 5. Trước đây phần lớn axetilen được sản xuất từ đất đèn. Phương pháp này có nhược điểm gì? Tại sao không nên xây dựng các lò sản xuất đất đèn ở khu vực đông dân? Ngày nay axetilen được sản xuất bằng cách nào ? Trả lời Muốn điều chế đất đèn từ C và CaO, người ta phải tốn rất nhiều năng lượng điện, vì phản ứng xảy ra ở nhiệt độ rất cao 2500 0C trong lò điện, với các điện cực lớn bằng than chì. 0 2500 C CaO  3C   CaC2  CO CaC2  2H2O  C2H2  Ca OH 2 Chính vì vậy hiện nay trên quy mô công nghiệp người ta ít sản xuất axetilen từ đất đèn nữa, mà từ khí metan. (1 điểm) Không nên xây dựng các lò sản xuất đất đèn ở khu vực đông dân vì quá trình sinh ra khí CO là một khí rất độc. Câu 6. Trước những năm 50 của thế kỷ XX, công nghiệp tổng hợp hữu cơ dựa trên nguyên liệu chính là axetilen. Ngày nay, người ta thường dùng etilen. Cho biết tại sao có sự thay đổi đó? Trả lời: - Etilen là nguyên liệu rẻ hơn, tiện lợi hơn nhiều so với axetilen (etilen thu được từ quá trình khai thác và chế biến dầu mỏ). - Phương pháp điều chế các monome để tổng hợp các polime đi từ etilen kinh tế hơn và ít ảnh hưởng đến môi trường. Ví dụ: Sơ đồ điều chế vinyl clorua từ etilen dưới đây có chất thải ra môi trường chỉ là nước. 17
  18. Các bài tập thực tiễn trên áp dụng vào bài 32 ankin Câu 7. Ở các cây xăng ta thường nhìn thấy ghi A83, A90, A92. Các con số 83, 90, 92 có ý nghĩa gì vậy? Tại sao ở các cây xăng người ta cấm sử dụng lửa và điện thoại di động? Trả lời : Các con số ghi đấy chính là chỉ số octan của các loại xăng bán. Xăng có thành phần chính là các ankan lỏng, do ankan lỏng dễ bay hơi nên ở các điểm bán xăng luôn có hơi xăng, khi sử dụng điện thoại di động thì khi điện thoại reo sẽ phát ra tia lửa điện có thể kích thích hơi xăng trong không khí cháy, cũng như vậy đối với việc sử dụng bật lửa. Vì vậy những điều này đều bị cấm. Câu 8: 1, Đánh giá chất lượng xăng như thế nào ? 2, Vì sao ngày nay không dùng xăng pha chì ? Trả lời : 1, Xăng dùng cho các loại động cơ thông dụng như ô tô, xe máy là hỗn hợp hiđrocacbon no ở thể lỏng (từ C5H12 đến C12H26). Chất lượng xăng được đánh giá thông qua chỉ số octan là phần trăm các ankan mạch nhánh có trong xăng. Chỉ số octan càng cao thì xăng càng tốt do khả năng chịu áp lực nén tốt nên khả năng sinh nhiệt cao. n- Heptan được coi là chỉ số octan bằng 0 còn 2,2,4- trimetylpentan được quy ước chỉ số octan bằng 100. Các hiđrocabon mạch vòng và mạch nhánh có chỉ số ocatn cao hơn các hiđrocacbon mạch không nhánh Xăng có chỉ số octan thấp như xăng 83 thường pha thêm một ít phụ gia như tetraetyl chì (C2H5)4 hoặc lưu huỳnh. Các phụ gia này làm tăng khả năng chịu nén của nhiên liệu nhưng khí thải ra không khí gây ô nhiễm môi trường, rất có hại cho sức khỏe của con người. Hiện nay ở Việt Nam thường dùng 2 loại xăng A90 hoặc A92 là loại xăng có chỉ số octan cao, những loại xăng này không cần pha thêm các phụ gia nên đỡ độc hại và ít gây ô nhiễm môi trường. 2) Ngày nay không dùng xăng pha chì là vì: 18
  19. Xăng pha chì có nghĩa là trong xăng có pha thêm một ít Tetraetyl chì (C2H5)4Pb, có tác dụng làm tăng khả năng chịu nén của nhiên liệu dẫn đến tiết kiệm khoảng 30% lượng xăng sử dụng. Nhưng khi cháy trong động cơ thì chì oxit sinh ra sẽ bám vào các ống xả, thành xilanh, nên thực tế còn trộn vào xăng chất 1,2 - đibrometan CH2Br – CH2Br để chì oxit chuyển thành muối PbBr2 dễ bay hơi thoát ra khỏi xilanh, ống xả và thải vào không khí gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Từ những điều gây hại trên mà hiện nay ở nước ta không còn dùng xăng pha chì nửa. Áp dụng: Trong nhu cầu ngày càng cao của con người thì xăng rất cần thiết cho cuộc sống, việc sử dụng và chọn lựa các loại xăng cũng được quan tâm. Hiện nay nhà nước ta nghiêm cấm các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sử dụng xăng pha chì. Để hiểu được vì sao thì không ít người hiểu được vấn đề này. Thông qua nội dung trên giáo viên có thể đặt câu hỏi này cho học sinh thảo luận rồi giải thích cho học sinh biết được tác hại của việc pha chế vào xăng nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.( áp dụng bài luyện tập hidrocacbon no) Câu 9. Một loại etxăng có chứa 4 ankan với thành phần số mol như sau: heptan (10%), octan (50%), nonan (30%) và đecan (10%). a) Khi dùng loại etxăng này để chạy động cơ ôtô và môtô cần trộn lẫn hơi etxăng và không khí theo tỉ lệ thể tích như thế nào để phản ứng cháy xảy ra vừa hết. b) Một xe máy chạy 100 km tiêu thụ hết 1,5 kg etxăng nói trên. Tính xem khi chạy 100 km, chiếc xe máy đó đã tiêu thụ bao nhiêu lít oxi của không khí, thải ra bao nhiêu lít khí CO2, thải ra khí quyển một lượng nhiệt bằng bao nhiêu? Giả thiết năng lượng giải phóng khi đốt cháy nhiên liệu có 80% chuyển thành cơ năng, còn lại chuyển thành nhiệt toả ra môi trường. Thể tích khí đo ở 27,30C; 1 atm. Trả lời. a) 1 mol etxăng có: 0,1 mol C 7H16; 0,5 mol C8H18; 0,3 mol C9H20; 0,1 mol C10H22. Đặt công thức phân tử trung bình của etxăng là CnH2n2 n  0,1 7  0,5  8  0,3  9  0,1 10  8,4 M  14n  2  119,6  g/ mol  Phản ứng cháy (nổ) của hơi etxăng:  3n  1  CnH2n 2   2    O2  nCO2  n  1 H2O   19
  20. Thể tích O2 cần để đốt cháy 1 lít hơi etxăng là: 3n  1 3  8,4  1   13,1 (lít) 2 2 Thể tích không khí: 5  13,1 = 65,5 Vetx¨ng 1 Tỉ lệ thể tích:  Vkk 65,5 1500 b) Số mol etxăng trong 1500 g etxăng:  12,542  mol  119,6  3n  1  CnH2n  2   2   O2  nCO2  n  1 H2O    3  8,4  1 Để đốt cháy 1 mol etxăng cần số mol O 2 là:  13,1  mol  2 Số mol CO2 tạo thành khi đốt cháy 1 mol etxăng là 8,4 mol. Khi đốt cháy 1,5 kg etxăng cần số mol O 2 tiêu thụ là: 12,542  13,1 = 164,3 (mol) Thể tích O2 tiêu thụ tại T = 27,3 + 273 = 300,3K và 1atm là: nO2  R  T 164,3  0,08205  300,3 VO2    4048,3 p 1 Số mol CO2 tạo thành: 12,542  8,4 = 105,35 mol. Thể tích CO2 thải ra: 105,35  0,08205  300,3 VCO2   2595,78 (lít) 1 Nhiệt tạo thành khi đốt cháy 1,5 kg etxăng: 12,542  5337,8 = 66946,69 kJ Lượng nhiệt thải ra khí quyển: 0,2  66946,69 = 13389,34 kJ Áp dụng: bài tập trên góp phần giáo dục cho HS thấy mức độ ảnh hưởng việc sử dụng xăng tới môi trường từ đó HS có ý thức bảo vệ môi trường. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1