Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng chủ đề Bước phát triển trong quá trình đấu tranh ngoại giao Việt Nam 1945-1973 và mối liên hệ với tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh ngoại giao trong dạy học lịch sử
lượt xem 4
download
Sáng kiến đã sắp xếp, cấu trúc lại một số kiến thức quan trọng của Chương 3, Chương 4 phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 - 2000, trong đó chủ yếu đi vào vấn đề “hàng dọc”, theo chiều sâu của hai chương nhằm làm nổi bật bức tranh đấu tranh ngoại giao của Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 - 1973.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng chủ đề Bước phát triển trong quá trình đấu tranh ngoại giao Việt Nam 1945-1973 và mối liên hệ với tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh ngoại giao trong dạy học lịch sử
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Phẩm chất và năng lực là hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách nói chung và là yếu tố nền tảng tạo nên nhân cách của một con người. Vì vậy, trong mọi thời đại, các chương trình giáo dục tuy có khác nhau về cấu trúc, phương pháp và nội dung giáo dục… nhưng đều hướng tới mục tiêu nhân cách. Qua các thời kỳ với các giai đoạn lịch sử khác nhau, yêu cầu về nhân cách nói chung và phẩm chất, năng lực nói riêng của con người với tư cách là thành viên trong xã hội cũng có những thay đổi phù hợp với đòi hỏi của thời đại. Theo xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nền giáo dục nước ta đang trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục phổ thông hiện hành sang chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018, từ giáo dục tiếp cận nội dung sang giáo dục tiếp cận năng lực của người học, từ chỗ quan tâm tới việc HS học được gì đến chỗ quan tâm tới việc HS học được cái gì và làm được cái gì qua việc học. Để có được điều đó, trong những năm qua, toàn nghành đã thực hiện nhiều công việc trong đổi mới phương pháp dạy học và KTĐG theo định hướng PTPC, NL của người học. Đây là những tiền đề vô cùng quan trọng để chúng ta: "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học" (chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ). Thực hiện chủ trương trên, Sở GD&ĐT Nghệ An đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho GV cốt cán các nhà trường nhằm đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học và KTĐG theo định hướng PTPC, NL học sinh thông qua việc xây dựng và dạy học theo chủ đề. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc đi dự giờ đồng nghiệp tại trường và tham khảo trường bạn, tôi thấy việc triển khai phương pháp dạy học theo hướng PTPC, NL học sinh chưa nhiều, chưa phổ biến. Nhìn chung các bộ môn mới chỉ tiến hành dạy học mỗi năm 2 chủ đề và 4 tiết nghiên cứu bài học theo quy định. Mặt khác các chủ đề được xây dựng chủ yếu là theo các chương/bài được xây dựng trong SGK, nội dung kiến thức còn dàn trải hàng ngang mà chưa đi sâu, xuyên suốt một giai đoạn lịch sử, một lĩnh vực nên về cơ bản không có cái “mới”, cái “khác” trong chủ đề so với nội dung bài học, chưa kích thích được sự tò mò, khả năng tổng hợp của người học. Nhận thức được tầm quan trọng đó, bản thân tôi nhận thấy nếu tổng hợp được kiến thức của từng chương/bài lại và đi sâu vào một lĩnh vực của các chương/bài, mổ xẻ nó theo chiều sâu thì HS sẽ hứng thú học hơn và phát triển được các PC, NL cần hình thành. Hiện nay, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí 1
- Minh” đang được toàn đảng, toàn dân đẩy mạnh. Bởi vì tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là nền tảng của xã hội, là động lực vượt qua khó khăn, thử thách để phát triển kinh tế đất nước, hoàn thiện nhân cách của mỗi người. Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Ban cán sự Đảng Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo việc "rà soát, biên soạn giáo trình, tài liệu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để tổ chức triển khai trong các cơ sở GD&ĐT", tổ chức biên soạn "Tài liệu hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" để dạy học chính thức trong chương trình đối với các môn học và hoạt động giáo dục ở cấp THPT trong đó có môn Lịch sử. Sau nhiều năm dạy học môn Lịch sử cấp THPT tôi nhận thấy việc giảng dạy các thành tựu đạt được của Đảng và nhà nước ta trong quá trình đấu tranh ngoại giao từ năm 1945 đến năm 1973 và việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh ngoại giao trong dạy học Lịch sử còn thiếu tính khái quát, hệ thống và chưa được đánh giá đúng mức. Cần phải nâng lên thành một tầm cao mới, giá trị mới, để tạo nên diện mạo mới của dân tộc và sự ảnh hưởng cũng như sức lan tỏa trên phạm vi toàn cầu. Vì vậy việc tổng hợp, khái quát xây dựng nội dung học tập thành một chủ đề cho HS biết những giá trị đó là điều hết sức cần thiết. Việc xây dựng nội dung dạy học mới này góp phần đổi mới giáo dục theo tinh thần Nghị quyết số 29- NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT của Bộ GD&ĐT, theo tinh thần Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018, là GV chủ động trong việc xây dựng nội dung chương trình giáo dục mới, “một chương trình, nhiều bộ SGK”, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao PC, NL cho HS. Với những lí do trên, tôi chọn đề tài: Xây dựng chủ đề “Bước phát triển trong quá trình đấu tranh ngoại giao Việt Nam 1945-1973 và mối liên hệ với tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh ngoại giao trong dạy học lịch sử” nhằm phát triển PC, NL học sinh làm đối tượng nghiên cứu để nâng cao chất lượng dạy học của bản thân, từ đó đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện của ngành giáo dục nước nhà, góp phần thực hiện thành công Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018. 2. Điểm mới của sáng kiến Sáng kiến đã sắp xếp, cấu trúc lại một số kiến thức quan trọng của Chương 3, Chương 4 phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 - 2000, trong đó chủ yếu đi vào vấn đề “hàng dọc”, theo chiều sâu của hai chương nhằm làm nổi bật bức tranh đấu tranh ngoại giao của Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 - 1973. Dạy học theo chủ đề khác với việc dạy học theo bài học thông thường, bên cạnh việc phải đảm bảo các chuẩn KT, KN, thái độ của chương trình và SGK hiện 2
- hành thì nay được nâng lên một mức độ cao hơn với việc định hướng PTPC, NL cho HS. Điểm khác biệt cơ bản của dạy học theo chủ đề “hàng dọc” so với dạy học theo chủ đề thông thường và SGK là: - Chủ đề là sự xâu chuỗi theo “hàng dọc”, theo “chiều sâu” lịch sử của một số vấn đề trong các chương/bài ở một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử, nó không dàn trải kiến thức như SGK hoặc các chủ đề khác trình bày các chương/bài. Cụ thể: + Chủ đề là sự xâu chuỗi hoạt động đấu tranh ngoại giao của Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1973, kế tiếp các thắng lợi trên mặt trận quân sự, chính trị,… Điều này dẫn đến ưu điểm là làm nổi bật được bước phát triển từ thấp đến cao của ngoại giao Việt Nam và vai trò to lớn của mặt trận này đối với cách mạng nước ta. Qua đó HS có điều kiện hiểu sâu hơn về sự phát triển của lịch sử dân tộc giai đoạn này, từ đó các em dễ dàng liên hệ, so sánh, đối chiếu các thắng lợi trong từng hiệp định với nhau, đồng thời rút ra được những bài học bổ ích cho bản thân. + Bước phát triển trong quá trình đấu tranh ngoại giao ở Việt Nam từ năm 1945-1973 gắn liền với vai trò, có giai đoạn là lãnh đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có ảnh hưởng rất lớn tới phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới nhưng SGK chỉ trình bày ghép vào với các thắng lợi quân sự, chính trị…, chưa đề cập đến vai trò lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như chưa đề cập đến vai trò của mặt trận này đối với lịch sử dân tộc. Ví dụ cuộc đấu tranh ngoại giao của ta với Chính phủ Pháp ở giai đoạn 1945-1954 được trình bày ở Chương 3, Bài 17, mục 3 của mục III; Bài 20, mục IV; cuộc đấu tranh ngoại giao của ta với chính quyền Mĩ và chính quyền tay sai Việt Nam cộng hòa được trình bày ngắn gọn trong mục V của Bài 22, chương IV,… những nội dung được trình bày trong SGK chủ yếu là nội dung các Hiệp định. Cách trình bày như vậy còn dàn trải kiến thức theo hàng ngang, HS chỉ nắm được các sự kiện diễn ra trong cùng một giai đoạn lịch sử, mà không đi sâu, tổng hợp vào từng bước thắng lợi của ta trên mặt trận này cũng như không rút ra được quan điểm chỉ đạo của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, điều đó nó ngắt quãng mạch suy nghĩ của HS, các em khó thấy được bước phát triển của mặt trận này đối với lịch sử dân tộc. - Trong SGK chủ yếu là kênh chữ cung cấp thông tin, những nội dung tích hợp về Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, về Văn học, Địa lí, Giáo dục công dân ... vào bài dạy gần như không có, kênh hình ảnh để HS khai thác về chủ đề còn ít, vì vậy chưa tạo điều kiện cho HS tham gia các hoạt động học tập và hình thành PTPC, NL trong học tập. - Sáng kiến đã chỉ ra mối liên hệ tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh ngoại giao với nội dung dạy học của chủ đề. 3
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở khoa học 1. Cơ sở lí luận 1.1. Cơ sở lí luận dạy học chủ đề theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực 1.1.1. Khái niệm phẩm chất, năng lực, chương trình giáo dục theo định hướng phẩm chất, năng lực Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người. Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. Chương trình giáo dục theo định hướng PTPC, NL được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ XX và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Khác với chương trình định hướng nội dung, Chương trình dạy học định hướng PTPC, NL là dạy học định hướng kết quả đầu ra, chú trọng năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn. Ở nước ta Chương trình giáo dục theo định hướng PTPC, NL được đề cập cụ thể đến trong Chương trình GDPT tổng thể 2018, hướng tới năm phẩm chất và mười năng lực cần hình thành và phát triển ở học sinh. 1.1.2. Phân loại phẩm chất, năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ hình thành và phát triển cho HS 5 phẩm chất chủ yếu là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. - Năng lực chung: Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi… làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ hình thành và phát triển cho HS 3 năng lực chung là: NL tự chủ và tự học; NL giao tiếp và hợp tác; NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực chuyên môn: Là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các NL chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động. Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ hình thành và phát triển cho HS 7 NL chuyên môn 4
- là: NL ngôn ngữ; NL tính toán; NL tìm hiểu tự nhiên và xã hội; NL công nghệ; NL thẩm mỹ; NL thể chất; NL tin học; NL tính toán, NL ngôn ngữ. - Các năng lực chuyên môn môn Lịch sử là: + Tìm hiểu lịch sử: HS bước đầu nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử; hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập. Tái hiện và trình bày được dưới hình thức nói hoặc viết diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể. + Nhận thức và tư duy lịch sử: HS giải thích được nguồn gốc, sự vận động của các sự kiện lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; chỉ ra được quá trình phát triển của lịch sử theo lịch đại và đồng đại; so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các sự kiện lịch sử, lí giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử. Đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch sử; hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của lịch sử; biết suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về một sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử. + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: HS bước đầu có thể rút ra được bài học lịch sử và vận dụng được kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; trên nền tảng đó, có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời. 1.1.3. Dạy học chủ đề theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực Dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực là mô hình dạy học nhằm phát triển tối đa năng lực của người học, trong đó người học tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của người dạy. Quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học trên nguyên lí: Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Trong dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực thì: - Phương pháp dạy học theo định hướng PTPC, NL môn Lịch sử thường sử dụng các phương pháp dạy học như: Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, dạy học dựa trên dự án, dạy học hợp tác, dạy học khám phá, dạy học sử dụng đồ dùng trực quan, dạy học sử dụng tài liệu, dạy học gắn liền di sản, dạy học tích hợp,... - Kĩ thuật dạy học theo định hướng PTPC, NL môn Lịch sử thường sử dụng các kĩ thuật dạy học như: kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật KWL, 5
- kĩ thuật phòng tranh, … - Hình thức tổ chức dạy học theo định hướng PTPC, NL môn Lịch sử gồm: “Bài lên lớp”: bài dạy kiến thức và kĩ năng mới; bài thực hành vận dụng kiến thức, kĩ năng; bài ôn tập và hệ thống hóa kiến thức; bài kiểm tra và đánh giá kiến thức, kĩ năng. Hoạt động ngoài giờ lên lớp: hoạt động ngoại khóa như tham quan bảo tàng, di tích lịch sử; câu lạc bộ lịch sử; trò chơi lịch sử; đóng vai nhân vật lịch sử,... 1.1.4. Xây dựng câu hỏi, bài tập theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực 1.1.4.1. Tiếp cận bài tập theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực - Tiếp cận phẩm chất, năng lực không định hướng theo nội dung học trừu tượng mà luôn theo các tình huống cuộc sống của HS. Nội dung học tập mang tính tình huống, tính bối cảnh và tính thực tiễn. - Bài tập định hướng phẩm chất, năng lực chính là công cụ để HS luyện tập nhằm hình thành PC, NL, là công cụ để GV và các cán bộ quản lí giáo dục KTĐG phẩm chất, năng lực của HS, biết được mức độ đạt chuẩn của quá trình dạy học. - Các bài tập trong Chương trình đánh giá HS quốc tế (Programme for International Student Assesment -PISA) là ví dụ điển hình cho xu hướng xây dựng các bài kiểm tra, đánh giá theo năng lực. Trong các bài tập này, người ta chú trọng sự vận dụng các hiểu biết riêng lẻ khác nhau để giải quyết một vấn đề mới đối với người học, gắn với tình huống cuộc sống. PISA không kiểm tra trí thức riêng lẻ của HS mà kiểm tra các năng lực vận dụng như: Năng lực toán học, khoa học tự nhiên và năng lực đọc hiểu... 1.1.4.2. Phân loại bài tập theo định hướng phát triển phát triển phẩm chất, năng lực - Bài tập học: Bao gồm các bài tập dùng trong bài học để lĩnh hội tri thức mới. - Bài tập đánh giá: Là các bài kiểm tra ở lớp do GV ra đề hay các đề tập trung như kiểm tra chất lượng, so sánh; bài thi tốt nghiệp, thi tuyển. - Bài tập mở: Là những bài tập mà không có lời giải cố định đối với cả GV và HS (người ra đề và người làm bài); có nghĩa là kết quả bài tập là “mở”. 1.1.4.3. Các bậc trình độ trong bài tập theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực - Các bài tập dạng tái hiện: Yêu cầu sự hiểu và tái hiện tri thức. Bài tập tái hiện không phải trọng tâm của bài tập định hướng PTPC, NL. - Các bài tập giải quyết vấn đề: Các bài tập này đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi, giải quyết vấn đề. Dạng bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo của người học. 6
- - Các bài tập vận dụng: Các bài tập vận dụng những kiến thức trong các tình huống không thay đổi. Các bài tập này nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng cơ bản, chưa đòi hỏi sáng tạo. - Các bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn: Các bài tập vận dụng và giải quyết vấn đề gắn các vấn đề với bối cảnh và tình huống thực tiễn. Một câu hỏi hoặc bài tập gắn với thực tiễn thường có 3 phần, phần thứ nhất và thứ hai luôn luôn xuất hiện trong câu hỏi/bài tập loại này, phần thứ ba có thể có hoặc không có tùy theo dạng câu hỏi/bài tập. + Câu dẫn: mang tính chất vấn đề, gắn liền với thực tiễn, nội dung gây hứng thú cho HS. Hình thức có thể trình bày dưới dạng chữ, biểu đồ, hình ảnh, số liệu... + Câu hỏi: Các dạng như câu hỏi đúng/sai, câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, câu hỏi mở... + Các phương án lựa chọn: Đối với câu hỏi đúng/sai phải ghép từ 4 phương án trở lên, đối với câu hỏi nhiều lựa chọn phải có từ 4 đáp án trở lên. 1.1.4.4. Quy trình xây dựng câu hỏi, bài tập theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực - Bước 1: Lựa chọn chủ đề trong chương trình để xác định KT, KN, thái độ và định hướng hình thành năng lực cần hình thành. - Bước 2: Xác định chuẩn KT, KN của chủ đề ứng với mức độ nhận thức; xác định các năng lực được hình thành. - Bước 3: Mô tả các mức độ yêu cầu của các chuẩn bằng các động từ hành động theo 4 mức độ nhận thức của bộ môn lịch sử: 1. Câu hỏi Biết gắn liền với các động từ như nêu, liệt kê, trình bày, kể tên, nhận biết được... 2. Câu hỏi Hiểu gắn liền với các động từ như hiểu được, giải thích, tại sao, vì sao, hãy lí giải, vì sao nói, khái quát, mở rộng,... 3. Câu hỏi Vận dụng gắn liền với các động từ như xác định, khám phá, dự đoán, thiết lập liên hệ, giải quyết, lập niên biểu, chứng minh, suy luận, thiết lập quan hệ, phân tích, so sánh được... 4. Câu hỏi Vận dụng cao gắn liền với các động từ như bình luận, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử, liên hệ với thực tiễn,... - Bước 4: Biên soạn câu hỏi/bài tập theo các mức độ nhận thức của kiến thức, kĩ năng và định hướng hình thành năng lực. + Biên soạn các câu hỏi và bài tập ở các mức độ khác nhau theo ma trận đã xây dựng. Câu hỏi phải tường minh, rõ ràng theo hướng dẫn công văn 5555/BGDĐT- GDTrH của Bộ GD và ĐT ngày 08-10-2014 về xây dựng chủ đề dạy học. + Xây dựng hướng dẫn chấm theo năng lực: Các mức đầy đủ, tương đối đầy đủ, mức không tính điểm dựa theo cách đánh giá của PISA. 1.2. Cơ sở lí luận tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh ngoại giao. 7
- Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh được nêu lên lần đầu tiên tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng năm (1991) được tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh tại các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh dược khái quát lại trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (Bổ sung phát triển năm 2011): “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao là hệ thống các nguyên lý, quan điểm về thế giới và thời đại, về đường lối quan hệ quốc tế, chiến lược và sách lược ngoại giao. Đó là nền ngoại giao vì mục đích hòa bình, độc lập, chủ quyền của dân tộc và tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Được tiến hành trên cơ sở pháp lý và đạo lý chung của quốc tế, đấu tranh pháp lý đi đôi với thuyết phục cảm hóa về đạo lý. Với cách thức tiến hành gắn kết đối nội với đối ngoại, lấy đối nội phục vụ đối ngoại và ngược lại. Đồng thời xác định lực lượng tiến hành ngoại giao là khối đại đoàn kết toàn dân. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Cơ sở thực tiễn dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực 2.1.1. Đối với giáo viên - Sở GD&ĐT Nghệ An, Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức triển khai đầy đủ các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học và KTĐG theo định hướng PTPC, NL học sinh qua dạy học chủ đề; tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử theo tinh thần của Bộ đến tổ chuyên môn và từng GV, được nhân rộng, tổ chức rút kinh nghiệm ở các năm học tiếp theo. Hiện nay vẫn đang 8
- tiến hành tập huấn, bồi dưỡng các mudule cho GV để chuẩn bị cho việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018. Trong hoạt động dạy học, việc xây dựng các chủ đề dạy học theo hướng PTPC, NL còn nặng về hình thức, chưa thực sự đầu tư vào chiều sâu nên hiệu quả chưa cao. Giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới, áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học theo định hướng PTPC, NL trong bài dạy. Việc vận dụng phương pháp dạy học theo định hướng PTPC, NL hiện nay của một số GV còn chưa thường xuyên, thiếu linh hoạt, mang tính rập khuôn, máy móc nên chưa gây được hứng thú học tập cho HS. - Việc đổi mới phương pháp dạy học và KTĐG theo định hướng PTPC, NL học sinh qua dạy học theo chủ đề mới chỉ dừng lại chủ yếu là xây dựng theo chủ đề hàng ngang, tương ứng với các chương/bài trong SGK, việc xây dựng chủ đề lịch sử theo “hàng dọc”, đi sâu vào một vấn đề hay một nhân vật lịch sử còn ít, vì phần lớn GV còn ngại đảo lộn, sắp xếp lại kiến thức chương trình trong SGK. - Nhiều GV còn lúng túng trong xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập phục vụ dạy học và KTĐG theo hướng PTPC, NL nhất là khi xây dựng các câu hỏi “mở”. GV chưa nắm rõ các mức độ nhận thức và PC, NL cần hình thành trong các chủ đề. Do vậy, còn nhầm lẫn giữa mức độ tư duy (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao). - Một bộ phận GV chưa kịp thời cập nhật nội dung kiến thức, phương pháp dạy học, hình thức KTĐG mới, chưa thực hiện triệt để các giải pháp hữu ích làm thay đổi căn bản phương pháp dạy học và KTĐG. - Trong xây dựng ma trận đề kiểm tra, cách làm, đánh giá của GV còn mang tính hình thức, ít có sự thay đổi, còn nặng về kinh nghiệm hơn đổi mới. - Khi ra đề kiểm tra phần kiến thức còn mang tính hàn lâm và phụ thuộc nhiều vào kiến thức trong SGK, sách giáo viên, chưa mạnh dạn xây dựng các câu hỏi gắn với thực tiễn trong đề kiểm tra. - Mức độ đề kiểm tra chưa phân hóa được năng lực của HS, cách ra đề kiểm tra nhiều lúc còn phiến diện, đơn điệu, thiếu cơ sở khoa học. - Khi xây dựng đáp án, thang điểm chấm GV thường chỉ xây dựng, chiết điểm những đáp án đúng cho các câu hỏi nên chưa đánh giá được năng lực và mức độ trả lời câu hỏi khác nhau của HS. 2.1.2. Đối với học sinh - HS chưa được làm quen nhiều với phương pháp học, các dạng bài tập theo định hướng PTPC, NL. - Đa số HS còn cảm thấy xa lạ về việc học tập theo chủ đề “hàng dọc” vì đã quen học theo chương/bài trong SGK, còn hình thức khi tiến hành thảo luận nhóm. 9
- - Đa số các em còn lúng túng với phương pháp học, dạng bài tập “mở” khi đọc - hiểu để trả lời câu hỏi hoặc vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống. - Đa số câu trả lời của các em còn dựa vào kiến thức trong SGK. Bài làm thường thiếu tính sáng tạo. Học sinh chưa biết cách sử dụng các kiến thức thực tiễn và kiến thức liên môn trong giải quyết các bài tập và làm bài kiểm tra. 2.2. Cơ sở thực tiễn vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh ngoại giao trong dạy học lịch sử 2.2.1. Đối với gáo viên - Hiện nay, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đang được đẩy mạnh, Bộ GD&ĐT cùng các Sở đã chỉ đạo, tập huấn, hướng dẫn GV các môn học liên quan tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong quá trình dạy học. Hầu hết các GV dạy Lịch sử đều nhận thức được vai trò, ý nghĩa của việc dạy học tích hợp nội dung này trong chương trình Lịch sử dân tộc. 100% GV cho rằng nên đưa nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vào chương trình SGK để dạy học cho HS. Tuy nhiên, vấn đề còn dừng lại ở nhận thức lý luận. Nhiều GV còn khá lúng túng khi khai thác các nội dung lịch sử liên quan đến tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình giảng dạy nói chung và đấu tranh ngoại giao nói riêng, nhất là việc lựa chọn và vận dụng phương pháp dạy học phù hợp với nội dung yêu cầu. - Nhiều GV khi giảng dạy những nội dung có liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chung, của chủ đề này nói riêng họ tiến hành rất đơn giản chỉ cần kể cho các em một số mẩu chuyện là được, nhưng thông qua câu chuyện thì GV chưa giáo dục cho các em về tư tưởng, đạo đức của Người để các em thấm nhuần và học tập theo. - Số GV thường xuyên chủ động sáng tạo trong việc vận dụng, tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vào bài dạy nhằm phát huy được năng lực tự học, năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn cho HS chưa nhiều. Vì vậy trong các tiết dạy-học lịch sử thường không thu hút và gây hứng thú đối với HS, nặng về cung cấp kiến thức, liệt kê sự kiện lịch sử. - Đa số GV chỉ sử dụng một phương pháp dạy học duy nhất đó là trình bày miệng, chưa kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, kĩ thuật dạy học trong một bài học Lịch sử, do đó dẫn đến sự nhàm chán, đơn điệu, không khai thác hết nội dung và yêu cầu bài học. Một số GV còn lạm dụng khi sử dụng tài liệu tham khảo nên dẫn đến tình trạng "quá tải", làm cho giờ học trở nên nặng nề, hoặc làm loãng nội dung, làm mất tính đặc trưng của bài học Lịch sử. 10
- - Bên cạnh đó do phương pháp dạy học của nhiều GV còn thụ động, điều kiện dạy học còn nhiều bất cập. Đồ dùng trực quan môn lịch sử như tranh ảnh, lược đồ, bản đồ, hiện vật còn rất công kềnh, trong những năm gần đây khi công nghệ thông tin được ứng dụng trong dạy học, GV và HS có hứng thú dạy-học nhiều hơn so với trước nhưng số lượng phòng máy còn hạn chế nên cơ hội dạy học với việc ứng dụng công nghệ thông tin không phải lúc nào cũng thực hiện được. - Cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với chiều dài của lịch sử dân tộc. Người đã dâng hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng. Những tư tưởng, đạo đức của Người là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và noi theo, tư tưởng của Người còn định hướng cho mọi hoạt động của Đảng và nhà nước ta trong công cuộc đổi mới hiện nay. Vì vậy để giáo dục thế hệ trẻ, có lối sống lành mạnh, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội sâu sắc thì việc lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức của Bác trong dạy lịch sử là rất cần thiết để góp phần hình thành nhân cách, lối sống của học sinh. 2.2.2. Đối với học sinh - Theo khảo sát thì hiện nay khoảng 95% HS THPT đều có nhưng hiểu biết cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh qua học tập các môn học Khoa học xã hội, sinh hoạt Đoàn, tiếp nhận những thông tin đại chúng, tiến hành các hoạt động công ích xã hội. Ở mức độ nhất định, các em nhận thức được vai trò, công lao to lớn của Người đối với dân tộc, nhân loại, đối với gia đình và bản thân mỗi em. Khoảng 40% HS THPT hiểu biết về cuộc đời, hoạt động, tư tưởng, đạo đức của Người chưa sâu sắc, có một số nhầm lẫn, sai lầm về sự kiện do không quan tâm hoặc ít quan tâm. Một phần rất nhỏ không nhiệt tình trong việc tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh, mà chỉ học thuộc để trả bài. - Nguồn tư liệu và phương tiện để HS tiếp cận với tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh chủ yếu là SGK. Sách đọc thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Người (qua tranh ảnh hay văn viết) ít được học sinh THPT quan tâm. - Các hình thức học tập ở nhà truyền thống, nói chuyện, dự thi tìm hiểu lịch sử được thực hiện nhưng chủ yếu dưới hình thức tập thể, còn mang tính hình thức, theo phong trào thi đua. - Hiệu quả của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các Trường THPT chưa cao vì: + Số ít HS chỉ xem hơn là tìm hiểu trao đổi, chép bài của nhau để có thành tích là tham gia đông đảo cuộc thi. 11
- + Học sinh e ngại nhất là những quyển sách viết về lý luận cao xa, dài dòng. - Sự hiểu biết về Bác Hồ và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh ở HS THPT còn đơn giản, nặng về cảm tính, nên tác động về tư tưởng, đạo đức của Người đến suy nghĩ, hành động của các em chưa mạnh mẽ, chưa có hiệu quả cao. - Về mặt lý tưởng, tình cảm cách mạng, các em khẳng định và trong thực tế đã “sống, học tập, lao động theo gương Bác Hồ vĩ đại”, nhưng chưa hiểu gì nhiều về tư tưởng của Bác. 3. Giải pháp - Trong dạy học theo định hướng PTPC, NL: + Xây dựng chủ đề dạy học theo “hàng dọc”, đi sâu vào một nội dung hoặc một vấn đề trọng tâm và các hoạt động dạy học phù hợp theo chủ đề. + Xác định kiến thức, PC, NL cần được hình thành và xây dựng bảng mô tả với các mức độ nhận thức cho chủ đề. + Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập theo định hướng PTPC, NL trong chủ đề . + Vận dụng câu hỏi, bài tập vào quá trình dạy học theo định hướng PTPC, NL ở chủ đề. + Xây dựng đề kiểm tra đánh giá cho kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ trong chủ đề và vận dụng câu hỏi trong ôn thi tốt nghiệp THPT. + Hệ thống câu hỏi/bài tập được đưa vào sử dụng trong quá trình dạy kiến thức mới, ôn tập ở lớp, củng cố bài học, hướng dẫn HS ôn tập làm bài ở nhà ... - Trong kiểm tra đánh giá theo định hướng PTPC, NL: + GV luôn bám sát vào qui trình biên soạn đề kiểm tra đã được tập huấn. + GV cần dành nhiều thời gian để suy nghĩ, tìm tòi, cân nhắc, quyết định, ra đề kiểm tra bám sát bảng mô tả các mức độ nhận thức và năng lực cần được hình thành để ra đề phù hợp với từng đối tượng HS. + GV cần nắm chắc các cụm từ có tính chất dấu hiệu để phân biệt các mức độ tư duy (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) để biên soạn cho đúng. + Xây dựng hướng dẫn chấm theo năng lực: Các mức đầy đủ, tương đối đầy đủ, mức không tính điểm dựa theo cách đánh giá của PISA. + Đánh giá khách quan, bám sát đáp án đã được xây dựng. Cần khuyến khích những bài làm tự luận có tính sáng tạo, đầy đủ ý trả lời như đáp án đã xây dựng. 12
- - Trong quá trình giảng dạy tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh ở bộ môn Lịch sử, bản thân tôi đã rút ra được những kinh nghiệm cụ thể, để đạt kết quả cao mà không cứng nhắc thì GV phải lựa chọn những nội dung kiến thức, phương pháp tích hợp sao cho phù hợp với trình độ của HS và tình hình thực tế của địa phương, đơn vị. Tránh trình trạng biến giờ dạy Lịch sử thành giờ kể chuyện về đạo đức cách mạng, về cuộc đời và hoạt động của Hồ Chí Minh để HS cảm thấy khô khan, nhàm chán và mang lại hiệu quả giáo dục thấp. Muốn làm được điều đó giáo viên phải thực hiện đảm bảo những nguyên tắc sau: - Tích hợp nội dung bài học Lịch sử với nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng. - Dựa theo “chuẩn kiến thức, kĩ năng và hướng thái độ” của môn học ở trường phổ thông mà Bộ GD&ĐT ban hành. Tránh trình trạng lan man, quá tải làm cho giờ học trở nên nặng nề, nhồi nhét. - Việc giáo dục tư tưởng nói chung và đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh nói riêng phải được tiến hành trên cơ sở những nguyên tắc phương pháp luận về sư phạm sau đây: + Trình bày, khai thác nội dung sự kiện. + Nêu kết luận khái quát về sự kiện. + Vận dụng sáng tạo, cụ thể những kiến thức khoa học về nội dung sự kiện trong hoạt động thực tiễn về tiếp thu kiến thức mới. - Bồi dưỡng kỹ năng, phát huy tính tích cực của học sinh - Tuân thủ những nguyên lý giáo dục nói chung, giáo dục thái độ, tình cảm, tư tưởng nói riêng là học đi đôi với hành, tự nguyện tự giác, tránh việc áp đặt, cưỡng bức, mệnh lệnh. - Phải tạo điều kiện cần thiết về thiết bị, đổi mới phương pháp dạy học, các phương tiện dạy học để có hiệu quả giáo dục được nâng cao. Để thực hiện tốt việc tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vào trong dạy học Lịch sử theo tôi GV phải thực hiện trình tự theo các bước sau: Bước 1: GV phải nghiên cứu kỹ chương trình, SGK, chuẩn KT, KN và nội dung giảm tải để xác định những loại bài có sở trường, ưu thế trong việc tích hợp. Bước 2: Dựa vào mục tiêu của bài học để tìm mối liên hệ và xác định KT, KN, thái độ cần đạt . Bước 3: Xác định địa chỉ tích hợp (tích hợp vào mục nào của bài, phần nào trong từng mục), tránh trình trạng gượng ép hoặc tích hợp một cách chung chung không cụ thể dẫn đến hiệu quả giáo dục thấp. Bước 4: Xác định chủ đề và mức độ tích hợp. 13
- Bước 5: Chuẩn bị các phương tiện, tài liệu có liên quan đến việc dạy học tích hợp. Bước 6: Xác định phương pháp dạy học tích hợp cho phù hợp với từng nội dung cụ thể của bài học (Chọn phương pháp tối ưu nhất phù hợp với từng kiểu bài kinh tế, văn hoá - xã hội, quân sự, ngoại giao). Đây là bước quan trọng nhất quyết định sự thành công của tiết dạy. 14
- Chương 2: Xây dựng chủ đề “Bước phát triển trong quá trình đấu tranh ngoại giao Việt Nam 1945-1973 và mối liên hệ với tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh ngoại giao trong dạy học lịch sử” I. Vị trí của Lịch sử việt Nam từ 1945 - 1973 trong phần Lịch sử Việt Nam - Về cấu trúc chương trình môn Lịch sử lớp 12 - Ban cơ bản có cấu tạo gồm hai phần: Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại gồm 6 chương, 11 bài và 14 tiết. Phần 2: Lịch sử Việt Nam (1919 - 2000) gồm 5 chương, 15 bài, 32 tiết và 2 tiết Lịch sử địa phương. - Trong 2 phần trên thì phần Lịch sử Lịch sử Việt Nam 1945 - 1973 chiếm 6 bài, 14 tiết. Đây là khóa trình với nhiều vấn đề lịch sử quan trọng, tái hiện những biến động của Việt Nam trong gần 30 năm của thế kỷ XX. Những biến động đó tạo nên những chuyển biến sâu sắc đến tình hình cách mạng Việt Nam và có ảnh hưởng không nhỏ đến lịch sử của một số dân tộc trên thế giới. - Phần lịch sử Việt Nam từ 1945 - 1973 còn có tầm quan trọng về nội dung trong việc tổ chức kì thi tốt nghiệp THPT, qua đó phát triển các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, tư duy ... trang bị các PC, NL cần thiết cho các em bước vào đời. II. Xây dựng chủ đề “Bước bước phát triển trong quá trình đấu tranh ngoại giao Việt Nam 1945-1973 và mối liên hệ với tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh ngoại giao trong dạy học lịch sử” 1. Xác định chủ đề dạy học 1.1. Lý do xây dựng chủ đề - Về Nội dung: + Bước phát triển trong quá trình đấu tranh ngoại giao Việt Nam 1945-1973 có ảnh hưởng trực tiếp tới những biến động to lớn của Việt Nam ở nửa sau thế kỉ XX như kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954 và góp phần kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ 1954-1975,... Đồng thời những hoạt động ngoại giao và thắng lợi của cuộc đấu tranh này có ảnh hưởng ít nhiều tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Tầm ảnh hưởng của những hoạt động này gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh và những tư tưởng của Người trong đấu tranh ngoại giao, có sức lan tỏa và in dấu sâu đậm trong các nhà hoạt động chính trị, xã hội và nhân dân lao động, trí thức quốc tế từ những năm giữa thế kỉ XX. Việt Nam - Hồ Chí Minh đã thành biểu tượng không tách rời. Tư tưởng, đạo đức, nhân cách, sự nghiệp hoạt động của Người là tài sản vô cùng quý giá cho dân tộc và thời đại. 15
- + Với vai trò to lớn của mình trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và những đóng góp cho phong trào Cộng sản quốc tế, ngoại giao Việt Nam giai đoạn này cần tạo thành một chủ đề để đi sâu vào những nội dung bên trong, giúp cho HS hiểu rõ hơn về bước phát triển đấu tranh ngoại giao ở nước ta từ 1945- 1973, hiểu rõ về vị cha già kính yêu của dân tộc và quan điểm của Người về đấu tranh ngoại giao, trên cơ sở đó giúp các em hình thành những PC, NL cần thiết khi học chủ đề này. - Về Mục tiêu dạy học: + Xây dựng những nội dung trên thành một chủ đề đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và KTĐG theo định hướng PTPC, NL của HS. + Đặc biệt có giá trị thiết thực cho việc dạy học (theo phân phối cứng của chương trình hoặc dạy các tiết tự chọn) và ôn tập cho HS thi tốt nghiệp THPT. 1.2. Nội dung chủ đề Chủ đề gồm một số nội dung kiến thức trong hai chương: Chương 3. Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954. Chương 4. Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975. Việt Nam có hàng nghìn năm lịch sử với nền ngoại giao tinh tế và hiển hách. Từ thời phong kiến, Việt Nam chủ yếu có quan hệ ngoại giao với các triều đại phong kiến Trung Quốc, lịch sử đã ghi lại nhiều kì tích ngoại giao của ông cha ta thể hiện ý chí độc lập tự cường, tài năng sáng tạo và khí phách hào hùng của một dân tộc, qua đấu tranh đã tạo nên một truyền thống đấu tranh ngoại giao Việt Nam. Năm 1945, với sự thành công của cách mạng Tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời. Cùng với sự ra đời của chế độ mới, nền ngoại giao hiện đại Việt Nam hình thành do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp tổ chức, lãnh đạo và điều hành ngay từ những ngày đầu thành lập với tư cách là Bộ trưởng ngoại giao đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong hoàn cảnh đó, truyền thống ngoại giao Việt Nam, tinh hoa của nhân loại kết tinh ở Hồ Chí Minh, trải qua thực tiễn đấu tranh ngoại giao cam go nhưng đầy thắng lợi, do chính Người chỉ đạo và thực hiện, đã đưa nền ngoại giao hiện đại Việt Nam trong thế kỷ XX lên một trình độ mới và hình thành nên tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. - Thời kỳ 1945-1946, nền ngoại giao của nước Việt Nam mới dưới sự lãnh đạo và có khi trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử. Ở một tình thế thù trong, giặc ngoài, chế độ mới như “ngàn cân treo sợi tóc”, ngoài sự ủng hộ của nhân dân mới được giải phóng sau cách mạng, thì dường như vũ khí duy nhất và hàng đầu được sử dụng là ngoại giao để giữ vững nền Cộng hòa dân chủ mới ra đời. Vũ khí đó đã khẳng định vị thế của nước Việt Nam mới, ngăn được những 16
- hành động phá hoại của quân THDQ, hòa hoãn với Pháp để đẩy 20 vạn quân THDQ về nước bằng Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 để tập trung lực lượng chống lại một kẻ thù ở xa và đang bị kiệt quệ vì Chiến tranh thế giới thứ 2. Từ Hiệp định Sơ bộ tới Hội nghị Đà Lạt, Hội nghị Phôngtennơblô đến Tạm ước ngày 14-9, Chính phủ Pháp phải đàm phán, phải kí các Hiệp định, Tạm ước với Chính phủ Hồ Chí Minh là sự thừa nhận một Chính phủ mà chế độ thực dân muốn tiêu diệt, nó bộc lộ rõ ràng tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Tạm ước ngày 14-9-1946 nhằm cứu vãn hòa bình cho tới lúc không thể, để cho dù hòa bình không được vãn hồi ta cũng có đủ thời gian chuẩn bị lực lượng cho những biện pháp khác dù ngoài mong muốn. Lá cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam mới đã bay trên Thủ đô nước Pháp và thiện chí của một dân tộc yêu tự do và hòa bình, hữu nghị cũng được Người Pháp biết đến. Để khi người Pháp thức tỉnh đã coi cuộc chiến tranh đó là bẩn thỉu và đấu tranh đòi chấm dứt nó. Như thế, ngoại giao Hồ Chí Minh không chỉ là câu chữ của văn bản được ký kết mà nó còn có ý nghĩa lâu dài nhằm chuyển hóa so sánh lực lượng, không chỉ ở lĩnh vực vật chất mà cả trên lĩnh vực tinh thần. Chính trong thời gian này, những nguyên tắc quan hệ quốc tế hiện đại được Hồ Chí Minh nêu lên rất rõ nét: đó là “hòa bình, bình đẳng giữa các dân tộc, là tôn trọng chủ quyền và hợp tác cùng có lợi, là quan hệ với tất cả các nước dân chủ nhằm mục đích đem lại hòa bình, thịnh vượng cho mọi dân tộc”. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954), ngoại giao Việt Nam đã đấu tranh chính trị để hình thành liên minh với Lào, Campuchia chống Pháp; xây dựng quan hệ với Thái Lan, Miến Điện, Indonesia, Ấn Độ. Ngoại giao Việt Nam có cơ sở và đã thành công trong việc góp phần làm sáng tỏ tính chính nghĩa của dân tộc, để cùng với thắng lợi quân sự ở Chiến dịch Biên giới 1950 đã chấm dứt thời kỳ cô lập Cách mạng nước ta: một loạt nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Việt Nam đã mở cửa ra thế giới và sự nghiệp kháng chiến vì thế được tăng cường cả thế lẫn lực, cả về vật chất và tinh thần, đủ sức chống lại thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ. Trên thế và lực mới đó, khi chiến thắng quân sự và tình hình quan hệ quốc tế hội tụ đủ điều kiện cho đàm phán, ngoại giao Việt Nam đã ghi nhận thắng lợi từng bước của cách mạng nước ta bằng một Hiệp định quốc tế và giành được những cơ sở pháp lý quốc tế về độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, làm cơ sở chính trị cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mĩ, cứu nước, thống nhất đất nước sau này. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 đã trực tiếp ghi nhận vị thế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên trường quốc tế. Giai đoạn 1954-1975: Ngoại giao của ta đã "tấn công" hậu phương quốc tế của Mĩ, mở rộng hậu phương quốc tế của Việt Nam, hình thành phong trào phản chiến trên toàn thế giới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngoại giao Việt Nam 17
- đã thành công trong việc mở rộng và tăng cường mối quan hệ toàn diện với các nước xã hội chủ nghĩa, thiết lập mối quan hệ hữu nghị với các nước trong khu vực, xây dựng mối quan hệ láng giềng thân thiện với Lào, Campuchia và bắc cầu hữu nghị đến các nước Châu phi và Mĩ Latinh. Thành công đó đã tăng cường sức mạnh vật chất và sự ủng hộ quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam, làm cho cách mạng nước ta vượt qua mọi trở lực của các mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế và độc lập giải quyết các vấn đề của dân tộc mình. Sự phối hợp chặt chẽ giữa mặt trận ngoại giao, mặt trận quân sự và mặt trận chính trị đã tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa cuộc đấu tranh của dân tộc thắng lợi từng bước vững vàng. Chuẩn bị kỹ lưỡng từ đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, ngoại giao Việt Nam đã đi những bước thích hợp và khi thắng lợi quân sự trên chiến trường cũng như điều kiện quốc tế đã thuận lợi cho bước vào đàm phán, ngoại giao Việt Nam đã ghi nhận, phản ánh đầy đủ thắng lợi cuộc chiến đấu của nhân dân ta và thực hiện thành công ý tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tìm một lối thoát hòa bình và danh dự cho kẻ xâm lược. Kết quả của Hội nghị Pari (1968 - 1973) là một minh chứng sinh động tư tưởng đó của Người. Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết (27-1- 1973). Hiệp định là thắng lợi của ngoại giao Việt Nam, buộc Mĩ và các nước liên quan rút quân khỏi Việt Nam, chấm dứt chiến tranh, tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. Trong quá trình đàm phán Hiệp định này, ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã phối hợp nhịp nhàng, theo phương châm "tuy hai mà một, tuy một mà hai", "vừa đánh, vừa đàm". Chủ đề được xây dựng cụ thể với các đề mục: 1. Cơ sở để Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến hành đấu tranh ngoại giao 2. Đấu tranh ngoại giao trong những năm đầu sau thắng lợi của cách mạng tháng 8-1945 2.1. Đấu tranh ngoại giao với quân Trung Hoa Dân Quốc và Pháp (từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946) (SGK trang 125, 127) 2.2. Đấu tranh ngoại giao với Pháp (từ 06/3/1946- trước 19/12/1946) (SGK trang 128-129) 3. Đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Pháp 1946-1954 (SGK trang 153) 4. Đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mĩ 1954-1975 (SGK trang 186-187) 1.3. Mục tiêu chủ đề 18
- - Kiến thức: + Hiểu được cơ sở để Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến hành đấu tranh ngoại giao. + Trình bày được bước phát triển trong đấu tranh ngoại giao nước ta giai đoạn 1945-1973 và những kết quả đạt được. + Giải thích được chính sách ngoại giao của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với quân THDQ và tay sai; sự thay đổi trong chính sách ngoại giao đối với thực dân Pháp. + Phân tích được những kết quả của ngoại giao nước ta đạt được giai đoạn 1945-1973 qua các văn kiện ngoại giao kí kết với chính phủ Pháp, Hoa Kỳ để thấy được bước phát triển từ thấp đến cao. + So sánh được điểm giống và khác nhau về những thắng lợi ta đạt được qua các văn kiện ngoại giao từ 1946-1973. + Phân tích được tác động và ý nghĩa của những thắng lợi trong đấu tranh ngoại giao đối với việc kết thúc hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. + Rút ra được bài học lịch sử đấu tranh ngoại giao cần kế thừa và phát huy trong thời đại ngày nay. + Đánh giá được những thắng lợi của đấu tranh ngoại giao đối với lịch sử dân tộc. + Rút ra được quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đấu tranh ngoại giao và việc vận dụng những quan điểm, tư tưởng đó trong công tác ngoại giao ngày nay. - Tích hợp: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh ngoại giao; KT Địa lý; KT Giáo dục công dân 11, Bài 15 Chính sách đối ngoại; kiến thức Văn học... - Phẩm chất: + Giáo dục ý thức quan tâm sâu sắc tới việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh; làm cho việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thói quen tự giác và nếp sống hằng ngày của HS. + Nâng cao cho HS ý thức và ý chí học tập, rèn luyện vì bản thân, gia đình và xã hội, chú trọng tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, hành vi ứng xử, tuân thủ nội quy nhà trương và pháp luật của nhà nước, tích cực tham gia các công tác xã hội, các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, giúp cho các em trở thành những người 19
- công dân tốt trong xã hội, biết sống theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm với đất nước. + Tích cực đọc sách báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết về bước phát triển của cuộc đấu tranh ngoại giao ở nước ta. Có trách nhiệm trong việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao, thành thật trong học tập, KTĐG. - Năng lực: + Năng lực chung: Giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS biết thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến vấn đề ngoại giao Việt Nam 1945-1973; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề do GV yêu cầu. Tự chủ và tự ho ̣c: HS tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm khi hoạt động nhóm, tự quyết định cách thức thực hiện nhiệm vụ và tự đánh giá về quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ nhóm. Giao tiếp và hợp tác: Tăng cường khả năng trình bày và diễn đạt ý tưởng; sự tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ chung. + Năng lực chuyên môn: Tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học qua những yêu cầu cần đạt ở mục kiến thức. + Tìm hiểu lịch sử: HS biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu để tìm hiểu về bước phát triển của ngoại giao Việt Nam từ 1945-1973; trình bày những nét chính về bước phát triển của ngoại giao Việt Nam từ 1945-1973; nêu được những thành tựu cơ bản của ngoại giao Việt Nam từ 1945-1973. + Nhận thức và tư duy lịch sử: HS phân tích được các kết quả đạt được; rút ra được ý nghĩa của những thắng lợi ngoại giao nước ta qua các thời kỳ; so sánh được điểm giống và khác nhau giữa các văn kiện ngoại giao; lí giải được mối quan hệ giữa đấu tranh chính trị, quân sự với ngoại giao; đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện. + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: HS rút ra được bài học lịch sử về đấu tranh ngoại giao; vận dụng được kiến thức đã học để lí giải chính sách ngoại giao ngày nay của Đảng và nhà nước ta. 1.4. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số bài toán thực tế, liên môn tạo hứng thú học Toán cho học sinh lớp 10
60 p | 47 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi học sinh giỏi phần Vi sinh vật
41 p | 41 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bài tập về cân bằng Hóa Học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
46 p | 43 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 33 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bộ sưu tập video, clip hỗ trợ dạy, học nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
13 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo chuẩn định tính và định lượng các môn giáo dục nghề phổ thông sử dụng trong kiểm tra, đánh giá và thi nghề phổ thông
75 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số giải pháp tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 THPT - Ban cơ bản
32 p | 36 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng chuyên đề Phương pháp học tập để nâng cao kết quả học tập học sinh
35 p | 43 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học phần Sinh thái học - chương trình chuyên Trung học phổ thông
81 p | 40 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thư viện online về kiến thức thực tế và gợi ý nhiệm vụ STEM môn Toán và Khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục 2018
26 p | 12 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng trường học hạnh phúc qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Con Cuông
53 p | 19 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 14 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học Ứng dụng của tích phân nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
24 p | 52 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống thi trực tuyến cấp chứng chỉ Công nghệ thông tin tại Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ và Hướng nghiệp tỉnh Ninh Bình
8 p | 24 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm cho nhiều đối tượng học sinh
14 p | 35 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần Định luật bảo toàn vật lí lớp 10 THPT nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực nhận thức, rèn luyện tư duy sáng tạo
63 p | 38 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống bài tập xác suất (Toán lớp 11) dành cho học sinh trung bình, khá trường THPT Thành Phố Điện Biên Phủ
16 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn