Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng chủ đề dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật – Sinh học 11 theo mô hình dạy học kết hợp (Blended learning)
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Xây dựng chủ đề dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật – Sinh học 11 theo mô hình dạy học kết hợp (Blended learning)" nhằm vận dụng mô hình dạy học kết hợp (Blended learning) để xây dựng một số chủ đề dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học của học sinh lớp 11.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng chủ đề dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật – Sinh học 11 theo mô hình dạy học kết hợp (Blended learning)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT PHAN THÚC TRỰC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƢỢNG Ở THỰC VẬT – SINH HỌC 11 THEO MÔ HÌNH DẠY HỌC KẾT HỢP (BLENDED LEARNING) Môn/ lĩnh vực: Sinh học Họ và tên : Nguyễn Thị Thuần Nguyễn Hoàng Hoài Tổ : Khoa học tự nhiên Năm thực hiện: 2021 Đơn vị : Trƣờng THPT Phan Thúc Trực Điện thoại: 0978 110 486; 0989 704 091 Email : thuannt.ptt@nghean.edu.vn hoai.ptt@nghean.edu.vn Năm học: 2021 - 2022 0
- MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU .........................................................................................................0 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................2 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................3 3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................3 4. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................4 6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................4 7. Đóng góp mới của đề tài..............................................................................................5 8. Giả thuyết khoa học .....................................................................................................5 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................6 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI ............................6 1.1. Cơ sở lí luận của đề tài .............................................................................................6 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài .........................................................................................8 CHƢƠNG II: XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƢỢNG Ở THỰC VẬT – SINH HỌC 11 THEO MÔ HÌNH DẠY HỌC KẾT HỢP (BLENDED LEARNING)....................................................11 2.1. Cấu trúc, nội dung kiến thức phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật – sinh học 11 .....................................................................................................................11 2.2. Quy trình xây dựng chủ đề theo mô hình dạy học kết hợp ....................................15 2.3. Quy trình sử dụng mô hình dạy học kết hợp để tổ chức dạy học nội dung “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật – Sinh học 11” ..................................................20 CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..............................................................43 3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................................43 3.2. Nội dung thực nghiệm ............................................................................................43 3.3. Phương pháp thực nghiệm ......................................................................................43 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................47 1. KẾT LUẬN ...............................................................................................................47 2. KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................48 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................48 1
- PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ chủ trƣơng đổi mới phƣơng pháp dạy học theo định hƣớng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh Trong bối cảnh thế giới đang có nhiều sự thay đổi chóng mặt, đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã tạo ra những thay đổi vượt bậc trong mọi lĩnh vực. Xu thế toàn cầu hóa - hội nhập đã tác động mạnh mẽ đến việc đào tạo nguồn nhân lực. Vì thế, giáo dục - bộ máy đào tạo nhân lực phải có sự thay đổi phù hợp với sự phát triển của thế giới. Trong bối cảnh đó, nền giáo dục Việt Nam đang có sự chuyển đổi căn bản, toàn diện theo hướng phát triển phẩm chất và NL người học, giúp người học vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Định hướng đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam được nêu rõ trong Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng về việc đổi mới dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học, tổ chức nhiều hình thức học tập nhằm khuyến khích người học. Tiếp đó, trong chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có nêu mục tiêu chương trình môn Sinh học là “…góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung cốt lõi và năng lực chuyên môn. Nhiệm vụ của môn Sinh học là ngoài phát triển những năng lực chung cốt lõi còn phát triển những năng lực riêng như năng lực nhận thức kiến thức sinh học, năng lực khám phá thế giới sống dưới góc độ sinh học và năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn trong đó có năng lực thực nghiệm thông qua việc hệ thống hoá, củng cố kiến thức, phát triển kĩ năng và giá trị cốt lõi của Sinh học đã được học ở giai đoạn giáo dục cơ bản”. Vì thế, để thực hiện tốt về mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW và mục tiêu chương trình môn Sinh học năm 2018 đã đề ra, hiện nay chúng ta cần có nhận thức đúng về bản chất của sự đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học cùng một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này. 1.2. Xuất phát từ xu thế phát triển tất yếu của mô hình dạy học kết hợp (blended learning) Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là internet đã ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình dạy học. Trong dạy học, công nghệ kĩ thuật số không đơn giản chỉ là phương tiện truyền tải nội dung học tập mà còn góp phần cải tiến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Trong đó, E- learning là mức độ cao nhất của việc ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học. Tuy nhiên, có thể thấy rằng E-learning vẫn không thể thay thế vai trò chủ 2
- đạo của các hình thức dạy học trên lớp, máy tính vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn được phấn trắng, bảng đen cũng như các hoạt động trên lớp. Vì vậy, việc tìm ra giải pháp kết hợp học trên lớp và E-learning là điều hết sức cần thiết trong giáo dục hiện nay. Mô hình dạy học kết hợp (Blended Learning) là một mô hình tương đối mới trên thế giới. Lended Learning được hiểu là mô hình học tập kết hợp mà việc học tập trên lớp và học tập trực tuyến được tiến hành trong sự kết hợp và bổ trợ cho nhau. Dạy học kết hợp đã phối hợp ưu điểm của dạy học trực tuyến và ưu điểm của dạy học truyền thống, nó đang nổi lên như là mô hình dạy học chủ yếu của tương lai. 1.3. Xuất phát từ nội dung chuyển hóa vật chất và năng lƣợng ở thực vật Hiện nay, ở các trường THPT việc tổ chức dạy học theo hướng hạn chế cung cấp tri thức có sẵn, buộc HS phải hoạt động tích cực tự lực dưới sự hướng dẫn của GV mới có thể lĩnh hội được tri thức mới. Do đó, HS phải thay đổi cách học và GV phải thay đổi cách dạy Chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” phần Sinh học cơ thể, đặc biệt phần thực vật là một chương với nhiều nội dung, cơ chế sinh lý trừu tượng với kênh hình tĩnh. Nôi dung chương có nhiều kiến thức thực tiễn, nhiều bài thực hành phức tạp, mất thời gian. Mặt khác, việc trang bị các thiết bị còn thiếu hoặc không đảm bảo dẫn đến một số nội dung kiến thức không tiến hành được làm hạn chế việc lĩnh hội kiến thức, kĩ năng môn học của HS. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn và thực hiện đề tài: Xây dựng chủ đề dạy học phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” – sinh học 11 theo mô hình dạy học kết hợp (Blended learning). 2. Mục đích nghiên cứu Vận dụng mô hình dạy học kết hợp (Blended learning) để xây dựng một số chủ đề dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học của học sinh lớp 11. 3. Đối tƣợng nghiên cứu - Quy trình xây dựng và sử dụng chủ đề dạy học - Mô hình dạy học kết hợp (Blended learning) - Nội dung kiến thức phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật - sinh học 11. 3
- 4. Phạm vi nghiên cứu - Xây dựng 4 chủ đề dạy học theo mô hình dạy học kết hợp giữa dạy học trực tuyến và dạy học trực tiếp phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật sinh học 11. - Xây dựng quy trình sử dụng chủ đề theo mô hình dạy học kết hợp. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về mô hình DHKH. 5.2. Thực trạng hiểu biết về mô hình DHKH của GV ở trường THPT và thực trạng sử dụng mô hình DHKH ở các trường phổ thông. 5.3. Phân tích cấu trúc, nội dung kiến thức phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật. 5.4. Xây dựng các chủ đề dạy học theo mô hình DHKH nội dung chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật. 5.5. Xây dựng quy trình sử dụng chủ đề theo mô hình DHKH để tổ chức dạy học nội dung chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật. 5.6. Triển khai thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài đã đặt ra. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu các văn bản của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nói chung và đổi mới hình thức, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá nói riêng. - Nghiên cứu các công trình khoa học, các bài báo, ấn phẩm liên quan đến khái niệm và cấu trúc NLTH trực tuyến và mô hình DHKH. - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến cấu trúc, nội dung kiến thức chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật, từ đó làm cơ sở vận dụng vào việc xây quy trình sử dụng mô hình DHKH để nâng cao chất lượng dạy học và phát triển NLTH trực tuyến. 6.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tiến hành thực nghiệm điều tra và thực nghiệm sư phạm ở trường THPT nhằm đánh giá hiện trạng và hiệu quả của việc sử dụng mô hình DHKH. 4
- 7. Đóng góp mới của đề tài - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của mô hình DHKH, dạy học chủ đề. - Đề xuất quy trình xây dựng chủ đề theo mô hình DHKH - Đề xuất quy trình sử dụng chủ đề dạy học theo mô hình DHKH để tổ chức dạy học nội dung chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật. 8. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được quy trình sử dụng mô hình DHKH để tổ chức dạy học nội dung chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật sẽ nâng cao hiệu quả dạy học, góp phần phát triển NLTHTT cho học sinh. 5
- PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận của đề tài 1.1.1. Tổng quan về dạy học kết hợp 1.1.1.1. Khái niệm dạy học kết hợp Trong những năm gần đây sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT) ở mọi lĩnh vực khoa học và xã hội đã làm xuất hiện những khái niệm mới trong giáo dục như: "học tập kết hợp", "học tập hỗn hợp", "học tập đa phương thức” thường được sử dụng thay thế cho nhau trong các công trình nghiên cứu. Thuật ngữ "dạy học kết hợp" bước đầu mơ hồ, bao gồm các kết hợp khác nhau giữa các công nghệ và phương pháp sư phạm. Dạy học kết hợp "Blended Learning - BL" là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản,... Mô hình DHKH là sự kết hợp giữa quá trình dạy học giáp mặt (face to face) và dạy học trực tuyến (e - learning), phản ánh các mối quan hệ có tính quy luật phổ biến giữa các yếu tố cấu trúc của quá trình dạy học. Hình 1.1. Mô hình dạy học kết hợp 1.1.1.2. Các mô hình dạy học kết hợp Mô hình Đặc trƣng Khả năng ứng dụng Face to face driver GV dẫn dắt quá trình học tập Phù hợp với những lớp học trên lớp dưới sự hỗ trợ của đa dạng, nơi HS có sự các thiết bị công nghệ chênh lệch về khả năng 6
- cũng như trình độ hiểu biết. Rotation Như một mô hình học tập Môi trường học tập linh theo trạm, trong đó HS học hoạt, phù hợp với các bậc tập luân phiên nhau giữa các tiểu học, THCS. GV có thể trạm theo một lịch trình nhất hỗ trợ nhiều hơn dựa trên định – hoặc học tập trực nhu cầu của HS. tuyến, hoặc học trực tiếp với GV. Flex Người học chủ yếu học tập Phát huy tối đa tính độc trực tuyến. GV là người định lập, làm việc nhóm và hướng, tư vấn, giải đáp thắc tương tác của người học, mắc trong các giờ gặp trực khá phổ biến ở các trường tiếp trên lớp với người học. đại học trên thế giới. Online Lab Cho phép người học học tập Mô hình này giúp giảm trực tuyến trong suốt thời thiểu các yêu cầu về cơ sở gian khóa học tại những vật chất (trường học, lớp phòng máy tính chuyên học) và nguồn lực (giảm dụng. Toàn bộ quá trình học thiểu số lượng GV). tập được quản lý trực tiếp bởi những giám sát viên của khóa học. Self – Blend Cho phép người học tham Phù hợp với cấp đại học, gia vào các khóa học trực nơi người học có nhu cầu tuyến nằm ngoài chương học tập đa dạng: nâng cao trình học chính thống dựa trình độ chuyên môn, rèn trên nhu cầu của từng cá luyện kỹ năng cá nhân. nhân. Online Driver Người học tham gia quá Thích hợp với người học trình học tập thông qua một cần sự linh hoạt trong lịch nền tảng quản lý trực tuyến. trình hoạt động hàng ngày, Các tương tác với GV cũng phù hợp với các cấp đại được thực hiện trực tuyến. học hoặc sau đại học. 1.1.1.3. Mức độ sử dụng mô hình dạy học kết hợp Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 GV vẫn sử dụng hình GV phải thiết kế các bài GV ngoài việc dạy học 7
- thức dạy học trực tuyến giảng trực tuyến và sử kết hợp giữa trực tuyến (face to face) là chủ đạo, dụng kết hợp với dạy học và giáp mặt thì phải có có sử dụng các tài liệu giáp mặt truyền thống. kế hoạch kiểm tra, đánh hướng dẫn học tập trực Mức độ này thì vai trò giá và quản lý lớp học tuyến cho HS. Tỉ lệ kết của lớp học mặt giáp mặt trực tuyến cho cả khóa hợp giữa lớp học mặt và lớp học trực tuyến học. Tỉ lệ kết hợp giữa giáp mặt và lớp học trực ngang bằng nhau 50:50. lớp học mặt giáp mặt và tuyến là 80:20. lớp học trực tuyến là 30:70. HS sử dụng các phương HS thực hiện các nhiệm HS thực hiện các nhiệm tiện công nghệ và mạng vụ học tập trực tuyến mà vụ học tập, tham gia các Internet để tìm kiếm tài giáo viên cung cấp. Các hoạt động kiểm tra đánh liệu liên quan tới môn trao đổi, thảo luận cho giá trực tuyến. Thảo học để thực hiện các bài học được thực hiện luận, trao đổi thông tin nhiệm vụ học tập. qua email, forum, hoặc qua email, forum hoặc trực tiếp trên lớp học. trực tiếp trên lớp học. 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 1.2.1. Thực trạng hiểu biết về mô hình dạy học kết hợp của giáo viên ở một số trƣờng THPT. 1.2.1.1. Mục đích điều tra Điều tra để làm rõ thực trạng hiểu biết về mô hình DHKH của GV ở một số trường THPT trên địa bàn huyện Yên Thành. 1.2.1.2. Nội dung điều tra Điều tra sự hiểu biết của GV về mô hình DHKH. 1.2.1.3. Phƣơng pháp điều tra Chúng tôi đã thiết kế 01 phiếu hỏi để tìm hiểu thực trạng tình hình sử dụng mô hình DHKH trong dạy học. (Phụ lục 1). Tiến hành điều tra 52 GV một số trường THPT trên địa bàn huyện Yên Thành. Bảng 1.1. Danh sách trường và số lượng giáo viên trong điều tra thực trạng STT Trƣờng THPT Số lƣợng 1 THPT Phan Thúc Trực 17 2 THPT Phan Đăng Lưu 10 3 THPT Nam Yên Thành 13 8
- 4 THPT Yên Thành II 12 1.2.1.4. Kết quả điều tra và đánh giá Kết quả điều tra có 88,5% GV (46 GV) đã từng nghe tới thuật ngữ mô hình “DHKH” nhưng chỉ có 84,6% GV là hiểu đúng khái niệm thế nào là mô hình “DHKH” và chỉ có 65,4% hiểu đúng về quy trình sử dụng mô hình DHKH. Đồng thời, chỉ còn 59,6% (31 GV) được hỏi trả lời đúng các đặc điểm của mô hình DHKH. Khi được hỏi về phương tiện tổ chức cần có bắt buộc để tổ chức mô hình DHKH thì đã có 80,8% GV được hỏi trả lời đúng rằng cần có cả website dạy học, bài giảng tích hợp đa phương tiện, phương tiện truyền thông kỹ thuật số (máy tính, laptop, điện thoại thông minh…) và dạy học giáp mặt (face – to - face). Song khi trả lời về quy trình HS tự học trực tuyến thì chỉ có 61,5% GV trả lời đúng. Nhận xét: Từ kết quả khảo sát ở trên, cho thấy rằng đa số GV đã biết tới mô hình DHKH, tuy nhiên về bản chất, quy trình tổ chức mô hình dạy học này thì GV còn chưa thực sự hiểu rõ và cũng chưa thực dành sự quan tâm đến nó. 1.2.2. Thực trạng việc sử dụng mô hình dạy học kết hợp ở trƣờng phổ thông. 1.2.2.1. Mục đích điều tra Điều tra để làm rõ thực trạng tình hình sử dụng mô hình DHKH trong dạy học cho HS các trường THPT. 1.2.2.2. Nội dung điều tra Điều tra những khó khăn gặp phải khi sử dụng mô hình DHKH trong dạy học của GV. Điều tra mức độ sử dụng mô hình DHKH cho HS THPT. 1.2.2.3. Phƣơng pháp điều tra Chúng tôi đã thiết kế 01 phiếu hỏi gồm để tìm hiểu thực trạng tình hình sử dụng mô hình DHKH trong dạy học. (Phụ lục 1). 1.2.2.4. Kết quả điều tra và đánh giá Mức độ sử dụng mô hình DHKH trong giảng dạy của giáo viên Bảng 1.2. Mức độ sử dụng mô hình DHKH trong giảng dạy của GV (%) Thầy/Cô sử dụng mô hình DHKH trong quá trình giảng dạy ở mức nào? - Thường xuyên 8,7 9
- - Thỉnh thoảng 15,2 - Ít khi 23,9 - Không sử dụng 52,2 (Trong tổng số 88,5% số GV (46 GV) đã biết đến mô hình DHKH) Trong 88,5% GV đã biết về mô hình DHKH có 47,8% GV đã áp dụng mô hình này. Trong đó, chỉ có 8,7% là sử dụng thường xuyên; 15,2% thỉnh thoảng mới sử dụng; còn lại 23,9% GV ít khi sử dụng mô hình này. Còn tỉ lệ GV không sử dụng mô hình này trong giảng dạy khá cao (52,2%). Trong số GV đã áp dụng mô hình DHKH vào dạy học, có 77,3% GV cho rằng mô hình này giúp tăng mức độ hứng thú của HS hơn so với phương thức dạy học mặt giáp mặt. Nguyên nhân là do mô hình DHKH giúp phát huy và rèn luyện tính tự học, tính chủ động của HS trong quá trình học tập của bản thân. Còn 13,6% cho rằng HS học theo mô hình này không thấy hứng thú và 9,1% cho thấy bình thường. Do đó, khi được hỏi “ Thầy/ Cô có ủng hộ quan điểm sử dụng mô hình DHKH vào dạy học ở trường THPT không?” thì đã có tới 89,1% ủng hộ sử dụng mô hình này trong dạy học. Những khó khăn gặp phải khi sử dụng mô hình DHKH trong dạy học của GV Bảng 1.3. Những khó khăn gặp phải khi sử dụng mô hình DHKH trong dạy học của giảng viên (%) (Trong tổng số 47,8% số GV (22 GV) đã sử dụng mô hình DHKH) Thầy (Cô) gặp những khó khăn nào sau đây khi sử dụng mô hình dạy học kết hợp trong dạy học? (có thể chọn nhiều phương án) - Không có thời gian 18,2 - Biết sử dụng ít phần mềm/ công cụ thiết kế bài dạy. 68,2 - Đối tượng HS không phù hợp 13,6 - Chưa thực sự hiểu rõ phương pháp 31,8 - Ý kiến khác 0 Số liệu bảng 1.3 cho thấy, khó khăn lớn nhất của GV khi sử dụng mô hình DHKH là khó khăn trong việc sử dụng phần mềm/công cụ thiết kế bài dạy (68,2%). Ngoài ra, cũng có đến 31,8% GV chưa thực sự hiểu rõ về lí luận của mô hình và còn một số khó khăn khác như không có thời gian hay khó khăn như đối tượng HS không phù hợp. Có lẽ do gặp nhiều khó khăn như vậy nên các GV 10
- đã không áp dụng nhiều mô hình DHKH vào trong quá trình giảng dạy của mình. CHƢƠNG II: XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƢỢNG Ở THỰC VẬT – SINH HỌC 11 THEO MÔ HÌNH DẠY HỌC KẾT HỢP (BLENDED LEARNING) 2.1. Cấu trúc, nội dung kiến thức phần Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng ở thực vật – sinh học 11 2.1.1. Cấu trúc, nội dung phần Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng ơ thực vật – Sinh học 11, THPT hiện hành Phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật – Sinh học 11 hiện hành gồm 14 bài thực hiện trong thời gian 14 bài. Về nội dung và yêu cầu mức độ cần đạt được như sau: Bảng 2.1. Cấu trúc, nội dung phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Thực vật – Sinh học 11 hiện hành Nội dung/Bài học Số Mức độ cần đạt tiết Bài 1. Sự hấp thụ nước 1 - Mô tả được cấu tạo của hệ rễ thích nghi và muối khoáng ở rễ với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng. - Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây. - Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng. Bài 2. Vận chuyển các 1 - Mô tả được cấu tạo của cơ quan vận chất trong cây chuyển. - Thành phần của dịch vận chuyển. - Động lực đẩy dòng vật chất di chuyển. Bài 3. Thoát hơi nước 1 - Nêu được vai trò của thoát hơi nước đối với đời sống thực vật. - Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước . - Trình bày được cơ chế đóng mở lỗ khí của khí khổng và các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước.. 11
- Bài 4. Vai trò của các 1 - Nêu được các khái niệm: nguyên tố dinh nguyên tố khoáng dưỡng thiết yếu, nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng. - Mô tả được một số dấu hiệu điển hình của sự thiếu 1 số nguyên tố dinh dưỡng. - Trình bày được vai trò đặc trưng nhất của các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu. - Liệt kê được các nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây, dạng phân bón cây hấp thụ được. Bài 5. Dinh dưỡng Nito ở 1 - Nêu được vai trò của nitơ trong đời sống thực vật của cây. - Trình bày được quá trình đồng hóa nito ở thực vật Bài 6. Dinh dưỡng nito ở 1 - Nêu được các nguồn nitơ cung cấp cho thực vật (tiếp theo) cây. - Nêu được các dạng nitơ cây hấp thụ được từ đất. - Trình bày được các con đường cố định và vai trò của quá trình cố định nitơ bằng con đường sinh học đối với thực vật và ứng dụng thực tiễn trong ngành trồng trọt. - Nêu được mối liên hệ giữa liều lượng phân đạm hợp lí với sinh trưởng và môi trường Bài 7. Thực hành: Thí 1 - Làm được thí nghiệm phát hiện thoát hơi nghiệm thoát hơi nước và nước ở 2 mặt lá. thí nghiệm về vai trò của - Làm được các thí nghiệm để nhận biết sự phân bón có mặt của các nguyên tố khoáng đồng thời vẽ được hình dạng đặc trưng của các nguyên tố khoáng. Bài 8. Quang hợp ở thực 1 - Nêu được khái niệm quang hợp. vật - Nêu được vai trò quang hợp ở thực vật. - Trình bày được cấu tạo của lá thích nghi 12
- với chức năng quang hợp. - Liệt kê được các sắc tố quang hợp Bài 9. Quang hợp ở các 1 - Phân biệt được pha sáng và pha tối ở các nhóm thực vật C3, C4 và nội dung sau: sản phẩm, nguyên liệu, nơi CAM xảy ra. - Phân biệt được các con đường cố định CO2 trong pha tối ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM - Giải thích được phản ứng thích nghi của nhóm thực vật C4 và CAM đối với môi trường sống ở vùng nhiệt đới và hoang mạc Bài 10. Ảnh hưởng của 1 - Nêu được ảnh hưởng của cường độ ánh các nhân tố ngoại cảnh sáng và quang phổ đến cường độ quang đến quang hợp hợp. - Mô tả được mối phụ thuộc của cường độ quang hợp vào nồng độ CO2 - Nêu được vai trò của nước đối với quang hợp. - Trình bày được ảnh hưởng của nhiệt độ đến cường độ quang hợp. Bài 11. Quang hợp và 1 - Trình bày được vai trò quyết định của năng suất cây trồng quang hợp đối với năng suất cây trồng. - Nêu được các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng thông qua sự điều tiết cường độ quang hợp. Bài 12. Hô hấp ở thực 1 - Nêu được bản chất của HH ở thực vật, viết vật được pttq và vai trò của HH đối với cơ thể thực vật. - Phân biệt được các con đường HH ở thực vật liên quan với điều kiện có hay không có oxi. - Mô tả được mqh giữa HH và QH. - Nêu được ví dụ về ảnh hưởng của nhân tố môi trường đối với HH. 13
- Bài 13. Thực hành: Phát 1 - Làm được thí nghiệm phát hiện diệp lục hiện diệp lục và và carôtenôit. carotenoit - Xác định được diệp lục trong lá, carôtenôit trong lá già, trong quả và trong củ. Bài 14. Thực hành: Phát 1 - Phát hiện HH của thực vật qua sự thải hiện hô hấp ở thực vật CO2. - Phát hiện HH của thực vật qua sự hút O2. 2.1.2. Các chủ đề dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng ở thực vật – Sinh học 11 theo chƣơng trình hiện hành Chủ đề Tiết Mức độ cần đạt Chủ đề 1. Trao đổi nước 3 - Trình bày được vai trò của nước ở thực ở thực vật vật, trình bày cơ chế trao đổi nước ở thực vật gồm 3 quá trình liên tiếp: Hấp thụ nước, vận chuyển nước và thoát hơi nước. Ý nghĩa của thoát hơi nước đối với đời sống thực vật. Nêu được sự cân bằng nước cần được duy trì tưới tiêu hợp lí và ảnh hưởng của các nhân tổ môi trường đến trao đổi nước. Trình bày được sự trao đổi nước ở thực vật phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Chủ đề 2. Trao đổi 3 Nêu được vai trò và phân biệt được nguyên khoáng và nito ở thực vật tố đại lượng và nguyên tố vi lượng. Phân biệt được các cơ chế trao đổi khoáng và nêu được các con đường hấp thụ các nguyên tố khoáng. Trình bày được sự hấp thụ và vận chuyển nguyên tố khoáng phụ thuộc vào đặc điểm của hệ rễ, cấu trúc của đất và điều kiện môi trường. Nêu được các nguồn cung cấp nitơ và trình bày vai trò của nitơ, sự đồng hóa nitơ khoáng và nitơ tự do trong khí quyển. Giải thích được sự bón phân hợp lí tạo năng suất cao cho cây trồng. Chủ đề 3. Hô hấp ở thực 2 Trình bày ý nghĩa của hô hấp. Trình bày ti vật thể là cơ quan thực hiện quá trình hô hấp ở thực vật. Trình bày được hô hấp hiếu khí và sự lên men, phân biệt hô hấp và hô hấp 14
- sáng. Mối liên hệ giữa hô hấp và quang hợp. Trình bày được các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình hô hấp. Chủ đề 4. Quang hợp ở 5 Trình bày được vai trò của quá trình quang thực vật hợp. Nêu được lá cây là cơ quan chứa các lục lạp mang hệ sắc tố quang hợp. Trình bày được quá trình quang hợp ở thực vật C3, C4, CAM. Nêu được các đặc điểm của từng loại thực vật. Nêu được ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình quang hợp. Giải thích được quá trình quang hợp quyết định năng suất cây trồng. Phân biệt được năng suất sinh học và năng suất kinh tế. 2.2. Quy trình xây dựng chủ đề theo mô hình dạy học kết hợp Quy trình xây dựng chủ đề theo mô hình dạy học kết hợp gồm 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Xây dựng kịch bản bài giảng trực tuyến - Giai đoạn 2: Xây dựng website học trực tuyến Bảng 2.2. Quy trình xây dựng chủ đề theo mô hình dạy học kết hợp Quy trình xây dựng kịch bản bài Quy trình xây dựng website giảng đa phƣơng tiện học trực tuyến B1. Xác định mục tiêu dạy học B1. Thiết kế website để tổ chức tự học trực tuyến B2. Phân tích logic cấu trúc nội dung B2. Nhập liệu thông tin bài giảng trực dạy học tuyến vào website B3. Xây dựng hệ thống các PTDH B3. Chạy thử và hoàn thiện bài giảng trên website B4. Thiết kế kịch bản bài giảng trực B4. Viết hướng dẫn tự học bằng bài tuyến (cũng sử dụng trong dạy học giảng trên website giáp mặt) 2.2.1. Quy trình xây dựng kịch bản bài giảng 2.2.1.1. Xác định mục tiêu dạy học Mục tiêu phải được diễn dạt bằng một động từ hành động để đánh giá được mức độ hoàn thành công việc học tập của HS. 15
- Mục tiêu càng cụ thể thì càng thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả và điều chỉnh hợp lý quá trình dạy - học để từng bước thực hiện mục đích dạy - học một cách vững chắc. HS thực hiện các mục tiêu này dưới sự chỉ đạo, tổ chức, điều khiển của GV. 2.2.1.2. Phân tích logic cấu trúc nội dung dạy học Phân tích nội dung kiến thức của chủ đề để tìm ra các kiến thức cơ bản làm định hướng cho việc sưu tầm và xây dựng phương tiện. Xác định những kiến thức có thể mã hóa thành các dạng câu hỏi và thiết kế thành hệ thống câu hỏi định hướng tìm tòi cho phù hợp với nội dung. 2.2.1.3. Xây dựng hệ thống các phƣơng tiện dạy học kỹ thuật số - Yêu cầu sư phạm Sưu tầm và xây dựng hệ thống PTDH kỹ thuật số gồm tư liệu, hình ảnh, đoạn phim… tương ứng phù hợp với các nội dung của đề tài. - Phương pháp thực hiện Bước 1: Sưu tầm tranh ảnh, sơ đồ, video... liên quan đến bài học. Ở đây chúng tôi tìm kiếm bằng trình duyệt MozillaFirefox trên trang tìm kiếm: http://google.com.vn. Bước 2: Chọn lọc các PTDH kỹ thuật số phù hợp cho từng chủ đề để thiết kế kịch bản bài giảng đa phương tiện và tạo nguồn tư liệu tham khảo trong website học trực tuyến. 2.2.1.4. Thiết kế kịch bản bài giảng trực tuyến đa phƣơng tiện (cũng sử dụng trong dạy học giáp mặt) Thiết kế kịch bản giáo án Thiết kế kịch bản giáo án bằng phần mềm Microsoft Office Word. Bao gồm các mục sau đây: - Mục tiêu - Khởi động- Tự kiểm tra kiến thức cũ - Khám phá kiến thức - Tự củng cố, hoàn thiện kiến thức - Tự kiểm tra – đánh giá kiến thức - Bài tập hoàn thành trước khi tới lớp Ngoài ra, trong lớp học trực tuyến còn có diễn đàn trực tuyến (Thảo luận bài học) và tài nguyên học tập. 16
- Về cơ bản vẫn thiết kế như một giáo án lên lớp bình thường. Một kịch bản dạy học trên lớp chúng tôi thiết kế theo mẫu sau: CHỦ ĐỀ 1: TÊN CHỦ ĐỀ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức 2. Kỹ năng 3. Thái độ 4. Năng lực II. PHƢƠNG TIỆN DẠY HỌC - Máy tính, máy chiếu. - Các PHT. - Các bản đồ khái niệm. - Các file ảnh tĩnh: - Các file ảnh động: III. PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ (nếu cần) 3. Tổng kết kết quả học trực tuyến 4. Dạy bài mới: bao gồm các hoạt động: HOẠT ĐỘNG (số ...) Tên hoạt động: Mục tiêu: Thời gian: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Tiểu kết: 5. Kết luận, chính xác hoá kiến thức: nhằm chốt lại và chính xác hóa kiến thức vừa học xong được tiến hành ngay sau mỗi hoạt động học và được ghi vào cột Nội dung. 6. Luyện tập, củng cố kiến thức V. KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ Nhằm kiểm tra để đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu chủ đề như thế nào để điều chỉnh quá trình dạy học. Ngoài ra ở nội dung này, chúng tôi thiết kế bài 17
- kiểm tra bằng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan để từ đó kiểm tra, đánh giá được kết quả học tập và năng lực tự học trực tuyến của HS một cách dễ dàng. VI. BÀI TẬP VÀ HƢỚNG DẪN CÁCH HỌC CHỦ ĐỀ MỚI 1. Bài tập về nhà Ra câu hỏi, bài tập vận dụng và dặn dò HS học các nội dung là trọng tâm của chủ đề (liên quan đến mục tiêu bài học). 2. Hướng dẫn cách học chủ đề mới Huớng dẫn HS cách học chủ đề sau như: tìm ra từ khóa của một câu hay một khái niệm, tóm tắt ý chính của một đoạn hay cả chủ đề, đọc hiểu các kênh hình, lập bảng biểu, graph, bản đồ khái niệm, sơ đồ hóa các nội dung chủ đề,… Nhập thông tin từ kịch bản vào PM Microsoft Powerpoint và Ispring suite 9. Các bài học chúng tôi thiết kế thể hiện đầy đủ: tính tương tác, đa phương tiện, liên kết các đề mục lớn nhỏ trong toàn bài và mang tính thẩm mỹ, thu hút HS. Quy trình xây dựng gồm 5 bước: Bước 1: Tạo powerpoint, thiết kế các slide. Bước 2: Cài đặt Ispring suite 9 trong Microsoft Powerpoint. Bước 3: Tạo bài tập, câu hỏi nhận thức bằng Ispring suite 9 với các dạng: điền khuyết, ghép nối, đúng – sai, nhiều lựa chọn. Bước 4: Chèn các hình ảnh, file flash, video. Bước 5: Xuất bản bài giảng đa phương tiện. Mỗi bài giảng trong lớp học trực tuyến được thiết kế gồm các slide: tựa đề, hướng dẫn HS học bài, mục tiêu, bài mới, các bài tập nhận thức, các tài nguyên học tập đóng vai trò là nguồn cung cấp kiến thức. Nội dung kiến thức được thiết kế thành các dạng câu hỏi, bài tập tương tác. Xây dựng bài giảng điện tử tích hợp đa phương tiện bằng phần mềm Powerpoint tiến hành như sau: (Xem chi tiết trong phụ lục) 2.2.1.5. Xây dựng đề kiểm tra - đánh giá Người học có thể lựa chọn nội dung kiểm tra theo đơn vị kiến thức tương ứng với mỗi chủ đề (chủ đề 1, 2, 3, 4) hoặc nội dung kiểm tra theo đơn vị kiến thức gồm cả 4 chủ đề (ví dụ: bài kiểm tra tổng hợp chủ đề 1, 2, 3, 4) Mỗi đề kiểm tra đơn vị kiến thức tương ứng với mỗi chủ đề được xây dựng dựa trên nội dung kiến thức từng chủ đề cụ thể (xem đề kiểm tra phần phụ lục …) - Mỗi đề kiểm tra gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm khách quan làm trong 15 phút. 18
- - Phần mềm tự chấm điểm: Khi người học đạt từ 50% câu đúng trở lên thì phần mềm tự động chấm điểm và công bố đáp án. - Khi người học đạt < 50% câu đúng thì phần mềm tự động quay trở về và đề nghị người học làm lại bài kiểm tra. Mỗi đề kiểm tra đơn vị kiến thức tương ứng với cả 4 chủ đề được xây dựng dựa trên nội dung kiến thức tổng hợp của cả 4 chủ đề cụ thể (xem đề kiểm tra phần phụ lục): Mỗi đề kiểm tra gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm khách quan và 2 câu hỏi tự luận vận dụng, sáng tạo làm trong thời gian 45 phút 2.2.2. Xây dựng website học trực tuyến bằng gnomio (Xem chi tiết trong phụ lục) Bước 1: Cài đặt gnomio, thiết lập thuộc tính của website và trang chủ Bước 2: Tạo khóa học trên website Bước 3: Tạo chủ đề trong các khoá học Thiết kế nội dung cho mỗi chủ đề trực tuyến trên website bằng phần mềm gnomio.com - Một chủ đề trực tuyến, chúng tôi thiết kế và đưa lên các nội dung sau: Bảng 2.3. Tổng quan các nội dung của chủ đề dạy học trực tuyến STT NỘI DUNG MỤC ĐÍCH 1 Hướng dẫn học Hướng dẫn HS học bài mới trên website 2 Mục tiêu bài học Giúp HS xác định được nhiệm vụ học bài mới 3 Nội dung bài học Giúp HS tự lĩnh hội kiến thức mới bằng các hoạt động có tính tương tác 4 Tự kiểm tra – đánh giá Đề thi trắc nghiệm (30 câu) cuối chủ đề 5 Bài tập trước khi tới lớp Giúp HS khái quát kiến thức đã tự học, chuẩn bị tốt cho giai đoạn học trên lớp 6 Tài nguyên học tập Cung cấp các tư liệu liên quan đến bài học 7 Thảo luận bài học Cung cấp “sân chơi” để HS trao đổi với nhau và với GV về bài học. - Để tạo được các chủ đề như trên cần thực hiện các thao tác sau: (Xem chi tiết trong phụ lục) 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số bài toán thực tế, liên môn tạo hứng thú học Toán cho học sinh lớp 10
60 p | 46 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi học sinh giỏi phần Vi sinh vật
41 p | 41 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bộ sưu tập video, clip hỗ trợ dạy, học nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
13 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bài tập về cân bằng Hóa Học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
46 p | 42 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo chuẩn định tính và định lượng các môn giáo dục nghề phổ thông sử dụng trong kiểm tra, đánh giá và thi nghề phổ thông
75 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thư viện online về kiến thức thực tế và gợi ý nhiệm vụ STEM môn Toán và Khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục 2018
26 p | 8 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học phần Sinh thái học - chương trình chuyên Trung học phổ thông
81 p | 39 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng chuyên đề Phương pháp học tập để nâng cao kết quả học tập học sinh
35 p | 42 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số giải pháp tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 THPT - Ban cơ bản
32 p | 36 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng trường học hạnh phúc qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Con Cuông
53 p | 15 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học Ứng dụng của tích phân nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
24 p | 50 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hiệu quả kế hoạch phong trào Nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh tại Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu
10 p | 28 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống thi trực tuyến cấp chứng chỉ Công nghệ thông tin tại Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ và Hướng nghiệp tỉnh Ninh Bình
8 p | 23 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 12 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm cho nhiều đối tượng học sinh
14 p | 35 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần Định luật bảo toàn vật lí lớp 10 THPT nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực nhận thức, rèn luyện tư duy sáng tạo
63 p | 36 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn