intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng chuyên đề dạy học Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai các chiến tranh thế giới (1918 - 1939) theo định hướng phát triển năng lực học sinh - lớp 11 THPT (ban cơ bản)

Chia sẻ: Caphesuadathemhanh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:31

30
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đề tài với mục đích giúp học sinh tìm hiểu khái quát về tình hình các nước tư bản thời kì giữa hai cuộc chiến tranh thế giới và có sự so sánh khi tìm hiểu về các nước tư bản Đức, Nhật Bản, Mĩ (1929 - 1939).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng chuyên đề dạy học Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai các chiến tranh thế giới (1918 - 1939) theo định hướng phát triển năng lực học sinh - lớp 11 THPT (ban cơ bản)

  1. MỤC LỤC 1. Lời giới  thiệu…. ...............................................................................................1 2. Tên sáng  kiến……… ........................................................................................2 3. Tác giả sáng  kiến…...........................................................................................2 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng  kiến...............................................................................2 5. Lĩnh vực áp dụng sáng  kiến......................................................................................2 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng  thử..................................2 7. Mô tả về bản chất của sáng  kiến..............................................................................3 7.1. Nội dung sáng kiến.................................................................................................3 7.1.1. Xây dựng nội dung chuyên đề...........................................................................3 7.1.2. Xác định mục tiêu…………………………………………...…………….3 7.1.3. Bảng mô tả mức độ nhận thức của học  sinh………………………………4 7.1.4. Biên soạn một số câu hỏi, bài tập theo các mức độ nhận  thức……………6 7.1.5. Thiết kế tiến trình dạy học  ...............................................................................11 7.2. Khả năng áp dụng sáng  kiến...................................................................................28 8. Những thông tin cần được bảo  mật...........................................................................28 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng  kiến...........................................................28 10.  Đánh   giá   lợi   ích   thu   được   do   áp   dụng   sáng  kiến............................................28 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác  giả........................................................................................................................28 10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức,   cá  nhân.....................................................................................................................29 11. Danh sách những cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến  lầ n   đầu.................................................................................................................30
  2. BÁO CÁO KẾT QUẢ  NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu           Việt Nam đang trên đường đổi mới, hội nhập với cộng đồng quốc tế.  Thời đại văn minh trí tuệ  đòi hỏi chúng ta phải biết phát huy các nguồn lực   của mình, trong đó có yếu tố  con người, nếu không sẽ  dẫn đến nguy cơ  tụt  hậu. Để có nguồn lực cho sự phát triển của đất nước, Đảng ta luôn quan tâm  đến sự  nghiệp giáo dục, bồi dưỡng thế  hệ  trẻ  và coi giáo dục là quốc sách   hàng đầu. Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng yêu cầu   nhà trường phải đào tạo ra những con người thông minh, sáng tạo, thích ứng  với thời đại mới, có tri thức, có kĩ năng hành động và tư duy thực tiễn... Đáp  ứng yêu cầu đó, đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường hiện nay là  một nhiệm vụ tất yếu. Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là phải phát  huy tính tích cực chủ  động của học sinh trong học tập dưới sự  hướng dẫn   của giáo viên, tạo điều kiện để học sinh chủ động tham gia quá trình học tập,   cùng khám phá, chiếm lĩnh kiến thức.  Trong những năm qua, phần lớn giáo viên đã được tiếp cận với các  phương pháp và kỹ  thuật dạy học tích cực. Các thuật ngữ như  phương pháp  dạy học tích cực, dạy học dựa trên dự án, dạy học giải quyết vấn đề, các  kỹ  thuật dạy như: động não, khăn trải bàn, bản đồ tư duy, bể cá không còn xa  lạ  với đông đảo giáo viên hiện nay. Tuy nhiên, việc dạy học hiện nay chủ  yếu   được thực hiện theo bài/tiết trong sách giáo khoa. Việc trình bày kiến thức  trong sách giáo khoa theo định hướng nội dung, nặng về  lập luận, suy luận,   diễn giải hình thành kiến thức; cùng một vấn đề  nhưng kiến thức lại được  chia   ra   thành   nhiều   bài/tiết   để   dạy   học   trong   45   phút   không   phù   hợp   với  phương pháp dạy học tích cực. Phạm vi một tiết học không đủ  thời gian cho  đầy đủ các hoạt động học theo tiến trình sư phạm của một phương pháp dạy  học tích cực, dẫn đến việc đổi mới phương pháp còn mang tính hình thức, đôi  2
  3. khi còn máy móc, kém hiệu quả. Việc khai thác các phương tiện dạy học và  tài liệu bổ trợ theo phương pháp dạy học tích cực còn hạn chế.  Để khắc phục những hạn chế trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã biên soạn  các tài liệu nhằm hướng dẫn giáo viên các môn học chủ  động lựa chọn nội  dung sách giáo khoa hiện hành để  xây dựng các bài học theo chủ đề, chuyên   đề; thiết kế tiến trình dạy học theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích  cực nhằm nâng cao chất lượng tổ  chức hoạt động học;  khuyến khích giáo  viên chủ động sáng tạo xây dựng nội dung dạy  học phù hợp với các phương  pháp và kỹ  thuật dạy học tích cực. Thay cho việc dạy học đang được thực  hiện   theo   từng   bài/tiết   trong   sách   giáo   khoa   như   hiện   nay,   căn   cứ   vào   chương trình và sách giáo khoa hiện hành, giáo viên có thể lựa chọn nội dung  để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp  dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường.  Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi đã thực hiện xây  dựng và tổ chức dạy một số chuyên đề dạy học và có hiệu quả rõ rệt. Việc xây  dựng và tổ  chức dạy học theo chuyên đề  góp phần   tinh giản nội dung dạy  học; cấu trúc nội dung lô­gic và phù hợp với thực tiễn hơn; tạo điều kiện  thuận lợi hơn để  vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực; tạo  điều kiện để  đa dạng các hình thức tổ  chức dạy học; thuận lợi hơn trong   việc triển khai đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của người học....  Trong chương trình Lịch sử  11 hiện hành, phần Lịch sử  thế  giới hiện  đại (1917 ­ 1945), nội dung chương II: Các nước tư  bản chủ  nghĩa giữa hai  cuộc Chiến tranh thế giới (1918 ­ 1939) có 4 bài, trong đó phần kiến thức giai  đoạn 1918 ­ 1929  ở các nước tư bản cụ thể là nội dung giảm tải. Do đó, nội   dung các bài tương đối ngắn, rời rạc. Xuất phát từ  những lý do trên, tôi lựa  chọn vấn đề:  Xây dựng chuyên đề  dạy học “Các nước nước tư  bản chủ   nghĩa giữa hai các chiến tranh thế  giới (1918 ­ 1939)” theo định hướng phát   triển năng lực học sinh ­ chương trình lớp 11 THPT (ban cơ  bản) để  làm đề  tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. Trên cơ sở nội dung các bài của chương  II, phần Lịch sử  thế  giới hiện đại (1918 ­ 1939), tôi chọn sắp xếp lại thành  một chuyên đề với mục đích giúp học sinh tìm hiểu khái quát về tình hình các  nước tư  bản thời kì giữa hai cuộc chiến tranh thế  giới và có sự  so sánh khi  tìm hiểu về các nước tư bản Đức, Nhật Bản, Mĩ (1929 ­ 1939). 2. Tên sáng kiến Xây dựng chuyên đề  dạy học “Các nước nước tư  bản chủ  nghĩa   giữa hai các chiến tranh thế  giới (1918 ­ 1939)” theo  định hướng phát   triển năng lực học sinh ­ lớp 11 THPT (ban cơ bản). 3. Tác giả sáng kiến ­ Họ và tên: Kim Thị Loan. 3
  4. ­ Địa chỉ tác giả sáng kiến: trường THPT Nguyễn Thị Giang (cơ sở 1),   huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. ­ Số điện thoại: 0916291945      Email: kimloanvtvp@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến ­ Tác giả: Kim Thị Loan ­ Chức vụ: giáo viên Lịch sử trường THPT Nguyễn Thị Giang (cơ sở 1). 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Công tác giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường THPT. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử Tháng 11/2018. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Nội dung sáng kiến 7.1.1. Xây dựng nội dung chuyên đề + Chuyên đề  bao gồm kiến thức của bài 11,12,13,14 thuộc chương II,   phần hai, chương trình Lịch sử lớp 11 hiện hành. + Đối tượng học sinh: lớp 11. + Dự kiến số tiết dạy: 3 tiết. Tiết 1 I. Tình hình các nước tư  bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới   (1918 ­ 1939) 1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai ­ Oasinhtơn. 2. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 ­ 1933 và hậu quả của nó. Tiết 2 II. Các nước Đức, Nhật Bản, Mĩ (1929 ­ 1939) 1. Khủng hoảng kinh tế  và những yếu tố  tác động đến sự  lựa chọn  con đường thoát khỏi khủng hoảng của Đức, Nhật Bản, Mĩ. a. Khủng hoảng kinh tế 1929 ­ 1933 ở Đức, Nhật Bản, Mĩ. b. Những yếu tố  tác  động  đến sự  lựa chọn con  đường thoát khỏi   khủng hoảng của Đức, Nhật Bản, Mĩ.  Tiết 3 2. Biện pháp thoát khỏi khủng hoảng của Đức, Nhật Bản, Mĩ (1933 ­   1939). a. Chính sách của Chính phủ Hít­le ở Đức. b. Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản. c. Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Rudơven. 7.1.2. Xác định mục tiêu a. Về kiến thức 4
  5. ­ Tình hình chung của các nước tư  bản trong thời gian giữa hai cuộc   chiến tranh thế giới: sự thiết lập trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới   thứ nhất, cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 ­ 1933 và những hậu quả của nó. ­ Hậu quả  của khủng hoảng kinh tế  đối với Đức, Nhật Bản, Mĩ và  những yếu tố  tác động đến sự  lựa chọn con đường thoát khỏi khủng hoảng  của các nước này.  ­ Những biện pháp cụ  thể  của Đức, Nhật Bản, Mĩ để  đưa đất nước   thoát khỏi khủng hoảng trong những năm 1933 ­ 1939. b. Về kĩ năng ­ Rèn luyện kĩ năng khai thác tư  liệu, tranh  ảnh, biểu đồ, lược đồ; kĩ   năng xử lí số liệu trong các bảng thống kê để giải thích những vấn đề lịch sử. ­ Rèn luyện tư duy độc lập, kĩ năng làm việc nhóm. ­ Rèn luyện kĩ năng phân tích, giải thích, so sánh, đánh giá các sự  kiện  lịch sử. ­ Rèn luyện kĩ năng liên hệ  lịch sử  dân tộc với lịch sử  khu vực và thế  giới. c. Về thái độ ­ Nhận thức rõ những mặt trái và mâu thuẫn trong lòng xã hội tư  bản.  Lên án sự phản  động, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít Đức, chủ nghĩa quân phiệt Nhật. ­ Nâng cao tinh thần chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình, cảnh giác và  góp phần ngăn chặn mọi biểu hiện của chủ nghĩa phát xít mới. d. Định hướng năng lực hình thành ­ Năng lực chung: Năng lực tự  học, năng lực phát hiện và giải quyết   vấn đề; năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ. ­ Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tái hiện sự  kiện lịch sử  khi tìm hiểu khủng hoảng kinh tế  1929 ­ 1933, tác động to lớn của nó đối với các nước tư bản. + Năng lực thực hành bộ môn: khai thác sử dụng tài liệu tranh ảnh, biểu   đồ liên quan đến nội dung chuyên đề. + Năng lực giải quyết mối quan hệ,  ảnh hưởng của hệ thống Vécxai ­   Oasinhtơn đến quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. + Giải thích, so sánh những con đường khác nhau của các nước tư  bản  để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế. + Biết thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử như: đánh giá  về nhân vật Hítle và sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít… 7.1.3. Bảng mô tả mức độ nhận thức của học sinh 5
  6. Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng  Vận dụng  thấp cao Tình   hình  ­   Trình   bày  ­   Giải   thích  ­   So   sánh  ­   Liên   hệ  các   nước   tư  được   sự   hình  được   vì   sao  được sự  thay  được sự  kiện  bản giữa hai  thành   trật   tự  trật   tự   thế  đổi   lãnh   thổ  Nguyễn   Ái  cuộc   chiến  thế   giới   mới  giới   theo   hệ  các   nước  Quốc gửi yêu  tranh   thế  theo hệ  thống  thống   Vécxai  châu   Âu   năm  sách đến Hội  Vécxai   ­  ­   Oasinhtơn  1923   so   với  nghị Véc­xai. giới   (1918   ­  Oasinhtơn. không   đảm  năm 1914. 1939) bảo   cho   thế  ­ Rút ra được  giới   nền   hòa  quy   luật   phát  bình   vững  ­   Phân   tích  triển của chủ  bền. ­   Trình   bày  nguyên   nhân  nghĩa tư bản. ­ Lí giải được  dẫn   đến  được   nguyên  vì   sao   cuộc  khủng   hoảng  ­   Đánh   giá  nhân,   diễn  khủng   hoảng  kinh tế 1929 ­  được   tác  biến,   đặc  kinh tế  1929 ­  1933. điểm, hệ  quả  động   của  1933   lại   dẫn  của   cuộc  khủng   hoảng  tới   nguy   cơ  khủng   hoảng  kinh tế 1929 ­  một   cuộc  kinh tế  1929 ­  1933   đến  chiến   tranh  1933. Việt Nam thế giới mới. Khủng  ­   Trình   bày  ­   Giải   thích  ­   So   sánh  ­   Đánh   giá  hoảng   kinh  được hậu quả  được   vì   sao  điểm   giống  được   ảnh  tế  và  những  của   khủng  các   nước  và   khác   nhau  hưởng   sâu  yếu   tố   tác  hoảng kinh tế  chọn   con  trong   khủng  sắc   của  động đến sự  ở các nước. đường   khác  hoảng   ở  khủng   hoảng  nhau  để  thoát  Đức,   Mĩ,  kinh tế 1929 ­  lựa chọn con  khỏi   khủng  Nhật.  1933   đến   các  đường   thoát  hoảng. nước. khỏi   khủng  ­   Giải   thích  hoảng   của  được   vì   sao  Đức,   Nhật  khủng   hoảng  Bản, Mĩ. ở   Nhật   Bản  nghiêm   trọng  nhất   trong  nông nghiệp. Con   đường,  ­   Trình   bày  ­   Giải   thích  ­   So   sánh  ­   Đánh   giá  biện   pháp  được   những  được   vì   sao  được   những  được   tác  thoát   khỏi  chính   sách  Mĩ   thực   hiện  điểm   khác  động   của  6
  7. khủng  của   Đức,  chính   sách  nhau giữa quá  chính   sách  hoảng   của  Nhật Bản, Mĩ  trung   lập  trình   quân  đối ngoại của  Đức,   Nhật  trong   những trước nguy cơ  phiệt   hóa   ở  Mĩ,   Đức,  Bản,   Mĩ  của   phát   xít  Nhật   và   quá  Nhật đến tình  năm   1933   ­  (1933 ­ 1939) 1939. và   chiến  trình   phát   xít  hình   thế   giới  tranh. hóa   chính  và   các   mối  ­ Lí giải được  quyền   ở  quan hệ  quốc  vì   sao   Nhật  Đức. tế. Bản   đánh  chiếm   Trung  ­ Rút ra được  Quốc   năm  điểm   giống  1931. nhau   trong  ­   Giải   thích  chính   sách  được   vì   sao  đối   ngoại  quá trình quân  của   Đức   và  phiệt   hóa   ở  Nhật. Nhật kéo dài. 7.1.4. Biên soạn một số câu hỏi, bài tập theo các mức độ nhận thức a. Tự luận ­ Nhận biết: Câu 1: Trật tự thế giới mới được thiết lập như  thế nào sau Chiến tranh thế  giới thứ nhất? Câu 2. Trình bày nguyên nhân, diễn biến, đặc điểm, hậu quả của cuộc khủng  hoảng kinh tế 1929 ­ 1933. Câu 3. Trong những năm 1933 ­ 1939, Chính phủ  Hít­le thực hiện chính sách  kinh tế, chính trị, đối ngoại như thế nào? Câu 4. Nêu những điểm cơ  bản trong Chính sách mới của Tổng thống Mĩ  Rudơven. Câu 5. Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản diễn ra như thế nào? ­ Thông hiểu: Câu 1. Vì sao trật tự  thế  giới theo hệ thống Vécxai ­ Oasinhtơn không đảm  bảo cho thế giới nền hòa bình vững bền? Câu 2. Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 ­ 1933 lại dẫn tới nguy cơ m ột   cuộc chiến tranh thế giới mới? Câu 3. Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế và lên cầm quyền ở Đức? ­ Vận dụng thấp Câu 1. Lập bảng so sánh tác động khủng hoảng kinh tế ở Đức, Nhật Bản, Mĩ  (về kinh tế, xã hội). 7
  8. Câu 2. Những nguyên nhân chung dẫn đến Đức, Nhật Bản chọn con đường   phát xít hóa chính quyền để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 ­ 1933. Quá  trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản có những điểm gì khác với quá trình phát xít  hóa ở Đức? Câu 3. Làm rõ những điểm giống nhau (về đặc điểm kinh tế, chính sách đối  ngoại) và những điểm khác nhau (về quá trình phát xít hóa) giữa Đức và Nhật  Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX. Câu 4. Lập bảng so sánh về  chính sách đối ngoại của Đức, Nhật Bản, Mĩ  trong những năm 1933 ­ 1939 theo yêu cầu: Nước Chính sách đối ngoại Tác động đến quan hệ quốc tế Đức Nhật Mĩ ­ Vận dụng cao Câu 1. Tác động của khủng hoảng kinh tế 1929 ­ 1933 đến Việt Nam như thế  nào? Câu 2. Chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay có khắc   phục được điểm hạn chế  là phát triển không  ổn định không? Hãy lấy dẫn   chứng cho nhận định của em. b. Trắc nghiệm ­ Nhận biết Câu 1. Các nước thắng trận và giành được nhiều quyền lợi sau Chiến tranh   thế giới thứ nhất là A. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản. B. Anh, Pháp, Nga, Nhật Bản. C. Anh, Pháp, Mĩ, Italia. D. Anh, Pháp, Mĩ, Nga. Câu 2. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 ­ 1933 bùng nổ đầu tiên ở  A. Anh.               B. Mĩ.                 C. Pháp.                       D. Đức. Câu 3. Chế độ độc tài phát xít là nền chuyên chính khủng bố công khai của  những A. thế lực hiếu chiến nhất. B. thế lực quân phiệt nhất, phản động nhất. C. thế lực phản động nhất. D. thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất. Câu 4. Nước Đức chọn con đường nào để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh   tế 1929­1933? A. Phát xít hóa bộ máy chính quyền. B. Duy trì nền cộng hòa tư sản. C. Nhờ sự giúp đỡ của các nước đế quốc khác. 8
  9. D. Tổ chức tổng tuyển cử tự do. Câu 5. Khủng hoảng kinh tế  1929 ­ 1933  ở Nhật Bản diễn ra nghiêm trọng   nhất trong ngành A. tài chính.          B. nông nghiệp. C. công nghiệp.     D. thương nghiệp. Câu 6. Nhật Bản đã thực hiện giải pháp nào để thoát khỏi cuộc khủng hoảng  kinh tế 1929 ­ 1933? A. Thực hiện “Chính sách kinh tế mới”.               B. Thực hiện “Chính sách mới”. C. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược.                    D. Dân chủ hóa lao động. Câu 7. Để  đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế  1929 ­ 1933, Tổng   thống Rudơven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của Nhà  nước trên các lĩnh vực   A. kinh tế ­ tài chính và chính trị ­ xã hội.     B. sản xuất tiêu dùng, hàng xuất khẩu. C. xã hội, văn hóa, giáo dục .     D. công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp. Câu 8. Trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm toàn thế  giới trong những năm 30 của thế kỉ XX,  Mĩ có thái độ như thế nào? A. Coi phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất, sẵn sàng chống phát xít. B. Chủ trương liên kết với Liên Xô, Anh, Pháp để chống phát xít. C. Trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ. D. Ủng hộ, giúp đỡ các dân tộc trên thế giới chống lại thảm họa phát xít. ­ Thông hiểu Câu 9.  Các nước thắng trận tổ  chức Hội nghị   ở  Vécxai (1919 ­ 1920) và  Oasinhtơn (1921 ­ 1922) nhằm mục đích  A. phân chia quyền lợi. B. hợp tác về quân sự. C. hợp tác kinh tế. D. kết thúc chiến tranh. Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh các mâu thuẫn xuất hiện sau   Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước bại trận. B. mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước tư bản thắng trận. C. mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa với nhau. D. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước thuộc địa. Câu 11. Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929  ­ 1933?   A. Sự phát triển không đều giữa các nước tư bản. 9
  10. B. Sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến cung vượt quá cầu. C. Thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước tư bản ngày càng bị thu hẹp. D. Tác động của cao trào cách mạng thế giới 1918­1923. Câu 12. Đường lối đối ngoại chủ yếu của Chính phủ Hítle trong những năm   1933 ­ 1939 là A. mở rộng bành trướng ở châu Á ­ Thái Bình Dương. B. thực hiện chính sách hòa hoãn với Liên Xô. C. tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh. D. mở rộng giao lưu hợp tác với các nước châu Âu. Câu 13.  Những chính sách và hành động của Nhật Bản  ở  thập niên 30 của  thế kỉ XX đã đưa Nhật Bản trở thành một A. đồng minh của Trung Quốc. B. lò lửa chiến tranh  ở  châu Á và  thế giới. C. đế quốc dân chủ hùng mạnh.    D. cường quốc mạnh nhất trên thế giới. Câu 14. Quá trình phát xít hóa ở Nhật diễn ra trong suốt thập niên 30 của thế  kỉ XX chủ yếu là do A. giới cầm quyền muốn có thời gian để xây dựng lực lượng quân đội mạnh. B. bất đồng nội bộ giới cầm quyền về phân chia lợi nhuận từ chiến tranh. C. giới cầm quyền muốn có thời gian để chuẩn bị cho việc quân phiệt hóa. D. bất đồng nội bộ  giới cầm quyền về cách thức tiến hành chiến tranh xâm  lược. Câu 15. Mĩ chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô  năm 1933 xuất phát từ A. lợi ích của nước Mĩ. B. lợi ích của cả hai nước. C. mong muốn xây dựng một thế giới hòa bình. D. mong muốn cải thiện quan hệ giữa hai nước. Câu 16.  Đạo luật quan trọng nhất trong Chính sách mới của Tổng thống  Rudơven giúp nước Mĩ vượt qua khủng hoảng kinh tế 1929 ­ 1933 là đạo luật  về A. phục hưng công nghiệp. B. ngân hàng. C. điều chỉnh nông nghiệp. D. cứu tế xã hội. ­ Vận dụng thấp Câu 17. Ý nghĩa lớn nhất của Chính sách mới đối với nước Mĩ trong những   năm 1933 ­ 1939 là gì? A.  Đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, duy trì được chế  độ  dân chủ  tư  sản. 10
  11. B. Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp và phong trào đấu tranh của quần chúng. C. Giải quyết một số vấn đề của cuộc khủng hoảng. D. Tăng cường vai trò của nhà nước trong các vấn đề kinh tế, xã hội. Câu 18. Một trong những điểm khác giữa quá trình phát xít hóa ở Nhật so với  ở Đức là gì? A. Thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản sang chế độ phát xít. B. Thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước. C. Thông qua việc xâm lược vào các nước. D. Gây chiến tranh để chia lại thị trường ở các nước thuộc địa. Câu 19. Một trong những nguyên nhân chung dẫn đến Đức và Nhật Bản đi  theo con đường phát xít là do A. muốn trả thù cho thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. B. có ít thuộc địa, thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường. C. có sự ủng hộ của đông đảo nhân dân. D. có sức mạnh về kinh tế ­ quân sự. Câu 20. Điểm chung trong chính sách đối ngoại của Đức và Nhật Bản trong  những năm 1933 ­ 1939 là A. tăng cường các hoạt động quân sự, chuẩn bị  chiến tranh đòi chia lại thế  giới. B. đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc. C. phát triển ngành công nghiệp quân sự, phục vụ nhu cầu chiến tranh. D. bắt tay với Mĩ nhằm chống Liên Xô. Câu 21. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 ­ 1933  ở Nhật Bản có điểm gì khác  so với ở Đức và Mĩ? A. Trầm trọng nhất trong công nghiệp, đỉnh điểm vào năm 1931. B. Trầm trọng nhất trong thương nghiệp, đỉnh điểm vào năm 1932. C. Trầm trọng nhất trong công nghiệp, đỉnh điểm  vào năm 1932. D. Trầm trọng nhất trong nông nghiệp, đỉnh điểm vào năm 1931. ­ Vận dụng cao Câu 22.  Nhận xét nào dưới đây là đúng về  Trật tự  thế  giới theo hệ  thống   Vécxai­ Oasinhtơn được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Làm nảy sinh bất đồng giữa các nước tư bản do mâu thuẫn về quyền lợi.  B. Xác lập được nền hòa bình ổn định thế giới trong thời gian dài. C. Giải quyết được những vấn đề cơ bản về dân tộc và thuộc địa. D. Giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản giữa các nước tư bản. Câu 23. Nội dung nào sau đây không phải là tác động của cuộc khủng hoảng  kinh tế 1929 ­ 1933? 11
  12. A. Làm xuất hiện chủ nghĩa phát xít và làm tan rã hệ thống tư bản chủ nghĩa. B. Đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. C. Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa. D. Khiến công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất. Câu 24.  Cuộc khủng hoảng kinh tế  1929 ­ 1933 tác động như  thế  nào đến  quan hệ quốc tế? A. Dẫn đến nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.  B. Dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh của những người thất nghiệp  ở  khắp các  nước. C. Gây ra những hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội. D. Tàn phá nền kinh tế các nước tư bản. Câu 25. Kinh tế Việt Nam như thế nào dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh  tế 1929 ­ 1933? A. Khủng hoảng trầm trọng nhất về tài chính. B. Phát triển về công nghiệp, suy thoái trong nông nghiệp. C. Khủng hoảng, suy thoái, bắt đầu từ nông nghiệp. D. Khủng hoảng chủ yếu trong công nghiệp. Câu 26. Bản chất của Chính sách mới do Tổng thống Mĩ Rudơven đưa ra là  gì? A. Thực hiện đạo luật phục hưng công nghiệp. B. Thực hiện chế độ bao cấp của nhà nước. C. Giải quyết nạn thất nghiệp. D. Sử dụng vai trò tích cực của Nhà nước giải quyết các vấn đề kinh tế ­ xã  hội. 7.1.5. Thiết kế tiến trình dạy học  * Chuẩn bị của GV và HS ­ Chuẩn bị của GV: + SGK, giáo án, máy tính, máy chiếu… + Tư liệu về Hội nghị Vécxai ­ Oasinhtơn, khủng hoảng kinh tế 1929 ­  1933…    + Tranh, phim tư liệu, bảng biểu về khủng hoảng kinh tế 1929 ­  1933… + Bảng tóm tắt nội dung hệ thống Hòa ước Vécxai và Hệ thống Hiệp  ước Oasinhtơn.  + Phiếu học tập … ­ Chuẩn bị của HS: 12
  13.  SGK, vở  ghi, giấy nháp; Đọc trước SGK, sưu tầm tư  liệu, tranh  ảnh,  bảng biểu liên quan đến chuyên đề. * Phương pháp: Tổ  chức HS làm việc cá nhân, cặp đôi, nhóm…; tích hợp   kiến thức, kĩ năng môn Địa lí, Giáo dục công dân. * Tiến trình dạy học: Tiết 1. I. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP 1. Mục tiêu Với việc nhớ  lại kiến thức về  nguyên nhân, kết cục của Chiến tranh   thế giới thứ nhất, học sinh hiểu được thay đổi tương quan lực lượng của các   nước tư bản. Đồng thời, qua quan sát biểu đồ về sự phát triển của chủ nghĩa  tư bản trong khoảng 20 năm sau chiến tranh, học sinh có cái nhìn khái quát về  chủ nghĩa tư bản thời kì này. Tuy nhiên, các em chưa biết đầy đủ  về sự phát  triển của chủ nghĩa tư  bản thời kì này. Từ đó, kích thích sự  tò mò, lòng khao   khát muốn tìm hiểu những điều chưa biết  ở hoạt động hình thành kiến thức   của chuyên đề. 2. Phương thức Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Nhớ lại những kiến thức đã học  trong bài Chiến tranh thế  giới thứ  nhất (1914 ­ 1918), quan sát sơ  đồ  sau và  thảo luận một số vấn đề: 1924 ­ Ổn định tạm thời ­ 1929   1939 1918     Khủng hoảng 1920 ­ 1921 Khủng hoảng 1929 ­ 1933 ­ Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? ­ Chiến tranh thế giới thứ nhất có tác động như thế nào đến chủ nghĩa   tư bản? ­ Em có nhận xét gì về biểu đồ  trên về  sự  phát triển của chủ nghĩa tư   bản trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới? 3. Gợi ý sản phẩm 13
  14. Học sinh nhớ lại kiến thức đã học về Chiến tranh thế giới thứ nhất, trả  lời 2 câu hỏi đầu tiên. Học sinh quan sát biểu đồ về sự phát triển của CNTB   trong thời gian giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới và rút ra nhận xét. Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với mức độ khác nhau, giáo viên lựa  chọn 1 sản phẩm của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục   I.   KHÁI   QUÁT   TÌNH   HÌNH   CÁC   NƯỚC   TƯ   BẢN   GIỮA   HAI  CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 ­ 1939) 1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai ­ Oasinhtơn a. Mục tiêu Trình bày được sự hình thành trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai   ­ Oasinhtơn và nhận xét được bản chất của trật tự này. b. Phương thức Giáo viên giao nhiệm vụ  cho học sinh:  Đọc nội dung của văn kiện   được kí kết tại Hội nghị  Vécxai và Hội nghị  Oasinhtơn, cùng với quan sát  tranh ảnh và thảo luận: Hệ thống Nội dung Hệ  thống   Hòa ước Vécxai với Đức: hòa   ước  ­ Đức mất 1/8 đất đai, gần 1/3 mỏ sắt, gần 1/3 mỏ than, 2/5 sản   Véc­xai lượng gang, gần 1/3 sản lượng thép …  ­ Đức phải bồi thường chiến tranh cho các nước thắng trận số  tiền là 132 tỉ  Mác vàng, trong đó trả  cho Pháp 52%, Anh 22%,  Italia 10%, Bỉ 8% ... Các hòa ước với các nước bại trận khác: ­ Đế  quốc Áo ­ Hung trước kia không còn nữa mà bị  tách thành  hai nước nhỏ: Áo, Hunggari …. Trên lãnh thổ của đế quốc Áo ­   Hung cũ đã thành lập quốc gia Tiệp Khắc và Nam Tư. Một số  nước mở rộng đất đai từ lãnh thổ của đế quốc Áo ­Hung… ­ Lãnh thổ Bungari bị thu hẹp, đế quốc Thổ không còn tồn tại. Hệ  thống  Hiệp ước 4 nước  (Anh, Pháp, Mĩ, Nhật) ­ 1921 Hiệp  ước  Các bên thỏa thuận “tôn trọng quyền của nhau về  các đảo  ở  Oasinhtơ vùng Thái Bình Dương”, thực ra là cùng nhau bảo vệ các thuộc   n địa  ở  khu vực rộng lớn này. Mĩ đóng vai trò chủ  đạo trong 4  cường quốc ở khu vực Thái Bình Dương. Hiệp  ước 9 nước (Anh, Pháp, Mĩ, Nhật, Italia, Bỉ, Hà Lan, Bồ  Đào Nha, Trung Quốc) ­ 1922 Với   hiệp   ước   này,   Trung   Quốc   đã   trở   thành   một   thị   trường   14
  15. chung của các cường quốc phương Tây và Nhật Bản. Đặc biệt,  Mĩ đã hợp pháp hóa sự  bành trướng của mình vào Trung Quốc,  điều mà Mĩ không thực hiện được trong Hội nghị Vécxai. Hiệp ước 5 nước  ( Anh, Pháp, Mĩ, Nhật, Italia) ­ 1922 Nhằm quy định trọng tải tàu chiến của các nước ở khu vực Thái   Bình Dương theo tỉ lệ: Mĩ và Anh bằng nhau: 525000 tấn, Nhật:  315 000 tấn, Pháp và Italia bằng nhau: 175 000 tấn…     (Nguồn: Lịch sử thế giới hiện đại ­ quyển 2, NXB Đại học sư phạm, 2008)     Hội nghị Véc­xai (1919 ­ 1920)        Hội nghị Oasinhtơn (1921 ­ 1922) ­ Tại sao các nước thắng trận lại họp Hội nghị Vécxai và Oasinhtơn?   Với hệ  thống hòa  ước Vécxai ­ Oasinhtơn, Trật tự  thế  giới mới được thiết   lập như thế nào? Em có nhận xét gì hệ thống này?  ­  So sánh sự thay đổi lãnh thổ các nước châu Âu năm 1923 so với năm   1914. Giáo viên tổ chức hoạt động học tập bằng phương pháp trao đổi, đàm   thoại, HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi theo cặp đôi để trả lời câu hỏi. Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý quan sát HS, có thể gợi ý hoặc  trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.  Ðại diện cặp đôi báo cáo sản phẩm, HS các cặp đôi khác bổ sung, cùng  hoàn thiện sản phẩm của lớp. Giáo viên nhận xét, đánh giá… c. Gợi ý sản phẩm Với các câu hỏi trên, gợi ý sản phẩm là: ­ Tại sao các nước thắng trận lại họp Hội nghị Vécxai và Oasinhtơn?   Với hệ  thống hòa  ước Vécxai ­ Oasinhtơn, Trật tự  thế  giới mới được thiết   lập như thế nào? Em có nhận xét gì hệ thống này?  + Ngay sau Chiến tranh thế  giới thứ  nhất kết thúc, các nước tư  bản  thắng trận đã tổ chức Hội nghị hoà bình ở Vécxai (1919 ­ 1920) và Oasinhtơn  (1921 ­ 1922) để kí kết hoà ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi. + Một trật tự  thế  giới mới đã được xác lập thông qua các văn kiện   được kí kết  ở  Vécxai và Oasinhtơn, thường được gọi là hệ  thống Vécxai ­  Oasinhtơn.  15
  16. + Các nước thắng trận Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản giành được nhiều  quyền lợi về  kinh tế  và áp đặt sự  nô dịch với các nước bại trận và các dân  tộc thuộc địa, phụ  thuộc... Giữa các nước tư  bản thắng trận cũng nảy sinh   mâu thuẫn do bất đồng về quyền lợi... + Để  duy trì trật tự  thế  giới mới, Hội Quốc liên ­ tổ  chức chính trị  mang tính quốc tế đầu tiên được thành lập.  ­  So sánh sự thay đổi lãnh thổ các nước châu Âu năm 1923 so với năm   1914. Bản đồ chính trị châu Âu có những thay đổi sâu sắc: + Đức: lãnh thổ bị thu hẹp. + Đế quốc Áo ­ Hung: không còn, bị tách thành 2 nước nhỏ Áo, Hunggari. + Đế quốc Thổ tan vỡ, chỉ còn nước Thổ Nhĩ Kì. + Bungari bị thu hẹp lãnh thổ. + Xuất hiện một số quốc gia mới: Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư, Ph ần Lan,   E­xtônia, Látvia, Lít­va (chủ yếu từ phần lãnh thổ cũ của các nước bại trận   và đế quốc Nga). + Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga đưa đến sự ra đời   nước Nga Xô viết (từ 1922: Liên Xô).  GV mở rộng liên hệ: cho HS quan sát và giới thiệu bức ảnh Nguyễn Ái  Quốc tại Hội nghị Vécxai và giới thiệu sự kiện Người gửi đến Hội nghị Bản  yêu sách của nhân dân An Nam, yêu cầu HS  suy nghĩ: Theo em, bản yêu sách   của Nguyễn Ái Quốc có được Hội nghị chấp nhận không? Vì sao? Giáo viên hướng dẫn HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân. HS trình bày  phán đoán của bản thân về  kết quả  của việc Nguyễn Ái Quốc gửi yêu sách   đến Hội nghị Véc­xai. Qua đó, HS khắc sâu hiểu về bản chất của Hội nghị,  liên hệ được lịch sử Việt Nam với lịch sử thế giới. GV nhận xét, đánh giá. 2. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 ­ 1933 và hậu quả của nó a. Mục tiêu Trình bày được nguyên nhân, diễn biến, đặc điểm, hậu quả  của cuộc  khủng hoảng kinh tế 1929 ­ 1933. b. Phương thức Giáo viên khái quát về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong khoảng   10 năm đầu sau Chiến tranh thế  giới thứ  nhất (1918 ­ 1929)  để  kết nối và   phần kiến thức mới. Giáo viên giao nhiệm vụ  cho học sinh: GV chia lớp thành 4 nhóm đọc  sách giáo khoa, xem phim tư liệu về cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 ­ 1933 và   giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu, vẽ sơ đồ tư duy: 16
  17.     Nhóm 1+2: Nguyên nhân, diễn biến, đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh   tế 1929­1933?      Nhóm 3+4: Cuộc khủng hoảng kinh tế  1929 ­ 1933 đã gây ra những hậu   quả gì?   Bảng thống kê tỉ lệ thất nghiệp trong tổng số người lao động ở một số  nước tư bản (Đơn vị: %) Năm Anh Đức Mĩ 1923 8,1 9,6 2,4 1930 11,2 15,3 8,7 1932 15,6 30,1 23,6 1937 7,8 4,6 14,3 (Nguồn: Giáo trình Lịch sử  thế  giới hiện đại ­ Q1, NXB Đại học Sư  phạm,   2008) GV tổ chức HS trình bày sản phẩm theo sơ đồ  tư  duy. Trong quá trình  HS làm việc, GV chú ý các em HS để  có thể gợi ý hoặc trợ  giúp khi các em   gặp khó khăn. Đại diện nhóm HS trình bày sản phẩm, vẽ các nhánh sơ đồ tư duy trên   bảng: + Nhóm 1 (hoặc nhóm 2): hoàn thiện nội dung về  nguyên nhân, diễn   biến, đặc điểm của cuộc khủng hoảng. + Nhóm 3 (hoặc nhóm 4): hoàn thiện nội dung về  hậu quả  của cuộc   khủng hoảng. Các nhóm, đặc biệt là các nhóm thực hiện cùng nhiệm vụ nhận xét, b ổ  sung, đặt câu hỏi phản biện cho nhau để  hoàn thiện sơ  đồ  tư  duy chung của  cả lớp. Trong quá trình thảo luận nhóm về nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng  kinh tế 1929 ­ 1933, GV hướng dẫn HS vận dụng ki ến th ức đã học trong Bài  5­ Cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (chương trình GDCD 11)  để giải thích. Sau khi nhóm 3 (hoặc nhóm 4) trình bày về hậu quả của khủng hoảng   kinh tế, GV tổ  chức cho HS phản biện nhau hoặc GV đưa ra câu hỏi phản   biện cho nhóm:  Tại sao nói khủng hoảng kinh tế  1929 ­ 1933 lại dẫn  đến   nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới? GV nhận xét, đánh giá sản phẩm nhóm, cho điểm. 17
  18. c. Gợi ý sản phẩm Với các câu hỏi trên, gợi ý sản phẩm là: TIẾT 2  Mục II. CÁC NƯỚC ĐỨC, NHẬT BẢN, MĨ (1929 ­ 1939) 1. Khủng hoảng kinh tế và những yếu tố tác động đến sự  lựa chọn con   đường thoát khỏi khủng hoảng của Đức, Nhật Bản, Mĩ 1.1. Khủng hoảng kinh tế 1929 ­ 1933 ở Đức, Nhật Bản, Mĩ a. Mục tiêu Trình bày tác động của khủng hoảng kinh tế 1929 ­ 1933 đến các nước,   so sánh được hậu quả khủng hoảng giữa các nước Đức, Nhật Bản, Mĩ. b. Phương thức GV giao nhiệm vụ  cho HS đọc nội dung khủng hoảng kinh tế  ở  Đức,  Nhật Bản, Mĩ trong SGK và quan sát tranh ảnh hãy: ­ Hoàn thành nội dung phiếu học tập sau: Hậu  Đức Nhật Bản Mĩ quả  KH  KT 1929  ­ 1933 Kinh tế 18
  19. Xã hội Đoàn người thất nghiệp   Đoàn người chờ để  Người   Mĩ   xếp   hàng   ở Đức ­ 1930 nhận bắp cải, khoai tây  chờ  nhận đồ  cứu tế  ­   ở Nhật 1932 Trong hoạt động này, GV tổ  chức cho HS hoạt động cá nhân, sau đó   trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi để hoàn thành phiếu học tập. Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý quan sát HS, có thể gợi ý hoặc  trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.  Ðại diện cặp đôi báo cáo sản phẩm, HS các cặp đôi khác bổ sung, cùng  hoàn thiện sản phẩm của lớp. GV đánh giá sản phẩm, nhấn mạnh những điểm khác nhau về hậu quả  khủng hoảng kinh tế 1929 ­ 1933 giữa Nhật với Đức, Mĩ (về  thời điểm, lĩnh   vực khủng hoảng trầm trọng nhất). c. Gợi ý sản phẩm Hậu   quả  Đức Nhật Bản Mĩ khủng  hoảng  KT 1929 ­  1933 ­   Năm   1932,   sản  Năm   1931,   khủng  ­ Năm 1932, khủng  Kinh tế xuất   công   nghiệp  hoảng   đỉnh   điểm,  hoảng   trầm   trọng  giảm   47%   so   với  nghiêm   trọng   nhất  nhất,   sản   lượng  trước khủng hoảng.  trong   nông   nghiệp:  công nghiệp chỉ còn  ­   Hàng   nghìn   nhà  công   nghiệp   giảm  53,8%. máy, xí nghiệp phải  32,5%,   nông   phẩm  ­   11,5   vạn   công   ti  đóng cửa. giảm   1,7   tỉ   yên,  thương   nghiệp   phá  ngoại thương giảm  sản,   10   vạn   ngân  80%... hàng   phải   đóng  cửa. ­   Số   người   thất  ­   Nông   dân   bị   phá  Số   người   thất  Xã hội nghiệp lên tới hơn 5  sản,   số   công   nhân  nghiệp lên tới hàng  triệu người. thất  nghiệp   lên   tới  chục triệu người. ­ Mâu thuẫn xã hội,  3 triệu người. ­   Phong   trào   đấu  đấu tranh của quần  ­ Mâu thuẫn xã hội  tranh   của   các   tầng  19
  20. chúng   lao   động   đã  và những cuộc đấu  lớp   nhân   dân   lan  dẫn   tới   khủng  tranh của người lao  rộng  cả nước. hoảng chính trị trầm  động diễn ra quyết  trọng.  liệt. Đoàn   người   thất   Đoàn người chờ để  Người   Mĩ   xếp   hàng   nghiệp ở Đức ­ 1930 nhận bắp cải, khoai  chờ  nhận đồ  cứu tế  ­   tây ở Nhật 1932 1.2.   Những   yếu   tố   tác   động   đến   sự   lựa   chọn   con   đường   thoát   khỏi  khủng hoảng của Đức, Nhật Bản, Mĩ.  a. Mục tiêu Giải thích rõ được vì sao cùng chịu tác động nặng nề của cuộc khủng   hoảng kinh tế 1929 ­ 1933, các nước Đức, Nhật Bản và Mĩ đã chọn những lối   thoát ra khỏi khủng hoảng khác nhau. b. Phương thức GV giao nhiệm vụ cho HS: kết hợp kiến thức đã học và kiến thức trong   SGK để  giải thích vì sao có những con đường giải quyết khủng hoảng khác   nhau: phát xít hóa (Đức, Nhật Bản) và cải cách kinh tế  ­ xã hội (Mĩ). GV tổ  chức HS hoạt động nhóm: + Nhóm 1: Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế và lên cầm quyền ở Đức? Hiểu   biết của em về Hít­le?             + Nhóm 2: Vì sao Nhật Bản chọn con đường quân phiệt hóa bộ  máy nhà   nước? + Nhóm 3: Vì sao Mĩ chọn con đường cải cách kinh tế ­ xã hội? GV sử  dụng kĩ thuật “XYZ” trong hoạt động nhóm của học sinh. Tùy  vào số  lượng HS trong lớp, GV chia số  lượng vào các nhóm, yêu cầu mỗi  thành viên trong nhóm đưa ra ít nhất 3 yếu tố  tác động đến sự  lựa chọn con  đường thoát khỏi khủng hoảng của các nước trong vòng 3 phút.  Các nhóm thống nhất sản phẩm chung, cử đại diện trình bày trước lớp.  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2