intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng chuyên đề nội môn trong dạy học di truyền học quần thể

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

17
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm hiểu sâu hơn nữa các kiến thức lí thuyết về quy luật di truyền; giải nhanh các bài toán hay và khó về quy luật di truyền; giúp học sinh củng cố sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo giải bài tập trắc nghiệm, nâng cao chất lượng học tập và yêu thích môn Sinh học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng chuyên đề nội môn trong dạy học di truyền học quần thể

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 4 ---------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ NỘI MÔN TRONG DẠY HỌC DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ Lĩnh vực: Sinh học Tác giả: Nguyễn Bá Hùng Năm học: 2022-2023 Số điện thoại: 0946406777 0
  2. PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, phần lớn giáo viên đã được tiếp cận với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Các thuật ngữ như phương pháp dạy học tích cực, dạy học dựa trên dự án, dạy học giải quyết vấn đề,...; các kĩ thuật dạy học tích cực như động não, bản đồ tư duy,... không còn xa lạ với đông đảo giáo viên hiện nay. Tuy nhiên, đa số giáo viên chưa tìm được "chỗ đứng" của mỗi kĩ thuật dạy học trong cả tiến trình tổ chức hoạt động dạy học. Chính vì thế giáo viên vẫn chủ yếu lệ thuộc vào tiến trình các bài học được trình bày trong sách giáo khoa, chưa "dám" chủ động trong việc thiết kế tiến trình xây dựng kiến thức phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Phần lớn giáo viên, những người có mong muốn sử dụng phương pháp dạy học mới đều lúng túng và sợ rằng sẽ bị "cháy giáo án" do học sinh không hoàn thành các hoạt động được giao trong giờ học. Vì vậy, mặc dù có cố gắng nhưng việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực hiện hay chưa thực sự tổ chức được liên tục thường xuyên hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo và bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh; việc tăng cường hoạt động học tập cả thể và học tập hợp tác còn hạn chế; chưa kết hợp được sự đánh giá của giáo viên và sự tự đánh giá của học sinh trong quá trình dạy học. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nói trên nhưng có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu như sau: - Sự hiểu biết của giáo viên về các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực còn hạn chế, chủ yếu mới dừng lại ở mức độ "biết" một cách rời rạc, thiếu tính hệ thống. - Việc dạy học hiện nay chủ yếu được thực hiện trên lớp theo bài/tiết trong sách giáo khoa. Trong phạm vi một tiết học, không đủ thời gian cho đầy đủ các hoạt động học của học sinh theo tiến trình sư phạm của một phương pháp dạy học tích cực, dẫn đến nếu có sử dụng phương pháp dạy học tích cực đó thì cũng mang tính hình thức. - Các hình thức kiểm tra kết quả học tập của học sinh còn lạc hậu, chủ yếu là đánh giá sự ghi nhớ của học sinh mà chưa đánh giá được khả năng vận dụng sáng tạo, kĩ năng thực hành và năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Nhằm khắc phục những hạn chế nói trên, cần phải chủ động, sáng tạo xây dựng nội dung dạy học phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, tôi đã căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Với lí do đó nên tôi chọn đề tài “XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ NỘI MÔN TRONG DẠY HỌC DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ”. 1
  3. 2. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài này giúp học sinh và đồng nghiệp: Thứ nhất là hiểu sâu hơn nữa các kiến thức lí thuyết về quy luật di truyền. Thứ hai là giải nhanh các bài toán hay và khó về quy luật di truyền. Thứ ba là giúp học sinh củng cố sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo giải bài tập trắc nghiệm, nâng cao chất lượng học tập và yêu thích môn Sinh học. 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài này giúp học sinh thông qua cách giải nhanh các bài toán vận dụng cao (mức 4) về quy luật di truyền so với phương pháp thông thường. Phát hiện những vương mắc của học sinh khi sử dụng phương pháp này. Các bài vận dụng cao sưu tầm trong đề thi đại học, cao đẳng, đề thi THPT Quốc gia (hiện nay là đề thi tốt nghiệp THPT) và các đề thi thử đại học, THPT Quốc gia (tốt nghiệp THPT) của các trường trong cả nước. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra: Thực trạng khi dạy phần bài tập quy luật di truyền cũng như trong quá trình ôn thi đại học, tốt nghiệp THPT, tham khảo ý kiến của đồng nghiệP cũng như tham khảo các sách tài liệu hiện có trên thị trường. - Phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết. - Phương pháp thống kê, so sánh: thống kê, so sánh kết quả kiểm tra đánh giá theo cách giải cũ và cách giải mới. 5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm Từ sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi đã tìm ra những điểm mới như sau: - Xây dụng và áp dụng công thức tính số loại kiểu gen mang 2, 3… alen ở đời con. - Xây dựng và áp dụng bài toán tính: Số loại kiểu gen ở đời con khi cho bố mẹ có kiểu gen tứ bội lai với nhau. - Xây dựng công thức từ số loại kiểu hình ở đời con suy ra kiểu gen của bố mẹ trong tương tác cộng gộp. - Tổng hợp khá nhiều các bài tập phần di truyền học quần thể của các đề thi. 2
  4. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận 1.1. Phân tích cấu trúc và nội dung thường ứng dụng dạng bài tập tính số loại kiểu gen, số loại kiểu hình, Sinh học 12 - THPT Bài toán 1 (tính số loại kiểu gen): Thường ứng dụng trong các phép lai cơ thể tứ bội với nhau mà khi giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh với xác xuất như nhau. Bài toán 2 (tính số loại kiểu gen chứa 2, 3, 4… alen trội hoặc lặn): Được ứng dụng trong các quy luật: - Quy luật Menđen: Quy luật phân ly độc lập. - Tương tác gen. Bài toán 3 (tính số loại kiểu hình): ứng dụng trong các bài tập về tương tác cộng gộp. 1.2. Phương pháp giải nhanh là gì? Ngày 01/3/2023 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đã chính thức công bố đề minh họa của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 , từ đề minh họa, ta thấy cấu trúc ma trận của đề thi như sau: MA TRẬN ĐỀ MINH HỌA THI TN THPT, NĂM 2023, MÔN SINH HỌC Nhận biết, Vận dụng, Tổng TT Chủ đề thông hiểu vận dụng cao câu Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật, 1. 4 4 động vật 2. Cơ chế di truyền và biến dị 7 2 9 3. Tính quy luật của hiện tượng di truyền 5 2 7 4. Di truyền học quần thể 1 1 5. Ứng dụng di truyền học 2 2 6. Di truyền học người 1 1 7. Tiến hóa 4 2 6 8. Sinh thái học 7 3 10 Tổng 30 10 40 Tỉ lệ 75% 25% Như ta đã biết khi phân tích nhiều đề thi trong kì thi tốt nghiệp THPT, ta thấy phần “Tính quy luật của hiện tượng di truyền” thường có các câu trong tổng số 40 câu hỏi, Trong đó: Vận dụng Vận dụng Biết Hiểu Tổng thấp cao Số Điểm Số Điểm Số Điểm Số Điểm Số Điểm 3
  5. câu câu câu câu câu 1 0.25 2 0.5 3 0.75 3 0.75 9 2.25 Mặt khác phần cơ chế di truyền, biến dị cũng có câu vận dụng cao, câu hỏi đó có thể là bài tập về đa bội thể. Như vậy trong số câu hỏi vận dụng cao (chiếm 15%) thì phần này số câu hỏi đã chiếm hơn một nửa. Nếu học sinh không có cách giải nhanh thì rất khó đảm bảo về thời gian hoàn thiện đề thi đúng yêu cầu. Vậy phương pháp giải nhanh trong toán Sinh là gì? Với một bài tập trước đây nếu chúng ta thi theo hình thức tự luận thì phải 30 phút mới giải xong, tuy nhiên nếu ta xây dựng công thức cho các em học sinh thì bày này trong vòng tối đa 3 phút phải làm ra kết quả để tô vào ô đáp án bù các câu khác có thể chỉ 30 giây. Vậy phương pháp giải nhanh chính là trong thời gian rất ngắn ta phải tìm ra kết quả so với các phương pháp thông thường khác. 1.3. Xây dựng các công thức giải nhanh a. Số loại kiểu gen ở đời con của cơ thể tứ bội Bài toán: Nếu bố mẹ (P): AaaaBBbb x AaaaBBbb khi giảm phân chỉ cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Không phát sinh đột biến mới. Thì F1 có mấy loại kiểu gen? - Cách 1: Phương pháp giải thông thường Viết giao tử của cơ thể bố; Viết giao tử của cơ thể mẹ; Sau đó hợp tử tạo ra là tích giao tử của cơ thể bố và giao tử của cơ thể mẹ. Thống kể kiểu gen ở đời F1, thống kể loại kiểu gen trùng nhau, sau đó tính tổng chính là số loại kiểu gen tạo ra. P : AaaaBBbb x AaaaBBbb + Xét riêng: Aaaa x Aaaa → [G: (1/2Aa, 1/2aa) × (1/2Aa, 1/2aa)] F1: 1/4AAaa: 1/4Aaaa: 1/4Aaaa: 1/4aaaa. → Vậy đời con có 3 loại kiểu gen. BBbb x BBbb → [G: (1/6BB, 4/6Bb, 1/6bb) x (1/6BB, 4/6Bb, 1/6bb)] F1: 1/36BBBB: 8/36BBBb: 18/36BBbb: 8/36Bbbb: 1/36bbbb. → Vậy đời con có 5 loại kiểu gen + Xét chung: Đời F1 có số loại kiểu gen là 3*5 = 15 loại kiểu gen. - Cách 2: Phương pháp giải nhanh Nếu giải theo phương pháp thông thường trên thì rất mất nhiều thời gian, mà đề bài đôi khi lại nhiều phép lai, nếu không có công thức tính nhanh thì học sinh sẽ mắc bẫy thời gian ở những câu này. Xét lại bài toán trên: P : AaaaBBbb x AaaaBBbb Trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm ra công thức như sau: Số loại kiểu gen bằng: (1) LOẠI KIỂU GEN = Giao tử ♂ + Giao tử ♀ - 1 Áp dụng: + Xét riêng: Aaaa x Aaaa → kiểu gen = 2 +2 -1 = 3 (vì bố và mẹ đều cho 2 loại giao tử) 4
  6. BBbb x BBbb → kiểu gen = 3 +3 -1 = 5 (vì bố và mẹ đều cho 3 loại giao tử) + Xét chung: Số loại kiểu gen chung là : 3*5 = 15 kiểu gen. b. Số loại kiểu gen ở đời con mang 2, 3… alen trội (trong phần này tôi chỉ trình bày công thức và bài toán đề cặp tới đời con mang 2 alen trội) Bài toán: Giả sử ở một loài thực vật lưỡng bội, khi cho cây dị hợp 4 cặp gen ở thế hệ P tự thụ phấn, thu được F 1. Biết rằng không xẩy ra đột biến. Theo lí thuyết, đời F1 có mấy loại kiểu gen mang 2 alen trội? - Cách 1: Phương pháp giải thông thường Học sinh thường viết: xét riêng từng cặp tính trạng, cặp gen tìm ra kiểu gen ở đời con. Sau đó tính tổ hợp tìm ra số loại kiểu gen mang 2. 3…. alen trội P: AaBbDdEe x AaBbDdEe F1: Số loại kiểu gen mang 2 alen trội là: AAbbddee, AaBbddee, AabbddEe, aaBbDdee… Sau đó cộng các kiểu gen mang 2 alen trội lại với nhau tìm ra 10 kiểu gen. Phương pháp này rất mất thời gian, dễ nhầm lẫn vì không liệt kê hết các loại kiểu gen cần tìm. - Cách 2: Phương pháp giải nhanh Trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm ra công thức như sau: (2) Số loại kiểu gen bằng LOẠI KIỂU GEN = n + n-1 + n-2 + n -3 + …+ n-n Trong đó: n là số cặp gen dị hợp. Áp dụng lại bài toán trên: P: AaBbDdEe x AaBbDdEe Số loại kiểu gen mang 2 alen trội ở F1 là: Ta thấy n = 4. Vậy đáp án cần tìm là: 4 + 3 + 2 + 1 = 10 kiểu gen. Khi các em học sinh đã có công thức này thì áp dụng vào giải toán sẽ rất tiết kiệm được thời gian. c. Từ số loại kiểu hình suy ra số loại kiểu gen trong các bài toán tương tác cộng gộp Bài toán: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do nhiều gen phân li độc lập (mỗi gen đều có 2 alen) tương tác với nhau theo kiểu cộng gộp. Cứ mỗi alen trội trong kiểu gen làm cây cao thêm 10cm. Cho cây cao nhất giao phấn với cây thấp nhất có chiều cao 120cm, thu được F 1. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2 gồm 9 loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây về F2 đúng? (1) Cây cao nhất có chiều cao 160cm. (2) Cây cao 140cm có 10 loại kiểu gen. (3) Cây cao 150cm chiếm 7/32. 5
  7. (4) Ở F2 có tối đa 81 loại kiểu gen. A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Nhiệm vụ đầu tiên của bài toán này là xác định được kiểu gen của F 1, sau đó mới giải quyết các phát biểu của bài toán được. - Cách 1: Phương pháp giải thông thường Với bài này, đây là một cách đặt vấn đề khá lạ vì hỏi ngược, lâu nay ta thường đặt bài toán là cho kiểu gen xác định số loại kiểu hình. Từ dữ liệu bài toán cho ta thấy có 9 loại kiểu hình thì suy ra: 0 alen trội nào → 1 loại kiểu hình. 1 alen trội → tạo ra 1 loại kiểu hình. 2 alen trội → tạo ra 1 loại kiểu hình. 3 alen trội → tạo ra 1 loại kiểu hình. 4 alen trội → tạo ra 1 loại kiểu hình. 5 alen trội → tạo ra 1 loại kiểu hình. 6 alen trội → tạo ra 1 loại kiểu hình. 7 alen trội → tạo ra 1 loại kiểu hình. 8 alen trội → tạo ra 1 loại kiểu hình. => Tổng cộng tạo ra: 9 loại kiểu hình. Vậy có 8 alen trội tối đa, suy ra có 4 cặp gen. Nên F1 có kiểu gen là: AaBbDdEe. Khi biết kiểu gen của F1 ta sẽ giải quyết các yêu cầu của bài toán được. Tuy nhiên cách giải này hơi dài dòng, tốn nhiều thời gian. - Cách 2: Phương pháp giải nhanh Trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm ra công thức như sau: Trong tương tác cộng gộp vai trò các alen trội là như nhau trong kiểu gen quy định kiểu hình. Gọi (n) là số cặp gen dị hợp (mỗi gen có 2 alen). Khi cho cơ thể dị hợp (n) cặp gen tự thụ phấn (hoặc giao phấn) thì số loại kiểu hình ở đời con là: Số loại kiểu hình bằng (3) LOẠI KIỂU HÌNH = 2*n + 1 Trong đó: n là số cặp gen dị hợp. Áp dụng lại bài toán trên: 9 = 2n +1. Suy ra: n = 4 cặp gen dị hợp. Vậy kiểu gen của F1 là AaBbDdEe. Khi xác định được kiểu gen của F 1 ta sẽ dễ dàng tìm ra được các yêu câu cần tìm của bài toán. 2. Cơ sở thực tiễn * Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Từ thực tế trực tiếp giảng dạy học sinh ở trên lớp, sự trao đổi của các đồng nghiệp cũng như tham khảo các tài liệu hiện có trên thị trường, qua các năm gần đây tôi nhận thấy đại bộ phận học sinh đều coi bài toán liên quan đến tính số loại kiểu gen, tính số loại kiểu gen chứa 2, 3, 4.. alen trội hoặc lặn, số loại kiểu hình… là bài toán khó (theo kinh nghiệm giảng dạy tôi có thể gọi các bài toán như trên là các bài toán hay và khó tương đương với mức 4 - vận dụng cao trong thi tốt nghiệp 6
  8. THPT). Vì vậy khi vận dụng thì lúng túng, có khi giải được nhưng không hiểu được bản chất vấn đề, và nếu giải được thì mất khá nhiều thời gian, không phù hợp cách thi hiện nay. Sở dĩ có thực trạng đó theo tôi là do một số nguyên nhân cơ bản sau: - Thứ nhất là do phân phối của chương trình và theo chuẩn kiến thức kỹ năng có giới hạn nên khi dạy trên lớp giáo viên không thể đi sâu vào phân tích một cách chi tiết. Các bại tập hay và khó về quy luật di truyền để có hường nghiên cứu. Vì vậy đại bộ phận học sinh không thể hệ thống hóa được phươg pháp tối ưu nhất để giải các dạng tài tập này. Trong khi đó các đề thi trong các năm gần đây có nhiều dạng bài tập phong phú và mức độ yêu cầu khó hơn nhiều so với chuẩn kiến thức, kỹ năng. - Thứ hai là trong các tài liệu tham khảo hiện nay khi viết về “tính số loại kiểu gen của phép lai cơ thể tứ bội, số loại kiểu gen mang 2. 3, 4…alen trội, số loại kiểu hình” mới chỉ dừng lại ở các bài toán cơ bản hoặc chỉ đưa ra các đâp án với cách giải thông thường mà không có sách nào trình bày công thức tính nhanh các dạng bài tập này. Vì vậy đại bộ phận học sinh sẽ không thể tự phân tích, tổng hợp để hình thành phương pháp chủ đạo khi giải các bài toán hay và khó về các dạng bài toán trên. - Thứ ba là phương pháp giải truyền thống không phù hợp với cách thi với mức độ đề có sự phân hóa cao như hiện nay và đặc biệt nếu dùng phương pháp cũ thì nhiều bài toán sẽ rơi vào bế tắc, mắc bẫy thời gian kể cả đối với học sinh giỏi. 3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề Để khắc phục được thực trạng trên tôi xin trình bày một số ví dụ áp dụng sáng kiến của mình trong quá trình giảng dạy. 3.1. Các ví dụ và phân tích a. Số loại kiểu gen ở đời con của cơ thể tứ bội giao phối với nhau Ví dụ 1: Cho cây tứ bội có kiểu gen AAaaBbbb tự thụ phấn. Biết rằng không phát sinh đột biến mới, các cây tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, số loại kiểu gen ở đời con là A. 81. B. 15. C. 9. D. 20. Cách giải 1: Phương pháp thông thường Vì cơ thể tứ bội tự thụ phấn nên ta có P: AAaaBbbb x AAaaBbbb - Xét riêng các nhóm: + AAaa x AAaa → [G: (1/6AA, 4/6Aa, 1/6aa) x (1/6AA, 4/6Aa, 1/6aa)] F1: 1/36 AAAA: 4/36AAAa: 1/36AAaa: 4/36AAAa: 16/36AAaa: 4/36Aaaa: 1/36AAaa: 4/36Aaaa: 1/36aaaa. → F1 có 5 kiểu gen : AAAA, AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa. 7
  9. + Bbbb x Bbbb → [G: (1/2Bb, 1/2bb) x (1/2Bb, 1/2bb)] F1: 1/4BBbb : 2/4Bbbb: 1/4bbbb. → F1 có 3 kiểu gen - Xét chung: Số loại kiểu gen ở đời F1 là: 3*5 = 15 → chọn Đáp án B Cách giải 2: Phương pháp giải nhanh Số loại kiểu gen bằng : LOẠI KIỂU GEN = Giao tử ♂ + Giao tử ♀ - 1 Áp dụng: + AAaa x AAaa → Số loại kiểu gen F1 là: 3 + 3 – 1 = 5. + Bbbb x Bbbb → Số loại kiểu gen F1 là : 2 + 2 – 1 = 3. => Số loại kiểu gen chung là: 5*3 = 15 → chọn Đáp án B Cách giải này học sinh chỉ cần xác định được số loại giao tử của bố và mẹ là suy ra được kết quả. Việc viết giao tử và xác định số loại giao tử không mấy khó khăn. Ví dụ 2: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao do 2 cặp gen Aa, Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định theo kiểu tương tác cộng gộp, trong đó cứ có 1 alen trội thì chiều cao của cây tăng lên 10cm; Tính trạng màu hoa do một cặp gen Dd quy định, trong đó D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với d quy định hoa trắng. Phép lai giữa 2 cây tứ bội có kiểu gen AAaaBbbbDDDd x AAaaBbbbDddd thu được đời F1. Cho rằng cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội và các loại giao tử lưỡng có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, đời F 1 có tối đa số loại kiểu gen và số loại kiểu hình lần lượt là A. 45 ; 15. B. 45 ; 7. C. 15 ; 4. D. 32 ; 8. Cách giải 1: Phương pháp thông thường Đây là một ví dụ mức vận dụng cao trong thi THPT Quốc gia. Nếu giải bằng phương pháp viết giao tử, rồi lấy giao tử nhân với nhau sau đó thống kê các kiểu gen thì bài này rất phức tạp. Học sinh phải mất rất nhiều thời gian mới tìm ra kết quả. Cách giải 2: Phương pháp giải nhanh * Tìm số loại kiểu gen: - Xét riêng: Số loại kiểu gen bằng: LOẠI KIỂU GEN = Giao tử ♂ + Giao tử ♀ - 1 Áp dụng: + AAaa x AAaa → Số loại kiểu gen: 3 + 3 – 1 = 5. 8
  10. + Bbbb x Bbbb → Số loại kiểu gen: 2 + 2 – 1 = 3. + DDDd x Dddd → Số loại kiểu gen: 2 + 2 – 1 = 3. Xét chung: Số kiểu gen cần tìm của phép lai là : 5*3*3 = 45 * Tìm số loại kiểu hình (xem ở mục c) Nhận xét: So với cách giải 1, cách giải thứ hai đơn giản và cho kết quả nhanh hơn b. Số loại kiểu gen ở đời con mang 2, 3… alen trội (trong phần này tôi chỉ trình bày công thức và bài toán đề cặp tới đời con mang 2 alen trội) Ví dụ 3: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do 4 cặp gen phân li độc lập (mỗi gen đều có 2 alen) tương tác với nhau theo kiểu cộng gộp. Cứ mỗi alen trội trong kiểu gen làm cây cao thêm 10cm. Cho cây cao nhất giao phấn với cây thấp nhất có chiều cao 120cm, thu được F 1. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, Cây cao 140 cm có bao nhiêu loại kiểu gen? Cách giải 1: Phương pháp thông thường Ta thấy chiểu cao của cây do 4 cặp gen (Aa,Bb,Dd,Ee) phân li độc lập tương tác theo kiểu cộng gộp quy định chiêu cao cây. Cây cao nhất có kiểu gen là AABBDDEE, cây thấp nhất có kiểu gen là aabbddee F1 có kiểu gen là: AaBbDdEe. F1 lai với F1 ta có phép lai F1 x F1: AaBbDdEe x AaBbDdEe F2: Viết giao tử, sau đó kẻ bảng penet thống kê kết quả lai. Theo bài ra cây thấp nhất có chiều cao 120 cm, mà mỗi alen trội làm cây cao 10 cm. Vậy cây cao 140 cm có chứa 2 alen trội. Sau khi đếm trong bảng penet ta tìm được 10 kiểu gen. Nhận xét: cách giải này mất khá nhiều thời gian, dễ đếm nhầm kiểu gen. Cách giải 2: Phương pháp giải nhanh Ta thấy F1 dị hợp 4 cặp gen. Sử dụng công thức: Số loại kiểu gen bằng: LOẠI KIỂU GEN = n + n-1+ n-2+ n -3+ …+ n- n Trong đó: n là số cặp gen dị hợp. Vậy cây cao 140 cm chứa 2 alen trội có số loại kiểu gen cần tìm là: 4 + 3 + 2 + 1 + 0 = 10 kiểu gen. 9
  11. Nhận xét: Cách giải 1 dài dòng, mất nhiều thời gian, cách giải hai đơn giản hơn rất nhiều. c. Từ số loại kiểu hình suy ra số loại kiểu gen trong các bài toán tương tác cộng gộp Ví dụ 4: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do nhiều gen phân li độc lập (mỗi gen đều có 2 alen) tương tác với nhau theo kiểu cộng gộp. Cứ mỗi alen trội trong kiểu gen làm cây cao thêm 10cm. Cho cây cao nhất giao phấn với cây thấp nhất có chiều cao 120cm, thu được F 1. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2 gồm 9 loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến. Hẫy xác định kiểu gen của F1. Cách giải 1: Phương pháp thông thường Từ dữ liệu bài toán cho ta thấy có 9 loại kiểu hình thì suy ra: 0 alen trội nào → 1 loại kiểu hình 1 alen trội → tạo ra 1 loại kiểu hình. 2 alen trội → tạo ra 1 loại kiểu hình. 3 alen trội → tạo ra 1 loại kiểu hình. 4 alen trội → tạo ra 1 loại kiểu hình. 5 alen trội → tạo ra 1 loại kiểu hình. 6 alen trội → tạo ra 1 loại kiểu hình. 7 alen trội → tạo ra 1 loại kiểu hình. 8 alen trội → tạo ra 1 loại kiểu hình. => Tổng công tạo ra: 9 loại kiểu hình. Vậy có 8 alen trội tối đa, suy ra có 4 cặp gen. Nên F1 có kiểu gen là: AaBbDdEe. Khi biết kiểu gen của F1 ta sẽ giải quyết các yêu cầu của bài toán được. Nhận xét: cách giải này hơi dài dòng, tốn nhiều thời gian. Cách 2: Phương pháp giải nhanh Trong tương tác cộng gộp vai trò các alen trội là như nhau trong kiểu gen quy định kiểu hình. Gọi (n) là số cặp gen dị hợp (mỗi gen có 2 alen). Khi cho cơ thể dị hợp (n) cặp gen tự thụ phấn (hoặc giao phấn) thì số loại kiểu hình ở đời con là: Số loại kiểu hình bằng LOẠI KIỂU HÌNH = 2*n + 1 Trong đó: n là số cặp gen dị hợp. Áp dụng lại bài toán trên: 9 = 2n +1. Suy ra: n = 4 cặp gen dị hợp. Vậy kiểu gen của F1 là AaBbDdEe. Nhận xét: Khi có công thức ta xác định được kiểu gen của F 1 một cách dễ dàng và thực hiện các yêu cầu của bài toán một cách nhanh gọn, đáp ứng về mặt thời gian của đề bài. Ví dụ 5: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao do 2 cặp gen Aa, Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định theo kiểu tương tác cộng gộp, trong đó cứ có 1 alen trội thì chiều cao của cây tăng lên 10cm ; Tính trạng màu hoa do một cặp gen 10
  12. Dd quy định, trong đó D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với d quy định hoa trắng. Phép lai giữa 2 cây tứ bội có kiểu gen AAaaBbbbDDDd x AAaaBbbbDddd thu được đời F1. Cho rằng cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội và các loại giao tử lưỡng có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, đời F 1 có tối đa số loại kiểu gen và số loại kiểu hình lần lượt là A. 45 ; 15. B. 45 ; 7. C. 15 ; 4. D. 32 ; 8. * Xác định kiểu hình Cách giải 1: Phương pháp thông thường - Xét riêng từng nhóm + DDDd x Dddd → Chỉ cho 1 loại kiểu hình D - Hoa đỏ. + AAaa x AAaa → Cho 5 kiểu gen: AAAA, AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa. + Bbbb x Bbbb → Cho 3 kiểu gen: BBbb. Bbbb, bbbb. - Xét chung: Vì alen A và B tương tác theo kiểu cộng gộp Ta gép nối hai alen A và B thì có tối đa 6 alen trội trong một kiểu gen (AAAA + BBbb). Từ đó suy ra kiểu hình tương tứng như sau: 6 alen trội → 1 kiểu hình. 5 alen trội → 1 kiểu hình. 4 alen trội → 1 kiểu hình. 3 alen trội → 1 kiểu hình. => 7 loại kiểu hình 2 alen trội → 1 kiểu hình. 1 alen trội → 1 kiểu hình. 0 alen trội → 1 kiểu hình. Vậy kiểu hình xét chung là: 7 *1 = 7 Kết hợp ta chon đáp án B Cách giải 2: Phương pháp giải nhanh - Xét riêng từng nhóm + DDDd x Dddd → Chỉ cho 1 loại kiểu hình D - Hoa đỏ. Vì DDDd giảm phân luôn cho giao tử chứa alen D + AAaa Bbbb x AAaaBbbb → dị hợp 3 cặp alen (2 alen trội A, 1 alen trội B) : Số loại kiểu hình bằng LOẠI KIỂU HÌNH = 2*n + 1 Trong đó: n là số cặp gen dị hợp. Số kiểu hình: 2*n + 1 = 7 11
  13. Vậy kiểu hình cần tìm là 7*1 = 7 Như vậy đối với bài toán này việc sử dụng "phương phápgiải nhanh” cực kỳ hiệu quả, bài toán trở nên rất đơn giản. 3.2. Bài tập rèn luyện a. Số loại kiểu gen ở đời con của cơ thể tứ bội giao phối với nhau Câu 1: Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây: (1) AAaaBBbb x AAAABBBb. (2) AaaaBBBB x AaaaBBbb. (3) AaaaBBbb x AAAaBbbb. (4) AAAaBbbb x AAAABBBb. (5) AAAaBBbb x Aaaabbbb. (6) AAaaBBbb x AAaabbbb. Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, có bao nhiêu phép lai cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 8:4:4:2:2:1:1:1:1? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Phương pháp giải nhanh Ta thấy đời con phân li kiểu gen theo tỉ lệ 8:4:4:2:2:1:1:1:1 → Vậy đời con có 9 loại kiểu gen. Áp dụng công thức: Số loại kiểu gen bằng: LOẠI KIỂU GEN = Giao tử ♂ + Giao tử ♀ - 1 Ta dễ dàng tìm ra các phương án đúng là (1), (2), (5). Chọn phương án B Câu 2: Ở một loài thực vật tứ bội, xét hai gen mỗi gen có hai alen (A,a và B,b). Trong đó alen A quy định cây cao trội hoàn toàn so với alen a quy định cây thấp; alen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Biết rằng thể tứ bội khi giảm phân chỉ cho giao tử lưỡng bội với xác suất thụ tinh ngang nhau. Theo lí thuyết, trong các phép lai sau có bao nhiêu phép lai cho đời con 9 loại kiểu gen? (1) AaaaBBbb × AaaaBBbb. (2) AAaaBBbb × AaaaBBbb. (3) AaaaBbbb × AaaaBBBb. (4) AaaaBbbb × AAAaBbbb. (5) AAAaBbbb × AAAaBBBb. (6) AaaaBbbb × AaaaBbbb. (7) AaaaBBBb × AaaaBBBb. (8) AAaaBBBb × AAAABBbb. (9) AAAaBBBb × AAAaBBBb. A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. 12
  14. Bài này nếu áp dụng công thức tính nhanh trên thì ta dễ dàng tìm ra các phương án đúng là (3), (4), (5), (6), (7) và (9). → Chon đáp án A Câu 3: Ở một loài thực vật tứ bội, xét gai gen mỗi gen có hai alen (A,a và B,b). Trong đó alen A quy định cây cao trội hoàn toàn so với alen a quy định cây thấp; alen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Biết rằng thể tứ bội khi giảm phân chỉ cho giao tử lưỡng bội với xác suất thụ tinh ngang nhau. Theo lí thuyết, trong các phép lai sau có bao nhiêu phép lai cho đời con 15 loại kiểu gen? (1) AaaaBBbb × AaaaBBbb. (2) AAaaBBbb × AaaaBBbb. (3) AaaaBbbb × AaaaBBBb. (4) AaaaBbbb × AAAaBbbb. (5) AAAaBbbb × AAAaBBBb. (6) AaaaBbbb × AaaaBbbb. (7) AaaaBBBb × AaaaBBBb. (8) AAaaBBBb × AAAABBbb. (9) AAAaBBBb × AAAaBBBb. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. 15 kiểu gen = 5*3. Áp dụng công thức tính loại kiểu gen của cơ thể tứ bội ta dễ dàng tìm ra phương án đúng là (1) → Chon đáp án A Câu 4: Ở một loài thực vật tứ bội, xét gai gen mỗi gen có hai alen (A,a và B,b). Trong đó alen A quy định cây cao trội hoàn toàn so với alen a quy định cây thấp; alen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Biết rằng thể tứ bội khi giảm phân chỉ cho giao tử lưỡng bội với xác suất thụ tinh ngang nhau. Theo lí thuyết, Khi cho lai cây cao, đỏ với cây cao trắng thì trong các phép lai sau có bao nhiêu phép lai cho đời con 9 loại kiểu gen? (1) AaaaBBbb × AaaaBBbb. (2) AAaaBBbb × AaaaBBbb. (3) AaaaBBbb × Aaaabbbb. (4) AaaaBBbb × AAAabbbb. (5) AAAaBbbb × AAAaBBBb. (6) AaaaBbbb × AaaaBbbb. (7) AaaaBBBb × AaaaBBBb. (8) AAaaBBBb × AAAABBbb. (9) AAAaBBBb × AAAaBBBb. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Phương pháp giải nhanh: Khi cho lai cây cao, đỏ với cây cao trắng. Có nghĩa là cơ thể P có kiểu gen là: A- B- x A- bbbb. Đồng thời áp dụng công thức tính số loại kiểu gen của cơ thể tứ bộ ta dễ dàng tìm ra các phương án: (3) và (4) → Chon đáp án A Câu 5: Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn; cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ 13
  15. tinh. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai sau đây mà đời con có 9 kiểu gen, 4 kiểu hình? (l) AAaaBbbb × aaaaBBbb. (4) AaaaBBbb × Aabb. (2) AAaaBBbb × AaaaBbbb. (5) AAaaBBbb × aabb (3) AaaaBBBb × AAaaBbbb. (6) AAaaBBbb × Aabb. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Sử dụng công thức (1) ta dễ dàng tìm ra các cơ thể mang 9 kiểu gen là (4) và (5) Chọn đáp án A b. Số loại kiểu gen ở đời con mang 2, 3… alen trội Câu 6: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do nhiều gen phân li độc lập (mỗi gen đều có 2 alen) tương tác với nhau theo kiểu cộng gộp. Cứ mỗi alen trội trong kiểu gen làm cây cao thêm 10cm. Cho cây cao nhất giao phấn với cây thấp nhất có chiều cao 120cm, thu được F 1. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2 gồm 9 loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây về F2 đúng? (1) Cây cao nhất có chiều cao 160cm. (2) Cây cao 140cm có 10 loại kiểu gen. (3) Cây cao 150cm chiếm 7/32. (4) Ở F2 có tối đa 81 loại kiểu gen. A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Từ 9 loại kiểu hình, sử dụng công thức số 3 ta có: Số kiểu hình = 2*n +1. ( trong đó n là số cặp gen dị hợp) Ta có 9 = 2*n +1 → n = 4 (AaBbDdEe) Khi đã xác định được kiểu gen F1 ta dễ dàng thực hiện được các yêu cầu: (1) Cây cao nhất có 8 alen trội: chiều cao là 120 + 80 = 200cm. → (1) Sai (2) Cây cao 140 cm thì trong kiểu gen có 2alen trội, Áp dụng công thức (2) ta có số loại kiểu gen là: 4 + 3 + 2 + 1 + 0 = 10 → (2) Đúng (3) Cây cao 150 cm chứa 3 alen trội chiếm = 7/32 → (3) Đúng (4) Ở F2 có 34 = 81 kiểu gen → (4) Đúng Vậy ta chon → đáp án B Câu 7: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do ba cặp gen (A,a; B,b; D,d) tương tác cộng gộp quy định, trong đó mỗi alen trội làm chiều cao cây tăng thêm 10 cm. Phép lai cây cao nhất có chiều cao 210 cm với cây thấp nhất ở 14
  16. (P) thu được F1. Cho F1 lai với cây có chiều cao 170cm thu được F 2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Ở F2 không có cây nào cao 210cm. (2) Có 3 phép lai giữa cây F1 với cây 170cm thu được F2, trong đó có cây cao 200cm. (3) Ở F2 có 9 loại kiểu gen quy định cây cao 180cm. (4) Quần thể thực vật này có 3 loại kiểu gen quy định cây cao 170cm. A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Cây cao 170 cm chữa 2 alen trội, nên trong quần thể số loại kiểu gen là 3 + 2+ 1+ 0 = 6 kiểu gen → (4) Sai Câu 8: Ở một loài hoa, xét ba cặp gen phân li độc lập, các gen này quy định các enzim khác nhau cùng tham vào một chuỗi phản ứng hóa sinh để tạo nên sắc tố ở cánh hoa theo sơ đồ sau: Gen K Gen L Gen M Enzim Enzim Enzim K L M Chất không màu Chất không màu Sắc tố vàng Sắc tố đỏ 1 Các alen lặn đột biến k, l, m đều không tạo ra được các enzim K, L và M tương 2 ứng. Khi các sắc tố không được hình thành thì hoa có màu trắng. Cho cây hoa đỏ đồng hợp tử về cả ba cặp gen giao phấn với cây hoa trắng đồng hợp tử về ba cặp gen lặn, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F 2. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, trong các phát biểu sau về F 2 có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Cây hoa vàng có 4 loại kiểu gen. (2) Số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 7/16. (3) Cây hoa mang 2 alen trội có 10 loại kiểu gen. (4) Trong những cây hoa đỏ, cây thần chủng về hai cặp gen chiếm tỉ lệ 1/3. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Với ý (3) bài này ta áp dụng công thức (2) dễ dàng suy ra số loại kiểu gen là 10. c. Từ số loại kiểu hình suy ra số loại kiểu gen trong các bài toán tương tác cộng gộp Câu 9: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do các gen trội nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau tương tác cộng gộp với nhau quy định. Phép lai (P): cây cao nhất x cây thấp nhất thu được F 1. Cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2 có 9 loại kiểu hình. Trong các kiểu hình ở F 2, kiểu hình thấp nhất cao 70 15
  17. cm; kiểu hình cao 90 cm chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau dây đúng? (1) Ở F2 cây cao nhất có chiều cao 100 cm. (2) Ở F2 cây mang 2 alen trội có 10 loại kiểu gen . (3) Ở F2 cây có chiều cao 90 cm chiếm tỉ lệ 27,34%. (4) Ở F2 có 27 loại kiểu gen. A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Từ 9 loại kiểu hình, sử dụng công thức số (3) ta có: Số kiểu hình = 2*n +1. (trong đó n là số cặp gen dị hợp) Ta có 9 = 2*n +1 → n = 4 (AaBbDdEe) Khi đã xác định được kiểu gen F1 ta dễ dàng thực hiện được các yêu cầu: (1) Cây cao nhất mang 8 alen trội có chiều cao 110 cm → (1) Sai (2) Ở F2 cây mang 2 alen trội có 4 + 3 + 2 + 1 + 0 = 10 kiểu gen. → (2) Đúng (3) Ở F2 cây cao 90 cmcó 4 alen trội chiếm tỉ lệ = 27,34% → (3) Đúng (4) Ở F2 có 81 loại kiểu gen → (4) Sai Câu 10: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do nhiều gen phân li độc lập (mỗi gen đều có 2 alen) tương tác với nhau theo kiểu cộng gộp. Cứ mỗi alen trội trong kiểu gen làm cây cao thêm 10cm. Cho cây cao nhất giao phấn với cây thấp nhất có chiều cao 100cm, thu được F 1. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2 gồm 7 loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây về F2 đúng? (1) Cây cao nhất có chiều cao 160cm. (2) Cây cao 120cm có 10 loại kiểu gen. (3) Cây cao 150cm chiếm 7/32. (4) Ở F2 có tối đa 27 loại kiểu gen. A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Từ 7 loại kiểu hình, sử dụng công thức số 3 ta có: Số kiểu hình = 2*n +1. (trong đó n là số cặp gen dị hợp) Ta có 7 = 2*n +1 → n = 3(AaBbDd) Khi đã xác định được kiểu gen F1 ta dễ dàng thực hiện được các yêu cầu: Câu 11: Ở một loài thực vật, tính trạng khối lượng quả do 3 cặp gen Aa, Bb, Dd nằm trên 3 cặp NST khác nhau tương tác cộng gộp quy định, trong đó cứ có mỗi gen trội thì quả nặng thêm 10 gam. Quả có khối lượng nhẹ nhất là 80g. Cho lai 16
  18. quả nhẹ nhất với quả nặng nhất (P) thu được F1, F1 tự thụ phấn thu được F2. Biết không có hiện tượng đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng : 1. Ở F2 tính trạng khối lượng quả có 7 kiểu hình. 2. Ở F2, có 6 kiểu gen quy định cây có khối lượng quả 100g. 3. Ở F2, quả có khối lượng 110g chiếm tỉ lệ lớn nhất. 4. Ở F2, có 6 kiểu gen quy định cây có khối lượng quả 130g. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Phương pháp giải nhanh: Khi các gen tương tác cộng gộp theo kiểu tương tác cứ 1 alen trội làm tăng hoặc giảm sự biểu hiện của kiểu hình, cơ thể P có n cặp gen dị hợp phân li độc lập tự phối hoặc ngẫu phối tạo ra 2n + 1 loại kiểu hình. Khi tính trạng do n cặp gen dị hợp tương tác cộng gộp quy định thì sẽ có số kiểu hình = 2n + 1. Vì: Với n cặp gen dị hợp sẽ có các loại kiểu hình là: Kiểu hình đồng hợp gen lặn quy định; Kiểu hình có 1 alen trội quy định; Kiểu hình có 2 alen trội quy định; Kiểu hình có 3 alen trội quy định; … Kiểu hình có 2n alen trội quy định. Từ 1 alen trội đến 2n alen trội sẽ có số loại kiểu hình = 2n. Ngoài ra còn có kiểu hình do kiểu gen đồng hợp lặn quy định, do đó số kiểu hình = 2n + 1. Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án D Cho lai quả nhẹ nhất với quả nặng nhất (P) thu được F1, F1 tự thụ phấn thu được F2→ F1 có 3 cặp gen dị hợp AaBbDd. Vận dụng công thức giải nhanh ta có: 1. Ở F2, tính trạng khối lượng quả có 7 kiểu hình → Đúng. Số loại kiểu hình =2n+1=2×3+1=7 kiểu hình. 2. Ở F2, có 6 kiểu gen quy định cây có khối lượng quả 100g → Đúng. Quả 100g có 2 alen trội. Số loại kiểu gen ở có 2 alen trội = + = 6 kiểu gen. 3. Ở F2, quả có khối lượng 110g chiếm tỉ lệ lớn nhất → Đúng. Quả có khối lượng 110g có 3 alen trội = n, chiếm tỉ lệ lớn nhất. 17
  19. 4. Ở F2, có 6 kiểu gen quy định cây có khối lượng quả 130g → Đúng. Số loại kiểu gen quy định 5 len trội =3 =3 (vì n = 3). 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường Với việc triển khai công thức thực hiện như đã nêu trên và tiến hành lấy ý kiến của đồng nghiêp, của học sinh, theo dõi tinh thần thái độ của học sinh trong quá trình học tập và qua bài kiểm tra khảo sát đánh giá thì đại bộ phận học sinh trong lớp dạy đều năm vững được phương pháp, kỹ năng và giải nhanh. Đồng thời có nhiều học sinh còn có thể tự nghiên cứu sâu hơn các bài tập hay và khó mức vận dụng cao trong các đề ôn luyện thi THPT Quốc gia (tốt nghiệp THPT). - Thực tế giảng dạy tôi cảm thấy rất tự tin vì tất cả các bài toán đều được giải hết sức cụ thể, dễ hiểu gắn gọn, ví dụ minh hoạ rõ ràng và đã đạt được những kết quả nhất định: học sinh tích cực tham gia giải bài tập, nhiều em tiến bộ nhanh, nắm vững kiến thức cơ bản và nâng cao tạo hứng thú say mê học tập trong bộ môn Sinh học. Từ đó phát huy được khả năng tự giác, tích cực của học sinh, giúp các em bồi dưỡng khả năng tự học và sáng tạo các phương pháp giải nhanh cho các dạng toán khác trong chương trình. - Với cơ sở lý thuyết, công thức mới xây dựng tỉ mỉ, khoa học, chính xác giúp cho đồng nghiệp, học sinh hiểu sâu sắc một số công thức tính nhanh mà lâu nay vẫn làm theo kiểu thông thường mất rất nhiều thời gian. - Sáng kiến này cũng giúp học sinh tự tin, yêu thích môn Sinh học hơn đặc biệt đối với phần bài tập quy luật di truyền, học sinh sẽ không chịu khuất phục bởi các bài toán khó nào. 5. Thực nghiệm các biện pháp tác động 5.1. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 5.1.1. Mục đích khảo sát Nhằm khẳng định giá trị thật của đề tài nghiên cứu, đánh giá tính khách quan, khoa học, tính mới, cấp thiết, khả thi của đề tài trong thực tiễn giảng dạy phần di truyền học quần thể cho đối tượng học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học. 5.1.2. Nội dung và phương pháp khảo sát a. Nội dung khảo sát Nội dung khảo sát tập trung vào 02 vấn đề chính sau: 1) Theo thầy (cô) mức độ cấp thiết khi áp dụng “phương pháp giải nhanh vào dạy học phần bài tập di truyền học quần thể” Sinh học 12 THPT. 2) Theo thầy (cô) việc áp dụng phương pháp “phương pháp giải nhanh vào dạy học phần bài tập di truyền học quần thể” Sinh học 12 THPT có khả thi không? 18
  20. b. Phương pháp khảo sát Phương pháp được sử dụng để khảo sát là trao đổi bằng bảng hỏi. Bảng hỏi được thiết kế với thang đánh giá 04 mức (tương ứng với điểm số từ 4 đến 1), cụ thể: - Tính cấp thiết của các giải pháp: Rất cấp thiết = 4; Cấp thiết = 3; Ít cấp thiết = 2; Không cấp thiết = 1. - Tính khả thi của các giải pháp: Rất khả thi = 4; Khả thi =3; Ít khả thi = 2; Không khả thi = 1. Chúng tôi tiến hành khảo sát giáo viên về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp trên Google forms với đường link sau: https://docs.google.com/forms/d/e/ 1FAIpQLSfYwRBVtt1maOsJIOkFetIbSIcoeNyqeZWc6YZ-tf1H5X6iYw/ viewform?usp=sf_link Sau khi khảo sát trên Google forms, trích xuất ra Excel và sử dụng phần mềm Excel để tính điểm trung bình chung. 5.1.3. Đối tượng khảo sát Chúng tôi đã khảo sát ý kiến của 11 giáo viên Sinh học của 4 trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương, cụ thể như sau: TT Đối tượng Số lượng 1 Giáo viên Sinh học trường THPT Đô Lương 1 02 2 Giáo viên Sinh học trường THPT Đô Lương 2 02 3 Giáo viên Sinh học trường THPT Đô Lương 3 04 4 Giáo viên Sinh học trường THPT Đô Lương 4 03 ∑ 11 5.1.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất Giải pháp 1: Phương pháp giải nhanh các bài toán số loại kiểu gen ở đời con của cơ thể tứ bội giao phối với nhau. Giải pháp 2: Phương pháp giải nhanh các bài toán số loại kiểu gen ở đời con mang 2, 3… alen trội. Giải pháp 3: Phương pháp giải nhanh từ số loại kiểu hình suy ra số loại kiểu gen trong các bài toán tương tác cộng gộp. 5.1.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2