Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng học liệu điện tử Ebook hóa học 10 chương trình GDPT 2018
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài; Nghiên cứu nội dung chương trình hóa học 10 GDPT 2018; Nghiên cứu, lựa chọn các phần mềm dùng để xây dựng Ebook; Thiết kế Ebook hóa học 10 GDPT 2018; Thực nghiệm sư phạm và phân tích kết quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng học liệu điện tử Ebook hóa học 10 chương trình GDPT 2018
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: XÂY DỰNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ EBOOK HÓA HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 Lĩnh vực : Hóa Học Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Dung– Trường THPT Diễn Châu 5 SĐT: 0375066456 Email: nguyenthidung.060695@gmail.com Hoàng Thị Ngọc Quỳnh– Trường THPT Diễn Châu 5 SĐT: 0382167645 Email: quynhdc5@gmail.com Nguyễn Thị Hà- Trường THPT Diễn Châu 5 SĐT: 0866031443 Email: hagiangdc2012@gmail.com Năm thực hiện: 2022-2023 Nghệ An, năm 2023
- MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………... 1 1.1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………….... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………. 1 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………………… 2 1.4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu……………………………………………. 2 1.5. Thời gian và phạm vi nghiên cứu…………………………………………… 2 1.6. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………. 2 1.7. Tính mới và đóng góp mới của đề tài………………………………………….2 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU………………………………………… 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VIỆC XÂY DỰNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ EBOOK HÓA HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018… 3 1.1. Đổi mới phương pháp dạy học ……………………………………………… 3 1.1.1. Những định hướng đổi mới phương pháp dạy học ………………………... 3 1.1.2. Dạy học tích cực………………………………………………………….... 4 1.2. Tự học ……………………………………………………………………….. 6 1.2.1. Khái niệm tự học…………………………………………………………... 6 1.2.2. Vai trò của tự học………………………………………………………….. 6 1.2.3. Chu trình tự học của học sinh THPT………………………………………. 6 1.3. Công nghệ thông tin trong quá trình dạy học………………………………… 8 1.3.1. Vai trò của CNTT và truyền thông trong dạy học…………………………. 8 1.3.2. Xu hướng ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học……………….. 8 1.4. Ebook………………………………………………………………………… 9 1.4.1. Khái niệm Ebook…………………………………………………………… 9 1.4.2. Ưu điểm và hạn chế của Ebook……………………………………………. 9 1.4.2.1. Ưu điểm………………………………………………………………….. 9 1.4.2.2. Hạn chế…………………………………………………………………… 10 1.4.3. Giới thiệu phần mềm hỗ trợ thiết kế Ebook……………………………….. 10 1.4.4. Các yêu cầu đối với Ebook………………………………………………… 10 1.5. Thực trạng về việc sử dụng học liệu điện tử Ebook trong hoạt động dạy học của GV và hoạt động tự học của HS………………………………….................. 11
- CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ EBOOK HÓA HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018………………………………………………… 15 2.1. Tổng quan về chương trình Hóa học 10 GDPT 2018 ……………………….. 15 2.2. Nguyên tắc và quy trình xây dựng học liệu điện tử Ebook…………………… 19 2.2.1. Nguyên tắc xây dựng học liệu điện tử Ebook……………………………… 19 2.2.2. Quy trình xây dựng học liệu điện tử Ebook………………………………... 20 2.3. Xây dựng học liệu điện tử Ebook hóa học 10 chương trình GDPT 2018……. 21 2.3.1. Thiết kế trò chơi học tập hấp dẫn theo cấp độ nhằm củng cố kiến thức cho học sinh.…………………………………………………………………………… 21 2.3.2. Mở rộng thông tin về các nguyên tố trong BTH tạo sự đa dạng trong hiểu biết cho học sinh …………………………………………………………………. 25 2.3.3. Xây dựng hệ thống bài tập gắn với đời sống thực tiễn theo hướng tiếp cận Pisa……………………………………………………………………………….. 29 2.3.4. Thiết kế bài kiểm tra đánh giá năng lực tự học của học sinh ……………… 32 2.3.5. Giới thiệu trang web hỗ trợ hoạt động tự học của học sinh……………….. 36 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM …………………………………… 38 3.1. Mục đích thực nghiệm……………………………………………………….. 38 3.2. Đối tượng thực nghiệm………………………………………………………. 38 3.3. Phương pháp thực nghiệm…………………………………………………… 38 3.4. Kết quả thực nghiệm và xử lý kết quả thực nghiệm…………………………. 39 3.5. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất……………… 43 PHẦN III. KẾT LUẬN…………………………………………………………. 47 3.1. Kết luận……………………………………………………………………… 47 3.1.1. Đánh giá quá trình thực hiện đề tài………………………………………… 47 3.1.2. Hiệu quả của đề tài đối với hoạt động giáo dục…………………………… 48 3.1.2.1. Đối với giáo viên………………………………………………………… 48 3.1.2.2. Đối với học sinh…………………………………………………………. 48 3.1.3. Bài học kinh nghiệm……………………………………………………….. 49 3.1.4. Khả năng áp dụng và phát triển đề tài……………………………………... 49 3.2. Kiến nghị…………………………………………………………………….. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………. PHỤ LỤC…………………………………………………………………………...
- DANH MỤC VIẾT TẮT CNTT : Công nghệ thông tin THPT : Trung học phổ thông GDPT : Giáo dục phổ thông GV : Giáo viên HS : Học sinh PPDH : Phương pháp dạy học TN : Thực nghiệm ĐC : Đối chứng NCKH : Nghiên cứu khoa học SGK : Sách giáo khoa SBT : Sách bài tập BTH : Bảng tuần hoàn TB : Trung bình SL : Số lượng
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lí do chọn đề tài. Với cuộc cách mạng 4.0 nổ ra trên toàn cầu đã tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội. Mọi người có thể kết nối, truyền đạt thông tin bằng nhiều phương tiện khác nhau. Do đó, trong giáo dục quá trình trao đổi tri thức, tiếp cận tri thức, sự phổ cập của tri thức mới, giữa người thầy và người học phải được đổi mới để theo kịp được xu hướng phát triển của xã hội. Mục tiêu của chương trình GDPT 2018 là chuyển đổi giáo dục từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Việc sử dụng thiết bị công nghệ và học liệu số đóng một vai trò rất quan trọng bởi đây là “nguồn tiềm lực” để khai thác và sử dụng trong dạy học, giáo dục, không những giúp học sinh phát triển năng lực đặc thù của môn học, các năng lực chung mà còn góp phần phát triển năng lực tin học. Qua đó, học sinh có thêm cơ hội thích nghi và hội nhập với thời kì cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện nay, nhiều yêu cầu cần đạt trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục đòi hỏi giáo viên sử dụng thiết bị công nghệ và học liệu số, và với môn Hóa học -một trong những môn học có tính thực tiễn cao- cũng không phải là ngoại lệ. Việc tiếp thu kiến thức của học sinh sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất khi giáo viên kết hợp tổ chức hoạt động học trên lớp với việc giao nhiệm vụ học tập tại nhà. Với sự phát triển của công nghệ, mạng Internet thì người học có điều kiện chủ động tiếp xúc với những nguồn dữ liệu đồ sộ, đa chiều trong học liệu số. Đó có thể là hình ảnh, video, câu hỏi, trò chơi, thí nghiệm ảo, bài giảng E-learning, bài kiểm tra đánh giá...Với hình thức đa dạng hóa học liệu số, học sinh không chỉ phát triển về tri thức mà còn phát triển phẩm chất trách nhiệm, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, biết cách lựa chọn và khai thác thông tin, chủ động tìm kiếm, sở hữu để khám phá, làm chủ và vận dụng một cách hiệu quả trong quá trình tự học đó. Đồng thời, khi làm quen, tiếp cận và sử dụng các thiết bị công nghệ, học sinh sẽ có cơ hội để thực hành, rèn luyện tư duy làm việc khoa học, đáp ứng với yêu cầu con người trong thời đại mới. Vì thế, với mong muốn xây dựng các dạng học liệu số mới đa dạng hơn, sinh động hơn, phù hợp với nội dung dạy học và nội dung kiểm tra, đánh giá góp phần nâng cao hiệu quả trong việc lĩnh hội kiến thức của học sinh, nhằm phát huy năng lực tự chủ, tự học, tính tư duy, sáng tạo hướng đến mục tiêu đào tạo phát triển con người toàn diện, chúng tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài : “Xây dựng học liệu điện tử Ebook hóa học 10 chương trình GDPT 2018”. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Sử dụng các phần mềm tin học xây dựng học liệu điện tử Ebook hóa học lớp 10 hỗ trợ cho hoạt động tự học của học sinh. 1
- 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. - Nghiên cứu nội dung chương trình hóa học 10 GDPT 2018. - Nghiên cứu, lựa chọn các phần mềm dùng để xây dựng Ebook. - Thiết kế Ebook hóa học 10 GDPT 2018. - Thực nghiệm sư phạm và phân tích kết quả. 1.4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Hóa học 10 tại trường THPT. - Đối tượng nghiên cứu: Việc xây dựng Ebook với sự trợ giúp của CNTT. 1.5. Thời gian và phạm vi nghiên cứu. a. Thời gian nghiên cứu: - Học kỳ I- gần cuối học kỳ II năm học 2022-2023. b. Phạm vi nghiên cứu: - Nội dung: chương trình hóa học 10 GDPT 2018. - Điều tra, khảo sát và thực nghiệm tại lớp 10 trường THPT Diễn Châu 5. 1.6. Phương pháp nghiên cứu. - Nghiên cứu lý thuyết, lí luận. - Nghiên cứu thực tiễn : + Phương pháp điều tra thực trạng. + Phương pháp phân tích, so sánh. + Phương pháp thực nghiệm sư phạm. + Phương pháp thu thập số liệu và xử lí toán học. + Phương pháp chuyên gia. 1.7. Tính mới và đóng góp mới của đề tài. - Đề tài đã ứng dụng công nghệ thông tin để trình bày kiến thức một cách trực quan. Không chỉ dừng lại ở kiến thức sách giáo khoa, đề tài còn cập nhật những nội dung kiến thức hóa học có tính thực tiễn đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày và trên cơ sở kiến thức đó giải quyết những bài tập hóa học. Các bài học được thiết kế dưới hình thức đa dạng, có bài giảng, học sinh được củng cố, luyện tập, trải nghiệm dưới nhiều hoạt động học tập. - Góp phần làm phong phú thêm lí luận về định hướng đổi mới phương pháp dạy học, vai trò và xu hướng của ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học, dạy học tích cực và quá trình tự học. 2
- - Khẳng định được vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của học liệu điện tử trong quá trình tự học của học sinh. - Đánh giá được thực trạng của việc sử dụng các học liệu số trong dạy học Hóa học. - Đề xuất và xây dựng được một số Ebook hỗ trợ cho hoạt động tự học của học sinh. - Góp phần tích cực trong việc tạo hứng thú, tính chủ động tự nghiên cứu ở học sinh. Qua đó, phát triển năng lực tự học, tự chủ, nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VIỆC XÂY DỰNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ EBOOK HÓA HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 1.1. Đổi mới phương pháp dạy học 1.1.1. Những định hướng đổi mới phương pháp dạy học Mục tiêu của chương trình GDPT 2018 là giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. Về PPDH, luật giáo dục quy định “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật giáo dục 2005, điều 5)[1]. Về phương pháp giáo dục phổ thông, điều 28 Luật giáo dục (2005) quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. [1]. Ngày 4 tháng 11 năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29- NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo [2]. Nghị quyết đưa ra định hướng đổi mới căn bản, toàn diện PPDH như sau: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền 3
- thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Ngày 26/8/2016, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã ký ban hành Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 - 2017 của ngành Giáo dục. Trong đó có nhiệm vụ về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá một cách sáng tạo, thiết thực và hiệu quả. Xây dựng kho bài giảng e-Learning trực tuyến đáp ứng nhu cầu tự học và học tập suốt đời của người học, thu hẹp khoảng cách tiếp cận các dịch vụ giáo dục và đào tạo có chất lượng của người học giữa các vùng, miền” [3]. . Như vậy, trong bối cảnh chung của hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, việc phát huy tính tích cực và tăng cường khả năng tự học của HS là những xu hướng quan trọng. Ứng dụng công nghệ thông tin để đa dạng hóa phương tiện dạy học là một trong những biện pháp không thể thiếu để bảo đảm cho tốc độ phát triển của nền giáo dục nước nhà. 1.1.2. Dạy học tích cực 1.1.2.1. Tính tích cực, tự lực của học sinh trong học tập Theo nghiên cứu thực chất của “học là hoạt động tích cực, tự lực nhận thức”. Tính tích cực là khái niệm biểu thị sự nỗ lực của chủ thể khi thực hiện một nhiệm vụ, giải quyết một vấn đề nào đấy. Tính tích cực cũng có quan hệ mật thiết với tính tự lực, với xúc cảm và ý chí... Tính tích cực nhận thức là biểu hiện sự nỗ lực của chủ thể khi tương tác với đối tượng trong quá trình học tập, nghiên cứu; thể hiện sự nỗ lực của hoạt động trí tuệ, sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lí (như hứng thú, chú ý, ý chí...) nhằm đạt được mục đích đặt ra với mức độ cao. Tùy theo việc huy động chức năng tâm lí nào và mức độ huy động chức năng tâm lí đó cao đến đâu, có thể chia tính tích cực nhận thức thành 3 mức độ: Tính tích cực tái hiện. Đó là mức độ thấp của tính tích cực, chủ yếu dựa vào trí nhớ để tái hiện những điều đã nhận thức được. Tính tích cực tìm tòi là tính tích cực đi liền với quá trình lĩnh hội khái niệm, giải quyết tình huống, tìm tòi các phương thức hành động… Tính tích cực sáng tạo. Đây là mức độ phát triển cao nhất của tính tích cực. Nó được đặc trưng bằng sự khẳng định con đường suy nghĩ riêng của mình nhằm tạo ra cái mới, có giá trị. Nó thể hiện khi người học nhận thức tìm tòi kiến thức mới. Tính tự lực nhận thức là hạt nhân của tính tự lực, đó là sự sẵn sàng về mặt 4
- tâm lí cho việc tự học thông qua một số biểu hiện: Ý thức được nhu cầu học tập, mục đích học tập của mình. Thực hiện được mục đích sẽ làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức. Suy nghĩ kỹ, đánh giá đúng điều kiện học tập của mình. Từ đó xác định đúng cách thức hợp lí hơn để giải quyết nhiệm vụ học tập. Dự đoán trước diễn biến của quá trình trí tuệ, cảm xúc, động cơ, ý chí của mình. Động viên mọi sức lực để phù hợp với điều kiện và đáp ứng được nhiệm vụ học tập. 1.1.2.2. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh là một trong những nhiệm vụ trung tâm của người thầy trong quá trình dạy học. Tư tưởng dạy học tích cực sáng tạo đã là một chủ trương quan trọng của Đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục nước ta. Tích cực hoá là một tập hợp các hoạt động của người dạy nhằm biến người học từ thụ động thành chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập. Tính tích cực trong học tập của HS chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: Nhu cầu tìm hiểu - tích cực là để thỏa mãn nhu cầu đó. Hứng thú - tích cực do bị lôi cuốn bởi lòng say mê, yêu thích bộ môn. Động cơ - tích cực vì hướng tới động cơ nhất định. Vì thế, để tích cực hóa hoạt động học tập của HS cần phải có những biện pháp tác động trực tiếp vào các yếu tố nêu trên. Có thể tóm tắt một số biện pháp phổ biến như sau: Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học. Học trên lớp, theo nhóm; Học ở phòng thí nghiệm, tổ chức tham quan, câu lạc bộ ngoại khoá, … Giác ngộ ý thức học tập, kích thích tinh thần trách nhiệm và hứng thú học tập của HS. Chẳng hạn nói lên ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu, … Kích thích hứng thú qua nội dung. Nội dung bài học càng hay, càng thiết thực, vừa sức thì HS càng có hứng thú tiếp thu. Kích thích hứng thú qua phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học và tài năng sáng tạo của người thầy tác động rất lớn đến thái độ học tập của học sinh. Sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại. Đây là biện pháp hết sức quan trọng nhằm nâng cao tính tích cực trong học tập của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học. 5
- 1.2. Tự học 1.2.1. Khái niệm tự học Theo từ điển Giáo dục học - NXB Từ điển Bách khoa 2001 [4], tự học là “quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên và sự quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục, đào tạo”. Theo PGS.TS Trịnh Văn Biều [5], có ba hình thức tự học: Tự học không có hướng dẫn: Người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu, vận dụng các kiến thức trong đó. Tự học có hướng dẫn: Có GV ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu hoặc bằng các phương tiện thông tin khác. Tự học có hướng dẫn trực tiếp: Có tài liệu và gặp trực tiếp GV được GV chỉ dẫn, giảng giải, sau đó về nhà tự học. Đây là hình thức cần được đưa vào phổ biến trong nhà trường phổ thông vì mức độ của nó phù hợp với khả năng của HS. 1.2.2. Vai trò của tự học Tự học giữ vai trò lớn lao trong việc nâng cao khả năng hiểu biết và tiếp thu tri thức mới của HS. Tự học với sự nỗ lực, tư duy sáng tạo đã tạo điều kiện cho việc tìm hiểu tri thức một cách sâu sắc, hiểu rõ bản chất của chân lý. Kiến thức có được do tự học là kết quả của sự hứng thú, của sự tìm tòi, lựa chọn nên vững chắc bền lâu. Có phương pháp tự học tốt sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn. Khi học sinh biết cách tự học, học sinh sẽ “có ý thức và xây dựng thời gian tự học, tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, gắn lý thuyết với thực hành, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Không chỉ có vậy, tự học còn có vai trò to lớn trong việc giáo dục, hình thành nhân cách cho HS. Việc tự học rèn luyện cho HS thói quen độc lập suy nghĩ, độc lập giải quyết vấn đề khó khăn trong học tập, trong cuộc sống, giúp cho người học tự tin hơn. Hơn thế, tự học thúc đẩy HS lòng ham học, ham hiểu biết, khát khao khám phá tri thức. Tự học giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời, học tập để khẳng định năng lực phẩm chất và để cống hiến. Sống trong thời đại mà khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão thì người học phải tự học, tự bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng làm việc cho mình để đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội về nguồn nhân lực. Như vậy, chỉ có tự học, tự bồi dưỡng, mỗi người mới có thể bù đắp được cho mình những lỗ hổng về kiến thức để thích ứng với yêu cầu cuộc sống đang phát triển. 1.2.3. Chu trình tự học của học sinh THPT Thời 1: Tự nghiên cứu. Bao gồm các bước cơ bản: - Xác định nhu cầu, kích thích hứng thú học tập: 6
- Việc xác định mục đích, xây dựng động cơ, lựa chọn phương pháp, hình thức tự học hợp lý là cần thiết. Các yếu tố đóng vai trò tích cực đối với việc tạo hứng thú học tập cho HS là môi trường sư phạm của cơ sở đào tạo và năng lực sư phạm của GV bộ môn, là năng lực tiềm tàng trong bản thân HS như sự quyết tâm, sức mạnh của ý chí, tinh thần thi đua học tập. - Tiếp nhận thông tin: HS tiếp cận thông tin của bài học mới thông qua phương pháp làm việc của GV. Có thể đó là lời giảng của thầy, một hoạt động nhóm hoặc một hoạt động học tập trên lớp khác như nghiên cứu SGK, làm thí nghiệm, tham quan. - Xử lý thông tin: Bước xử lý thông tin được thực hiện khi HS tiến hành các hoạt động mã hóa kiến thức như: tóm tắt hệ thống kiến thức; xây dựng sơ đồ grap; phân loại. Song song với hoạt động xử lý thông tin, nếu có thời gian, GV thường tổ chức cho các em thực hiện việc luyện tập trên lớp. Đây là giải pháp rất tích cực để rà soát, uốn nắn những hiểu biết “lệch lạc” và khẳng định cách hiểu đúng, từ đó giúp các em dễ dàng tự mình tiếp cận thời học tiếp theo. Thời 2: Vận dụng thông tin để giải quyết vấn đề Với HS phổ thông, đây là giai đoạn học với hoạt động chủ đạo là làm các bài tập vận dụng. Một hệ thống câu hỏi và bài tập tốt phải được thiết kế trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu: - Phù hợp với nội dung bài học, vị trí bài học trong chương và thời điểm học trong năm. - Độ khó đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng HS giỏi - khá - trung bình- yếu (tức là bảo đảm tính vừa sức và xu hướng cá thể hóa việc học). - Lựa chọn đúng đắn những vấn đề then chốt, những vấn đề có thể giải quyết được mâu thuẫn cơ bản nhất đang cản trở hệ thống tri thức đang nghiên cứu. - Tính hấp dẫn, lôi cuốn HS bằng chuỗi các câu hỏi và bài tập hay. - Hỗ trợ HS tự học bằng những hướng dẫn hoặc gợi ý cần thiết khi HS “bí”. Thời 3: Tự kiểm tra, tự điều chỉnh. HS có thể tự đánh giá kết quả tự học của mình thông qua các hoạt động như tự giải các bài tập trắc nghiệm khách quan hoặc tham gia làm bài kiểm tra trên lớp. Thông qua các bài kiểm tra, HS có thể tự đánh giá quá trình học tập của mình để rút kinh nghiệm và đề ra những giải pháp giúp mình tự tiến xa hơn, đạt được thành tích học cao hơn. 7
- 1.3. Công nghệ thông tin trong quá trình dạy học 1.3.1. Vai trò của CNTT và truyền thông trong dạy học CNTT và truyền thông được coi là những công cụ tiềm năng mạnh mẽ, có khả năng tạo ra những thay đổi và cải cách giáo dục. Bài học, bài tập, bài giảng,… được đưa lên mạng Internet, nhờ đó mọi người có thể học bất cứ lúc nào. Vì vậy, trong những năm gần đây, người ta đặc biệt quan tâm đến việc làm thế nào để khai thác một cách hiệu quả nhất các thiết bị thông minh và Internet nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp độ, mọi cơ sở đào tạo và mọi hình thức đào tạo. Đối với môn Hóa học, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy sẽ tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. - CNTT tạo điều kiện để đa dạng hóa hình thức dạy học, giáo dục, đáp ứng mục tiêu học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. - CNTT là một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc xây dựng kiến thức mới. - CNTT tạo môi trường để khám phá kiến thức, hỗ trợ cho quá trình học tập của HS. Việc thu nhận thông tin về sự vật hiện tượng một cách sinh động, chính xác giúp HS hiểu bài sâu sắc hơn và độ bền ghi nhớ kiến thức lâu hơn. - CNTT tạo điều kiện để người học khám phá tích cực và chủ động nguồn tri thức để phát triển năng lực của bản thân một cách hiệu quả, không chỉ là năng lực nhận thức, năng lực thực hành có liên quan đến tri thức, kĩ năng mà còn năng lực CNTT và các phẩm chất có liên quan. - CNTT hỗ trợ người học có thể học mọi lúc, mọi nơi, nâng cao năng lực thích ứng, năng lực ứng dụng và thực hành trong bối cảnh xã hội phát triển với sự đổi thay của công nghệ. 1.3.2. Xu hướng ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học "Tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 " là một trong các đề án trọng tâm của ngành Giáo dục. Tính đến cuối năm 2022, 100% các cơ sở giáo dục đào tạo đã kết nối Internet tốc độ cao, kho học hiệu số với gần 5.000 bài giảng e-learning, hơn 2.000 video bài giảng dạy trên truyền hình, 200 thí nghiệm ảo, 35.000 câu hỏi trắc nghiệm, gần 200 đầu sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông. Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, không chỉ phát triển mạnh ở các thành phố lớn, mà còn phát triển ở nhiều tỉnh miền núi. Các trường phổ thông đều trang bị phòng máy, phòng đa năng, nối mạng Internet, một số trường còn trang bị thêm thiết một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng CNTT cho giáo viên sử dụng vào quá trình dạy học của mình. Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó, các phần mềm giáo dục cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: bộ Office, Crocodile, Maple/Mathematica, ChemOffice, ChemWin, LessonEditor/ VioLet, hệ thống E-learning và các phần mềm đóng gói, tiện ích khác. 8
- Kỹ năng ứng dụng CNTT trong việc soạn giảng của GV cũng có nhiều tiến bộ. Những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thông qua các phương tiện hỗ trợ, giờ học trở nên sôi nổi, hấp dẫn người học, học sinh được tham gia các hoạt động nhiều hơn, phát huy năng lực bản thân. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách làm việc, tư duy trong dạy và học của đội ngũ GV và HS. 1.4. Ebook 1.4.1. Khái niệm Ebook Theo trang web Wikipedia bản tiếng Anh, Ebook là từ viết tắt của electronic book (sách điện tử). Hiểu theo cách đơn giản nhất, sách điện tử (Ebooks hay digital books) là phiên bản dạng số (hay điện tử) của sách. Nội dung của sách số có thể lấy từ sách giấy hoặc mang tính độc lập tùy thuộc vào người xuất bản. Một số người thường sử dụng thuật ngữ này để chỉ luôn cả thiết bị dùng để đọc sách dạng số (còn gọi là book – reading appliances hay E-book readers). Ý tưởng số hóa sách in thành thư viện Ebook được ra đời từ năm 1971 bởi dự án Gutenberg do Michael S. Hart phát triển. Các định dạng thường được sử dụng là HTML, PDF, EPUB, MOBI, EXE và Plucker. Ngày nay, các dịch vụ về Ebook phát triển mạnh mẽ, điển hình như trang web amazon.com cung cấp gần 1 triệu đầu sách đủ mọi thể loại cho độc giả toàn thế giới. Một số ví dụ về Ebook: • Ebook có thể là một cuốn tiểu thuyết, truyện ngắn, một tác phẩm văn học,… với nhiều tranh ảnh minh họa. • Ebook có thể là một cuốn sổ tay đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp. • Là một cuốn sách chuyên ngành, sách tự học. • Ebook có thể là một CD-ROMs đa năng có đầy đủ âm thanh, hình ảnh và video clips,… 1.4.2. Ưu điểm và hạn chế của Ebook 1.4.2.1. Ưu điểm: - Ebook tối đa tư liệu nghe nhìn như chữ in, hình ảnh, video clips thí nghiệm,… - Giao diện Ebook đẹp mắt, sinh động, có âm thanh. Học liệu được xây dựng với hình thức đa dạng từ các kiểu bài tập tương tác (trắc nghiệm, điền khuyết, nối câu, tự luận,…). Người học tham gia tự học trên học liệu với nhiều hoạt động phong phú như chơi trò chơi,…kích thích hứng thú người học. - Có thể truy xuất rất nhanh đến các mục, phần trong Ebook nhờ các liên kết. - Người học có thể học mọi nơi, mọi lúc rất tiện lợi. Thậm chí, ở đâu có 9
- Internet và máy tính, điện thoại thông minh thì tại đó có thể truy cập Ebook tạo điều kiện cho HS tham gia học được thường xuyên. - Ebook có thể được xuất bản thành bài giảng SCORM đưa lên kho học liệu của hệ thống LMS và qua hệ thống này chúng ta có thể kiểm tra được mức độ tự học của HS. 1.4.2.2. Hạn chế: - Để truy cập Ebook, yêu cầu phải có một thiết bị đọc, đó là máy tính hoặc smartphone. Chúng đều chỉ hoạt động khi có năng lượng (pin, điện). - Nếu người học truy cập học liệu thì thiết bị cần được kết nối Internet. - Tham gia học Ebook trên máy tính, điện thoại thời gian lâu ảnh hưởng đến mắt. 1.4.3. Giới thiệu phần mềm hỗ trợ thiết kế Ebook Học liệu điện tử Ebook này chúng tôi xây dựng chủ yếu bằng Phần mềm Articulate Storyline 3. Articulate Storyline 3 là phần mềm hỗ trợ soạn giáo án e-Learning & thiết kế, được nhiều người dùng lựa chọn. Phần mềm cho phép người dùng dễ dàng tạo, soạn thảo giáo án cho nhiều nền tảng khác nhau! Với sự hỗ trợ của HTML5 thì việc xuất bản có thể thực hiện trên bất kì nền tảng nào. Ngoài ra, còn hỗ trợ nhiều chế độ xem và tối ưu hóa bài soạn thảo trên mọi thiết bị. Hơn thế, Storyline còn cung cấp nhiều công cụ tạo slide khác nhau nên có thể dễ dàng tạo bản trình chiếu từ những slide có sẵn và tùy chỉnh theo cách riêng. Hình 1. Minh họa của phần mềm Articulate Storyline 3 1.4.4. Các yêu cầu đối với Ebook Ebook phải đáp ứng những đặc trưng riêng về mặt nghe, nhìn, tương tác. Do đó, việc xây dựng Ebook cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt kiến thức chuyên môn và cả những chuẩn về kỹ thuật. Bài giảng có thể đáp ứng nhu cầu học tập mọi nơi, mọi lúc một cách mềm dẻo, thông qua các đặc tính sau: 10
- Tính truy cập được (Accessibility): từng học sinh sử dụng được Ebook. Tính thích ứng được (Adaptability): cung cấp các nội dung giảng dạy phù hợp với yêu cầu của từng cá nhân và tổ chức. Tính kinh tế (Affordability): tăng hiệu quả quá trình dạy – học bằng cách giảm thời gian và chi phí liên quan đến việc giảng dạy. Tính bền vững (Durability): thích ứng với sự phát triển của sự phát triển và thay đổi của công nghệ mà không phải thiết kế lại tốn kém, cấu hình lại nhiều. Tính linh động (Interoperability): việc sử dụng Ebook phải dễ dàng kết nối, phù hợp với các thiết bị của trường học hiện tại. Tính tái sử dụng (Reusability): Ebook có thể được sử dụng tùy theo mục đích cụ thể của từng giáo viên. 1.5. Thực trạng về việc sử dụng học liệu điện tử Ebook trong hoạt động dạy học của GV và hoạt động tự học của HS Để tìm hiểu về việc sử dụng học liệu điện tử Ebook trong hoạt động dạy học của GV và hoạt động tự học của HS ở trường THPT hiện nay, chúng tôi đã thực hiện cuộc điều tra tham khảo ý kiến của GV và HS. 1.5.1. Khảo sát giáo viên: Mục đích điều tra + Khảo sát thực trạng sử dụng học liệu điện tử Ebook trong dạy học môn Hóa học ở trường THPT: mức độ sử dụng, những khó khăn gặp phải. + Tìm hiểu về phương pháp sử dụng học liệu điện tử Ebook để hỗ trợ hoạt động tự học của học sinh. Đối tượng điều tra - Giáo viên giảng dạy môn Hóa học trong tỉnh và một số tỉnh lân cận. Phương pháp điều tra Sử dụng phương pháp bằng bảng hỏi Google form: https://forms.gle/VDZc6S362r5Gbr9y6 Kết quả điều tra Kết quả thu được như sau: STT Các tiêu chí SL Tỉ lệ % 1 Thầy/ Cô đánh giá vai trò của việc tự học của học sinh như 21 100 thế nào? (Chỉ chọn một phương án) Rất quan trọng 19 90,48 Quan trọng 2 9.52 11
- Không quan trọng 0 0 2 Thầy/ Cô đã sử dụng học liệu nào để định hướng và hỗ trợ 21 100 hoạt động tự học của học sinh?( Có thể chọn nhiều phương án) Bài tập Sách giáo khoa, sách bài tập 11 52,38 Hệ thống câu hỏi bài tập bằng file word/pdf in sẵn 16 76,19 Link bài tập, video bài giảng có sẵn 11 52,38 Bài giảng video tự thiết kế, ghi hình phù hợp với năng lực 8 38,1 của học sinh. 3 Thầy/ Cô sử dụng Ebook trong việc hỗ trợ hoạt động tự 21 100 học của học sinh như thế nào? (Chỉ chọn một phương án ) Thường xuyên 0 0 Thỉnh thoảng 16 76,19 Chưa bao giờ 5 23,81 4 Theo thầy/ cô mức độ cần thiết của việc sử dụng Ebook 21 100 trong hỗ trợ hoạt động tự học môn Hóa học của học sinh như thế nào? (Chỉ chọn một phương án) Rất cần thiết 10 47,62 Cần thiết 10 47,62 Không cần thiết 1 4,76 5 Theo thầy/ cô việc sử dụng Ebook trong hỗ trợ hoạt động 21 100 tự học môn Hóa học của học sinh có vai trò như thế nào? (Có thể lựa chọn nhiều phương án) Học sinh được lĩnh hội tri thức mới 12 57,14 Giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức 15 71,43 Tạo hứng thú trong việc tự học của học sinh 18 85,71 Học sinh tự đánh giá năng lực bản thân 13 61,90 Liên hệ với thực tiễn cuộc sống 9 42,86 Phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh 18 85,71 6 Đánh giá của thầy/ cô về vận dụng Ebook trong việc hỗ 21 100 trợ hoạt động tự học môn Hóa học của học sinh? (Có thể lựa chọn nhiều phương án) Có thể vận dụng tất cả bài học trong SGK 11 52,38 12
- Khó vận dụng vì mất nhiều thời gian 1 5,76 Học sinh khó lĩnh hội được kiến thức 2 9,52 Góp phần hình thành năng lực tự học, năng lực giải quyết 19 90,48 vấn đề cho học sinh Học sinh tích cực, chủ động trong học tập và lĩnh hội kiến thức 18 85,71 7 Thầy/ Cô đã biết đến phần mềm Storyline chưa? 21 100 (Chỉ chọn một phương án) Chưa bao giờ 7 33,33 Có biết đến nhưng chưa sử dụng 8 38,1 Có biết đến và đã sử dụng 5 23,81 Sử dụng thành thạo 1 4,76 Bảng 1. “Nhận thức của giáo viên trong việc vận dụng học liệu điện tử Ebook trong việc hỗ trợ hoạt động tự học của học sinh ở trường THPT”. Qua bảng 1 có thể thấy: giáo viên đều đánh giá cao vai trò của việc tự học của HS là rất quan trọng; việc sử dụng học liệu điện tử Ebook trong hoạt động hỗ trợ tự học của HS là cần thiết, phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập và lĩnh hội kiến thức, góp phần hình thành năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, đồng thời tạo hứng thú trong việc tự học của HS. Như vậy, có thể thấy ưu điểm mà học liệu điện tử Ebook đem lại. Song bên cạnh đó, vẫn đang còn nhiều giáo viên ngại đổi mới PPDH, số lượng GV sử dụng học liệu Ebook trong hoạt động hỗ trợ tự học của HS chưa thường xuyên và việc sử dụng phần mềm Stroryline đang ít. 1.5.2. Khảo sát học sinh: Mục đích điều tra + Tìm hiểu mức độ sử dụng học liệu điện tử Ebook trong học tập môn Hóa học. + Tìm hiểu đánh giá của học sinh về việc tự học của bản thân. Đối tượng điều tra - Học sinh lớp 10 trường THPT Diễn Châu 5. Phương pháp điều tra Sử dụng phương pháp bằng bảng hỏi google form: https://forms.gle/LpUCidjvRFG6zeMY8 Kết quả điều tra Kết quả thu được như sau: 13
- STT Các tiêu chí SL Tỉ lệ % 1 Em có quan niệm như thế nào về việc học môn Hóa Học? 243 100 (Chỉ chọn một phương án) Rất thích học môn Hóa học 61 25,1 Chỉ xem môn Hóa học là nhiệm vụ 152 62,55 Không thấy hứng thú với môn Hóa học 30 12,34 2 Em đã được sử dụng học liệu điện tử Ebook trong học 243 100 tập môn Hóa Học? (Chỉ chọn một phương án) Thường xuyên 12 4,94 Thỉnh thoảng 115 47,33 Chưa bao giờ 116 47,73 3 Cảm nhận của em sau khi sử dụng học liệu truyền thống 243 100 như dùng SGK, SBT, đề in..? (Chỉ chọn một phương án) Rất thích 24 9,88 Bình thường 86 35,39 Không thích 133 54,73 4 Em đánh giá như thế nào về việc vận dụng học liệu truyền 243 100 thống trong quá trình tự học môn Hóa Học? (Có thể lựa chọn nhiều phương án) Dễ nhàm chán, không tạo hứng thú học tập 124 51,03 Khả năng ghi nhớ kiến thức không bền 122 50,21 Không phát huy được tính tích cực, chủ động của HS 183 75,31 5 Em đánh giá việc tự học của bản thân như thế nào? 243 100 (Chỉ chọn một phương án) Chủ động tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu 91 37,45 Làm bài tập theo nhiệm vụ được giao 152 62,55 Không làm bài tập kể cả khi được giao nhiệm vụ 0 0 Bảng 2. “Nhận thức của học sinh trong việc vận dụng học liệu vào quá trình tự học môn Hóa học ở trường THPT”. 14
- Qua bảng 2 có thể thấy: phần lớn học sinh xem môn Hóa học là một nhiệm vụ phải thực hiện trong quá trình học tập. Việc chủ động tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu của học sinh chưa nhiều, còn mang tính chất làm bài tập theo nhiệm vụ được giao. Trong học tập, HS được tiếp xúc với học liệu điện tử Ebook chưa thường xuyên và việc tự học qua các học liệu truyền thống chưa phát huy được tính tích cực, chủ động học tập của học sinh. Từ thực tế trên cho thấy, giáo viên cần phải đa dạng hóa học liệu hỗ trợ hoạt động tự học của học sinh. CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ EBOOK HÓA HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 2.1. Tổng quan về chương trình Hóa học 10 GDPT 2018 Cấu trúc chương trình SGK Nội dung Yêu cầu cần đạt - Nêu được đối tượng nghiên cứu của hoá học. Nhập môn hoá học - Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học. - Nêu được vai trò của hoá học đối với đời sống, sản xuất,... CẤU TẠO NGUYÊN TỬ - Trình bày được thành phần của nguyên tử (nguyên tử vô cùng nhỏ; nguyên tử gồm 2 phần: hạt nhân và lớp vỏ nguyên tử; hạt nhân tạo nên bởi các hạt proton (p), neutron (n); Lớp Các thành phần của vỏ tạo nên bởi các electron (e); điện tích, khối lượng mỗi nguyên tử loại hạt). - So sánh được khối lượng của electron với proton và neutron, kích thước của hạt nhân với kích thước nguyên tử. - Trình bày được khái niệm về nguyên tố hoá học, số hiệu nguyên tử và kí hiệu nguyên tử. - Phát biểu được khái niệm đồng vị, nguyên tử khối. Nguyên tố hoá học - Tính được nguyên tử khối trung bình (theo amu) dựa vào khối lượng nguyên tử và phần trăm số nguyên tử của các đồng vị theo phổ khối lượng được cung cấp. - Trình bày và so sánh được mô hình của Rutherford - Bohr với mô hình hiện đại mô tả sự chuyển động của electron Cấu trúc lớp vỏ trong nguyên tử. electron nguyên tử - Nêu được khái niệm về orbital nguyên tử (AO), mô tả được hình dạng của AO (s, p), số lượng electron trong 1 AO. 15
- - Trình bày được khái niệm lớp, phân lớp electron và mối quan hệ về số lượng phân lớp trong một lớp. Liên hệ được về số lượng AO trong một phân lớp, trong một lớp. - Viết được cấu hình electron nguyên tử theo lớp, phân lớp electron và theo ô orbital khi biết số hiệu nguyên tử Z của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. - Dựa vào đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử dự đoán được tính chất hoá học cơ bản (kim loại hay phi kim) của nguyên tố tương ứng. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC - Nêu được về lịch sử phát minh định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. - Mô tả được cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá Cấu tạo của bảng tuần học và nêu được các khái niệm liên quan (ô, chu kì, nhóm). hoàn các nguyên tố - Nêu được nguyên tắc sắp xếp của bảng tuần hoàn các hoá học nguyên tố hoá học (dựa theo cấu hình electron). - Phân loại được nguyên tố (dựa theo cấu hình electron: nguyên tố s, p, d, f; dựa theo tính chất hoá học: kim loại, phi kim, khí hiếm). - Giải thích được xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử trong một chu kì, trong một nhóm (nhóm A) (dựa theo lực Xu hướng biến đổi hút tĩnh điện của hạt nhân với electron ngoài cùng và dựa một số tính chất của theo số lớp electron tăng trong một nhóm theo chiều từ trên nguyên tử các nguyên xuống dưới). tố trong một chu kì và trong một nhóm - Nhận xét và giải thích được xu hướng biến đổi độ âm điện và tính kim loại, phi kim của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì, trong một nhóm (nhóm A). Xu hướng biến đổi - Nhận xét được xu hướng biến đổi thành phần và tính chất thành phần và một số acid/base của các oxide và các hydroxide theo chu kì. Viết tính chất của hợp chất được phương trình hoá học minh hoạ. trong một chu kì Định luật tuần hoàn - Phát biểu được định luật tuần hoàn. và ý nghĩa của bảng - Trình bày được ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố tuần hoàn các nguyên hoá học: Mối liên hệ giữa vị trí (trong bảng tuần hoàn các tố hoá học nguyên tố hoá học) với tính chất và ngược lại. LIÊN KẾT HOÁ HỌC - Trình bày và vận dụng được quy tắc octet trong quá trình Quy tắc octet hình thành liên kết hoá học cho các nguyên tố nhóm A. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giảng dạy ngôn ngữ lập trình C++ cho đội tuyển học sinh giỏi Tin học THPT
22 p | 31 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sử dụng các biến nhớ của máy tính điện tử cầm tay trong chương trình Toán phổ thông
128 p | 148 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh
23 p | 56 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 27 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bộ sưu tập video, clip hỗ trợ dạy, học nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
13 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 46 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chuyền bóng cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Thuận Thành số 1, Bắc Ninh
25 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm giúp đỡ học sinh yếu thế thông qua công tác chủ nhiệm lớp 12A3 ở trường THPT Vĩnh Linh
21 p | 16 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
13 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thư viện online về kiến thức thực tế và gợi ý nhiệm vụ STEM môn Toán và Khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục 2018
26 p | 10 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và tổ chức thực hiện chủ đề giáo dục STEM - Chế tạo máy cắt cỏ sử dụng nguồn điện một chiều
35 p | 12 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng toán tích phân hàm ẩn
11 p | 20 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng trường học hạnh phúc qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Con Cuông
53 p | 18 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn