Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng không gian lớp học xanh, thân thiện với môi trường bằng các sản phẩm học tập từ môn Sinh - Công nghệ
lượt xem 1
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Xây dựng không gian lớp học xanh, thân thiện với môi trường bằng các sản phẩm học tập từ môn Sinh - Công nghệ" nhằm giúp học sinh liên môn kiến thức để đa dạng sản phẩm, tạo điều kiện cho các em phát triển được kĩ năng đánh giá và tự đánh giá. Ngoài ra còn giúp các em nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe bản thân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng không gian lớp học xanh, thân thiện với môi trường bằng các sản phẩm học tập từ môn Sinh - Công nghệ
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲ CHÂU =====*===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài XÂY DỰNG KHÔNG GIAN LỚP HỌC XANH, THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG BẰNG CÁC SẢN PHẨM HỌC TẬP TỪ MÔN SINH – CÔNG NGHỆ BỘ MÔN: SINH - CÔNG NGHỆ Tên tác giả: LÊ THỊ THU TRÀ VŨ THỊ TỨ NGUYỄN THỊ HƯỜNG Tổ bộ môn: Khoa học tự nhiên Năm thực hiện: Năm học 2023 - 2024 Số điện thoại: 0987 815 584
- MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………...……. 3 1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………….…… 3 2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………...… 4 4. Tính mới, đóng góp của đề tài ……………………………………………… 4 PHẦN II: NỘI DUNG……………………………………………………...… 4 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn………………………………..……………..….… 4 1.1. Cơ sở lí luận………………………………………………………….…… 4 1.2. Cơ sở thực tiễn………………………………………………………….… 5 2. Những lợi ích khi trang trí lớp học bằng cây xanh………………….……… 7 3. Xây dựng chủ đề minh họa theo hướng giáo dục STEM…………………… 7 3.1. Tiến trình bài học STEM theo quy trình thiết kế kỹ thuật…………...…… 7 3.2. Khung kế hoạch dạy học chủ đề theo định hướng STEM………………… 8 3.3. Các giải pháp đề xuất……………………………………………...……… 11 3.3.1. Giải pháp 1……………………………………………………………… 12 3.3.2. Giải pháp 2……………………………………………………………… 13 3.3.3. Giải pháp 3……………………………………………………………… 15 4. Tổ chức thực nghiệm………………………………………………...……… 16 4.1. Mục đích………………………………………………………………...… 16 4.2. Nội dung thực nghiệm………………………………………………..…… 16 4.3. Phương pháp thực nghiệm………………………………………………… 16 4.4. Kết quả và xử lí kết quả thực nghiệm……………………………...……… 16 5. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất………..…… 22 5.1. Mục đích khảo sát…………………………………………………….…… 22 5.2. Nội dung và phương pháp khảo sát……………………………………..… 22 5.3. Đối tượng khảo sát………………………………………………...……… 23 5.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất……………………………………………………………………………... 23 Phần III: KẾT LUẬN………………………………………………………… 25 1. Kết luận……………………………………………………………………… 25 2. Kiến nghị………………………………………………………………..…… 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 27 PHỤ LỤC............................................................................................................ 28 1
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt Cụm từ đầy đủ THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm ĐC Đối chứng GV Giáo viên HS Học sinh 2
- Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Trong thực tiễn giảng dạy ở trường Trung học phổ thông (THPT) chúng tôi nhận thấy kiến thức Sinh - Công nghệ có rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Tuy nhiên do học sinh (HS) có tâm lí coi môn Công nghệ là môn phụ, môn Sinh học không thi tốt nghiệp (với các lớp thi tổ hợp khoa học xã hội) nên không tập trung học, không có hứng thú với môn học này. Việc tách rời các môn học làm cho HS thiếu đi tính ứng dụng vào thực tiễn. Đa số HS chỉ nắm được lí thuyết nhưng thực hành lại yếu. Đặc biệt theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì dạy học định hướng STEM là giải pháp tốt để thực hiện mục tiêu giúp HS phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và đặc thù môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tạo hứng thú học tập cho HS. Hướng tới xây dựng trường học thân thiện, lớp học hạnh phúc, ngoài việc giáo dục và giảng dạy, giáo viên (GV) còn định hướng cho HS yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường, xây dựng không gian lớp học xanh, sạch thông qua việc trang trí lớp học với hệ thống cây xanh được trồng trong các chậu tái chế từ vỏ chai nhựa. Hiện nay một số GV vẫn còn chưa nhận thức rõ bản chất của dạy học STEM cũng như cách thức thiết kế và tổ chức hoạt động STEM trong môn học, nên việc nghiên cứu sâu về hoạt động STEM là rất cần thiết. Sinh – Công nghệ là các môn học tích hợp nhiều lĩnh vực khoa học và gắn với nhiều hoạt động thực tiễn. Đặc biệt phương pháp trồng cây thủy canh, trồng cây trong đất, nhân giống vô tính ở thực vật rất thích hợp cho việc dạy học STEM, phù hợp với định hướng phát triển năng lực ở người học nhằm đáp ứng những đòi hỏi của xã hội hiện đại, đồng thời cũng giúp tận dụng vỏ chai nhựa làm ra sản phẩm tạo không gian lớp học gần gũi với thiên nhiên và tăng ý thức bảo vệ môi trường cho HS. Vì những lí do trên mà chúng tôi lựa chọn đề tài “Xây dựng không gian lớp học xanh, thân thiện với môi trường bằng các sản phẩm học tập từ môn Sinh - Công nghệ”. Việc thực hiện đề tài này cũng là một cách để thu hút học sinh yêu thích môn học hơn, kích thích học sinh tìm tòi sáng tạo, tạo lớp học thân thiện và góp phần bảo vệ môi trường sống. 2. Mục đích nghiên cứu. Do đặc thù bộ môn và tâm lí của HS còn e ngại, thiếu tính ứng dụng vào thực tiễn thì đề tài này giúp các em yêu thích bộ môn hơn, phát huy năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, khả năng vận dụng thực tiễn của HS. Tổ chức dạy học STEM còn giúp HS liên môn kiến thức để đa dạng sản phẩm, tạo điều kiện cho các em phát triển được kĩ năng đánh giá và tự đánh giá. 3
- Ngoài ra còn giúp các em nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe bản thân. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Giáo viên dạy môn Công nghệ nông nghiệp, Sinh học và học sinh trường THPT Quỳ Châu. 4. Tính mới, đóng góp của đề tài. Dạy học theo định hướng STEM giúp HS vừa có những kiến thức khoa học, vừa biết cách vận dụng vào thực tiễn, mất đi khoảng cách giữa lí thuyết và thực hành, tạo ra những con người năng động, sáng tạo đáp ứng yêu cầu của thời đại mới. Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM, GV đưa ra một tình huống có vấn đề; để giải quyết vấn đề đó, HS phải nghiên cứu, tìm tòi kiến thức liên quan và sử dụng chúng để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Giáo dục STEM tạo cho người học một phong cách học tập mới. Người học đóng vai trò là người sáng chế, người phát minh, cần phải hiểu rõ thực chất của các kiến thức cần trang bị; phải biết cách tìm tòi, mở mang kiến thức; phải biết cách chỉnh sửa lại cho phù hợp với vấn đề mà người học đang cần giải quyết. Sản phẩm STEM tạo ra từ phương pháp thủy canh, trồng cây trong đất kết hợp tận dụng vỏ chai nhựa được sử dụng trang trí lớp học tạo không gian gần gũi thiên nhiên, môi trường thông thoáng, trong lành và kích thích hứng khởi học tập, sáng tạo cho HS. Phần II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn. 1.1. Cơ sở lí luận. 1.1.1. Khái niệm dạy học STEM. STEM là thuật ngữ xuất phát từ phương pháp giảng dạy và học tập tích hợp nội dung và các kỹ năng khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Mô hình chu trình STEM: Đối với bộ môn Sinh - Công nghệ, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực, chú trọng định hướng phát triển năng lực thông qua thực tiễn hoạt động dạy học cho mỗi nội dung, mỗi chủ đề học tập là trọng tâm của chương trình mới. Nếu chỉ dạy theo kiến thức sách giáo khoa thì khả năng gây 4
- hứng thú, phát triển năng lực, tìm hiểu thiên nhiên, vận dụng thực tế còn thấp. Như vậy mục tiêu giáo dục STEM là tạo ra những con người tương lai có đầy đủ phẩm chất, năng lực, bản lĩnh để thích nghi với cuộc sống hiện đại. Giáo dục STEM giúp HS phát triển các năng lực chuyên môn, khơi dậy đam mê khám phá. Từ đó, giúp các em phát triển hơn và hoàn thiện bản thân mình. 1.1.2. Nguyên thắc thiết kế chủ đề dạy học STEM. - Đảm bảo mục tiêu dạy học. - Đảm bảo tính khoa học. - Đảm bảo tính sư phạm. - Đảm bảo tính thực tiễn. - Đảm bảo tính đa dạng, phong phú. - Đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. 1.1.3. Vì sao nên vận dụng phương pháp dạy học STEM vào môn Sinh – Công nghệ trong trường phổ thông. Sinh – Công nghệ là môn khoa học rất gần gũi với đời sống hàng ngày của con người. Là bộ môn có mối quan hệ chặt chẽ với các môn học khác như Hóa học, Toán học, Tin học …, cần vận dụng kiến thức các môn này vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Khi áp dụng phương pháp này HS sẽ thấy được mối liên hệ giữa các môn học với nhau, từ đó sẽ thay đổi cảm nhận về bộ môn khoa học tự nhiên – tưởng chừng như khô khan và khó học. Chủ đề STEM trong bộ môn Sinh – Công nghệ cũng khá phong phú và đa dạng nên việc tiếp cận dạy học theo định hướng STEM là rất cần thiết. Qua các đợt tập huấn về giáo dục STEM, chúng tôi đã thay đổi và áp dụng vào dạy học trong thời gian qua. Chúng tôi mạnh dạn trình bày những ý tưởng cũng như kinh nghiệm của bản thân và mong các đồng nghiệp sẽ cùng giúp HS được trải nghiệm sáng tạo. Chúng tôi thực hiện đề tài: “Xây dựng không gian lớp học xanh, thân thiện với môi trường bằng các sản phẩm học tập từ môn Sinh - Công nghệ” thích hợp cho việc tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM hiện nay. 1.2. Cơ sở thực tiễn. 1.2.1. Thực trạng dạy học môn Sinh - Công nghệ trong trường phổ thông hiện nay. Mô hình giáo dục STEM vẫn còn khá mới mẻ đối với giáo dục Việt Nam, bắt nguồn từ các cuộc thi Robocon cho HS THPT. Thời gian gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng năm đã tổ chức các cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho HS trung học” và cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho GV trung học”. Đặc biệt là cuộc thi “Khoa học kỹ thuật 5
- dành cho HS trung học” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức dành cho HS THPT đã trở thành điểm sáng trong định hướng giáo dục phát triển năng lực. Về cơ bản đây cũng là hình thức giáo dục STEM. Tại đơn vị công tác, chúng tôi thấy các GV đều biết đến giáo dục STEM, một số ít cũng đã vận dụng vào môn mình dạy nhưng chỉ ở mức yêu cầu HS làm các thí nghiệm, hay làm sản phẩm tại nhà, … nên chưa phát huy hết sự sáng tạo của người học. Một phần nhỏ GV còn hiểu sai về STEM, cho rằng sản phẩm mà HS làm ra phải là những phát minh thật mới lạ mới được xem là STEM. Vì thế việc hướng cho HS ở nông thôn, miền núi tìm ra công nghệ mới là không khả thi nên rất khó áp dụng cho môn học của mình. Theo chúng tôi thấy nhiều trường học đã thực hiện và cho kết quả tốt, HS rất hào hứng, tích cực và chủ động sáng tạo trong quá trình học. Trong thời gian vừa qua, trường THPT Quỳ Châu luôn tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho GV các hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục STEM. Đặc biệt là trong chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” thì các thầy cô giáo ở trường THPT Hà Huy Tập đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm bổ ích mà trường bạn đã làm được về STEM, truyền thêm động lực cho GV chúng tôi cùng tìm hiểu và áp dụng. Trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi đã khảo sát 160 HS lớp 11 về sự hứng thú, cách thức học, nội dung và phương pháp học môn Sinh – Công nghệ. Kết quả cho thấy: Để áp dụng giáo dục STEM vào đơn vị mình nhằm phát triển tối đa khả năng sáng tạo của HS, giúp các em phát huy tính tự chủ, tích cực trong giải quyết vấn đề thì cần có các điều kiện sau: - HS cần có khả năng tư duy, có sự hợp tác, có năng lực nghiên cứu khoa học. - Điều kiện cơ sở vật chất phải đầy đủ. - GV cần nắm vững về giáo dục STEM, đầu tư thời gian, công sức cho một bài học. - Phụ huynh và HS cần hiểu rõ bản chất của giáo dục STEM. 1.2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi đưa STEM vào trường phổ thông hiện nay. 1.2.2.1. Thuận lợi. - Nhà trường khuyến khích dạy học theo định hướng giáo dục STEM, quan tâm tới việc nâng cao chất lượng dạy học và việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Kiến thức Sinh – Công nghệ gắn liền với thực tế cuộc sống vô cùng phong phú, có môi trường thiên nhiên gần gũi, … tạo điều kiện thuận lợi để truyền đạt kiến thức STEM về cây trồng, vật nuôi, dinh dưỡng, ứng dụng vi sinh vật, tận dụng nguyên liệu sẵn có để làm ra sản phẩm, … 6
- - Khi được hướng dẫn và giao nhiệm vụ về giáo dục STEM, các em thật sự hứng thú, mong muốn được trải nghiệm, được tự tay làm ra sản phẩm để khám phá và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 1.2.2.2. Khó khăn. - Điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế (Tài liệu, thiết bị, phòng học STEM…) - Một số giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, còn lúng túng khi tiếp cận giáo dục STEM. - Đa số HS còn rụt rè, chưa mạnh dạn khám phá cái mới. Phụ huynh và HS chưa nhận thức được lợi ích của việc học STEM mà còn tồn tại quan điểm “học để thi, để lên lớp, để đậu tốt nghiệp”. Ngoài ra, đa số các em ở xa và trọ học nhiều địa bàn khác nhau, một bộ phận HS bận học ngoài giờ nên việc sắp xếp thời gian hoạt động khó khăn. 2. Những lợi ích khi trang trí lớp học bằng cây xanh. - Khơi gợi cảm hứng học tập, tăng khả năng sáng tạo cho HS: Màu xanh thúc đẩy tư duy sáng tạo, khát khao khám phá thế giới. - Gia tăng tình cảm gắn kết giữa các HS: Các hoạt động bên lề như trồng cây, chăm sóc, trang trí lớp học là giây phút giúp các em HS gắn kết, tăng khả năng tương tác, khả năng sáng tạo cũng như tình cảm bạn bè khăng khít hơn. - Giảm căng thẳng: Màu xanh của cây giúp làm dịu tinh thần, giảm áp lực và mệt mỏi. Từ đó nâng cao chất lượng học tập. - Tuyên truyền, giáo dục tình yêu thiên nhiên cho HS: Các hoạt động liên quan đến cây xanh, vật liệu tái chế giúp HS nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. - Trang trí cửa sổ lớp học bằng cây xanh tiết kiệm chi phí: Không tốn thời gian và kinh phí mua đồ trang trí. Điều này sẽ giúp tiết kiệm quỹ lớp, tránh phát sinh những ý kiến không mong muốn của phụ huynh về các khoản đóng góp của HS. 3. Xây dựng chủ đề minh họa theo hướng giáo dục STEM. 3.1. Tiến trình bài học STEM theo quy trình thiết kế kỹ thuật. Theo công văn số 3089/BGDĐT/GDTrH về việc triển khai giáo dục STEM trong trường THPT, tiến trình bài học STEM theo quy trình kỹ thuật gồm 5 hoạt động: Hoạt động 1: Xác định vấn đề. Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp. Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp. Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá. Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh. 7
- 3.2. Khung kế hoạch dạy học chủ đề theo định hướng STEM. Chủ đề “Trồng cây bằng vật liệu tái chế” là ý tưởng dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho đối tượng học sinh lớp 10, 11. Gồm các hoạt động sau: - Tìm hiểu kiến thức nền. - HS đưa ra các ý tưởng thiết kế mô hình trồng cây từ vỏ chai nhựa và thảo luận chốt phương án tối ưu. GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện chế tạo sản phẩm theo phương án đã chọn. HS làm sản phẩm tại nhà. - HS báo cáo sản phẩm theo nhóm: + Đại diện các nhóm trình bày lại quy trình chế tạo sản phẩm. Minh chứng có video hoặc hình ảnh trong bài báo cáo (powerpoint, canva, …). + Các nhóm trưng bày sản phẩm làm được. + Các HS nhận xét sản phẩm của nhóm bạn. GV nhận xét chung, cho điểm các nhóm theo từng tiêu chí đánh giá. Cụ thể như sau: Bước 1: Lựa chọn chủ đề. Dựa vào nội dung bài 2 “Trao đổi nước và khoáng ở thực vật”, bài 3 (mục III.2) chương trình Sinh học 11 và nội dung bài 13 “Nhân giống cây trồng”, bài 19 “Quy trình trồng trọt và cơ giới hóa trong trồng trọt”, bài 25 “Công nghệ trồng cây không dùng đất” đã học ở chương trình Công nghệ trồng trọt lớp 10 để hình thành cho HS thực hiện trồng cây trong chai nhựa tái chế. Bước 2: Xác định mục tiêu của chủ đề. a. Về năng lực. * Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: HS tích cực chủ động tìm kiếm học liệu về trồng cây bằng vật liệu tái chế. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm ra giải pháp trồng cây bằng vật liệu tái chế phù hợp điều kiện thực tế. - Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công nhiệm vụ cá nhân, phối hợp cùng thực hiện; đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ cá nhân, nhóm. * Năng lực đặc thù: - Phân tích được vai trò và nguyên tắc sử dụng nước, dinh dưỡng khoáng trong trồng cây. - Khái niệm, cơ sở khoa học và quy trình trồng cây không dùng đất, trồng cây trong chậu . 8
- - Tìm hiểu thế giới xung quanh để sáng tạo ý tưởng phù hợp. Thiết kế ý tưởng của mình và thực hiện chế tạo sản phẩm đó bằng các vật liệu có sẵn. Đồng thời, đánh giá và nhận xét sản phẩm của mình cũng như các bạn. + Đề xuất được giải pháp về việc sử dụng phân bón, loại cây trồng, tái chế chai nhựa vào trong việc trồng cây tạo môi trường xanh tại lớp học, trường học. + Lựa chọn loại cây phù hợp và thực hiện trồng cây thủy canh, cây trong chậu nhỏ, cây trong bồn hoa vườn trường. b. Về phẩm chất. - Chăm chỉ: HS tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập, vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. - Trách nhiệm: Tái chế chai nhựa giúp HS nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Bước 3: Xác định các vấn đề cần giải quyết trong chủ đề. Giáo viên giao nhiệm vụ tìm hiểu kiến thức nền và đề xuất giải pháp: - Vai trò của nước và dinh dưỡng khoáng? Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở cây trồng? - Nêu cơ sở khoa học của trồng cây thủy canh, trồng cây trong chậu, các phương pháp nhân giống vô tính (giâm, chiết cành)? - Tìm hiểu đặc điểm, ưu - nhược điểm và quy trình của trồng cây thủy canh, trồng cây trong chậu, các phương pháp nhân giống vô tính (giâm, chiết cành)? - Làm thế nào để tạo ra các chậu trồng cây từ các nguyên, vật liệu phế thải? Bảng: Quy trình đề xuất Quy trình đề xuất Nguyên vật liệu Phương án 1: …..……………………… …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. Phương án 2: …..……………………… …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. Phương án 3: …..……………………… …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. Bảng: Lựa chọn quy trình Quy trình đề xuất Quy trình được chọn Phương án 1: …..………………………. ………………………………………….. Phương án 2: …..………………………. ………………………………………….. Phương án 3: …..………………………. ………………………………………….. 9
- Bước 4: Xây dựng các tiêu chí đánh giá. a. Tiêu chí đánh giá xây dựng quy trình: Tối đa 20 điểm Tiêu chí Tốt (5 điểm) Đạt (3 điểm) Chưa đạt (1 điểm) Quy trình Quy trình rõ ràng, Quy trình rõ Quy trình không rõ dễ thực hiện ràng nhưng khó ràng, không thực thực hiện hiện được Cách thức thực Đơn giản, dễ thực Dễ thực hiện Phức tạp, khó thực hiện hiện hiện Nguyên liệu phổ Nguyên liệu phổ Nguyên liệu không Nguyên liệu biến, giá thấp biến, giá cao phổ biến, giá cao Phạm vi ứng dụng Phạm vi rất rộng Phạm vi rộng Phạm vi hẹp b. Tiêu chí đánh giá sản phẩm của các nhóm. Tiêu chí Tốt (5 điểm) Đạt (3 điểm) Chưa đạt (1 điểm) Trình bày rõ ràng, Trình bày tương đối Trình bày còn lúng Thuyết trình đầy đủ, lưu loát rõ ràng, lưu loát túng, chưa rõ ràng Cấu trúc sản phẩm Cấu trúc tương đối Cấu trúc sản phẩm Hình thức hợp lí, cây phát hợp lí, cây phát chưa hợp lí, cây triển tốt. triển bình thường. phát triển kém. Có sáng tạo, ứng Có sáng tạo nhưng Còn khuôn mẫu, Tính sáng tạo dụng linh hoạt. chưa linh hoạt. chưa linh hoạt. c. Tiêu chí đánh giá học sinh. Tiêu chí đánh giá hoạt động của nhóm Thường Tương đối Thỉnh Hiếm TT Tiêu chí xuyên thường xuyên thoảng khi (4) (3) (2) (1) 1 Nhóm hoạt động sôi nổi Các thành viên trong nhóm 2 đều tham gia tích cực 3 Nhóm trình bày tốt Nhóm có tương tác với các 4 nhóm khác 5 Đánh giá chung 10
- Tiêu chí đánh giá quá trình tham gia của cá nhân Thường Tương đối Thỉnh Hiếm TT Tiêu chí xuyên thường xuyên thoảng khi (4) (3) (2) (1) Tôi chủ động tham gia thảo 1 luận nhóm Tôi hoàn thành các nhiệm vụ 2 nhóm giao Tôi chăm chú nghe và không 3 làm gián đoạn khi các bạn phát biểu Tôi có ý tưởng sáng tạo đóng 4 góp cho nhóm 5 Đánh giá chung Bước 5: Xác định nội dung cần sử dụng để giải quyết vấn đề của chủ đề STEM. Nội dung Khoa học (S) Công nghệ (T) Kỹ thuật (E) Toán học (M) Quy trình Các yếu tố Dao, kéo, chai Sơ đồ quy Tính toán trồng cây ảnh hưởng nhựa, keo dán trình thiết kế nguyên vật bằng vật liệu đến cây trồng nhựa liệu, lượng chất tái chế dinh dưỡng Bước 6: Thiết kế hoạt động học tập. - Thời gian: 3 tiết trên lớp và 1 tuần hoạt động ở nhà. - Tiến trình thực hiện. Xác định vấn đề, tiếp nhận nhiệm vụ Tiết 1 – Tại lớp Nghiên cứu kiến thức nền Trình bày và lựa chọn giải pháp Tiết 2 – Tại lớp Thực hiện giải pháp 1 tuần – Tại nhà Báo cáo kết quả, đánh giá Tiết 3 – Tại lớp 3.3. Các giải pháp đề xuất. Hiện nay rác thải nhựa đang là một thách thức lớn đối với môi trường, chúng gây ô nhiễm nghiêm trọng vì không phân hủy được. . Bên cạnh đó không thể phủ nhận được vai trò của cây xanh trong việc làm sạch không khí, tạo không gian sống trong lành. Hiểu rõ lợi ích của việc trồng cây, tận dụng những chai nhựa đã qua sử dụng để làm vật liệu trồng cây còn góp phần làm giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường. Để thực hiện tốt dạy học theo định hướng STEM chủ đề “Trồng cây bằng vật liệu tái chế” chúng tôi thực hiện các giải pháp: 11
- 3.3.1. Giải pháp 1: Dùng sản phẩm trồng cây thủy canh bằng chai nhựa để trang trí lớp học. Trồng cây thủy canh là kỹ thuật trồng cây trong môi trường dinh dưỡng hoặc giá thể mà không phải là đất. Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây được hòa tan trong nước và cung cấp đủ, đúng lúc cho cây trồng. Đặc biệt phương pháp này còn giúp tiết kiệm không gian và nước tối đa. Mặt khác, việc tái chế chai nhựa cũng giúp giảm lượng rác thải, hạn chế ô nhiễm môi trường. Khi kết hợp hai ý tưởng này, chúng ta tạo ra một giải pháp “cực kì xanh”: Trồng cây thủy canh bằng chai nhựa. Với ý tưởng này không chỉ làm giảm rác thải mà còn tạo một không gian thủy canh nhỏ gọn, đẹp mắt, phù hợp với các không gian nhỏ như lớp học, phòng ở, … từ đó tạo một môi trường xanh, trong lành, thân thiện và gần gũi với thiên nhiên. Quy trình thực hiện như sau: - Chuẩn bị vật liệu. - Chọn cây trồng thích hợp. - Cắt vỏ chai nhựa để làm chậu. - Pha dung dịch dinh dưỡng. - Trồng cây vào chậu thủy canh tái chế. - Chăm sóc. Các sản phẩm thủy canh sau khi hoàn thiện có thể trưng bày trên bàn giáo viên, trên bục cửa sổ hoặc treo trên khung cửa sổ tạo không gian lớp học xanh, trong lành. 12
- 3.3.2. Giải pháp 2: Dùng sản phẩm trồng cây trong chậu nhựa tái chế để trang trí lớp học. Những chậu hoa, cây cảnh không chỉ có tác dụng thanh lọc không khí, tốt cho sức khỏe mà còn nâng cao tính thẩm mỹ. Việc trồng cây trong chậu là một cách để đưa không gian xanh vào lớp học. Ưu điểm nhỏ gọn, dễ di chuyển và chăm sóc. Điều này không chỉ giúp HS thư giãn mà còn điều hòa không khí, tạo không gian lớp học trong lành. Khi trực tiếp chăm sóc cây hàng ngày sẽ giúp các em HS hiểu rõ hơn về quy trình trồng trọt cơ bản và công việc hàng ngày của người nông dân. Đặc biệt khi chậu trồng cây được tái chế từ chai nhựa thì càng thêm ý nghĩa, rèn cho HS tình yêu thiên nhiên, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Quy trình thực hiện: - Chọn cây trồng thích hợp. - Chọn chai nhựa phù hợp với cây trồng đó. - Cắt tỉa chai nhựa (có thể trang trí thêm). - Trồng cây. - Chăm sóc. 13
- Trưng bày trong “Ngày hội STEM” Trang trí lớp học 14
- 3.3.3. Giải pháp 3: Sử dụng sản phẩm nhân giống cây trồng để trồng cây trong bồn hoa của trường. Các phương pháp nhân giống vô tính (giâm, chiết cành) với mục đích tạo nguồn giống cho trồng cây thủy canh và trồng cây trong chậu. Ngoài ra, còn sử dụng trồng trong các bồn hoa của trường. Việc trồng, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh trong trường học có ý nghĩa thiết thực. Trồng cây giúp cho khuôn viên trường học đẹp hơn, xanh hơn, sạch hơn và còn góp phần vào giảm ô nhiễm môi trường, tạo không khí trong lành. Đặc biệt khi HS áp dụng những kiến thức mà mình đã học vào việc trồng và chăm sóc bồn hoa thì càng thêm phần ý nghĩa. Với những hành động như trồng cây, nhổ cỏ, cắt tỉa, … giúp các em HS được hòa mình vào thiên nhiên, nâng cao ý thức yêu lao động và bảo vệ môi trường luôn xanh – sạch – đẹp. Để làm được điều đó HS vận dụng các kiến thức về giâm, chiết cành, trồng cây con và áp dụng quy trình kỹ thuật trồng trọt vào thực tế. Dưới bàn tay chăm sóc của các em, khuôn viên trường đã rực rỡ hơn và góp phần tạo hứng thú cho HS trong việc học tập và rèn luyện. Quy trình thực hiện: - Nhân giống hoa hồng bằng phương pháp giâm cành, chiết cành. - Chuẩn bị giống cây hoa viền. - Làm đất: Cuốc cỏ, xới đất, đào hốc. - Bón phân. - Trồng hoa. - Chăm sóc: Tưới nước, làm cỏ, cắt tỉa, bắt sâu. 15
- 4. Tổ chức thực nghiệm. 4.1. Mục đích. Mục đích của thực nghiệm là kiểm tra tính hiệu quả và tính khả thi của đề tài. 4.2. Nội dung thực nghiệm. - Đề tài được thực hiện trong năm học 2022 – 2023 và 2023 – 2024. - Giáo án được thiết kế theo quy trình. - Sử dụng phiếu điều tra sự hứng thú của học sinh khi học tập theo định hướng giáo dục STEM và những bài học rút ra sau khi thực hiện chủ đề. 4.3. Phương pháp thực nghiệm. Năm học 2023 – 2024, chúng tôi tiến hành ở các lớp thực nghiệm 11C4, 11C5 (TN) và các lớp đối chứng 11C2, 11C3 (ĐC). Lưu ý là các nhóm lớp này có lực học tương đương. 4.4. Kết quả và xử lí kết quả thực nghiệm. 4.4.1. Về mặt định tính. Khi triển khai dự án chúng tôi rất lo lắng vì phương pháp này khá mới nhưng sau khi thực hiện chúng tôi nhận thấy nhiều điều mà trước đây bản thân cũng chưa hiểu đúng về STEM. Nhận thức thay đổi đối với GV đã là một sự thành công thì đối với HS là sự tiến bộ rõ rệt. Trước đây các em không để tâm nhiều đến nhiệm vụ cô giao về nhà nhưng giờ có những em rất nhiệt tình, nhắn hỏi cô những chỗ chưa hiểu, đắn đo khi chưa thấy hài lòng; các em mạnh dạn đứng trước đám đông trình bày, được thỏa sức sáng tạo làm điều mình thích. Sau một thời gian từ chỗ chưa biết cách làm powerpoint hay tra cứu thông tin thì nay các em đã biết sử dụng công nghệ thông tin phục vụ cho việc học tập. Cũng nhờ công nghệ mà các em kết nối được với nhau, rèn luyện được kỹ năng làm việc nhóm. Mặc dù một số sản phẩm của các nhóm chưa đều tay, chất lượng chưa được tốt, hình thức chưa nổi trội nhưng các em rất nỗ lực và đã hoàn thành nhiệm vụ. Nếu như không được thực hành, không tự tay làm ra sản phẩm thì chưa chắc các em biết cách làm và không ứng dụng được kiến thức vào thực tiễn. Khả năng hoạt động tích cực của học sinh ở những lớp TN tốt hơn hẳn các lớp ĐC. Ở những lớp này học sinh cũng chủ động hơn, khả năng tự làm việc tốt hơn cũng như khả năng thích ứng trong môi trường mới nhanh hơn các lớp khác. 4.4.2. Về mặt định lượng. Để so sánh về mức độ thu nhận kiến thức, khả năng hoạt động tích cực giữa các lớp TN và ĐC, chúng tôi cho HS làm bài kiểm tra 10 phút sau khi học xong chủ đề. Kết quả như sau: 16
- Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Kết quả Tổng số học sinh: 80 Tổng số học sinh: 80 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Tốt 18 22.5 11 13.8 Khá 26 32.5 19 23.8 Đạt 36 45 47 58.7 Chưa đạt 0 0 3 3.7 70.000% 60.000% 50.000% 40.000% 30.000% 20.000% 10.000% .000% Tốt Khá Đạt Chưa đạt Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Hình 1: Biểu đồ minh họa kết quả đánh giá mức độ nắm vững kiến thức Nhìn vào biểu đồ sẽ thấy được sự chênh lệch tương đối rõ. Học sinh ở các lớp TN có sự tiến bộ rõ rệt về mặt kiến thức, kỹ năng và tích cực hơn trong các hoạt động được giao. Tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng lên và điều quan trọng là các em thay đổi tư duy, thay đổi cách học, tích cực sáng tạo để vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Sau khi tiến hành thực nghiệm xong, chúng tôi đã khảo sát lại 160 em học sinh lúc đầu, kết quả thu được như sau: Mức độ hứng thú của em Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm đối với môn Sinh – Công nghệ? Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Rất thích 15 9.4 28 17.5 Thích 34 21.3 76 47.5 Bình thường 69 43.1 36 22.5 Không thích 42 26.2 20 12.5 17
- 60.000% 50.000% 40.000% 30.000% 20.000% 10.000% .000% Rất thích Thích Bình thường Không thích Trước TN Sau TN Hình 2: Biểu đồ đánh giá mức độ hứng thú của học sinh với môn học Từ kết quả khảo sát cho thấy số lượng HS thích học môn Sinh – Công nghệ tăng lên, từ 9.4% rất thích và 21.3% thích trước thực nghiệm lên 17.5% rất thích và 47.5% thích sau thực nghiệm, còn số HS không thích giảm từ 26.2% xuống 12.5% và bình thường giảm từ 43.1% xuống 22.5%. Như vậy, dạy học theo định hướng STEM đã tăng hứng thú của học sinh đối với môn học. Lý do em thích học môn Sinh – Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Công nghệ? Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Kiến thức dễ hiểu 71 44.4 56 35 Kiến thức gắn liền với thực tế 34 21.2 47 29.4 Bài học sinh động, giáo viên vui 23 14.4 24 15 vẻ Là bộ môn có tính vào điểm 32 20 33 20.6 đánh giá cuối năm 18
- 50.000% 45.000% 40.000% 35.000% 30.000% 25.000% 20.000% 15.000% 10.000% 5.000% .000% Kiến thức dễ Kiến thức gắn Bài học sinh Là bộ môn có hiểu liền với thực tế động, giáo viên tính vào điểm vui vẻ đánh giá cuối năm Trước TN Sau TN Hình 3: Biểu đồ đánh giá vì sao em thích học môn Sinh – Công nghệ Qua bảng trên, chúng tôi nhận thấy HS yêu thích bộ môn Sinh – Công nghệ được dạy học theo định hướng STEM vì các em được trải qua nhiều hoạt động thực tiễn phù hợp năng lực, gắn với nhiều môn học như Toán, Hóa, Tin,… Đồng thời các em được thoải mái sáng tạo để làm ra nhiều sản phẩm độc đáo nên không còn cảm giác chán nản với môn học. Trong giờ học môn Sinh – Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Công nghệ em muốn được học như thế nào? Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Tập trung nghe giảng và ghi 41 25.6 20 12.5 chép Tập trung nghe giảng, phát 74 46.3 81 50.6 biểu, thảo luận Thực hành, thí nghiệm để tự 45 28.1 59 36.9 làm ra sản phẩm 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số bài toán thực tế, liên môn tạo hứng thú học Toán cho học sinh lớp 10
60 p | 47 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi học sinh giỏi phần Vi sinh vật
41 p | 41 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bài tập về cân bằng Hóa Học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
46 p | 42 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 27 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bộ sưu tập video, clip hỗ trợ dạy, học nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
13 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo chuẩn định tính và định lượng các môn giáo dục nghề phổ thông sử dụng trong kiểm tra, đánh giá và thi nghề phổ thông
75 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số giải pháp tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 THPT - Ban cơ bản
32 p | 36 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng chuyên đề Phương pháp học tập để nâng cao kết quả học tập học sinh
35 p | 42 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học phần Sinh thái học - chương trình chuyên Trung học phổ thông
81 p | 40 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thư viện online về kiến thức thực tế và gợi ý nhiệm vụ STEM môn Toán và Khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục 2018
26 p | 10 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng trường học hạnh phúc qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Con Cuông
53 p | 18 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 14 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học Ứng dụng của tích phân nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
24 p | 50 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống thi trực tuyến cấp chứng chỉ Công nghệ thông tin tại Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ và Hướng nghiệp tỉnh Ninh Bình
8 p | 23 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm cho nhiều đối tượng học sinh
14 p | 35 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần Định luật bảo toàn vật lí lớp 10 THPT nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực nhận thức, rèn luyện tư duy sáng tạo
63 p | 37 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống bài tập xác suất (Toán lớp 11) dành cho học sinh trung bình, khá trường THPT Thành Phố Điện Biên Phủ
16 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn