intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng ngân hàng câu hỏi và hướng dẫn tạo đề kiểm tra đánh giá định kì theo ma trận, bản đặc tả định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh môn Tin học cấp THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:227

35
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Xây dựng ngân hàng câu hỏi và hướng dẫn tạo đề kiểm tra đánh giá định kì theo ma trận, bản đặc tả định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh môn Tin học cấp THPT" nhằm nghiên cứu và xây dựng bộ ngân hàng câu hỏi đề kiểm tra đánh giá định kì và hướng dẫn tạo đề kiểm tra định kì ngẫu nhiên theo ma trận, góp phần giúp giáo viên môn Tin học Trung học phổ thông thực hiện nhanh chóng, chính xác việc ra đề kiểm tra đánh giá định kì hàng năm

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng ngân hàng câu hỏi và hướng dẫn tạo đề kiểm tra đánh giá định kì theo ma trận, bản đặc tả định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh môn Tin học cấp THPT

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI VÀ HƯỚNG DẪN TẠO ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KÌ THEO MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH MÔN TIN HỌC CẤP THPT” Lĩnh vực: Tin học
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI VÀ HƯỚNG DẪN TẠO ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KÌ THEO MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH MÔN TIN HỌC CẤP THPT” Lĩnh vực: Tin học Tên tác giả: 1. Trần Thanh Hiệp – Sở GD ĐT Nghệ An 2. Nguyễn Thị Tú Anh – Trường THPT Nguyễn Duy Trinh 3. Nguyễn Xuân Quỳnh Trang – Trường THPT Hà Huy Tập Năm học: 2021 - 2022
  3. MỤC LỤC Trang Phần một. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Đối tượng nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Điểm mới của đề tài 2 7. Cấu trúc của đề tài 3 Phần hai. NỘI DUNG 4 Chương một CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 4 1.1. Kiểm tra, đánh giá định kì 4 1.2. Xây dựng ma trận, đặc tả đề kiểm tra 5 2. Cơ sở thực tiễn 8
  4. 2.1. Xuất phát từ thực trạng ra đề kiểm tra định kì trong các trường phổ thông nói chung, trường THPT Nguyễn Duy Trinh và THPT Hà Huy Tập 8 những năm gần đây 2.2. Xuất phát từ hiệu quả bước đầu của việc sử dụng ngân hàng câu hỏi tạo đề kiểm tra đánh giá định kì theo ma trận, bản đặc tả 9 Chương hai XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI KIỂM TRA THEO MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ DỰA TRÊN HƯỚNG DẪN CỦA BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGHỆ AN 1. Xây dựng ngân hàng câu hỏi kiểm tra theo ma trận, đặc tả dựa vào hướng dẫn của Bộ Giáo dục Đào tạo và Sở Giáo dục Đào tạo Nghệ An 10 1.1. Kiểm tra lớp 10 10 1.2. Kiểm tra lớp 11 22 1.3. Kiểm tra lớp 12 34 2. Đề xuất xây dựng bản đặc tả và bộ câu hỏi minh họa đề kiểm tra lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 43 2.1. Đề xuất xây dựng bản đặc tả đề kiểm tra lớp 10 theo chương trình giáo 43 dục phổ thông 2018
  5. 2.2. Ngân hàng câu hỏi minh họa đề kiểm tra lớp 10 theo chương trình 47 giáo dục phổ thông 2018 3. Kết quả bước đầu 48 Phần ba. KẾT LUẬN 49 1. Hiệu quả, ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 49 2. Nhận định về việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và khả năng mở rộng 49 đề tài 3. Bài học kinh nghiệm và đề xuất 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
  6. Phần một: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Ngày 20 tháng 7 năm 2021 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 22/2021/TT- BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT- BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, một số nội dung điều chỉnh trong kiểm tra, đánh giá cấp trung học. Nội dung kiểm tra, đánh giá định kì được thực hiện sau mỗi giai đoạn giáo dục gồm kiểm tra, đánh giá giữa kì và kiểm tra, đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập nhằm đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành. Đối với bài kiểm tra, đánh giá bằng điểm số: đề kiểm tra phải được xây dựng theo ma trận câu hỏi tự luận hoặc trắc nghiệm kết hợp với tự luận biên soạn theo mức độ cần đạt của các chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Mức độ yêu cầu của các câu hỏi trong đề kiểm tra thể hiện qua 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao của các kiến thức, kĩ năng được sử dụng. Đầu năm học 2021 - 2022, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã tiến hành tập huấn cho giáo viên về nội dung hướng dẫn xây dựng ma trận, đặc tả và đề kiểm tra, đánh giá định kì theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh cấp trung học phổ thông. Việc sử dụng ma trận và bảng đặc tả theo định hướng của Bộ và Sở giáo dục đào tạo đã giúp cho giáo viên ra đề đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng theo các bài học hoặc chủ đề, phù hợp với mức độ cần đạt của chương trình môn học. Từ đó, đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực. Qua các buổi tập huấn do Bộ và Sở Giáo dục Đào tạo Nghệ An tổ chức và thực tế các năm thực hiện ra đề kiểm tra định kì ở trường THPT Nguyễn Duy Trinh và THPT Hà Huy Tập, là giáo viên môn Tin học, chúng tôi mong muốn xây dựng bộ ngân hàng câu hỏi theo đơn vị kiến thức trong ma trận và bảng đặc tả của Bộ giáo dục và đào tạo đã hướng dẫn. Đồng thời xây dựng chương trình lưu trữ kho ngân hàng câu hỏi và giúp người sử dụng có thể tự lựa chọn để tạo đề thi định kì ngẫu nhiên theo đúng ma trận được xây dựng. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn viết đề tài “Xây dựng ngân hàng câu hỏi và hướng dẫn tạo đề kiểm tra đánh giá định kì theo ma trận, bản đặc tả định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh môn Tin học cấp THPT”. 1
  7. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và xây dựng bộ ngân hàng câu hỏi đề kiểm tra đánh giá định kì và hướng dẫn tạo đề kiểm tra định kì ngẫu nhiên theo ma trận, góp phần giúp giáo viên môn Tin học Trung học phổ thông thực hiện nhanh chóng, chính xác việc ra đề kiểm tra đánh giá định kì hàng năm. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Xác định cơ sở lý luận của đề tài xuất phát từ chủ trương điều chỉnh trong kiểm tra, đánh giá cấp trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phân tích thực trạng ra đề kiểm tra định kì trong các trường phổ thông nói chung và trường THPT Nguyễn Duy Trinh và THPT Hà Huy Tập những năm gần đây. Đề ra những giải pháp hợp lý giúp giáo viên thực hiện nhanh chóng, chính xác việc ra đề kiểm tra đánh giá định kì theo ma trận, bảng đặc tả nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh cấp trung học phổ thông. 4. Đối tượng nghiên cứu Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận chương trình tin học THPT lớp 10, lớp 11, lớp 12 theo ma trận và bản đặc tả của Bộ và Sở Giáo dục Đào tạo Nghệ An hướng dẫn. Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, tự luận tin học 10 chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo bản đặc tả đề xuất. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp lí luận: Căn cứ vào chủ trương điều chỉnh trong kiểm tra, đánh giá cấp trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra, thực nghiệm, so sánh, tổng hợp nhằm đưa ra giải pháp mới. 6. Điểm mới của đề tài - Giúp giáo viên Tin học THPT có thể tra cứu, tham khảo kho ngân hàng câu hỏi được xây dựng chuẩn theo đơn vị kiến thức trong ma trận, đặc tả đề kiểm tra hoặc sử dụng chương trình đã lưu trữ sẵn kho câu hỏi để tạo đề kiểm tra định kì theo đúng ma trận được xây dựng một cách nhanh chóng và chính xác. - Đề xuất được bản đặc tả đề kiểm tra và bộ câu hỏi trắc nghiệm, tự luận dựa theo bản đặc tả tin học 10 chương trình giáo dục phổ thông 2018 bắt đầu giảng dạy ở năm học 2022 – 2023. 2
  8. 7. Cấu trúc của đề tài Phần I. Đặt vấn đề 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4. Đối tượng nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Điểm mới của đề tài 7. Cấu trúc của đề tài Phần II. Nội dung Chương 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn Chương 2. Xây dựng ngân hàng câu hỏi kiểm tra theo ma trận, đặc tả dựa vào hướng dẫn của Bộ Giáo dục Đào tạo và Sở Giáo dục Đào tạo Nghệ An Phần III. Kết luận 1. Hiệu quả của đề tài 2. Nhận định về áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và khả năng mở rộng đề tài 3. Bài học kinh nghiệm và đề xuất 3
  9. Phần hai: NỘI DUNG Chương một CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 22/2021/TT- BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2021 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT- BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, một số nội dung điều chỉnh trong kiểm tra, đánh giá cấp trung học. Nội dung điều chỉnh bao gồm về hình thức đánh giá; các loại kiểm tra, đánh giá; hệ số điểm kiểm tra, đánh giá; số điểm kiểm tra, đánh giá và cách cho điểm... 1.1. Kiểm tra, đánh giá định kì Kiểm tra, đánh giá định kì được thực hiện sau mỗi giai đoạn giáo dục nhằm đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành; Việc kiểm tra, đánh giá định kì, gồm kiểm tra, đánh giá giữa kì và kiểm tra, đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập. Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá định kì bằng bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính từ 45 phút đến 90 phút. Đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề, đáp ứng theo mức độ cần đạt của môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành. Đối với bài kiểm tra, đánh giá bằng điểm số: đề kiểm tra phải được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề, đáp ứng theo mức độ cần đạt của môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành. Các câu hỏi tự luận hoặc trắc nghiệm biên soạn theo mức độ cần đạt như sau: + Mức 1 (nhận biết): Các câu hỏi yêu cầu học sinh nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học theo các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục; + Mức 2 (thông hiểu): Các câu hỏi yêu cầu học sinh giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã học theo các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục; 4
  10. + Mức 3 (vận dụng): Các câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề đặt ra trong các tình huống gắn với nội dung các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục; + Mức 4 (vận dụng cao): Các câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề đặt ra trong các tình huống mới, gắn với thực tiễn, phù hợp với mức độ cần đạt của chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh, nhà trường xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra, đánh giá trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao. 1.2. Xây dựng ma trận, đặc tả đề kiểm tra 1.2.1. Ma trận đề kiểm tra 1.2.1.1. Khái niệm ma trận đề kiểm tra - Ma trận đề kiểm tra là bản thiết kế đề kiểm tra chứa đựng những thông tin về cấu trúc cơ bản của đề kiểm tra như: thời lượng, số câu hỏi, dạng thức câu hỏi; lĩnh vực kiến thức, cấp độ năng lực của từng câu hỏi, thuộc tính các câu hỏi ở từng vị trí… - Ma trận đề kiểm tra cho phép tạo ra nhiều đề kiểm tra có chất lượng tương đương. - Có nhiều phiên bản Ma trận đề kiểm tra. Mức độ chi tiết của các ma trận này phụ thuộc vào mục đích và đối tượng sử dụng. 1.2.1.2. Cấu trúc một bảng ma trận đề kiểm tra Cấu trúc 1 bảng ma trận đề kiểm tra gồm các thông tin như sau: - Tên Bảng ma trận- Ký hiệu (nếu cần) - Cấu trúc từng phần (Prompt Attributes) + Cấu trúc và tỷ trọng từng phần + Các câu hỏi trong đề kiểm tra (items)  Dạng thức câu hỏi  Lĩnh vực kiến thức  Cấp độ/thang năng lực đánh giá  Thời gian làm dự kiến của từng câu hỏi  Vị trí câu hỏi trong đề kiểm tra - Các thông tin hỗ trợ khác 1.2.1.3. Thông tin cơ bản của ma trận đề kiểm tra: - Mục tiêu đánh giá (objectives) - Lĩnh vực, phạm vi kiến thức (Content) - Thời lượng (cả đề kiểm tra, từng phần kiểm tra) 5
  11. - Tổng số câu hỏi - Phân bố câu hỏi theo lĩnh vực, phạm vi kiến thức, mức độ khó, mục tiêu đánh giá. - Các lưu ý khác… 1.2.1.4. Hình ảnh mẫu ma trận đề kiểm tra 1.2.2. Bản đặc tả đề kiểm tra 1.2.2.1. Khái niệm bản đặc tả - Bản đặc tả đề kiểm tra (trong tiếng Anh gọi là test specification hay test blueprint) là một bản mô tả chi tiết, có vai trò như một hướng dẫn để viết một đề kiểm tra hoàn chỉnh. Bản đặc tả đề kiểm tra cung cấp thông tin về cấu trúc đề kiểm tra, hình thức câu hỏi, số lượng câu hỏi ở mỗi loại, và phân bố câu hỏi trên mỗi mục tiêu đánh giá. - Bản đặc tả đề kiểm tra giúp nâng cao độ giá trị của hoạt động đánh giá, giúp xây dựng đề kiểm tra đánh giá đúng những mục tiêu dạy học dự định được đánh giá. Nó cũng giúp đảm bảo sự đồng nhất giữa các đề kiểm tra dùng để phục vụ cùng một mục đích đánh giá. Bên cạnh lợi ích đối với hoạt động kiểm tra đánh giá, bản đặc tả đề kiểm tra có tác dụng giúp cho hoạt động học tập trở nên rõ ràng, có mục đích, có tổ chức và có thể kiểm soát được. Người học có thể sử dụng để chủ động đánh giá việc học và tự chấm điểm sản phẩm học tập của mình. Còn người dạy có thể áp dụng để triển khai hướng dẫn các nhiệm vụ, kiểm tra và đánh giá. Bên cạnh đó, nó cũng giúp các nhà quản lý giáo dục kiểm soát chất lượng giáo dục của đơn vị mình. 6
  12. - Một bản đặc tả đề kiểm tra cần chỉ rõ mục đích của bài kiểm tra, những mục tiêu dạy học mà bài kiểm tra sẽ đánh giá, ma trận phân bố câu hỏi theo nội dung dạy học và mục tiêu dạy học. 1.2.2.2. Cấu trúc bản đặc tả đề kiểm tra Một bản đặc tả đề kiểm tra cần chỉ rõ mục đích của bài kiểm tra, những mục tiêu dạy học mà bài kiểm tra sẽ đánh giá, ma trận phân bố câu hỏi theo nội dung dạy học và mục tiêu dạy học, cụ thể như sau: - Mục đích của đề kiểm tra Phần này cần trình bày rõ đề kiểm tra sẽ được sử dụng phục vụ mục đích gì. Các mục đích sử dụng của đề kiểm tra có thể bao gồm (1 hoặc nhiều hơn 1 mục đích): + Cung cấp thông tin mô tả trình độ, năng lực của người học tại thời điểm đánh giá. Dự đoán sự phát triển, sự thành công của người học trong tương lai. + Nhận biết sự khác biệt giữa các người học. + Đánh giá việc thực hiện mục tiêu giáo dục, dạy học. + Đánh giá kết quả học tập (hay việc làm chủ kiến thức, kỹ năng) của người học so với mục tiêu giáo dục, dạy học đã đề ra. + Chẩn đoán điểm mạnh, điểm tồn tại của người học để có hoạt động giáo dục, dạy học phù hợp. + Đánh giá trình độ, năng lực của người học tại thời điểm bắt đầu và kết thúc một khóa học để đo lường sự tiến bộ của người học hay hiệu quả của khóa học. - Hệ mục tiêu dạy học/ tiêu chí đánh giá Phần này trình bày chi tiết mục tiêu dạy học: những kiến thức và năng lực mà người học cần chiếm lĩnh và sẽ được yêu cầu thể hiện thông qua bài kiểm tra. Những tiêu chí để xác định các cấp độ đạt được của người học đối với từng mục tiêu dạy học. Có thể sử dụng các thang năng lực để xác định mục tiêu dạy học/ tiêu chí đánh giá, chẳng hạn thang năng lực nhận thức của Bloom... - Bản đặc tả đề kiểm tra Đây là một bảng có cấu trúc hai chiều, với một chiều là các chủ đề kiến thức và một chiều là các cấp độ năng lực mà người học sẽ được đánh giá thông qua đề kiểm tra. Với mỗi chủ đề kiến thức, tại một cấp độ năng lực, căn cứ mục tiêu dạy học, người dạy đưa ra một tỷ trọng cho phù hợp. - Cấu trúc đề kiểm tra Phần này mô tả chi tiết các hình thức câu hỏi sẽ sử dụng trong đề kiểm tra; phân bố thời gian và điểm số cho từng câu hỏi. 7
  13. 1.2.2.3. Hình ảnh mẫu bản đặc tả đề kiểm tra 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Xuất phát từ thực trạng ra đề kiểm tra định kì trong các trường phổ thông nói chung, trường THPT Nguyễn Duy Trinh và THPT Hà Huy Tập những năm gần đây Các năm học trước đây, tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh (Nghi Lộc) và trường THPT Hà Huy Tập (thành phố Vinh), các giáo viên nhóm Tin đã thực hiện kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm kết hợp với tự luận ở các bài kiểm tra 1 tiết và bài kiểm tra học kì. Việc ra đề kiểm tra thường được tiến hành do một hoặc nhóm giáo viên thực hiện, các câu hỏi trong đề kiểm tra được ra ngẫu nhiên không theo tỷ lệ quy định sẽ lựa chọn mấy câu trong một bài hay mấy câu trong từng nội dung, giáo viên cũng chưa phân định rõ số lượng câu theo các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao ở từng nội dung, từng đơn vị kiến thức trong mỗi chương, mỗi bài học.... Với cách ra đề đó không đảm bảo sự đồng nhất giữa các đề kiểm tra, giữa các đợt kiểm tra cũng như không đánh giá chính xác mục đích của bài kiểm tra và mục tiêu của dạy học, chưa đạt được các tiêu chí đặt ra trong kiểm tra đánh giá. Đồng thời thể hiện sự không tương đồng và thống nhất giữa các trường trong kiểm tra đánh giá. 8
  14. 2.2. Xuất phát từ hiệu quả bước đầu của việc sử dụng ngân hàng câu hỏi tạo đề kiểm tra đánh giá định kì theo ma trận, bản đặc tả Năm học 2019 - 2020 Bộ giáo dục và Đào tạo đã xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn xây dựng ma trận, bản đặc tả và đề minh họa bài kiểm tra đánh giá định kì. Đến năm học 2020 - 2021 Bộ giáo dục và Đào tạo đã triển khai tập huấn cho các chuyên viên và cốt cán của các Sở giáo dục. Đầu năm học 2021 - 2022, Sở giáo dục và Đào tạo Nghệ An cũng đã tiến hành hai đợt tập huấn cho các giáo viên dạy Tin học với nội dung “Hướng dẫn xây dựng ma trận, đặc tả và đề minh họa bài kiểm tra định kì theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh giành cho giáo viên trung học phổ thông”. Hai đợt tập huấn đã giúp giáo viên nắm được các nội dung trong điều chỉnh kiểm tra đánh giá như hình thức đánh giá, các loại kiểm tra đánh giá,... theo Thông tư 22/2021/TT- BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời đợt tập huấn đã yêu cầu các nhóm cùng hoàn thành mỗi nhóm một đề minh họa kiểm tra định kì (giữa kì hoặc cuối kì) của các khối lớp 10, 11, 12. Từ đợt tập huấn đó, các giáo viên về triển khai tại trường mình các nội dung về ma trận, bản đặc tả kiểm tra định kì theo từng khối lớp và tiến hành ra đề kiểm tra đáp ứng các tiêu chí đề ra. Tuy nhiên tại đợt tập huấn chỉ đưa ra đề kiểm tra mang tính chất minh họa, chưa có nguồn câu hỏi chuẩn nội dung kiến thức và cũng chưa có đa dạng các câu hỏi ở các mức độ khác nhau phủ hết kiến thức các bài học để giáo viên có thể lựa chọn phù hợp với đối tượng học sinh. Tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh (Nghi Lộc) và trường THPT Hà Huy Tập (TP Vinh), chúng tôi cùng chung ý tưởng và đã cùng nhau tiến hành xây dựng ngân hàng câu hỏi ở từng bài học ở cả ba khối lớp 10, 11, 12 theo ma trận đề và bản đặc tả để từ đó có thể giúp giáo viên dễ dàng làm đề kiểm tra giữa kì và cuối kì một cách nhanh nhất, có chất lượng và đảm bảo chuẩn kiến thức theo đúng với ma trận và bản đặc tả nhất. Năm học 2021 -2022, chúng tôi đã áp dụng thành công và hiệu quả việc sử dụng ngân hàng câu hỏi để tạo đề kiểm tra đánh giá giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II, cuối học kì II cho cả ba khối lớp 10, 11, 12. 9
  15. Chương hai XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI KIỂM TRA THEO MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ DỰA TRÊN HƯỚNG DẪN CỦA BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGHỆ AN 1. Xây dựng ngân hàng câu hỏi kiểm tra theo ma trận, đặc tả dựa vào hướng dẫn của Bộ Giáo dục Đào tạo và Sở Giáo dục Đào tạo Nghệ An 1.1. Kiểm tra lớp 10 1.1.1. Kiểm tra cuối kì I lớp 10 1.1.1.1. Ma trận kiểm tra cuối kì I lớp 10 Mức độ nhận thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Số CH Nội dung kiến Đơn vị kiến thức/kĩ năng cao % Tổng Thời TT thức/ kĩ năng Số Thời Số Thời Số Thời Số Thời gian điểm CH gian CH gian CH gian CH gian TN TL (phút) (phút) (phút) (phút) (phút) Khái niệm Tin §1. Tin học là một ngành khoa học học, thông tin §2. Thông tin và dữ liệu 1 1,25 1* 3 1 0,75 1 và dữ liệu Giới thiệu về §3. Giới thiệu về máy tính 2 máy tính 3 2,25 1 1,25 Bài toán và §4. Bài toán và thuật toán 10 thuật toán 2 1,5 2 2,5 1* 3 3 45 10 3 §5. Ngôn ngữ lập trình 1 0,75 1 1,25 7 10
  16. 4 Ngôn ngữ lập trình §6. Giải bài toán trên máy tính 1 1,25 và các ứng dụng §7 Phần mềm máy tính 1 0,75 1 1,25 §8. Những ứng dụng của tin 1 0,75 học §9. Tin học và xã hội 1 0,75 §10. Khái niệm về hệ điều hành 2 1,5 §11. Tệp và quản lý tệp 2 1,5 3 3,75 1 10 §12. Giao tiếp với hệ điều hành 2 2,5 1** 5 §13. Một số hệ điều hành thông 2 1,5 Hệ điều hành dụng 5 11 Tổng 16 12 12 15 2 8 1 10 28 3 45 Tỉ lệ % 40 30 20 10 70 30 100 Tỉ lệ chung 70 30 100 100 1.1.1.2. Bản đặc tả kĩ thuật đề kiểm tra cuối kì I lớp 10 Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung kiến Đơn vị kiến Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá Nhận Thông Vận Vận dụng TT thức/kĩ năng thức/kĩ năng biết hiểu dụng cao 1 11 111 Nhận biết: Khái niệm §1. Tin học là một - Nêu được Tin họ c là một ngà nh khoa học: có đối tượng, nội dung Tin học, thông ngành khoa học và phương pháp nghiên cứu riê ng. tin và dữ liệu - Nêu được sự phát triển mạnh mẽ của tin học do nhu cầu của xã hội. 1 - Nêu được các đặ c trư ng ưu việt của máy tí nh. 11
  17. - Nêu được một số ứng dụng của tin học và má y tính đ iện tử trong cá c hoạ t độ ng khoa học và đời sống xã hội hiện đại. Nhận biết: - Trình bày được khá i niệ m thô ng tin, lượ ng thô ng tin, cá c dạ ng thô ng tin, mã hóa thông tin cho má y tính. §2. Thông tin và - Nêu được đơn vị đ o thông tin là bit và đơn vị bộ i của bit. dữ liệu - - Nêu được hệ nhị phân và hệ hexa trong biểu diễn thông tin. Thông hiểu: - Giải thích được cách mã hóa, lưu trữ thông tin. Vận dụng: - Thực hiện được việc mã hoá thô ng tin đơn giả n thà nh dãy bit. 1 1* Nhận biết: Giới thiệu về §3. Giới thiệu về - Nêu được chức nă ng các thiết bị chính của máy tính. máy tính máy tính - - Nhận biết và chỉ ra được các bộ phận chính của máy tính. 2 3 1 - Nêu được máy tính làm việc theo nguyên lý Phôn- nôi-man. Thông hiểu: - Phân biệt được theo chức năng các thiết bị chính của máy tính. Nhận biết: - Trình bày được khái niệ m bài toán và thuật toá n - Nêu được các đặc trưng chính của thuật toán. - Nêu được có 2 cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối và liệt kê. Thông hiểu: Bài toán và §4. Bài toán và - Diễn tả hoặc mô phỏng được quá trình thực hiện thuật toán để nhận 3 thuật toán thuật toán được Output từ Input. Vận dụng (lí thuyết/kĩ năng ): 2 2 1* - Xây dựng được thuật toán, mô tả được thuật toán để giải một số bài toán cụ thể. 12
  18. Ngôn ngữ lập Nhận biết: trình và các §5. Ngôn ngữ - Trình bày đượ c khá i niệ m ngôn ngữ má y, hợp ngữ và ngôn ngữ 4 1 1 ứng dụng lập trình bậc cao. - Nêu được một số ngô n ngữ lập trình bậc cao thông dụng. Thông hiểu: - Giải thích được tại sao cần sử dụng NNLT bậc cao để lập trình giải quyết các bài toán bằng máy tính. Nhận biết: - Nêu được cá c bước để giải một bà i toá n trê n máy tính (xác định bài toán, xây dựng và lựa chọn thuật toán, lựa chọn cấu trúc dữ liệu, viết chương trình, hiệu chỉnh, đưa ra kết quả và hướng dẫn sử dụng). §6. Giải bài toán Thông hiểu: trên máy tính 1 - Giải thích được nội dung trong từng bước của thuật toán khi giải một bài toán trên máy tính. Nhận biết: - Trình bày được khái niệ m về phầ n mề m má y tí nh. §7 Phần mềm Thông hiểu: 1 1 máy tính - Phân biệt đượ c chức năng của phầ n mề m hệ thố ng và phầ n mề m ứng dụng. Nhận biết: - Nêu được ứng dụng chủ yếu của máy tính điện tử trong các lĩnh vự c §8. Những ứng đời sống xã hội. dụng của tin học - Nêu được một số ví dụ về các loại chương trình ứng dụng có thể 1 giúp nâng cao hiệu quả học tậ p, là m việ c và giải trí. 13
  19. Nhận biết: - Nêu được ảnh hưởng của Tin học đối với sự phát triển của xã hội. - Biết được những vấn đề thuộc văn hoá và pháp luật trong xã hội tin §9. Tin học và xã học hoá. hội Thông hiểu: 1 - Giải thích được tại sao cần tuân thủ đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số. Nhận biết: §10. Khái niệm về - Trình bày được khái niệ m hệ điều hà nh. 5 Hệ điều hành hệ điều hành - Nêu được chứ c nă ng và thà nh phầ n chính hệ điều hà nh. 2 Nhận biết: - Trình bày được khái niệ m tệp, quy tắ c đặt tê n tệ p. - Nêu được qui tắc đặt tên tệp. - Nêu được các thao tác để làm việc với tệp và thư mục - Nêu được vai trò, ý nghĩa của tệp, thư mục và cây thư mục §11. Tệp và Thông hiểu: Phân biệt được tệp và thư mục quản lý tệp Vận dụng (Lí thuyết/Thực hành/Kĩ năng): - Nhận dạng được tên tệp, thư mục, đường dẫn - Đặt được tên tệp, thư mục. - Thực hiện được các thao tác làm việc với tệp và thư mục: Sao chép tệp, xóa tệp, đổi tên tệp và thư mục, tạo và xóa thư mục Vận dụng cao (Lí thuyết/Thực hành/Kĩ năng): 2 3 1** 1 - Xây dựng được cây thư mục theo yêu cầu để quản lí tệp và thư mục trong máy tính. 14
  20. Thông hiểu: - Nêu được cách làm việc với hệ điều hành (chọn lệnh trên các đối tượng hội thoại: bảng chọn, cửa sổ, lệnh, nút lệnh, …). - Nêu được quy trình vào/ra hệ thống. §12. Giao tiếp với Vận dụng (Lí thuyết/Thực hành/Kĩ năng): hệ điều hành 2 1** - Thực hiện được một số lệnh thông dụng để giao tiếp với hệ điều hành. Nhận biết: §13. Một số hệ - Nêu được l ịch sử phá t triển của hệ điều hành điều hành thông - Nêu được một số đặc trưng cơ bản của một số hệ điều hành hiện nay. 2 dụng Tổng 16 12 2 1 1.1.1.3. Ngân hàng câu hỏi theo ma trận, bản đặc tả kiểm tra cuối kì I lớp 10 Ngân hàng câu hỏi biên soạn dựa vào mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá theo ba mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng bám sát với bản đặc tả đề kiểm tra cuối kì I lớp 10. Phần câu hỏi cụ thể được nêu ở nội dung phần phụ lục. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
20=>2