Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng tốt nề nếp ở lớp chủ nhiệm 10C9 - Trường THPT Lê Quý Đôn
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm giáo dục tốt học sinh trong lớp, góp phần đưa phong trào nhà trường vững mạnh, để xã hội luôn có những công dân tốt, gia đình có những đứa con ngoan.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng tốt nề nếp ở lớp chủ nhiệm 10C9 - Trường THPT Lê Quý Đôn
- TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN NĂM HỌC : 2010-2011 ------------------------------- XÂY DỰNG TỐT NỀ NẾP Ở LỚP CHỦ NHIỆM 10C9 - TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN NĂM HỌC 2010-2011 GVCN : Ngô Thị Miễn TAM KỲ, THÁNG 5- 2011
- A. ĐẶT VẤN ĐỀ Góp phần vào việc đẩy mạnh phong trào của nhà trường, bản thân được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp 10C9 năm học 2010-2011, tôi cảm thấy công việc đối với mình quả là không nhỏ. Công tác của GVCN lớp là rất phong phú, đòi hỏi người giáo viên phải có cả một “nghệ thuật” để điều khiển học sinh trong lớp. Song hành với công việc giảng dạy, người giáo viên phải luôn giúp cho các em rèn luyện cho mình một thói quen để tiếp thu tốt tri thức ở trường phổ thông. Bản thân thường xuyên làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn suy nghĩ về những giải pháp nhằm giáo dục tốt học sinh trong lớp, góp phần đưa phong trào nhà trường vững mạnh, để xã hội luôn có những công dân tốt, gia đình có những đứa con ngoan. Vì thế, tôi chọn đề tài này. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Những năm gần đây nền giáo dục của nước ta có nhiều sự thay đổi và biến động không ngừng, nhưng Đảng và nhà nước vẫn đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đến vấn đề đảm bảo chất lượng dạy và học. Chính vì thế mà khi nhận công tác chủ nhiệm của lớp, tôi rất lo lắng không biết làm thế nào để giáo dục tốt các em. Mà để giáo dục học sinh có kết quả tốt, người GVCN phải hiểu các em một cách đúng đắn, đầy đủ và cụ thể… Trong dạy học và giáo dục, tôi đã dùng tất cả tâm huyết của chính mình để tác động vào học sinh. Đó là phẩm chất chính trị, là sự giác ngộ về lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ, là lòng yêu nghề mến trẻ, là trình độ học vấn, là sự thành thạo về nghề nghiệp, là lối sống, cách xử sự và kĩ năng giao tiếp của người giáo viên. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Để xây dựng tốt nề nếp của lớp, tôi đã theo dõi thực tế để nắm bắt những mặt mạnh và yếu của các em để có kế hoạch làm việc cụ thể. Nắm số điện thoại của gia đình các em để có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình. Phối hợp chặt chẽ với GVBM để kịp thời phát hiện những học sinh có biểu hiện yếu, kém để giúp đỡ các em.Tôi đặc biệt quan tâm đến những học sinh ở xa trọ học. Nắm danh sách những học sinh cá biệt để có kế hoạch giáo dục cụ thể. Bên cạnh đó, tôi còn quan tâm đến thực trạng chung của học sinh ở trường. Mặc dù đầu vào của trường không thấp nhưng không phải vì thế mà học sinh rất ngoan, hiền và chăm chỉ hết. Vẫn còn tồn tại nhiều học sinh chây lười và có những biểu hiện như sau: * Về tinh thần thái độ học tập:
- - Không chăm chỉ, chuyên cần. - Tới lớp không học bài cũ, không chuẩn bị bài tập, không chuẩn bị bài mới, không có SGK, thiếu dụng cụ học tập, ... - Giờ học mệt mỏi không tập trung - Thái độ gian lận trong học tập, thi cử * Về ý thức tổ chức kỉ luật: - Hay vắng học, vắng các buổi lao động, những sinh hoạt tập trung. - Nghỉ học không có giấy xin phép của phụ huynh, tự ý viết giấy phép và giả mạo chữ kí phụ huynh . - Tác phong đến trường không theo quy định. - Uống rượu, hút thuốc. Nghiêm trọng hơn là các vụ lập băng nhóm gây gỗ đánh nhau, đua đòi ăn diện, trộm cắp máy tính trong lớp và xe đạp của các bạn… Những biểu hiện trên đây là rất phổ biến ở đối tượng HS vi phạm kỉ luật. Nếu thầy cô giáo chủ nhiệm chúng ta không bám sát học sinh, thiếu đi sự quan tâm kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng sai lầm có hệ thống trong chính các em. Và kết quả xếp loại về hạnh kiểm ở mức cuối cùng là điều khó có thể tránh khỏi. III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Vào đầu năm học để có một tỉ lệ khả quan về Hạnh kiểm: Tốt, Khá cuối năm cho học sinh, ngay từ khi bắt đầu nhận lớp tôi tiến hành những công việc như sau: 1.Nắm một số văn bản quy định Chúng ta ai cũng biết “ Nói có sách, mách có chứng” . Câu nói đó nhắc nhở tôi cần phải nắm vững các văn bản “Về nhiệm vụ và quyền của học sinh”; “Nội quy đối với học sinh trường THPT ”; “Quy định đánh giá và xếp loại học sinh”, “ Quy định khen thưởng và kỉ luật ”. Ngoài ra, tôi cần nắm chắc “ Nhiệm vụ và quyền của GVCN” để thực hiện công việc một cách có hiệu quả. 2. Nắm chắc đặc điểm tình hình lớp để có cách tổ chức, quản lí, điều phối các hoạt động
- - Trong những ngày quy định HS đến trường, tôi cho các em tập trung: Điểm danh cụ thể (lưu ý những trường hợp vắng mặt) sau đó giới thiệu làm quen…Cho HS làm bảng lí lịch trích ngang của bản thân. + Họ tên, ngày tháng năm sinh ( theo khai sinh ) + Kết qủa xếp loại đạo đức, học lực năm học qua + Những chức danh đã làm + Năng lực đặc biệt, khuyết tật + Ở trọ (người quen) + Địa chỉ (số nhà, số điện thoại) + Họ tên cha mẹ, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở hiện nay; + Con thương binh, HS có hoàn cảnh ( Diện: gia đình cha mẹ không hạnh phúc; hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn nhưng bản thân có thành tích học tập tốt) Sau đó tôi cho cụ thể vào trang lí lịch học sinh của cá nhân, có phân chia theo từng khu vực xã phường. - Nắm thông tin HS qua hồ sơ học bạ. Từ phiếu điều tra, phân loại và việc tìm hiểu qua hồ sơ học sinh,tôi ghi kết quả vào sổ chủ nhiệm theo từng mục. Như vậy tôi đã có một “bức tranh toàn cảnh” về tình hình học sinh cả lớp, trên cơ sở đó phác thảo kế họach năm học theo kế hoạch chung của nhà trường. 3. Lập sổ chủ nhiệm : - Lập sổ chủ nhiệm theo quy định chung của nhà trường, trong đó đặc biệt lưu ý việc ghi chép chi tiết từng yêu cầu: + Theo dõi HS mọi mặt theo định kì, có nhận xét cụ thể đối với từng em. + Ghi rõ số điện thoại liên lạc của gia đình HS. + Lập danh sách HS chia theo tổ(có số điện thoại) + Phác thảo kế hoạch chủ nhiệm riêng của GVCN theo từng tuần song song với kế hoạch của BGH. (Tuỳ theo từng thời điểm trong tháng)
- + Cập nhật liên tục những thông tin từ HS ( thành tích và vi phạm…) Phần cuối sổ, tôi tạo thêm một số trang có mục “Phần ghi chép” để cụ thể hoá những công việc có liên quan đến công tác chủ nhiệm. 4. Những biện pháp đã thực hiện 4.1 Lựa chọn BCS lớp: Để có một lớp học tốt, điều quan trọng nhất là phải lựa chọn BCS lớp. Và xây dựng BCS dựa trên các tiêu chí: + Căn cứ vào hồ sơ học bạ của HS. + Căn cứ sự tín nhiệm của tập thể lớp qua việc bình bầu dân chủ đầu năm học. 4.2 Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp: Ban cán sự lớp đại diện cho lớp, chịu trách nhiệm trước Nhà trường và GVCN về toàn bộ hoạt động học tập, rèn luyện, đời sống của lớp trong thời gian học. BCS lớp do tập thể lớp bầu ra, được GVCN quyết định công nhận. Nhiệm kỳ của Ban cán sự lớp là một năm. 4.3 Vai trò cụ thể của BCS lớp: 4.3.1 Lớp trưởng: Lớp trưởng là người điều hành, quản lý toàn bộ các hoạt động của lớp và từng thành viên trong lớp, cụ thể: + Tổ chức, quản lý lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Sở GD & ĐT và Nhà trường; + Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh nội quy, quy định về học tập và sinh hoạt của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Sở GD & ĐT và Nhà trường. Xây dựng và thực hiện nề nếp tự quản trong HS; + Tổ chức, động viên giúp đỡ những HS gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện và đời sống; + Chịu sự điều hành, quản lý trực tiếp của GVCN lớp; + Chủ trì các cuộc họp lớp để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, đề nghị thi đua khen thưởng đối với tập thể tổ và cá nhân HS trong lớp. 4.3.2 Lớp phó học tập: + Ðôn đốc các thành viên đi học đầy đủ, đúng giờ, đảm bảo học tập nghiêm túc
- + Ðiểm danh, ghi sổ đầu bài đầy đủ, kịp thời + Lập danh sách HS thuộc diện đối tượng ưu tiên, hoàn cảnh khó khăn, báo cáo với giáo viên chủ nhiệm + Báo cáo kịp thời với GVCN những sự việc “có vấn đề” trong công việc học tập hàng ngày. 4.3.3 Lớp phó lao động: + Đôn đốc và quản lý HS thực hiện lao động tập trung, lao động trực tuần. + Theo dõi vệ sinh trực nhật của các tổ 4.3.4 Thủ quỹ: + Thu, chi quỹ tháng của lớp. Tổ chức động viên, thăm hỏi những bạn có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau, tai nạn... + Biết lên kế hoạch chi tiêu cho các hoạt động được tổ chức vào giờ sinh hoạt cuối tuần và các hoạt động ngoài giờ lên lớp để tạo niềm hưng phấn của các em. 4.3.5 Bí thư Đoàn: + Nắm bắt và tiếp thu những thông báo, chỉ thị của Đoàn trường để kịp thời triển khai cho Đoàn viên trong chi đoàn thực hiện đầy đủ; + Thực hiện các phong trào ủng hộ, quyên góp…do Đoàn trường phát động. 4.3.6 Ban cán sự bộ môn: + Thực hiện và duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ theo chủ đề lớp đã chọn. + Có kế hoạch tổ chức câu hỏi cho sinh hoạt hàng tuần ở tiết sinh hoạt tập thể (chủ đề theo từng tháng – đã được GVCN định hướng) 4.4 Triển khai và quán triệt nội quy HS: - GVCN thông qua nội quy HS – có phân tích nội dung (tinh thần thái độ học tập và ý thức tổ chức kỉ luật) - GVCN cần lưu ý thêm: Mỗi lần nhắc nhắc nhở của mình là mỗi lần học sinh được trưởng thành hơn.
- 4.5 Phổ biến cách đánh giá hạnh kiểm học sinh: Đánh giá hạnh kiểm của học sinh phải căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức trong mối quan hệ với thầy cô giáo, với bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập ... để giúp các em biết và tự điều chỉnh hành vi đạo đức của mình. Ngay từ đầu năm, GVCN cần phổ biến cụ thể từng mức hạnh kiểm cho học sinh. 1. Loại tốt: - Luôn kính trọng người trên, thầy cô giáo, cán bộ và nhân viên nhà trường; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết với các bạn, được các bạn thương yêu. -Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, khiêm tốn. - Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, cố gắng vươn lên trong học tập. - Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp...tích cực tham gia đấu tranh chống những tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử. -Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn về sinh và bảo về môi trường. Cũng như việc tham gia tích cực các hoạt động quy định trong Kế hoạch giáo dục...( ở loại này GV phân tích cụ thể từng hành vi, đặc biệt nhấn mạnh: ý thức xây dựng tập thể, tính tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, tích cực tham gia đấu tranh chống những tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử.) 4.5.2 Loại khá: Thực hiện được những quy định tại khoản 1 Điều này nhưng chưa đạt đến mức của loại tốt; đôi khi có thiếu sót nhưng sửa chữa ngay khi thầy cô giáo và các bạn góp ý. 4.5.3 Loại trung bình: Có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này nhưng mức độ chưa nghiêm trọng; sau khi được nhắc nhở, giáo dục đã tiếp thu sửa chữa nhưng tiến bộ còn chậm. 4.5.4 Loại yếu: Nếu có một trong những khuyết điểm sau đây: - Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa. - Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, nhân viên nhà trường.
- -Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử...( Gv nhấn mạnh điểm này) Kết hợp với nội quy nhà trường, thông qua thi đua hàng tuần giữa các tổ và những lần mời họp PHHS, học sinh sẽ ý thức rõ ràng về mức hạnh kiểm của chính mình từ đó giúp các em tự điều chỉnh hành vi sai trái một cách kịp thời. 4.6. Định hướng kế hoạch thi đua giữa các tổ Tất cả nội dung thi đua đều được cụ thể bằng điểm cộng và trừ đã được cả lớp đồng ý . Vì đây cũng là một lớp Cơ bản nên để động viên các em phát huy trí lực trong giờ học ở các môn , tôi cho thi đua cộng điểm phát biểu 1 lần đúng được GVBM cộng điểm Hệ số 1 là 10 điểm. Việc làm này động viên các em ở tinh thần tự học, sự tìm tòi sáng tạo... ( GVCN sẽ kiểm tra định kì sổ ghi chép của BCS – có nhận xét trong mỗi lần họp riêng) 4.7 Triển khai hình thức phê bình theo từng mức độ đối với học sinh vi phạm: Tôi cho những học sinh vi phạm trong tuần viết kiểm điểm và yêu cầu học sinh đưa cha mẹ xác nhận. Riêng bản thân học sinh vi phạm bị nhắc nhở trước lớp trong tiết tổng kết sinh hoạt cuối tuần. Nhưng lặp lại vi phạm lần thứ hai GVCN sẽ mời PHHS gặp mặt trao đổi và kí nhận vào Sổ chủ nhiệm mà mình để tên học sinh đó.Việc làm này có tác dụng giúp bản thân các em biết mức độ vi phạm để có hướng sửa chữa, khắc phục. Đồng thời giúp PHHS nắm được một cách kịp thời và chính xác hành vi sai trái của con em để phối hợp GVCN tìm biện pháp giáo dục 4.8 Lập sơ đồ tổ chức lớp học. - Căn cứ vào học lực của HS: HS yếu kém, chậm tiến ngồi cạnh HS khá giỏi để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của HS: HS thấp trước, cao sau; HS mắt yếu ngồi gần bảng. - Căn cứ vào nhiệm vụ của ban cán sự lớp: ngồi giữa và sau. * Chú ý: trong quá trình lập sơ đồ, có thể thay đổi một số vị trí nếu GVCN thấy không phù hợp. (2 - 4 sơ đồ lớp / 1 năm học.) 5. Triển khai những quy ước giáo dục giữa GVCN với PHHS thông qua phiên họp PHHS đầu năm - Hằng năm, nhà trường có tổ chức họp PHHS vào các đợt: đầu năm, sơ kết HKI, và tổng kết cuối năm. GVCN phổ biến những nội dung của nhà trường
- và những quy định về xếp loại hai mặt ( trong đó có cả những quy định riêng của GVCN đã phác thảo). GVCN lấy ý kiến xây dựng của PHHS và thống nhất hướng giáo dục giữa nhà trường và PHHS. - GVCN quy định giờ giấc gặp PHHS tại trường để thuận lợi trong công việc trao đổi. -GVCN nhờ các phụ huynh bầu ra được ban phân hội năng nổ, nhiệt tình. Từ đó GVCN đã có mối liên hệ chặt chẽ với PHHS thông qua ban phân hội và các em học sinh cũng được PHHS quan tâm hơn. 6. Tạo mối liên lạc thường xuyên giữa GVCN – PHHS – GVBM – Đoàn TN - GVCN cung cấp số điện thoại cho PHHS trong buổi họp đầu năm và thống nhất trong việc chủ động liên lạc để nắm thông tin. - GVCN chủ động trao đổi với GVBM, và Đoàn trường về tình hình lớp, những đối tượng HS cụ thể để nắm thông tin (có ghi chép chi tiết) - Những trường hợp HS “có vấn đề” thông tin này sẽ được chuyển ngay đến PHHS. 7. Giáo dục tốt nề nếp HS thông qua giờ sinh hoạt lớp Bản thân tôi thấy giáo dục HS bằng cách này sẽ rất hiệu quả. Giờ sinh hoạt tôi cho từng tổ trực nhật chuẩn bị những câu hỏi có liên quan đến những kiến thức trong nhà trường và ngoài xã hội để giúp các em nhận ra sự đúng sai, những mặt mạnh và yếu để giúp các em có sự hưng phấn hơn. Bên cạnh đó tôi còn tuyên dương những em có thành tích trong học tập với những món quà nhỏ về tinh thần. Tôi cho các em học những lời hay ý đẹp, những câu chuyện có tính sư phạm để chuyển đến các em với những thông điệp “thay lời muốn nói”. IV. KẾT QUẢ : Qua 1năm vận dụng linh hoạt một số biện pháp trên, học sinh lớp tôi nhiều em đã được cảm hoá và có những biến chuyển trong nhận thức: như em Trần Ngọc Cường đã mê chơi game và nghỉ học thường xuyên cũng phần nào thay đổi chất lượng học tập của mình ;em Trần Quốc Bảo, Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Hữu Hiếu, Phạm Phi Hùng, Mai Hoàng An, Nguyễn Hòa Huy là những học sinh bị nhiều GVBM phàn nàn là hay nói leo cũng đã
- được khắc phục. Hay như em Lương văn Tuấn từ một học sinh thụ động cũng đã tham gia nhiệt tình các phong trào của lớp ;.... Điều đó được thể hiện qua sự tham gia của các em vào các hoạt động học tập trong giờ học, qua kết quả của các bài kiểm tra. Việc phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng HS trong Ban cán sự lớp đã đem lại hiệu quả trong việc quản lí nề nếp và chất lượng học tập. Các em thực hiện nhiệm vụ đầy đủ với tinh thần trách nhiệm cao.Như em Trịnh Thị Mỹ Duyên thực chất thì em còn rất thụ động nhưng từ khi giao nhiệm vụ làm một lớp trưởng thì em rất năng nổ, nhiệt tình đôn đốc mọi phong trào của lớp. Như em Phan Thị Bích Thảo vừa là một cờ đỏ của lớp, vừa là một tổ trưởng nhưng em đã làm việc hết sức mình và được các bạn phục.... C. KẾT LUẬN Có thể nói trong công tác của người GVCN nếu chúng ta có một tinh thần trách nhiệm thực sự, có những kế hoạch nội dung, biện pháp cụ thể, biết sử dụng đúng đắn các hình thức và phương pháp giáo dục khác nhau. Cộng thêm một chút nghị lực và lòng dũng cảm tin vào sự đúng đắn của kế hoạch và các biện pháp giáo dục thì sẽ thành công. Tuy nhiên, trong điều kiện cụ thể ở một số HS có hoàn cảnh gia đình cha mẹ không hòa thuận nên thiếu sự quan tâm, nhắc nhở như trường hợp em Trần Ngọc Cường ; số HS ở xa nhà cha mẹ có tư tưởng “trông chờ” vào Thầy như em Hồ Trịnh Tùng Dương, Nguyễn Văn Quang, ... ; Bố bị bệnh nên mọi việc đều đặt lên vai người mẹ như em Lương Văn Tuấn đôi khi những bản kiểm điểm của em em lại không đưa mẹ kí mà đưa cho bố nên gây khó khăn trong vấn đề giáo dục,... sẽ làm cho công việc của chúng ta thêm vất vả hơn. Có ai đó nói rằng: làm nghề thầy giáo không gì vất vả bằng kiêm nhiệm thêm công tác GVCN ! Vâng, điều đó không sai. Nhưng đã là một giáo viên, chúng ta có biết rằng: chỉ có GVCN mới đón nhận được nhiều sắc thái tình cảm từ phía học sinh của mình...Những lớp học sinh ra trường, theo năm tháng các em đã thành đạt từ chính kiến thức khoa học được thầy cô gieo trồng, và không thể thiếu yếu tố đạo đức do thầy cô chủ nhiệm dày công rèn luyện từ việc xây dựng tốt nề nếp của lớp! Trên đây là đề tài bản thân đã nghiên cứu và áp dụng trong năm, có thành công nhưng vẫn chưa như ý. Rất mong đón nhận sự góp ý từ BGH, sự chia sẻ từ các đồng nghiệp đang làm công tác chủ nhiệm để đề tài được toàn diện hơn. D. ĐỀ NGHỊ
- Là một giáo viên thường đảm nhận công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn có ý thức xây dựng nề nếp lớp. Sau thời gian nhiều năm tận tụy với HS và đề ra nhiều biện pháp giáo dục kịp thời, phù hợp với tập thể lớp chủ nhiệm nên tôi cũng có một vài kiến nghị như sau: - Những thầy cô giáo chủ nhiệm cần phát huy hết chức năng, nhiệm vụ để cùng nhau đưa tập thể lớp do mình quản lý ngày càng vững mạnh góp phần nâng cao uy tín và chất lượng của trường. - Đoàn trường nên có kế hoạch tổ chức cụ thể: quy định điểm thưởng, phạt cho rõ ràng; công bố vị thứ thi đua vào đầu tuần để tuyên dương, khích lệ học sinh kịp thời, đúng lúc. - Rất nhiều trường hợp học sinh có hoàn cảnh khó khăn mà vẫn vượt khó vươn lên để đạt thành tích cao trong học tập thì mong Nhà Trường tạo điều kiện giúp đỡ cho em. MỤC LỤC Trang A. ĐẶT VẤN ĐỀ 02 B. NỘI DUNG 02 I. Cơ sở lí luận 02 II. Cơ sở thực tiễn 02 III. Nội dung nghiên cứu 03 IV. Kết quả 08 C. KẾT LUẬN 09 D. ĐỀ NGHỊ 09
- PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2010- 2011 ----------------------------------- (Dành cho người tham gia đánh giá xếp loại SKKN) HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Trường THPT Lê Quý Đôn - Đề tài: Xây dựng tốt nề nếp lớp chủ nhiệm 10c9 Trường THPT Lê Quý Đôn Năm học 2010-2011 - Họ và tên tác giả: : Ngô Thị Miễn - Đơn vị: Tổ Ngữ văn. Trường THPT Lê Quý Đôn - Điểm cụ thể: Phần Nhận xét Điểm tối Điểm đạt đa được của người đánh giá xếp loại đề tài 1. Đặt vấn đề 1 2. Cơ sở lý luận 1 3. Cơ sở thực tiễn 2 4. Nội dung nghiên cứu 9 5. Kết quả nghiên cứu 3 6. Kết luận 1
- 7.Đề nghị 1 8.Mục lục 1 9.Thể thức văn bản, chính 1 tả Tổng cộng 20đ Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại : Người đánh giá xếp loại đề tài: (Ký, ghi rõ họ tên) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2010 - 2011 (Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường THPT Lê Quý Đôn) 1. Tên đề tài: Xây dựng tốt nề nếp lớp chủ nhiệm 10c9- Trường THPT Lê Quý Đôn-Năm học 2010-2011 2. Họ và tên tác giả: Ngô Thị Miễn 3. Chức vụ: Giáo viên .Tổ: Ngữ Văn 4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài: a) Ưu điểm: ........................................................................................................................... .. ........................................................................................................................... .. ........................................................................................................................... ..
- ........................................................................................................................... .. b) Hạn chế: ........................................................................................................................... .. ........................................................................................................................... .. ........................................................................................................................... .. ........................................................................................................................... .. 5. Đánh giá, xếp loại: Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường THPT Lê Quý Đôn thống nhất xếp loại : ..................... Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) ............................................................ ............................................................ ............................................................
- ...............
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số bài toán thực tế, liên môn tạo hứng thú học Toán cho học sinh lớp 10
60 p | 47 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi học sinh giỏi phần Vi sinh vật
41 p | 41 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bài tập về cân bằng Hóa Học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
46 p | 42 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bộ sưu tập video, clip hỗ trợ dạy, học nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
13 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo chuẩn định tính và định lượng các môn giáo dục nghề phổ thông sử dụng trong kiểm tra, đánh giá và thi nghề phổ thông
75 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số giải pháp tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 THPT - Ban cơ bản
32 p | 36 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng chuyên đề Phương pháp học tập để nâng cao kết quả học tập học sinh
35 p | 43 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học phần Sinh thái học - chương trình chuyên Trung học phổ thông
81 p | 40 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thư viện online về kiến thức thực tế và gợi ý nhiệm vụ STEM môn Toán và Khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục 2018
26 p | 11 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng trường học hạnh phúc qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Con Cuông
53 p | 18 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 14 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học Ứng dụng của tích phân nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
24 p | 50 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống thi trực tuyến cấp chứng chỉ Công nghệ thông tin tại Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ và Hướng nghiệp tỉnh Ninh Bình
8 p | 23 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm cho nhiều đối tượng học sinh
14 p | 35 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần Định luật bảo toàn vật lí lớp 10 THPT nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực nhận thức, rèn luyện tư duy sáng tạo
63 p | 37 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống bài tập xác suất (Toán lớp 11) dành cho học sinh trung bình, khá trường THPT Thành Phố Điện Biên Phủ
16 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn