intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và phát triển mô hình Câu lạc bộ bóng rổ theo hướng phát huy vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:40

16
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Xây dựng và phát triển mô hình Câu lạc bộ bóng rổ theo hướng phát huy vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh" nhằm nâng cao chất lượng và tính hiểu quả cho các hoạt động sinh hoạt, rèn luyện và thi đấu cho CLB bóng rổ trường Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình CLB bóng rổ của trường nhằm tìm ra những giải pháp để xây dựng và phát triển mô hình câu lạc bộ bóng rổ theo hướng phát huy vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và phát triển mô hình Câu lạc bộ bóng rổ theo hướng phát huy vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CÂU LẠC BỘ BÓNG RỔ THEO HƯỚNG PHÁT HUY VAI TRÒ CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH LĨNH VỰC – GIÁO DỤC THỂ CHẤT Năm học 2022 – 2023
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CÂU LẠC BỘ BÓNG RỔ THEO HƯỚNG PHÁT HUY VAI TRÒ CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH GIÁO VIÊN : UÔNG NHẬT LẬP MÔN : GIÁO DỤC THỂ CHẤT ĐIỆN THOẠI: 0977 244 414 Năm học 2022 – 2023
  3. MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT PHẦN I . ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng và thời gian nghiên cứu 2 4. Đóng góp của đề tài 2 PHẦN II . NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 I . Cơ sở lý luận và thực tiễn 3 1. Cơ sở lý luận 3 1.1. Lợi ích của sự phát triển CLB bóng rổ trong trường học 3 1.2. Những nguyên tắc cơ bản để phát triển CLB bóng rổ 5 2. Cơ sở thực tiễn 6 II. Thực trạng 7 1. Thuận lợi 7 2. Khó khăn 7 III. Giải pháp xây dựng và phát triển mô hình CLB bóng rổ theo 8 hướng phát huy vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh 1. Xây dựng cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ cho CLB 8 2. Xây dựng kế hoạch và báo cáo tổng kết hoạt động từng năm cho 13 CLB. 3. Tổ chức tuyển thành viên mới cho CLB hàng năm 14 4. Tổ chức sinh hoạt CLB và tập luyện theo lịch cố định hàng tuần ở 18 trường, ở nhà. 5. Tổ chức tập huấn công tác trọng tài cho các thành viên trong 19 CLB. 6. Tổ chức các giải đấu nội bộ trường 20
  4. 7. Thi đấu giao hữu với các trường THPT trên địa bàn tỉnh và tham 21 gia thi đấu các giải do Hội bóng rổ Nghệ An tổ chức 8. Giao lưu và kết nối với các thế hệ cựu cựu thành viên CLB bóng 22 rổ. 9. Xây dựng các video và Mini game giải trí. 23 10. Xây dựng tính tập thể, yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ nhau 24 trong cuộc sống cho thành viên trong CLB. IV. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG ĐỀ 26 TÀI TẠI TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU 1. CLB phát triển về quy mô, số lượng và tính lan toả rộng rãi 26 2. Chất lượng chuyên môn và thành tích thi đấu được nâng cao 26 V. SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP 29 ĐỀ XUẤT. 1. Mục đích khảo sát 29 2. Nội dung và phương pháp khảo sát 29 3. Đối tượng khảo sát 31 4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các 31 giải pháp đã đề xuất TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KÝ TỰ TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT CLB Câu lạc bộ TDTT Thể dục thể thao GDTC Giáo dục thể chất KH Kế hoạch THPT Trung học phổ thông GD-ĐT Giáo dục – Đào tạo GV Giáo viên CBGV Cán bộ giáo viên HS Học sinh QĐ – BGDĐT Quyết định – Bộ giáo dục đào tạo HSSV Học sinh sinh viên HĐTT Hoạt động thể thao TT - KT Truyền thông – Kỹ thuật
  6. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Thể dục thể thao trường học là một bộ phận quan trọng của toàn bộ công tác giáo dục phát triển toàn diện, nhằm mục đích phát triển thể chất nâng cao tầm vóc và thể trạng cho học sinh. Với chủ trương hiện nay là nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và thể thao trường học nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực toàn diện, trang bị kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản và hình thành thói quen tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên cho trẻ em, học sinh, sinh viên; gắn giáo dục thể chất, thể thao trường học với giáo dục ý chí, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống. Tổ chức giáo dục phát triển thể chất cho học sinh dưới nhiều hình thức đa dạng, tích hợp nhiều hoạt động, nhằm tạo cho học sinh sự hứng thú tham gia; tổ chức nhiều hoạt động vận động, tập luyện và thi đấu thể dục, thể thao phù hợp trên cơ sở sự hứng thú, phát huy tính tự giác, khả năng tự học, tự rèn luyện của học sinh, sinh viên. Phát triển các loại hình câu lạc bộ (CLB) thể dục, thể thao trong trường học; chú trọng phát triển đa dạng các môn thể thao, khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động thể thao ngoại khóa. Hiện nay có rất nhiều mô hình các CLB thể thao được hình thành và phát triển ở các trường học. Tuy nhiên có không ít CLB lại không có sự thay đổi và phát triển, nội dung hoạt động khá đơn điệu và trầm lặng không tạo được sự hào hứng từ phía học simh, những CLB này phần lớn thường được thành lập một cách ngẫu hứng và tự phát từ phía học sinh mà thiếu tính tổ chức và sự quản lý của nhà trường. Bên cạnh đó cũng có nhiều CLB hình thành và hoạt động cũng khá sôi nổi và tạo được sự ảnh hưởng lớn. Nhưng thực sự vẫn chưa phát huy hết vai trò của học sinh. Dường như giáo viên là người chủ đạo, chịu trách nhiệm quản lý và phải làm việc quá nhiều dẫn đến học sinh thiếu đi tính chủ động, tích cực và sáng tạo trong các hoạt động. CLB bóng rổ trường THPT Chuyên Phan Bội Châu là một minh chứng điển hình, CLB được thành lập từ năm 2015 và luôn duy trì lịch hoạt động một cách đều đặn các ngày, hàng tuần trong những năm qua nhưng kết quả không gây được sự hứng thú cho các em học sinh; phần lớn là do việc tổ chức thiếu tính sáng tạo và thiếu sự chủ động và tích cực làm cho chất lượng và hiệu quả các hoạt động CLB không được phát triển. Với tình hình không khả quan của CLB, cùng mong muốn việc sát sao để quản lý học sinh sinh hoạt ngoại khóa. Ban giám hiệu nhà trường giao cho tôi nhiệm vụ là cố vấn của CLB bóng rổ học sinh trường Phan. Bản thân tôi nhận nhiệm vụ với mong muốn tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích và phát huy hết tính tích cực, chủ động và sự sáng tạo của các em sau các giờ học. Phát huy tính hiệu quả, chất lượng trong các hoạt động của CLB. Đưa bộ môn bóng rổ tiếp cận 1
  7. với nhiều học sinh, góp phần phát triển phong trào thể dục thể thao của nhà trường nói riêng và phong trào bóng rổ của tỉnh nhà nói chung. Từ những lý do trên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Xây dựng và phát triển mô hình Câu lạc bộ bóng rổ theo hướng phát huy vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh”. 2. Mục đích nghiên cứu Nâng cao chất lượng và tính hiểu quả cho các hoạt động sinh hoạt, rèn luyện và thi đấu cho CLB bóng rổ trường Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình CLB bóng rổ của trường nhằm tìm ra những giải pháp để xây dựng và phát triển mô hình câu lạc bộ bóng rổ theo hướng phát huy vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh Đánh giá hiệu quả của mô hình mới của câu lạc bộ. 3. Đối tượng và thời gian nghiên cứu - Đối tượng: CLB bóng rổ trường THPT Chuyên Phan Bội Châu. - Thời gian nghiên cứu: từ năm 2019 đến năm 2022 4. Đóng góp của đề tài Đề tài đã khẳng định tính khả thi trong quá xây dựng và phát triển mô hình CLB bóng rổ theo hướng phát huy vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh trong nhiều năm, thành tích thi đấu được nâng cao và đạt được những thành tích xuất sắc. Chất lượng sinh hoạt CLB cũng ngày càng đa dạng, phong phú, hứng thú và chuyên nghiệp. Đề tài này có thể dùng làm cơ sở để xây dựng các CLB thể thao trong trường học cho các trường, các cơ sở giáo dục toàn tỉnh và cả nước. Rất phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. 2
  8. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I . CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận Câu lạc bộ thể dục thể thao là hình thức tổ chức xã hội về TDTT, là nền tảng, tế bào của hệ thống tổ chức, quản lý TDTT, là đơn vị cơ sở TDTT. Người tập trong CLB là những người có cùng sở thích về hoạt động TDTT trên cơ sở tự nguyện, tự giác. Tổ chức quản lý và hoạt động có tổ chức theo quy chế và pháp luật hiện hành, có kế hoạch hoạt động thiết thực. Mô hình CLB TDTT trường học, chính là một trong các thiết chế Văn hóa Thể thao cơ sở. Tuy vậy thiết chế này cần mang tính đặc thù của từng trường học, của từng cấp học, từng loại trường (công lập hay tư thục ...). Câu lạc bộ thể dục thể thao trường học là tổ chức tự nguyện, được thành lập tại các đơn vị (bao gồm cả GV, CBVC và HS). Câu lạc bộ thể dục thể thao trường học chịu sự quản lý của Nhà trường Tuy đã có mặt ở Việt Nam từ khá lâu, nhưng vài năm gần đây, môn bóng rổ mới thật sự thu hút học sinh, sinh viên và các bạn trẻ tập luyện, thi đấu. Sức hấp dẫn của bộ môn này chính là tính kỷ luật, tinh thần đồng đội, giúp rèn luyện tốt về thể lực và khả năng quan sát, nắm bắt, thực hành kỹ thuật, chiến thuật, nhưng cũng vô cùng ngẫu hứng, sáng tạo trong thi đấu. Đặc biệt, môn thể thao này còn giúp người chơi, nhất là giới trẻ phát triển chiều cao và hình thể, phát huy được tố chất khéo léo, nhanh nhẹn và linh hoạt. Có thể thấy, sự phát triển của phong trào bóng rổ được thể hiện qua số lượng câu lạc bộ, trung tâm tập luyện, thi đấu được mở ra ngày càng nhiều. Các giải đấu ở cấp cơ sở, địa phương và quốc gia liên tục được tổ chức với quy mô mở rộng cùng sự tham gia của nhiều vận động viên và sự cổ vũ của đông đảo người hâm mộ. 1.1. Lợi ích của sự phát triển CLB bóng rổ trong trường học Bóng rổ là môn thể thao mang tính đồng đội cao, đòi hỏi người chơi phải có sự quan sát tốt, nhanh nhẹn và thể lực tốt; đồng thời cũng mang đậm tính ngẫu hứng và sáng tạo. Với tính chất đối kháng, đòi hỏi kỹ thuật và chiến thuật nhuần nhuyễn, nên ngoài sự rèn luyện cho người chơi tính kỷ luật và tập thể, bóng rổ còn giúp cho người chơi phát triển chiều cao và hình thể hài hòa, phát huy tố chất khéo léo, sự nhanh nhẹn, mạnh mẽ. Chỉ cần một khoảng không gian phù hợp, có người hướng dẫn và lắp đặt một bộ bảng rổ đúng quy chuẩn là có thể thu hút học sinh tham gia tập luyện. Việc phát triển CLB bóng rổ trong trường học sẽ mang lại một số lợi ích cho học sinh như sau: a. Bóng rổ giúp tăng chiều cao hiệu quả Bóng rổ là môn thể thao bật nhảy cao, cần phải thực hiện rất nhiều những động tác kết hợp toàn thân. Hơn nữa, khi chơi bóng rổ cơ thể sản sinh ra hoocmon tăng trường HGH nhiều hơn. Tất cả những yếu tố đó đều góp phần vào việc phát 3
  9. triển hệ cơ xương. Giúp các mô xương tăng trưởng và tối ưu từ đó chiều cao sẽ được cải thiện. b. Bóng rổ có lợi ích giúp cơ thể khỏe mạnh Một trong những lợi ích của việc chơi bóng rổ là giúp cơ thể chúng ta luôn khỏe mạnh. Nó không chỉ giúp các em tránh xa những trò chơi vô bổ như xem film-tv, chơi game online…. mà còn giúp các em hoạt động chân tay tốt. Đốt cháy calo, mỡ thừa giúp giảm cân, săn chắc, khỏe mạnh là điều chắc chắn khi tham gia môn thể thao này. c. Bóng rổ giúp cải thiện hệ thống tim mạch – tăng cường hệ miễn dịch. Giúp cơ thể cải thiện tim mạch là lợi ích của việc bóng rổ đem lại rất hiệu quả. Hoạt động bất kỳ môn thể thao nào, đặc biệt là bóng rổ sẽ cải thiện sức bền tim mạch. Giúp nhịp tim của chúng ta tăng lên, hệ hô hấp được vận động tối đa – luôn khỏe mạnh giảm các nguy cơ về bệnh tim sau này. Hơn thế nữa, tập luyện bóng rổ thường xuyên sẽ giúp chúng ta có một hệ miễn dịch tốt hơn, cơ thể sẽ có sức đề kháng để chống lại nhiều bệnh tật. d. bóng rổ giúp cải thiện tâm lý Việc chơi bóng rổ mỗi ngày sau mỗi giờ học trên trường, sẽ giúp cho tâm lý của học sinh được cải thiện tốt hơn. Tâm lý của học sinh luôn trong trạng thái ổn định, thoải mái và học sinh cũng cảm thấy yêu đời hơn. Kiểm soát được stress, giúp các em tập trung hơn và có nhiều năng lượng để hoàn thành công việc khác. Khi tâm lý của học sinh tốt thì mọi việc các em làm đều sẽ tốt lên và chắc chắn công việc học tập của học sinh cũng sẽ được cải thiện. e. Bóng rổ giúp tăng cường sự tập trung và tính kỷ luật Học bóng rổ có lợi ích gì – Cho các em tham gia lớp học bóng rổ sẽ giúp các em hiểu nhanh hơn. Trong bóng rổ có những luật chơi và những quy định riêng. Người chơi cần phải tuân thủ và rèn luyện nghiêm khắc. Điều này dần dần sẽ tôi luyện các em trong khuôn khổ, làm việc tập trung hơn, có kỷ luật hơn. Đây là một trong những yếu tố giúp các em thành công sau này! f. Bóng rổ giúp giúp các em tự tin hơn Bóng rổ là môn thể thao mang tính đồng đội. Học bóng rổ sẽ giúp các em làm quen và kết nối với nhau, giúp bản thân tự tin hơn khi thi đấu. Thể hiện kỹ năng trên sân bóng hay thắng một trận đấu thực sự là những trải nghiệm bổ ích đối với mỗi người học. Bên cạnh đó, học bóng rổ có lợi ích giúp tâm lí vững vàng khi thi đấu nhiều lần trong các trận đấu lớn với rất nhiều khán giả. Chắc chắn sẽ giúp các em tự tin đứng trước đám đông làm mọi điều dường như là không thể. 4
  10. g. Bóng rổ tạo ra đam mê và cải thiện bản thân Cảm giác khi có thể tự tay đưa được quả bóng vào rổ là cảm giác tuyệt vời nhất mà học sinh có thể nhận được khi chơi môn thể thao này. Đây chính là điều mà học sinh muốn làm được và bỏ ra hàng giờ tập luyện hăng say mà không hề thấy nhàm chán. Đó chính là cách tạo ra niềm đam mê cho học sinh và cũng là cách để học sinh tự ý thức để cải thiện bản thân. Sự nỗ lực không mệt mỏi của học sinh sẽ giúp học sinh đạt được thành công và từ đó tự tin để dần thay đổi những thiếu sót của mình. 1.2. Những nguyên tắc cơ bản để phát triển CLB bóng rổ CLB bóng rổ trong trường học là một tổ chức xã hội trong trường học, tập hợp các em học sinh theo nguyên tắc tự nguyện của những người cùng sở thích với môn thể thao bóng rổ mà trong đó mỗi người tham gia CLB với nhiều mục đích khác nhau. Từ đó đề ra chương trình hoạt động của mình sao cho phù hợp với khả năng và thời gian rỗi của các thành viên và khi hoạt động câu lạc bộ, số thành viên đông thì có thể chia ra các nhóm nhỏ hơn để đáp ứng được nhu cầu và sở thích riêng biệt. a. Những yếu tố cần thiết duy trì CLB 1. Yếu tố từ nhu cầu thực tế: CLB trước hết phải xuất phát từ nhu cầu thực tế, chính đáng, phù hợp với văn hóa của dân tộc xuất phát từ các em học sinh và nhà trường. Bởi vì CLB là hình thức sinh hoạt tự nguyện, không ép buộc. Đây còn gọi là CLB, đội nhóm sở thích. Sau khi hình thành CLB rồi, các thành viên mới tổ chức bầu ra ban chủ nhiệm, đội trưởng, nhóm trưởng và xây dựng nội quy hoạt động. CLB bóng rổ là nơi phát huy năng khiếu và sáng kiến của các thành viên nhằm đạt một mục đích nhất định, các thành viên tự xin gia nhập và cũng tự nguyện rút lui khỏi CLB và đến lúc nào đó, nếu tất cả các hội viên không còn nhu cầu chung nữa thì CLB sẽ giải thể. 2. Yếu tố pháp lý: Muốn thành lập một Câu lạc bộ, cần có sự đồng ý của nhà trường hoặc Đoàn trường nhằm hỗ trợ về các thủ tục pháp lý, cơ sở vật chất hoạt động của Câu lạc bộ. 3. Yếu tố xã hội hóa: Nguồn kinh phí hoạt động của Câu lạc bộ là đóng góp tự nguyện của mỗi thành viên tham gia. Nếu tổ chức các hoạt động có quy mô lớn như thi đấu, liên hoan... thì cần có kế họach vận động đóng góp kinh phí của nhiều thành phần xã hội khác nhau từ phía nhà trường, đến các đoàn thể, doanh nghiệp, và các mạnh thường quân… 4. Yếu tố điều hành các hoạt động Câu lạc bộ: Bầu ban điều hành, xây dựng nội quy hoạt động,có chương trình nội dung sinh hoạt thường kỳ, phù hợp với mô hình hoạt động của CLB đề ra ban đầu. 5
  11. 5. Yếu tố cơ sở vật chất: CLB bóng rổ muốn hoạt động được thì cần phải có sân bãi, dụng cụ để tập luyện và hỗ trợ thi đấu. b. Các bước để duy trì, thúc đẩy phát triển hoạt động Câu lạc bộ 1. Để duy trì và phát triển hoạt động CLB bóng rổ thì việc giữ vững và phát triển thêm số lượng thành viên CLB là điều không thể thiếu và cần chú trọng. 2. Hoàn thiện công tác tổ chức, tăng cường huấn luyện và đào tạo các thành viên mang tính đào tạo nguồn bổ sung để kịp thời điều hành, tổ chức, duy trì hoạt động Câu lạc bộ khi có sự thay đổi về nhân sự Ban điều hành. 3. Khuyến khích tinh thần tự nguyện, thúc đẩy hoạt động xã hội hóa trong các CLB để hoạt động có hiệu quả thiết thực. Bên cạnh đó, Ban điều hành CLB cần làm việc đều tay, trên tinh thần đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm và năng động trong mọi mặt. Tuân thủ nội quy, quy chế hoạt động CLB và của nhà nhà trường. 4. Xây dựng quy chế hoạt động hiệu quả; đẩy mạnh hình thức sinh hoạt mới, phù hợp hơn trong hoạt động của CLB, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu đề ra, nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng, thu hút thành viên tham gia vào CLB. 2. Cơ sở thực tiễn Căn cứ thực hiện các văn bản về công tác giáo dục thể chất(GDTC) và thể thao trường học theo quy định tại các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo sau: Quyết định số 1611/QĐ-BGDĐT ngày 10/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể phát triển GDTC và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025. Tiếp tục tăng cường, thực hiện các biện pháp phòng ngừa và ứng phó với tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác trong trường học; xây dựng môi trường trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của trẻ em, học sinh, sinh viên (HSSV). Triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình Sức khoẻ học đường giai đoạn 2021-2025, Chương trình y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021-2025. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao (GDTC, HĐTT) trong chương trình môn học và hoạt động giáo dục; tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành các chỉ tiêu của Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025. Tăng cường các hoạt động vận động, tự chăm sóc sức khỏe thông qua nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với tình hình dịch bệnh và trạng thái bình thường mới nhằm nâng cao sức khỏe, thể chất của trẻ em, HSSV; hoàn thiện và sử dụng hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu về sức khỏe của trẻ em, HSSV, công tác GDTC, HĐTT và y tế trường học. 6
  12. Ngành Giáo dục cũng chỉ đạo các đơn vị tổ chức Hội thi TDTT cấp trường, cấp huyện nghiêm túc, trang trọng, thiết thực, tuyển chọn và cử học sinh dự giải TDTT cấp tỉnh đúng đối tượng, có chất lượng chuyên môn tốt, góp phần đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại. Mặt khác, từ yêu cầu thực tế và chỉ đạo từ phía Ban giám hiệu nhà trường với nhiệm vụ duy trì CLB bóng rổ để tạo một sân chơi phát triển kỹ năng vận động nâng cao thể trạng và sức khoẻ cho học sinh,vì vậy tôi được giao nhiệm vụ là cố vấn cho CLB bóng rổ trường Phan để hỗ trợ cho các em xây dựng và phát triển CLB ngày càng hoạt động tốt hơn. II. THỰC TRẠNG 1. Thuận lợi Về phía Ban giám hiệu và chủ trương nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất cho phong trào rèn luyện thể dục thể thao trong nhà trường. Luôn động viên giáo viên và học sinh toàn trường tham gia rèn luyện nâng cao sức khoẻ sau những giờ học căng thẳng. Được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh cho các em tham gia hoạt động tập luyện thể dục thể thao hàng ngày. Về cơ sở vật chất, chất cũng đã đầy đủ cho học sinh tham gia tập luyện và tổ chức thi đấu Về phía học sinh thì phần lớn học sinh yêu thích các môn thể thao nói chung và môn bóng rổ nói riêng. Một số lượng học sinh học đam mê và tập luyện thường xuyên môn bóng rổ và có trình độ thi đấu ở các giải trẻ của tỉnh và toàn quốc Do đã hình thành CLB từ trước nên cũng thuận lợi cho việc triển khai xây dựng mô hình CLB mới. 2. Khó khăn Do đặc thù là học sinh trường Chuyên nên học sinh trường THPT Chuyên Phan Bội Châu phải dành một lượng thời gian khá lớn vào việc học tập. Lịch học của các em khá nhiều nên cũng hạn chế cho việc sắp xếp thời gian để tham gia tập luyện. Ngoài học tập thì các hoạt động ngoại khoá, cũng như việc tham gia các CLB khác cũng ảnh hưởng đến thời gian tham gia luyện tập hằng ngày và lịch tập của CLB bóng rổ. Thể lực cũng là điểm hạn chế của học sinh trường bởi vì phần lớn từ nhỏ các em dành nhiều thời gian học tập nên cơ thể cũng không được vận động và luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, nên khi thi đấu yếu tố thể lực làm ảnh hưởng đến thực hiện kỹ thuật và thành tích rất nhiều. Phần lớn học sinh CLB tham gia tập luyện theo bản năng chứ chưa có ý thức vào việc phát triển kỹ thuật và có được sự hỗ trợ sửa sai kỹ thuật kịp thời. Sân bãi chưa thật sự đảm bảo, chất lượng để đảm bảo tổ chức thi đấu do mặt sân của trường sử dụng ghạch ghép nên còn gồ ghề làm ảnh hưởng đến chất lượng tập luyện và thi đấu của học sinh. Ngoài ra sân bãi ngoài trời cũng là trở ngại mỗi khi mưa gió đều ảnh hưởng đến việc duy trì lịch sinh hoạt của CLB. 7
  13. III. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CLB BÓNG RỔ THEO HƯỚNG PHÁT HUY VAI TRÒ CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH Qua những điểm thuận lợi và những khó khăn trên, tôi đã nghiên cứu và đưa ra những giải pháp để xây dựng và phát triển mô hình câu lạc bộ bóng rổ theo hướng phát huy vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh. Về cơ bản là học sinh phải chủ động lên các kế hoạch và tổ chức sinh hoạt CLB như lên các bài tập và tự tiến hành tổ chức tập luyện, chủ động cân đối và chi tiêu tài chính, quản lý và nhắc nhở các thành viên CLB hoàn thành nhiệm vụ. Các thành viên phải chủ động hoàn toàn và không được lười suy nghĩ, mà phải tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong CLB. Tôi đã tiến hành xây dựng, phát triển mô hình CLB như sau: 1. Xây dựng cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ cho CLB. Để CLB phát triển thì trước hết cần phải xây dựng bộ máy hoạt động hiệu quả và phân công nhỏ các nhiệm vụ cho các ban để phát huy hết sức mạnh tập thể. Tôi đã xây dưng bộ máy hoạt động như sau: a. Cố vấn Cố vấn là giáo viên chịu trách nhiệm quan sát, theo dõi và tham mưu một số vấn đề quan trọng trong CLB. Cố vấn không can thiệp sâu hay cầm tay chỉ việc cho các em mà thay vào đó người cố vấn chỉ nắm bắt tình hình chung và nêu ra các vấn đề đang thực tốt, các hạn chế của CLB , gợi ý và yêu cầu các thành viên CLB tìm cách khắc phục và giải quyết. Về cơ bản người cố vấn chủ yếu làm việc với Ban điều hành( trưởng các ban) để nắm bắt tình hình chung và tham mưu các vấn đề của CLB. Những trường hợp Ban điều hành gặp khó khăn, không tìm ra giải pháp, cố vấn sẽ gợi ý hướng đi cho các em tự triển khai. Ngoài ra, bản thân người cố vấn thỉnh thoảng có những buổi nói chuyện tập thể để truyền ngọn lửa đam mê với bộ môn bóng rổ cho các em, nhằm kích thích ý chí và sự nỗ lực cho các thành viên trong quá trình sinh hoạt CLB. b. Ban điều hành: - Thành phần: Gồm 4 người (Đội trưởng nam và nữ, trưởng Ban quản lý, trưởng ban truyền thông kĩ thuật). - Nhiệm vụ Đại diện điều hành các ban. Đảm bảo hoạt động cho CLB duy trì và phát triển CLB ngày càng tốt hơn về quy mô, số lượng và chất lượng sinh hoạt CLB. Quản lý, giám sát các thành viên và hoạt động của CLB. Phát hiện những khó khăn, những cái chưa hợp lý của CLB để tìm ra biện pháp để giải quyết. 8
  14. Định hướng rõ mục tiêu phát triển CLB. - Cách thức hoạt động Có trách nhiệm lên kế hoạch đầu năm học, phân công các công việc và nhiêm vụ cho các thành viên trong CLB và giám sát các hoạt động của CLB. Đốc thúc, kiểm tra các thành viên hoàn thành nhiệm vụ và đi tập thường xuyên. Tổ chức các buổi họp, sinh hoạt, buổi tập luyện và thi đấu cho CLB. Cùng nhau thảo luận và hội ý để đưa ra các quyết định liên quan đến CLB. Hình ảnh Ban điều hành năm học 2020 – 2021 c. Ban quản lý: - Thành phần: 3 người( trưởng ban điều hành và 2 người khác) - Nhiệm vụ: Quản lý tài chính: quản lý thu chi, mỗi tháng 30k/1 người. trang phục, dụng cụ và các khoản khác. Cân đối thu chi để đảm bảo các hoạt động của CLB không bị động và báo cáo tài chính cuối năm. Quản lý nhân sự: Theo dõi điểm danh sự chuyên cần các buổi tập và tham gia thi đấu cổ vũ. Chủ động lên kế hoach xây dựng đào tạo nguồn cho những năm tiếp theo. 9
  15. Quản lý hậu cần: Phục vụ nước và chăm sóc hỗ trợ các thành viên trong các buổi tập và thi đấu. Có kế hoạch mua sắm các thiết bị phục vụ tập luyện và thi đấu. - Cách thức hoạt động: Ban quản lý chịu trách nhiệm nghiên cứu để ra các quy định chung phù hợp với đặc thù của CLB và theo dõi, giám sát, nhắc nhở xử lý các thành viên thực hiện đúng các quy định . MỘT SỐ QUY ĐINH CHUNG CỦA CLB • Tất cả thành viên CLB đều có trách nhiệm xây dựng và tham gia tất cả các hoạt động của CLB. Có trách nhiệm hoàn thành và hỗ trợ các thành viên khác hoàn thành các nhiệm vụ được giao. • Luôn giữ hình ảnh đẹp về CLB. Đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ nhau trong các buổi sinh hoạt, tập luyện, thi đấu, học tập và cuộc sống. • Đóng quỹ hàng tháng đầy đủ và chấp hành tốt lịch sinh hoạt định kì CLB. • Luôn cố gắng phát triển bản thân trong tập luyện và thi đấu để mang thành tích tốt nhất về cho CLB. • Vào các buổi tập thì phải có mặt trước 5h, những trường hợp đến muộn và nghỉ không lý do thì sẽ phải chạy 2 vòng sân (bất kể nam, nữ) • Trường hợp vắng không có phép quá 3 buổi từ đầu đến hết năm sẽ bị mời ra khỏi CLB (trước khi rời CLB các bạn phải trả lại tất cả thẻ hay vòng tay của clb; cuối mỗi tháng nếu có sự thay đổi số lượng thành viên thì clb sẽ làm hẳn 1 bài viết lên page Bullets Basketball Club để thông báo cho mọi người cùng biết) • Vắng có phép thì quá 5 buổi từ đầu đến cuối năm nếu ý thức không cao cũng sẽ bị mời ra khỏi clb ( Các bạn đã đăng kí lịch tập thì xin hãy tự tôn trọng lời nói của bản thân và vui lòng đi đúng lịch tập và số buổi) Rất mong các bạn chấp hành đúng quy định vì CLB không thể chấp nhận bất kì cá nhân nào trong 1 CLB mà không có bất kì hoạt động nào đóng góp cho clb. 10
  16. Hình ảnh ra mắt của Ban quản lý năm học 2020 - 2021 d. Ban truyền thông – kĩ thuật: - Thành phần: 18 người yêu thích bóng rổ có khả năng viết bài, chụp ảnh, quay phim và xử lý hình ảnh. - Nhiệm vụ: Biên soạn bài viết và thiết kế hình ảnh để đưa bài viết lên kênh truyền thông của CLB theo các chủ đề. Hoàn thành các nhiệm vụ được giao kịp thời. - Cách thức hoạt động Cập nhật những thông tin mới nhất về các buổi sinh hoạt cũng như các giải đấu của CLB. Tham gia lưu giữ hình ảnh, video các hoạt động tập luyện, thi đấu, tập ở nhà để làm tư liệu truyền thông. Xây dựng các bài viết và thiết kế hình ảnh, video thú vị để đăng Page. 11
  17. Hình ảnh ra mắt của Ban truyền thông năm học 2020 – 2021 e. Ban chuyên môn : - Thành phần: Gồm 40 người có kĩ thuật chuyên môn cơ bản và là những thành viên tham tập luyện và thi đấu. Trưởng ban là đội trưởng, người có chuyên môn tốt, nghiêm túc, có khả năng truyền cảm hứng, hướng dẫn kĩ năng cho các thành viên và có tầm ảnh hưởng lớn trong CLB. - Nhiệm vụ: Tham gia các buổi sinh hoạt và các hoạt động chung của CLB Tham gia tập luyện và hỗ trợ các thành viên trong tập luyên. Tham gia thi đấu các giải đấu nội bộ và giải đấu chính thứ do CLB Nghệ An tổ chức - Cách thức hoạt động: Buổi tập cố định là 2 buổi/ tuần cho mỗi đội(nam/nữ) từ 16h45 đến 18h30 12
  18. Trưởng ban chuyên môn lên kế hoạch các bài tập cần thiết cho các thành viên và triển khai, hướng dẫn các bài tập cho các thành viên trong các buổi tập cố định. Những thành viên có chuyên môn tốt hỗ trợ phát triển kĩ thuật và sửa sai cho những thành viên yếu hơn trong quá trình thực hiện bài tập và sửa lỗi. Tham gia thi đấu giao lưu cũng như các giải của thành phố, tỉnh và các giải thường niên như: ❖ 30/4: giải đấu 5x5 THPT toàn tỉnh do CLB Italy liên kết với CLB bóng rổ Nghệ An ❖ Giải đấu 3 x3 THPT toàn tỉnh do CLB Italy liên kết với CLB bóng rổ Nghệ An ❖ Tổ chức giải nội bộ. ❖ Giao lưu các trường THPT đóng trên địa bàn. Hình ảnh ra mắt trưởng ban chuyên môn năm học 2020 - 2021 2. Xây dựng kế hoạch và báo cáo tổng kết hoạt động từng năm cho CLB. Ban điều hành chịu trách nhiệm đầu năm học mới là báo cáo tổng kết hoạt động của năm trước và lên kế hoạch cho năm học mới và được sự thẩm định, tham mưu của thầy cố vấn cũng như việc phê duyệt của ban giám hiệu nhà trường trước khi triển khai các kế hoạc cho CLB. Các báo cáo tổng kết và kế hoạch phải chi tiết, cụ thể để BGH, thầy cố vấn nắm bắt được rõ tình hình của CLB. 13
  19. Thầy cố vấn sẽ dựa vào kết quả của năm trước sẽ có những tham mưu để Ban điều hành điều chỉnh kế hoạch năm học mới phù hợp để CLB hoạt động hiểu quả hơn. 3. Tổ chức tuyển thành viên mới cho CLB hàng năm. Để duy trì CLB thì cần có một số lượng thành viên CLB ổn định. Vì vậy đầu năm học mới sẽ mở đơn tuyển các thành viên mới để bù số lượng thành viên lớp 12 khoá trước đã tốt nghiệp. Ngoài ra trong 1 năm học sẽ tuyển thêm ít lần thành viên mới để bù cho các thành viên trong CLB không tham gia tích cực và có thái độ không nghiêm túc trong sinh hoạt CLB. Số lượng tuyển tuỳ theo tình hình thực tế. Thành viên mới được tuyển là những học sinh vượt qua kỳ thi tuyển nghiêm ngặt với 2 phần thi: phỏng phấn và kiểm tra chuyên môn - Cách thức tuyển( Trả lời các câu hỏi phỏng vấn và các bài tập về kỹ năng chuyên môn kèm một số hình ảnh trong quá trình tuyển thành viên mới) - Số lượng tuyển: Từ 10 - 20 bạn vào từng ban của CLB - Tiêu chi tuyển: Là học sinh đang đi học tại trường THPT chuyên Phan Bội Châu - Các tiêu chí riêng ❖ Có khả năng quản lý và điều phối đội dành cho ban Quản Lý ❖ Có khả năng viết lách và thiết kế ảnh dành cho ban TT-KT ❖ Có kĩ năng chơi bóng rổ dành cho ban Chuyên Môn - Cách thức tuyển: ❖ Vòng đăng ký online: là vòng nạp đơn đăng kí . Trong đơn trình bày về lí lịch bản thân, lý do muốn tham gia CLB, nguyện vọng, mục đích tham gia CLB. 14
  20. ❖ Vòng try out cho ban Chuyên Môn: Các thành viên ứng tuyển sẽ thực hiện các bài tập dẫn bóng - lên rổ - tại chỗ ném bóng - bài tập thể lực. BẢNG KẾT QUẢ KIỂM TRA CÁC BÀI TẬP CHUYỆN MÔN Họ tên: ………………………………… Giới tính: ………… Lớp……. Nội dung Điểm Ghi chú Kết quả Nhồi 2 tay Nhồi 2 bóng Dẫn bóng Zigzac đổi tay Zigzac qua háng 5 góc( 5 lần) Lên rổ Dẫn bóng tốc độ lên rổ( 2 lần) Chuyền giữa sân lên rổ( 2 lần) Ném rổ 5 góc( 5 lần) 5 góc chạm môc( 5 quả) 1x1 Thi đấu 3x3 Thể lực Bật nhảy(10 lần) Chống đẩy(5 x 10lần) ❖ Vòng thử việc cho ban Quản lý: CLB sẽ phỏng vấn trực tiếp đối với các thành viên ứng tuyển với 10 câu hỏi. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2