Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng ý thức học tập tích cực cho học sinh Trường THPT Tương Dương 1 thông qua một số chủ đề hoạt động trải nghiệm
lượt xem 8
download
Đề tài tập trung nghiên cứu các lí luận chung về xây dựng ý thức học tập tích cực, phân tích đánh giá thái độ học tập của học sinh và trên cơ sở kế hoạch dạy học của nhóm, chúng tôi thực hiện các biện pháp thông qua một số chủ đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp xây dựng ý thức học tập tích cực cho học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng ý thức học tập tích cực cho học sinh Trường THPT Tương Dương 1 thông qua một số chủ đề hoạt động trải nghiệm
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG I SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài XÂY DỰNG Ý THỨC HỌC TẬP TÍCH CỰC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG I THÔNG QUA MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Lĩnh vực: Hoạt động kĩ năng sống Người thực hiện: Vi Thị Sen – Tổ Ngoại Ngữ -SĐT: 0912101073 Phan Văn Đài- Phó hiệu trưởng- SĐT: 0977866104 Lương Thị Công- Tổ Xã Hội- SĐT: 0948252645 Nghệ An – Năm 2023 0
- PHẦN I . ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của nhiều lĩnh vực xã hội, giáo dục thời đại mới đã và đang phấn đấu đổi mới về nội dung, chất lượng và phương pháp sao cho đạt được hai mục tiêu lớn là “Đào tạo nguồn nhân lực” và “Rèn luyện kỹ năng sống” cho học sinh giúp các em làm chủ bản thân, có khả năng ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội và khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Trường học hiện nay vì thế mà không những là nơi cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học một cách có hệ thống, mà còn rèn cho các em những kĩ xảo, kĩ năng sống cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp. Mục 2.5 Chỉ thị 26/CT-UBND ngày 19/10/2022 của UBND tỉnh về triển khai nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp năm học 2022-2023 trên địa bàn tỉnh Nghệ An đề cập về môi trường giáo dục toàn diện có ghi rõ: “Xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh, thân thiện, tăng cường giáo dục đạo dức lối sống, hình thành phẩm chất con người việt nam trong thời đại mới, tiếp tục phát huy quảng bá những giá trị tốt đẹp của con người quê hương xứ nghệ ra trường quốc tế.” “Chú trọng giáo dục mô hình giáo dục trải nghiệm, phát triển năng lực người học thông qua liên kết thực hành, tổ chức cho người học có nhiều cơ hội tham gia hoạt động xã hội, hoạt động cộng đồng, từ thiện nhân đạo, sáng tạo”. Luật GD, điều 28.2 cũng đã ghi “Phương pháp GD phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập”. Trong thời kì bùng nổ công nghệ thông tin với xu thế hội nhập thế giới, các trường học hiện nay đang đứng trước nhiều thuận lợi nhưng cũng đầy thách thức là làm sao truyền thụ tri thức cho học sinh để các em thích nghi với sự phát triển của xã hội vừa hướng cho học sinh lối sống có văn hoá, tích cực, lành mạnh không nhận thức lệch lạc, không suy thoái niềm tin theo những mặt trái của xã hội. Đó chính là nỗi niềm trăn trở mà mỗi giáo viên và nhà quản lí giáo dục luôn thường trực. Dạy chữ - dạy người là 2 nhiệm vụ quan trọng song song, lâu dài, mang tính chiến lược trong việc phát triển giáo dục và phát triển đất nước bởi không chỉ bồi dưỡng nhận thức về các chuẩn mực xã hội mà còn góp phần định hình, phát huy những phẩm chất cần thiết của nhân cách con người có ích cho bản thân, gia đình, tổ quốc và cho xã hội. Cuộc sống luôn chuyển động không ngừng, nền giáo dục nước nhà cũng đang từng bước cải cách đổi mới phù hợp xu thế phát triển của thời đại. Ai cũng hiểu 1
- năng lực để mỗi người vào đời không chỉ bó hẹp trong yêu cầu ghi nhớ tích luỹ kiến thức mà còn để phân tích sâu, vận dụng sáng tạo trong công việc và để sống tốt hơn. Chính vì lẽ đó chưa khi nào yêu cầu trải nghiệm trong dạy và học lại cấp thiết như vậy. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là một hoạt động giáo dục bắt buộc của nội dung chương trình giáo dục nhà trường nhằm hướng đến mục tiêu hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, các năng lực tâm lý – xã hội…; giúp học sinh tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. Học sinh được chủ động, phấn khởi, tích cực tham gia trải nghiệm sẽ trở nên tự tin tự lực, biết phản biện gắn kết với thực tiễn và biết định hướng tương lai. Thông qua hoạt động trải nghiệm giúp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD và ĐT theo tinh thần Nghị quyết 29 của TW. Người xưa có câu: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Cái “khôn” chính là sự hiểu biết về kiến thứ, thấu cảm về những điều thiêng liêng quý giá để hiểu được dân tộc mình, yêu đất nước mình và chủ động hội nhập quốc tế. Đó là những thu thập không thể có nếu chỉ nghe nói và nhìn qua phim ảnh. Các trường theo xu hướng tiến bộ đã triển khai nhiều hoạt động đổi mới thúc đẩy chất lượng học tập để đào tạo nên những con người năng động. Song nếu chỉ dừng ở tính thực tế của “giờ học thực tế” thì chưa đủ. Trải nghiệm sáng tạo khác với trải nghiệm đơn thuần vì trong đó cần hiệu quả sáng tạo của việc tổ chức đi và thu kết quả khi về. Dạy học gắn liền với hoạt động trải nghiệm qua hình thức tham quan tìm hiểu các di sản lịch sử văn hoá, tìm hiểu phong tuc tập quán bản sắc văn hoá dân tộc, trải nghiệm qua giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt đầu tuần, ngoại khoá…là một trong những phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục góp phần quan trọng trong việc tạo hứng thú, tính tích cực, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của người học. Chính từ những hoạt động như: lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội đã góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Giúp các em biết tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình. Từ đó góp phần đổi mới dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường. Dạy học gắn liền với hoạt động trải nghiệm còn giúp giảm lối mòn nhàm chán kiểu dạy kiến thức hàn lâm đơn thuần trong các tiết dạy trên lớp, làm thay đổi quan niệm giảng dạy cũ, thúc đẩy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Trường THPT Tương Dương 1 nằm trên địa bàn miền núi vùng cao huyện Tương Dương với phần đa học sinh là con em các dân tộc thiểu số Thái, Khơ Mú, Mông, Ơ du, Tày Poọng... Các em chủ yếu là học sinh ở vùng sâu, vùng xa, bố mẹ làm nông nên điều kiện kinh tế khó khăn. Hành trang bước vào cuộc sống xa gia đình người thân của các em còn quá ít, nhận thức về xã hội ,kỹ năng sống còn nhiều hạn chế, hầu hết các em đều ngoan nhưng do học yếu, bị hổng kiến thức cơ bản nên khó tiếp thu bài dẫn đến thái độ chán nản khi phải đến lớp, phải tiếp nhận 2
- lượng kiến thức lớn với mức độ khó hơn ở bậc THPT, vì vậy việc học sinh lười học, ể oải, học đối phó chưa xác định được mục tiêu của việc học , bỏ học giữa chừng là hiện trạng phổ biến hiện nay ở trường . Đây chính là bài toán khó giải, là nỗi niềm mà mỗi cá nhân giáo viên và Ban giám hiệu trường THPT Tương Dương 1 luôn trăn trở. Làm sao đảm bảo được yêu cầu chất lượng giáo dục chung với trình độ đầu vào của học sinh thấp như thế. Làm sao để học sinh thay đổi được thái độ học tập, ý thức được tầm quan trọng của việc học, có niềm say mê với việc học. Làm sao để tìm ra phương pháp hữu hiệu tạo được sự hứng thú tìm hiểu khoa học, xây dựng được ý thức học tập tích cực cho học sinh. Làm sao để tạo cho các em môi trường học tập thân thiện gần gũi và gắn kết, giúp giảm áp lực trong những giờ học và học sinh được hoà mình trong không gian học tập mới ở ngoài lớp với điều kiện cơ sở vật chất nhà trường có hạn, làm thế nào để tạo ra sự “đổi gió” đáp ứng nhu cầu chính đáng “Trăm nghe không bằng một thấy” của học sinh. Làm sao để học sinh thụ hưởng triết lý giáo dục: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”… Chỉ khi học sinh thích đến lớp đến trường thì các em mới tự giác học tập và rèn luyện hay nói cách khác, khi các em nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của viêc học và rèn luyện thì các em mới có động lực có ý thức học tập tích cực. Và với việc giáo dục thông qua hoạt động trải nghiệm được xem như là một luồng gió mới cùng với nhiều biện pháp khác thu hút học sinh đến trường dươc xem như là một trong những chìa khoá xây dựng ý thức học tập tích cực giúp học sinh tự giác nỗ lực học tập để đạt kết quả cao như chúng ta mong muốn. Với những lí do trên chúng tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng ý thức học tập tích cực cho học sinh Trường THPT Tương Dương 1 thông qua một số chủ đề hoạt động trải nghiệm” để viết sáng kiến kinh nghiệm với hi vọng góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của trường THPT Tương Dương 1 và hi vọng đề tài này cũng có thể áp dụng cho các trường khác. 2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các lí luận chung về xây dựng ý thức học tập tích cực, phân tích đánh giá thái độ học tập của học sinh và trên cơ sở kế hoach dạy học của nhóm, chúng tôi thực hiện các biện pháp thông qua một số chủ đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp xây dựng ý thức học tập tích cực cho học sinh. Qua quá trình thực hiện sẽ đúc rút được các biện pháp hiệu quả nhất về việc xây dựng ý thức học tập tích cực cho học sinh. Giúp học sinh ý thức được tầm quan trọng của việc học, nâng cao ý thức trách nhiệm bản thân, thúc đẩy tinh thần tự học tự nghiên cứu và chủ động lĩnh hội Kiến thức của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Giúp cho việc xây dựng mục tiêu “một ngày đến trường là một ngày vui, trường học thân thiện học sinh tích cực” thành hiện thực. Nâng cao chất lượng giáo 3
- dục toàn diện cho học sinh đặc biệt góp phần thu hút học sinh đến trường, làm giảm tỉ lệ học sinh bỏ học giữa chừng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động trải nghiệm trong giáo dục Nghiên cứu các hình thức trải nghiệm Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các hoạt động trải nghiệm lên sự hình thành ý thức học tập tích cực cho học sinh THPT. 3. Đối tượng nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Một số hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp giúp tạo động lực, xây dựng thái độ học tập tích cực cho học sinh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp THPT. 4. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết: Sau khi thu thập tài liệu tham khảo, tiến hành đọc và phân tích để hiểu một cách đầy đủ về các nội dung cần thiết liên quan; chọn lọc và tập hợp theo từng nội dung cụ thể. Tổng hợp các thông tin từ tài liệu thành một hệ thống toàn diện ở mức độ khái quát hơn. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, ngoại khoá nhằm giáo dục đạo đức, lối sống, củng cố thái độ học tập tích cực cho học sinh Phương pháp điều tra: Thiết kế phiếu điều tra khảo sát đối với giáo viên và học sinh. Đối với giáo viên thiết kế phiếu khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong công tác giáo dục. Song song với phiếu điều tra là phỏng vấn trực tiếp để làm sáng tỏ thêm một số vấn đề liên quan đến đề tài. Đối với học sinh thì thiết kế phiếu điều tra khảo sát về mức độ đạt được về ý thức học tập chủ động tích cực được hình thành thông qua các hoạt động trải nghiệm. 5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm: Trên thực tế đã có nhiều hoạt động trải nghiệm, ngoại khoá được tổ chức ở trường nhưng chưa có đề tài nào được nghiên cứu một cách khoa học, đưa ra các biện pháp cụ thể để xây dựng ý thức học tập tích cực cho học sinh thông qua các tiết học trải nghiệm ở lớp cũng như các hoạt động thực tế ngoài trường. Các đề tài tạo động lực học tập cho học sinh phần lớn chỉ tập trung vào môn học cụ thể trên lớp ví dụ như: đề tài hoạt động trải nghiệm của học sinh trong giờ học ngữ văn, hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong giờ sinh hoạt lớp, một số kinh nghiệm dạy học trải nghiệm sáng tạo trong tiết dạy speaking … 4
- Đề tài đề xuất các giải pháp tổ chức giáo dục đạo đức, lối sống, thái độ học tập tích cực cho học sinh bằng các hoạt động trải nghiệm, ngoại khoá ở trườngTHPT nhằm mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức trong nhà trường, giáo viên, học sinh. Giúp học sinh luôn nêu cao ý thức tự nguyện, tự giác, tự chủ, phát huy tính tích cực trong các hoạt động giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm phát huy được vai trò cố vấn cho học sinh, phát huy được khả năng sáng tạo, có ý thức tự giác của học sinh trong học tập cũng như trong hoạt động. Luôn lễ phép với thầy cô giáo, biết vâng lời cha mẹ, ông bà, … Đề tài giúp xây dựng mối quan hệ tốt giữa giáo viên với học sinh, giữa gia đình – nhà trường – xã hội. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, phát triển kỹ năng sống, nhân cách cho học sinh trở thành con người mới, biết yêu thương, chia sẻ, đoàn kết và không ngừng phấn đấu, cống hiến sức trẻ của mình cho quê hương, đất nước. Vì thế chúng tôi khẳng định tính mới của đề tài mà chúng tôi nghiên cứu trên cơ sở tìm hiểu nghiên cứu cách làm mới từ các đồng nghiệp và từ thực tế cách tổ chức dạy học của thành viên trong nhóm trong các hoạt động giáo dục, hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt lớp… Mỗi giải pháp trình bày đều có ý nghĩa riêng và cách làm cụ thể chi tiết phù hợp và dễ áp dụng không chỉ trong trường mà là các trường THPT. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở lí luận. 1. Tổng quan về hình thành ý thức học tập tích cực. Ý thức học tập là quá trình bản thân tự nhận thức, tự tư duy về vai trò, lợi ích của việc học đối với tương lai của mình. Ý thức học tập được thể hiện qua nhiều phương diện như là mục tiêu phấn đấu, cách thức học tập sao cho hiệu quả trong trường lớp, trong xã hội. Ý thức học tập tự giác, tích cực là chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đề ra. Rèn luyện được tính tự lập, tự chủ, kiên cường, bền bỉ, có kỷ luật với bản thân. Ý thức tự giác học tập và rèn luyện là yếu tố bên trong, là cơ sở để các yếu tố khác phát huy tác dụng. Mọi tác động của các yếu tố khách quan bên ngoài như môi trường học tập, đội ngũ giáo viên đều phải được thông qua yếu tố chủ quan bên trong là ý thức tự giác học tập và rèn luyện mới tạo ra được sức mạnh thúc đẩy tinh thần hăng say học tập, rèn luyện. Do vậy, xây dựng ý thức học tập tích cực và rèn luyện cho học sinh là yếu tố quan trọng nhất, bởi vì, cho dù việc dạy học có hay, có tốt đến đâu nhưng nếu học sinh không tập trung, không tích cực, không tự giác học tập và rèn luyện thì không thể có kết quả học tập và rèn luyện tốt. Do đó, xây dựng ý thức tự giác học tập và rèn luyện cho học sinh chính là nâng cao kết quả học tập, nhằm phát triển phẩm chất nhân cách cho người học, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường. 5
- Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại đã đặt ra những yêu cầu cao về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Tổ chức UNESCO đã khẳng định: “Nền giáo dục hôm nay và tương lai phải dựa trên 04 trụ cột: Learning to know - học để biết; Learning to do - học để làm; Learning to be - học để khẳng định mình và Learning to live together - học để cùng chung sống”. Vì thế, làm thế nào để học sinh có hứng thú tập trung chú ý trong học tập, nắm được những tri thức khoa học cơ bản, đặc biệt, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, có kỹ năng, kỹ xảo để đáp ứng được sự phát triển nhanh chóng của thực tế, là vấn đề luôn được coi trọng. Do đó, thái độ học tập tích cực giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của các quá trình học tập. Với châm ngôn “Học, học nữa, học mãi”, học là một hoạt động không thể thiếu đối với tất cả mọi người từ khi sinh ra cho đến suốt cuộc đời. Ý thức học tập tích cực giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách chủ động, toàn diện, có hứng thú. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân. Tự học hay ý thức học tập tích cực là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực. Thêm vào đó, người có ý thức học tập tích cực luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống. vì vậy mà ý thức, động cơ và tính tích cực, chủ động trong học tập sẽ giúp cho học sinh phát triển toàn diện nhân cách của chính bản thân mình. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhân cách, thái độ học tâp của học sinh. Những yếu tố trong môi trường giáo dục bao gồm cả yếu tố khách quan lẫn chủ quan có tác động tới thái độ học tập của học sinh đầu tiên là người giáo viên. Để thiết lập môi trường học tập, ngoài những yếu tố khách quan như điều kiện phòng học, cơ sở vật chất, ... thì giáo viên phải đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nhận thức của học sinh. Trong quá trình học tập, giáo viên với phương pháp giảng dạy của mình cần hành động giúp học sinh tập trung vào môn học và giúp đỡ học sinh tiến hành thảo luận. Mặt khác, với vai trò là người truyền đạt kiến thức mới bằng việc truyền cảm hứng, sự say mê học tập cho mỗi học sinh thì sự ảnh hưởng của giáo viên đến học sinh là vô cùng lớn. Cụ thể, một số yếu tố liên quan đến giáo viên có thể kể đến như: + Trình độ giảng dạy, phương pháp truyền đạt tốt, dễ hiểu + Thái độ gần gũi, thân thiện, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức với học sinh Ngoài ra sự tác động đến ý thức học tập của học sinh còn phải kể đến các yếu tố bên trong, quyết định trực tiếp đến hoạt động tự học, bao gồm yếu tố về thể chất và tâm lý của học sinh: 6
- - Ý thức và động cơ tự học của học sinh - Vốn tri thức hiện có của các em - Năng lực trí tuệ và tư duy - Phương pháp tự học của học sinh. Nhận thức và tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh không chỉ làm thay đổi cách dạy của GV mà còn làm thay đổi cách học của các em. Mọi sự đổi mới trong giáo dục có thành công hay không đều phụ thuộc vào người học. Bản thân học sinh cũng phải nhận thức được rằng, việc học tập không phải chỉ để thi mà để phát triển toàn diện nhân cách của chính bản thân mình. 3. Hoạt động trải nghiệm. 3.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục mà người học được trực tiếp tham gia vào các hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục. 3.2. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm . HĐTN là một loại hình hoạt động dạy học có mục đích, có tổ chức được thực hiện trong hoặc ngoài nhà trường. HĐTN có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, ngoài kiến thức về SH, HĐTN còn tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục. HĐTN được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: thí nghiệm, hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, lao động công ích, sân khấu hóa, tổ chức các ngày hội... HĐTN có thể tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau ở trong hoặc ngoài nhà trường như: lớp học, thư viện, phòng đa năng, phòng truyền thống, sân trường, vườn trường, công viên, vườn hoa, viện bảo tàng, các di tích lịch sử và văn hóa, các danh lam thắng cảnh, các công trình công cộng, nhà các nghệ nhân, các làng nghề, cơ sở sản xuất,... hoặc ở các địa điểm khác ngoài nhà trường có liên quan đến chủ đề hoạt động 3.3. Vai trò của hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông. Trong chương trình giáo dục phổ thông, có nhiều giải pháp khác nhau để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, trong đó hoạt động trải nghiệm là một trong những hình thức mang lại hiệu quả giáo dục cao. 7
- Trước hết, hoạt động trải nghiệm góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông, giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, bổ sung kiến thức, rèn luyện các kĩ năng, tính tự chủ, năng động, sáng tạo của học sinh. Hoạt động trải nghiệm không chỉ giúp các em nhanh nhẹn, hoạt bát hơn mà thông qua những hoạt động giáo dục, giúp các em phát triển thêm những kĩ năng mềm khác như kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng xử lý tình huống, kĩ năng tổ chức, quản lí, năng lực định hướng nghề nghiệp, tư duy và sáng tạo, vận dụng kiến thức vào thực tế. Hoạt động trải nghiệm là cầu nối nhà trường với gia đình, xã hội một cách có tổ chức, có định hướng… góp phần tích cực vào hình thành và củng cố năng lực và phẩm chất nhân cách của học sinh, giúp giáo dục thực hiện được mục đích tích hợp và phân hóa nhằm phát triển năng lực thực tiễn và cá nhân hóa, đa dạng hóa tiềm năng sáng tạo, nuôi dưỡng và phát triển đời sống tình cảm, ý chí tạo động lực hoạt động, tích cực hóa bản thân… Như vậy, trong chương trình giáo dục phổ thông, hoạt động trải nghiệm có vai trò quan trọng nhằm định hướng, tạo điều kiện cho học sinh quan sát, suy nghĩ và tham gia các hoạt động thực tiễn; qua đó tổ chức, khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho các em tích cực nghiên cứu và tìm ra những giải pháp mới, thực hiện khám phá phát hiện, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà trường và những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống. 4. Các văn bản chỉ đạo của cấp trên về giáo dục đạo đức, lối sống, củng cố ý thức học tập tích cực cho học sinh. Công văn số 4020/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2023. Quyết định số 3577/QĐ.UBND của UBND tỉnh Nghệ An ngày 25/7/2016 về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng” trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 – 2020 Hàng năm, Sở giáo dục đào tạo Nghệ An đều có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh. Quyết định số 2124 ngày 22 /7/2022 phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững giáo dục và đào tạo Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 II. Cơ sở thực tiễn. 1.Thực trạng công tác giáo dục, rèn luyện ý thức học tập cho học sinh trong trường THPT Tương Dương 1 trong thời gian qua Thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên, nhà trường đã có nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống và ý thức học tập tích cực cho học 8
- sinh. Để có cơ sở cho việc đề xuất một số kinh nghiệm trong đề tài, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu thực tế và lấy ý kiến tham khảo của 50 giáo viên từ các trường THPT huyện Tương Dương. Phiếu khảo sát giáo viên về công tác giáo dục, xây dựng ý thức học tập tích cực cho học sinh. ( Tổng số giáo viên: 50 người) TT Nội dung trao đổi SL % 1 Thầy (cô) hãy cho biết công tác giáo dục, xây dựng ý thức học tập cho học sinh trong trường THPT hiện nay có cần thiết không? a. Không cần thiết 0 0 b. Cần thiết 10 20% c. Rất cần thiết 40 80% 2 Thực trạng về giáo dục đạo đức, xây dựng ý thức học tập tích cực cho học sinh trong các trường THPT như thế nào? a. Chưa hiệu quả 30 60% b. Hiệu quả 18 36% c. Rất hiệu quả 2 4% 3 Công tác giáo dục, xây dựng ý thức học tập tích cực cho học sinh qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp có được tiến hành không? a. Có tổ chức 33 66% b. Tổ chức không thường xuyên 12 24% c. Thường xuyên 5 10% 4 Theo thầy cô hình thức nào dưới đây hiệu quả nhất nhằm xây dựng lối sống tích cực cho học sinh THPT hiện nay. a. Chủ yếu qua phát thanh tuyên truyền 5 10% b. Qua môn học, tiết chủ nhiệm lớp 5 10% c. Đa dạng, qua ngoại khoá, trải nghiệm 40 80% 5 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ bê việc học, đạo đức xuống cấp của một bộ phận học sinh a. Gia đình không quan tâm 15 30% b. Chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường hiệu 15 30% quả mang lại chưa cao. c. Cả hai ý trên 20 40% Qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng, công tác giáo dục đạo đức, xây dựng ý thức học tập tích cực cho học sinh là rất quan trọng. Nhà trường đã triển khai giáo dục vấn đề này cho học sinh, song chưa được tổ chức thường xuyên, hình thức tổ chức chưa đa dạng, chủ yếu mang tính lý thuyết, giáo huấn nên hiệu quả mang lại chưa cao. Nguyên nhân dẫn đến đạo đức xuống cấp của một bộ 9
- phận học sinh có lối sống buông thả, bỏ bê việc học là do gia đình chưa quan tâm, chất lượng giáo dục ý thức tự giác học tập trong nhà trường mang lại hiệu quả chưa cao. 2. Thực trạng đạo đức, ý thức học tập của học sinh trong trường PTTH Tương Dương 1 trong thời gian qua. Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh về vấn đề giáo dục đạo đức, xây dựng tính tự giác tích cực học tập trong thời gian qua, chúng tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát kiểm tra 100 học sinh từ các trườngTHPT huyện Tương Dương. Sau khi phát phiếu thăm dò, chúng tôi nhận được kết quả như sau: Nội dung Kết quả SL TL SL TL SL TL Theo em giáo dục đạo đức, lối sống tích cực chủ Rất quan Quan trọng Không động học tập trong trường học cho học sinh có trọng quan trọng không? quan trọng 10 10 % 34 34% 56 56% Vì sao học sinh phải được giáo dục và rèn luyện Vì bản thân Vì bản thân, Vì bắt buộc tính tích cực chủ động học tập, tác phong đạo gia đình va đức, lối sống ? cộng đồng, xã hội 20 20 % 20 20% 59 59% Hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động giáo Có hiệu quả Giúp em Không ảnh dục đạo đức, kĩ năng, tạo động lực học tập tích trong việc thay đổi 1 ít hưởng đến cực cho học sinh. nâng cao về nhận thức. em nhận thức 34 34% 40 40% 26 26% Ở trường em có hình thức tổ chức giáo dục đạo Thông qua Phát thanh Tất cả các đức, rèn luyện học tập, kĩ năng sống nào? môn học, tiết tuyên truyền hình thức sinh hoạt lớp 14 14% 34 34% 52 52% Em có thích được giáo dục và rèn luyện đạo đức, Rất thích Thích Không kĩ năng sống và học tập bằng hình thức ngoại thích khóa, trải nghiệm không? 72 72% 26 26% 2 2% Em có thích nhà trường tổ chức nhiều hoạt động Rất thích Thích Không 10
- giáo dục đạo đức, lối sống tích cực chủ động thích không? 76 76% 24 24% 0 0 Nhận định của em về việc đổi mới hình thức Tốt TB Chưa giáo dục bằng trải nghiệm, ngoại khoá trong nhà Đạt trường? 86 86% 14 14% 0 0 Thông qua phiếu khảo sát trên chúng ta thấy rằng, nhiều học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, rèn luyện ý thức học tập tích cực trong nhà trường, một bộ phận không quan tâm đến nội dung giáo dục, cho đó là hình thức bắt buộc, không ảnh hưởng gì đến các em. Từ nhận thức đó mà dẫn đến một số em còn vi phạm nội quy, quy định của nhà trường, có hành vi vi phạm đạo đức, có lối sống buông thả. Thậm chí một số em không biết mình đã vi phạm. Bên cạnh đó, hình thức tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống cũng là điều đáng quan tâm. Đa số các trường học chú trọng giáo dục thông qua hình thức phát thanh, dạy học trên lớp, qua tiết sinh hoạt lớp. Vì vậy hiệu quả giáo dục chưa cao, nhận thức của học sinh còn thấp, học sinh vi phạm đạo đức, lối sống vẫn còn gia tăng. Ban giám hiệu nhà trường cũng chưa quan tâm, chỉ đạo và triển khai các văn bản của cấp trên đầy đủ, chưa có hình thức giáo dục phù hợp, hiệu quả. Phiếu khảo sát cũng cho thấy đa số học sinh thích được tham gia các hoạt động trải nghiệm, ngoại khoá và mong muốn được nhà trường tổ chức thường xuyên. Vì vậy, việc tìm ra những giải pháp phù hợp để giáo dục đạo đức, xây dựng ý thức tự giác học tập cho học sinh là vấn đề cấp bách có ý nghĩa vô cùng quan trọng Phần III. BIỆN PHÁP – GIẢI PHÁP. Nhằm củng cố đam mê, xây dựng ý thức học tập tích cực và giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm chúng tôi thực hiện những biện pháp sau đây. 1. Giáo dục đạo đức, xây dựng ý thức học tập tích cực cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường. Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong nhà trường có thể tổ chức: tổ chức tọa đàm, tổ chức các cuộc thi như thi thuyết trình, thì sáng tạo khởi nghiệp, thi ẩm thực, thi tài năng, …. Thời gian tổ chức: 1 tiết học (lồng ghép trong các giờ sinh hoạt lớp), hoặc có thể tổ chức 1 buổi riêng ngoài giờ học. Không gian tổ chức: không gian tổ chức có thể tại lớp học, hoặc phòng sinh hoạt tập thể của trường hoặc sân vận động của nhà trường hoặc có thể tổ chức bất 11
- kì ở một không gian nào trong nhà trường tùy thuộc vào nội dung của hoạt động mà giáo viên chuẩn bị. 1.1. Tọa đàm, diễn đàn theo chủ đề trong tiết sinh hoạt lớp, tiết dạy hướng nghiệp. Tọa đàm, diễn đàn là hình thức họp mặt để trao đổi, nói chuyện về một chuyên đề hay chủ đề nào đó liên quan đến cuộc sống, thời sự, công việc. Mục tiêu của tọa đàm, diễn đàn là để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó được mọi người quan tâm. Chuẩn bị cho một buổi tọa đàm, diễn đàn: + Chủ đề: Để tổ chức được một buổi tọa đàm hay diễn đàn cho học sinh, giáo viên cần xác định chủ đề của buổi tọa đàm hay diễn đàn, Từ đó xác định nội dung chính của nó. Chủ đề và nội dung của buổi tọa đàm hướng đến những vấn đề mà học sinh quan tâm, hoặc giáo viên muốn thông qua đó để giáo dục tư tưởng, định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Ví dụ: “Tình bạn, tình yêu trong học sinh”; “Nữ sinh với văn hóa học đường”; “Học sinh với văn hóa giao thông” , “Học sinh với định hướng nghề trong tương lai”, “Học sinh với nội quy của trường , lớp ”…… + Địa điểm tổ chức: địa điểm tổ chức có thể tại lớp học hoặc phòng học chức năng của trường. + Thời gian dự kiến: Thời gian có thể là 1 tiết sinh hoạt hoặc có thể 1 buổi tùy vào chủ đề và nội dung hoặc tính chất của buổi tọa đàm hoặc diễn đàn. + Thành phần tham gia: Có thể có khách mời đến dự và tập thể lớp hoặc chỉ tập thể lớp. + Người dẫn chương trình: có thể chon 1 hoặc 2 học sinh tham gia, lựa chọn những học giao tiếp lưu loát, ứng biến nhanh trong các tình huống. + Nội dung chương trình : Kịch bản cho một buổi tọa đàm + Tuyên bố lí do + Giới thiệu đại biểu và thành phần tham gia + Giới thiệu nội dung chương trình và hình thức tọa đàm + Trao đổi, thảo luận về chủ đề: đây là nội dung quan trọng nhất của buổi tọa đàm, hình thức trao đổi có thể dưới dạng bài phát biểu, hoặc chuẩn bị các câu hỏi hình thức tổ chức hái hoa dân chủ để học sinh có thể trình bày ý kiến cá nhân về nội dung mà buổi tọa đàm hướng tới. + Tổng kết 12
- Một số kĩ năng, phẩm chất và năng lực được hình thành thông qua hoạt động -Kĩ năng được hình thành: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng làm MC, kĩ năng thiết kế và tổ chức các hoạt động, lên kịch bản cho một chương trình… - Phẩm chất được hình thành: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. - Năng lực được hình thành: năng lực hợp tác và giao tiếp, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Một số kế hoạch thiết kế tổ chức tọa đàm, diễn đàn. Kế hoạch tổ chức tọa đàm 8/3 chủ đề: “Tình bạn, tình yêu trong học sinh” TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM LỚP 10C5 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tương Dương, ngày 01 tháng 03 năm 2023 KẾ HOẠCH TỌA ĐÀM 8/3 TÌNH BẠN, TÌNH YÊU TRONG HỌC SINH THPT - Căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 của trường THPT TD1 - Căn cứ vào kế hoạch hoạt động của lớp chi đoàn 10C5 năm học 2022 - 2023 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích - Giúp học sinh hình thành một số kĩ năng: có thêm kiến thức về tình bạn, tình yêu ở lứa tuổi học sinh. - Tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, giải bớt áp lực căng thẳng của việc học tập, giúp học sinh có tinh thần đoàn kết thông qua hiệu quả hoạt động nhóm. 2. Yêu cầu - Tất cả học sinh trong lớp tham gia đầy đủ, nhiệt tình. II. THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC 1. Thời gian - Tiết 4, 5 ngày 8/3/2023 2. Địa điểm - Tại lớp học 10C5 III. THÀNH PHẦN THAM GIA 1. Khách mời - BGH nhà trường 13
- - BCH Đoàn Trường - Các giáo viên bộ môn - Giáo viên chủ nhiệm 2. Tập thể lớp 10c5 - Tất cả thành viên của tập thể lớp 10C5 IV. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH - Tuyên bố lí do - Giới thiệu đại biểu - Thông qua chương trình - Tiến hành hoạt động + Hái hoa dân chủ: các câu hỏi liên quan đến vấn đề nữ sinh với văn hóa học đường như: nữ sinh với việc bảo vệ vệ sinh nhà trường, ứng xử với các mối quan hệ, ăn mặc… + Công bố video các bạn nam làm tặng các bạn nữ trong lớp. + Các tiết mục văn nghệ đan xen. - Phát biểu của khách mời - Tổng kết tọa đàm V. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ 1. Lô Thị Tâm Đoan dẫn chương trình. 2. Nguyễn Thị Thùy Dương quán xuyến chung các hoạt động 3. Lương Thị Y Ba phụ trách văn nghệ. 4. Lương Trung Tài chuẩn bị bàn ghế 5. Lương Thị Hợi chuẩn bị hoa 6. Lô Thành Trung chuẩn bị trò chơi trên máy 7. Các tổ trưởng triển khai đến các tổ viên đặt các câu hỏi tọa đàm. Mỗi tổ chuẩn bị 10 câu hỏi VI. TỔNG KẾT RÚT KINH NGHIỆM 14
- Một số hình ảnh giờ sinh hoạt lớp, tiết dạy hướng nghiệp của một số tập thể lớp học trường THPT Tương Dương 1 Năm học 2022-2023. Tọa đàm 8/3- 10C5 Diễn đàn “nói cho nhau nghe” Diễn đàn chủ đề “ Nghề tôi yêu” Tọa đàm 8/3 12G Trò chơi ‘đoán ý đồng đội” – tiết hướng nghiệp 11D Tuyên dương học sinh ngoan- 10C5 15
- 1.2. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chủ đề trong tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần. Giáo án sinh hoạt dưới cờ Chủ đề: trách nhiệm với gia đình 1. Mục tiêu: - Nội dung: Giúp HS hiểu được trách nhiệm của bản thân với bố mẹ, người thân; Thể hiện được trách nhiệm đối với các hoạt động lao động trong gia đình. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, kĩ năng tổ chức hoạt động, kĩ năng hợp tác Về năng lực, phẩm chất: Rèn luyện năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, tin học. Phẩm chất trách nhiệm, chăm chỉ. 2. Nội dung hoạt động: Đánh giá hoạt động tuần qua và triển khai kế hoạch tuần tới - Tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua sinh hoạt chủ đề 5. - Thời gian, địa điểm tổ chức và đối tượng tham gia: - Thời gian: Tiết 1, thứ 2 - Địa điểm: Sân trường - Thành phần tham gia: Học sinh và giáo viên toàn trường 3. Chuẩn bị: - Dẫn chương trình :1. Lô Thị Tâm Đoan ( lớp10C5) 2. Nguyễn Văn Phú ( lớp10A1 ) - Lớp trực tuần: chuẩn bị cơ sở vật chất: Loa máy, bàn ghế, tiết mục văn nghệ… 4. Hình thức tổ chức: Hình thức sân khấu hoá, hình thức hội thi. 5. Tiến trình tổ chức hoạt động - Ổn định tổ chức. - Tiến hành buổi sinh hoạt Phần 1: Nghi lễ (Phần hành chính) Cách thực hiện Hoạt động. 1. Lễ chào cờ 2. Nhận xét đầu tuần. 3. Sinh hoạt chủ đề: Diễn đàn “Trách nhiệm với gia đình” Nội dung: 16
- – Tổ chức thực hiện. - NDCT giới thiệu mục tiêu, ý nghĩa của diễn đàn “Trách nhiệm với gia đình” - NDCT yêu cầu lần lượt đại diện lớp lên tham gia tham luận về nội dung được phân công - Yêu cầu những HS khác lắng nghe và phát biểu ý kiến về chủ đề của diễn đàn hoặc đặt câu hỏi cho tác giả tham luận. - NDCT giới thiệu lần lượt các tiết mục văn nghệ biểu diễn xen lẫn các ý kiến tham luận, các ý kiến phát biểu để không khí diễn đàn sôi nổi, hấp dẫn - Bí thư đoàn trường chốt lại những điểm quan trọng trong các tham luận và ý kiến trao đổi 3. Giao lưu những tấm gương thành công về phat triển kinh tế gia đình Nội dung – Tổ chức thực hiện: - NDCT/ đại diện lớp trực tuần lần lượt giới thiệu các khách mời lên sân khấu và giới thiệu Bí thư Đoàn trường chủ trì buổi tọa đàm - Bí thư đoàn trường đặt câu hỏi cho khách mời và nêu vấn đề để tọa đàm theo nội dung đã chuẩn bị - Yêu cầu toàn bộ HS của trường lắng nghe nội dung trao đổi của các khách mời, đưa ra quan điểm, ý kiến bản thân hoặc những ứng xử đáng học tập mà em biết. -NDCT giới thiệu xen kẽ các tiết mục văn nghệ để thay đổi không khí của buổi tọa đàm - Sau khi khách mời và HS hết ý kiến trao đổi, Bí thư Đoàn trường chốt một số nội dung - NDCT mời đại diện nhà trường lên cảm ơn, tặng hoa, quà lưu niệm cho các khách mời - NDCT cảm ơn các thầy cô và các bạn trong trường đã tích cực tham gia 17
- Học sinh lắng nghe nhận xét đầu tuần Giao lưu gương làm kinh tế giỏi Lãnh đạo và đoàn trường trao giải thi” tìm kiếm tài năng” Màn múa chào mừng của lớp trực tuần 1.3. Tổ chức câu lạc bộ, các cuộc thi. Việc tổ chức các câu lạc bộ trong nhà trường sẽ giúp giáo dục kỹ năng sống và phát hiện bồi dưỡng tài năng trong tập thể học sinh. Để tổ chức các hoạt động câu lạc bộ, trải nghiệm trước hết phải xây dựng kế hoạch cho hoạt động, chọn chủ đề, nội dung tổ chức trải nghiệm. Cuộc thi cũng là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn hoc sinh và đạt hiệu quả cao trong học tập, giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho tuổi trẻ. Cuộc thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm, tập thể để vươn lên đạt được điều mong muốn. Chính vì vậy tổ chức hội thi cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trường, của giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo Mục đích của việc tổ chức cuộc thi nhằm lôi cuốn học sinh tham gia một cách chủ động tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho học sinh, thu hút tài năng và sự sáng tạo của học sinh, phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của học sinh, kích thích sự hứng thú trong quá trinh nhận thức Các bước triển khai: Bước 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức và thể lệ cuộc thi. 18
- Kế hoạch tổ chức hội thi cần thể hiện được các nội dung cơ bản sau: Mục đích, yêu cầu, thời gian, địa điểm, nội dung, biện pháp, tổ chức thực hiện, thể lệ cuộc thi: Bước 2: Công tác chuẩn bị: Chuẩn bị về nhân sự. Chuẩn bị về nội dung: Phù hợp với trình độ, khả năng của học sinh, phát huy được khả năng sáng tạo nghệ thuật của học sinh, phát huy phẩm chất, năng lực học sinh - Chuẩn bị về điều kiện, cơ sở vật chất. Bước 3: Tổ chức cuộc thi Thiết kế tổ chức cuộc thi câu lạc bộ liên môn English - Chesmistry I. Mục tiêu: - Giúp học sinh hình thành một số kĩ năng: giao tiếp, kỉ năng thuyết trình, kỉ năng trình bày một vấn đề khoa học, kỉ năng tư duy sáng tao, kĩ năng biểu diễn , giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ tiếng Anh . Thực hiện mục tiêu có thể ứng dụng sử dụng Tiếng Anh vào việc nâng cao chất lượng học tập những môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, đặc biệt môn Hóa học. - Tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, giải bớt áp lực căng thẳng của việc học tập, giúp học sinh có tinh thần đoàn kết thông qua hiệu quả hoạt động nhóm. II. Nội dung và cách thức thực hiện: 1. Yêu cầu - Tất cả học sinh các lớp tham gia đầy đủ, nhiệt tình 2. Chuẩn bị: GV: Nghiên cứu kĩ và triển khai đến hs kế hoạch thực hiện câu lạc bộ. Hs: Phải đc biết kế hoạch và được chia nhóm thành 3 đội thi đấu và chuẩn bị những kiến thức cần thiết theo yêu cầu của ban tổ chức. Các câu hỏi và bài tập tình huống đảm bảo các mức độ: khó –trung bình – dễ - Người dẫn chương trình: 1. Thầy Dương Phúc Thịnh 2. cô Lô Thị Huyền - Lớp trực chuẩn bị cơ sở vật chất: loa, đài, máy chiếu, bàn ghế, phông màn. - Giải thưởng: Giải nhất: 400.000đ và quà tặng Giải nhì: 300.000đ và quà tặng Giải ba: 200.000đ và quà tặng 3. Thời gian, địa điểm: 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng khối đoàn kết trong nhà trường trung học phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả công tác
9 p | 315 | 39
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giảng dạy ngôn ngữ lập trình C++ cho đội tuyển học sinh giỏi Tin học THPT
22 p | 31 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh
23 p | 56 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 47 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bộ sưu tập video, clip hỗ trợ dạy, học nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
13 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm giúp đỡ học sinh yếu thế thông qua công tác chủ nhiệm lớp 12A3 ở trường THPT Vĩnh Linh
21 p | 16 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chuyền bóng cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Thuận Thành số 1, Bắc Ninh
25 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
13 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thư viện online về kiến thức thực tế và gợi ý nhiệm vụ STEM môn Toán và Khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục 2018
26 p | 11 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và tổ chức thực hiện chủ đề giáo dục STEM - Chế tạo máy cắt cỏ sử dụng nguồn điện một chiều
35 p | 12 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng toán tích phân hàm ẩn
11 p | 20 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng trường học hạnh phúc qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Con Cuông
53 p | 18 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 14 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và hướng dẫn làm bài tập thực hành lịch sử trong dạy học chủ đề Chiến tranh bảo vệ tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam – lớp 11 tại trường THPT Anh Sơn 3
63 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn