Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn viết đúng - đẹp cho học sinh lớp 1
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến là giúp trẻ đọc thông thì phân môn Tập viết sẽ giúp viết thạo. Trẻ đọc thông, viết thạo giúp cho việc tiếp thu bài nhanh hơn, kết quả học tập của học sinh sẽ được nâng lên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn viết đúng - đẹp cho học sinh lớp 1
- 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến trường Tiểu học Thanh Lương B Tôi ghi tên dưới đây: Stt Họ và tên Ngày Nơi Chức Trình độ Tỷ lệ % đóng tháng công cdanh chuyên góp vào việc tạo năm sinh tác môn ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) 1 NGUYỄN 28/09/1982 Trường Giáo ĐHSPTH 100% THỊ TH viên THANH Thanh THẢO Lương B 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Biện pháp rèn viết đúng - đẹp cho học sinh lớp1.” 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy ( Tiếng việt Lớp 1) 4. Ngày sáng kiến được áp dụng: Áp dụng lần đầu từ ngày 15 tháng 09 năm 2020. 5. Mô tả bản chất của sáng kiến 5.1 Tính mới của sáng kiến Năm học 2020-2021 là năm học đầu tiên thực hiện Chương trình GDPT 2018. Trong các môn học, thông qua môn Tiếng việt giúp học sinh hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và những năng lực đặc thù của môn học như: Năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học; rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe; phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành hệ thống kiến thức phổ thông, có nền tảng về tiếng Việt và văn học… Học sinh thấy được “cái hay, cái đẹp” của văn học từ đó các em sẽ yêu thích và biết tự hào, quý trọng các giá trị về năng lực, phẩm chất được hình thành trong quá trình học tập tiếng Việt. Trong đó phần luyện viết cho học sinh cũng chiếm một vị trí vô cùng quan trọng vì: -Chữ viết là một phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được dùng suốt đời. Nó còn là một trong những công cụ giúp các em học tập tất cả các môn học. Nếu viết chữ đúng, đẹp các em có khả năng ghi chép bài nhanh, đầy đủ, chính xác, tạo được thiện cảm với thầy cô, bạn bè, và nhiều người xung quanh. Nếu phân môn Tập đọc,
- 2 Học vần giúp trẻ đọc thông thì phân môn Tập viết sẽ giúp viết thạo. Trẻ đọc thông, viết thạo giúp cho việc tiếp thu bài nhanh hơn, kết quả học tập của học sinh sẽ được nâng lên. -Chữ viết còn là nền tảng cho các lớp học, bậc học tiếp theo. -Chữ viết đúng - đẹp nhằm góp phần giáo dục những phẩm chất đạo đức như: tính cẩn thận, kiên trì, thẩm mĩ, kỉ luật. Đồng thời chữ viết còn thể hiện tính cách người viết. Đối với chương trình GDPT 2018, việc giúp học sinh viết “đúng - đẹp” ngày càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa to lớn trong quá trình dạy học. Vì vậy Biện pháp rèn viết đúng - đẹp cho học sinh lớp1.” Là biện pháp có tính mới và hết sức cấp thiết đối với học sinh lớp 1. 5. 2 Nội dung sáng kiến 1. Thực trạng của vấn đề: Việc rèn chữ viết cho học sinh đã được các cấp lãnh đạo, nhà trường đặc biệt quan tâm. Hằng năm đều tổ chức cho học sinh giao lưu “ Viết chữ đẹp”. Giáo viên luôn đề cao về “ Chữ viết” của học sinh nhằm tuyển chọn - bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Học sinh tích cực tham gia, có hứng thú trong học tập. Phong trào luôn nhận được sự quan tâm và nhiệt tình ủng hộ của các bậc phụ huynh học sinh. Bản thân giáo viên luôn có ý thức hơn trong việc tự rèn chữ viết để tạo hình ảnh đẹp đối với học sinh. Trên thực tế nhiều em viết chữ nguỵch ngoạc, viết chưa đẹp, chưa đúng độ cao, độ rộng, khoảng cách, điểm đặt bút, cách rê bút, lia bút, điểm dùng bút, viết chưa đúng quy trình, thậm chí có những em chưa biết cách cầm bút, không viết được nét cơ bản nhất như nét sổ thẳng, nét ngang, nét xiên trái, xiên phải…viết rất chậm làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em. Nhiều học sinh ngồi viết chưa đúng tư thế. Các em dễ nản chí vì luyện viết đòi hỏi tính kiên trì, bền bỉ, tính tỉ mỉ, kỷ luật và tinh thần nhẫn nại cao, nhiều em còn xem nhẹ việc rèn chữ viết nên viết chữ chưa đúng, chưa đẹp. 2. Các biện pháp thực hiện Đối với học sinh lớp 1 thì chữ viết vẫn chiếm một vai trò rất quan trọng, là nền tảng cho các lớp học tiếp theo. Bên cạnh đó chữ viết là phương tiện học tập quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của các em. Nhận thức được tầm quan trọng của “chữ viết” trong quá trình dạy học, từ đó tôi đã thực hiện một số biện pháp như sau: a. Tiến hành xếp loại chữ viết học sinh Vào đầu năm học để giúp học sinh viết “đúng - đẹp” đạt được kết quả cao. Tôi đã tiến hành tìm hiểu, xếp loại về chữ viết của học sinh như sau:
- 3 Kết quả xếp loại chữ viết đầu năm học: 2020-2021 Thời điểm TS HS Xếp loại chữ viết xếp loại HS DT Viết chưa đúng Viết đúng Viết đúng, đẹp TS % TS TL % TS TL % Đầu năm 27 2 5 18,5 16 59,3 6 22,2 b. Lấy chữ mẫu của giáo viên làm hình ảnh trực quan -Mặc dù đã đạt giáo viên viết “ chữ đẹp” cấp thị xã nhiều năm nhưng bản thân tôi phải tự rèn chữ viết của mình hằng ngày bằng nhiều cách như: luyện viết trên bảng lớp, rèn viết khi làm các loại hồ sơ sổ sách hoặc khi kiểm tra đánh giá học sinh tôi đều luyện nét chữ chân phương rõ ràng, đẹp để ghi lời nhận xét cho học sinh đó chính là phương tiện quan sát thực tế và có hiệu quả nhất đối với học sinh lớp 1. -Chữ của thầy đẹp, rõ ràng, khi viết mẫu trên bảng lớp sẽ chuẩn, chính xác giúp các em nhìn vào đó viết đúng hơn. Chữ viết của các thầy cô sẽ đồng hành cùng với học sinh suốt cuộc đời. Khi học xong bậc tiểu học, mỗi thế hệ học sinh còn lưu lại trong lòng những hình ảnh đẹp về chữ viết của thầy cô mình. c. Chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học khi dạy Tập viết -Khi luyện viết cho học sinh tôi sử dụng đồ dùng trực quan có những biểu tượng về chữ viết, mẫu chữ được sử dụng phải phóng to theo bảng mẫu chữ cái hiện hành giúp học sinh viết đúng mẫu chữ. Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong tiết học coi như một pháp lệnh không thể thiếu được trong phần dạy luyện viết cho học sinh. -Đồ dùng tự làm có hiệu quả trong việc dạy tập viết như chữ mẫu phần ứng dụng, đồ dùng lật từng trang hiện ra từng nét giúp học sinh nắm rõ cấu tạo kích thước, độ cao, độ rộng, đồng thời kích thích được tinh thần học tập cho các em. d. Đảm bảo nguyên tắc khi viết mẫu -Việc viết mẫu là một thao tác trực quan trên bảng lớp giúp học sinh nắm chắc quy trình viết từng nét của từng chữ cái. Do đó, giáo viên phải viết chậm, đúng theo quy tắc viết chữ vừa giảng giải vừa phân tích cho học sinh. -Khi viết mẫu cần tạo điều kiện cho các em nhìn thấy tay của giáo viên viết từng nét chữ. Phải kết hợp giảng giải, phân tích: cách đặt bút, lia bút, kết thúc điểm dừng bút, cách đặt dấu thanh... Trong quá trình viết mẫu tuyệt đối giáo viên không được viết đi viết lại hai lần hoặc tô lại những nét viết chưa chuẩn. e. Làm tốt công tác tham mưu với BGH nhà trường- Phụ huynh học sinh - Tham mưu với Ban Giám hiệu nhà trường sửa chữa cơ sở vật chất kịp thời như: bóng đèn, bảng lớp, bàn ghế của giáo viên và học sinh, chốt cửa sổ, quạt, ổ cắm điện, ti vi, bảng biểu chữ cái…. -Trong buổi họp Phụ huynh học sinh đầu năm, qua kinh nghiệm tôi mạnh dạn tư vấn cho Phụ huynh chọn đồ dùng học tập có thương hiệu, giá cả hợp lí như: vở, bút, bảng con, phấn viết, mực…
- 4 -Khuyến khích Phụ huynh học sinh tham gia vào quá trình rèn viết của học sinh. g. Triển khai quy định tiêu chuẩn, xếp loại “Chữ viết” cho Phụ huynh và học sinh. -Để giúp học sinh viết đúng - đẹp có chất lượng, tôi gửi công văn của Sở Giáo dục Đào tạo Bình Phước về Quy định tiêu chuẩn, nhận xét và xếp loại “ Vở sạch- Chữ đẹp” cho Phụ huynh học sinh trên nhóm zalo của lớp tham khảo. Phụ huynh cùng quan sát, hỗ trợ thêm cho các em trong quá trình rèn viết. -Hướng dẫn học sinh thực hiện viết chữ “đúng –đẹp” theo công văn quy định: + Đúng mẫu chữ: Mẫu chữ viết và mẫu chữ số theo Quyết định số 31/2002/ QĐ-BGD ĐT về mẫu chữ viết trong trường tiểu học của Bộ GD- ĐT. + Đúng cỡ chữ- khoảng cách: Cỡ chữ viết, chữ số theo quy định của từng lớp, đúng khoảng cách giữa các con chữ ( trong chữ ghi tiếng), khoảng cách giữa chữ với chữ theo đúng quy định. + Viết đầy đủ- đẹp: Ghi đầy đủ nội dung cần ghi của bài học; chữ viết liền mạch, đều nét, thẳng hàng, ngay ngắn, nối chữ đúng trong từng chữ ghi tiếng; ít sai lỗi chính tả. -Xếp loại chữ viết + Chữ viết chưa đúng Học sinh chỉ đạt mục 1 hoặc mục 2 của Tiêu chuẩn viết chữ đúng - đẹp. + Chữ viết đúng Học sinh phải đạt mục 1 và mục 2 của Tiêu chuẩn viết chữ đúng - đẹp. + Chữ viết đúng – đẹp Học sinh phải đạt cả 3 mục của Tiêu chuẩn viết chữ đúng - đẹp. h. Hướng dẫn học sinh rèn tư thế ngồi viết - cách cầm bút Để giúp các em viết được các nét chữ đúng mẫu, đẹp giáo viên phải dẫn học sinh thực hiện đúng tư thế ngồi viết: Phần lưng, phần đầu cần giữ như thế nào? khoảng cách từ mắt đến vở là bao nhiêu? hai tay đặt như thế nào? hai chân đặt ra làm sao? Tư thế ngồi viết không ngay ngắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chữ viết, cột sống có thể bị cong vẹo, gù lưng, mắt bị cận… Giáo viên hướng dẫn học sinh cầm bút bằng mấy ngón tay, cầm bút bằng tay nào? Khi viết di chuyển bút, cán bút như thế nào? khuỷu tay và cánh tay cử động ra sao? Hai tay đặt như thế nào? Lúc viết đưa bút theo chiều nào? Các nét đưa lên hoặc đưa sang phải phải viết như thế nào? điều khiển cây bút bằng các cơ ở đâu?... Việc giúp học sinh ngồi viết đúng tư thế và cầm bút đúng sẽ giúp các em viết đúng - đẹp và viết được nhanh hơn.
- 5 Tư thế ngồi học đúng Cách cầm bút đúng i. Hướng dẫn học sinh cách để vở, điểm đặt bút, dừng bút khi viết: - Khi viết khoảng cách từ mắt đến vở từ 25 - 30 cm. Chữ về bên phải, quá xa lề vở, cần xê dịch vở sang trái để mắt nhìn thẳng nét chữ, tránh nhoài người về bên phải để viết tiếp. - Để giúp học sinh viết “đúng - đẹp” trước hết tôi cho các em biết cách xác định ô li, dòng kẻ trên bảng lớp, trong vở, đây là yếu tố vô cùng quan trọng. Học sinh xác định đúng ô li, dòng kẻ khi viết các em đặt đúng điểm đặt bút, dừng bút. - Học sinh nắm được điểm đặt bút là vị trí bắt đầu khi viết một nét trong một chữ cái. Điểm đặt bút có thể nằm trên đường kẻ li hoặc không nằm trên đường kẻ li. Điểm dừng bút là vị trí kết thúc của chữ trong một chữ cái. Hình ảnh: “Cách để vở của học sinh khi viết bài” k. Hướng dẫn học sinh rèn kỹ năng viết và cách trình bày vở - Luyện viết trên bảng con, bảng lớp
- 6 Khi học sinh luyện viết tôi cho vài em luyện viết trên bảng lớp, cả lớp viết bảng con hoặc có thể cho học sinh viết những chữ khó viết mà học sinh hay viết sai. Khi học sinh viết tôi luôn chú ý và nhắc nhở học sinh về tư thế ngồi viết, cách viết từng con chữ về độ cao, độ rộng, cách nối nét, lia bút, cách đặt dấu thanh…. Khi nhận xét chữ viết của học sinh, tôi cho học sinh quan sát lại chữ mẫu, gợi ý để các em tự nhận xét chữ viết của mình với chữ viết của bạn, biết tự chữa lại những chỗ đã viết chưa đúng. Khi chữa những lỗi sai chung bằng cách viết lại chữ đúng ngay bên cạnh chữ viết của học sinh, tránh viết đè lên chữ viết chưa đúng của học sinh. - Luyện viết bài vào vở Hướng dẫn học sinh cách trình bày bài viết theo các thể loại thơ, văn sao cho cân đối trên trang giấy như: Đoạn văn xuôi, thơ 4 hoặc 5 chữ, thơ lục bát... Trong khi cho học sinh viết bài, giáo viên cần nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút, quan sát lại cách đặt bút, viết chữ đúng nét, đúng độ cao, độ rộng, khoảng cách giữa các chữ, giữa các từ, cụm từ. Trong thực tế các em thường hay viết các dấu thanh quá cao hoặc đặt không đúng vị trí. Do vậy giáo viên phải thường xuyên nhắc nhở: Cách đặt dấu thanh, cách đánh dấu… Khi học sinh thực hành viết bài vào vở giáo viên phải theo dõi uốn nắn cho một số em có chữ viết còn xấu, hoặc có thể viết mẫu cho các em 1 hay 2 chữ đầu tiên. Vở phải luôn giữ sạch, có đủ bìa nhãn, không bỏ vở, xé trang. Không bôi mực ra vở, không làm quăn mép vở, không được tẩy xóa lỗi bằng cách tô bút mực, bút lông, bút chì, bút sáp, bút xóa…lên chữ sai. l. Tổ chức rèn luyện thực hành, kiểm tra việc thực hiện của học sinh - Rèn luyện viết “ đúng - đẹp” theo nhóm chữ Căn cứ vào đặc điểm của từng chữ cái, căn cứ vào các nét đồng dạng giữa các chữ cái trong bảng chữ cái, căn cứ vào kích thước quy trình viết các chữ cái. Để giúp học sinh dễ nhận dạng, dễ viết các nét chữ. Tôi hướng dẫn học sinh chia nhóm chữ như sau: + Nhóm 1: i, u, ư, t, p, y, n, m, v, r, s + Nhóm 2: l, b, h, k + Nhóm 3: o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g, c, e, ê, x Cần chú ý khi dạy các chữ thường là phân tích kĩ chữ đầu tiên của nhóm. Dựa vào nét chữ đồng dạng với đầu nhóm, tôi cho học sinh tự rèn các chữ còn lại chú ý nhắc học sinh rèn kĩ các nét cơ bản. Đôi với chữ hoa dựa và các nét chữ đồng dạng ta chia chữ cái viết hoa thành các nhóm như sau:
- 7 - Nhóm 1 gồm các chữ: A, Ă, Â, M, N - Nhóm 2 gồm các chữ: P, R, B, D, Đ - Nhóm 3 gồm các chữ: C, E, Ê, G, L, S, T - Nhóm 4 gồm các chữ: I, K, H, V - Nhóm 5 gồm các chữ: O, Ô, Ơ, Q, Q - Nhóm 6 gồm các chữ: U, Ư, X, Y Ngoài ra tôi còn hướng dẫn thêm chữ sáng tạo cho học sinh để bồi dưỡng thêm cho những em có năng khiếu về viết chữ đẹp để dự thi các cấp. Việc chia nhóm giúp học sinh so sánh được cách viết các chữ, tìm ra những điểm giống và khác nhau. Giáo viên hướng dẫn kĩ chữ đầu tiên mỗi nhóm, học sinh dựa vào các nét tương đồng giữa các chữ trong nhóm để luyện các chữ còn lại dễ dàng hơn, từ đó học sinh nắm chắc được cách viết và các em sẽ viết được chuẩn hơn, đẹp hơn. Rèn chữ với số lượng ít nhưng lặp lại nhiều lần với yêu cầu cao dần. Cho học sinh viết đi viết lại nhiều lần một bài để giáo viên dễ dàng nhận ra lỗi sai của học sinh đồng thời cũng dễ nhận xét sự tiến bộ của học sinh. Hướng dẫn học sinh luyện tập phải tiến hành từ thấp lên cao, tăng dần độ khó để học sinh dễ tiếp thu: viết đúng rồi viết nhanh, viết đẹp. Trong quá trình luyện chữ cho học sinh ngoài việc hướng dẫn các em viết đúng cấu tạo chữ hoa, điểm đặt bút, dừng bút, kĩ thuật nối nét, khoảng cách, độ rộng, độ cao của các con chữ..., giáo viên phải biết nhìn được nét chữ nào của học sinh viết chưa đúng và chỉ cho học sinh cách sửa kịp thời. - Kiểm tra việc thực hiện của học sinh Đây là công việc mà giáo viên chủ nhiệm thường xuyên thực hiện, cụ thể như kiểm tra: Tư thế ngồi viết đúng chưa? cách giữ vở, trình bày vở đạt chưa? cách viết con chữ đúng độ cao, độ rộng, cách nối nét, cách đặt dấu thanh đúng chưa?.... Giáo viên chọn những bài học sinh viết “đúng - đẹp” giữ lại và trưng bày ở góc học tập để các em học sinh khác noi gương học tập theo. Qua kiểm tra sẽ nắm tình hình thực tế học sinh đã thực hiện đến đâu, những em nào đã làm tốt, những em nào chưa thực hiện hoặc công việc chưa đạt hiệu quả từ đó nhắc nhở, động viên kịp thời. - Tuyên dương – khen thưởng học sinh kịp thời Tuyên dương học sinh dù các em có sự tiến bộ nhỏ nhất. Cuối mỗi học kỳ, sau khi nhận xét “Chữ viết” cho học sinh, tôi tham mưu với Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Đại diện cha mẹ học sinh lớp học tuyên dương, tặng thưởng kịp thời những học sinh có sự phấn đấu, tích cực rèn luyện trong học tập và đạt được kết quả cao.
- 8 Lưu lại những hình ảnh, những gương mặt điển hình có kết quả học tập tốt để làm công tác lan tỏa rộng hơn. m. Kết hợp tốt giữa gia đình và nhà trường Thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh, giáo viên tuyên truyền để phụ huynh nắm được tầm quan trọng của việc rèn chữ viết đối với học sinh lớp 1. Thường xuyên trao đổi việc học của học sinh qua Vn.Edu, Zalo, điện thoại để cùng phụ huynh trao đổi, cùng tìm ra biện pháp tốt nhất, hiệu quả nhất trong việc luyện chữ viết, đôn đốc, nhắc nhở việc học của các em kịp thời. Cần giúp cho phụ huynh học sinh hiểu rằng, chính bản thân họ cũng phải viết chuẩn thì việc rèn chữ cho con em mình mới có hiệu quả cao. 5.3 Khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến này được áp dụng hiệu quả cho học sinh toàn trường Tiểu học Thanh Lương B. Áp dụng cho học sinh ở các trường trên địa bàn thị xã Bình Long. 6. Những thông tin cần được bảo mật: Không có 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Lớp học có cơ sở vật chất đầy đủ, phòng học đủ ánh sáng, bàn ghế đúng quy cách, bảng lớp kẻ ô li chính xác. Giáo viên viết đúng mẫu chữ quy định, chữ viết đẹp, có tinh thần trách nhiệm cao, học sinh có tính thẩm mĩ, tỉ mỉ, cẩn thận, kiên trì, chăm chỉ rèn luyện thì chữ viết mới tiến bộ. Đồ dùng học tập của học sinh: vở viết, bảng con, phấn, bút mực, mực…đảm bảo chất lượng, đúng chuẩn. Làm tốt công tác tuyên truyền đến phụ huynh và học sinh, tham mưu Ban Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Đại diện cha mẹ học sinh tuyên dương, khen thưởng kịp học sinh có thành tích tốt. Ban Giám hiệu luôn quan tâm, chỉ đạo sâu sát đến tất cả các phong trào trong nhà trường. Hàng ngày, giáo viên duy trì luyện cho học sinh viết “đúng - đẹp. 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 8.1 Kết quả đạt được Từ việc áp dụng các giải pháp “Biện pháp rèn viết đúng - đẹp cho học sinh lớp1”. Lớp học đã đạt kết quả như sau: + Học sinh say mê, có hứng thú với việc rèn chữ viết. + Chất lượng chữ viết của học sinh ngày càng được nâng cao. + Các em tìm được niềm vui mỗi ngày đến trường. - Kết quả xếp loại “ Chữ viết ” học sinh CKI năm học 2020 – 2021:
- 9 Xếp loại chữ viết Lớp TS-HS Viết chưa đúng Viết đúng Viết đúng-đẹp Tổng số % Tổng số % Tổng số % Một1 27 1 3,7 12 44,4 14 51,9 - Kết quả tham gia giao lưu về chữ viết cấp trường Tham gia giao lưu “ Viết chữ đẹp” cấp trường học sinh đạt được 6 giải: 1 giải Nhất, 1 giải Ba, 2 giải Khuyến khích, 2 giải Công nhận. 8.2 Bài học kinh nghiệm Qua quá trình giảng dạy thực tế tại lớp chủ nhiệm, bản thân tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau: -Giáo viên phải nhiệt tình trong công tác giảng dạy của mình, sâu sát với các phong trào, xác định rõ nhiệm vụ mà mình đảm trách. Phải tận tâm, nhiệt tình yêu thương trẻ con như chính con của mình. Phải có tính kiên trì như các bậc tiền nhân đã dạy” Có công mài sắc, có ngày nên kim”. Tạo được lòng say mê và có hứng thú trong nghề nghiệp, tự giác góp phần xây dựng phong trào thi đua trong nhà trường. -Mỗi giáo viên cần tích cực trong công tác tự học, tự rèn luyện chữ viết của mình nhằm nâng cao uy tín của giáo viên đối với phụ huynh và nhiều người xung quanh. -Tìm hiểu tâm tư, tình cảm, năng lực của học sinh, giúp học sinh nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình. Phải quan tâm đến đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh, ở lứa tuổi này, “trẻ cần gì, thích gì?” từ đó đưa các em đến hoạt động thực tiễn. -Giáo viên cần phải chuẩn bị đồ dùng dạy học một cách cẩn thận, có sự chọn lọc đồ dùng tốt nhất để học sinh dễ quan sát. Luôn tạo hứng thú của học sinh trong giờ học bằng nhiều hình thức như: Sưu tầm tranh ảnh, chữ mẫu đẹp, động viên kịp thời để học sinh tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, có hiệu quả. Bên cạnh đó giáo viên cần có sự kiểm tra, tư vấn cho học sinh. -Không rập khuôn, dậm chân tại chỗ, gây cảm giác nhàm chán đến học sinh mà phải biết cách sáng tạo luôn tìm ra cái mới gây được sự chú ý đến đối tượng học sinh từ đó hướng học sinh đi vào hoạt động một cách tích cực, có hiệu quả. -Cần kết hợp giữa gia đình và nhà trường, làm tốt công tác tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức của phụ huynh đối với việc học tập của học sinh: Việc rèn chữ đẹp không phải ngày một ngày hai mà có được. Đó là kết quả của một quá trình dày công khổ luyện trong một thời gian dài và liên tục, dưới sự dìu dắt của thầy cô mới đạt được kết quả. -Cần làm công tác tham mưu với Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Đại diện cha mẹ học sinh, giáo viên Tổng phụ trách Đội, kết hợp các đoàn thể luôn động viên, tuyên dương, khen thưởng kịp thời để giúp học sinh tham gia các học tập một cách tích cực, đạt hiệu quả cao. -Kết quả về “ Chữ viết” của học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, tạo nên nét truyền thống riêng cho lớp và nhà trường. Ý kiến nhận xét của tổ khối
- 10 ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử : Ý kiến nhận xét của Hội đồng Sáng kiến trường ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ............................................................................................................................. ......................................................................................................... Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thanh Lương, ngày 20 tháng 1 năm 2021 Người nộp đơn Nguyễn Thị Thanh Thảo
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 220 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 169 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 189 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 175 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 24 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 102 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 147 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn