Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp chỉ đạo của Hiệu trưởng, nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh sau thời gian học trực tuyến tại nhà
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp chỉ đạo của Hiệu trưởng, nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh sau thời gian học trực tuyến tại nhà" nhằm nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức, lối sống nói riêng đối với học sinh cấp THCS; Nghiên cứu thực trạng giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức, lối sống nói riêng đối với học sinh THCS, từ đó đề ra một số biện pháp giáo dục học sinh cấp THCS có hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp chỉ đạo của Hiệu trưởng, nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh sau thời gian học trực tuyến tại nhà
- MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 2 1. Lý do chọn đề tài: ................................................................................................. 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: ....................................................................... 3 3. Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................................. 3 4. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần Mở đầu, Nội dung và Kết luận, đề tài được kết cấu gồm 3 chương: ......................................................................................................... 3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ....................................................................................... 4 CHƯƠNG I .............................................................................................................. 4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIÁO DỤC NÓI CHUNG VÀ GIÁO DỤC ........................ 4 ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG NÓI RIÊNG ĐỐI VỚI HỌC SINH.................................... 4 TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ........................................................................... 4 I. Một số khái niệm: .................................................................................................... 4 II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục: ...................................................................... 5 III. Quan điểm của Đảng về giáo dục: ........................................................................ 6 IV. Vai trò của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong giai đoạn vừa học vừa phòng chống dịch Covid-19 ................................................................................. 6 V. Thực trạng về đạo đức, lối sống của học sinh trong giai đoạn hiện nay:................. 7 CHƯƠNG 2 ............................................................................................................. 8 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC NÓI CHUNG VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG HỌC SINH NÓI RIÊNG Ở TRƯỜNG THCS VIỆT NAM-ANGIÊRI, GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ......................................................................................... 8 I. Một vài nét về trường .............................................................................................. 8 II. Thực trạng công tác giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh ở nhà trường................................................................................................................ 8 III . Những hạn chế và nguyên nhân. ........................................................................ 9 CHƯƠNG 3 ........................................................................................................... 10 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NÓI CHUNG VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG NÓI RIÊNG ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THCS VIỆT NAM – ANGIÊRI .... 10 I. Công tác chỉ đạo, xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục của Hiệu trưởng .... 10 II. Công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động chuyên môn .............................................. 16 II. Những kết quả đạt được ....................................................................................... 19 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 211
- A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Trong nhiều năm qua, Giáo dục và Đào tạo nước ta đã có những thành tựu vượt bậc, nhiều học sinh đạt giải cao trong nước và quốc tế. Trong thời buổi kinh tế thị trường, với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, ngoài những mặt tích cực nó còn làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị mai một, quan điểm sống tự do, giá trị đạo đức, thuần phong mĩ tục của dân tộc bị lai căng. Đáng buồn hơn, hiện nay một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên có dấu hiệu mải chơi, lười học. Hiện tượng học sinh bỏ học chơi game, vi phạm pháp luật như sử dụng chất gây nghiện, thậm chí giết người không còn xa lạ với chúng ta. Đặc biệt đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội trên toàn cầu, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Trong 2 năm qua, ngành giáo dục đã phải đối mặt với những hệ quả nghiêm trọng do đại dịch để lại. Học tập vốn là một quá trình để người học được liên tục tích lũy kiến thức, tuy nhiên trải qua bốn “làn sóng” của đại dịch, việc dạy và học của tất cả các cấp nói chung đã không ít lần bị gián đoạn. Dù ngành giáo dục đã có nhiều điều chỉnh trong thời gian qua, nhưng cũng không thể phủ nhận chất lượng giáo dục bị ảnh hưởng nhiều bởi diễn biến phức tạp của đại dịch. Bên cạnh đó, một hệ quả không dễ nhìn thấy của dịch bệnh nhưng lại có thể gây nên những tác động lâu dài là việc tâm lý của đội ngũ nhà giáo cũng như của các bậc cha mẹ đều bị ảnh hưởng, trẻ em mất đi sự giao tiếp với xã hội, ảnh hưởng đến tâm sinh lý, cảm xúc xã hội, đặc biệt là ở học sinh THCS Đứng trước thực trạng báo động về đạo đức lối sống sa sút của học sinh một phần nguyên nhân do thời gian dài học trực tuyến tại nhà các em ít được giao tiêp, nên,không chỉ riêng các bậc phụ huynh lo lắng mà những các nhà làm công tác giáo dục cũng hết sức quan tâm. Trường THCS Việt Nam- Angieri, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội cũng không ngoại lệ với những bức xúc trên. Một ngôi trường có bề dày thành tích, chất lượng giáo dục của nhà trường luôn làm tôi trăn trở và suy nghĩ rất nhiều. Trường có bề nổi hoạt động phong trào rất tốt có thể nói nhất nhì trong Quận, tuy nhiên vẫn còn có những học sinh chưa ngoan, quậy phá, lười học, đánh nhau thậm chí vô lễ với giáo viên. Làm thế nào, để chất lượng giáo dục chủ yếu chất lượng đức dục và trí dục được nâng lên? Làm thế nào để giúp các con ổn định về mặt tâm lý sau thời gian dài học trực tuyến? Làm sao để thu hút được học sinh về học tại trường? Và có cách nào để Trường THCS Việt Nam- Angieri luôn là điểm sáng, là niềm tự hào của ngành giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân, kiêu hãnh sánh vai cùng các trường chất lượng cao của thành phố Hà Nội? Với mong muốn và suy nghĩ cháy bỏng để làm được những điều trên, với trách nhiệm là một người giáo viên, một người mẹ, một cán bộ quản lí - một Hiệu trưởng, tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo của Hiệu trưởng, nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh sau thời gian học trực tuyến tại nhà
- để phòng chống dịch Covid-19 của Trường THCS Việt Nam- Angieri, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội”. Tôi mong muốn với đề tài này, sẽ góp một phần bé nhỏ của bản thân vào công tác giáo dục cho học sinh nói chung, học sinh cấp THCS nói riêng một cách hiệu quả nhất. Để các bậc phụ huynh phần nào yên tâm về con em mình, để các nhà trường, các thầy cô giáo có một hướng đi mới trong công tác giáo dục học sinh một cách toàn diện và đặc biệt giúp các em học sinh có những kĩ năng cơ bản để tồn tại và phát triển theo đúng chuẩn mực đạo đức xã hội. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 2.1.Mục đích: - Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức, lối sống nói riêng đối với học sinh cấp THCS. - Nghiên cứu thực trạng giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức, lối sống nói riêng đối với học sinh THCS, từ đó đề ra một số biện pháp giáo dục học sinh cấp THCS có hiệu quả. 2.2. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu một số vấn đề về sơ sở lý luận giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức, lối sống nối riêng cho học sinh. -Tìm hiểu, điều tra thực trạng công tác giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng cho học sinh trong trường THCS trên địa bàn quận Thanh Xuân. -Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến chất lượng giáo dục nói chung và đạo đức, lối sống nói riêng của một bộ phận không nhỏ học sinh trong thời gian sử dụng mạng để học trực tuyến tại nhà, từ đó đề ra những biện pháp giáo phù hợp đối với học sinh trong giai đoạn hiện nay. 3. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về thực trạng giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng của học sinh Trường THCS Việt Nam - Angieri - Thanh Xuân - Hà Nội thời gian từ tháng 01/2011 đến tháng 4/2022 và áp dụng các biện pháp giáo dục thực nghiệm trong giai đoạn từ tháng 01/2011 đến tháng 4/2022 . 4. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần Mở đầu, Nội dung và Kết luận, đề tài được kết cấu gồm 3 chương: * Chương 1: Một số vấn đề về giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức, lối sống nói riêng cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. * Chương 2: Thực trạng công tác giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức, lối sống nói riêng cho học sinh ở Trường THCS Việt Nam - Angieri-Thanh Xuân - Hà Nội trong giai đoạn từ tháng 01/2011 đến tháng 4/2022 (trpng giai đoạn học sinh vừa học trực tuyến, trực tiếp). * Chương 3: Một số biện pháp chỉ đạo của Hiệu trưởng, nhằm ổn định tâm lý cho học sinh sau thời gian học trực tuyến tại nhà để phòng chống dịch Covid-19 của Trường THCS Việt Nam- Angieri, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
- B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIÁO DỤC NÓI CHUNG VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG NÓI RIÊNG ĐỐI VỚI HỌC SINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY I. Một số khái niệm: 1. Giáo dục: Về cơ bản, các giáo trình về giáo dục học ở Việt Nam đều trình bày "Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người…” Giáo dục là “khả năng” của loài người để đảm bảo tồn tại xã hội. Hơn nữa, J. Dewey cũng cho rằng, xã hội không chỉ tồn tại nhờ truyền dạy, nhưng còn tồn tại chính trong quá trình truyền dạy ấy. Tuy nhiên, cả hai cách định nghĩa hoặc hiểu như trên về giáo dục vẫn chú trọng đến khía cạnh xã hội của giáo dục nhiều hơn. Còn con người thì sao? 2. Đạo đức: Đạo đức là tập hợp những quan điểm của một xã hội, của một tầng lớp xã hội, của một tập hợp người nhất định về thế giới, về cách sống. Nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội .Đạo: Đường đi, hướng đi, lối làm việc, ăn ở. Đức: Theo Khổng Tử, sống đúng luân thường là có Đức. Theo Đạo (Lão tử) tu thân tới mức hiệp nhất với trời đất, an hoà với mọi người là có Đức. Đạo đức được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nó thuộc về vấn đề tốt - xấu, hơn nữa xem như là đúng - sai, được sử dụng trong 3 phạm vi: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt đôi lúc còn được gọi giá trị đạo đức; nó gắn với nền văn hoá, tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn, triết học và những luật lệ của một xã hội về cách đối xử từ hệ thống này. Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau, với xã hội, với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như tương lai chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội [1]. Hay nói theo cách khác Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ người và người giữa con người với tự nhiên. 3. Lối sống: Con người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những
- qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những qui tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ. Trong số đó, có những qui tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen. Đó là lối sống cá nhân. Có những qui tắc được thừa nhận rộng rãi trong nội bộ một cộng đồng nào đó. Chúng được người ta tuân thủ gần như vô điều kiện, gần như một lẽ đương nhiên. Đó là lối sống cộng đồng. Lối sống là một thói quen có định hướng, có chất lượng lý tưởng. Lối sống là phương cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc, nền văn hóa, đặc trưng văn hóa của một con người hay một cộng đồng. Xưa nay chúng ta vẫn nhầm lẫn về quyền liên quan đến tự do sống, chúng ta nhầm lẫn khi cho rằng nó là một yếu tố hoàn toàn độc lập với cộng đồng và tuyệt đối, chúng ta phấn đấu cho những yếu tố có tính chất tự do tuyệt đối trong lối sống, đó là nhận thức sai lầm. Con người có học hành, tích luỹ kinh nghiệm, có tích luỹ các giá trị văn hóa đi nữa thì cuối cùng cũng thể hiện mình thông qua hành vi. Trong câu nói “gieo hành vi thì được thói quen…”, thói quen chính là lối sống: “gieo thói quen được tính cách, gieo tính cách được số phận”. Lối sống là tiêu chí đầu tiên, tiêu chí tổng hợp nhất, thể hiện chất lượng văn hóa và trí tuệ của một con người. Lối sống không chỉ là hành vi như cách đi lại, ăn nói, nó là hành vi hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tư duy, làm việc và phương cách xử lý các mối quan hệ. 4. Giáo dục đạo đức, lối sống: Giáo dục đạo đức, lối sống là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân với chính mình. II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục: Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà văn hóa kiệt xuất đồng thời cũng là nhà giáo dục vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Với cách nhìn khách quan khoa học, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò, vị trí, khả năng của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Người cho rằng: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên” (Hồ Chí Minh - toàn tập NXB ST - 1986). Chính vì thế, trước lúc đi xa Người không quên căn dặn Đảng ta: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” (Hồ Chí Minh - toàn tập NXB ST - 1986). Trong nội dung bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu vấn đề bồi dưỡng lý tưởng và đạo đức, lối sống cách mạng cho học sinh, sinh viên Trước khi đi xa, trong Di chúc của mình, Người đã nhắc nhở “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng CNXH vừa “hồng” vừa “chuyên” (Hồ Chí Minh – toàn tập NXB ST - 1986). Lời di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết Hội
- nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (1993) khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên, công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng” (Hồ Chí Minh - toàn tập NXB ST 1986). III. Quan điểm của Đảng về giáo dục: Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thế hệ trẻ đã, đang và nhất định sẽ gánh vác những trọng trách to lớn nhưng vô cùng khó khăn phức tạp. Chính vì vậy, tại Đại hội IX, Đảng ta lại nhấn mạnh: “Đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [21,tr.126]. Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, một lần nữa đã khẳng định: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. IV. Vai trò của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong giai đoạn vừa học vừa phòng chống dịch Covid-19 Theo Điều lệ trường THCS, tuổi học sinh cấp THCS từ 11 đến 14 hoặc 15 tuổi. Ở lứa tuổi này là giai đoạn phát triển của trẻ từ lớp 6 đến lớp 9. Lứa tuổi chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong thời kỳ phát triển tâm sinh lí của học sinh. Thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ”, “Tuổi khó bảo”, “Tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”. Đây cũng là lứa tuổi có bước nhảy vọt về cả thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách khỏi thời thơ ấu để chuyển sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành), tạo nên sự khác biệt trong mọi mặt: Thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức. Biểu hiện rất rõ và song song tính cách “Vừa trẻ con, vừa người lớn”. Vì vậy lứa tuổi thiếu niên có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành đạo đức và lối sống cho trẻ. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất và cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này. Giáo dục đạo đức, lối sống là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh
- được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân với chính mình. Trong tất cả các mặt giáo dục thì giáo dục đạo đức, lối sống giữ một vị trí hết sức quan trọng. Giáo dục đạo đức, lối sống còn có ý nghĩa lâu dài, được thực hiện thường xuyên và trong mọi tình huống chứ không phải chỉ được thực hiện khi có tình hình phức tạp hoặc có những đòi hỏi cấp bách. Trong nhà trường THCS, giáo dục đạo đức, lối sống là mặt giáo dục phải được đặc biệt coi trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện sẽ được nâng lên vì đạo đức, lối sống của học sinh có liên quan mật thiết với các mặt giáo dục khác. V. Thực trạng về đạo đức, lối sống của học sinh trong giai đoạn hiện nay: Thời gian gần đây các em phải sử dụng mạng tham gia học trực tuyến tại nhà để phòng chống dịch Covid-19, nên một bộ phận không nhỏ học sinh đang nảy sinh nhiều vấn đề đáng lo ngại như những biểu hiện lệch lạc trong hưởng thụ văn hóa; lối sống thiếu lành mạnh, xa rời thuần phong mỹ tục dân tộc; hiện tượng tha hóa, lệch chuẩn mực giá trị đạo đức, căn bệnh thờ ơ, vô cảm. Thực tế này không chỉ gây hoang mang cho dư luận xã hội mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về lối sống, đạo đức, nhân cách của thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước. Trong thời gian gần đây, nhiều thanh thiếu niên và học sinh, sinh viên đã có những tâm lý không ổn định như bị trầm cảm, . Điều đó cho thấy, không chỉ gia tăng về số vụ phạm tội mà mức độ vi phạm đạo đức, pháp luật của giới trẻ ngày càng nghiêm trọng. Gây rối trật tự công cộng, sa đà vào game online, nghiện ma túy, rồi đến hiếp dâm, đánh hội đồng, lột quần áo, quay clip phát tán trên mạng, thậm chí hành hung cả thầy cô giáo, người hàng ngày tận tụy dạy bảo mình là những bài học đau lòng cho gia đình, nhà trường và cả xã hội trong việc giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho học sinh. Đáng buồn hơn là việc bắt nạt và bạo hành bạn đã xảy ra từ lâu nhưng người bị bắt nạt không dám lên tiếng và giáo viên chủ nhiệm lớp cùng nhà trường nhà trường không biết hoặc giải quyết qua loa. Có thể nói, những mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập văn hóa quốc tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm tư, tình cảm, lối sống của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Những người làm giáo dục, cả xã hội đều đang lo lắng về sự suy thoái đạo đức, những “căn bệnh” nảy sinh ngày càng nhiều trong giới trẻ.
- CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC NÓI CHUNG VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG HỌC SINH NÓI RIÊNG Ở TRƯỜNG THCS VIỆT NAM-ANGIÊRI, GIAI ĐOẠN HIỆN NAY I. Một vài nét về trường - Trường THCS Việt Nam-Angiêri được thành lập từ tháng 10/1985 theo quyết định của UBND quận Đống Đa, nằm trên khuôn viên hơn 13.609 m2 nay thuộc phố Nguyễn Quý Đức, phường Thanh Xuân Bắc-quận Thanh Xuân-Thành phố Hà Nội. - Về CSVC: Trường hiện nay có đủ các phòng bộ môn, chức năng 39 phòng học với 2100 học sinh. (Khối 6: 10 lớp, khối 7: 10 lớp, khối 8: 11 lớp và khối 9: 08 lớp) trong đó có các phòng được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại. Tháng 7/2021 trường được công nhận lại trường trường Chuẩn quốc gia giai đoạn 2020- 2025, với tổng số CB, GV, VN: 74 II. Thực trạng công tác giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh ở nhà trường 1. Giáo dục đạo đức: Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học, công tác tư vấn tâm lý cho học sinh, công tác xã hội trong nhà trường. Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống trong các chương trình môn học và hoạt động giáo dục bao gồm: học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phổ biến, giáo dục pháp luật, phòng chống tệ nạn xã hội, Chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, giáo dục an toàn giao thông và văn hóa giao thông, giáo dục an ninh quốc phòng, giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng chống bạo lực trong gia đình và nhà trường. Thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động tập thể, giờ học môn GDCD, tích hợp trong các môn học, nội dung học tập gắn với tình yêu quê hương, đất nước. Giáo dục truyền thống về lịch sử Thanh Xuân thông qua thăm quan phòng truyền thống của quận và triển khai dạy tài liệu “Giáo dục lịch sử truyền thống quận Thanh Xuân” theo sự chỉ đạo của phòng GD&ĐT. 2. Giáo dục kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ lên lớp: Thực hiện theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định về Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa và tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống dành cho học sinh” thông qua tiết Sinh hoạt. Triển khai dạy bộ tài liệu “Giáo dục lịch sử truyền thống quận Thanh Xuân”, bộ tài liệu “ Giáo dục thanh lịch, văn minh của học sinh Hà Nội, Tài liệu Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp 6, kế hoạch triển khai lồng ghép giáo dục an ninh quốc phòng. Giáo đục đạo đức cho học sinh thông qua tất cả các tiết học, đổi mới các giờ sinh hoạt lớp; Thực hiện nghiêm túc Công văn số 5814/BGD ĐT-GDTrH ngày 07/12/2017 về việc tổ chức các cuộc thi dành cho học sinh phổ thông từ năm học 2017-2018. Thu hút học sinh tham gia các hoạt động Câu
- lạc bộ: Văn hóa, Văn nghệ, Thể dục-thể thao và trải nghiệm sáng tạo, chú trọng xây dựng môi trường văn hóa, qui tắc ứng xử trong nhà trường nhằm xây dựng môi trường văn hóc lành mạnh, thân thiện. 3. Tổ chức tốt hoạt động “Tuần sinh hoạt tập thể” đầu năm, hướng dẫn học sinh hát quốc ca đúng nhạc và lời , thể hiện nhiệt huyết, lòng tự hào dân tộc của tuổi trẻ Việt Nam. Được tổ chức theo hình thức trực tuyến Tăng cường các hình thức hoạt động giáo dục đạo đức phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi và nguyện vọng của học theo hình thức trực tuyến. Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ công tác chủ nhiệm cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ngay từ đầu năm học; thông qua sinh hoạt khối chủ nhiệm, họp chủ nhiệm để chia sẻ kinh nghiệm, bổ sung thông tin, bồi dưỡng kịp thời. Chú trọng các nội dung: giáo dục học sinh ý thức bảo vệ tài sản chung, giáo dục học sinh chưa ngoan,... 4. Giờ sinh hoạt lớp: Theo quy định mỗi tuần có 01 tiết sinh hoạt/lớp, gồm 04 tiết/tháng. Nội dung theo chủ đề hướng dẫn. Tuy nhiên, đa số giáo viên đã sử dụng giờ sinh hoạt lớp để thuyết giảng những bài học đạo đức mà theo học sinh đã quá quen thuộc và nhàm chán. III . Những hạn chế và nguyên nhân. Tuy nhiên quá trình triển khai, thực hiện các biện pháp giáo dục trong thời gian học trực tuyến tại nhà để phòng chống dịch Covid-19, nên vẫn còn những nguyên nhân, hạn chế sau: 1. Hạn chế: Qua khảo sát điều tra cho thấy: Học sinh học trực tuyến trong thời gian dài, đươc tiếp cận nhiều trang thiết bị dạy học hiện đại, phải sử dụng mạng trong suốt quá trình học. Nhiều học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, éo le như bố mẹ ly hôn, hoặc có những học sinh mồ côi cả cha và mẹ ở cùng ông bà già yếu, hoặc có những học sinh bố hoặc mẹ đi tù do vướng vào tệ nạn xã hội…Do vậy những học sinh này ít được quan tâm trong quá trình học trực tuyến, dẫn đến các em học sinh chưa ngoan, lười học, thiếu sự quản lý, giáo dục của gia đình sử dụng mạng để ham chơi điện tử, không xác định đúng mục đích của học tập và rèn luyện đạo đức. Thậm chí hiện tượng yêu qua mạng trong lứa tuổi THCS không phải là hiếm, Số học sinh quen nhau trên mạng rồi có mâu thuẫn với nhau dẫn đến không tự chủ, không kiềm chế được bản thân. 2. Nguyên nhân: 2.1. Nguyên nhân khách quan: - Trong quá trình phát triển xã hội, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế thị trường, ngoài những mặt tích cực cũng có những ảnh hưởng tiêu cực như: Các loại văn hoá không lành mạnh trên mạng Internet mà học sinh rất dễ tiếp cận, các trò chơi điện tử mang tính bạo lực .
- - Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh cấp THCS phát triển chưa hoàn thiện về nhận thức, ham học hỏi tìm những cái mới lạ nên rất dễ bị lôi kéo vào những thói hư tật xấu. 2.2. Nguyên nhân chủ quan: - Từ phía gia đình: Nhiều gia đình bố mẹ quá nuông chiều con, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vật chất mặc dù không chính đáng. Một số gia đình thiếu hiểu biết nên khi thầy cô giáo thông báo con mắc lỗi thì đánh đập, lăng mạ con hoặc trái ngược lại không chấp nhận lỗi của con mà cho rằng giáo viên trù dập. Hơn nữa một số gia đình vì nhiều lí do không quan tâm đến con, mọi việc giáo dục con phó mặc cho nhà trường. - Từ phía nhà trường: + Từ phía giáo viên: Do dạy trực tuyến, học sinh học ở nhà không mở camera nên việc giám sát học sinh trong quá trình học còn gặp nhiều khó khăn, Một bộ phận giáo viên mới vào nghề nên còn non về kĩ năng sư phạm thiên về dạy “chữ” chưa chú ý dạy học sinh cách “làm người” không đổi mới phương pháp giảng dạy vì vậy không kích thích được học sinh năng động sáng tạo trong học tập. - Từ xã hội: Xã hội càng phát triển nhu cầu con người ngày càng cao. Đặc biệt trong thời gian học sinh tạm dừng đến trường học thông qua hình thức trực tuyến để phòng chống dịch bệnh Covid-19, Từ đó kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ trong đó phải kể đến công nghệ thông tin. Qua mạng xã hội học sinh có thể cập nhật rất nhiều thông tin có lợi tuy nhiên những trang mạng có nội dung xấu ảnh hưởng không tốt đến nhân cách của trẻ em cũng tràn lan, như các trò chơi bạo lực, phim đen...Chính vì vậy học sinh sao nhãng việc học và rèn luyện dẫn đến các hành vi đạo đức lệch chuẩn mực và học sa sút. - Từ bản thân học sinh: Ở tuổi THCS các em chưa hoàn thiện về thể chất cũng như tinh thần. Do đó xu hướng tìm kiểm, ham muốn cái lạ, điều mới (bao gồm cả việc xấu) là điều dễ hiểu. Mặt khác với xu thế thích thể hiện, thích đua đòi theo bạn bè cũng là nguyên nhân dẫn các em sa ngã. Một bộ phận không nhỏ học sinh đến trường nhưng không xác định được mục đích của việc học, học để làm gì, các em coi việc học là vì bố mẹ. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NÓI CHUNG VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG NÓI RIÊNG ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THCS VIỆT NAM – ANGIÊRI I. Công tác chỉ đạo, xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục của Hiệu trưởng 1. Công tác quản lý: - Phân công công việc đảm 5 bảo: rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm, rõ hiệu quả - Tăng cường nâng cao năng lực, đổi mới phương pháp quản lý của Hiệu trưởng để đáp ứng yêu cầu trong công tác chỉ đạo, điều hành nhà trường tổ chức tốt. có hiệu quả đối với dạy học trực tuyến và phòng dịch Covid-19
- - Ứng dụng CNTT trong quản lý.Xây dựng các kế hoạch chỉ đạo hoạt động giảng dạy của giáo viên, quản lý kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, xếp thời khóa biểu hợp lý; tăng cường hiệu quả kết nối giữa gia đình và nhà trường, giữa học sinh với giáo viên, học sinh với học sinh qua hệ thống “Trường học kết nối”.Chỉ đạo giáo viên sử dụng đa dạng các phần mềm dạy học qua internet xây dựng các bài học điện tử để giao cho học sinh thực hiện các hoạt động phù hợp trên môi trường mạng,ưu tiên các nội dung học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu như: đọc sách giáo khoa, tàiliệu tham khảo, xem video, thí nghiệm mô phỏng để trả lời các câu hỏi, bài tập đượcgiao. - Hiệu trưởng làm tốt công tác quản lý trên tinh thần : Bám sát cơ sở - Kỷ cương trong quản lý - Thực chất trong đánh giá”, tích cực tham gia dự giờ thăm lớp của các giờ dạy trực tuyến để kịp thời chỉ đạo các hoạt động dạy và học trực tuyến, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức dạy học trực tuyến trong thời gian học kỳ 1 vừa qua - Sử dụng CNTT để thực hiện sử dụng, quản lý hồ sơ, sổ sách trong nhà trường , nâng cao chất lượng sử dụng CNTT trong tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn , tăng cường sử dụng hồ sơ điện tử, sổ điểm điện tử, học bạ điện tử, thực hiện nhập số liệu, khai thác, sử dụng thống nhất dữ liệu toàn ngành và các thông tin khác trong quản lý và báo cáo. -Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiêt bị dạy học, học liệu, ứng dụng CNTT trong dạy học, quản lý:Dành nguồn kinh phí đầu tư 50 phòng học Zoom cho 40 lớp học và các lớp bồi dưỡng ĐTHSG lớp 9.Triển khai đầy đủ, thực hiện có hiệu quả các phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học: Hanoituday; Smatrshool, Vioedu theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; Sở GD&ĐT; - Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên nâng cao năng lực tổ chức dạy học trực tuyến, ứng dụng các phần mềm dạy học một cách thành thạo, cập nhật kiến thức, kỹ năng CNTT mới, phương pháp dạy học hiện đại theo sự phát triển của khoa học công nghệ. 12 giáo viên môn Vật lý, Hóa học, sinh học đang theo học lớp nâng cao để đáp ứng dạy môn KHTN từ những năm học tiếp theo. - Triển khai công tác tự kiểm tra, kiểm tra nội bộ, đánh giá các hoạt động theo nhiệm vụ học kỳ 1 theo đúng kế hoạch. - Quản lý chặt chẽ hoạt động dạy thêm - học thêm theo quy định tại thông tư số 17/2012/TT-BGD&ĐT ngày 16/5/2012 của Bộ giáo dục và Đào tạo, quyết định số 22/2013/QĐ-UBND ngày 25/6/2013 của UBND Thành phố; Công văn số 2836/SGD&ĐT ngày 25/8/2017 của Sở GD&ĐT Hà Nội và các văn bản chỉ đạo của UBND quận Thanh Xuân, phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân. Tuyệt đối không tổ chức dạy thêm, học thêm trong thời gian học sinh học trực tuyến - Xây dựng tập thể đoàn kết, thống nhất cao trong nhà trường, sự nỗ lực cố gắng cũng như ý thức trách nhiệm của mỗi CB, GV, NV. kết quả 100% CBGV đã thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của ngành, của Ban giám hiệu nhà trường, tích cực học hỏi trau
- dồi kinh nghiệm, nâng cao trình độ tay nghề, tích cực thi đua dạy tốt, thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, thực hiện tốt chuyên đề các cấp về đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng giáo dục... 2.Phát triển, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên - Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức hiệu quả chuyên đề cấp trường Thực hiện tốt mô hình “ Giáo viên của giáo viên”, “ học sinh của giáo viên” Tổ công tác hỗ trợ thực hiện chương trình GDPT năm 2018 đối với lớp 6”; “ Tổ công tác tham gia hỗ trợ dạy học trực tuyến” theo hướng dẫn, chỉ dạo của phòng GD&ĐT. - Công tác tự bồi dưỡng tại trường và mời các chuyên gia về bồi dưỡng phương pháp theo hình thức trực tuyến cho giáo viên, trong thời gian dạy trực tuyến, tạo điều kiện cho giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Phát huy hiệu quả tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng đổi mới; tổ chức tập huấn: kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, phương thức giáo dục STEM (Science- Technology-Engineering-Mathematics) cho giáo viên; áp dụng hiệu quả mô hình giáo dục STEM theo hướng dạy học tích hợp liên môn ở các bộ môn, nhằm phát triển tốt nhất năng lực, tính sáng tạo của học sinh, sẵn sàng tiếp cận với Chương trình giáo dục phổ thông mới; tiếp tục đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh; đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, qua mạng giáo dục “trường học kết nối”.Thu hút học sinh vào học tập qua phương pháp truyền đạt, giảng dạy của giáo viên, giúp các em hứng thú học tập, tập trung vào học hơn. Tạo điều kiện cho giáo viên giảng dạy môn KHTV lớp 6 đi học bổ sung các kiến thức để đáp ứng 1 giáo viên dạy môn KHTN Chú trọng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, thành lập các đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi, phân công giáo viên có nhiều kinh nghiệm, mời giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG ở các trường trong thành phố, các trường Đại học về giảng dạy cho đội tuyển. Tập trung nâng cao chất lượng chuyên môn cho 100% giáo viên, đặc biệt là giáo viên dạy Văn, Toán, Anh của nhà trường. Đổi mới trong công kiểm tra, đánh giá như trường ra đề kiểm tra 1 tiết chung toàn khối theo hình thức 3 chung ở tất cả các bộ môn đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng, phân hóa được đối tượng học sinh. Chỉ đạo công tác dạy học là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng đội ngũ giáo viên dạy giỏi các cấp, học sinh giỏi trong các kỳ thi, đặc biệt là thi học sinh giỏi lớp 9; tăng số lượng, chất lượng học sinh trúng tuyển vào lớp 10 chuyên và các trường THPT công lập; 3.Đổi mới các hoạt động giáo dục đạo đức, hoạt động ngoài giờ lên lớp Nhằm ngăn chặn tiêu cực xâm nhập học đường như: Cải tiến các buổi sinh hoạt lớp theo hình thức trực tuyến,, tổ chức các buổi tọa đàm cho học sinh giao lưu trong
- thời gian học trực tuyến. Xây dựng mô hình “ Học sinh thi đua - rèn đức, luyện tài”; “ Ngôi trường hạnh phúc”. - Triển khai dạy học tích hợp giáo dục môi trường: Nhà trường đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện dạy học tích hợp giáo dục môi trường nghiêm túc đối với các bộ môn: Sinh, Địa, GDCD, Hóa, NGLL, Chào cờ, Sinh hoạt lớp… có hiệu quả. Tham gia các cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai, Nói không với nhựa dùng 1 lần, Phòng chống Covid 19… - Triển khai dạy học tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Triển khai nghiêm túc dạy học tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở các bộ môn: Vật lí, Hóa học , Công nghệ , Địa lí , Sinh học… Giáo dục học sinh trong các tiết sinh hoạt, NGLL về ý thức tiết kiệm điện, nước… - Triển khai việc lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho HS thủ đô”. Dạy lồng ghép lịch sử Đảng bộ quận Thanh Xuân vào các môn Ngữ văn, Lịch sử, GDCD các hoạt động giáo dục khác. - Dạy tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho HS thủ đô”, Lịch sử địa phương Hà Nội cho HS lớp 6 ( dùng khi chưa có tài liệu Giáo dục địa phương ) 4. Thực hiện mô hình quản trị trường học: Như bảo vệ chuyên nghiệp; vệ sinh công nghiệp, giàn hoa, cây xanh, bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị dạy học và CSVC nhằm tạo điều kiện và thời gian cho Ban giám hiệu, giáo viên nhà trường tập trung vào hoạt động dạy và học và các hoạt động giáo dục toàn diện trong nhà trường. Xây dựng môi trường học thân thiện, giúp các em có ý thức hơn khi đến trường. 5. Phối hợp chặt chẽ với Đảng ủy, UBND phường Thanh Xuân Bắc - Công tác phát triển đảng viên (đã kết nạp 03 Đảng viên mới nâng tỷ lệ đảng viên của chi bộ là 46/71 đạt tỷ lệ 64,8 %), công tác thông tin tuyên truyền về kế hoạch và chính sách phát triển GD&ĐT, công tác ANTT, an toàn giao thông đảm bảo tuyệt đối an toàn. - Nhà trường đã làm tốt công tác phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác tiêm phòng cũng như công tác phòng chống dịch trên địa bàn .Vì trường là địa điểm đặt trạm y tế lưu động và là điểm tiêm luuw động cho người dân của phường Thanh Xuân Bắc. - Làm tốt công tác phối hợp với CMHS để đảm bảo 100% học sinh có trang thiết bị tham gia học trực tuyến và trong công tác tiêm phòng Covid-19 cho học sinh . - PHHS đã phối hợp tốt với nhà trường, kịp thời báo cáo những học sinh diện F0, F1..phải đi cách ly hoặc đi điều trị để nhà trường kịp thời chỉ đạo trong việc học trực tuyến của các em. 6. Tổ chức thực hiện nghiêm túc qui chế dân chủ tại cơ sở trên tất cả các mặt hoạt động giáo dục, đảm bảo sự công khai, công bằng, do đó đã phát huy được sức mạnh nội lực, sức mạnh tập thể trong các hoạt động giáo dục, các phong trào thi đua của nhà trường;
- - Xây dựng tập thể đoàn kết, thống nhất cao trong nhà trường, sự nỗ lực cố gắng cũng như ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên. Kết quả 100% đã thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của ngành, của Ban giám hiệu nhà trường, tích cực học hỏi trau dồi kinh nghiệm, nâng cao trình độ tay nghề, tích cực thi đua dạy tốt, thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, thực hiện tốt chuyên đề các cấp về đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng giáo dục... - Ban giám hiệu nhà trường đã có định hướng và xây dựng các kế hoạch hoạt động giáo dục của nhà trường một cách khoa học, bám sát chỉ đạo của các cấp quản lý, hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế nhà trường. Việc tổ chức thực hiện các kế hoạch được triển khai nghiêm túc có hiệu quả. Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch thường xuyên, có điều chỉnh cho phù hợp. - Công đoàn nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nâng cao tư tưởng, nhận thức tới các thành viên trong nhà trường, do đó đã động viên được cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực hưởng ứng các cuộc vận động, các hoạt động thi đua của nhà trường, của ngành góp phần tích cực vào thành tích chung của nhà trường. - Công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đã được BGH quan tâm đúng mức, do đó đã phát huy được sức mạnh tập thể, sức mạnh nội lực của nhà trường trong việc triển khai các hoạt động . - Các chế độ chính sách đối với các thành viên trong nhà trường đã được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời đảm bảo quyền lợi cho cán bộ giáo viên, nhân viên đúng theo năng lực, hiệu quả công tác. Góp phần thúc đẩy nâng cao hiệu quả lao động, phát huy năng lực, tính sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, tính cộng đồng của mỗi tập thể, cá nhân trong nhà trường. - Trường đã tham mưu tích cực, đề xuất với Phòng GD&ĐT và Uỷ ban nhân dân Quận đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu về các điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng giảng dạy, theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. 7.Thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của các ngành, các cấp vê công tác phòng chống dịch Covid-19, xây dựng các Nghị quyết, kế hoạch phân công rõ người, kín việc trong công tác phòng chống dịch cũng như chuẩn bị đầy đủ CSVC, các trang thiết bị đồ dùng cần thiết để đón học sinh quay lại trường học sau thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh. Phân công 100% giáo viên ở các bộ môn soạn, giảng bài trên online, phần mềm Zoom cho học sinh trong thời gian nghỉ phòng chống dịch tại nhà. 8. Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước: Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước tới 100% CBGV-NV trong nhà trường. Các thành viên trong đã có nhận thức đúng đắn, vì vậy 100% CBGVNV trong nhà trường đã nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tại đơn vị công tác và nơi cư trú.
- Nội bộ đoàn kết không có đơn thư khiếu kiện, mọi thành viên nhà trường đều gương mẫu chấp hành đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ và quy chế chi tiêu nội bộ, đảm bảo công khai tài chính, chi tiêu đúng mục đích sử dụng, tiết kiệm. Trường thực hiện tốt và đầy đủ các hoạt động xã hội từ thiện như: ủng hộ xây dựng nhà công vụ, nhân dân, giáo viên và học sinh miền núi, thiên tai, lũ lụt, trẻ tật nguyền, ủng hộ đồng bào khó khăn, nhân dân huyện đảo Trường Sa, trợ cấp học phí, tặng quà cho học sinh, con em diện chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn… 9. Hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể: Chi bộ Đảng gồm 45 đồng chí đều là các Đảng viên gương mẫu, tiên phong đi đầu trong các hoạt động, thể hiện vai trò lãnh đạo toàn diện CÁC hoạt động của nhà trường. Nắm bắt kịp thời và làm tốt công tác giáo dục tư tưởng đối với mọi thành viên của trường, lãnh đạo nhà trường và các tổ chức công đoàn, Đoàn đội, thực hiện đúng chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về nhiệm vụ giáo dục, kinh tế, văn hoá xã hội. 100% Đảng viên được xếp loại hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ, nhiều năm đạt chi bộ trong sạch vững mạnh, Hoạt động Công đoàn đã làm tốt vai trò thi đua, công tác động viên khen thưởng, động viên công đoàn viên tích cực tham gia có hiệu quả các hoạt động của nhà trường. Các phong trào thi đua thường xuyên của công đoàn nhà trường được thực hiện đầy đủ, thường xuyên có hiệu quả. Các cuộc vận động để nâng cao chất lượng đội ngũ như “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo”; “Xây dựng nhà trường văn hoá - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Xây dựng nhà trường an toàn” được CBGVNV tham gia tích cực có ý thức cao. Chi đoàn: 15 đoàn viên giáo viên, 36 đoàn viên học sinh, Các đồng chí đoàn viên luôn nhiệt tình, sôi nổi đi đầu, gương mẫu trong các hoạt động, phối hợp có hiệu quả với tổ chức Đội TNTPHCM của nhà trường trong các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, các Hội thi ... Trong học sinh: Thi đua nói lời hay làm việc tốt, xây dựng phong cách học sinh thủ đô thanh lịch, văn minh, giữ gìn vệ sinh môi trường. Các phong trào thi đua đều có tính thiết thực và mang lại hiệu quả trong năm học đối với việc nâng cao nhận thức, xây dựng ý thức công đồng, xây dựng khối đoàn kết, rèn luyện đạo đức lối sống, xây dựng lý tưởng phấn đấu, hoàn thiện nhân cách. Tổ chức Đội TNTPHCM : Công tác Đội trong nhà trường hoạt động có nề nếp, thường xuyên thay đổi các hình thức hoạt động thu hút đông đảo đội viên tham gia, phát huy được sức mạnh của Đội TNTPHCM trong công tác giáo dục học sinh, hỗ trợ có hiệu quả cho công tác dạy học và giáo dục toàn diện học sinh. Liên đội nhiều năm đạt danh hiệu Liên Đội mạnh xuất sắc cấp Thành phố, Trung ương.
- II. Công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động chuyên môn 1. Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường để chủ động linh hoạt ứng phó với tình hình dịch Covid-19, bảo đảm hoàn thành chương trình trong năm học 2021-2022 -Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường theo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học theo Công văn số 4040/BGDĐT-GDTrH ngày 16/9/2021 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT ứng phó với dịch Covid- 19 năm học 2021-2022, chủ động xây dựng các phương án dạy học trực tuyến luôn bảo đảm chủ động, linh hoạt trong tổ chưc và hoàn thành chương trình trong điều kiện dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. - Triển khai xây dựng kế hoạch dạy học đối với lớp 6 trên cơ sở hướng dẫn tại Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới (Chương trình GDPT 2018) ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ GD &ĐT. - Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học của nhà trường theo Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 của Bộ GDĐT Công văn số 4659/GSDĐT- GDPT ngày 31/12/2020 của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường; Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH ngày 23/6/2021 của Bộ GDĐT về việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông năm học 2021-2022. - Chỉ đạo tổ chuyên môn tiến hành rà soát chương trình các môn học và hoạt động giáo dục, sách giáo khoa, điều chỉnh nội dung dạy học trong sách theo hướng tinh giản để tăng cường kĩ năng vận dụng kiến thức, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và khả năng học tập của HS. Kế hoạch giáo dục của Tổ, nhóm được Ban giám hiệu, phòng giáo dục phê duyệt trước trước khi thực hiện. - Đổi mới cách quản lý chuyên môn phù hợp với việc vừa dạy học vừa phòng chống dịch Covid -19 thông qua việc sử dụng các ứng dụng của google như google trang tính, google tài liệu, google biểu mẫu, google drive… giúp nhà trường quản lý và cập nhật thông tin, dữ liệu nhanh chóng, hiệu quả… Sử dụng hiệu quả website cảu nhà trường để cập nhật các thông tin về hoạt động của nhà trường đến cha mẹ học sinh, học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên… 2. Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức dạy học theo phương án dạy học trực tuyến: - Tiếp tục triển khai thực hiện việc dạy học trực tuyến theo hướng dẫn Công văn số 4040/BGDĐT - GDTrH ngày 16/9/2021 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT ứng phó với dịch Covid-19 năm học 2021-2022, Thông tư số 29/2021/TT-BGDĐT ngày 30/3/2021 của Bộ GDĐT qui định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong thời gian học sinh tạm dừng đến trường để phòng chống dịch Covid-19.
- - Hoạt động dạy học trực tuyến được thực hiện theo các bài học, chủ đề bảo đảm sự tương tác giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. - Hiệu trưởng xây dựng phương án dạy học trực tuyến cụ thể, chi tiết, thực hiện trong thời gian học sinh tạm dừng đến trường để phòng chống dịch Covid-19, phân công rõ trách nhiệm của giáo viên, học sinh trong quá trình dạy học trực tuyến để đảm bảo chất lượng giờ học, có hiệu quả, - Trong bối cảnh phòng chống dịch bệnh Covid -19, nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn đổi mới đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển kỹ năng của học sinh, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh. Chỉ đạo tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh. Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, rèn luyện kỹ năng cho học sinh; tăng cường liên hệ gắn với thực tiễn cuộc sống. - Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các tổ chuyên bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ đầu năm học (tháng 9/2021), thành lập đội tuyển học sinh giỏi ở các khối lớp, phân công giáo viên giảng dạy, phụ trách và chịu trách nhiệm. Thực hiện “khoán” chất lượng cho tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên, đảm bảo số lượng, chất lượng giải thi HSG các cấp và Kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, kém. - Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 THPT năm học 2022- 2023. Phân công GV nhiều năm dạy lớp 9 kèm cặp, giúp đỡ những đ/c GV chưa có nhiều kinh nghiệm. Thực hiện “khoán” chất lượng cho từng GV một cách triệt để hơn. Làm tốt công tác tuyên truyền để phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS và phối kết hợp với PHHS trong việc đôn đốc, nhăc nhở kịp thời việc học của con em mình. Để đưa ra những phương pháp giáo dục tiếp theo cho phù hợp. 3.Phương pháp dạy học - Tiến trình dạy học mỗi bài học được xây dựng thành 04 hoạt động gồm: Mở đầu: (Tình huống có vấn đề, giao nhiệm vụ học tập), xác định vấn đề cần giải quyết; Hình thành kiến thức mới (hoạt động với sách giáo khoa, thiêt bị dạy học và học liệu khác để khai thác, tiếp nhận kiến thức mới); Luyện tập (câu hỏi, bài tập, thực hành, thí nghiệm) để phát triển các kỹ năng gắn với kiến thức mới vừa học; Vận dụng: kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các tình huống, vấn đề trong thực tiễn. - Mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện (sử dụng sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu phù hợp theo nội dung hoạt động với câu hỏi/lệnh rõ về mục đích, cách thức thực hiện như đọc, nhìn, nghe, nói, làm và yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành) và sản phẩm cụ thể để giao cho học sinh thực hiện trong lớp học, ngoài lớp học, ở trường, ở nhà, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tại di sản văn hóa và cộng đồng. Tăng cường giao cho học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo để tiếp nhận và vận dụng kiến thức; dành nhiều thời gian trên lớp tổ chức cho học sinh báo cáo, thuyết trình, thảo luận, luyện tập, thực hành, bảo vệ kết quả tự học của mình.
- 4. Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá: -Thực hiện đánh giá học sinh lớp 6 theo Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 của Bộ GDDT, đánh giá học sinh lớp 7,8,9 thực hiện theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 và Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ GDĐTsửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 58/2011/TT- BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GDĐT. - Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp với kế hoạch dạy học, không kiểm tra, đánh giá vượt quá yêu cầu cần đạt hoặc mức độ cần đạt của chương trình, không kiểm tra, đánh giá với những nội dung đã được tinh giản vafcacs nội dung hướng dẫn học sinh tự học ở nhà theo hướng dãn của Bộ GDĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội trong diều kiện phòng, chống dịch Covid-19. -Việc biên soạn đề kiểm tra: Thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 8773/BGDĐT- GDTrH ngày 30/12/2010 của Bộ GDĐT thực hiện có hiệu quả các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá, đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Đối với bài kiểm tra định kỳ đánh giá bằng điểm số, việc xây dựng ma trận, đặc tả của đề kiểm tra phối hợp theo tỷ lệ phù hợp giữa câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận. Nhà trường tổ chức kiểm tra theo đề chung đối với tất cả các môn ở các khối lớp . - Chuản bị tốt các điều kiện để thực hiện kiểm tra, đánh giá theo hình thức trực tuyến;Thực hiện theo Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/3/2021 của Bộ GDĐT qui định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến đảm bảo chất lượng, chính xác, hiệu quả, công bằng, khách quan, trung thực, đúng năng lực của học sinh. - Thực hiện xây dựng ma trận đề kiểm tra đối với các bài kiểm tra định kỳ, giáo viên biên soạn đề kiểm tra ở từng lớp theo ma trận đã được tổ/nhóm chuyên môn xây dựng, thống nhất. Đề kiểm tra hạn chế câu hỏi/bài tập ở dạng ghi nhớ, tái hiện kiến thức mà tăng dần câu hỏi/bài tập nhằm đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, năng lực tư duy sáng tạo. Chú ý những bài tập/câu hỏi có nhiều cách giải quyết khác nhau, theo hướng mở. Với tỉ lệ 70% nhận biết, thông hiểu 30% vận dụng. - Xây dựng đề kiểm tra hợp lý kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm và tự luận. Đối với các môn khoa học xã hội tăng cường các câu hỏi mở gắn với thời sự quê hương, đất nước và ý thức trách nhiệm để học sinh được bày tỏ chứng kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Khi chấm bài kiểm tra giáo viên có phần nhận xét, động viên sự cố gắng tiến bộ của học sinh. Việc cho điểm kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. - Đổi mới đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh: Đánh giá qua các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện dự án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành…
- - Tăng cường ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá. Thực hiện đúng quy chế sử dụng sổ điểm điện tử . - Xây dựng ngân hàng đề kiểm tra trắc nghiệm đối với các môn Sử, GDCD, Địa lý, Vật lý, Sinh học, Hóa học. - Tổ chức kiểm tra đột xuất kiến thức các môn học thời lượng 10 đến 15 phút, kiểm tra kiến thức học sinh lớp 9 ba môn Văn, Toán, Anh cuối mỗi tháng. - Tiếp tục xây dựng thư viện học liệu điện tử và ngân hàng đề (chỉ tiêu mỗi giáo viên xây dựng 5 giáo án điện tử/1 năm học). - Thực hiện ra đề chung ở tất cả các môn kiểm tra giữa học kỳ và cuối học kỳ. - Sử dụng phần mềm zoom và OLM để tổ chức kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ. 5. Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn: - Duy trì việc thực hiện sinh hoạt tổ chuyên môn 01 lần/tháng; sinh hoạt nhóm chuyên môn 02 lần/ tháng, tập trung vào các nội dung đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, phương pháp dạy học các môn lớp 6 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018; đánh giá học sinh lớp 6 theo thông tư 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 của Bộ GDDT; trao đổi thảo luận những kinh nghiệm trong việc dạy học trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của GV; trao đỏi những vấn đề khó; triển khai các cuộc thi... - Các tổ chuyên môn đã thực hiện đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo tinh thần hướng dẫn Công văn số 10801/SGDĐT-GDTrH ngày 31/10/2014 của Sở GD&ĐT Hà Nội. Tập trung sinh hoạt chuyên môn theo định hướng nghiên cứu bài học, chú trọng đến nắm vững chuẩn kiến thức, kỹ năng(từng bài, chương và cả chương trình). 6. Chuyên đề, Hội giảng - Các tổ chuyên môn đã thực hiện chuyên đề và hội giảng trực tuyến tập trung vào việc đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học; sử dụng các phần mềm phục vụ dạy học trực tuyến để nâng cao trình độ chuyên môn. Số lượng GV tham gia hội giảng là 100%. Trong HKI năm học 2021-2022, nhà trường thực hiện thành công 01 chuyên đề cấp quận môn Tiếng Anh, 11 chuyên đề cấp trường thuộc các môn KHTN lớp 6, Âm nhạc lớp 6, Toán 6, Văn 6, Thể dục lớp 6, và các môn lớp 7,8,9. Qua đó tổ chức rút kinh nghiệm nghiêm túc trong các tổ chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học. II. Những kết quả đạt được 1. Chất lượng mũi nhọn Được sự quan tâm, chỉ đạo hiệu quả của Quận ủy, HĐND, UBND quận Thanh Xuân, sự quan tâm, hướng dẫn về nghiệp vụ, chuyên môn của phòng GD&ĐT; sự phối hợp của đoàn thể và nhân dân phường Thanh Xuân Bắc; Mặc dù trong năm học có nhiều diễn biến phức tạp vừa học vừa phòng chống dịch Covid-19, nhưng bằng sự quyét tâm của cả thầy và trò, cùng, sự chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường. Trường THCS
- Việt Nam - Angiêri đã chủ động triển khai, chỉ đạo các mặt hoạt động của nhà trường một cách toàn diện, vừa học vừa phòng chống dịch và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học với kết quả cụ thể như sau: 1.1. Thành tích giáo viên: 03 đồng chí giáo viên đạt giải trong kỳ thi nghiên cứu khoa học cấp quận đạt 3 giải (1 giải nhì; 1 giải ba; 1 giải khuyến khích) Trong Hội thi thiết kế bài giảng Elearning do Bộ GD&ĐT tổ chức đã có 09 bài giảng dự thi cấp Quốc gia 1.2.Thành tích học sinh *Kỳ thi HSG cấp quận: Học sinh tham gia dự thi Học sinh giỏi cấp quận các môn Văn hóa và Khoa học đạt 54 giải ( 6 giải Nhất, 14 giải Nhì, 19 giải Ba, 15 giải KK), * Kỳ thi HSG cấp thành phố: 08 học sinh đạt giải Kỳ thi Học sinh giỏi lớp 9 các môn Văn hóa cấp Thành phố( 3 giải Nhì, 5 giải KK) * Kỳ thi HSG cấp quốc gia: - Kỳ thi Olympic Toán học IMEC 2022 : 71 học sinh đạt giải gồm 4 giải Vàng; 23 giải Bạc; 44 giải Đồng - Kỳ thi Olympic Tiếng Anh quốc tế HIPPO có 32 học sinh đạt giải gồm 10 giải Vàng, 12 giải Bạc, 9 giải Đồng, 01 giải Khuyến khích. - Trong cuộc thi Toán học và Khoa học quốc tế PIMSO: 29 học sinh đạt giải trong gồm 02 Giải vàng; 03 giải Bạc; 05 giải Đồng; 07 giải Khuyến khích; * Kỳ thi Olympic Toán học IMEC 2022 cấp quốc tế : 25 học sinh đạt giải trong đó có 04 giải Vàng ; 11 giải Bạc; 20 giải Đồng 2. Chất lượng giáo dục đại trà DANH HỌC LỰC HẠNH KIỂM HIỆU SĨ K Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB SỐ HS HS S S S S Giỏi TT SL % SL % L % L % L % SL % SL % L % 7 546 405 74.18 131 23.99 9 1.65 0 0 0 0 543 99.45 2 0.37 405 131 8 546 393 71.98 130 23.81 21 3.85 0 0 0 0 537 98.35 8 1.47 393 130 9 610 425 69.67 138 22.62 44 7.21 3 0.5 0 0 598 98.03 12 1.97 425 138 1702 1223 71.9 399 23.5 74 4.3 3 0.15 3 0.15 1678 98.6 22 1.4 0 0 1223 399 * Đánh giá xếp loại Khối 6 theo Thông tư 22: - Đạt danh hiệu Xuất sắc: 97 học sinh (23.3%) - Đạt danh hiệu Giỏi: 192 học sinh (46.1%) - Không xếp loại: 127 học sinh (30.5%)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp nâng cao cất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
7 p | 1313 | 365
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán lớp 5
36 p | 88 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học văn miêu tả lớp 5
27 p | 42 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 24 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên dạy học phân môn học vần lớp 1 bộ sách Cánh diều đạt hiệu quả
39 p | 40 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tổ chức hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm trong giờ dạy Đạo đức lớp 3
38 p | 17 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5
30 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tiếp tục chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường Tiểu học (2021)
21 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Địa lí lớp 4
28 p | 10 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng lớp học thân thiện tại lớp 5B trường tiểu học Giao Châu năm học 2021 - 2022
14 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp dạy chuyên đề hình học cho học sinh lớp 5
26 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh yếu vươn lên trong học tập môn Toán ở lớp 2
25 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp lưu giữ sản phẩm của học sinh lớp 1 sau các tiết học
18 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi vận động trong tiết dạy Thể dục cho học sinh lớp 1 ở Tiểu học
59 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 phát huy tính tích cực, sáng tạo trong môn Khoa học
25 p | 12 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Đổi mới phương pháp tổ chức lễ kỉ niệm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh cho thiếu nhi trường tiểu học Thanh Liệt (2021)
25 p | 10 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn