Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán điển hình cho học sinh lớp 4
lượt xem 4
download
Sáng kiến kinh nghiệm đã đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán điển hình cho học sinh lớp 4 thực sự có hiệu quả, đặc biệt là giới thiệu một số ví dụ minh họa cụ thể về việc giải toán điển hình lớp 4.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán điển hình cho học sinh lớp 4
- “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán điển hình cho học sinh lớp 4” 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Đất nước Việt Nam đang dần hướng tới một đất nước công nghiệp hiện đại mà ngành giáo dục và đào tạo là ngành trụ cột để đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, trong đó bậc tiểu học là bậc học đóng vai trò nền móng hết sức quan trọng. Để đáp ứng với mục tiêu giáo dục, bên cạnh các môn học khác thì môn Toán đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách, phát triển trí tuệ của học sinh. Dạy học Toán góp phần phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng, cách phát hiện và giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo. Chương trình môn Toán ở Tiểu học gồm các mạch kiến thức: số học, đại lượng và đo đại lượng, hình học, giải toán. Trong đó, số học là nội dung trọng tâm, các nội dung khác được tích hợp với nội dung số học. Mạch kiến thức giải toán được sắp xếp xen kẽ với các mạch kiến thức cơ bản khác của môn Toán. Giải toán ở bậc Tiểu học, học sinh vừa thực hiện nhiệm vụ giải các bài toán trên lí thuyết, vừa giải các bài toán gắn liền với tình huống thực tế. Học sinh giải được các bài toán có lời văn là một yêu cầu cơ bản của dạy học toán. Trong chương trình lớp 4, nội dung giải toán chiếm một số lượng lớn. Trong đó, việc giải các bài toán điển hình là một trong những khó khăn lớn trong quá trình dạy của giáo viên và quá trình học của học sinh. Qua thực tế cho thấy, học sinh còn khó khăn trong việc nhận dạng các bài toán, còn lúng túng khi vẽ sơ đồ, đặt lời giải. Trong khi đó, một số giáo viên còn dạy theo khuôn mẫu, chưa sáng tạo trong các bước dạy để học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu. Qua kinh nghiệm nhiều năm dạy lớp 4, tôi đã luôn tìm cách đổi mới cách dạy các dạng toán điển hình bằng nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả Giáo viên: Lê Thị Tuyết Lan
- “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán điển hình cho học sinh lớp 4” để học sinh dễ hiểu, tiếp thu bài nhanh, khắc sâu kiến thức. Vì thế tôi đã chọn và nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán điển hình cho học sinh lớp 4” với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm về một số biện pháp dạy học toán điển hình nhằm đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục. 1.2. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến kinh nghiệm đã đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán điển hình cho học sinh lớp 4 thực sự có hiệu quả, đặc biệt là giới thiệu một số ví dụ minh họa cụ thể về việc giải toán điển hình lớp 4. 1.3 Phạm vi áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm Phạm vi áp dụng của đề tài là những giải pháp nhằm giúp giáo viên nâng cao chất lượng dạy học các dạng toán điển hình cho học sinh lớp 4 ở tiểu học. Giáo viên: Lê Thị Tuyết Lan
- “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán điển hình cho học sinh lớp 4” 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng về dạy học giải bài toán điển hình cho học sinh lớp 4 2.1.1. Đối với giáo viên Trong những năm gần đây, để học sinh học tốt môn Toán nhiều giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa, lấy học sinh làm trung tâm. Bên cạnh đó, khi dạy học sinh giải toán điển hình lớp 4, một số giáo viên còn gặp những khó khăn, bất cập như: Giáo viên còn khai thác bài toán theo khuôn mẫu, với những câu hỏi quen thuộc như: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn tìm .... ta làm thế nào?, giáo viên chưa cho học sinh hiểu sâu về mối liên hệ giữa đối tượng đã cho và đối tượng phải tìm. Giáo viên khái quát kiến thức theo cách chung chung, không nhấn mạnh các bước giải, không đưa ra các thủ thuật cho học sinh nhận dạng, k hông phân tích kĩ các đối tượng, các tỉ lệ trên sơ đồ. Khi hướng dẫn học sinh giải toán, giáo viên thường sử dụng phương pháp phân tích nhiều hơn phương pháp tổng hợp nên học sinh trung bình, yếu khó tiếp thu, đặc biệt là đối với các lớp có nhiều đối tượng học sinh trung bình, yếu. Giáo viên chưa kiểm tra, đánh giá thường xuyên chất lượng bài làm của học sinh. Vì vậy học sinh chưa biết những hạn chế, sai sót trong bài làm của mình. 2.1.2. Đối với học sinh Giáo viên: Lê Thị Tuyết Lan
- “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán điển hình cho học sinh lớp 4” Qua nhiều năm giảng dạy lớp 4, tôi nhận thấy đa số học sinh nắm được kiến thức cơ bản khi giải toán điển hình. Tuy vậy, một bộ phận học sinh còn gặp nhiều khó khăn khi giải toán như sau: Khi mới học xong mỗi dạng toán, học sinh đều làm được nhưng khi học thêm các dạng toán khác, học sinh lại nhầm lẫn các dạng toán với nhau, đặc biệt các bài toán có nội dung liên quan thực tế. Học sinh nhận ra được dạng toán nhưng chỉ làm được bước đầu mà không làm được các bước tiếp theo. Nhiều học sinh không vẽ được sơ đồ đoạn thẳng, viết thiếu đối tượng khi vẽ sơ đồ, học sinh còn lúng túng khi đặt lời giải. Học sinh chưa linh hoạt khi giải các bài toán có vận dụng thực tế, các bài toán nâng cao. Từ thực tế trên dẫn đến chất lượng giải các dạng toán điển hình (bài toán về nhiều hơn, bài toán về ít hơn, tìm số trung bình cộng ) ở đầu năm học của lớp tôi phụ trách còn thấp. Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng, kết quả cụ thể như sau: Điểm 5 Điểm 12 Điểm 34 Điểm 56 Điểm 78 Điểm 910 TS Trở lên Thời học gian SL % SL % SL % SL % SL % SL % sinh Tuầ 43,7 12, 16 0 0 2 12,5 5 31,25 7 2 14 87,5 n 5 5 5 1.2.3. Nguyên nhân của những khó khăn, bất cập trong dạy học toán điển hình lớp 4 Giáo viên chưa dành nhiều thời gian để nghiên cứu bài, tham khảo các tài liệu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Giáo viên: Lê Thị Tuyết Lan
- “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán điển hình cho học sinh lớp 4” Dạy xong mỗi dạng toán, giáo viên chưa nhấn mạnh các bước giải để khắc sâu kiến thức cho học sinh. Giáo viên chưa thật sự coi trọng sơ đồ đoạn thẳng trong dạy học toán điển hình, chưa phân tích kĩ các đối tượng trên sơ đồ. Giáo viên chưa chú trọng mở rộng thêm các dạng bài có vận dụng thực tế, có mức độ nâng cao dần. Nhiều giáo viên còn dạy theo khuôn mẫu theo sách hướng dẫn học mà chưa tìm cách đổi mới phương pháp dạy phù hợp với tư duy, nhận thức của học sinh. Học sinh còn có thói quen chỉ đọc qua đề bài, không hiểu rõ các đối tượng đã cho và các đối tượng cần phải tìm của đề bài. Học sinh không nắm chắc cách giải từng dạng nên thường bị nhầm lẫn trong quá trình giải. 2.2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán điển hình cho học sinh lớp 4 2.2.1. Nhận dạng đúng các dạng toán điển hình Trong quá trình giải toán điển hình, giáo viên cần có những thủ thuật để học sinh nhận dạng nhanh các dạng toán. Chẳng hạn, nếu bài toán cho biết tổng thể hiện ở các từ “cả hai, tất cả…” và hiệu thể hiện ở các từ “nhiều hơn, ít hơn, bé hơn, nặng hơn, nhẹ hơn, cao hơn, thấp hơn…” thì đây là dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Nếu bài toán cho biết tổng thể hiện ở các từ “cả hai, tất cả…” và một tỉ số thì đó là dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó; nếu bài toán cho biết hiệu thể hiện ở các từ “ nhiều hơn, ít hơn, bé hơn, nặng hơn, nhẹ hơn, cao hơn, thấp hơn…” và một tỉ số thì đó là dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. Hoặc giáo viên có thể đưa ra một số bài toán trắc nghiệm để giúp học sinh củng cố về việc nhận dạng các bài toán. Giáo viên: Lê Thị Tuyết Lan
- “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán điển hình cho học sinh lớp 4” Bài toán 1: Trong 3 đề toán sau, đề toán nào thuộc dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số. a. Tuổi bố và tuổi con cộng lại được 58 tuổi. Bố hơn con 38 tuổi. Hỏi bố bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi? 3 b. Hình chữ nhật có chu vi là 200m. Chiều dài bằng chiều rộng. tính 2 diện tích của hình chữ nhật? 1 c. Tuổi của mẹ nhiều em là 27 tuổi. Tuổi của em bằng tuổi của mẹ. 4 Hỏi mẹ , em mỗi người bao nhiêu tuổi? Bài toán 2: Nhìn vào sơ đồ em hãy cho bi ? Người ết, bài toán này thuộc dạng toán gì ? Đội 1 19 Người Đội 2 3 Người ? Người Các bài tập trên, mỗi bài tập cũng có một mục đích khác nhau: bài tập 1 đã cho sẵn dạng toán, học sinh chỉ cần chỉ ra bài nào thuộc dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”. Học sinh chỉ cần đọc kĩ đề bài và chọn bài toán phù hợp với yêu cầu. Ở bài toán 2, học sinh cần dựa vào sơ đồ để nhận ra dạng toán. 2.2.2. Nắm được đường lối chung để dạy học sinh giải một bài toán điển hình Để học sinh lĩnh hội đầy đủ kiến thức về các loại toán điển hình và có kĩ năng giải các bài toán điển hình, khi dạy một loại toán điển hình, giáo viên cần thực hiện các bước sau: Giáo viên: Lê Thị Tuyết Lan
- “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán điển hình cho học sinh lớp 4” Bước 1: Hướng dẫn học sinh phân tích và giải mẫu về bài toán điển hình (theo các bài toán cho sẵn trong phần bài mới của sách giáo khoa). Bước 2: Rút ra quy tắc (hoặc công thức hay các bước thực hiện) của từng dạng toán. Bước 3: Học sinh giải các bài toán tương tự bài toán mẫu (song thay đổi các dữ liệu, điều kiện của bài toán). Bước 4: Cho học sinh giải các bài toán phức tạp dần. Để rèn kĩ năng giải một dạng toán điển hình mới cho học sinh thì nên cho các em làm các bài tập từ dễ đến khó. Các bài tập dễ là các bài tập vận dụng trực tiếp quy tắc hoặc công thức hay vận dụng cách làm của các bài toán mẫu. Các bài toán khó là các bài tập không cho dưới dạng tường minh hoặc câu hỏi của bài toán được hỏi dưới dạng khác các câu hỏi thường gặp trong các bài toán dễ, cũng có thể đó là các bài tập có yêu cầu cao hơn, phải suy luận mới tìm ra cách giải. Khi hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng giải toán, đối với những bài tập dễ giáo viên có thể để học sinh tự làm sau đó nhắc lại quy tắc, công thức. Nếu học sinh quên, có thể cho các em phân tích lại đề toán, nhắc lại dạng toán để học sinh nhớ cách làm. Đối với những bài toán khó hơn, giáo viên cần dùng hệ thống câu hỏi gợi ý để hướng dẫn học sinh đưa về bài toán đơn đã có quy tắc để giải. 2.2.3. Khái quát cách giải từng dạng toán điển hình theo các bước giải Sau mỗi bài học về dạng toán điển hình, giáo viên có thể khái quát thành những bước giải để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Chẳng hạn, học xong mỗi dạng toán, giáo viên có thể khái quát các bước giải như sau : Dạng toán: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. * Cách 1: Tìm số bé trước. * Cách 2: Tìm số lớn trước Bước 1: Vẽ sơ đồ Bước 1: Vẽ sơ đồ Bước 2: Tìm số bé Bước 2: Tìm số lớn Số bé = (tổng – hiệu) : 2 Số lớn = (tổng + hiệu ) : 2 B ước 3: Tìm số lớn. Bước 3: Tìm số bé: Số lớn = ( tổng + hiệu ) : 2 ố bé = (t Sế Giáo viên: Lê Thị Tuy t Lan ổng – hiệu) : 2 Hoặc : Số lớn = tổng – số bé Hoặc : Số bé = tổng – số lớn. Số lớn = số bé + hiệu Số bé = Số lớn – hiệu
- “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán điển hình cho học sinh lớp 4” Ví dụ: ở hoạt động 2 của hoạt động cơ bản ( Bài: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, sách HDH Toán, trang 57, tập 1) Nội dung bài toán: Tổng của hai số là 90. Hiệu của hai số là 20. Tìm hai số đó. Ở bài toán này, sau khi hướng dẫn học sinh giải theo 2 cách: tìm hai lần số bé hoặc hai lần số lớn rồi tìm số bé, số lớn thì sau đó giáo viên có thể khái quát theo các bước giải như trên để học sinh dễ hiểu và nắm chắc dạng toán. Lưu ý: Đối với những bài khuyết tổng hoặc khuyết hiệu thì học sinh phải tìm tổng hoặc hiệu rồi mới vẽ sơ đồ. Dạng 2: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. Bước 1: Vẽ sơ đồ Bước 2: Tìm tổng số phần bằng nhau Bước 3: Tìm số bé: Số bé = tống : tổng số phần bằng nhau x số phần của số bé. Bước 4: Tìm số lớn: Số lớn = tổng – số bé (Học sinh có thể tìm số lớn trước, nếu học sinh đã thành thạo thì có thể gộp bước 2 với bước 3 lại thành một bước) Ở hoạt động 1 của hoạt động cơ bản ( Bài: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó, sách HDH Toán, trang 75, tập 2) 2 Nội dung bài toán: Tổng của hai số là 50. Tỉ số của hai số là . Tìm hai số 3 đó. Ở bài toán này, sau khi hướng dẫn học sinh giải theo sách hướng dẫn học đó là học sinh sẽ vẽ sơ đồ rồi tìm giá trị mỗi phần và sau đó tìm số bé, số lớn. Giáo viên: Lê Thị Tuyết Lan
- “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán điển hình cho học sinh lớp 4” Sau khi giúp học sinh hiểu rõ bản chất giá trị của mỗi phần được thể hiện trên sơ đồ thì giáo viên có thể khái quát thành các bước giải như trên. Lưu ý: Đối với những bài khuyết tổng hoặc khuyết tỉ số thì học sinh phải tìm tổng hoặc tỉ số rồi mới vẽ sơ đồ. Dạng 3: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. Bước 1: Vẽ sơ đồ Bước 2: Tìm hiệu số phần bằng nhau Bước 3: Tìm số bé: Số bé = hiệu : hiệu số phần bằng nhau x số phần của số bé. Bước 4: Tìm số lớn: Số lớn = hiệu + số bé. (Học sinh có thể tìm số lớn trước, nếu học sinh đã thành thạo thì có thể gộp bước 2 với bước 3 lại thành một bước) Ở hoạt động 2 của hoạt động cơ bản ( Bài: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó, sách HDH Toán, trang 80, tập 2) 3 Nội dung bài toán: hiệu của hai số là 40. Tỉ số của hai số là . Tìm hai số 5 đó. Ở bài toán này sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh giải theo sách hướng dẫn học đó là học sinh sẽ vẽ sơ đồ rồi tìm giá trị mỗi phần và sau đó tìm số bé, số lớn. Sau khi giúp học sinh hiểu rõ bản chất giá trị của mỗi phần được thể hiện mỗi phần trên sơ đồ thì giáo viên có thể khái quát thành các bước giải như trên. Lưu ý: Đối với những bài khuyết hiệu hoặc tỉ số thì học sinh phải tìm hiệu hoặc tỉ số rồi mới vẽ sơ đồ. Giáo viên nên cho học sinh so sánh, điểm giống và khác giữa các bước giải toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số và dạng tìm hai số khi biết Giáo viên: Lê Thị Tuyết Lan
- “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán điển hình cho học sinh lớp 4” hiệu và tỉ số của hai số vì hai dạng toán này học sinh khó nhận biết hay bị nhầm lẫn. 2.2.4. Vẽ đúng sơ đồ đoạn thẳng và hiểu sơ đồ đoạn thẳng Mục đích của vẽ sơ đồ đoạn thẳng là học sinh sẽ hiểu rõ bản chất của bài toán, hiểu đâu là số bé, đâu là số lớn; giá trị mỗi phần; hiểu được hiệu và tổng của mỗi bài toán. Bởi vậy, để giúp học sinh giải tốt toán điển hình, thì giáo viên phải giúp học sinh vẽ tốt sơ đồ và hiểu rõ bản chất của sơ đồ. Ngay từ khi học dạng toán “tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”, giáo viên phải giải thích kĩ sơ đồ, ghi rõ các đối tượng nếu đó là những bài toán thực tế. Giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức như: nhìn sơ đồ đọc lại đề toán, nhìn đề toán vẽ sơ đồ. Nếu học sinh hiểu rõ sơ đồ, khi học sang hai dạng toán tổng tỉ và hiệu tỉ, học sinh sẽ nắm dễ dàng, chỉ cần giáo viên giải thích thêm phần tỉ số và giá trị mỗi phần thì học sinh vẽ sơ đồ rất thành thạo, nhận dạng toán nhanh, khắc sâu được kiến thức. Hoặc giáo viên có thể đưa ra một số bài toán để luyện tập như sau: Bài toán 1: Trong 3 sơ đồ dưới đây, sơ đồ nào đúng với đề bài toán sau: Thùng thứ nhất nhiều hơn thùng thứ hai 54 lít dầu, biết số dầu thùng thứ nhất bằng 5/2 số dầu thùng thứ 2. Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu lít dầu ? ? lít Thùng thứ nhất Sơ đồ 1: Thùng thứ hai 54 lít ? lít Thùng thứ nhất Sơ đồ 2: 54 Thùng thứ hai ? lít Thùng thứ nhất Sơ đồ 3: Giáo viên: Lê Thị Tuyết Lan 54 lít Thùng thứ hai ? lít
- “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán điển hình cho học sinh lớp 4” Bài toán 2: Vẽ sơ đồ đoạn thẳng cho các bài toán sau: a, Một miếng đất hình chữ nhật có chu vi 102m chiều dài hơn chiều rộng 11m. Tính diện tích hình chữ nhật. 2 b, Tổng số táo hai rổ là 50 quả. Số táo rổ thứ nhất bằng số táo rổ thứ 3 hai. Hỏi trong mỗi rổ có bao nhiêu quả táo? c, Hiệu hai số là 738. Tìm hai số đó biết thương của chúng là 9. Bài toán 3 : Dựa vào sơ đồ sau, nêu bài toán rồi giải bài toán đó. ? Quả Bao 1 360 quả Bao 2 ? Quả Ở bài toán 1, chỉ có sơ đồ 1 đúng vì có đầy đủ dữ kiện, điều kiện, yêu cầu của bài toán; sơ đồ 2 sai vì thiếu đối tượng ; sơ đồ 3 sai vì tỉ số chưa đúng. Bài toán 2: Để vẽ được sơ đồ thì học sinh phải nhận dạng được dạng toán. Bài toán 3 : Để giải được bài toán thì học sinh phải đọc đề bài từ việc hiểu các dữ kiện bài toán trên sơ đồ. 2.2.5. Viết đúng lời giải bài toán Khi giải toán, lời giải đóng vai trò rất quan trọng, nó quyết định chất lượng bài giải ; nếu một bài giải làm đúng phép tính nhưng sai lời giải thì bài toán đó cũng không có giá trị. Học sinh làm đúng lời giải chứng tỏ học sinh hiểu đề bài, Giáo viên: Lê Thị Tuyết Lan
- “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán điển hình cho học sinh lớp 4” biết phương pháp làm bài. Bởi vậy, việc rèn kĩ năng đặt lời giải cho học sinh là điều rất cần thiết. Muốn học sinh đặt lời giải đúng thì giáo viên phải làm tốt bước phân tích bài giải. Thực tế dạy học toán điển hình cho thấy, đối với dạng “tìm số trung bình cộng ” học sinh ít sai lời giải nhưng đối với các dạng khác thì học sinh thường đặt lời giải sai. Trong một lớp học sẽ có 3, 4 học sinh đặt sai lời giải, ngay cả những bài toán đơn giản. Chẳng hạn như bài toán sau: Tổng tuổi bố và tuổi mẹ là 78 tuổi. Bố hơn mẹ 6 tuổi. Tính tuổi của mỗi người. Đối với các bài có câu hỏi với từ “ mỗi… ?”, học sinh sẽ làm được lời giải thứ nhất đúng, nhưng lời giải thứ hai học sinh lại đặt là “ mỗi…”. Ở trường hợp này, giáo viên phải phân tích cho học sinh biết bằng câu hỏi: “ mỗi… ” là hỏi những đối tượng nào? Bài toán hỏi những đối tượng nào thì ta phải đặt lời giải cho những đối tượng đó, mỗi đối tượng là một lời giải. Có những bài toán học sinh lại đặt lời giải sai cho các đối tượng như: phép tính tìm đối tượng lớn nhưng đặt lời giải tìm đối tượng bé và ngược lại. Để giúp học sinh đặt lời giải chính xác, ngoài việc đưa ra các thủ thuật để học sinh hiểu thì giáo viên có thể đưa ra một số dạng bài tập như các dạng bài có phép tính nhưng không có lời giải để học sinh luyện tập. Ví dụ : Cho bài toán : “Một cửa hàng có hai tấm vải. Tấm vải xanh dài gấp 3 lần tấm vải đỏ. Hỏi cửa hàng có bao nhiêu mét vải mỗi loại, biết tấm vải xanh dài hơn tấm vải đỏ 18m”. Hãy điền lời giải đầy đủ vào bài giải. Bài giải ? m Tấm vải xanh Tấm vải đỏ 18 m ? m …………………………………………: 3 1 = 2 (phần) Giáo viên: Lê Thị Tuyết Lan
- “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán điển hình cho học sinh lớp 4” …………………………………….......: 18 : 2 = 9 (m) ………………………………………...: 9 + 18 = 27 (m) Đáp số:……….: 9m ………: 27m Để làm được các bài tập trên, học sinh phải đọc kĩ bài toán, xác định được dạng bài. Các phép tính đã cho là điểm tựa để học sinh viết câu lời giải đúng. 2.2.6. Thực hành nhiều bài tập từ dễ đến khó kết hợp với việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên của giáo viên Để học sinh nắm chắc các dạng toán việc cần thiết phải cho học sinh thực hành nhiều bài tập từ dễ đến khó. Khi hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng giải toán, đối với những bài tập dễ có thể để học sinh tự làm sau đó nhắc lại quy tắc, công thức. Nếu học sinh quên có thể cho học sinh phân tích lại đề toán, nhắc lại dạng toán để học sinh nhớ lại cách làm. Đối với những bài tập khó, giáo viên cần phải phân tích theo hệ thống câu hỏi để học sinh tìm ra các đối tượng còn đang ẩn. Việc cho học sinh thực hành nhiều dạng bài tập sẽ giúp học sinh rèn luyện được nhiều kĩ năng như: kĩ năng đặt lời giải, kĩ năng sử dụng phép tính, kĩ năng tính toán cẩn thận trình bày khoa học, học sinh khá giỏi có cơ hội phát triển tư duy, năng lực của mình. Muốn học sinh làm tốt những kĩ năng trên đòi hỏi việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên của giáo viên. Giáo viên phải chấm chữa kịp thời, chỉ ra lỗi sai để học sinh khắc phục. Khi học sinh nhận biết được lỗi sai các em sẽ khắc sâu được kiến thức. Một số ví dụ minh họa: Dạng toán tìm số trung bình cộng. Bài toán 1: Tìm số trung bình cộng của các số sau: a, 204; 219; 225 b, 148; 124; 132; 144 Giáo viên: Lê Thị Tuyết Lan
- “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán điển hình cho học sinh lớp 4” Bài toán 2: Số học sinh của một trường tiểu học trong 3 năm liền tăng lần lượt là: 12; 28; 35. Hỏi trung bình mỗi năm học trường tiểu học đó tăng thêm bao nhiêu học sinh ? Bài toán 3: Một ôtô đi từ tỉnh A đến tỉnh B hết 5 giờ. Trong 3 giờ đầu, mỗi ôtô đi được 50km và trong 2 giờ sau, mỗi ôtô đi được 45km. Hỏi trung bình mỗi giờ ôtô đó đi được bao nhiêu kilômét ? Các bài toán trên được sắp xếp theo mức độ nâng cao dần: Bài 1, bài 2 áp dụng quy tắc là làm được. Bài toán 3: Học sinh cần xác định số các số hạng và giải các bài toán đơn sau như: 3 giờ đầu mỗi ô tô đi được số ki lô mét: 50 x 3 = 150km 2 giờ sau mỗi ô tô đi được số ki lô mét: 2 x 45 = 90km Ôtô đi từ tỉnh A đến tỉnh B hết số giờ : 2 + 3= 5 giờ Trung bình mỗi ô tô đi được số ki lô mét: ( 150 + 90) : 5= 48 (km) Dạng toán: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Bài toán 1: Tổng độ dài của hai mảnh vải là 156m. Mảnh vải xanh dài hơn mảnh vải hoa 8m. Tính độ dài mỗi mảnh vải. Bài toán 2: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi là 460m, chiều rộng kém chiều dài 18m. Tính dện tích thửa ruộng đó (tổng ở đây chính là nửa chu vi hình chữ nhật). Bài toán 3: Tổng của hai số là số lớn nhất có bốn chữ số. Hiệu của hai số là số lớn nhất có hai chữ số. Tìm hai số đó (tổng 9999; hiệu 99). Dạng toán : Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. Bài toán 1: Tổng tuổi mẹ và tuổi con là 44. Tính tuổi của mỗi người, biết 1 tuổi con bằng tuổi cuả mẹ. 3 1 Bài toán 2: Hai đàn gà tổng cộng 760 con. Biết số gà của đàn thứ nhất 3 1 bằng số gà của đàn thứ hai. Hỏi mỗi đàn gà có bao nhiêu con ? 5 Giáo viên: Lê Thị Tuyết Lan
- “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán điển hình cho học sinh lớp 4” (gợi ý: số gà của đàn thứ nhất là 3 phần; số gà của đàn thứ hai là 5 phần) Bài toán 3: Bác Ba nuôi cả gà và vịt tổng cộng 80 con. Bác Ba đã bán hết 10 2 con gà và 7 con vịt nên còn lại số gà bằng số vịt. Hỏi lúc chưa bán, bác Ba 5 có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con vịt? Hướng dẫn: Trước tiên chúng ta phải tính số gà và vịt còn lại sau khi đã bán: 80 – 10 – 7 = 63 (con) Như vậy biết tổng và tỉ số ở cùng thời điểm (sau khi bán) nên ta dễ dàng tìm số gà và số vịt còn lại sau khi bán, từ đó ta tìm được số gà và số vịt ban đầu Dạng toán : Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. 1 Bài toán 1: Bố hơn con 27 tuổi. Tuổi con bằng tuổi bố. Tính tuổi của 4 con và tuổi của bố. Bài toán 2: An có nhiều hơn Bình 12 viên bi. Biết rằng nếu Bình có thêm 4 3 viên bi thì số bi của Bình bằng số bi của An. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu 5 viên bi? 3 Hướng dẫn: Nếu Bình có thêm 4 viên bi thì số bi của Bình bằng số bi 5 của An. Vậy An hơn Bình số viên bi: 12 4 = 8 ( viên), dựa vào hiệu này để đưa bài toán về dạng tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. Bài toán 3: Hiện nay ông hơn cháu 77 tuổi. Biết tuổi cháu bao nhiêu tháng thì tuổi ông bấy nhiêu năm. Tính tuổi mỗi người hiện nay. Hướng dẫn: Ta phải xác định được tỉ số giữa tuổi ông và tuổi cháu hiện nay là bao nhiêu bằng cách tìm mối quan hệ giữa năm và tháng. Ta có một Giáo viên: Lê Thị Tuyết Lan
- “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán điển hình cho học sinh lớp 4” năm bằng 12 tháng nên tuổi ông gấp 12 lần tuổi cháu. Vận dụng cách giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số ta giải bài toán đó. 2.3. Kết quả đạt được Qua nhiều năm được trực tiếp giảng dạy lớp 4, tôi đã áp dụng vào thực tế giảng dạy các biện pháp dạy học toán điển hình, tôi nhận thấy học sinh tiếp thu bài nhanh, khắc sâu kiến thức, nắm chắc các dạng toán. Trong học kì I năm học 20192020, sau khi học xong hai dạng toán: Tìm số trung bình cộng và tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, lớp tôi đã đạt được kết quả vượt trội so với chất lượng toàn khối 4. Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng lớp bản thân đang dạy vào tuần 20, kết quả cụ thể như sau: Điểm 5 Điểm 12 Điểm 34 Điểm 56 Điểm 78 Điểm 910 TS Trở lên Thời học gian SL % SL % SL % SL % SL % SL % sinh Tuầ 37, 43,7 16 0 0 0 0 3 18,75 6 7 16 100 n 21 5 5 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm Qua thực tế giảng dạy cho thấy, để học sinh thích học môn Toán, đặc biệt là giải toán thì mỗi thầy, cô giáo phải là người truyền cảm hứng cho học sinh. Muốn trở thành người truyền cảm hứng có hiệu quả đòi hỏi mỗi người giáo viên không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi để luôn sáng tạo trong các giờ dạy. Trong khi dạy toán điển hình, giáo viên phải lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp cùng với các biện pháp dạy học tích cực để có những giờ học hay và đầy chất lượng. Muốn vậy, giáo viên phải có những thủ thuật, biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế của lớp mình, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh với mục đích học sinh sẽ khắc sâu kiến thức, nhận dạng nhanh khi học xong các dạng toán điển hình. Nếu giáo viên làm tốt được Giáo viên: Lê Thị Tuyết Lan
- “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán điển hình cho học sinh lớp 4” các việc trên thì mỗi giờ học toán sẽ trở nên nhẹ nhàng, đầy cảm hứng, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Học sinh sẽ hiểu bài nhanh, nắm chắc kiến thức, các em sẽ ham thích học toán, ham thích tìm tòi làm cho chất lượng dạy học sẽ ngày càng nâng cao. 3.2. Kiến nghị đề xuất 3.2.1. Đối với giáo viên tiểu học Các giáo viên giảng dạy ở tiểu học phải không ngừng tìm tòi, nghiên cứu các sách báo, tài liệu, phương pháp giải các bài toán điển hình. Nhiệt tình trong giảng dạy, không ngừng học hỏi, giao lưu về phương pháp dạy toán điển hình nói riêng và phương pháp dạy học toán nói chung. 3.2.2. Đối với nhà trường và các cấp Tăng cường tài liệu nghiên cứu, sách tham khảo cho giáo viên; bổ sung đồ dùng dạy học đủ cho các lớp sử dụng. Tổ chức chuyên đề, hội thảo về kinh nghiệm dạy học toán điển hình nhằm giúp giáo viên có cơ hội học hỏi giao lưu lẫn nhau giữa các giáo viên trong trường và giáo viên các trường bạn. ̀ ̣ ố kinh nghiêm cua tôi giúp h Trên đây la môt s ̣ ̉ ọc sinh lớp 4 học các dạng toán điển hình có hiệu quả, rất mong Hội đồng Khoa học các cấp góp ý, bổ sung giúp bản thân ngày càng nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học toán điển hình nói riêng. Tôi xin chân thành cảm ơn! Giáo viên: Lê Thị Tuyết Lan
- “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán điển hình cho học sinh lớp 4” MỤC LỤC 1. PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................... Trang 1.1. Lí do chọn đề tài.....................................................................................Trang 1.2. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm....................................................Trang 1.3 Phạm vi áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm..........................................Trang 2. PHẦN NỘI DUNG....................................................................................Trang 2.1. Thực trạng về dạy học giải bài toán điển hình cho học sinh lớp 4.........Trang 2.1.1. Đối vớ i giáo viên..................................................................................Trang Giáo viên: Lê Thị Tuyết Lan
- “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán điển hình cho học sinh lớp 4” 2.1.2. Đối vớ i học sinh……………………………………………………...Trang 2.1.3. Nguyên nhân của những khó khăn, bất cập trong dạy học toán điển hình lớp 4………………………………………………………………………...Trang 2.2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán điển hình cho học sinh lớp 4…………………………………………………………………… Trang 2.2.1. Nhận dạng đúng các dạng toán điển hình…………………………… Trang 2.2.2. Nắm được đường lối chung để dạy học sinh giải một bài toán điển hình………………………………………………………………………....Trang 2.2.3. Khái quát cách giải từng dạng toán điển hình theo các bước giải…...Trang 2.2.4. Vẽ đúng sơ đồ đoạn thẳng và hiểu sơ đồ đoạn thẳng...........................Trang 2.2.5. Viết đúng lờ i giải bài toán………………………………………........Trang 2.2.6. Thực hành nhiều bài tập từ dễ đến khó kết hợp với việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên của giáo viên...........................................................................Trang 2.3. Kết quả đạt được…………………………………………………….… Trang 3. PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................Trang 3.1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm........................................................Trang 3.2. Kiến nghị đề xuất....................................................................................Trang Giáo viên: Lê Thị Tuyết Lan
- “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán điển hình cho học sinh lớp 4” 3.2.1. Đối vớ i giáo viên tiểu học....................................................................Trang 3.2.2. Đối vớ i nhà trường và các cấp.............................................................Trang Giáo viên: Lê Thị Tuyết Lan
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 440 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 221 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 170 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 192 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 176 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 25 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 103 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 148 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn