intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập làm văn lớp 5

Chia sẻ: Tomjerry004 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:22

58
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm bồi dưỡng vốn sống, bổ sung vốn từ ngữ cần dùng ở từng thể loại giúp các em có một số vốn từ cơ bản. Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho các em. Bồi dưỡng hứng thú học TLV và bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng làm văn cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập làm văn lớp 5

  1. I/ PHẦN MỞ ĐẦU:          I.1. Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp:           ­ Tập làm văn là phân môn có tính tổng hợp, sáng tạo, thực hành và thể  hiện được đậm nét dấu  ấn cá nhân.  Phân môn Tập làm văn có vị  trí đặc biệt  trong việc dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học bởi vì: ­ Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh ra văn  bản. Nhờ  vậy, Tiếng Việt không chỉ  là hệ  thống cấu trúc được xem xét từng   phần, từng mặt qua từng phân môn mà nó trở thành một công cụ sinh động trong   quá trình giao tiếp, tư duy, học tập. Nói cách khác, phân môn Tập làm văn đã góp  phần thực hiện hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy và học Tiếng  Việt là dạy học sinh sử  dụng Tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá  trình lĩnh hội các tri thức khoa học…           ­ Dạy học Tập làm văn lớp 5 nhằm trang bị kiến thức và rèn luyện các kĩ  năng làm văn; góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư  duy lô gích, tư  duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình  thành nhân cách cho học sinh. Để  làm được một bài văn nói hoặc viết, người   làm phải hoàn thiện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết phải vận dụng các hiểu biết  kiến thức về  Tiếng Việt. Trong quá trình vận dụng này, các kĩ năng và kiến  thức đó được hoàn thiện và nâng cao dần.           ­ Trong ch ương trình Tập làm văn lớp 5, các bài làm văn gắn với chủ  điểm của đơn vị  học. Quá trình thực hiện các kĩ năng phân tích đề, tìm ý,  quan sát, viết đoạn là những cơ hội giúp trẻ mở rộng hiểu biết về cuộc sống   theo các chủ  đề  đã học. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý chia đoạn bài kể  chuyện, miêu tả, biên bản,… góp phần phát triển khả  năng phân tích, tổng  hợp, phân loại của học sinh. Tư duy hình tượ ng của trẻ cũng đượ c rèn luyện  nhờ  vận dụng các biện pháp so sánh nhân hoá khi miêu tả  cảnh, tả  người,  miêu tả nhân vật, miêu tả đồ vật; nhờ huy động vốn sống, huy động trí tưở ng   tượ ng đẻ xây dựng cốt truyện. Khi học các tiết tập làm văn, học sinh cũng có   điều kiện tiếp cận với vẻ  đẹp của con người, thiên nhiên qua các bài văn,  đoạn văn điển hình. Khi phân tích đề  tập làm văn, học sinh lại có dịp hướng  cái chân, cái thiện, cái mĩ đượ c định hướ ng trong các đề  bài. Khi quan sát đồ  vật trong văn miêu tả, học sinh  đượ c rèn luyện cách nhìn đối tượng trong   quan hệ gần gũi giữa người và vật. Các bài luyện tập, làm báo cáo thống kê,  làm đơn, làm biên bản, lập chương trình hoạt động, viết thư, trao  đỏi với   người thân, giới thiệu địa phương, tóm tắt tin tức,…cũng tạo cơ  hội cho học   sinh thể hiện mối quan h ệ v ới c ộng đồng. Những cơ hội đó làm cho tình yêu  mến, gắn bó với thiên nhiên, với người và vật xung quanh của tr ẻ  nảy n ở;   tâm hồn tình cảm của trẻ  thêm phong phú. Đó là những nhân tố  quan trọng   góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ. 1
  2.           Có thể  nói, bàn đến việc dạy Tiếng Việt nói chung và dạy Tập làm văn  nói riêng theo tinh thần đổi mới phương pháp, không áp đặt, không làm thay, chỉ  gợi mở để học sinh sắp xếp ý, viết câu, lập dàn bài, giáo viên thường gặp khó  khăn, kết quả học tập của học sinh còn nhiều hạn chế. Thực tế cho thấy, bình  thường các em nói chuyện với nhau rất dễ dàng với đủ cách nói mọi lúc mọi nơi   nhưng đến giờ tập làm văn thì các em lại tỏ ra lúng túng về chọn ý và diễn đạt   thành câu văn. Rõ ràng học sinh vẫn chưa phát huy hết khả  năng và tính chủ  động của mình trong học tập, khả  năng diễn đạt bằng ngôn ngữ  văn học của  các em còn nhiều hạn chế.. Đây là thực trạng rất phổ biến ở các lớp học, nhất  là   các   lớp   ở   vùng   khó   khăn   về   điều   kiện   sống,   phương   tiện,   cơ   sở   vật  chất. Vậy ngay trong nhà trường phải dạy như  thế  nào để  các em có thể  lĩnh   hội môn này một cách tốt nhất, làm sao để phát huy khả năng của học sinh, phát   huy ngôn ngữ của học sinh đó là một vấn đề  mà mỗi người giáo viên chúng ta   cần phải suy nghĩ và tổ  chức dạy học như  thế nào để  có chất lượng. Để  giúp   các thầy cô giáo giảng dạy tốt hơn phân môn tập làm văn và giúp các em học  sinh lớp 5 học tập tốt hơn phân môn này, tôi xin đưa ra “   Một số  biện pháp   nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập làm văn lớp5”.           I.2. Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp.      Nhiệm vụ của việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn lớp   5 với mục tiêu chính là bồi dưỡng lẽ sống, tâm hồn, khả năng tư duy và năng   lực ngôn ngữ, cảm thụ  văn chương cho học sinh, góp phần hình thành nhân  cách con người Việt Nam hiện đại. Góp phần phát triển bốn kỹ năng sử dụng   Tiếng Việt cho học sinh. Các hoạt động dạy học phân môn tập làm văn rất   gần với cuộc sống thực, do đó các kỹ  năng nghe­ nói­ đọc­ viết được vận   dụng, rèn luyện và nâng cao, các tri thức Tiếng Việt được kiểm nghiệm trong  thực tiễn giúp học sinh hiểu rõ hơn, sâu hơn. Góp phần khơi dậy, nuôi dưỡng  hứng thú học tập môn Tiếng Việt. Có nhiều nguyên nhân cần khắc phục trong   đó có một nguyên nhân chúng ta chưa coi trọng đó là: Dạy lý thuyết hoạt động  giao tiếp với việc day tập làm văn trong Tiếng Việt lớp 5. Trong giao tiếp, nội   dung một ngôn bản sẽ được xác định từ hai góc độ: Từ sự kết hợp các yếu tố  theo đúng quy tắc ngôn ngữ, sự  lý giải ngôn bản của người tiếp nhận, xét   dưới góc độ  quy tắc ngôn ngữ, ngôn bản là một hệ  thống khép, nhưng xét  dưới góc độ  người tiếp nhận nội dung ngôn bản lại là một hệ  thống mở.  Người mang thông tin cuối cùng trong hoạt động giao tiếp phải là người nghe,  người đọc chứ không phải là bản thân ngôn bản. Bởi thế, việc xử lí mối quan  hệ giữa cách thức tổ chức ngôn ngữ trong ngôn bản với các nhân tố ngoài ngôn  ngữ, mà trước hết đối với đối tượng giao tiếp là hết sức cần thiết. Điều này  đòi hỏi người tạo ngôn bản phải xác định vai của mình trong hoạt động giao  tiếp, phải có những hiểu biết về thói quen sử dụng ngôn ngữ, hoàn cảnh sống,   nhu cầu, hứng thú về  đặc điểm tâm, sinh lý của đối tượng giao tiếp thì mới   2
  3. tao ra được một ngôn bản tốt. Làm văn là một hoạt động giao tiếp. Vì vậy,   việc rèn luyện kĩ năng làm văn vừa cần phải đúng qui tắc ngôn ngữ, hay nói   rộng hơn là đúng với những vấn đề  kí mã, vừa cần phải đúng qui tắc giao  tiếp.           Để đạt được mục tiêu trên, việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng dạy TLV   cho HS lớp  5 cần đặt cho mình những nhiệm vụ sau: ­ Bồi dưỡng vốn sống, bổ sung vốn từ ngữ cần dùng ở từng thể loại giúp  các em có một số vốn từ cơ bản.  Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho các em.         ­  Bồi dưỡng hứng thú học TLV và bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng làm văn  cho  học sinh.         Hiệu quả của việc dạy học không chỉ phụ thuộc vào nội dung dạy học mà   còn phụ  thuộc vào phương pháp dạy học. Bởi vậy người giáo viên phải có  nhiệm vụ  giúp các em nối tiếp một cách tự  nhiên các bài khác nhau trong môn   Tiếng Việt như  tập đọc, chính tả, ngữ  pháp, kể  chuyên...nhằm giúp các em có  năng lực nói, viết. Nhờ năng lực này, các em biết sử dụng Tiếng Việt làm công   cụ tư duy, giao tiếp, học tập. Giúp các em bổ  sung kiến thức, rèn luyện tư  duy   và qua đó hình thành nhân cách cho các em. Để  cung cấp và giúp các em có  những kiến thức Tiếng Việt, người giáo viên phải có phương pháp dạy Tập làm  văn cụ thể, lô gich qua các chi tiết:           ­ Tăng cường tích hợp kiến thức từ các phân môn Tiếng Việt ­ cung cấp   vốn từ ngữ cho học sinh.          ­ Nâng cao năng lực cảm thụ văn học, nhất là thông qua các tiết Tập đọc.          ­ Tăng cường vốn hiểu biết từ thực tế cuộc sống.          ­ Tập cho học sinh quan sát ­ tìm ý.          ­ Rèn kỹ năng viết văn cho học sinh (đoạn văn, bài văn).          Trong nội dung nêu trên có sự liên quan chặt chẽ, không được coi nhẹ nội  dung nào. Đây là một môn học khó, làm thế  nào để  học sinh biết làm một bài  Tập làm văn đúng thể  loại, đủ  ý, câu văn lưu loát, có hình  ảnh, có tình cảm...   không sai lỗi, trình bày đẹp, tôi đã suy nghĩ rất nhiều năm. Vì vậy, bên cạnh đúc  rút kinh nghiệm của đồng nghiệp, bản thân   tôi đã vạch ra cho mình những  phương pháp riêng khi dạy Tập làm văn lớp 5.         I.3. Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến, giải pháp:           Được thực hiện tại lớp 5B của Trường Tiểu học mà tôi đang công tác,  trong năm học 2014­2015. Với nội dung chủ yếu đúc rút kinh nghiệm thực hiện các biện pháp nhằm   nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 5.  II/ NỘI DUNG 3
  4.           II.1.Thực trạng của vấn đề mà đề tài, sáng kiến, giải pháp cần gải  quyết. Nhìn một cách bao quát, việc giảng dạy phân môn TLV lớp 5 hiện nay  ở  nhà trường chúng tôi đã có một số  chuyển biến tích cực so với khoảng ba, bốn   năm trước đây. Trước hết, các qui định, nền nếp về  chuyên môn đã được các   giáo viên thực hiện nghiêm túc hơn với một không khí lao động tích cực, nhiệt  tình, trách nhiệm trong giảng dạy. Chất lượng giờ  lên lớp, việc đánh giá chất   lượng học sinh đã có những tiến bộ nhất định. Đặc biệt, một bộ phận giáo viên­  nhất là những người vừa có trình độ, vừa có tâm huyết với nghề  đã có ý thức   tìm tòi, thể  hiện phương pháp giảng dạy mới, và ít nhiều họ  đã gặt hái được  những thành quả  bước đầu rất đáng trân trọng. Việc sinh hoạt chuyên môn  ở  các tổ khối đã đi vào nề nếp, dần dần đã có những hiệu quả  thiết thực. Phong  trào thi GV dạy giỏi, đúc rút kinh nghiệm được nhà trường tiến hành thường   xuyên và đem lại những kết quả khá khả quan. Cùng với yêu cầu đổi mới hiện   nay, giáo viên phải tạo môi trường khuyến khích học sinh chủ động và tích cực  học tập, thể  hiện năng lực từng cá nhân nhằm khơi dậy trong học sinh tính tò  mò, tự khám phá để tìm ra những kiến thức mới. Học sinh là nhân vật trung tâm   của quá trình dạy học còn giáo viên có quyền lựa chọn phương pháp cho từng  bài học. khắc phục dần tình trạng  giáo viên nói nhiều,  làm thay học sinh; giáo  viên thể hiện ngày càng rõ hơn vai trò tổ chức, hướng dẫn trong các hoạt động  dạy học.             Trong những năm qua, nhờ  chất lượng giảng dạy của GV và sự  nỗ  lực  học  tập của HS, việc giảng dạy phân môn TLV nhìn chung cũng có một số  tiến bộ  đáng  mừng. Đa phần các em chăm học, số  HS thích thú học TLV đã tăng ít nhiều so   với  những năm học trước. Những học sinh đại trà, học sinh giỏi đã có dấu hiệu   chuyển  biến phần nào so với trước. Đọc một số bài văn của các em trong các lần kiểm  tra  định kì gần đây, thấy đa phần học sinh nắm được các thể loại về tập làm văn; ít   có  em làm lạc đề; thể hiện rõ bố cục của một bài văn; có phần giảm được lỗi về  chính  tả, lỗi diễn đạt, lỗi về cách dùng từ, ngữ pháp hơn những năm trước. Những chuyển biến tích cực trong việc giảng dạy phân môn TLV xuất  phát từ nhiều nguyên nhân quan trọng nhất đó là:          Trước hết, phải kể đến sự tiến bộ trong giảng dạy TLV còn trực tiếp bắt nguồn từ  chương trình, SGK được biên soạn để  đổi mới phương pháp giảng  dạy.  4
  5. Nhìn bao quát, tuy còn có những hạn chế nhất định cần phải được điều chỉnh nhưng chương trình và SGK môn Tiếng Việt được biên soạn đã có sự  tiến bộ  rất xa  so với SGK trước đó. Ngoài ra, bằng tình yêu nghề, ý thức trách nhiệm đối với  HS  thân yêu, nhiều Gv đã tự  học, tự  bồi dưỡng nâng cao trình độ  chuyên môn  nghiệp  vụ để đáp ứng những yêu cầu mới của chương trình hiện nay.          Tuy nhiên, trước những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại  hoá  đất nước, so với nhiệm vụ  chung của ngành giáo dục, việc dạy và học phân  môn  TLV còn nhiều hạn chế. Tôi cho rằng cần phải nhìn thẳng vào sự thật để phân   tích  một cách thấu đáo điều này. Bởi lẽ, nó có ý nghĩa về nhiều phương diện, nhất   là  xác định những biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng dạy và học. Qua khảo  sát  ở một số lớp, cho thấy không ít HS chưa thật hứng thú, thích học phân môn Tập  làm văn. Lẽ ra làm văn phải là cơ  hội tốt để  các em tiếp xúc được cái hay, cái  đẹp  của tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, để có thể lớn khôn lên về trí tuệ, đặc biệt là  về  tâm hồn tư  tưởng, hình thành một nhân cách cao đẹp, thì có khi nó lại bị  biến   thành  những giờ học nặng nề, khô khan, dẫn đến một số  em nhàm chán, không thích  học.          TLV là phân môn thực hành tổng hợp, nhưng không ít GV lại dạy thiên về  lí thuyết, cho học sinh chép văn mẫu. Để có được một kĩ năng, thông thường buộc  phải trải qua nhiều bước luyện tập từ thấp đến cao, lúc đầu phải làm theo mẫu,  sau  đó mới có thể  vận dụng sáng tạo. Nhưng trên thực tế, HS thường bỏ  qua một   số  bước quan trọng, phần tập và phần luyện thường bị  coi nhẹ. Bên cạnh đó lại   phải  học những bài, những văn bản trùng lặp một cách đáng tiếc.Việc ra đề, đánh giá  chất lượng học sinh theo tinh thần thông tư  30/TT của Bộ  giáo dục & đào tạo  vẫn  còn những hạn chế nhất định.               Việc ghi nhận xét chưa thật tường minh, còn ít tác dụng; quan tâm đến học  5
  6. sinh có học lực hạn chế chưa thật đúng mức. Do áp lực phải đạt tỷ  lệ  cao về  chất  lượng, ngay trong một số  bài kiểm tra   cuối kì đã xuất hiện một số  “bài văn  mẫu”  cho học sinh học thuộc, nên các em quá lệ thuộc, ít có những sáng tạo. Việc đổi  mới phương pháp giảng dạy tuy đã được phát động từ rất nhiều năm nay nhưng  về  căn bản một số  GV vẫn dạy theo phương pháp cũ. Đây là một khó khăn không   nhỏ  trong quá trình nâng cao chất lượng giảng dạy. Hơn nữa, số HS say mê học phân  môn TLV chưa nhiều, chất lượng học phần TLV ở một số bộ phận HS vẫn còn  nhiều hạn chế, đó là:            Nhiều em không biết bắt đầu từ đâu, phải nói và viết những gì, viết như  thế  nào. Chính vì vậy mà trong các tiết học phân môn này các em thường rất   lúng túng, viết lan man, khôn mạch lạc, không đúng trọng tâm đề yêu cầu, ý văn  nghèo nàn, dùng từ  không chính xác, sử  dụng ngôn ngữ  địa phương còn nhiều.  Một số  em có thói quen nói như  thế  nào viết như  thế   ấy. Học sinh tuy có sự  hiểu biết nhưng các em chưa diễn đạt được ý mình muốn nói. Trong khi làm bài  văn cách diễn đạt văn phong của các em còn thiếu tự nhiên, kĩ năng diễn đạt còn  yếu, ngôn ngữ  chưa trau chuốt. Bài viết chỉ  mang tính liệt kê khô khan, không  biết liên kết câu và lồng cảm xúc của người viết vào. Một số  em viết câu còn  sai ngữ  pháp, ít khi sử  dụng câu văn giàu hình  ảnh, cảm xúc, gợi tả, gọi cảm.   Bố cục bài viết chưa cân đối giữa các phần. Vẫn còn một số em phân biệt chưa  rõ các phần của bài văn dẫn đến bài viết khô khan, sơ sài đạt điểm thấp chẳng   nói lên được điều gì, có chăng chỉ là một vài câu nhận xét là: lạc đề, văn nghèo   ý, không biết liên hết câu, bài viết lan man không mạch lạc, chưa phong phú từ  phía giáo viên mà thôi. Điều đó đã làm cho các em ngày càng chán nản, lo sợ,   mất tự tin, ngại học và cuối cùng là học yếu môn này.           Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy cũng như qua dự giờ đồng nghiệp, bản   thân tôi nhận thấy có những khó khăn nhất định so với yêu cầu đổi mới hiện nay  trong môn Tiếng Việt. Nguyên nhân chủ yếu là: Về phía học sinh: Đa số  các em rất ngại học phân môn Tập làm văn vì đây là môn học đòi   hỏi phải dùng ngôn ngữ  viết để  trình bày bài làm của mình nhưng vốn từ  ngữ  của các em còn rất hạn chế.  Tập làm văn là một môn học đòi hỏi học sinh phải thực sự có năng khiếu   mới có kĩ năng viết văn nhưng thực tế học sinh rất ít em có khả năng làm được  điều đó. Bài viết của các em còn khô khan, trình tự sắp xếp còn lộn xộn, bố cục   thiếu chặt chẽ, bài văn chưa có trọng tâm.  6
  7.  Mặt khác, khả năng cảm thụ văn học của các em chưa cao. Chưa biết sử  dụng các biện pháp nghệ thuật vào trong bài viết của mình nên hầu hết các bài   văn đều chưa có cảm xúc và chưa lôi cuốn người đọc.   Một số  học sinh còn phụ  thuộc vào bài văn mẫu, áp dụng một cách máy   móc, chưa biết vận dụng bài mẫu để  hình thành lối hành văn của riêng mình.  Phần lớn học sinh thường dùng lời cô hướng dẫn để  viết thành bài văn của   mình.           Qua khảo sát chất lượng đầu năm học (theo chuẩn kiến thức­kỹ  năng),   chất lượng môn Tập làm văn của lớp tôi phụ trách như sau:   ­ Kỹ năng về quan sát­ tìm ý và sắp xếp ý: mức đạt yêu cầu : 23/33 em (tỷ  lệ  69,7%)   ­ Kỹ năng tập làm văn nói:  mức đạt yêu cầu: 27/33 em (tỷ lệ: 78.8%)   ­ Kỹ năng viết đọan văn: mức đạt yêu cầu: 28/33 em (tỷ lệ  84,8)   ­ Kỹ năng viết bài văn (đầy đủ các phần): mức đạt yêu cầu: 25/33 em (tỷ lệ   75,8%).         ­ Trước thực trạng đó, tôi thiết nghĩ mình cần phải thay đổi cách thức dạy   học mới để góp phần nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn của lớp.            Về phía giáo viên:           Tiếng Việt là môn học khó, nhất là phân môn Tập làm văn đòi hỏi người   giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, phong phú, phải có vốn sống thực tế. Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5, giữa Tập đọc và Tập làm văn  có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cụ thể trong cùng một tuần, cứ sau hai tiết   Tập đọc là đến tiết Tập làm văn. Các bài Tập làm văn thường gắn với chủ  điểm đang học ở các bài Tập đọc. Trong những bài văn, bài thơ, đoạn văn mẫu   trong phân môn Tập đọc, phân môn Tập làm văn, tác giả đã sử dụng nhiều biện  pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ, điệp ngữ, điệp từ, … nhưng một số giáo viên chưa hiểu hết tác dụng của nó. Hầu hết giáo viên dạy Tập đọc chỉ  dừng lại  ở  mục tiêu cơ  bản của tiết   dạy là luyện đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu sách giáo khoa chưa đi sâu vào   hướng dẫn các em cảm thụ hết cái hay cái đẹp từ các biện pháp nghệ thuật mà  tác giả đã sử  dụng để  làm toát lên nội dung của bài. Chưa hướng dẫn học sinh   nhận dạng xem bài Tập đọc đó thuộc thể loại văn gì. Không ít giáo viên chưa hiểu hết tầm quan trọng của phân môn Tập đọc  và Tập làm văn, còn xem nhẹ  môn học này nên trong các buổi học chính khoá  cũng như các tiết học tăng thêm vào buổi chiều, nhiều giáo viên chưa đầu tư nội  dung bài soạn. 7
  8. Một số  giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học cho các tiết học tăng thêm  vào buổi thứ  hai và lên kế  hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi vào các tiết học  ở  buổi ngoại khóa nhưng không biết dạy nội dung gì? Dạy như thế nào?           II.2. Nội dung đề tài, sáng kiến, giải pháp (mô tả cụ thế đề tài, sáng   kiến, giải pháp, nêu cách áp dụng vào thực tiển và hiệu quả  của đề  tài,   sáng kiến, giải pháp về  năng suất chất lượng, hiệu quả  (nếu có) so với  thực trạng khi chưa ap dụng.          1/ Tăng cường kiến thức, vốn sống thực tế cho học sinh:         a) Tăng cường kiến thức tích hợp từ các phân môn Tiếng Việt:      Trong tác phẩm “Dạy Tập làm văn ở Tiểu học” ­ Tiến sĩ Nguyễn Trí viết:   “Phân môn Tập làm văn có tính chất tổng hợp, có quan hệ  chặt chẽ  với việc   dạy học Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu. Đây là nơi tiếp nhận và cũng là   nơi luyện tập càng ngày càng nhuần nhuyễn các kĩ năng và kiến thức các phân   môn trên. Bài tập làm văn trở thành sản phẩm tổng hơp, là nơi trình bày kết quả  đích thực nhất của việc học Tiếng Việt.         Mục đích cuối cùng của việc dạy học phân môn Tập làm văn ở trường   Tiểu học là tổ chức cho học sinh được thực hành, vận dụng các kiến thức mang   tính tổng hợp từ  các phân môn khác như: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ  và câu,   thông qua việc thực hiện dùng từ, đặt câu, diễn đạt ý một cách trôi chảy, mạch  lạc, gãy gọn, khúc chiết, sinh động, phong phú, gợi tả, gợi cảm để  hình thành  nên đoạn văn, phát triển thành bài văn hoàn chỉnh.  Để đạt được điều đó, tôi thấy rằng mình phải biết tổ chức cho học sinh  được tham gia các hoạt động dưới nhiều hình thức mang tính đồng bộ  và lồng  ghép một cách thường xuyên trong các tiết học. Chẳng hạn:           * Về khắc phục viết câu đúng ngữ pháp: Ngay từ các lớp nhỏ, các em đã được học: “Khi nói và viết phải thành câu thì người nghe và người đọc mới hiểu được”. Vậy mà các em vẫn cứ  viết sai   ngữ pháp, câu què, cụt khi thì thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ thậm chí có khi thiếu cả hai thành phần chính. Bởi vậy, giáo viên thường khắc phục hiện tượng này trong  tiết trả  bài tập làm văn. Giáo viên đưa ra những câu văn học sinh viết còn sai lên  bảng và hướng dẫn học sinh tìm cách sửa chữa, điều chỉnh cho đúng. Bản thân thiết  nghĩ 8
  9. khi giáo viên hướng dẫn cả  lớp sửa, thường những em viết sai lại không biết  mình viết sai, không biết câu văn mà giáo viên đưa ra đó mình phải sửa thế  nào. Vì  thế, các em không có sự tập trung cao độ vào việc nhận thức được những lỗi sai và   nắm cách sửa chữa, dẫn đến việc khắc phục viết sai ngữ  pháp cho học sinh kém   hiệu quả. Do vậy, tôi thường làm như  sau: Trước khi cho học sinh cả  lớp sửa, tôi  gặp riêng từng em có câu văn sai, hướng dẫn, chỉ  bảo nhẹ nhàng, giúp các em hiểu  và nắm được cách khắc phục nhược điểm của mình, đồng thời tôi động viên, nhắc   nhở các em ghi nhớ để lần sau không mắc phải nữa. Đến khi đưa ra cho cả lớp sửa,   các em lại được học hỏi và rút kinh nghiệm thêm một lần nữa, lúc này những biện  pháp đưa ra khắc phục, sửa chữa lại càng có sức thuyết phục đối với các em và  làm   cho   các   em   có   càng   khắc   ghi   những   lỗi   đó   mà   không   lặp   lại   lần   sau. Tôi yêu cầu những em viết sai ngữ  pháp về  nhà ôn lại, học thuộc phần ghi nhớ về chủ ngữ ­ vị ngữ ở lớp Bốn. Quan điểm của tôi ở phần này là không đợi   đến khi học sinh viết sai rồi mới khắc phục sửa chữa, mà giáo viên cần giúp các em khắc phục tận gốc việc dẫn đến viết sai ngữ  pháp của học sinh. Đó là phải  thường xuyên tổ  chức cho học sinh ôn tập, củng cố  để  “lấp chỗ  hỏng” kiến thức cho   các em. Bởi lẽ các em không nắm hoặc nắm không chắc những kiến thức, kĩ năng  cơ bản về câu  ở các lớp dưới dẫn đến việc các em viết sai ngữ  pháp, không diễn   đạt được một ý trọn vẹn. Vì thế, hằng ngày trong việc dạy Tiếng Việt, tôi thường xuyên tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức, kĩ năng của bài mới kết hợp với   việc ôn luyện kiến thức, kĩ năng đã học một cách linh hoạt, sáng tạo. Thực tế  chứng minh, chỉ khi học sinh nắm vững những kiến thức, kĩ năng đã học thì các  em mới có điều kiện thuận lợi để  tiếp thu bài mới được dễ  dàng và hiệu quả.   Bởi vậy,  ở bất kì phân môn nào của môn Tiếng Việt hay bất kì tiết học nào có  vận dụng kiến thứccũ và liên quan đến kĩ năng viết của học sinh, tôi cũng có   thể cho các em ôn luyện lại những kiến thức mà các em đã học từ các lớp dưới.  Trong suốt quá trình dạy tập làm văn cho học sinh, bên cạnh việc hướng dẫn, nhắc nhở học sinh khi đặt câu phải có đủ hai bộ phận chính đó là chủ ngữ  và vị ngữ, tôi còn luôn động viên, khuyến khích các em cần thêm những thành phần 9
  10. phụ  như  trạng ngữ, bổ  ngữ, định ngữ…Để  câu văn tránh được sự  khô khan,   cứng nhắc và trở nên mượt mà, sinh động hơn, dễ đi vào lòng người hơn. Tôi còn chú tâm đến việc tạo cho học sinh một bầu không khí học tập vui tươi, tích cực và   sáng tạo thông qua các hình thức: Thi đua, trò chơi, làm bài tập trắc nghiệm… Nhằm kích   thích   học   sinh   hứng   thú,   ham   thích   học   phân   môn   Tập   làm   văn. * Cung cấp thêm một số vốn từ ngữ theo chủ đề: Đối chiếu SGK Tiếng Việt 5 ta thấy: Khi dạy một thể loại TLV thì nội   dung của phân môn Tập đọc, Từ ngữ tương ứng nhằm cung cấp cho HS vốn từ  ngữ học thể loại này là rất ít. Tất nhiên chúng ta đều biết rằng vốn từ ngữ của   các em được tích luỹ từ lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo và cả suốt những năm đầu ở  bậc Tiểu học. Nhưng vốn từ   ấy thực sự  vẫn chưa đủ  để  các em làm tốt bài  TLV nếu không được cung cấp thêm các từ ngữ theo chủ đề.          Để  hỗ  trợ  HS, GV cần soạn thêm vốn từ  ngữ  giúp các em tham khảo để  làm   văn.          Ví dụ: Từ thường dùng khi làm bài văn tả người:          ­ Tả thân hình, dáng người: Cao, lùn, gầy gò, ốm yếu, nho nhỏ, nhỏ thó,   tầm thước, xương xương, mảnh khảnh, dong dỏnh, thon thả, đẫy đà, yểu điệu,  béo phệ, mập mạp, lực lưỡng, vạm vỡ, trẻ  trung, quắc thước, cân đối, gầy   guộc, mảnh mai, cường tráng, bệnh hoạn, tiều tuỵ, lụ khụ, uể oải, bụ bẫm…           ­ Tả khuôn mặt, diện mạo: Bầu bĩnh, trẻ  măng,hồng hào, đen sạm, rám   nắng, xanh xao, tái met, xanh tái như  chàm, không còn chút máu, vuông vắn,  vuông chữ  điền, trái xoan, hốc hác, vô tư, đần độn, thông minh sáng sủa, khôi  ngô, khả ái, xấu xí, rỗ như tổ ong, tươi tỉnh, niềm nở, hớn hở,  ủ rũ, cau có, bơ  phờ, hung tợn, ngờ  nghệch khờ  khạo, lầm lì, là lạ, đạo mạo, thơ  ngây, nhăn  nheo, thờ thẫn, đăm chiêu, thiểu não, hiền hậu, dễ thương,…          ­ Tả làn da: Nhăn nheo, xanh như tàu lá, bạch tạng, trắng nõn, trắng trẻo,   nõn nà, mịn màng, chai cứng, nứt nẻ, có nhiều vết xẹo, sần sùi, tái mét, xanh   xao, xanh lét, hồng hào, đỏ thắm, mốc thếch, đen sạm, da bánh mật, ngăm ngăm,   ngăm đen, đen đủi,…          ­ Tả mắt: Đen huyền, đen láy, trong sang, u buồn, thâm quầng, trắng đục,  đỏ  ngầu, mù loà, sang, lồi, tròn vo,xếch, một mí, mất  ốc bươu, trao tráo, ti hí,  mắt bồ câu,…            ­ Tả cái nhìn của đôi mắt: Đăm đắm, đắm đuối, dáo dác, trìu mến, mơ  màng, chòng chọc, chăm chú, ngơ ngác, hằn học,… 10
  11.            ­ Tả  tính tình/tính cách: Nóng nảy, khoác lác, ba hoa, nham hiểm, xảo   quyệt, tham lam, ích kỉ, ưa giễu cợt, cau có, gắt gỏng, hấp tấp, khắt khe, láu táu,  ít nói, nhã nhặn, bạo dạn, vị tha, hời hợt, lười nhác, lì lợm, trầm tính, đứng đắn,   thật thà, ôn hoà, hiền hậu, vui vẻ, nhút nhát, nghiêm nghị, dè dặt, siêng năng,   thận trọng, lỗ mãng,…           ­ Diễn tả thái độ: Vui sướng, hớn hở, hân hoan, hả  hê, thoả  thích, sảng   khoái, khoái chí, vui nhộn, vui đáo để, vui mừng, đắc chí,…             *  Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học ­  nhất là thông qua dạy học   các bài tập đọc:             Cảm thụ văn học là một quá trình hoạt động nhận thức thẩm mĩ rất đặc  biệt, phức tạp và có tính sang tạo. Quá trình cảm thụ văn học là quá trình nhận   thức cái đẹp được chứa đựng trong thế giới ngôn từ hệ thống hoá tín hiệu thứ  hai của loài người. Quá trình này còn mang tính chất chủ quan vì nó phụ thuộc   vào vốn sống, vốn kinh nghiệm, hiểu biết riêng của người cảm thụ  văn học.   Hiểu một cách đơn giản, cảm thụ  văn học là sự  cảm nhận những giá trị  nổi  bật, những điều sâu sắc, tế  nhị  và đẹp đẽ  của văn học thể  hiện trong tác  phẩm (cuốn truyện, bài văn, bài thơ,…) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn   văn, đoạn thơ, thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ). Cảm thụ  văn học phụ  thuộc rất nhiều vào vốn sống của HS nên bồi dưỡng năng lực   cảm thụ văn học trước hết là cần tạo điều kiện để HS tiếp xúc với tác phẩm,   cần tôn trọng nhưỡng suy nghĩ cảm xúc thực,thơ  ngây của trẻ  em và nâng  chúng lên ở chất lượng cao hơn. Cần trang bị cho các em một số kiến thức về  văn học như  hình  ảnh, chi tiết kết cấu tác phẩm, các đặc trưng ngữ  nghệ  thuật, một số biện pháp tu từ…Một trong những biện pháp có hiệu quả để bồi   dưỡng cảm thụ văn học là rèn luyện cách đọc diễn cảm có sáng tạo. Nó giúp   HS nâng cao khả năng cảm xúc thẩm mĩ, kích thích các em khám phá ra cái hay,  cái đẹp của văn chương. Đọc diễn cảm là hình thức tái sản sinh tác phẩm   nghệ thuật, là khám phá ra nhữnh gì ẩn dưới các dòng chữ để cho chúng được  vang lên, giúp cho việc học làm văn ngày càng tốt hơn.           Để trau dồi năng lực cảm thụ văn học ở HS lớp 5, GV cần giúp HS nắm   vững kiến thức cơ bản trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5. Có hiểu biết  về  ngữ  âm và chữ  viết tiếng việt, HS mới dễ  dàng cảm nhận được vẻ  đẹp   của câu thơ tả cảnh mùa hạ của Nguyễn Du:                                         Dưới trăng quyên mới gọi hè                                     Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông.           Lửa lựu lập loè ­ bốn phụ âm đầu L được lặp lại, các thanh điệu hài hoà,  từ láy lập loè có một tiếng láy mang vần ấp( thường gợi nét nghĩa: một trạng  thái không  ổn định, lúc mờ  lúc tỏ, lúc mạnh lúc yếu, lúc cao lúc thấp…tương   tự  các từ  láy: gập ghềnh,nhấp nhô, thập thò…) những hiểu biết đó giúp HS  thấy rõ hình ảnh hoa lựu đỏ như sắc lửa khi  ẩn, khi hiện, báo hiệu không khí  oi bức của mùa hạ đang tới gần. Nắm vững kiến thức ngữ pháp tiếng việt, HS   11
  12. sẽ không thể  chỉ nói­ viết tốt mà còn có thể  cảm nhận được nét đẹp của nội  dung qua những hình thức diễn đạt sinh động và sáng tạo.                Ngoài những kiến thức về  ngữ  âm, từ  ngữ, ngữ  pháp, qua các giờ  tập  đọc, kể  chuyện, TLV  ở  lớp 5 người GV cần cho HS làm quen và cảm nhận  bước đầu về một số  khái niệm như: hình ảnh, chi tiết, bố  cục…khi tìm hiểu  một văn bản trên lớp, để tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của bài văn, bài thơ, cảm   thụ văn học tốt hơn GV cần hướng dẫn về một số biện pháp nghệ thuật tu từ  thuộc yêu cầu chương trình lớp 5 như: so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, đảo ngữ…   Ví dụ ở bài thơ: Ngày em vào đội” (TV5 tập 1)  tôi đã hướng dẫn cho các  em thấy về  cách dùng từ  ngữ, hình  ảnh hay, phân tích tâm trạng cảm xúc của  nhân vật qua các bài văn. « Nắng vườn trưa mênh mông/ Bướm bay như lời hát/   Con tàu là đất nước/ Đưa ta tới bến xa...” . Tôi đã cho các em nhận xét các hình  ảnh đẹp trong khổ “Nắng trưa” “Bướm bay” “Con tàu” và các em biết tác giả đã  dùng hình ảnh so sánh: Bướm bay ­ lời hát; Con tàu ­ đất nước. Khi dạy bài “Vè miền đất đỏ” tôi đã phân tích  về bố cục và cách tường  thuật.  Dạy bài “Buổi sáng mùa hè trên thung lũng” tôi đã khắc sâu cho các em về  nghệ thuật miêu tả dùng từ  láy, thứ  tự  miêu tả, bố  cục của bài văn qua đó học   sinh học tập được cách quan sát, sắp xếp ý của tác giả. Khi tìm hiểu nội dung bài “Đêm trăng hành quân về đồng bằng” học sinh  tìm hiểu được từ cách miêu tả cảnh bộ đội hành quân trong một đêm trăng đẹp   đến việc khai thác tâm trạng của các anh bộ  đội khi tiến về  giải phóng đồng   bằng.           Học đến bài “Tiếng hát mùa gặt”, “Hạt gạo làng ta” tôi cung cấp thêm cho học  sinh nghệ thuật tu từ, cách miêu tả giàu cảm xúc và sử dụng các hình ảnh đối lập.   Qua đó học sinh biết cách quan sát tinh tế có chọn lọc khi miêu tả.           *  Tăng cường vốn hiểu biết về cuộc sống thực tế cho học sinh.               Hiện nay, nhiều GV khi dạy làm văn cho HS thường thiên về  dạy các kĩ   thuật 12
  13. làm bài mà không cung cấp các chất liệu sống, cái tạo nên nội dung bài viết. Thường GV ra một đề làm văn và hướng dẫn kĩ thuật làm bài. Còn HS thì gắng đọc thật nhiều bài văn mẫu, thậm chí có em bê nguyên bài của người khác vào  bài làm của mình. Khi thấy một HS ngồi trước một đề văn trong khoảng 15 đến 20  phút nhưng chưa viết được, GV thường cho rằng các em không nắm được lí  thuyết  viết thể  văn nọ, thể văn kia mà không hiểu rằng nguyên nhân đầu tiên làm các  em  không có hứng thú viết là do các em đã không tạo được một quan hệ thân thiết  giữa mình và đề bài­ đối tượng của miêu tả, kể…, nghĩa là các em không có nội  dung, không có gì để nói, để viết về cái đó. Nguyên nhân của tình trạng trên là  việc  thiếu hụt vốn sống, vốn cảm xúc. Vì vậy phải bồi dưỡng vốn sống cho các em.  Trước hết đó là vốn sống trực tiếp: GV cho các em quan sát, trải nghiệm những  gì  sẽ  phải viết. Ví dụ  GV cần hướng dẫn HS quan sát con đường từ  nhà đến   trường  trước khi yêu cầu tả nó, hoặc GV tổ chức cho các em tham quan một danh lam  thắng cảnh của địa phương trước khi yêu cầu các em tường thuật một buổi   tham  quan. Tất nhiên, GV cần làm cho vốn sống thực này không cản trở  trí tưởng  tượng  phong phú của HS. Nhưng trí tưởng tượng dù bay bổng đế mấy vẫn phải có cơ  sở,  bắt nguồn từ đời sống thực. Một em HS ở vùng núi xa xôi chưa từng thấy cánh  đồng rộng bao la hoặc biển thì không thể  tả  được cánh đồng hoặc biển và có   cảm  xúc với nó. Cũng như  những học sinh khác không thể  tả  cây chuối đang trổ  buồng,  cây bàng đang thay lá khi chưa hề nhìn thấy chúng lần nào.... Khi HS tham quan  hoặc quan sát, GV nên đóng vai trò dẫn dắt, gợi mở, tạo nguồn cảm hứng, khơi   dậy  suy nghĩ trong các em. Sau khi các em đã quan sát, làm quen với đối tượng rồi thì  cần phải viết những bài cụ thể về những gì đã quan sát được, những gì đã được  mắt  thấy, tai nghe.  Những bài văn không phải chỉ bị chi phối bởi đích giao tiếp mà còn bị chi   phối bởi đối tượng giao tiếp. Trong đời sống thường ngày, HS phải tiếp xúc với   nhiều người khác nhau và trong từng trường hợp cụ thể  ấy các em cũng sẽ  giữ  những “vai” khác nhau. Chính “vai” giao tiếp này buộc các em trau dồi thêm vốn  sống lựa chọn chi tiết để nói, chọn ngôn từ để thể hiện.  13
  14. 2/ Hình thành, bồi dưỡng các kỹ năng về tập làm văn cho học sinh:           a). Bồi dưỡng kỹ năng quan sát­ tìm ý ­ lập dàn bài chi tiết: ­ Giáo viên phải nắm vững yêu cầu của tiết quan sát và tìm ý gồm hai  mặt:                     + Chuẩn bị kiến thức phục vụ cho việc làm một đề văn theo yêu cầu đầu  bài đã cho.  + Hình thành phương pháp và kĩ năng quan sát.  ­ Rèn kĩ năng quan sát cho học sinh: + Khi quan sát phải sử  dụng các giác quan như  mắt, tai, mũi, lưỡi...để  nhìn, nghe, sờ, ngửi, nếm...nhằm nhận biết sự  vật về hình dạng, màu sắc, âm   thanh, mùi vị...  + Quan sát nhằm nhận ra những nét độc đáo đặc biệt của đối tượng chứ  không phải thống kê tỉ mỉ trung thực mọi chi tiết về sự vật.  + Trong khi quan sát còn luôn gắn với cảm xúc, với kỉ  niệm, với cuộc   sống cá nhân của người quan sát. Từ đó gắn chặt với các hoạt động liên tưởng   so sánh, tưởng tượng, hồi tưởng... của từng cá nhân. + Từ  việc quan sát học sinh tìm được từ  ngữ  diễn tả  đúng và sinh động  những điều đã quan sát được.  + Hướng dẫn học sinh lựa chọn trình tự quan sát:            Trình tự không gian: quan sát toàn bộ đến quan sát từng phần, từ trái sang   phải, từ trên xuống dưới, ngoài vào trong hoặc ngược lại. + Trình tự tâm lí: Thấy nét gì nổi bật thu hút bản thân, gây cảm xúc mạnh   cho bản thân hứng thú hay khó chịu, yêu hay ghét...) thì quan sát trước, các phần   khác quan sát sau. Phần trọng tâm bài thì quan sát kĩ lưỡng hơn.  + Hướng dẫn học sinh sử dụng các giác quan để quan sát. Đây là thao tác quan trọng nhất và có tính chất quyết định về  nhiều mặt.  Thông   thường   học   sinh   chỉ   dùng   mắt   để   quan   sát   do   đó   kết   quả   thu   được  thường là các nhận xét và cảm xúc gắn liền vời thính giác (hình dáng, màu sắc,   đường nét, độ  xa, gần...) đó là mặt mạnh và cũng là một nhược điểm của học   sinh. Chúng ta cần lưu ý các em dùng thêm các giác quan thích hợp khác để quan  sát. ví dụ  quan sát giờ  ra chơi sân trường em ngoài việc dùng mắt để  quan sát  các trò chơi còn phải sử  dụng tai để  nghe âm thanh của tiếng nói, cười, tiếng   động các trò chơi và từ đó liên tưởng, so sánh, cảm xúc của bản thân.  + Tổ chức quan sát và tìm ý:  Học sinh phải được quan sát trực tiếp cảnh vật và người. ∙ Học sinh tự  làm việc, tự quan sát, tự ghi chép là chính.  Sự  quan sát của học sinh phải được hướng dẫn cụ  thể  bằng hệ  thống   câu hỏi gợi ý. Ví dụ: để  quan sát và tìm ý bài: "Tả  cảnh nhộn nhịp của sân   trường em trong giờ ra chơi" tôi đưa ra hệ thống câu hỏi sau:  Đọc kĩ đề  bài, phát hiện thể  loại? ∙ Trọng tâm của đề  bài là gì? (Chú ý   đứng ở chỗ nào quan sát được toàn cảnh sân trường) 14
  15.   Khung cảnh và không khí của sân trường trước giờ  ra chơi?  (yên  ắng,  vắng vẻ, bầu trời...)  Cảnh sân trường trong giờ ra chơi:  + Âm thanh lúc đó? (ồn ào)  + Học sinh các lớp ra sân như thế nào?  + Toàn sân trường lúc này ồn ào, náo nhiệt ra sao? (Tiếng cười? nói? các   nhóm chơi diễn ra ở những chỗ nào trên sân trường?...có thể tả cảnh thiên nhiên  xen kẽ lúc này.  + Chú ý tả kĩ các nhóm chơi vui điển hình: nhảy dây, đá cầu, kéo co, cướp  cờ. mèo đuổi chuột... + Tả kĩ hoạt động của vài cá nhân tiêu biểu. Ví dụ: Hãy quan sát trò chơi   đá cầu: + Có mấy người tham gia? + Thái độ của các cổ động viên xung quanh? Quả cầu được đưa qua, đưa   lại bằng những pha đẹp mắt như thế nào?  + Tiếng cổ động viên reo hò ra sao ?  Tiếng hò reo, cổ vũ lúc trò chơi bắt   đầu đến lúc kết thúc . Chú ý các trò chơi đều tả  sự  hoạt động vui chơi nhộn   nhịp, vui vẻ. ­ Lúc có tiếng trống báo vào lớp:  + Các bạn nhanh chóng xếp hàng tập thể dục như thế nào?  + Trên khuôn mặt một số bạn còn biểu hiện luyến tiếc cuộc chơi?  + Không khí trên sân trường lúc này ra sao? (im ắng, gió thổi, lá cây.., bầu   trời?)  ­ Cảm nghĩ của em về giờ ra chơi:            + Những cảm xúc gì sau giờ ra chơi? Những ấn tượng tốt đẹp gì về tuổi   học trò?  Sau khi đã quan sát được học sinh sẽ tự sắp xếp ý để lập dàn bài chi tiết  theo sự hướng dẫn của giáo viên trong tiết Lập dàn bài chi tiết cụ thể trong sách   giáo khoa. Từ  tiết Lập dàn bài cho đến tiết miệng học sinh tiếp tục quan sát   trong các giờ ra chơi để bổ sung cho bài của mình mà qua tiết Lập dàn bài mình  thấy còn thiếu.            b) Bồi dưỡng kỹ năng trong bước Tập làm văn nói.   Đây là phần khó khăn nhất đối với học sinh. Từ các ý quan sát tìm được,   học sinh phải sắp xếp thành câu văn và nói được trước lớp. Khi nói phải đảm  bảo phát âm đúng, dùng từ  ngữ  chính xác, đặt câu đúng ngữ  pháp..., câu ngắn   gọn, rành mạch, rõ ràng, làm cho người nghe tiếp nhận được một cách có hiệu   quả tốt nhất. Biết sử dụng giọng nói, điệu bộ diễn tả nhằm hỗ trợ cho việc thể  hiện nội dung.  Ở  tiết này học sinh nói được càng nhiều càng tốt. Không nhất   thiết nói lên phải chuẩn ngay (vì học sinh đang tập nói), có thể  câu còn lủng  củng, thiếu từ, sai lỗi. Học sinh và giáo viên chú ý theo dõi, à hướng sửa lỗi câu  văn hay hơn, đúng hơn. Nếu học sinh bí từ, giáo viên có thể  cung cấp thêm từ  cho học sinh để có những câu văn sinh động hấp dẫn, từ đó mà phát triển tư duy   15
  16. và ngôn ngữ cho học sinh. (chú ý trong diễn tả lời văn phải tự nhiên, chân thành  và giản dị). Trong tiết này giáo viên cần tạo ra không khí hào hứng, kích thích  học sinh muốn nói và mạnh dạn nói từ  đó hướng dẫn các em cách nói sao cho   đạt hiệu quả tốt nhất..           Sau tiết này giáo viên dặn học sinh về viết nháp bài văn này để giờ sau có   tiết viết. Qua tiết miệng học sinh tự  bổ  sung cho bài văn của mình hay hơn.  Ngoài ra, sau những tiết miệng ngoài việc học sinh phát hiện từ  hay trong khi  bạn nói để bổ sung cho bài của mình, tôi còn cung cấp cho các em một số từ hay  phục vụ cho từng bài. Ví dụ: ở bài tả giờ ra chơi tôi cung cấp những từ sau:          + Bước chân: thoăn thoắt.         + Điệu bộ: Bẽn lẽn, bình thản, hăng hái, láu táu...          + Giọng nói, thái độ, nụ cười: liến thoắng, pha trò, hả hê.           + Tình cảm, tâm trạng: thoả  thích, sảng khoái, khoái chí, sửng sốt, kinh   ngạc...          c. Rèn kĩ năng viết văn cho học sinh.         * Viết đoạn văn:           Muốn viết được một bài văn hay thì người giáo viên cần hướng và rèn  luyện cho học sinh viết câu, đoạn cho tốt sau đó mới có thể  viết được bài văn.   Ở đây học sinh đã được rèn luyện viết câu rất kĩ, kế đó là viết đoạn văn. Chính  vì vậy trong lớp 5 giáo viên chú trọng vào viết đoạn văn cho học sinh.          Khi viết giáo viên cần chú ý rèn kĩ năng viết được câu mở  đoạn cho học   sinh, từ câu mở đoạn mới có thể triển khai viết thành một đoạn văn. Trong đoạn  văn cần chú ý cho học sinh cách tả theo trình tự lô gic nhất định, tránh tình trạng   tả đi tả lại chỉ một vấn đề. Khi viết đoạn văn cần chú ý nhắc học sinh tránh lỗi lặp từ, nhiều học   sinh đã mắc rất nhiều lỗi đó là lỗi lặp từ, lặp ý trong cùng một đoạn văn. Cần  nhắc học sinh khi miêu tả chúng ta cần tả kĩ các chi tiết để tránh tình trạng học   sinh mới viết được 5 đến 7 câu là đã tả xong cảnh vật đó mà không còn biết tả  gì nữa. Tức là học sinh miêu tả một cách rất chung chung đại khái không đi sâu  vào nội dung chi tiết cảnh vật tả ­ Học sinh viết đoạn văn theo yêu cầu của giáo viên: ­ Học sinh viết bài, sau đó cho học sinh đọc bài của mình giáo viên cùng  cả lớp nhận xét về bài làm đó. ­ Mỗi lần học sinh viết giáo viên nên gợi ý cho học sinh thấy đâu là câu  mở đoạn trong đoạn văn. Từ câu mở đoạn đó triển khai viết từ câu mở đoạn đó.  Ví dụ: Câu mở đoạn là: “Quê hương em rất đẹp.” Vậy quê em đẹp như thế nào  thì phân tích và miêu tả ra trong các câu tiếp theo. Khi hết đoạn cần có câu kết  đoạn.          ** Viết cả bài văn. 16
  17. Dựa trên quá trình viết đoạn văn thì học sinh có thể viết được cả  bài văn, giáo   viên lưu ý cho học sinh viết bài văn có đủ  ba phần. Mở  bài, thân bài, kết bài.          * Phần mở bài:            ­ Để viết một bài văn hoàn chỉnh có ý văn tốt giáo viên rèn cho học sinh   cách mở bài. Cũng có thể  rèn cho học sinh cách mở  bài theo kiểu dán tiếp, hay   trực tiếp tùy theo khả năng tiếp thu làm việc của học sinh. Nhưng tốt nhất giáo  viên nên rèn cho học sinh viết mở bài theo kiểu dán tiếp tức là tả vòng vo loanh  quanh sau đó đi vào ý chính cần tả.           ­ Giáo viên cho học sinh tập viết phần mở bài sau đó cho học sinh đọc và  các bạn khác nhận xét bài viết của học sinh xem đã đúng theo chủ đề chưa, mở  bài vậy đã hay chưa. Nếu học sinh viết chưa được giáo viên nên cho học sinh   viết lại, lúc này các bạn viết tốt hơn làm tư  vấn cho bạn mình hoàn thiện bài  viết. Giáo viên là người cuối cùng đưa ra nhận xét và kết luận.          * Thân bài: Phần thân bài cũng có thể hướng cho học sinh viết thành nhiều đoạn, mỗi đoạn   là   một   ý   khác   nhau,   tả   một   cảnh   vật   và   đi   chi   tiết   của   canh   vật   đó.          ­ Trong mỗi đoạn khi miêu tả cần chú ý chi học sinh về sử dụng các hình  ảnh so sánh, nhân hóa trong văn miêu tả. Hướng cho học sinh vận dụng các giác  quan tham gia vào việc miêu tả như mắt, mũi, tai, xúc giác, …           ­ Giáo viên cho học sinh viết phần thân bài sau đó đọc cho cả  lớp cùng   nghe rồi nhận xét, đánh giá các ý mà học sinh viết. Những bài đạt chất lượng là  những bài có cách viết trôi chôi chảy, các ý diễn ra một cách tư nhiên. Học sinh  biết sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa, liên tưởng một cách phù hợp. Bài  viết có vận dụng các giác quan vào việc miêu tả một cách linh hoạt và khoa học.   Bài viết phải có hồn khi đọc bài lên thì hình ảnh phải được hiện lên trước mắt   người đọc. Nếu đạt được như thế thì đó là bài văn thành công.           ­ Nếu bài viết chưa đạt đạt các ý trên, thì giáo viên phải động viên các em   đó viết lại, có thể  tham khảo những bạn có bài văn thành công. Nếu như  học   sinh viết vẫn chưa được thành công lắm thì giáo viên nên đưa ra các hình ảnh,   tranh ảnh minh họa hay một đoạn video về phong cảnh và chỉ dẫn cho học sinh   miêu tả  từng bước một. (Về  hình  ảnh, video giáo viên có thể  sử  dụng trình  chiếu).         * Kết bài:           ­ Đây cũng là một phần rất quan trọng trong bài văn, nó đóng một phần   thành công hay thất bại của bài văn mà mình đã làm. Cũng tương tự  như  phần   trên giáo viên nên cố gắng rèn cho học sinh viết bằng được phần này. Khi học   sinh viết tốt thì giáo viên nên động viên khích lệ tinh thần học tập của học sinh.          * Dựa vào yêu cầu bài tập (hay đề bài) để viết một đoạn văn (hay bài văn),  HS có thời gian suy nghĩ, tìm cách diễn đạt (dùng từ, đặt câu, sử  dụng các   biện  pháp so sánh, nhân hoá,…) thuận lợi hơn làm văn nói. Tuy nhiên, HS cũng cần   đạt được những yêu cầu rèn luyện về kĩ năng sản sinh văn bản ở mức cao hơn,  lời văn viết vừa cần rõ ý vừa cần sinh động, bộc lộ  được cảm xúc; bố  cục bài   17
  18. văn cần chặt chẽ, hợp lí ở từng đoạn và cả bài. Các bài học về phân môn TLV   trong SGK Tiếng Việt 5 được xây dựng trên cơ  sở  qui trình sản sinh ngôn ngữ  văn bản và chú trọng các kĩ năng bộ phận. Kĩ năng viết của HS được rèn luyện  chủ yếu qua các bài tập viết đoạn văn trước khi viết một bài văn hoàn chỉnh. Do  vậy, trong quá trình rèn luyện kĩ năng viết, GV cần giúp HS thực hiện tốt những  yêu cầu sau:           ­ Phân tích đề bài, xác định nội dung viết; tìm dàn ý, sắp xếp ý để chuẩn   bị thực hiện yêu cầu viết theo loại văn, kiểu bài đã học ­ tương tự  một số  yêu   cầu rèn luyện kĩ năng nói.           ­ Tập viết đoạn văn đảm bảo sự  liên kết chặt chẽ về ý: Viết các đoạn  phần thân bài, viết đoạn mở  bài (trực tiếp, gián tiếp), viết đoạn kết bài (mở  rộng, không mở  rộng) sao cho có sự  liền mạch về  ý, các ý trong được diễn tả  theo một trình tự nhất định nhằm minh hoạ, cụ thể hoá ý chính.          ­ Viết bài văn có bố cục chặt chẽ, có lời văn phù hợp với yêu cầu nội dung  và thể hiện cụ thể: Các đoạn văn trong một bài phải liên kết với nhau thành một   văn bản hoàn chỉnh, được bố  cục chặt chẽ  theo ba phần (mở  bài, thân bài, kết  bài). Lời văn trong bài cần phù hợp với yêu cầu nội dung và thể loại. Ví dụ:          + Tả  đồ  vật thường dung nhiều từ  ngữ  gợi rõ hình dạng, đặc điểm, so   sánh, nhân hoá làm cho đồ vật được miêu tả thêm sinh động.          + Tả cây cối thường dùng nhiều từ ngữ gợi tả hình dạng, màu sắc, hương   thơm, mùi vị; có thể  sử  dụng biện pháp liên tưởng, so sánh để  gợi ra hình ảnh   cây cối ở thời kì phát hay mùa khác nhau.          + Tả  con vật thường dùng nhiều từ  ngữ  gợi rõ hình dáng, màu sắc,   âm  thanh; từ  ngữ  chỉ  hoạt động, trạng thái của con vật; có thể  sử  dụng biện pháp  liên tưởng, so sánh, nhân hoá để tả cho sinh động và bộc lộ mối quan hệ gần gũi   với con người.           + Tả cảnh thường dụng nhiều từ ngữ gợi tả hình dạng, đặc điểm; có thể  so sánh, nhân hoá làm cho cảnh vật được miêu tả  thêm sinh động; cần bộc lộ  cảm xúc trước sự vật được miêu tả trong cảnh.           + Tả  người thường dùng nhiều từ  ngữ  gợi tả  hình dáng, màu sắc, âm  thanh; từ  ngữ  chỉ  hoạt động, đặc điểm, trạng thái của người; có thể  sử  dụng  biện pháp liên tưởng, so sánh để  miêu tả  cho sinh động và bộc lộ  mối quan hệ  tình cảm với người được tả.          + Tường thuật: Lưu ý xen tả và bộc lộ cảm xúc khi cần thiết làm bài văn  thêm hấp dẫn.          d) Trả bài Tập làm văn.  18
  19.          Để có thể làm tốt một bài tập làm văn (nói hay viết) ngoài những kỹ năng  nói, học sinh còn cần được rèn luyện thêm kĩ năng sửa chữa, rút kinh nghiệm,   nhằm đạt kết quả ngày một cao hơn. Tập nhận xét bạn trong giờ  Tập làm văn  nói, tự rà soát và sửa chữa bài nháp của mình hay bài viết chính thức  ở lớp, rút   kinh nghiệm và tự sửa chữa trong giờ trả bài, tất cả đều giúp học sinh luyện tập   hình thành kĩ năng và thói quen “tự điều chỉnh”, tự học tập để luôn tiến bộ. Tiết  “Trả bài viết” có ý nghĩa quan trọng đối với việc rèn luyện kĩ năng nói rong tiết   Tập làm văn miệng. So với các tiết khác (Lập dàn bài – nói), tiết trả  bài cần   được giáo viên chuẩn bị  công phu từ  lúc chấm bài, thống kê lỗi, nhận xét khái   quát về  bài làm, chuẩn bị  dẫn chứng, minh hoạ... đến khi soạn giáo án cụ  thể  cho tiết trả bài. Việc hướng dẫn học sinh học tập trên lớp cũng đòi hỏi sự  gợi   mở, dẫn dắt và ứng xử  linh hoạt của giáo viên nhằm giúp các em tự  phát hiện   nhận thức được ưu, khuyết điểm trong bài viết của mình. Qua đó, học sinh có ý   thức viết bài ngày càng tiến bộ  và có kết quả  cao hơn. Sau tiết học này tôi   thường nhắc học sinh về làm lại và tôi chấm lại cẩn thận cho các em. Cách làm  này làm cho học sinh tăng thêm hứng thú khi học môn này.                                                            KẾT QUẢ: Qua việc vận dụng những biện pháp trên vào thực tế  dạy ­ học Tập làm   văn ở lớp tôi đã đem lại kết quả rất khả quan.  1. Về học sinh:   ­ Hầu hết học sinh đều ham thích và hứng thú học tập phân môn này, các   em không còn có biểu hiện ngại học mỗi khi nhắc đến nó.  ­ Học sinh học tập trong không khí tự  nhiên thoải mái, tích cực và hào  hứng nhất là vào tiết làm bài xây dựng đoạn mở bài, xây dựng đoạn kết bài hay  viết một đoạn văn ngắn phần thân bài. Ngoài việc các em nêu lên ý kiến diễn   đạt của mình mà các em còn nhận xét được ý vừa nêu của bạn theo nhận thức  của em một cách chân thật nhất.  ­ Các em có điều kiện để  bộc lộ  những khả  năng tư  duy, hiểu biết, khả  năng diễn đạt, sáng tạo, phát triển vốn từ, trí thông minh và óc sáng tạo mà  ở  một số em yếu cũng đã nhận thức được. Để  thực hiện bài văn thì ta phải thực   hiện như  thế  nào là đúng nhất về  phần cấu tạo của thể  loại văn đó mặc dù ý   diễn đạt của em yếu vẫn còn hạn chế theo mức độ của em.  ­ Trong văn nói các em mạnh dạn hơn, diễn đạt lưu loát đầy đủ  ý. Trong   văn viết các em tiến bộ rõ rệt so với đầu năm học, khắc phục được nhược điểm   về đặt câu, đồng thời biết lựa chọn từ ngữ, hình ảnh phù hợp để  đặt câu, làm   cho câu văn, đoạn văn và bài văn thêm sinh động phong phú hơn.            ­ Kết quả học tập của học sinh  ở phân môn Tập làm văn qua các kì kiểm  tra được nâng lên một cách rõ rệt.            ­ Trong đợt chuyển giao chất lượng cuối năm số  học sinh đạt 33/33 em   chiếm tỉ lệ 100%. 19
  20.          2. Về giáo viên:          ­ Sau mỗi tiết dạy Tập làm văn, tôi cảm thấy lòng mình thanh thản và tự  tin khi học sinh học tập tích cực chủ  động, sáng tạo và ngày càng tiến bộ.          ­ Bản thân không còn cảm thấy ái ngại và khó khăn mỗi khi đến tiết dạy   phân môn Tập làm văn. III. KẾT LUẬN:          III.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của đề tài. Việc nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn lớp 5 với mục tiêu chính là  bồi dưỡng lẽ  sống, tâm hồn, khả  năng tư  duy và năng lực ngôn ngữ, cảm thụ  văn chương cho học sinh, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam  hiện đại. Góp phần phát triển bốn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh bởi   các hoạt động dạy học phân môn Tập làm văn rất gần với cuộc sống thực tế.   Góp phần khơi dậy, nuôi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt.  Phân môn  Tập làm văn rèn   luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh ra văn bản (nói và   viết). Nhờ  vậy, Tiếng Việt không chỉ  là hệ  thống cấu trúc được xem xét từng  phần, từng mặt qua từng phân môn mà nó trở thành một công cụ sinh động trong   quá trình giao tiếp, tư duy, học tập. Nói cách khác, phân môn Tập làm văn đã góp  phần thực hiện hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy và học Tiếng  Việt là dạy học sinh sử  dụng Tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá  trình lĩnh hội các tri thức khoa học…           Để  học sinh có kĩ năng viết văn đúng ngữ  pháp, sử  dụng hình  ảnh sinh   động, từ  ngữ  phong phú, nâng cao được năng lực tư  duy lôgich và tư  duy hình  tượng đòi hỏi phải có sự kiên trì, bền bỉ, sự nổ lực cố gắng của cả thầy và trò.  Qua một năm đúc kết kinh nghiệm và thực hiện các biện pháp mà bản   thân đã có những trăn trở và tìm kiếm  đồng thời với sự hỗ trợ tích cực của đồng  nghiệp, việc dạy học phân môn Tập làm văn  ở  lớp tôi phụ  trách đã đạt được   những kết quả đang phấn khởi. Từ kết quả thực tế đó, xin được rút ra một số  bài học cơ bản sau đây để chia sẻ cùng với các đồng nghiệp.           Bài học kinh nghiệm:           ­ Bản thân giáo viên cần nhận thức rõ, để  nâng cao chất lượng dạy học   phân môn Tập làm văn không nên nóng vội bỏ qua các khâu cần thiết mang phải  sử  dụng đồng bộ  các biện pháp, từ  việc dạy tốt các phân môn Tiếng Việt để  học sinh có vốn kiến thức, nâng cao năng lực về cảm thụ văn học, đến việc bồi   dưỡng vốn sống trong thực tế cho học sinh, hình thành các kỹ năng về Tập làm   văn (quan sát, lập dàn ý, viết đoạn, viết thành bài). 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2