intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp dạy và học từ vựng hiệu quả cho học sinh Tiểu học

Chia sẻ: Mucnang999 Mucnang999 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:20

55
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của sáng kiến này nhằm đưa ra được các hoạt động mang tính sáng tạo và kích thích được cái tôi của học sinh trong giờ học từ vựng Tiếng Anh một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn học sinh sẽ thích thú với việc học từ vựng, ghi nhớ từ vựng tốt hơn và chất lượng dạy học môn Tiếng Anh sẽ ngày càng nâng cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp dạy và học từ vựng hiệu quả cho học sinh Tiểu học

  1. SKKN: Mộ số PP dạy và học từ vựng hiệu quả cho HSTH 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài.  Ngày nay, Tiếng Anh ngày càng trở  nên quan trọng. Tiếng Anh đóng vai trò  quan trọng và cần thiết đối với việc phát triển kinh tế và xã hội ở tầm cỡ quốc gia   cũng như  đối với mỗi cá nhân trong xã hội. Tiếng Anh là chìa khóa để  tiếp cận  được những tinh hoa, tiến bộ về văn hóa, giáo dục, khoa học, kĩ thuật và rất nhiều   lĩnh vực khác của nhân loại. Chính vì lí do đó, Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ  thứ  hai, là môn học bắt buộc của nhiều quốc gia trên toàn thế  giới, trong đó có Việt   Nam. Việt Nam đã đưa Tiếng Anh là môn học bắt buộc chính khóa đối với học  sinh tiểu học. Với việc ban hành và thực hiện đề  án ngoại ngữ  Quốc gia 2020,   cũng như  chú trọng đầu tư  mạnh vào việc phát triển kĩ năng tiếng Anh cho học  sinh, mục tiêu cuối cùng của việc dạy và học Tiếng Anh là học sinh có thể  giao   tiếp được bằng tiếng Anh. Kĩ năng tiếng Anh của học sinh được đánh giá và xem   xét dựa trên 4 kĩ năng quan trọng là nghe, nói, đọc, viết. Và để giao tiếp, vận dụng   ngôn ngữ  được lưu loát, thuần thục thì người dạy, học tiếng Anh phải quan tâm  đến 3 yếu tố quan trọng của tiếng Anh đó là từ vựng, ngữ pháp và phát âm. Từ  vựng đóng vai trò cực kì quan trọng khi học bất cứ  ngôn ngữ  nào. Nếu  người học nắm được lượng từ vựng đủ tốt sẽ là cốt lõi, là nền tảng vững chắc và  là cầu nối giữa các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết. Có thể  nói, từ  vựng là cơ  sở  là   nền tảng cần thiết của Tiếng Anh. Xác định được tầm quan trọng đó nên việc dạy   và học từ vựng đã luôn được chú trọng trong chương trình tiếng Anh tiểu học.  Tuy nhiên, việc dạy từ vựng không hề đơn giản, nhất là dạy cho trẻ đang ở  ngưỡng bắt đầu học ngoại ngữ. Dạy tiếng Anh nói chung và dạy từ vựng nói riêng  cho trẻ đòi hỏi ở người giáo viên phải có khả năng ngôn ngữ mà còn phải biết cách   làm thế  nào để  khiến học sinh tham gia hứng thú vào bài học. Để  làm được điều   đó, giáo viên buộc phải tạo ra sự đa dạng trong các hoạt động. Đó là lí do tại sao   GV: Hoàng Thị Thùy Linh Page 1
  2. SKKN: Mộ số PP dạy và học từ vựng hiệu quả cho HSTH giáo viên cần lựa chọn và phối hợp các phương pháp và kỹ thuật dạy từ một cách  linh hoạt và uyển chuyển để  duy trì khả  năng tập trung ở  học sinh tiểu học. Làm   thế  nào có thể  tạo ra cho trẻ  một không khí học tập vui vẻ  và thư  giãn mà hiệu  quả là điều mà tôi băn khoăn, trăn trở. Từ  thực tế  những năm giảng dạy Tiếng Anh  ở  trường tiểu học vùng nông  thôn, ngoài những phương pháp dạy từ  vựng tôi tiếp thu được từ  các buổi tập   huấn, tham dự các tiết dạy giáo viên giỏi, các tiết thao giảng, tôi luôn cố gắng tìm  tòi cách thức giảng dạy làm sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình, giúp  các em học từ vựng Tiếng Anh một cách tích cực, thú vị và hiệu quả hơn. Chính vì  vậy, qua quá trình giảng dạy, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài " Một số giải pháp dạy  và học từ vựng hiệu quả cho học sinh Tiểu học".  1.2. Điểm mới của đề tài: Khi chúng ta đưa ra được các hoạt động mang tính sáng tạo và kích thích   được cái  tôi của học sinh trong giờ  học từ  vựng Tiếng Anh một cách thường  xuyên, khoa học thì chắc chắn học sinh sẽ thích thú với việc học từ vựng, ghi nhớ  từ vựng tốt hơn và chất lượng dạy học  môn Tiếng Anh sẽ ngày càng nâng cao. 1.3. Phạm vi áp dụng đề tài.  a. Đối tượng nghiên cứu. Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi tập trung nghiên cứu các đối tượng sau: ­ Các em học sinh tiểu học lớp 4 ở trường tiểu học tôi công tác.  ­ Từ vựng Tiếng Anh trong sách Tiếng Anh 3,4 (NXB Bộ GD­ĐT)   b. Phạm vi nghiên cứu. ­ Thực trạng học từ vựng Tiếng Anh của học sinh tiểu học. ­ Phương pháp, giải pháp dạy từ vựng Tiếng Anh cho học sinh tiểu học.  GV: Hoàng Thị Thùy Linh Page 2
  3. SKKN: Mộ số PP dạy và học từ vựng hiệu quả cho HSTH GV: Hoàng Thị Thùy Linh Page 3
  4. SKKN: Mộ số PP dạy và học từ vựng hiệu quả cho HSTH 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng của việc dạy, học từ vựng ở Tiểu học. a. Thực tế dạy và học từ vựng. Trong dạy học tiếng Anh, từ vựng là thành tố quan trọng, là phương tiện, là  cơ sở để hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp như nghe, nói, đọc, viết. Từ  vựng được thể hiện dưới 2 hình thức: chữ viết (spelling ­ letters) và lời nói (sound­ pronunciation). Khi dạy từ vựng không được tách lời 2 yếu tố này. Tuy nhiên, qua quá trình dạy Tiếng Anh  ở  trường tiểu học, tôi nhận thấy  việc tiếp thu, ghi nhớ và vận dụng từ vựng đã học vào giao tiếp của học sinh còn  nhiều hạn chế. Nhiều em không thể ghi nhớ từ vựng trong một thời gian dài. Một  số  em chỉ  nhớ  được mặt chữ  nhưng không biết cách phát âm và ngược lại. Đặc   biệt phần phát âm từ  vựng các em còn sai nhiều. Bên cạnh đó, các phương pháp  dạy từ vựng còn rời rạc, chưa có sự nhất quán, liên kết, chưa tạo mối liên hệ giữa   2 yếu tố của từ vựng là âm phát ra và chữ viết. Trong đề án ngoại ngữ 2008 ­ 2020 của Bộ Giáo dục, mục tiêu sau khi hoàn  thành chương trình Tiểu học, học sinh có thể có vốn từ 500 ­ 700 từ, và có thể vận   dụng vốn từ đã học vào các tình huống giao tiếp đơn giản, gần gũi thông qua cả 4   kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, trong đó chú trong 2 kĩ năng nghe, nói. Tuy nhiên, thực  tế giảng dạy rất khó khăn để đạt được mục tiêu đề ra  Vào đầu năm học khi nhận giảng dạy tiếng Anh khối 4, sau quá trình quan  sát, đánh giá, đồng thời tôi đã tiến hành khảo sát, cho học sinh làm một vài bài tập  nhỏ  nhằm kiểm tra vốn từ vựng của các em. Cuối cùng tôi thu được kết quả  như  sau: GV: Hoàng Thị Thùy Linh Page 4
  5. SKKN: Mộ số PP dạy và học từ vựng hiệu quả cho HSTH Lớp Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa đạt SL % SL % SL % 4A 16 3 18.75 10 62.5 3 18.75 4B 13 2 15.4 69.2 55 2 15.4 b. Nguyên nhân ­ Một số bài học, một số phương pháp dạy và học còn nhàm chán, chưa tạo được   hứng thú và khắc sâu cho học sinh.  ­ Thiếu môi trường thực tế để học sinh có thể tham gia vào các hoạt động giao tiếp   có bằng Tiếng Anh.  ­  Về phía giáo viên, cũng rất khó khăn trong việc kiểm tra hoặc hướng dẫn các em  tự học ở nhà. ­ Học sinh tiểu học phần lớn rất hiếu động, dễ mất tập trung và hay quên nên việc  dạy từ vựng cho các em không hề dễ dàng.  ­ Đa số  học sinh còn nhút nhát, thiếu tự  tin, ngại giao tiếp, ngại nói, ngại thực   hành.  ­ Có không ít học sinh chỉ học qua loa, không khắc sâu được từ  vựng vào trong trí  nhớ, không tập đọc, tập viết thường xuyên, không thuộc nghĩa hai chiều. Đến khi   giáo viên yêu cầu các em đã không thành công. Từ những thực trạng trên, trong quá trình giảng dạy tôi đã cố gắng tìm ra các   giải pháp để  khắc phục các khó khăn, cùng với nhà trường nâng cao chất lượng   giảng dạy, nhằm giúp các em có được những thói quen tốt trong học từ vựng tiếng   GV: Hoàng Thị Thùy Linh Page 5
  6. SKKN: Mộ số PP dạy và học từ vựng hiệu quả cho HSTH Anh,  một vốn từ cơ bản để các em đủ tự tin bước vào học tập chính thức môn học  này ở chương trình THCS. 2.2. Các giải pháp dạy và học từ vựng hiệu quả cho học sinh tiểu học. 2.2.1. Nắm vững các nguyên tắc, bước dạy từ vựng cho học sinh tiểu học a. Nguyên tắc dạy từ vựng cho học sinh tiểu học Với đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học dễ  mất tập trung, thích mới mẻ,  thích hoạt động, thì khi dạy một ngôn ngữ  mới, một kiến thức mới cho học sinh,   giáo viên cần phải nắm rõ các nguyên tắc sau: ­ Học mà chơi, chơi mà học: Cần tạo môi trường thoải mái, dễ  chịu, giống như  một sân chơi tiếng Anh cho trẻ tiếp thu một cách tự nhiên nhất. ­ Sử dụng đồ dùng dạy học trực quan: Vận dụng các trực quan sinh động như tranh   ảnh, video, trò chơi, bài hát, vật thật vào việc dạy từ  vựng. Tránh lý thuyết nhàm   chán, khô khan.  ­ Linh hoạt trong việc  ứng dụng các hoạt động: Cần đa dạng hóa các hoạt động  trong tiết học, thay đổi linh hoạt, thu hút học sinh tham gia, kích thích hứng thú học   tập.  ­ Vui hơn điểm số: Giáo viên cần tạo không khí lớp học sôi động, khuyến khích  học sinh học tập hơn là cho điểm số.  b. Các bước dạy từ vựng cho học sinh.  ­ Bước 1: Giới thiệu bài, giới thiệu chủ  đề  của từ  vựng. Đây là bước quan trọng   giúp học sinh liên tưởng, động não đến những từ vựng liên quan đến từ  vựng sắp  học. GV: Hoàng Thị Thùy Linh Page 6
  7. SKKN: Mộ số PP dạy và học từ vựng hiệu quả cho HSTH ­ Bước 2: Cho học sinh "nghe" từ mới. Mọi từ mới của bất cứ ngôn ngữ  nào cần  được dạy bắt đầu bằng nghe, sau đó mới đến nói, đọc, và viết. Cho học sinh nghe   GV đọc mẫu hoặc nghe qua băng đĩa. Yêu cầu học sinh chú ý đến trọng âm của từ.  ­ Bước 3: Cho học sinh nói, nhắc lại sau khi đã nghe. Cho cả  lớp nhắc lại đồng   thanh, sau đó gọi cá nhân để phát hiện và sửa lỗi kịp thời. ­ Bước 4: Viết từ lên bảng, cho học sinh nhìn từ trên bảng và đọc.  ­ Bước 5: Sau khi học sinh đã đọc chính xác từ, yêu cầu học sinh viết vào vở. ­ Bước 6: Xác định xem học sinh đã hiểu nghĩa của từ hay chưa bắng cách sử dụng   các phương pháp check từ vựng. ­ Bước 7: Cho câu mẫu với từ, luyện tập.  2.2.2. Các giải pháp giúp học sinh hoàn thiện, phát triển từ vựng.  a. Học từ vựng qua các trò chơi Trong dạy và học tiếng Anh, sử  dụng trò chơi để  dạy từ  vựng, mẫu câu là  một cách rất hữu hiệu, giúp học sinh vừa học vừa chơi một cách hứng thú. Có rất  nhiều trò chơi, nhiều cách tổ  chức hoạt động, tùy vào mục đích, nội dung bài học   cũng như  lứa tuổi học sinh mà chúng ta áp dụng những trò chơi khác nhau. Tuy   nhiên, trong quá trình dạy học, bản thân tôi đã vận dụng một số  trò chơi và nhận   thấy hiệu quả tích cực đối với học sinh tiểu học.  * Pass the secret. Cách chơi: Cho học sinh đứng thành hai hàng theo khoảng cách hợp lí. Giáo viên  đưa tranh hoặc từ hoặc có thể nói từ cho 2 học sinh đứng đầu 2 hàng. Học sinh sau  khi nghe sẽ nói thầm (whistle) cho học sinh đứng kế tiếp. Cứ tiếp tục như vậy đến  học sinh cuối cùng của hàng sẽ viết ra giấy hoặc đọc to từ khóa. Đội nào nhanh và  đứng sẽ  là đội ghi được điểm. sau khi học sinh đứng đầu nhận tin thì sẽ  về  cuối   GV: Hoàng Thị Thùy Linh Page 7
  8. SKKN: Mộ số PP dạy và học từ vựng hiệu quả cho HSTH hnagf đứng và hàng sẽ dịch chuyển lên thêm 1 vị trí. Cuối cùng đội nào giành được  nhiều điểm hơn sẽ chiến thắng. Trò chơi này có thể dùng để kiểm tra từ vựng sau   khi học hết một chủ đề. * Bingo: ­ Cách chơi: Học sinh nhắc lại 10­15 từ các em đã học .Giáo viên viết các từ đó lên   bảng. Mỗi học sinh chọn 9 từ trong số các từ đó và viết vào ô. Giáo viên đọc các từ  không theo trật t hoặc gọi học sinh chọn ngẫu nhiên. Học sinh đánh dấu   vào từ  đã chọn khi nghe giáo viên đọc từ đó. Học  sinh nào đánh dấu được 3 ô vuông theo  hàng ngang, hoặc trên  xuống , hoặc theo đường chéo thì nói “ Bingo” và  học sinh   đó thắng cuộc. Kỹ  năng này tôi thường sử  dụng để  áp dụng cho học sinh như  là   một trò chơi thường được sử  dụng nhiều trong phần “ Revision” để  củng cố  từ  vựng cho các em vào bài mới . ­ Ví dụ: Tieng Anh 3, Unit 12, lesson 1.  bedroom, living room, house, garden, kitchen, dining room, bathroom, pond, gate,  fence, yard bedroom fence pond bathroom house garden kitchen gate living room * Spinning Wheel: ­ Cách chơi: Có nhiều cách có thể sử dụng Wheel để chơi dùng cho cả từ vựng và  ngữ  pháp. Trong bài này, tôi xin giới thiệu một cách đơn giản mà tôi đã dùng đối   GV: Hoàng Thị Thùy Linh Page 8
  9. SKKN: Mộ số PP dạy và học từ vựng hiệu quả cho HSTH với học sinh. Có thể  chia học sinh thành 2 đội đứng thành 2 hàng, lần lượt từng  thành viên của mỗi đội đứng trước Wheel. Giáo viên xoay vòng quay, kim chỉ  từ  nào, học sinh đọc nhanh hơn, đúng hơn sẽ được điểm. GV có thể viết hoặc vẽ, dán  hình ảnh thay thế cho từ vựng đó.  * Kim's game: ­  Cách chơi: Chia lớp thành các đội. Giáo viên cho học sinh xem khoảng 10 từ  (hoặc tranh) trong vòng 2 phút. Sau đó GV yêu cầu học sinh viết ra tất cả các từ mà   các em đã ghi nhớ  trong vòng 1 phút. Đội nào ghi được nhiều từ  hơn sẽ  thắng  cuộc.  ­ Ví dụ: Tiêng Anh 4, Unit 12. What does your father do? Giáo viên cho xem 8 bức tranh của từ vựng về jobs (nghề nghiệp). Sau 2 phút, yêu  cầu học sinh viết ra những từ  đã ghi nhớ. (singer, doctor, teacher, farmer, driver,   nurse, worker, dancer)   * Cross word: ­ Cách chơi: Cross word được sử dụng để kiểm tra vốn từ của các em. Thông qua  hinhg ảnh hoặc câu gợi ý, học sinh đoán các chữ cần tìm. Nếu đội nào đoán được  nhiều ô chữ hơn sẽ chiến thắng.  GV: Hoàng Thị Thùy Linh Page 9
  10. SKKN: Mộ số PP dạy và học từ vựng hiệu quả cho HSTH * Slap the board:  ­ Cách chơi: Giáo viên viết từ  mới hoặc đính tranh lên bảng. Chia lớp thành 2  nhóm, yêu cầu các nhóm đứng cách nhau một khoảng bằng  nhau. Giáo viên đọc to  một từ Tiếng Anh. Lần lượt học sinh ở hai nhóm chạy lên bảng, vỗ vào tranh hoặc  từ được gọi. Nhóm nào ghi được nhiều điểm hơn thì thắng cuộc. ­ Đây là trò chơi có thể nói là phổ  biến nhất và quen thuộc nhất đối với học sinh.  Có thể  linh hoạt cho học sinh chơi cả lớp, hoặc chơi thành các nhóm nhỏ. Nhóm   trưởng sẽ là người điều hành, đọc từ cho cả nhóm cùng lựa chọn. b. Học từ vựng qua songs và chants Đối với lứa tuổi học sinh tiểu học với khả năng tập trung thấp, sự tập trung   không kéo dài, thì việc dạy từ  vựng khô khan sẽ  rất dễ  gây nhàm chán và nản.   Đồng thời, học sinh tiểu học thường tiếp nhận kiến thức một cách tự nhiên không   GV: Hoàng Thị Thùy Linh Page 10
  11. SKKN: Mộ số PP dạy và học từ vựng hiệu quả cho HSTH có chủ  đích. Vì vậy, việc sử  dụng songs (bài hát) và chants (bài vè vần điệu) vào   việc dạy từ vựng cũng như ôn luyện khắc sâu sẽ  rất thích hợp. Giúp học sinh học  từ vựng một cách tự nhiên hơn.  Bên cạnh đó, việc sử dụng songs và chants sẽ rất thích hợp hướng dẫn cho   học sinh về trọng âm cũng như  ngữ  điệu, đây là 2 yếu tố  cực kì quan trọng trong   việc dạy tiếng Anh.  Các bài songs và chants cần được thiết kế ngắn gọn, đơn giản, tập trung vào  việc học từ vựng.   Các bài songs và chants sẽ được đưa vào luyện tập sau khi giáo viên đã giới  thiệu cho học sinh về từ. Songs hoặc chants có thể do giáo viên thiết kế, hoặc lấy   từ các nguồn trên Internet. Có rất nhiều nguồn phù hợp với học sinh tiểu học như  DreamEnglish, English Singsing, Super Simple Song,….  Trong quá trình giảng dạy thời gian qua, tôi thường sử  dụng jazz chant để  giúp học sinh học từ vựng một cách hứng thú hơn. Đặc biệt khi sử dụng jazz chant,  học sinh sẽ có nhận thức về stress (trọng âm) của từ. Bên cạnh đó, học sinh có thể  tự ôn tập từ vựng ở nhà theo một cách rất vui nhộn chứ không nhàm chán như việc  chép hàng chục từ vựng.  Jazz chants là một kiểu chants đặc biệt (mang âm hưởng nhạc jazz, chú trọng  vần điều, tiết tấu) được giáo sư Carolyn Graham sáng tạo ra và bà đã ra rất nhiều  bài nhằm mục đích dạy từ vựng cũng như ngữ pháp. Bên cạnh đó, Carolyn Graham   còn hướng dẫn cách tạo chants để giáo viên có thể vận dụng linh hoạt tùy theo nội   dung của mình.  Các lưu ý, hướng dẫn tạo jazz chant: ­ Lựa chọn topic, chủ  đề  từ  vựng cần thiết gây hứng thú cho học sinh hoặc liên  quan đến nội dung bài học GV: Hoàng Thị Thùy Linh Page 11
  12. SKKN: Mộ số PP dạy và học từ vựng hiệu quả cho HSTH ­ Để  thiết kế 1 bài jazz chant cho từ  vựng, giáo viên cần chọn 3 từ  vựng có 2 âm  tiết, 1 từ có 3 âm tiết, và 1 từ có 1 âm tiết. Và kết hợp chúng theo cấu trúc AABA   (câu thứ nhất, thứ 2 và thứ 4 hoàn toàn giống nhau, câu thứ 3 khác).  ­ Các từ vựng được lựa chọn được phân bổ theo số lượng âm tiết như sau: (Vỗ tay  theo nhịp 4)  2 (clap) 3 (clap) 1  clap 2 (clap) 3 (clap) 1  clap 2 (clap) 3(clap) 2 (clap) 3 (clap) 2 (clap) 3 (clap) 1  clap Ví dụ: Khi học về các môn thể thao, giáo sư  Carolyn Graham đã tạo ra một   bài jazz chant, đồng thời ba cũng sử dụng âm nhạc, dùng tiết tấu nhanh hoặc chậm   để làm cho bài chant thêm hấp dẫn, lý thú.  Baseball, basketball, golf. Baseball, basketball, golf. Baseball, basketball, baseball, basketball Baseball, basketball, golf. Bên cạnh việc tạo jazz chant, tôi cũng cho học sinh có cơ  hội tự  tạo một bài   chant của chính mình. Sau một vài bài chant, học sinh từ  nắm được quy luật,   tiết tấu, các em có thể  từ  thay đổi từ  vựng để  làm thành bài chant của riêng  mình. Các ví dụ dưới đây là các bài chant do tôi tạo ra nhằm giúp học sinh học   từ vựng một cách hào hứng hơn. Ex1: Tieng Anh 3, Unit 12, Lesson 1. 1                   2                    3              4 bedroom       living room       house        (clap) GV: Hoàng Thị Thùy Linh Page 12
  13. SKKN: Mộ số PP dạy và học từ vựng hiệu quả cho HSTH bedroom       living room       house        (clap) bedroom       living room       bedroom    living room bedroom       living room       house        (clap) c. Sử dụng cây từ vựng và các bảng nội quy, khẩu hiệu. Bắt đầu từ năm học mới, nhà trường đã triển khai cho xây dựng cây từ vựng   tiếng Anh (vocabulary trees), các khẩu hiệu, bảng hiệu ở tất cả các lớp học và các  phòng chức năng để  phục vụ  nhu cầu học tiếng Anh của học sinh. Từ  vựng sẽ  được lựa chọn dựa trên bài học  ở  mỗi khối lớp, và từ  vựng phải được cập nhật   thường xuyên theo nội dung bài học. Học từ  đến đâu, cập nhật cây từ  vựng đến  đó.   Giáo viên quy định thời gian cây từ vựng cụ thể vào 15 phút đầu giờ của các   ngày thứ  3 và thứ  5. Việc sử  dụng cây từ  vựng thường xuyên, đã giúp học sinh  nắm từ vựng tốt hơn, nhớ từ vựng lâu hơn. Đối với học sinh tiểu học, trí nhớ  của  các em tương đối ngắn hạn, và thường hay lơ  đãng, mất tập trung, việc sử  dụng   cây từ  vựng giúp từ  vựng không bị  "chết", không bị  lãng quên, các em luôn được  gợi nhắc  đến các từ đã được học. Nội dung của cây từ  vựng thường được giáo viên cung cấp, chuẩn bị. Tuy  nhiên, để  giúp học sinh nhớ từ  vựng, khắc sâu hơn cho học sinh, giáo viên có thể  yêu cầu mỗi học sinh chuẩn bị một từ trong các từ  về  chủ  đề  bài học để  làm cây  từ  vựng. Cách này học sinh vừa hào hứng học bài, giáo viên vừa đỡ  nhiêu công   chuẩn bị.   * Hình ảnh một số cây từ vựng, khẩu hiệu: GV: Hoàng Thị Thùy Linh Page 13
  14. SKKN: Mộ số PP dạy và học từ vựng hiệu quả cho HSTH   GV: Hoàng Thị Thùy Linh Page 14
  15. SKKN: Mộ số PP dạy và học từ vựng hiệu quả cho HSTH d. Sử dụng bản đồ tư duy. Bản đồ tư duy (moindmap) là khái niệm tương đối mới mẻ tuy nhiên lại  được áp dụng rất rộng rãi ở nhiều môn học và cấp học khác nhau và mang lại hiệu  quả rất cao. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy và học từ vựng sẽ giúp học sinh ghi  nhớ từ vựng dễ hơn theo chủ đề, chủ điểm. Ngoài dùng để dạy từ vựng thì giáo  viên cũng có thể sử dụng bản đồ tư duy khi dạy các giới từ hay các cụm từ… Do  đó, sẽ phát huy cao tính ghi nhớ logic cho học sinh. Có rất nhiều loại hình sơ đồ tư  duy. Sau đây tôi sẽ đưa ra một số ví dụ về bản đồ tư duy trong dạy học từ vựng: GV: Hoàng Thị Thùy Linh Page 15
  16. SKKN: Mộ số PP dạy và học từ vựng hiệu quả cho HSTH GV: Hoàng Thị Thùy Linh Page 16
  17. SKKN: Mộ số PP dạy và học từ vựng hiệu quả cho HSTH 2.3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.  Sau một năm học và áp dụng một cách linh hoạt các phương pháp, kỹ  thuật   dạy từ vựng khác nhau đã đem lại một kết quả khả quan, một hiệu  ứng tích cực.   Không khí lớp học sôi nổi hơn, học sinh hoạt động tích cực hơn, các em cũng hứng  thú hơn với bộ môn, nhiều em đã dành niềm yêu thích, đam mê cho môn học. Giáo   GV: Hoàng Thị Thùy Linh Page 17
  18. SKKN: Mộ số PP dạy và học từ vựng hiệu quả cho HSTH viên cũng yêu nghề hơn, có trách nhiệm hơn trong công tác dạy học nhằm đem lại   cho các em những giờ học lý thú, bổ ích.  Nhìn nhận lại kĩ năng, vốn từ vựng của học sinh, sau một năm học, tôi cũng  thực hiện một bài kiểm tra nhỏ  để  em sự  tiến bộ  của các em như  thế  nào, xem   những giải pháp của mình có thực sự đem lại hiểu quả. Nhìn chung, học sinh đã có  sự  chuyển biến rõ rệt, vốn từ  vựng của các em khá hơn, phong phú hơn, phát âm  của các em có sự  tiến bộ, mềm mại và chính xác hơn. Kết quả  của bài kiểm tra  được thể hiện như sau: Lớp Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa đạt SL % SL % SL % 4A 16 5 31.25 9 56.25 2 12.5 4B 13 4 30.8 8 61.5 1 7.7 Bảng kết quả cho thấy việc vận dụng những giải pháp của sáng kiến đã mang lại   những hiệu quả thiết thực. GV: Hoàng Thị Thùy Linh Page 18
  19. SKKN: Mộ số PP dạy và học từ vựng hiệu quả cho HSTH 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của đề tài.  Chúng ta có thể  thấy rằng việc dạy, cung cấp từ  vựng tiếng Anh cho học   sinh là cực kì quan trọng. Nó là chìa khóa, là nển tảng cần thiết của ngôn ngữ nói   chung và tiếng Anh nói riêng. Vốn từ của học sinh càng giàu bao nhiêu thì khả năng   sử dụng càng lớn, càng chính xác, hoạt động giao tiếp sẽ thể hiện rõ ràng và nhạy  bén hơn. Tuy nhiên việc giúp học trò nắm vững và làm giàu vốn từ vựng không hề  đơn giản và dễ dàng. Bởi công việc này không thể đi đến thành công dựa vào một  phía giáo viên, mà phải là công sức của thầy và trò, cần phải có sự hợp tác của học   sinh, để  những kiến thức được giáo viên truyền thụ  được tiếp thu một cách tích  cực. Vì vậy giáo viên không chỉ  dừng lại  ở  việc tìm tòi sáng tạo nhiều phương   pháp, nhiều cách thức hơn mà còn là nguồn cảm hứng, động viên, tạo được môi  trường cho các em niềm tin yêu đối với Tiếng Anh. Việc vận dụng nhiều phương   pháp dạy từ vựng đã giúp cho học sinh phần nào hứng thú hơn, yêu thích tiếng Anh  hơn, đồng thời giúp các em tự học, từ rèn luyện bản thân.  Trong điều kiện học sinh ở vùng quê còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất dạy   học còn thiếu thốn thì những thành công ban đầu về  gây dựng vốn kiến thức nền   tảng, cho các em động lực và cách thức tự  học, tự ôn luyện từ  vựng và những tín  hiệu đáng mừng và cần cố gắng pháp huy. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu áp   dụng những phương pháp này cũng đã giúp cho tôi phát triển thêm về chuyên môn,   nghiệp vụ, thêm kinh nghiệm dạy và học.  3.2. Kiến nghị, đề xuất.  Để  giúp giáo viên vận dụng đề  tài hiệu quả, cá nhân tôi xin đưa ra một vài  kiến nghị, đề xuất như sau: GV: Hoàng Thị Thùy Linh Page 19
  20. SKKN: Mộ số PP dạy và học từ vựng hiệu quả cho HSTH      ­ Giáo viên cần vận dụng một cách sáng tạo sao cho phù hợp với từng đơn vị bài  học và từng đối tượng học sinh cụ thể. Tránh dạy một cách rập khuôn, gây nhàm  chán cho học sinh. ­ Tổ  chức nhiều hình thức, nhiều hoạt động để  bài học không bị  nhàm chán: vận  dụng linh hoạt các trò chơi. ­ Cố gắng tạo ra môi trường Tiếng Anh nhiều nhất có thể: sử  dụng cây từ  vựng,   các quy tắc lớp học bằng Tiếng Anh… ­ Nhà trường cần bổ  sung đầy đủ  các trang thiết bị  hỗ  trợ  cho việc dạy bộ  môn   tiếng Anh như từ điển, sách báo, băng đĩa, đèn chiếu v.v .         Trên đây là một vài kinh nghiệm tôi tìm hiểu trong quá trình thực tế giảng dạy.   Tuy nhiên, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, vì vậy rất mong được  sự  góp ý bổ  sung của các đồng nghiệp, của hội đồng khoa học các cấp để  sáng   kiến của tôi được hoàn chỉnh hơn nữa. Tôi xin chân thành cám ơn.  GV: Hoàng Thị Thùy Linh Page 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2