intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

47
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về dạy Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5. Nghiên cứu thực trạng (tổ chức khảo sát và vận dụng) dạy Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5. Đề xuất một số giải pháp và tổ chức dạy Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚC ĐỒNG ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY  HỌC PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 5            Môn : Tiếng Việt                     Cấp học : Tiểu học                      Họ và tên : Trịnh Thị Hạnh                      Chức vụ :  Giáo viên   Số điện thoại : 0977538823                      Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Phúc Đồng ­                                               Quận Long Biên ­ Hà Nội                          
  2. Long Biên, tháng 4/2021 MỤC LỤC
  3. 3/ 10 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục đào tạo Việt Nam đang bước vào giai đoạn hết sức quan trọng   và mang tính chất quyết định, giai đoạn đổi mới giáo dục phổ thông theo nghị  quyết Đại hội lần thứ IX, Nghị quyết 40 của Quốc hội: “ Mục tiêu giáo dục là   đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có trí thức, sức   khỏe, thẩm mĩ và nghề  nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và   chủ  nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực   của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” Giáo dục Tiểu học là bậc học mà mọi quốc gia đều quan tâm. Bậc học   này giúp học sinh phát triển toàn diện về  đức, trí, thể, mĩ và các kĩ thuật cơ  bản để  phát triển năng lực cá nhân; tính năng động, sáng tạo và hình thành   nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.  Có thể  nói môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học giúp học sinh   biết đọc thông viết thạo, biết sử  dụng từ  ngữ  một cách chuẩn xác và có kĩ   năng giao tiếp trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Những kiến thức của môn   Tiếng Việt là tiền đề  là cơ  sở  cho học sinh tiếp cận với các môn học khác.  Trong chương trình môn Tiếng Việt  ở  Tiểu học, Luyện từ  và câu được tách   thành một phân môn độc lập, có vị trí ngang bằng với các phân môn khác như  Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn...Ngoài ra Luyện từ và câu còn được đặt trong  các   phân   môn   khác   thuộc   môn   Tiếng   Việt   và   trong   giờ   học   của   các   môn  khác...Như  vậy  nội   dung  dạy  về   luyện  từ   và  câu  trong  chương  trình  môn  Tiếng Việt nói riêng, các môn học nói chung ở Tiểu học, chiếm một tỷ lệ đáng  kể. Điều đó nói lên ý nghĩa quan trọng của việc dạy luyện từ  và câu  ở  Tiểu   học.  Thế nhưng, việc sử dụng vốn từ trong học tập và trong giao tiếp của các   em còn nhiều hạn chế. Các em gặp khó khăn để nắm được kiến thức khi giáo  viên   hướng   dẫn   và   càng   khó   khắc   sâu   mạch   kiến   thức   đó.Các   em   không  chuyển kiến thức thành kĩ năng, kĩ xảo trong cuộc sống và trong giao tiếp. Từ  những suy nghĩ trên, tôi luôn trăn trở “ Làm thế nào cho học sinh yêu thích môn  Tiếng Việt, yêu thích phân môn Luyện từ và câu? Cần làm gì để các em có thể  hiểu và học tốt Luyện từ và câu?”. Xuất phát từ những trăn trở trên, trong quá  trình dạy học tôi luôn cố  gắng tìm tòi, học hỏi để  tìm ra phương pháp dạy   Luyện từ và câu lớp 5 tốt nhất. Vì vậy, tôi mạnh dạn nghiên cứu và chọn viết   sáng kiến kinh nghiệm:  “Một số  giải pháp nâng cao chất lượng dạy học   phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5.”
  4. 4/ 10 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ­ Nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về dạy  Luyện từ và câu cho  học sinh lớp 5. ­ Nghiên cứu thực trạng (tổ  chức khảo sát và vận dụng) dạy  Luyện từ  và câu cho học sinh lớp 5. ­ Đề xuất một số giải pháp và tổ chức dạy Luyện từ và câu cho học sinh  lớp 5 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 1. Đối thượng nghiên cứu ­ Chương trình, Sách giáo khoa và Sách giáo viên môn Tiếng Việt lớp 5.  ­ Thực tiễn dạy và học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5. 2. Thời gian nghiên cứu ­ Thời gian nghiên cứu: Năm học 2019 – 2020; 2020 – 2021. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ­ Phương pháp điều tra, tìm hiểu thực tế. ­ Phương pháp nghiên cứu tài liệu. ­ Phương pháp thống kê, phân loại. ­ Phương pháp kiểm tra, đánh giá.  PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Vị trí, vai trò của phân môn Luyện từ và câu     “ Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ  sở  ban  đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất và thẩm   mĩ. Các kĩ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã  hội chủ nghĩa. Bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm của người công dân,  chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.”     Phân môn Luyện từ và câu là một môn học giữ vị trí quan trọng trong   chương trình Tiếng Việt lớp 5. Ngay từ đầu của hoạt động học tập ở trường,  học rộng thêm và nâng cao  dần để  phục vụ cho nhu cầu ngày một tăng trong  cuộc sống của các em cũng như trong lao động, học tập và giao tiếp. Chính vì   vậy, dạy Luyện từ và câu có vị trí rất quan trọng. Không có vốn từ đầy đủ thì  không thể  nắm được ngôn ngữ  và biến nó thành một phương pháp giao tiếp.  Việc dạy từ  và câu giúp học sinh năm được tiếng mẹ  đẻ, tạo điều kiện học   tập phát triển toàn diện. Khả năng giáo dục nhiều mặt của Luyện từ và câu là   rất to lớn. Nó có nhiều khả  năng để  phát triển ngôn ngữ, tư  duy logic và các  năng lực trí tuệ  như  trừu tượng hóa, khái quát hóa, phân tích tổng hợp,… và  các phẩm chất đạo đức như  tính cẩn thận, cần cù. Ngoài ra phân môn Luyện  từ và câu còn có vai trò hướng dẫn cho học sinh kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.
  5. 5/ 10      Luyện từ  và câu là môn học nền tảng để  học sinh học các môn học  khác trong tất cả  các cấp học sau cũng như  trong lao động và trong giao tiếp   cuộc sống, bởi nó giúp học sinh có năng lực nói, viết đúng, chính xác. Từ đó sử  dụng Tiếng Việt một cách thành thạo làm công cụ  tư  duy để  học, giao tiếp và lao   động.    Ngoài ra, nội dung chương trình của phân môn Luyện từ  và câu  ở  tiểu  học được xây dựng phù hợp với yêu cầu phát triển lời nói của học sinh, giúp   các em mở rộng thêm kiến thức trong quá trình học tập, lao động và giao tiếp   ngày một tốt  hơn, tiến bộ  hơn,  đạt kết quả  cao hơn. Như  vậy phân môn  Luyện từ và câu có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển tư duy ngôn ngữ  cho học sinh. 2. Nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu lớp 5:     Phân môn Luyện từ và câu giúp học sinh: ­ Mở  rộng, hệ  thống hóa vốn từ  và trang bị  cho HS một số  hiểu biết sơ  giản về từ, câu, văn bản. ­ Rèn luyện cho HS các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu. ­ Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; có  ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp. II. THỰC TRẠNG DẠY – HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 1. Về phía giáo viên: ­ GV khi dạy học cònảnh hưởng phương pháp truyền thống, chưa  tích  cực đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực,lấy học sinh làm  trung tâm ở phân môn Luyện từ và câu. Tổ chức dạy học ở phân môn này còn  khô khan, lúng túng chưa mang lại hiệu quả cao. ­ HĐ dạy và học cung cấp kiến thức cho  HS nhớ  máy móc là chủ  yếu,  chưa chú trọng đến vận dụng thực hành.   ­  Người  GV  chưa định hướng cách học cho  HS  nên khi tìm hiểu về  nghĩa, cách dùng từ, sử  dụng từ  ngữ  và ngữ  pháp hHS chưa có cách học chủ  động, tích cực và sáng tạo. 2. Về phía học sinh:      ­ Vốn từ  còn hạn chế, kiến thức về  từ  loại và thành phần câu chưa   chắc.     ­ Khả năng tiếp thu của học sinh trong lớp không đồng đều.     ­ Một số HS còn thụ  động trong các giờ học, chưa thích học phân môn  Luyện từ và câu.
  6. 6/ 10 III. CÁC BIỆN PHÁP ĐàTIẾN HÀNH 1. Biện pháp 1. Nghiên cứu kĩ về kiến thức trọng tâm, mục tiêu cần  đạt cho học sinh và thay đổi ngữ  liệu, yêu cầu của bài trong sách giáo   khoa sao cho phù hợp. a. Kiến thức trọng tâm: Qua nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa lớp 5, tôi nhận thấy mạch   kiến thức của phân môn Luyện từ và câu trong chương trình lớp 5 gồm:  + Nghĩa của từ  (Từ   đồng  âm, từ   đồng nghĩa, từ  trái nghĩa, từ  nhiều   nghĩa) + Mở rộng vốn từ (Tổ quốc, nhân dân, hòa bình, hữu nghị ­ hợp tác, thiên nhiên, bảo vệ  môi trường, hạnh phúc, công dân, Trật tự  ­ An ninh, truyền  thống, nam và nữ, trẻ em, quyền và bổn phận,truyền thống ) + Từ loại: Đại từ; quan hệ từ, tổng kết vốn từ + Câu: Câu ghép;Nối câu ghép bằng QHT; Các phép liên kết câu; Ôn tập  về dấu câu:“dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu  ngoặc kép, dấu gạch ngang”.  b. Mục tiêu đạt được:  ­ Học sinh cần nắm vững khái niệm của các lớp từ  vựng, từ  loại, các  kiểu câu, dấu câu. Biết vận dụng trong giao tiếp hoặc trong viết văn.. c. Thay đổi ngữ liệu, yêu cầu cho phù hợp với đặc điểm học sinh của   lớp mình. ­ Kiến thức tiếng Việt vốn bắt nguồn từ đời sống thực tế, nếu trong khi   dạy, giáo viên liên hệ thực tế để học sinh tìm kiến thức thì các em làm bài tập  tốt hơn, hứng thú hơn. Ngược lại sau mỗi hoạt động hoặc mỗi bài, giáo viên   cần liên hệ thực tế để giáo dục các em vận dụng những điều đã học vào cuộc  sống. Có như  vậy, các em mới cảm thấy kiến thức bài học thật gần gũi, yêu   thích môn học hơn. Ví dụ 1: Khi dạy bài “Từ đồng nghĩa” * Cách làm lâu nay: Cho HS tìm hiểu ví dụ  nhận xét, rút ra ghi nhớ  và   làm bài tập thực hành.  * Tôi đã thực hiện thay đổi ngữ liệu như sau: Phần nhận xét: 1. Học sinh quan sát tranh, so sánh nghĩa của các cặp từ và trình bày cách  hiểu về nghĩa của những từ đó. a. học sinh – học trò: Nghĩa của hai từ  học sinh, học trò có điểm nào  giống nhau? (Hai từ này cùng chỉ ai?) b. Khiêng – vác 
  7. 7/ 10 ­ Quan sát tranh và lời giải nghĩa dưới tranh: Khiêng:   Nâng   và   chuyển   vật  Vác:   nâng,   chuyển   vật   nặng   hoặc  nặng hoặc cồng kềnh bằng sức của   cồng kềnh bằng cách đặt lên vai. hai hay nhiều người hợp lại.  ­ Nghĩa của hai từ  khiêng , vác có điểm nào giống nhau, điểm nào khác  nhau? (Sau khi HS thực hiện một trong hai bài tập trên, GV sẽ gợi ý để các em   nêu được định nghĩa (ghi nhớ)). Phần luyện tập: Bài tập: Giúp bạn Lan Anh chọn từ nào trong hai trường hợp sau? a. Cô giáo mặc một chiếc áo in hình những bông hoa hướng dương tuyệt  đẹp. Bạn Lan Anh ôm lấy cô và nói: “Cô ơi! Chiếc áo cô mặc có những bông  hoa vàng rực rỡ/ vàng chóe, trông thật đáng yêu.” b. Buổi sáng, những tia nắng lấp lánh buông nhẹ  bên hiên nhà. Lan Anh  liền viết mấy câu thơ: “Mùa thu gọi về  tia nắng – Vàng mơ  / vàng rộm bên   những hiên nhà…” Ví dụ 2: Khi dạy bài Câu ghép, với bài tập 3 đề bài là “Thêm một vế câu   thích hợp để  tạo thành câu ghép”.Tôi đã thay đổi đề  bài thành “Thêm vế  câu   thích hợp để  tạo thành câu ghép” và chuyển phần d thành câu cho vế  thứhai  trước, yêu cầu học sinh thêm vế  một. Mục đích để  học sinh phát huy được  năng lực.  Bài 3: Thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu ghép? a.Mùa xuân đã về, ………………………………… b. Mặt trời mọc,…………………………………… c. Trời đã khuya nhưng …………………………… d. …………………………………………, em phải nghỉ học.    Với việc thay đổi ngữ liệu bài học, tôi nhận thấy khả năng làm bài của   học sinh rất tốt. Học sinh thêm được nhiều vế câu
  8. 8/ 10 2.  Biện  pháp 2.  Khơi gợi sự  tò mò, nuôi dưỡng hứng thú học tập  cho học sinh. ­ Tạo hứng thú trong học tập cho HS cũng là một nghệ  thuật trong quá   trình dạy học của người giáo dục. Tạo hấp dẫn cuốn hút học sinh vào hoạt   động học và nhất là môn Luyện từ  và câu đòi hỏi giáo viên cần có phương  pháp và hình thức tổ chức phong phú. Giảm bớt sự căng thẳng, nhàm chán. ­ Để tạo được sự hứng thú học tập cho các em, tôi luôn tạo được sự thoải  mái trong học tập, phải làm cho các em cảm nhận được vẻ đẹp và khả năng kì  diệu của ngôn từ, để  kích thích vốn từ  sẵn có của từng em. Vì vậy tôi luôn   biết gây hứng thú học tập cho học sinh sẽ  làm cho các em thích thú học tập  không còn gây cảm giác khô khan, chán học. Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu  bài tôi sử  dụng nhiều phương pháp, hình thức khác nhau (Phương pháp trò  chơi, phương pháp động não, phương pháp hỏi đáp…) phù hợp với từng dạng  bài. a. Khơi gợi sự tò mò tạo hứng thú từ cách giới thiệu bài. Để  bắt đầu tiết học thật thoải mái tôi thường gợi mở, dẫn dắt cho các   em vào  vấn đề  dễ  nhất, hiệu quả  nhất, vừa giúp các em nắm vững kiến thức cũng  vừa giúp các em không áp dụng máy móc trong thực tế cuộc sống.  Ví dụ 1: Bài Từ trái nghĩa * Tổ  chức thực hiện: Giáo viên giới thiệu bằng cách tổ  chức trò chơi:  Nhìn hình đoán từ ngữ ­ Đưa hình  ảnh thể  hiện cảm xúc vui >
  9. 9/ 10 khí lớp học trở nên thoải mái dễ chịu. Học sinh tiếp thu bài tự nhiên nhẹ nhàng  và hiệu quả.  Ví dụ 1: Khi dạy bài Mở rộng vốn từ: Hữu nghị ­ hợp tác, tôi tổ chức cho   học sinh chơi trò chơi "Tìm đúng, gắn nhanh" khi làm bài tập 1. * Cách làm lâu nay là: Một số  giáo viên vẫn thường áp dạng cách dạy  máy móc như sách giáo viên là cho học sinh làm việc cá nhân rồi kết luận.  * Tôi đã thực hiện là: Từ  mức độ  kiến thức của bài tôi có thể  tổ  chức  được trò chơi. Giúp HS có khả  năng phân biệt nhanh, rèn tính nhanh nhẹn  chính xác, tạo khí thế  cho các em. Giáo viên cần chuẩn bị  các tấm thẻ  có ghi   sẵn các từ  đã cho trong bài  ( hữu nghị, hữu hiệu, chiến hữu, hữu tình, thân   hữu, hữu ích, hữu hảo, bằng hữu, hữu dụng)  a. Hữu có nghĩa là “bạn bè”  b. Hữu có nghĩa là “ có”  ........................................................... …………..…………………………. .......................................................... ……………………………………… ­ Hình thức tổ chức: GV chia lớp thành 3 đội, mỗi đội có 5 em tham gia.   Thời gian: 3 phút. Tôi cho các em từng đội nhận giấy bìa, trong thời gian 3 phút  các em đính các tấm thẻ  đúng vào bảng phụ. Hết thời gian đội nào phân biệt  đúng nhất, nhanh nhất thì đội đó thắng cuộc . Ví dụ 2: Khi dạy bài “ Câu ghép” , tôi tổ chức cho HS khởi động bằng bài   hát “Đảng là mùa xuân”. Sau đó sử  dụng lời bài hát là tư  liệu để  ôn bài cũ và  dạy bài mới.    Phân môn Luyện từ  và câu được đánh giá là phân môn khó trong môn   Tiếng Việt nên việc gây hứng thú đối với học sinh là rất quan trọng. Tuy nhiên   trong quá trình lên lớp giảng dạy mỗi giáo viên phải tổ  chức tiết học theo   phương châm: “ Học mà chơi, chơi mà học” để tạo hứng thú đặc biệt đối với  các em nhưng chú ý không biến giờ học thành giờ chơi vô ích 3.  Biện  pháp 3. Phối hợp bài dạy với các hoạt động ngoài giờ  lên  lớp.  Ngoài việc dạy học ở trên lớp nên tổ chức cho học sinh những giờ học   ngoại khóa thật bổ ích như tổ chức các trò chơi đố  vui để học,…. Các hội thi  tìm từ nhanh, đặt câu đúng,… để các em tăng thêm vốn hiểu biết tạo ra sự thi   đua, hứng khởi trong học tập Tiếng Việt và phân môn Luyện từ  và câu nói  riêng. Thông qua các hoạt động ngoài giờ  lên lớp như  các giờ  chơi, chào cờ,   các cuộc tọa đàm trao đổi học sinh sẽ tích lũy được vốn từ cho mình. Ví dụ:  Trong năm học 2019­ 2020, tôi đã tổ  chức cho học sinh trong lớp   tôi chủ nhiệm tham gia giao lưu “Em yêu Tiếng Việt”     Tôi đã cung cấp hệ thống câu hỏi thuộc Luyện từ và câu lớp 5 như sau:
  10. 10/ 10 Câu 1: Từ nào dưới đây có tiếng đồng không có nghĩa là “cùng”?   A. Đồng hương B. Thần đồng C. Đồng nghĩa D. Đồng chí Câu 2: Những cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau? A. Leo ­ chạy B. Chịu đựng ­ rèn luyện C. Luyện tập ­ rèn luyện D. Đứng ­ ngồi Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ  tự trọng? A. Tin vào bản thân mình B. Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình C. Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác D. Coi trọng mình và xem thường người khác Câu 4: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép? A. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. B. Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi   lạnh mùa đông. C. Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng   con chó to. D. Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa. Câu 5: Thành ngữ, tục ngữ  nào sau đây ca ngợi đạo lý thủy chung, luôn  biết ơn những người có công với nước với dân? A. Muôn người như một B. Chịu thương, chịu khó C. Dám nghĩ dám làm D. Uống nước nhớ nguồn Câu 6: Câu ghép nào biểu thị quan hệ tương phản trong các câu sau đây?  A. Nếu trời trở rét thì con phải mặc áo ấm.  B. Tuy Hoàng không được khỏe nhưng Hoàng vẫn đi học. C. Do được dạy dỗ nên em bé rất ngoan. D. Chúng em chăm học nên cô giáo rất mực thương yêu. Câu 7: Từ “trong” ở cụm từ “phấp phới trong gió” và từ “trong” ở cụm  từ “nắng đẹp trời trong” có quan hệ với nhau như thế nào? A. Đó là một từ nhiều nghĩa B. Đó là hai từ đồng nghĩa C. Đó là hai từ đồng âm D. Đó là hai từ trái nghĩa Như vậy, Luyện từ và câu được đánh giá là khô khan trong các phân môn   Tiếng Việt. Vì vậy việc phối hợp với các hoạt động ngoài giờ  lên lớp sẽ tạo 
  11. 11/ 10 hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu kiến thức. Khi học sinh có hứng thú,  các em sẽ  tự giác, chủ  động học tập chủ  động nắm được kĩ năng, kiến thức.   Không chỉ  vậy, nó còn giúp các em có thói quen dùng từ  đúng, nói viết thành   câu, biết quý, biết giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. IV. KẾT QUẢ  Sau khi áp dụng các biện pháp trên, tôi thấy kết quả  học tập của HS đã  thay đổi rõ rệt. Từ chỗ học sinh hiểu kiến thức cơ bản đến vận dụng nhuần  nhuyễn, nhiều em đã có tiến bộ rất nhiều. Đặc biệt, nhiều em không còn thái  độ  ngại khi gặp các bài tập Luyện từ  và câu. Làm tốt các biện pháp trên, tôi  còn đạt được một mục đích nữa là giúp các em học môn Tiếng Việt nhanh   hơn, dễ hiểu hơn, các em yêu thích bộ môn hơn. Điều đó được thể hiện ở kết quả khảo sát cuối năm về  Luyện từ và câu.  Kết quả như sau:  TRƯỚC  SAU KHI VẬN DỤNG  KHI   VẬN  XẾP LOẠI DỤNG  Số bài Tỉ lệ Số bài Tỉ lệ Hoàn thành tổt 9 20% 18 40% Hoàn thành 31 68,9% 27 60 % Chưa hoàn thành 5 11,1% 0 0 % Nhìn vào bảng đối chiếu so sánh trên cho thấy, khi nhận thấy: ­ Các em đón nhận tiết học rất sôi nổi, hào hứng và tự  giác. Giờ  học vui   vẻ, nhẹ nhàng, không còn căng thẳng, nặng nề như trước. ­ Biết cách trình bày, trao đổi, tranh luận về  những vấn đề  gần gũi với  đời sống và phù hợp với trình độ của HS lớp 5. ­ Các em được rèn 4 kĩ năng nghe, nói, viết, đọc. Nhiều em không những   nói đúng, sử dụng đúng từ ngữ trong nói và viết mà còn nói được hay hơn. ­ Hơn nữa các em cảm thấy yêu quý, tự hào và có ý thức giữ gìn sự trong   sáng của Tiếng Việt thông qua phân môn Luyện từ và câu. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN. Qua quá trình nghiên cứu, bản thân tôi đã rút ra được những bài học kinh  nghiệm về việc dạy Luyện từ và câu cho học sinh 5 như sau :
  12. 12/ 10 ­ Giáo viên cần phải nghiên cứu bài thật kỹ trước khi dạy. ­ Giáo viên nắm vững nội dung cần dạy cho học sinh. ­ Giáo viên phải có những phương pháp dạy học thoả đáng. ­ Đồ dùng dạy học cần chuẩn bị đa dạng phong phú càng nhiều vật thật  càng tốt. ­ Giáo viên chịu khó sưu tầm hoặc sáng tác các bài thơ, câu đố  vui liên  quan đến bài học. ­ Giáo viên cần linh hoạt lựa chọn phương pháp thích hợp cho từng bài  dạy để hấp dẫn học sinh. ­ Giáo viên cần có những hình thức động viên kịp thời đối với những  học sinh có tiến bộ. ­ Cố gắng phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của học sinh trong học   tập. 2. KHUYẾN NGHỊ. ­ Đối với Phòng giáo dục: Tổ  chức các chuyên đề dạy Luyện từ  và câu  trong các khối lớp. Chuyên đề dạy các môn học tích hợp Luyện từ và câu ­ Đối với nhà trường: Quan tâm hơn nữa tới việc đổi mới phương pháp   dạy học Luyện từ và câu.  Trên đây là một số  kinh nghiệm trong việc dạy Luyện từ và câu lớp 5.   Rất mong nhận được sự góp ý của các cấp đánh giá góp ý để bản kinh nghiệm   của tôi được hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cũng như  có thể góp phần thực hiện mục tiêu  giáo dục có hiệu quả. Tôi xin chân thành cảm ơn!  PHẦN IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo viên, Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5. 2.  Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5 (Trần Mạnh Hưởng, Lê Hữu  Tình).
  13. 13/ 10 3. Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở Tiểu học (Lê Phương Nga). 4.  40 đề  ôn luyện cuối cấp Tiểu học (Lê Phương Nga, Lê Hữu Tỉnh,   Nguyễn Trí) 5. Vở bài tâp nâng cao Từ và câu lớp 5 (Lê Phương Nga, Lê Hữu Tỉnh) 6. Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 (Phan Phương Dung, Nguyễn Trí Dũng,  Hoàng Minh Hương, Nguyễn Thanh Thủy) 7. Bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 (Lê Phương Nga, Nguyễn Thu   Hà) 8. Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2