intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp thu hút sự chú ý của học sinh lớp Bốn trong giờ học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

18
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài "Một số giải pháp thu hút sự chú ý của học sinh lớp Bốn trong giờ học" nhằm đề ra những giải pháp nhằm giúp giáo viên duy trì trật tự để thu hút sự chú ý của học sinh trong các giờ học, từ đó nâng cao hiệu quả các giờ dạy; Rèn cho học sinh các kĩ năng giữ trật tự, tập trung trong giờ học và các hoạt động tập thể. Qua đó góp phần hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất cần thiết cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp thu hút sự chú ý của học sinh lớp Bốn trong giờ học

  1. MỤC LỤC Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU 2 1. Lí do chọn giải giáp 2 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 1. Cơ sở lí luận 3 2. Cơ sở thực tiễn 4 3 Giải pháp khắc phục tình trạng học sinh mất trật tự nhằm thu 5 hút sự chú ý của học sinh trong giờ học 3.1. Hình thành, giáo dục cho học sinh ý thức, thói quen “chú ý 5 trong giờ học” 3.2. Bố trí sắp xếp cơ cấu lớp học hợp lý 7 3.3. Tổ chức xây dựng tốt các nề nếp cho học sinh 7 3.4. Tạo hứng thú học tập cho học sinh qua các tiết học 8 3.5. Phối kết hợp với các lực lượng giáo dục 11 3.6. Giải pháp cuối cùng 11 III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG 12 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
  2. 2 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn giải giáp Đã là một giáo viên đứng trên bục giảng ai cũng luôn mong muốn học sinh mình “chú ý trong giờ học” và “Thu hút sự chú ý của học sinh trong giờ học” là điều rất cần thiết. Là giáo viên, chúng ta phải hiểu rõ làm thế nào để thu hút sự chú ý của học sinh trong giờ học. Nếu trong giờ học các em luôn nói chuyện riêng, làm việc riêng, không tập trung vào nghiên cứu bài học... thì việc tiếp thu nội dung bài học sẽ không mạch lạc, không có hệ thống, từ đó các em sẽ không hiểu bài, dẫn đến hiệu quả học tập sẽ rất thấp. Nhưng nếu một lớp học, học sinh luôn luôn trật tự, trật tự tới tuyệt đối, các em lúc nào cũng khoanh tay chăm chắm nhìn lên bảng, lớp im phăng phắc không một tiếng động, vẻ mặt em nào cũng căng thẳng, sợ sệt. Việc “trật tự” ấy có mang lại hiệu quả không? - Không. Điều này đã được kiểm nghiệm qua thực tế. Vậy “sự chú ý của học sinh trong giờ học” ở đây là có chủ định. Tất cả học sinh trong lớp luôn tập trung thực hiện một nhiệm vụ học tập cụ thể với thái độ tích cực, hứng thú, được biểu hiện qua hành vi, thái độ và từng ánh mắt của các em. Chú ý trong giờ học sẽ giúp các em lĩnh hội một cách trọn vẹn, đầy đủ những kiến thức mà giáo viên truyền đạt. Bên cạnh đó còn tạo cho các em một thói quen hành vi đạo đức tốt không những trong giờ học mà còn trong tất cả các hoạt động khác như: chào cờ, các ngày lễ hội, mít tinh... Có chú ý thì học sinh mới lắng nghe được bạn nói, lắng nghe được thầy cô nói. Vậy xây dựng nề nếp “chú ý trong giờ học” cũng chính là góp phần hình thành thói quen lắng nghe người khác nói. Một thói quen cần được hình thành ngay từ lớp đầu tiên của bậc Tiểu học. Nói rộng hơn, đây chính là “Văn hóa lắng nghe” mà các nhà trường đang hướng tới. Tuy nhiên, để rèn cho học sinh có thói quen “chú ý trong giờ học”, mà nhất là học sinh lớp Tiểu học thì
  3. 3 đó là điều mà không phải người giáo viên nào cũng làm tốt. Đó cũng chính là cái đích mà mỗi người giáo viên đứng lớp luôn mong muốn. Điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải giáo viên nào cũng quan tâm để làm tốt được. Chính vì những lí do đó mà tôi đã lựa chọn giải giáp: “Một số giải pháp thu hút sự chú ý của học sinh lớp Bốn trong giờ học” này với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm cho các đồng nghiệp của mình nhằm hướng đến một chất lượng giáo dục toàn diện. 2. Mục đích nghiên cứu - Đề ra những giải pháp nhằm giúp giáo viên duy trì trật tự để thu hút sự chú ý của học sinh trong các giờ học, từ đó nâng cao hiệu quả các giờ dạy. - Rèn cho học sinh các kĩ năng giữ trật tự, tập trung trong giờ học và các hoạt động tập thể. Qua đó góp phần hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất cần thiết cho học sinh. - Giúp giáo viên có phương pháp tổ chức tốt các hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp, góp phần hình thành văn hóa lắng nghe trong nhà trường. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, chỉ ra thực trạng của việc duy trì trật tự trong giờ học ở lớp 4A3 từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm giữ trật tự để thu hút sự chú ý của học sinh trong giờ học ở lớp 4A3. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Để hoàn thành đề tài này tôi nghiên cứu thực trạng giữ trật tự trong giờ học ở lớp 4A3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu năm học năm học 2021-2022. 5. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lí luận tổng hợp; Tổng kết kinh nghiệm; Điều tra - quan sát; Nêu gương, khen thưởng; Phương pháp thực nghiệm. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận Học sinh lớp Bốn tuy đã lớn song các em sống trong những gia đình có
  4. 4 hoàn cảnh khác nhau, nếp sống khác nhau nên nhận thức và nếp sống cũng khác nhau. Các em đều rất ham hiểu biết, thích bắt chước, hiếu động và chưa thể tập trung lâu sự chú ý vào một vấn đề dù đó có thể là vấn đề lúc trước các em rất hứng thú. Nên giáo dục đạo đức phải làm ngay từ nhỏ, càng sớm càng tốt, nhưng phải phù hợp với trẻ. Do vậy người giáo viên tiểu học có một vai trò quan trọng trong việc thực hiện đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước. Trong quá trình đổi mới tư duy giáo dục, thực hiện kiểu dạy lấy học sinh làm trung tâm, vai trò của người giáo viên càng quan trọng. Muốn thực hiện được những nhiệm vụ đó, người giáo viên dạy tiểu học cần phải có sự tinh tế và nhạy bén, am hiểu sâu sắc về tâm sinh lý học sinh, thật sự yêu thương con trẻ, luôn gần gũi quan tâm đến các em thì mới hiểu thấu đáo được nguyên nhân khiến các em chưa ngoan, chưa thật sự trật tự trong giờ học. Là giáo viên phụ trách lớp Bốn, tôi luôn tạo một niềm tin tuyệt đối với các em học sinh trong lớp, luôn đối xử thiện chí và công bằng đối với tất cả các em. Nhờ vậy mà tôi hiểu được nguyên nhân và tìm được biện pháp khắc phục đối với những học sinh chưa ngoan của lớp mình. 2. Cơ sở thực tiễn Năm học 2021-2022, tôi được phân công phụ trách lớp Bốn. Lớp tôi phụ trách gồm có 37 học sinh. Mọi hoạt động học tập cũng như vui chơi đều chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, cũng như chưa thoả mãn được nhu cầu lứa tuổi các em. Khi vừa nhận lớp tôi đã phát hiện thấy các em rất ồn ào mất trật tự, không chú ý tập trung vào việc học, còn tự do đi lại trong lớp mỗi khi các em có nhu cầu mà không cần có sự cho phép của giáo viên. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cũng như hiệu quả của bài học. Với tình hình lớp chủ nhiệm như vậy, tôi biết, muốn dạy và học đạt được hiệu quả tốt, điều quan trọng đầu tiên là phải chỉnh đốn ngay nề nếp học sinh. Tuy đã có những kinh nghiệm nhất định về việc rèn cho học sinh có thói quen giữ trật tự để thu hút sự chú ý của học sinh trong giờ học, tôi vẫn
  5. 5 bắt tay vào tìm hiểu nguyên nhân ngay để tìm cách khắc phục kịp thời. Sau thời gian tìm hiểu tôi đã rút ra được một số nguyên nhân sau: a) Nguyên nhân thứ nhất: từ phía học sinh Các em học sinh Tiểu học còn nhỏ tuổi nên tất tần tật mọi việc diễn ra trong lớp đều được các em “Thưa cô”. Có buổi học các em thưa cô đến mấy chục lần. Đây là một thói quen không dễ gì bỏ được ở các em. Ở độ tuổi này, khả năng chú ý có chủ định đã phát triển nhưng chưa bền vững, thời gian học tập kéo dài sẽ khiến các em mệt mỏi, thiếu sự tập trung và dẫn đến nói chuyện riêng, mất trật tự trong giờ học. Một nguyên nhân quan trọng nữa là đối với học sinh lớp Bốn nhiều bài học có nội dung khó và phức tạp. Đối với những học sinh chậm hơn các bạn việc học những bài khó sẽ khiến các em dễ mất tập trung và hứng thú. b) Nguyên nhân thứ hai: từ phía giáo viên Chưa tìm hiểu và khám phá được điểm mạnh và điểm yếu, điểm còn hạn chế của từng học sinh. Đặc biệt là chưa tìm được giải pháp để phát huy hết khả năng sáng tạo và phát triển tư duy cho trẻ. Chưa tìm được giải pháp khắc phục những nhược điểm về ý thức và nhận thức của trẻ. Chưa quan tâm, chưa tạo nề nếp thói quen cho học sinh. Chưa chú trọng gây hứng thú cho học sinh qua mỗi tiết học. Chưa phối kết hợp các lực lượng giáo dục như: gia đình, nhà trường, Đội Thiếu niên, Sao Nhi đồng, và các lực lượng giáo dục khác. Sau khi tìm hiểu được những nguyên nhân nói trên, tôi bắt đầu tìm các biện pháp để khắc phục kịp thời. 3. Giải pháp khắc phục tình trạng học sinh mất trật tự nhằm thu hút sự chú ý của học sinh trong giờ học 3.1. Hình thành, giáo dục cho học sinh ý thức, thói quen “chú ý trong giờ học”
  6. 6 Lứa tuổi học sinh tiểu học còn nhỏ khó thích nghi với môi trường mới. Chính vì thế mà ngay từ những ngày đầu nhận lớp tôi đã đóng vai trò vừa là cô giáo, vừa là mẹ, là chị, là bạn để giúp các em thích nghi với môi trường học tập mới mà không bị tâm tâm lí căng thẳng, sợ sệt. Và việc giúp học sinh hiểu được “trật tự để thu hút sự chú ý của học sinh trong giờ học” là một việc làm vô cùng quan trọng. Bằng kinh nghiệm của bản thân tôi giúp học sinh hiểu “trật tự” là không được gây ồn ào, không được nói tự do khi không được sự đồng ý của cô giáo. Nhưng tại sao lại không được nói, không được gây ồn ào. Vì nếu ồn ào thì không nghe được bạn nói, không nghe được cô giáo nói. Trong trường hợp học sinh gây mất trật tự trong giờ học, giáo viên thường nhắc nhở các em bằng lời nói như: “im lặng”, “trật tự”, hay “cả lớp chú ý lên bảng”, hay nêu tên cụ thể những học sinh đang nói chuyện, đang làm việc riêng…Nhưng những biện pháp ấy vẫn không mang lại hiệu quả. Vì học sinh vẫn chưa hiểu vì sao phải trật tự. Thay vì việc phải nhắc nhở, bắt các em phải tập trung, chúng ta có nhiều cách để học sinh hiểu vì sao phải “chú ý trong giờ học”. Và đây là một ví dụ để giúp học sinh hiểu và hình thành được ý thức, thói quen vì sao phải “chú ý trong giờ học”. Đầu tiên tôi cho mỗi em học sinh tự chọn cho mình một câu nói mà mình thích. Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh để học sinh lựa chọn cho câu nói chỉ của riêng mình. Sau khi học sinh chọn xong, giáo viên cho học sinh thi nói câu nói của mình xem bạn nào nói to nhất. Học sinh nói xong giáo viên hỏi học sinh tìm bạn nói to nhất. Lúc này học sinh sẽ không trả lời được bạn nào là bạn nói to nhất cả. Vì bản thân mỗi học sinh vẫn phải nói câu nói của riêng mình đến bản thân mình nói gì các em còn không nghe rõ. Do vậy không thể nghe các bạn khác nói được. Tiếp theo tôi chia lớp ra làm các nhóm. Mỗi nhóm tôi cũng cho chọn một bài hát mà nhóm mình thích nhất. Sau khi chọn xong tôi cũng cho các nhóm thi hát bài hát của nhóm mình xem nhóm nào hát to và hay nhất. Các nhóm hát xong cùng phải trả lời câu hỏi của giáo viên là nhóm nào hát hay
  7. 7 nhất. Chắc chắn các em sẽ khó có thể tìm ra nhóm nào hát hay nhất được, vì nhóm nào cũng phải hát bài hát của nhóm mình. Cuối cùng tôi cho cả lớp cùng hát chung một bài hát. Hát xong học sinh có thể trả lời được câu hỏi mà giáo viên đưa ra như: bài hát có hay không? Bài hát có nội dung là gì? Lúc này tôi sẽ đưa ra một câu hỏi cho học sinh suy nghĩ và trả lời: nếu ai cũng nói theo ý thích của mình thì có nghe được người khác nói không? Học sinh có thể đưa ra câu trả lời: Ai cũng nói theo ý thích của riêng mình thì sẽ không nghe được người khác nói. Từ đó học sinh hiểu được cần phải “chú ý trong giờ học”. 3.2. Bố trí sắp xếp cơ cấu lớp học hợp lý Ngay từ đầu năm học, tôi luôn chăm lo tổ chức xây dựng tập thể lớp thành một tập thể tự quản tốt. Thành lập bộ máy cán bộ lớp là một việc làm không thể bỏ qua. Bộ máy cán bộ của lớp tôi gồm: 1 lớp trưởng, 2 lớp phó, 4 tổ trưởng. Tôi phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng em, từng tổ, để các em hiểu được vai trò của mình trong bộ máy cán bộ lớp. Giờ sinh hoạt đầu tiên tôi đã sắp xếp lại chỗ ngồi của học sinh cho phù hợp. Những em hiếu động, hay nói chuyện riêng tôi cho ngồi cùng bàn với những em trầm tính, ngoan và không nói chuyện, các bàn đều xen kẽ nam và nữ. Em yếu xếp ngồi cùng bàn với em khá. Trong giờ sinh hoạt lớp đầu tiên này tôi đã đưa ra các tiêu chí thi đua: + Các tổ sẽ thi đua xem trong tuần tổ nào học nghiêm túc nhất, giữ trật tự trong giờ học tốt nhất. Sau mỗi buổi học sẽ bình chọn, tổ nào nhất sẽ được thưởng một bông hoa và sẽ được tổng kết vào giờ sinh hoạt tập thể cuối tuần. Hình thức thi đua này mang tính tập thể, tuy nhiên nó cũng đã đem lại hiệu quả thiết thực. 3.3. Tổ chức xây dựng tốt các nề nếp cho học sinh Tôi không phó mặc sự quản lý lớp cho cán bộ lớp mà chỉ thông qua các em để nắm bắt tình hình khi giáo viên không có trên lớp.
  8. 8 Ngay từ đầu năm học tôi đã hướng dẫn học sinh cụ thể tỉ mỉ các nội quy, quy định mà nhà trường cũng như của lớp đề ra. Để dạy một tiết học thật sự mang lại hiệu quả tôi đã đưa ra và quy định cho các em và hướng dẫn các em làm theo hiệu lệnh của mình. Ví dụ: Tôi quy định với các em các kí hiệu khi sử dụng đồ dùng học tập như: B: bảng; V: vở; S: sách, cách đọc theo dãy theo nhóm, cách giơ tay phát biểu, cách giơ bảng con… Một điều mà giáo viên không thể bỏ qua đó là rèn cho học sinh thói quen ra vào lớp. Việc học sinh nộp bài sau khi làm bài xong cũng là điều đáng chú ý. Giáo viên cho từng bàn gộp vở lại rồi từng tổ trưởng sẽ đi thu và nộp lên, không nên để học sinh lên xuống tự do sẽ gây mất trật tự. Khi nhận xét bài giáo viên chú ý để riêng từng tổ và cho tổ trưởng phát cho học sinh. Như vậy, nền nếp trật tự sẽ được đảm bảo. Bên cạnh đó việc nêu cao tinh thần tự quản trong các tổ, nhóm trong lớp đặc biệt quan trọng với việc giữ trật tự trong giờ học. Muốn vậy người giáo viên phải thật sự sâu sát với lớp học, gần gũi thân thiện với học sinh, để các em có thể chia sẻ với cô giáo cả những điều thầm kín. Khi không khí lớp học đã thực sự thân thiện, ấm áp như một ngôi nhà chung của cả cô và trò cũng là lúc để người giáo viên nhóm lên trong các em lòng yêu mến, gắn bó với bạn bè, thầy cô, với trường lớp, tạo cho cho em niềm vui, tự hào vì ngôi nhà chung (lớp, trường). Lúc ấy, chắc chắn một điều các em học sinh sẽ cố gắng phấn đấu làm tất cả vì ngôi nhà chung ấy. Phải tạo cho các em biết xấu hổ khi làm điều sai, tự hào khi làm điều có ích và biết nhận lỗi, sửa lỗi. Làm tốt được những điều trên cũng mang lại hiệu quả cao trong việc “Giữ trật tự để thu hút sự chú ý của học sinh trong giờ học”. 3.4. Tạo hứng thú học tập cho học sinh qua các tiết học Đây là một trong những biện pháp được tôi cho là biện pháp quan trọng nhất để học sinh “chú ý trong giờ học”. Với biện pháp này, giáo viên phải làm
  9. 9 mọi cách để kéo học sinh về với bài học một cách hứng thú, tích cực nhất. Để có được điều đó, điều đầu tiên giáo viên cần làm là: + Tổ chức, thiết kế các hoạt động học tập phù hợp với học sinh với tiêu chí là tất cả học sinh đều được tham gia hoạt động. Trong chương trình đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay có rất nhiều hình thức tổ chức tiết học rất hay như: Tổ chức trò chơi, thi đua cá nhân, thảo luận nhóm, cộng tác nhóm...Nếu giáo viên biết kết hợp các phương pháp một cách linh hoạt, mềm dẻo, đảm bảo tiêu chí bất kì một hoạt động nào mọi học sinh trong lớp đều được hoạt động thật sự thì sẽ khắc phục tình trạng mất trật tự của học sinh nhanh chóng. Với các hình thức tổ chức các tiết học như vậy sẽ tạo không khí sôi nổi, hưng phấn cho học sinh thông qua trò chơi học tập, thảo luận nhóm v.v. sẽ thoả mãn được nhu cầu chơi và giao tiếp của trẻ. Tuy nhiên điều cần chú ý là phải hướng dẫn các em cách chơi, cách thảo luận cộng tác nhóm để học sinh thấy thoải mái và tự tin tìm hiểu khám phá tri thức một cách tốt nhất. Với hình thức này giáo viên cần phải chú ý bố trí phân công nhóm cho phù hợp với sở trường cũng như đồng đều về mặt nhận thức của học sinh. Khéo léo không để những em ngày thường không thích nhau ngồi cùng một nhóm để tránh những va chạm không cần thiết. Trong các môn học, các tiết học tôi cố gắng tìm tòi các hình thức tổ chức tiết học mới lạ, sinh động thông qua cách tổ chức trò chơi để thoả mãn nhu cầu được “Chơi mà học, học mà chơi” của các em. + Tạo hứng thú qua ngôn ngữ của giáo viên. Phong cách trên lớp của giáo viên phải gần gũi với học sinh, nhẹ nhàng nhưng cương quyết, dứt khoát. Giáo viên luôn luôn phải chú ý tới ngôn ngữ và sắc thái biểu cảm qua giọng nói của mình để thu hút sự chú ý của học sinh. Giáo viên không nên nói với giọng điệu đều đều như vậy sẽ gây cho các em nhàm chán. Mà ngôn ngữ của giáo viên cần phải lúc trầm lúc bổng sao cho phù hợp với bài học, kết hợp với điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt điều đó chắc chắn
  10. 10 sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh. + Tạo hứng thú qua đồ dùng học tập Như đã nói ở trên, do tâm sinh lý của các em ở độ tuổi này phát triển chưa hoàn thiện. Khả năng chú ý có chủ định của các em chưa bền vững, vì vậy tôi luôn quan tâm và cố gắng hết mình trong việc sử dụng đồ dùng dạy học mới lạ, như thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, sưu tầm những đồ dùng học tập là vật thật hay những đồ dùng có màu sắc bắt mắt… như vậy sẽ tạo cho các em sự hưng phấn trong học tập, thu hút sự chú ý của các em lâu hơn. + Tạo hứng thú qua các trò chơi, múa hát, kể chuyện Tôi không la mắng những em cá biệt mà thường nhẹ nhàng gọi các em tham gia vào tiết học thông qua các câu hỏi, các hoạt động thi đua ở các trò chơi. Không nên bỏ qua giờ giải lao giữa tiết học, 5 phút thư giãn đối với các em là vô cùng quan trọng. Trong những giờ ra chơi tôi thường dạy cho các em một số động tác phụ họa cho các bài hát, hay hướng dẫn các em một số trò chơi vui như: “Tôi bảo”, “Tập tầm vông”, “Diệt muỗi”...để sử dụng trong giờ giải lao giữa tiết học. Không nên để các em học sinh có trời gian “rảnh” mà phải luôn thu hút các em vào trong tiết học bằng mọi hình thức. Có như vậy mới “lôi kéo” được học sinh vào bài giảng của mình. + Giờ ra chơi tôi tổ chức cho các em được chơi tập thể thông qua các trò chơi như: Bịt mắt bắt dê, nhảy dây, nhảy lò cò... mục đích cho các em chơi để thoả mãn nhu cầu được chơi để được giao tiếp cùng bạn bè, các em được vui chơi thoải mái, trò chuyện thoả mái thì khi vào lớp các em sẽ tập trung vào học. Tránh cho các em chơi những trò chơi như: Đá bóng, đuổi bắt nhau... vì những trò chơi này hao tốn nhiều sức lực rất dễ gặp nguy hiểm, đồng thời khi vào học các em sẽ bị mệt mỏi không tiếp thu được bài học. Những câu chuyện thần bí, những chi tiết ly kỳ, những nhân vật hài hước, những cô bé, cậu bé ngoan được tiên giúp đỡ.v.v. trong các câu chuyện cổ tích có sức hút mạnh mẽ đối với tất cả các em. Được nghe kể chuyện là
  11. 11 điều các em đều thích thú. Vì vậy tôi đã không bỏ lỡ cơ hội này để rèn cho các em thói quen trật tự chú ý trong khoảng thời gian dài. Nắm bắt được điều này, nếu trong tiết học, học sinh có biểu hiện chán nản, mệt mỏi, tôi thường kể một mẩu chuyện để nhằm “đánh thức” học sinh, kéo các em quay trở về với bài học với lời hứa: “Nếu các con ngoan cuối giờ cô sẽ kể tiếp câu chuyện cho cả lớp nghe”. Với cách kết hợp như vậy vừa giáo dục đạo đức thông qua câu chuyện cho học sinh, vừa đảm bảo học sinh chú ý trong giờ học. Ngoài những câu chuyện có trong chương trình Tiếng Việt, tôi thường tranh thủ kể thêm cho các em nghe một số câu chuyện cổ tích khác có nội dung giáo dục phù hợp trong những giờ rảnh rỗi hay tiết sinh hoạt lớp. Tất cả các em đều nghe rất say mê. Tôi tranh thủ sưu tập và vẽ thêm tranh để tăng sự hấp dẫn cho bài học và các câu chuyện. Đặc biệt tôi thường tổ chức cho các em được đóng vai theo câu chuyện, các em rất thích thú tham gia. Dần dần tôi đã giúp được cho các em có thói quen tập trung chú ý trong khoảng thời gian lâu hơn. Học sinh giữ được trật tự trong suốt tiết học mà không bị gò bó hay gượng ép. Khi các em đã có được thói quen tốt đó, giáo viên cần phải luôn duy trì và luôn có hình thức tổ chức tiết học mới lạ, hấp dẫn thì thói quen đó của học sinh sẽ không bị phá vỡ mà ngày càng bền vững. 3.5. Phối kết hợp với các lực lượng giáo dục + Gia đình Buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã đề ra yêu cầu để phụ huynh cùng rèn nề nếp cho học sinh: Hằng ngày, kiểm tra sách vở của các em. Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho con theo thời khóa biểu. Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học, khi chơi. Sinh hoạt điều độ, đúng thời gian biểu, tránh tình trạng vừa học, vừa chơi. Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập của con qua zalo hoặc điện thoại. + Giáo viên bộ môn
  12. 12 Ngay từ khi bước vào lớp một, ngoài giáo viên chủ nhiệm các em còn được học các thầy cô bộ môn như Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục…Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã gặp mặt các giáo viên bộ môn bàn bạc trao đổi và thống nhất cách giáo dục để rèn nề nếp cho các em. Điều này vô cùng cần thiết, bởi các giáo viên bộ môn cũng cần phải biết nếp của từng lớp để dạy ở lớp đó thì các bài dạy của giáo viên bộ môn sẽ có hiệu quả cao hơn. 3.6. Giải pháp cuối cùng Sở dĩ gọi đây là giải pháp cuối cùng bởi đây là biện pháp tôi sử dụng trong trường hợp tất cả những giải pháp trên mà vẫn không mang lại hiệu quả như mong muốn: học sinh vẫn mất trật tự, không chú ý, không có hứng thú với bài học, chán nản, mệt mỏi, những ánh mắt vô hồn, những trò nghịch tai quái… Trong trường hợp đó, tôi cho dừng hẳn tiết học. Có thể tôi cho học sinh chơi một trò chơi vân động, nhún nhảy theo một bài hát, hoặc nghe một mẩu chuyện cười… nhằm phá vỡ không khí mệt mỏi, chán chường, tạo hứng thú, kéo các em quay trở lại với bài học. Qua thực tế kiểm nghiệm, giải pháp này của tôi đã mang lại hiệu quả thực sự. Tôi thiết nghĩ, thà để từ 3- 5 phút nhằm tạo hứng thú cho học sinh còn hơn để cả tiết học không hiệu quả. III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG Nhờ kết hợp nhiều biện pháp trong việc giáo dục thói quen giữ trật tự để thu hút sự chú ý trong giờ học, học sinh lớp tôi chủ nhiệm đã có những chuyển biến rất tốt. Các em từ lúc chưa có nề nếp học tập nghiêm túc nay đã trở nên ngoan hơn, nền nếp hơn trong mọi hoạt động học tập cũng như các hoạt động khác. Các em học tập rất sôi nổi nhưng vẫn giữ được trật tự trong giờ học. Vì vậy các em tiếp thu bài học rất tốt, chất lượng học tập ngày một nâng cao. Lớp tôi đã được ban giám hiệu nhà trường dự giờ và được khen ngợi rất nhiều về nền nếp học tập. Đã có nhiều thành tích cao trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đặc biệt lớp tôi chủ nhiệm vinh dự được bình chọn là Lớp xuất sắc nhất.
  13. 13 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Sau một thời gian áp dụng các giải pháp nêu trên, tôi thấy lớp tôi chủ nhiệm có chuyển biến rõ rệt về nề nếp cũng như việc “chú ý trong giờ học”. Chắc chắn rằng ai trong mỗi chúng ta đều nhận thấy: học sinh ngoan, “chú ý trong giờ học” làm cô giáo say sưa, hứng thú khi giảng dạy. Tôi thiết nghĩ, nếu giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm của mình thì chất lượng giáo dục về mọi mặt sẽ được nâng lên. Để làm tốt công tác này, giáo viên phải thực sự yêu nghề, luôn giữ lửa đam mê với nghề, luôn hết lòng vì sự nghiệp. Qua quá trình rèn nề nếp trật tự trong giờ học ở học sinh lớp 4A3 tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu do bản thân tôi chủ nhiệm, tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sau: + Đối với các em học sinh tiểu học trong thời gian đầu đến trường các em chưa quen với môi trường học tập, mọi hoạt động đối với các em đều mới mẻ và khó khăn. Giáo viên không nên nóng vội mà đầu tiên hãy tạo sự thân thiện, niềm tin với các em, tiếp đó mới nên tìm hiểu nguyên nhân nào khiến các em chưa ngoan để có biện pháp giáo dục phù hợp. + Nên mềm mỏng nhưng nghiêm khắc đối với các em. Cố gắng dần dần đưa các em vào nề nếp học tập thông qua các hoạt động, các hình thức tổ chức tiết học cũng như các hoạt động khác. + Tổ chức tiết học sinh động, nhẹ nhàng và hấp dẫn để thu hút sự chú ý của học sinh. Đặc biệt giáo viên cần sử dụng triệt để môn kể chuyện để làm “vũ khí” giúp các em có được thói quen trật tự trong giờ học tốt hơn. Có như vậy nề nếp trật tự trong giờ học sẽ được thiết lập và duy trì bền vững. Chất lượng học tập của học sinh ngày một nâng cao. 2. Kiến nghị Qua một thời gian ngắn áp dụng các giải giáp này tôi thấy hiệu quả đem lại rất khả quan. Tuy nhiên để duy trì trật tự trong giờ học đồng nghĩa với việc người giáo viên phải có kĩ năng tổ chức các hoạt động học tập thật tốt. Những
  14. 14 kĩ năng ấy thật sự giáo viên chúng tôi vẫn vô cùng thiếu. Vì vậy rất mong các cấp lãnh đạo quan tâm nhiều hơn đến việc tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn chuyên đề tạo hứng thú trong giờ học, có giảng viên chuyên sâu về các kĩ năng sống tạo điều kiện cho chúng tôi được giao lưu, học hỏi để trau dồi vốn kinh nghiệm cho bản thân, góp phần giữ trật tự trong giờ học, nâng cao hiệu quả giảng dạy. Với mong muốn chia sẻ những khó khăn cùng đồng nghiệp khi rèn học sinh “chú ý trong giờ học”, tôi xin trình bày những kinh nghiệm này lên quý lãnh đạo các cấp, Hội đồng khoa học các cấp, mong muốn có thêm những kinh nghiệm mới mẻ từ phía người đọc cũng như Hội đồng ban giám khảo để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn./. TP. Bắc Giang, ngày 18 tháng 12 năm 2022 XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG NGƯỜI VIẾT HIỆU TRƯỞNG Đoàn Thị Hạnh
  15. 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Phan Quốc Việt, Nguyễn Thị Thùy Dương, Thực hành kĩ năng sống dành cho học sinh lớp 1, NXB Giáo dục Việt Nam. [2]. Lưu Thu Thủy, Nguyễn Thị Việt Hà, Lê thị Tuyết Mai, Trần Thị Tố Oanh, Mặc Văn Trang, Vở bài tập Đạo đức 4, NXB Giáo dục Việt Nam. [3]. Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa, Tâm lí học trẻ em lứa tuổi tiểu học, NXB Đại học sư phạm. [4]. Đỗ Hồng Thanh, Những tố chất cần bồi dưỡng cho học sinh Tiểu học, NXB Dân trí. [5]. Nguyễn Hải Yến, 100 câu chuyện giúp học sinh tiểu học duy trì trạng thái tâm lý lạc quan trong sáng, NXB Thanh niên. [6]. Ngọc Ánh, 100 truyện cổ tích Việt Nam, NXB Dân trí. [7]. Trần Quang Đức, 100 trò chơi dân gian thân thiện tuổi học đường, NXB Thanh niên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2