Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy môn Khoa học lớp 4
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là giúp học sinh tiếp cận dần các khái niệm khoa học và kĩ thuật thực hành, kèm theo sự vững vàng trong diễn đạt, trong nói và viết. Phương pháp “Bàn tay nặn bột” đưa ra một tiến trình ưu tiên cho việc xây dựng tri thức bằng hoạt động, thí nghiệm và thảo luận. Đó là thực hành khoa học bằng hành động hỏi đáp, tìm tòi, thực nghiệm, xây dựng một tập thể tốt và thu được kiến thức cơ bản để hiểu biết thế giới tự nhiên và kĩ thuật.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy môn Khoa học lớp 4
- Ngụy Thị Hường THTT Tân An 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn sáng kiến. Với chủ đề năm học 2020-2021:“Giữ vững Kỷ cương - Nền nếp; Chủ động - Sáng tạo; Chất lượng - Hiệu quả”. Đồng thời tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các kỹ thuật dạy học theo hướng dẫn chuyên môn của các cấp để phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Nhận thức được tầm quan trọng đó, các thầy cô ngành giáo dục nói chung và bản thân tôi nói riêng đã không ngừng nghiên cứu, tìm tòi vận dụng các phương pháp giáo dục mới, hiệu quả để đổi mới. Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “Phương pháp dạy học tích cực”, với các kĩ thuật dạy- học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú học tập. Làm cho học là quá trình kiến tạo, học sinh tự tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và sử lí thông tin, tự hình thành tri thức, có năng lực và phẩm chất của con người mới: tự tin, năng động, sáng tạo trong cuộc sống. Hơn nữa trên thực tế, trong nhiều năm qua từ một số cuộc thi “quốc tế” cho thấy học sinh của chúng ta luôn xuất sắc trong kiến thức về lý thuyết nhưng lại kém hơn trong thực hành. Trong xu thế hội nhập quốc tế, nền kinh tế ngày càng phát triển sẽ đòi hỏi con người ngày càng toàn diện hơn. Không chỉ xuất sắc về Kiến thức mà còn phải giỏi về Năng lực. Để đáp ứng được những yêu cầu trên thì không thể không kể đến phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Đây không phải là phương pháp mới được vận dụng vào năm học 2020-2021, mà là một phương pháp đã được vận dụng vào dạy học trong những năm học gần đây. Nhưng đây luôn là một phương pháp dạy học tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy kiến thức khoa học, tự nhiên và xã hội. Thật vậy phương pháp “Bàn tay nặn bột” chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm, hiểu biết, tìm tòi, nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề đặt ra trong cuộc sống thông qua các tiết học, qua quá trình làm thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu. Với một vấn đề khoa học đặt ra, học sinh có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức. Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác phương pháp “Bàn tay nặn bột” luôn coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên. Mục tiêu của phương pháp “Bàn tay nặn bột” là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của học sinh. tự nhiên, giúp các em tiếp cận với thế giới xung quanh một cách tự nhiên, gần gũi thông qua việc tham gia các hoạt động nghiên cứu tìm tòi. Các em tự rút ra kiến thức cho riêng mình mình. Qua sự tương tác với các học sinh khác cùng lớp để tìm phương án giải thích hiện tượng.
- 2 Để đạt được những mục đích đó bên cạnh việc dạy tốt môn Khoa học, tôi đã đặt ra cho mình mục tiêu giúp học sinh nắm được kiến thức của bài học theo phương pháp mới, cũng như tạo cơ hội để cho học sinh được rèn luyện Năng lực, Phẩm chất của người học, được thể hiện mình, được giao tiếp, cộng tác và thấy được niềm vui trong học tập để phát triển mình. Bản thân tôi luôn thấy rõ ưu điểm vượt trội của phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Vì vậy tôi đã chọn sáng kiến “Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy môn Khoa học lớp 4” để nghiên cứu và vận dụng vào thực tế giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Khoa học ở Tiểu học, đăc biệt là với học sinh lớp 4 hiện nay. Tôi đã nghiên cứu và thực hiện sáng kiến này tại lớp 4b Trường Tiểu học thị trấn Tân An. 1.2. Điểm mới của sáng kiến. Với Sáng kiến này sẽ góp phần giúp giáo viên lựa chọn nội dung phù hợp với phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong từng bài dạy và vận dụng có hiệu quả phương pháp dạy học này. Phương pháp mà trong đó học sinh được độc lập tự chủ, mạnh dạn nói lên những hiểu biết của mình và được tập thể tôn trọng, đồng thời được bảo vệ quan điểm của mình trước tập thể bằng cách đề xuất và tự tiến hành thí nghiệm mà không còn cảm thấy e ngại, rụt rè. Giúp học sinh thấy mình như một nhà nghiên cứu khoa học nhỏ tuổi. Từ đó các em say mê học tập hơn. Các em khám phá thế giới tự nhiên không chỉ ở chỗ độc lập, sáng tạo, mà còn thấy mình ngày càng hiểu biết được nhiều hơn, nghĩ ra nhiều phương án, nhiều phát minh được tập thể lớp, cô giáo và mọi người xung quanh chấp nhận. Giúp các em học sinh hiểu Khoa học chứa đựng nhiều điều thú vị kèm theo sự say mê từ đó các em có quyết tâm chinh phục, biết thắc mắc và đặt câu hỏi rồi đi tìm câu trả lời thuyết phục, làm cho hoạt động khám phá diễn ra không ngừng nơi người học, dần dần hình thành ở các em phương pháp học, phương pháp tiếp cận tri thức khoa học để đáp ứng được xu thế thời đại- Thời đại bùng nổ thông tin, với một khối lượng tri tức khổng lồ mà nhà trường không đủ khả năng truyền tải hết. Qua nhiều năm vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào thực tế giảng dạy môn Khoa học lớp 4. Bản thân tôi luôn thấy: Phương pháp dạy học này đã thể hiện được nhiều ưu điểm vượt bậc so với các phương pháp dạy học truyền thống khác. Việc áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào tiết dạy giúp học sinh được thực nghiệm nhiều hơn. Giáo viên có thể khai thác những kiến thức trong đời sống thực tế của học sinh từ đó giúp học sinh tự tìm hiểu và hình thành kiến thức mới của bài học. Phát huy được tối đa tinh thần làm việc theo nhóm của học sinh. Đặc biệt thông qua tiết học đã rèn một cách tối đa về phẩm chất và năng lực cho học sinh, tạo được sự hứng thú từ phía học sinh, học sinh hào hứng, vui vẻ, thích học tập và say mê tìm tòi. Giúp học sinh ghi nhớ được kiến thức ngay tại lớp học, và nhớ lâu hơn. Vì vậy tôi muốn tiếp tục nghiên cứu và áp dụng đề tài này vào thực tế giảng dạy môn Khoa học ở Tiểu học, đặc biệt với học sinh lớp 4 để rút ra những bài học kinh nghiệm trong dạy học nhằm phát huy tối đa tác dụng của
- 3 phương pháp vào quá trình dạy - học, góp phần nâng cao chất lượng trong công tác dạy học và giáo dục học sinh phát triển toàn diện tại trường Tiểu học thị trấn Tân An hiện nay. Đồng thời đáp ứng được nhu cầu đổi mới về giáo dục hiện nay. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu a. Đối với giáo viên. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học mỗi cán bộ giáo viên đã nhận thức sâu sắc về các cuộc vận động lớn, các phong trào thi đua của ngành như phong trào thi đua “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”, phong tào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”...và đã nhiệt tình, hết lòng cùng học sinh thực hiện. Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, mỗi cán bộ giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với lớp mình phụ trách. Tuy nhiên tôi nhận thấy đội ngũ giáo viên đã được tập huấn về phương pháp “Bàn tay nặn bột” và có nhiều cố gắng trong việc trao đổi, học hỏi, tự bồi dưỡng cũng như trong việc đổi mới các phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Bên cạnh những ưu điểm trên, việc áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy môn Khoa học lớp 4 còn có những hạn chế nhất định, làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy và học môn này. + Phương pháp Bàn tay nặn bột đòi hỏi phải có nhiều thời gian đối với mỗi tiết học chứ không chỉ với thời gian hạn chế 35 - 40 phút/tiết học như quy định hiện nay. + Để thực hiện phương pháp này, người giáo viên phải có kiến thức khoa học tự nhiên vững vàng và khả năng linh hoạt để ứng phó với mọi tình huống bất ngờ xảy ra trong tiết học. Hai điều này không phải giáo viên tiểu học nào cũng có được. +Việc chuẩn bị bài dạy theo phương pháp này còn tốn nhiều thời gian: nghiên cứu, soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học, đồ dùng cho học sinh. Trang thiết bị chưa đáp ứng được cho việc dạy học theo phương pháp này, chưa có phòng thí nghiệm. b. Đối với học sinh. + Về phía HS, các em phải có vốn kiến thức thực tế phong phú, phải chủ động học tập, phải năng động, sáng tạo. Qua thực tế giảng dạy, quan sát, dự giờ tôi thấy các em đều biết làm việc tập thể, hợp tác, trao đổi, chia sẻ ý kiến cá nhân, chia sẻ đa chiều, biết làm một số thí nghiệm đơn giản. Tuy nhiên các em còn lúng túng, rụt rè, nhút nhát trong bước bộc lộ quan điểm ban đầu, khó khăn trong việc đề xuất câu hỏi. Nhiều học sinh đặt câu hỏi nêu vấn đề còn chung chung, chưa bám vào nội dung bài học. Trong việc thu thập kết quả và ghi chép lại cũng gặp không ít khó khăn. Các em không tự chủ trong việc tìm kiếm tri thức nên không gây được hứng thú trong học tập. Các em ít tò mò, ít đặt câu hỏi thắc mắc và hầu như mơ hồ về biểu tượng của những sự vật hiện tượng mà các em được tìm hiểu. Sự lập luận còn kém, các kĩ năng kĩ xảo còn
- 4 vụng về, lúng túng. Việc vận dụng các kiến thức mà các em thu thâp được vào thực tiễn còn quá xa, bởi vì các em thiếu kĩ năng thực hành. Các em chưa có thói quen ghi chép lại những gì mà các em quan sát được. Việc xác lập mục đích quan sát và mục đích của thí nghiệm còn kém. Để xác lập cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng việc học môn Khoa hoch của học sinh lớp 4B trường Tiểu học thị trấn Tân An để đánh giá chất lượng ban đầu của lớp làm cơ sở để khảo sát thực nghiệm của Sáng kiến. Nội dung khảo sát nhằm đánh giá khả năng nắm kiến thức của các em, kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học để làm bài tập, hệ thống kiến thức, trả lời câu hỏi, vận dụng thực tế. Kết quả khảo sát đầu năm như sau: TSHS HS hoàn thành HS chưa hoàn thành 32 17 53,125% 15 46,875% TS HS biết vận HS chưa biết HS chưa HS mạnh dạn HS dụng vận dụng mạnh dạn TS TL TS TS TL TL TS TL 32 17 53,125% 15 46,875% 12 37,5% 20 62,5% * Nguyên nhân có kết quả trên là do còn một số em chưa quen với phương pháp này, các em còn lúng túng, rụt rè, nhút nhát trong bước bộc lộ quan điểm ban đầu, khó khăn trong việc đề xuất câu hỏi, trong việc thu thập kết quả và ghi chép lại. Các em không tự chủ trong việc tìm kiếm tri thức nên không gây được hứng thú trong học tập, thờ ơ với việc học. Các em ít tò mò, ít đặt câu hỏi thắc mắc và hầu như mơ hồ về biểu tượng của những sự vật hiện tượng mà các em được tìm hiểu, sự lập luận còn kém, các kĩ năng kĩ xảo còn vụng về, lúng túng. Việc vận dụng các kiến thức mà các em thu thập được vào thực tiễn còn quá xa. 2.2. Kết quả, giải pháp thực hiện. Để vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào giảng dạy môn Khoa học được hiệu quả tôi đã thực hiện một số biện pháp sau: 2.2.1. Trước hết giáo viên phải nghiên cứu kĩ để hiểu và nắm chắc mục tiêu, chương trình môn Khoa học lớp 4. Sau khi học song môn Khoa học lớp 4 học sinh cần đạt được một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực, một số kĩ năng, thái độ và hành vi: a. Mục tiêu: * Một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực. Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng và sự lớn lên của cơ thể người, cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm. Sự trao đổi chất, sự
- 5 sinh sản của thực vật, động vật, ứng dụng của một số chất, một số vật liệu dạng năng lượng thường gặp trong đời sôngs và sản xuất. * Một số kĩ năng ban đầu. - Ứng xử thích hợp trong một số tình huống. - Quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành. - Nêu thắc mắc, biết tìm thông tin để giải đáp, biết diễn đạt những hiểu biết. - Phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng. * Một số thái độ hành vi. - Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh an toàn. - Ham hiểu biết khoa học, có ý thức tự vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. - Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp. Có ý thức và hành động bảo vệ môi trường xung quanh. b. Nội dung chương trình môn Khoa học lớp 4. * Chương trình môn Khoa học lớp 4 gồm 3 chủ đề - Chủ đề: Con người và sức khoẻ (Trao đổi chất ở người, Dinh dưỡng, Phòng bệnh, An toàn trong cuộc sống) - Chủ đề: Vật chất và năng lượng (Nước, Không khí, Âm thanh, Ánh sáng, Nhiệt) - Chủ đề: Thực vật và động vật (Trao đổi chất ở thực vật, Trao đổi chất ở động vật, Chuỗi thức ăn trong tự nhiên) c. Các bài Khoa học lớp 4 có thể áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” Tiết Mức độ sử theo Tên bài học Đồ dùng dạy học tối thiểu cần có dụng PPBTNB PPCT Trao đổi chất Những thứ con ở người (t1) người nhận và Sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người Tiết 2 thải ra môi với môi trường. trường Những thứ con Tranh về các cơ quan tham gia quá trình Trao đổi chất người nhận và trao đổi chất (trang 8- sgk). Sơ đồ mối Tiết 3 ở người (t2) thải ra môi liên hệ giữa các cơ quan trong quá trình trường trao đổi chất Cốc, thìa, một số dụng cụ đựng nước có Nước có tính Tiết 20 Cả bài hình dạng khác nhau, tấm kính, khăn chất gì? bông, khay đựng nước, muối, đường, cát. Ba thể của Đá lạnh, muối, nước lọc, nước sôi, ống Tiết 21 Cả bài nước nghiệm, cốc, đĩa, nhiệt kế
- 6 Mây được hình thành Tranh SGK (Không có phần ghi chú dưới Tiết 22 như thế nào? Cả bài tranh), tranh bầu trời có mây đen và mưa, Mưa từ đâu tài liệu nói về sự hình thành mây, mưa. ra? Sơ đồ vòng tuần hoàn của Tranh phóng to trang 48, sơ đồ vòng tuần Tiết 23 HĐ1và HĐ3 nước trong hoàn của nước (không có phần chú thích) TN Nước bị ô Thế nào là nước Tiết 25 Kính hiển vi, chai đựng nước, bông, phễu nhiễm bị ô nhiễm Một số cách Nước đục, một số chai nhựa trong, giấy Tiết 27 làm sạch HĐ1 và HĐ2 lọc, cát, than bột. nước Làm thế nào Túi ni lông, chai rỗng, miếng bọt biển, Tiết 30 để biết có Cả bài chậu đựng nước, quả địa cầu. không khí? Không khí có Cốc thủy tinh rỗng, thìa, bóng bóng có Tiết 31 những tính Cả bài hình dạng khác nhau, bơm tiêm, quả chất gì? bóng. Không khí Lọ thủy tinh, nến, đế kê lọ, nước vôi Tiết 32 gồm những Cả bài trong, chậu thủy tinh. TP nào? Không khí Tiết 35 cần cho sự Cả bài Lọ thủy tinh, nến, đế của lọ thủy tinh. cháy Không khí Lọ thủy tinh, một con dế, hai cây nhỏ Tiết 36 cần cho sự Cả bài trồng trong chậu, dụng cụ để bơm không sống khí vào bể cá. Tại sao có Sự chuyển động Tiết 37 Chong chóng, hộp đối lưu gió? của không khí Tiết 41 Âm thanh Cả bài Ống bơ, thước kẻ, sỏi, trống, dùi nhỏ. Âm thanh Sự lan truyền Trống, dùi nhỏ, bao bóng, điện thoại, lọ Tiết 42 truyền qua một âm thanh thủy tinh đựng nước, vụn gấy số chất Đèn bin, tấm bìa, hộp đen, ni lông, tấm Tiết 45 Ánh sáng Cả bài gỗ, Đèn bin, vỏ hộp bằng sắt, cốc thủy tinh, Tiết 46 Bóng tối Cả bài quyển sách. Ánh sáng cần Tiết 47 HĐ4 Tranh phóng to trang 94, 95 (sgk) cho sự sống
- 7 Cốc thủy tinh, nước sôi, nước nguội, nước Tiết Nóng lạnh và Cả bài đá, nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể, nhiệt kế đo 50+51 nhiệt độ nhiệt độ không khí, chậu đựng nước. Vật dẫn nhiệt Cốc, thìa, xoong, giấy báo, nhiệt kế, nước Tiết 52 và vật cách Cả bài nóng . nhiệt Ôn tập: Vật Tiết Tranh trang 111- sgk, cốc thủy tinh, nước chất và năng HĐ2,3 55+56 lạnh, khăn bông. lượng Thực vật cần Tiết 57 Cả bài Các tranh ở trang 114, 115 (sgk) gì để sống? Nhu cầu Quá trình hô Tiết 60 không khí của hấp và quang Các tranh ở trang 120, 121 (sgk) thực vật hợp của cây Các chất thực Trao đổi chất Tranh vẽ trang 122 (sgk), sơ đồ về sự trao Tiết 61 vật lấy và thải ở thực vật đổi khí, trao đổi thức ăn ở thực vật ra môi trường Những yếu tố Một số hộp bằng nhựa hay bằng kính, một Động vật cần Tiết 62 cần cho sự sống số con chuột còn sống, nước, thức ăn của gì để sống? của động vật chuột, đĩa, bìa, đắp đậy hộp. Các chất động Trao đổi chất Tranh trang 128 (sgk), Sơ đồ trao đổi chất Tiết 64 vật lấy và thải ở động vật ở động vật. ra môi trường 2.2.2. Giáo viên cần phải hiểu sâu khái niệm về phương pháp “Bàn tay nặn bột” a. Giải thích về thuật ngữ “Bàn tay nặn bột” “Bàn tay nặn bột” nói vậy để cho ngắn gọn nhưng thực ra, nó huy động cả năm giác quan: xúc giác, thị giác, thính giác và có cả khứu giác, vị giác. Để phát triển trong các em sự tiếp xúc diệu kì với thế giới xung quanh, để các em học cách khám phá và tìm hiểu nó. b. Ý nghĩa của thuật ngữ “Bàn tay nặn bột” - Bàn tay: tượng trưng cho việc học sinh tự hành động, trực tiếp hành động. - Nặn bột: tượng trưng cho sản phẩm của chính các em trong hoạt động tự tìm tòi, sáng tạo. - Lòng bàn tay tượng trưng cho trái đất tròn. Năm ngón tay tượng trưng cho trẻ em ở năm châu lục khác nhau. Ý nói: Toàn trẻ em trên trái đất đều cùng nhau tham gia vào chương trình học tiên tiến, thú vị này để xây dựng một trái đất đẹp trong tương lai. * Theo nhóm nghiên cứu: Khái niệm “Bàn tay nặn bột”: “Bàn tay nặn bột” là một phương pháp dạy học mà trong đó, học sinh tiến hành các thao tác trí tuệ có sự hỗ trợ của một số dụng cụ và những giác quan để
- 8 nghiên cứu, tìm tòi, khám phá ra tri thức mới. Tất cả những suy nghĩ và kết quả được học sinh mô tả lại bằng chữ viết, lời nói, hình vẽ. Hay nói cách khác: “Bàn tay nặn bột” là một phương pháp dạy học được tổ chức nhằm giúp học sinh tự phát hiện ra tri thức khoa học. Trên cơ sở vận dụng tất cả các giác quan của mình, kinh nghiệm, tri thức cũ và tham gia làm thực nghiệm khoa học. Như vậy phương pháp “Bàn tay nặn bột” đề cao vai trò chủ thể tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh, hình thành cho các em phương pháp học tập đúng đắn. Các em học tập nhờ hành động cuốn hút mình trong hoạt động. Các em sẽ tiến bộ dần bằng cách tự nêu những thắc mắc, nghi vấn, hỏi đáp với bạn, trình bày quan điểm của mình, đối lập với các quan điểm của người khác, tranh luận, tạo ra môi trường học tập tích cực. 2.2.3. Giáo viên cần hiểu đúng bản chất của việc dạy- học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” giúp các em có thể tiến hành những nghiên cứu dẫn đến sự hiểu biết. Nhưng các em cần được hướng dẫn và giúp đỡ bởi các câu hỏi của thầy giáo và hoạt động trong khuôn khổ một đề tài đã được xây dựng chứ không phải chỉ lựa chọn theo các “cơ hội”. Trong quá trình nghiên cứu, học sinh phải sử dụng tất cả các giác quan để tìm ra tri thức mới. Các em cần có vở ghi chép cá nhân để ghi lại những ý tưởng của mình, những điều đã được sửa chữa lại, cho phép giữ lại vết tích của những thử nghiệm liên tiếp đánh dấu được tiến trình nghiên cứu. Vở ghi chép được học sinh giữ suốt trong thời gian học tiểu học và cuối cấp học sẽ hình thành một tập vở ghi nhớ đặc biệt. Như vậy bản chất của “Bàn tay nặn bột” không phải là phương thức mới cho phép các em hội nhập tốt hơn vào đời sống tự nhiên mà tạo cho các em một cách xử lí độc lập, có phần nào giống như một nhà nghiên cứu. Khi xử lý độc lập, học sinh sử dụng giác quan và một số dụng cụ hỗ trợ cho các thao tác trí tuệ. Dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” không đòi hỏi phải sử dụng những dụng cụ thí nghiệm phức tạp, hiện đại, đắt tiền mà các dụng cụ ở đây không quá tốn kém, đa số là các vận dụng dể kiếm và dễ sử dụng. Nó được sử dụng hằng ngày với vài vật liệu đơn giản là đủ. Các thao tác trên những dụng cụ thí nghiệm cũng hết sức đơn giản và không cần có hiểu biết kĩ thuật gì đặc biệt. Các em có thể thử nghiệm nhu cầu của cây trồng bằng cách thay đổi các thông số: đất, nước, ánh sáng, nhiệt độ, không khí, bằng cách so sánh và phân tích kết quả thực hiện. Các em sẽ phát hiện ra rằng: chỉ cần thay đổi mỗi lần một thông số là có những kết luận khác nhau. Và trong quá trình ấy học sinh sẽ đặt ra những câu hỏi thắc mắc như: Tại sao có những loại cây sống bám trên cây khác mà không cần yếu tố đất? Tại sao sự nảy mầm không chỉ xảy ra trong đất mà còn cả trên nhựa, giấy, vải...? Như vậy trong hạt có gì? Cây trồng có ăn đất không? Tại sao lại bón phân cho cây?... 2.2.4. Một số đặc điểm của phương pháp “Bàn tay nặn bột”. - Mục tiêu hàng đầu của phương pháp là giúp học sinh tiếp cận dần các khái
- 9 niệm khoa học và kĩ thuật thực hành, kèm theo sự vững vàng trong diễn đạt, trong nói và viết. - Phương pháp “Bàn tay nặn bột” đưa ra một tiến trình ưu tiên cho việc xây dựng tri thức bằng hoạt động, thí nghiệm và thảo luận. - Đó là thực hành khoa học bằng hành động hỏi đáp, tìm tòi, thực nghiệm, xây dựng một tập thể tốt và thu được kiến thức cơ bản để hiểu biết thế giới tự nhiên và kĩ thuật. - Phương pháp này đặt học sinh vào vị trí của một nhà nghiên cứu khoa học. Các em tự mình tìm tòi, khám phá ra kiến thức của bài học thông qua việc tiến hành các thí nghiệm khoa học, trao đổi, thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Học sinh học tập nhờ hành động. Các em học tập tiến bộ dần bằng cách tự nghi vấn. Bạn bè trao đổi, sự cộng tác nhóm dưới hướng dẫn của giáo viên. Trong phương pháp “Bàn tay nặn bột”, học sinh được thoải mái đưa ra quan điểm của mình về sự vật, hiện tượng. Đó là những hiểu biết ban đầu của học sinh. Những hiểu biết này có thể đúng hoặc sai, hay chưa đầy đủ, đôi khi là sự ngây thơ, ngờ nghệch nhưng vẫn được tôn trọng, động viên và khích lệ. Khi học sinh đưa ra biểu tượng ban đầu của mình về vấn đề đặt ra, giáo viên không đưa ra lời nhận xét đúng, sai mà để các em tự nhận thấy được trong quá trình kiểm tra giả thuyết. Bằng cách nắm chắc những đặc điểm trên của phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Trên thực tế giảng dạy tôi rất quan tâm đến việc học sinh hình thành khái niệm về biểu tượng ban đầu của sự vật, hiện tượng trong hoạt động. Vì biểu tượng ban đầu là điểm xuất phát, là nền tảng mà trên đó kiến thức sẽ được thành lập. Tôi luôn để học sinh trình bày cá nhân và tôn trọng những quan điểm của học sinh dù đúng hay sai. Với những học sinh còn nhút nhát, hạn chế về khả năng nhận thức tôi đến tận nơi khuyến khích, động viên, nêu câu hỏi gợi mở để giúp các em mạng dạn hơn, tự tin đưa ra được biểu tượng ban đầu của mình. Sau khi các em đã đưa ra được biểu tượng ban đầu khác nhau, phù hợp với ý đồ dạy học tôi giúp học sinh phân tích những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa các ý kiến, từ đó tôi hướng dẫn các em đặt câu hỏi cho những sự khác nhau đó. 2.2.5. Một số nguyên tắc sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào quá trình dạy học. “Bàn tay nặn bột” có 10 nguyên tắc nhưng trong quá trình sử dụng phương pháp này tôi đặc biệt chú trọng và luôn tuân thủ theo các nguyên tắc sau: 1. Quan sát: Các em cần được quan sát một số sự vật, hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ tiến hành thực nghiệm về chúng. Một số hình ảnh học sinh quan sát thực tế.
- 10 2. Học: Trong quá trình học tập, các em tự lập luận và đưa ra ý kiến của mình, bảo vệ ý kiến của mình, đưa ra tập thể thảo luận những ý nghĩ và các kết quả đạt được trên cơ sở xây dựng kiến thức cho mình. Một hoạt động mà dựa trên sách vở là không đủ. 3. Các hoạt động đề ra: Tổ chức các hoạt động theo tiến trình sư phạm trong các giờ học nhằm tạo ra sự tiến bộ dần trong học tập cho học sinh. Các hoạt động này gắn với chương trình và giành phần lớn quyền tự chủ cho học sinh. 4. Thời gian cho một đề tài: 2 tiết/ tuần có vận dụng phương pháp để tạo cho các em sự thành thạo với cách học. 5. Vở thí nghiêm: Mỗi học sinh có một quyển vở để ghi chép thí nghiệm và các em trình bày trong đó bằng ngôn ngữ của riêng mình. Một số hình ảnh học sinh sử dụng vở thí nghiệm. 6. Mục tiêu chính: Là sự chiếm lĩnh dần dần của học sinh về các khái niệm khoa học và kĩ thuật được thực hành, kèm theo sự vững vàng trong diễn đạt nói và viết. 7. Kết hợp cùng gia đình: Chuẩn bị đồ dùng, hướng dẫn học sinh quan sát, thực nghiệm ở nhà. 8. Trao đổi với đồng nghiệp về kinh nghiệm, những thắc mắc của mình. 2.2.6. Thực hiện tốt các kĩ thuật dạy học và rèn luyện kĩ năng cho học sinh trong Phương pháp “Bàn tay nặn bột”. - Tổ chức lớp học.
- 11 Thực hiện dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” có rất nhiều hoạt động theo nhóm. Vì vậy, để tiện lợi cho việc tổ chức thảo luận, hoạt động nhóm thì tôi đã sắp xếp lại bàn ghế của lớp theo nhóm cố định. Tôi bố trí bàn ghế, vật dụng trong lớp phù hợp với hoạt động nhóm. Hai bàng ghép lại thành một nhóm, tôi đặc biệt chú ý đến hướng ngồi của các em học sinh sao cho đảm bảo ánh sáng và tất cả các em đều nhìn rõ thông tin trên bảng. Khoảng cách giữa các nhóm không quá gần, tạo điều kiện đi lại dễ dàng cho học sinh khi cần di chuyển. Ngoài ra tôi còn tạo không khí lớp học vui vẻ, thoải mái, thích thú cho tất cả các học sinh trong học tập. Đối xử công bằng, bình đẳng, không khen ngợi bất cứ học sinh nào qua mức. - Giúp học sinh bộc lộ quan điểm ban đầu. Quan điểm ban đầu của học sinh thường là các quan niệm hay khái quát chung về sự vật, hiện tượng, có thể sai hoặc chưa chính xác về mặt khoa học. Tôi thường khuyến khích học sinh mạnh dạn trình bày ý kiến của mình. Tôi chấp nhận và tôn trọng những quan điểm sai của học sinh, không có nhận xét đúng - sai sau khi học sinh trình bày. Biểu tượng ban đầu càng đa dạng, phong phú, càng sai lệch với ý kiến đúng thì tiết học càng sôi nổi, thú vị, gây hứng thú cho học sinh. Do đó, ý đồ dạy học của giáo viên càng dễ thực hiện được. - Kĩ thuật tổ chức hoạt động thảo luận cho học sinh. Tổ chức hoạt động thảo luận của học sinh được thực hiện ở nhiều thời điểm trong tiết học. Có hai hình thức thảo luận trong dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” mà tôi thường áp dụng là thảo luận nhóm nhỏ (trong nhóm làm việc) và thảo luận nhóm lớn (toàn bộ lớp học). Thảo luận nhóm nhỏ tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều có cơ hội trình bày ý kiến của mình, được tiến hành sau khi giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ; còn thảo luận theo nhóm lớn có thể được tổ chức sau khi thực hiện thảo luận theo nhóm nhỏ, các nhóm cử đại diện của nhóm trình bày ý kiến. Trong thảo luận, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, giúp các em tìm thấy sự thống nhất ý kiến và khuyến khích học sinh thảo luận tích cực. - Kĩ thuật tổ chức hoạt động nhóm. Kĩ thuật hoạt động nhóm được thực hiện ở nhiều phương pháp dạy học khác, không phải một dặc trưng của phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Tuy nhiên việc dạy học theo trong phương pháp “Bàn tay nặn bột” hoạt động nhóm được chú trọng nhiều và thông qua đó giúp học sinh làm quen với phong cách làm việc khoa học, hợp tác với nhau giữa các cá nhân nhằm rèn luyện ngôn ngữ nói, viết, và ngôn ngữ cơ thể cho học sinh. Vì vậy tôi thường tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm 4, không cố định nhóm trưởng và thư kí. Trong qua trình học sinh thảo luận theo nhóm tôi thường di chuyển đến các nhóm, tranh thủ quan sát hoạt động của các nhóm cũng như bao quat lớp, kịp thời sử lí những tình huống sảy ra trong các nhóm của học sinh, nhằm giúp các nhóm có kết quả hoạt động tốt nhất. - Kĩ thuật đặt câu hỏi của giáo viên. Trong dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Câu hỏi của giáo viên đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành công của phương pháp và thực hiện ý đồ
- 12 dạy học. Câu hỏi tốt có thể giúp cho học sinh xác định rõ phần trả lời của mình và làm tiến trình dạy học đi đúng hướng. Trong dạy học tôi thường sử dụng câu hỏi “mở” để nêu vấn đề và câu hỏi gợi ý. Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học hay môđun kiến thức. Các câu hỏi gợi ý được tôi đặt ra và sử dụng trong qua trình làm việc với học sinh thường có các cụm từ như “Theo các em…”, “Em nghĩ gì…”, Theo ý em…” nhằm gợi ý, định hướng cho các em rõ hơn hoặc kích thích một “hành động mở”, suy nghĩ mới của học sinh. Sau khi đặt câu hỏi bao giờ tôi cũng dành ít thời gian cho học sinh suy nghĩ. Với câu hỏi gợi ý tôi thường đặt câu hỏi ngắn, yêu cầu trong một phạm vi hẹp mà mình muốn gợi ý cho học sinh. Nếu gợi ý cho một nhóm khi học sinh đang thảo luận thì chỉ nói với âm lượng vừa đủ cho nhóm này nghe. - Rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh. Dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” là sự hòa quyện 3 phần gần như tương đương nhau đó là thí nghiệm, nói và viết. Học sinh không thể làm thí nghiệm mà không suy nghĩ và các em thể hiện suy nghĩ bằng cách thảo luận (nói) hoặc viết. Mặc dù phương pháp “Bàn tay nặn bột” là một phương pháp dạy học dựa trên thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, nhưng ngoài việc làm thí nghiệm, khám phá kiến thức, học sinh cần được chú ý rèn luyện ngôn ngữ nói và viết. Đây là đặc điểm quan trọng của phương pháp và cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong dạy học ở bậc Tiểu học. Chính vì vậy tôi rất quan tâm đến vấn đề rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh qua hai mảng chính đó là rèn luyện ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Tôi đề ra một yêu cầu bắt buộc cho cả lớp về nguyên tắc này. Thông qua các hoạt động trong tiết học, học sinh bắt buộc phải nghi chép (viết, vẽ...), trao đổi, chia sẻ ý kiến của mình, của bạn. Để rèn ngôn ngữ nói và viết cho học sinh tôi kiểm soát lời nói, cấu chúc câu, chính xác hóa từng từ vựng của học sinh. Nhằm giúp học sinh kết hợp thuần thục sự thể hiện ngôn ngữ và suy nghĩ. Học sinh suy nghĩ một cách lôgic các sự vật, hiện tượng sẽ thể hiện qua việc trình bày các ý tưởng một cách lôgic, hợp lý và ngược lại. Tôi tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc trao đổi và những cuộc tiếp xúc tập thể mà ở đó học sinh có thể thảo luận với nhau dễ dàng. - Kĩ thuật chọn ý tưởng, nhóm ý tưởng của học sinh. Trong các tiết học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” tôi thường nhanh chóng nắm bắt ý kiến phát biểu của từng học sinh và phân loại các ý tưởng đó để thực hiện ý đồ dạy học. Ý kiến phát biểu của học sinh thường rất đa dạng, đặc biệt là đối với các kiến thức phức tạp. Để thuần thục trong việc chọn ý tưởng và nhóm ý tưởng của học sinh thì tôi cần phải rèn luyện nhiều qua các tiết dạy để nâng cao kỹ năng sư phạm của bản thân. + Đối với những ý tưởng phức tạp hay có nhiều ý kiến khác biệt, tôi thường ghi chú lại ở một góc trên bảng để học sinh dễ theo dõi. Khi ghi chú những ý kiến nào cùng chung ý thì viết gần nhau để tiện cho việc nhận xét của học sinh. + Đối với những biểu tượng ban đầu được học sinh trình bày bằng hình vẽ, sơ đồ… thì tôi quan sát và chọn một số hình vẽ tiêu biểu, có những điểm sai lệch nhau rõ rệt để dán lên bảng, giúp học sinh dễ so sánh, nhận xét. Để tiến hành nhanh
- 13 và tránh mất thời gian, trong khi học sinh thực hiện lệnh (vẽ hình, sơ đồ…) tôi tranh thủ di chuyển, bao quát lớp để tìm những ý tưởng tiêu biểu. - Hướng dẫn học sinh đề xuất thí nghiệm nghiên cứu, hay phương án tìm câu trả lời. Bước đề xuất thí nghiệm nghiên cứu hay các giải pháp tìm câu trả lời của học sinh cũng là một bước khá phức tạp, đòi hỏi giáo viên phải có kỹ năng sư phạm để điều khiển tiết học, tránh để học sinh đi quá xa yêu cầu nội dung của bài học. Tùy từng trường hợp cụ thể mà giáo viên có phương pháp phù hợp, tuy nhiên tôi đặc biệt chú ý mấy điểm sau: + Đối với ý kiến hay vấn đề đặt ra đơn giản, ít phương án hay thí nghiệm chứng minh thì tôi có thể cho học sinh trả lời trực tiếp phương án mà học sinh đề xuất. Ví dụ: Để tìm hiểu thành phần của không khí tôi dự kiến học sinh có thể yêu cầu quan sát thực tế, làm thí nghiệm hoặc đề xuất xem tranh vẽ khoa học để trả lời cho câu hỏi về thành phần của không khí. + Đối với các kiến thức phức tạp, thí nghiệm cần thực hiện để kiểm chứng, học sinh khó đề xuất đầy đủ và chuẩn xác, tôi có thể chuẩn bị một loạt các vật dụng liên quan đến việc làm thí nghiệm (không dùng để làm thí nghiệm) sau đó yêu cầu các nhóm lên lấy các đồ dùng cần thiết để làm thí nghiệm chứng minh. Như vậy học sinh sẽ phải suy nghĩ để tìm những vật liệu hợp lý cho ý tuởng thí nghiệm của mình. Tôi cũng chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống học sinh không nêu được phương án tìm câu trả lời hoặc các phương án đưa ra quá ít, nghèo nàn về ý tưởng (đối với những trường hợp có nhiều phương án tìm câu trả lời). Giả sử lớp học mà học sinh quá nhút nhát, thụ động, nghèo ý tưởng, hoặc không đưa ra được phương án nào để tìm câu trả lời thì tôi đã giải quyết tình huống này bằng cách đưa ra 2 hoặc 3 phương án khác nhau cho học sinh nhận xét. Gợi ý, dẫn dắt bằng các câu hỏi nhỏ để học sinh tìm được phương án tối ưu. Đây là cách giải quyết đối với những kiến thức không phải làm thí nghiệm trực tiếp. - Hướng dẫn học sinh sử dụng vở thực hành. Vở thí nghiệm thực chất là một cuốn vở của học sinh được sử dụng để ghi chép cá nhân về biểu tượng ban đầu; ghi chép nội dung, cách làm, kết quả thí nghiệm trong khi thực hiện tìm tòi - nghiên cứu. Hay còn được hiểu như là "cuốn vở nháp cẩn thận" của học sinh để ghi chú trong quá trình học ở lớp, làm thí nghiệm theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Vở thí nghiệm không phải là vở nháp cũng không phải là vở ghi chép thông thường của học sinh. Vở thí nghiệm không phải là cuốn vở để giáo viên dùng để sửa lỗi của học sinh mà nhằm mục đích chính là để học sinh tự do diễn đạt suy nghĩ, ý kiến của mình thông qua ngôn ngữ viết nên tôi khuyến khích học sinh tự ghi chép dù là mức độ đơn giản của bậc tiểu học. Tôi chỉ hướng dẫn học sinh cách sử dụng vở thí nghiệm cho đúng mục đích học. - Hướng dẫn học sinh phân tích thông tin, hiện tượng quan sát được nghiên cứu để đưa ra kết luận.
- 14 Hướng dẫn học sinh phân tích thông tin, hiện tượng quan sát khi nghiên cứu: Khi làm thí nghiệm hay quan sát hoặc nghiên cứu tài liệu để tìm ra câu trả lời, tôi thường hướng dẫn học sinh biết chú ý đến các thông tin chính để rút ra kết luận tương ứng với câu hỏi. Ví dụ, đối với các thí nghiệm cần quan sát một số hiện tượng để rút ra kết luận, tôi cho học sinh chú ý vào các hiện tượng để lấy thông tin, nhắc nhở học sinh bám vào mục đích thí nghiệm để làm gì, trả lời câu hỏi nào... Đối với các thí nghiệm cần đo đạc, lấy số liệu, tôi yêu cầu học sinh ghi chép lại các số liệu để từ đó rút ra nhận xét. Tôi chuẩn bị mẫu ghi chú kết quả thí nghiệm và phát cho học sinh lúc bắt đầu làm thí nghiệm. - So sánh, đối chiếu kết quả thu nhận được với kiến thức khoa học. Trong hoạt động học của học sinh theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” học sinh khám phá các sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên theo con đường mô phỏng gần giống với quá trình tìm ra kiến thức mới của các nhà khoa học. Học sinh đưa ra dự đoán, thực hiện thí nghiệm, thảo luận với nhau và đưa ra kết luận như công việc của các nhà khoa học thực thụ để xây dựng kiến thức. Nhưng các kiến thức của học sinh không phải là các kiến thức khoa học mới với nhân loại mà chỉ là mới với vốn kiến thức của học sinh. Các kiến thức này cũng được trình bày ở nhiều sách, tài liệu khoa học khác ngoài sách giáo khoa. Do vậy, ngoài việc hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức, tôi đã giới thiệu thêm sách, tài liệu hay thông tin trên internet mà học sinh có thể có điều kiện tiếp cận được để giúp các em hiểu sâu hơn các kiến thức được học, không bằng lòng và dừng lại với những hiểu biết yêu cầu trong chương trình. Điều này rất cần thiết đối với các học sinh khá, giỏi, học sinh ham thích tìm hiểu. Tất nhiên, tôi phải lựa chọn tài liệu đơn giản, dễ hiểu, phù hợp cho học sinh tham khảo. - Đánh giá học sinh trong dạy học. + Đánh giá học sinh trong dạy học theo phương pháp BTNB là một vấn đề khá mới mẻ trong việc áp dụng phương pháp BTNB vào chương trình tiểu học tại Việt Nam. Tôi đánh giá học sinh qua quá trình thảo luận, trình bày, phát biểu ý kiến tại lớp học: Trong các tiết học theo phương pháp BTNB, học sinh được khuyến khích phát biểu ý kiến và trao đổi ý kiến trong nhóm nhỏ hay trước toàn thể lớp học. Trong một số trường hợp tôi không nhận xét tính chính xác ý kiến của học sinh (ví dụ như khi hỏi học sinh ý kiến ban đầu), đề xuất câu hỏi, phương án thí nghiệm… Nhưng tôi khuyến khích học sinh phát biểu ý kiến bằng cách ghi chú lại số lần phát biểu ý kiến và tính chính xác cũng như sự tiến bộ của học sinh trong một tiết học hay một số tiết học nhất định. + Đánh giá học sinh trong quá trình làm thí nghiệm: Sự tích cực, năng động, tinh thần trách nhiệm, tính nghiêm túc trong học tập và thực hiện các hoạt động học được yêu cầu bởi giáo viên. + Đánh giá học sinh thông qua sự tiến bộ nhận thức của học sinh trong việc thí nghiệm: Tôi quan sát trong quá trình học sinh ghi chép ở lớp hoặc thu vở thí nghiệm 1 lần/tháng (vào cuối tháng) hay cuối kỳ học để xem sự tiến bộ của học sinh.
- 15 Trong phương pháp “Bàn tay nặn bột” việc đánh giá của tôi theo hướng kiểm tra kỹ năng, kiểm tra năng lực nhận thức (sự hiểu) hơn là kiểm tra độ ghi nhớ kiến thức của học sinh. 2.2.7. Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học. - Trong quá trình học sinh thực hành, tôi phải khéo léo theo dõi, quan sát học sinh xem các em đang nghĩ gì về vấn đề mà mình đặt ra để nắm được tình hình. Nếu có gì không khớp với dự định ban đầu thì tôi điều chỉnh cho phù hợp. - Các biểu tượng học sinh đưa ra có thể đúng, có thể sai nhưng tôi không đánh giá và cũng không đưa ra câu trả lời. Tôi chỉ gợi ý hay đặt thêm những câu hỏi dẫn dắt học sinh tìm câu trả lời cho câu hỏi của chính các em chứ không làm thay. Ví dụ: Tôi hỏi: “Theo em, nó sẽ như thế nào? Em nghĩ (làm) thử xem? Em tìm cách nào đó để xem có đúng không?...” Ví dụ khi các em lọc nước mà kết quả vẫn đục tôi chỉ gợi ý “Các em thử xem thiết bị thí nghiệm có vấn đề gì không? Xem lại các bước tiến hành lọc nước của các em...” Trong trường hợp thí nghiệm cần đến các điều kiện tôi giúp các em xác định được điều kiện của thí nghiệm. Ví dụ: Về mặt thời gian, môi trường, nhiệt độ... Điều này bước đầu học sinh có thể gặp khó khăn nhưng thức hiện nhiều lần các em sẽ quen dần trong việc đặt điều kiện cho thí nghiệm để đảm bảo độ chính xác cao. * Tình huống xuất pháp từ câu hỏi phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Câu hỏi thường mang tính chất mở hoặc nửa mở phù hợp với mục tiêu bài học và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh sao cho các em có khả năng giải quyết. - Có tác dụng khêu gợi trí tò mò và ham hiểu biết khoa học, kích thích các em suy nghĩ và tiến hành giải quyết để đem lại những hiểu biết. - Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, dể hiểu, hạn chế những từ ngữ mang khái niệm mà các em chưa biết. Nếu có tôi sẽ tìm những từ ngữ thay thế sao cho vừa đảm bảo học sinh hiểu được vừa vẫn giữ nguyên ý nghĩa của nó. - Khi nêu câu hỏi phải đảm bảo cho tất cả học sinh nghe và biết được mình cần phải làm gì. - Việc chuẩn bị các vật liệu, đồ dùng dạy học có ý nghĩa quan trọng. Đối với phương pháp “Bàn tay nặn bột” nếu chỉ dừng lại ở việc đánh giá Kiến thức- Kĩ năng thì chưa đủ mà cần phải phối hợp đánh giá về Năng lực và Phẩm chất, như năng lực quan sát, năng lực tư duy, khả năng suy luận và phán đoán, kĩ năng làm thí nghiệm, cách sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt trong khi nói và viết, sự hứng thú tìm tòi, sự tò mò ham hiểu biết, sự tham gia tích cực trong giờ học... Tất cả những điều đó nhằm kích thích, lôi kéo các em khám phá thế giới không ngừng, tạo ra sự cân đối ở các em giữa kiến thức và kĩ năng, giữa năng lực và phẩm chất, giữa lí thuyết và thực hành. - Không chia nhóm học sinh quá đông, mỗi nhóm từ 2,4 đến 6 em và từ hai bàn ghép lại.
- 16 - Không nên cho học sinh biết trước của bài học một cách tiêu cực mà phải để cho các em tự khám phá ra chúng. Không để các em sử dụng sách giáo khoa để trả lời câu hỏi mà giáo viên đưa ra vì như vậy sẽ làm cho học sinh có thói quen ỷ lại không chịu suy nghĩ, tìm tòi tromg học tập. Sách giáo khoa có thể chỉ được sử dụng làm tài liệu quy chiếu với các kết quả nghiên cứu của học sinh ở cuối tiết học. - Không nêu tên bài học trước khi học (với những bài thể hiện nội dung bài học ở để bài). - Lựa chọn hoạt động phù hợp với phương pháp “Bàn tay nặn bột” để áp dụng, không nhất thiết hoạt động nào cũng phải áp dụng phương pháp này. Đó là những lưu ý đối với giáo viên khi sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào giảng dạy môn Khoa học ở Tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn học này và đạt hiệu quả hơn. 2.2.8. Quy trình chung khi sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy Khoa học ở Tiểu học. Tôi đã thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề. - Tình huống xuất phát hay tình huống nêu vấn đề là một tình huống do tôi chủ động đưa ra như là một cách hấp dẫn nhập vào bài học. Tình huốn phải ngắn gọn, gần gũi,dễ hiểu đối với học sinh, nhằm lồng ghép câu hỏi nêu vấn đề. Ví dụ: - Khi dạy bài không khí gồm những thành phần nào? Tôi nêu câu hỏi: Theo em không khí gồm những thành phần nào? - Khi dạy bài: Sự lan truyền của âm thanh. Tôi hỏi: Theo em âm thanh được lan truyền như thế nào? - Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học, cần đảm bảo yêu cầu phù hợp với trình độ, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò, thích tìm tòi, nghiên cứu của học sinh nhằm chuẩn bị tâm thế của học sinh trước khi khám phá, lĩnh hội kiến thức. Tôi dùng câu hỏi mở, tuyệt đối không được câu hỏi đóng (Trả lời có hoặc không) đối với câu hỏi nêu vấn đề. Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh. Làm bộc quan niệm ban đầu hay biểu tượng ban đầu để từ đó hình thành các câu hỏi hay giả thuyết của học sinh là bước quan trọng đặc trưng của phưong pháp “Bàn tay nặn bột”. Trong bước này, tôi khuyến khích học sinh nêu suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình về sự vật hiện tượng mới (kiến thức mới) trước khi học được kiến thức đó. Khi yêu cầu học sinh trình bày quan niệm ban đầu, tôi có thể yêu cầu bằng nhiều hình thức biểu hiện của học sinh như có thể bằng lời nói (thông qua phát biểu cá nhân), bằng cách viết hay vẽ để biểu hiện suy nghĩ. Ví dụ: Khi dạy bài Không khí gồm những thành phần nào? Học sinh trình bày quan điểm: (có thể có các ý kiến khác nhau) như: Không khí gồm có ô-xi, ni-tơ; không khí gồm có bụi; không khí gồm có vi khuẩn; có hơi nước...
- 17 Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm. - Đề xuất câu hỏi: Từ những khác biết và phong phú về biểu tượng ban đầu của học sinh, tôi giúp học sinh đề xuất câu hỏi từ những khác biệt đó. Chú ý xoáy sâu vào những từ khác biệt liên quan đến kiến thức trọng tâm của bài. Đây là một bước khá khó khăn vì tôi cần phải chọn lựa các biểu tượng ban đầu trong hàng chục biểu tượng của học sinh 1 cách nhanh chóng theo mục đích dạy học, đồng thời linh hoạt điều khiển thảo luận của học sinh nhằm giúp học sinh đề xuất câu hỏi từ những khác biệt đó theo ý đồ dạy học sau khi chọn lọc các biểu tượng ban đầu của học sinh để ghi chép (đối với mô tả bằng lời) hoặc gắn hình vẽ lên bảng hoặc vẽ nhanh lên bảng, tôi đã khéo léo gợi ý cho học sinh so sánh các điểm giống hoặc khác nhau của các biểu tượng ban đầu. Từ sự khác nhau cơ bản đó tôi giúp học sinh đề xuất các câu hỏi. Sau khi giúp học sinh so sánh và gợi ý để học sinh phân nhóm các ý kiến ban đầu. Tôi hướng dẫn học sinh đạt các câu hỏi nghi vấn. Ví dụ: Khi dạy bài Không khí gồm những thành phần nào? Học sinh đặt câu hỏi: - Trong không khí có ô-xi và ni-tơ không? - Trong không khí có khí các-bô-nic không? - Trong không khí có bụi không? Trong không khí có khí độc và vi khuẩn hay không? * Khi dạy bài sự lan truyền của âm thanh. Học sinh đặt câu hỏi: - Âm thanh có truyền qua được không khí không? - Âm thanh có truyền qua chất lỏng không? - Âm thanh có truyền qua được chất rắn không? - Âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn? - Đề xuất phương án thực nghiệm nghiên cứu. Từ các câu hỏi được đề xuất, tôi nêu câu hỏi đề nghị các em đề xuất thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu để tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó. Các câu hỏi có thể là: “Theo các em làm thế nào để chúng ta tìm được câu trả lời cho các câu hỏi trên?”, “Bây giờ các em hãy suy nghĩ để tìm phương án giải quyết các câu hỏi mà lớp mình đặt ra?”... Sau khi học sinh đề xuất phương án thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, tôi nêu nhận xét chung và quyết định tiến hành phương pháp thí nghiệm đã chuẩn bị sẵn. Lưu ý: (Phương án thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu ở đây được hiểu là các phương án để tìm ra câu trả lời. Có nhiều phương pháp như quan sát, thực hành, thí nghiệm, nghiên cứu tài liệu,...) Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu. - Từ các phương án thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu mà học sinh nêu ra, tôi khéo léo nhận xét và lựa chọn dụng cụ thí nghiệm thích hợp để cho học sinh tiến hành nghiên cứu.
- 18 - Khi tiến hành thí nghiệm, tôi nêu rõ yêu cầu, mục đích của thí nghiệm hoặc cho học sinh nêu. Sau đó tôi phát dụng cụ thí nghiệm tương ứng với các hoạt động cho các em. - Mỗi thí nghiệm được thực hiện xong, tôi dừng lại để cho học sinh rút ra kết luận.Tôi nhắc nhở các em chú ý ghi chép vật liệu thí nghiệm, cách bố trí và thực hiện thí nghiệm (mô tả bằng lời hay sơ đồ, hình vẽ...), ghi chú lại kết quả thực hiện thí nghiệm, kết luận sau thí nghiệm vào vở thực hành. Lưu ý: Tôi yêu cầu học sinh thực hiện độc lập các thí nghiệm (theo cá nhân hoặc theo nhóm) để tránh việc học sinh nhìn và làm theo cách của nhau, thụ động trong suy nghĩ và cũng tiện lợi tôi phát hiện các nhóm hay các cá nhân xuất sắc trong quá trình thực hiện thí nghiệm. + Trong quá trình học sinh vẽ hình và thực hiện thí nghiệm, nếu sách giáo khoa có hình vẽ tương ứng thì tuyệt đối không cho học sinh mở sách để tránh việc các em không quan sát mà chỉ sao chép lại hình vẽ trong sách giáo khoa ra vở thí nghiệm. Ví dụ: Khi dạy bài không khí gồm những thành phần nào? - Với nội dung tìm hiểu không khí có khí các- bô-níc, tôi sử dụng phương pháp thí nghiệm với ngước vôi trong kết hợp với nghiên cứu tài liệu. Tổ chức thí nghiệm vào đầu tiết học để có hiệu quả. Quan sát một lọ thủy tinh đưng nước vôi trong, sau thời gian 30 phút, lọ nước vôi còn trong nữa không? (Học sinh giải thích dựa vào bài học) - Với nội dung tìm hiểu không khí có khí ô- xi duy trì sự cháy và ni - tơ không duy trì sự cháy. Tôi sử dụng phương pháp thí nghiệm và nghiên cứu tài liệu. Thí nghiệm: Học sinh đốt cháy một cây nến, gắn vào một đĩa thủy tinh rồi rót nước vào đĩa, lấy một cốc thủy tinh úp lên cây nến đang cháy sao cho cốc không chạm vào ngọn nến. Quan sát thì thấy một lát sau cây nến tắt, nước lại dâng vào cốc chiếm vị trí phần không khí bị mất đi. Vì nến bị tắt nên phần không khí còn lại không duy trì sự cháy. Tôi cho học sinh nghiên cứu tài liệu và rút ra kết luận: Không khí gồm hai thành phần chính là khí ô- xi duy trì sự cháy và khí ni- tơ không duy trì sự cháy... Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức. Sau khi thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, các câu trả lời dần được giải quyết, các giả thuyết được kiểm chứng, kiến thức được hình thành, tuy nhiên vẫn chưa có hệ thống hoặc chưa chuẩn xác một cách khoa học. Lúc này tôi có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để học sinh ghi vào vở coi như là kiến thức của bài học. Trước khi kết luận chung tôi yêu cầu vài học sinh nêu ý kiến của mình cho kết luận sau khi thực nghiệm. Tôi khắc sâu kiến thức cho học sinh bằng cách cho học sinh nhìn lại, đối chiếu lại các ý kiến ban đầu (bước 2). Như vậy là từ những quan niệm ban đầu còn sai lệch, sau quá trình thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, chính học sinh tự phát hiện ra mình sai hay đúng mà không phải do giáo viên nhận xét một cách áp đặt.
- 19 Chính sự phát hiện sai lệch trong nhận thức và tự sửa chữa, thay đổi một cách chủ động sẽ giúp học sinh ghi nhớ kiến thức sâu hơn, lâu hơn. 2.2.9. Những khó khăn gặp phải và cách giải quyết trong từng bước dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề. +Khó khăn thường gặp: Một số giáo viên khi đưa ra tình huống có liên quan đến vấn đề khoa học đặt ra còn trừu tượng, xa vời với học sinh, dẫn đến học sinh khó tưởng tượng, không biết đặt câu hỏi thế nào, hoặc đặt câu hỏi lan man, chung chung, chưa bám vào nội dung bài học. + Cách giải quyết: Trước khi tiến hành tiết học, tôi chuẩn bị kĩ một tình huống thật gần gũi với cuộc sống của các em học sinh và đặc biệt có liên quan đến vấn đề khoa học cần đặt ra của bài học. Có thể đưa ra một số gợi ý nhỏ để hướng học sinh đi đúng hướng của bài học. Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh. + Khó khăn thường gặp: Học sinh không biết cách đặt câu hỏi, đặt ra các câu hỏi không có nghĩa, không rõ ràng, còn chung chung, xa vời với nội dung bài học. Còn một số học sinh nhút nhát không giám trình bày ý tưởng của mình trước đông người. Một số học sinh chưa biết cách ghi vào vở biểu tượng ban đầu. + Cách giải quyết: Khi phát hiện những học sinh gặp khó khăn này, tôi phải dùng những lời khen ngợi, động viên khích lệ thậm chí đề cao các em sẽ khiến các em tự tin hơn, hứng thú hơn trong tiết học. Đồng thời phải tạo cho học sinh cơ hội được nói, được bày tỏ ý kiến nhiều trong giờ lên lớp (cho học sinh hỏi đáp, cho các em tự do trao đổi để đưa ra dự đoán ban đầu). Tôi kiểm soát lời nói, cấu chúc câu hỏi, chính xác hóa từng từ vựng của học sinh. Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm. + Khó khăn thường gặp: Một số học sinh nhận thức chậm, không biết dự đoán cũng như đề xuất phương án thực nghiệm, không dự báo được kết quả thực nghiệm, không hứng thú vào hoạt động cùng nhóm, ngồi chơi hoặc làm việc riêng. + Cách giải quyết: Tôi chủ động dừng hoạt động đang tiếp diễn lại và khéo léo dùng những câu hỏi gợi mở để tháo gỡ khó khăn cho các em. Khích lệ vai trò của bạn nhóm trưởng để dẫn dắt, tạo cơ hội cho tất cả các bạn trong nhóm đều tham gia vào hoạt động này. Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu. + Khó khăn thường gặp: Học sinh thường gặp khó khăn trong việc chuẩn bị đồ dùng để làm thí nghiệm (đồ dùng không đầy đủ, không đảm bảo cho thí nghiệm...). Các em hay vội vàng hấp tấp trong các thao tác làm thí nghiệm thực tế, kết quả thí nghiệm sai lệch không như mong đợi. + Cách giải quyết: Bản thân tôi phải làm tốt công tác chuẩn bị đồ dùng dạy học cho cả giáo viên và học sinh. Với những bài thực hành thí nghiệm thì phải tiến hành làm thí nghiệm trước để dự kiến các tình huống có thể xảy ra trong bài học. Bản thân phải chủ động nghiên cứu bài dạy trước khi lên lớp. Trong quá trình nghiên cứu bài phải đưa ra
- 20 được các hình thức tổ chức phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Để sẵn sàng sử lí kịp thời các tình huống sảy ra khi học sinh làm thí nghiệm trên lớp. Khi HS làm thí nghiệm, tôi bao quát lớp, quan sát từng nhóm. Nếu thấy nhóm hoặc HS nào đó làm sai theo yêu cầu thì tôi chỉ nhắc nhở trong nhóm đó hoặc nói riêng với học sinh đó. Tôi thường yêu cầu cá nhân hoặc các nhóm thực hiện độc lập để tránh các em nhìn và làm theo cách của nhau. Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức. + Khó khăn thường gặp: Sau khi thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu, các câu trả lời dần dần được giải quyết, các giả thuyết được kiểm chứng, kiến thức được hình thành, học sinh tự rút ra được kiến thức của bài học nhưng chưa đầy đủ và chưa sâu. + Cách giải quyết: Tôi tóm tắt, kết luận và hệ thống lại kiến thức để học sinh ghi vào vở coi như là kiến thức của bài học. Trước khi kết luận chung, tôi yêu cầu một vài học sinh nhắc lại ý kiến của mình về kết luận sau khi thực nghiệm. Tôi khắc sâu kiến thức cho học sinh bằng cách cho các em nhìn lại, đối chiếu lại với các ý kiến ban đầu trước khi học kiến thức mới. 2.2.10. Một số ví dụ minh họa cụ thể. Khi ứng dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào hoạt động, bài học cụ thể (Đây chỉ là một trong những cách làm mà tôi cho là hiệu quả trong nhiều cách thể hiện của phương pháp “Bàn tay nặn bột” mà tôi đã thực hiện trong giảng dạy môn Khoa học lớp 4 trong thời gian qua). Tôi xin nêu ra một số tình tiết ấn tượng trong quá trình giảng dạy môn Khoa học áp dung phương pháp Bàn tay nặn bột trong chương trình Khoa học lớp 4 mà cô trò chúng tôi trải nghiệm trong thời gian qua. Ví dụ 1: Bài 20: Nước có những tính chất gì? trang 42 sách Khoa học lớp 4. * Hoạt động 1: Kiến thức cần đạt: (Học sinh đưa ra được các kết luận). Nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Đồ dùng chuẩn bị: Một viên phấn trắng, một viên bi, một cốc thủy tinh chứa nước trắng, một thìa muối, một thìa cát, một vỏ chai. Giao nhiệm vụ: - Lệnh: Hãy dùng một cốc nước để giấu đi một viên bi?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2238 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 216 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 65 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn