intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp hướng dẫn học tốt cách phát âm trong tiếng Anh

Chia sẻ: Tabicani09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

25
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm giúp giáo viên dần khắc phục những khó khăn trên để tiến hành dạy học môn tiếng Anh có hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực, chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của bài học. Vì vậy, hi vọng đề tài này sẽ giúp các em học sinh thuộc vùng khó, phát âm nặng và đặc biệt là các học sinh học theo mô hình VNEN sẽ phát huy tối đa khả năng phát âm của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp hướng dẫn học tốt cách phát âm trong tiếng Anh

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: “MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP HƢỚNG DẪN HỌC TỐT CÁCH PHÁT ÂM TIẾNG ANH” Lệ Thủy, tháng 04 năm 2020
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: “MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP HƢỚNG DẪN HỌC TỐT CÁCH PHÁT ÂM TIẾNG ANH” Họ và tên: Đoàn Thị Tuyết Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trƣờng Tiểu học Phú Thủy Lệ Thủy, tháng 04 năm 2020.
  3. 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn sáng kiến Giáo dục có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Trong tình hình hiện nay, đất nước trên con đường đổi mới, chính sách mở cửa quan hệ với các nước trên thế giới đã tăng đáng kể. Sự giao tiếp rộng rãi với các nước trên thế giới bằng tiếng Anh - Ngôn ngữ quốc tế - ngày được quan tâm hơn. Ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng ngày càng trở nên quan trọng trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay. Đặc biệt, tiếng Anh đã trở thành một phương tiện chính thức để chúng ta có thể hội nhập sâu rộng với thế giới trên mọi lĩnh vực. Xác định tầm quan trọng đó, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1400/QĐ – TTg ngày 30/9/2008 phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2008-2020”. Trong đó đã quy định ngoại ngữ số 1 được dạy và học trong hệ thống giáo dục quốc dân là tiếng Anh; xây dựng và ban hành khung trình độ năng lực ngoại ngữ gồm 6 bậc tương thích với các tiêu chí của khung tham chiếu châu Âu. Theo đó học sinh tốt nghiệp cấp Tiểu học phải đạt chuẩn bậc 1. Bậc tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh . Môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học cũng như những môn học khác cung cấp những tri thức ban đầu và những nhận thức về việc sử dụng ngôn ngữ nước ngoài . Môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học là một môn học độc lập, chiếm không ít thời gian trong chương trình học của học sinh . Bởi đặc thù của môn học nó không giống như các môn học khác là ngoài giờ học trên lớp, các em không thể nhận được sự kèm cặp hay giúp đỡ nào từ phía gia đình . Nhất là vùng nông thôn của chúng tôi, hầu hết các bậc phụ huynh chỉ có rất ít kiến thức về môn Tiếng Anh . Môn Tiếng Anh có tầm quan trọng to lớn trong thời kỳ đổi mới hiện nay của đất nước, trong xu thế hội nhập toàn cầu hoá, cả thế giới là một ngôi nhà chung . Vì vậy, Tiếng Anh nó là môn học ngôn ngữ giao tiếp chung và được xem là ngôn ngữ quốc tế . Ở Việt Nam, những năm gần đây môn Tiếng Anh cũng được bắt đầu
  4. đưa vào học ở chương trình học của bậc tiểu học, nên cần phải có từ ngữ đơn giản, gần gũi, phù hợp với hoạt động nhận thức của học sinh. Đối với học sinh tiểu học, đọc tiếng Việt cho chuẩn xác, gợi cảm đã là một vấn đề không dễ, huống gì nói đến việc đọc tiếng Anh lại càng nan giải và khó khăn hơn nhiều; song không thể để cho học sinh học tiếng Anh cho vui, vô bổ. Để giúp các em vượt qua trở ngại này tôi chọn đề tài " Một số phương pháp hướng dẫn học tốt cách phát âm trong tiếng Anh". 1.2. Điểm mới của sáng kiến Mặc dù cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu về việc giúp học sinh phát âm tốt khi học tiếng Anh. Tuy nhiên, điều kiện và đặc điểm của từng địa phương, từng trường thì khác nhau. Trường tôi là một trường tiểu học thuộc vùng khó của một tỉnh miền Trung nên việc phát âm của các em còn rất nặng. Đồng thời, trường tôi đang áp dụng mô hình trường học mới VNEN- mô hình mới so với các trường hiện hành. Việc dạy và học môn tiếng Anh tuy không còn mới mẻ nhưng khó đối với tất cả giáo viên và học sinh nhất là học sinh ở vùng khó khăn.Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ phần nào giúp giáo viên dần khắc phục những khó khăn trên để tiến hành dạy học môn tiếng Anh có hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực, chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của bài học. Vì vậy, hi vọng đề tài này sẽ giúp các em học sinh thuộc vùng khó, phát âm nặng và đặc biệt là các học sinh học theo mô hình VNEN sẽ phát huy tối đa khả năng phát âm của mình.
  5. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng. Nhằm bắt kịp với xu thế hội nhập toàn cầu, ngành giáo dục Việt Nam đang ngày một hội nhập cùng thế giới. Hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục hiện đại là đào tạo ra những con người có thể bắt kịp xu thế hội nhập toàn cầu. Ngoại ngữ nói chung, Tiếng Anh nói riêng là công cụ đắc lực cho quá trình hội nhập. Nhiều công ty nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam, số người nước ngoài đến du lịch, làm việc ở nước ta ngày càng nhiều. Bên cạnh đó thì số học sinh Việt Nam du học nước ngoài cũng tăng một cách đáng kể và theo một thống kê gần đây đã công bố rằng: du học sinh của Việt Nam không kém các học sinh, sinh viên của nước khác về tiếp nhận kiến thức, nghiên cứu khoa học, ý thức tự học. Tuy nhiên, đa số du học sinh Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và sinh hoạt ở nước ngoài do vốn ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, còn rất hạn chế. Thế nhưng làm thế nào để chuẩn bị tốt kiến thức ngoại ngữ thì có lẽ đa số học sinh phải chuẩn bị Tiếng Anh ngay từ khi ở bậc tiểu học. Việc cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy tính chủ động sáng tạo và năng lực tự học của học sinh là giải pháp cơ bản để nâng cao giáo dục. Chính vì vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tập trung đổi mới chương trình dạy và học Tiếng Anh. Theo phương pháp cũ, giáo viên làm trung tâm, các em ghi chép thụ động từ và mẫu câu rồi sau đó về nhà học thuộc lòng sẽ không tạo khả năng tư duy và sáng tạo phong phú của các em. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy, việc thiết kế chương trình giảng dạy cũng phải phù hợp cho từng đối tượng học sinh của từng bậc học. Như vậy, tạo được khả năng tư duy và phát triển khả năng học tập một cách độc lập, tạo niềm say mê, thích thú cho cả thầy và trò trong quá trình giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh. Nhiều phương pháp dạy-học được đưa ra trong ngành giáo dục nhằm khắc phục những hạn chế mà ngành đang đối mặt. Song các vấn đề đã đưa ra còn mang nặng lý thuyết chung chung và tập trung phần lớn ở các cấp học cao. Quan tâm tới phương pháp dạy-học của bậc tiểu học đang là vấn đề cấp thiết mang tính nền tảng lâu dài cho việc lên các cấp học sau này. Để trẻ học tốt môn Tiếng Anh và quan
  6. trọng là vận dụng được để trẻ phát triển khả năng giao tiếp Tiếng Anh tốt trong các cấp học sau này. Trong vài năm gần đây, một số trường cũng đã sử dung nhiều bộ sách Tiếng Anh của Bộ GD-ĐT , Nhà xuất bản Singapore, Trường đại học Oxford … để vừa phù hợp với khả năng thu nhập kinh tế của từng vùng và vừa phù hợp trình độ tiếp thu của trẻ. Hơn nữa việc giao tiếp của trẻ ở những vùng nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế. Đồng hành cùng với việc thay sách, đổi mới chương trình và phương pháp dạy và học, tôi nhận thấy việc hạn chế trong giao tiếp của học sinh ở vùng nông thôn là do việc ít được giao tiếp bằng Tiếng Anh nên các em nghe và nói Tiếng Anh chưa tốt, phát âm chưa chuẩn. Muốn giao tiếp được bằng Tiếng Anh đòi hỏi học sinh song song với việc rèn luyện các kĩ năng là phải luyện tập nghe nhiều, giao tiếp nhiều. Đối với học sinh ở bậc tiểu học, nội dung kiến thức không nhiều nhưng phần nghe nói chiếm đa số, nên đòi hỏi các em phải có kỷ năng nghe tốt để thưc hành luyện nghe và nói. Tiếng Anh ở bậc tiểu học vẫn là môn học tự chọn nên một số phụ huynh lẫn học sinh không quan tâm dẫn đến việc các em ít học từ vựng, không đầu tư mua băng đĩa để các em luyện nghe bên cạnh đó cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài rất hiếm hoi nên các em càng khó khăn hơn trong cách nghe và phát âm Tiếng Anh. Chính vì điều đó đã gây cho tôi sự trăn trở là phải tìm ra phương pháp giúp đỡ các em phát âm chuẩn. Đó là lý do tôi chọn đề tài " Một số phương pháp hướng dẫn học tốt cách phát âm tiếng Anh" với hy vọng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng học tập bộ môn Tiếng Anh cho các em học sinh tiểu học. Trên thực tế giảng dạy ở trường tôi nhận thấy khả năng đọc và phát âm của một số em đọc tốt bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh đọc và phát âm chưa được tốt nên khi phát âm ra sợ sai dẫn đến ngại đọc , cũng vì từ chỗ học sinh phát âm sai dẫn đến phần đánh dấu trọng âm và ngữ điệu cũng bị sai theo . Vậy để có biện pháp , phương pháp dạy về cách đọc và phát âm tốt khắc phục sai sót đó tôi đã tiến hành khảo sát từ đầu năm để phân loại đối tượng học sinh nhằm biết học lực từng em để tiện theo dõi và giúp đỡ. Sau khi tiến hành khảo sát phân loại đối tượng kết quả học sinh đạt như sau: Tổng số học sinh kiểm tra khối 5.
  7. Lớp TSHS Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm < 5 SL % SL % SL % SL % 5A 29 2 6,8 6 20,6 9 31.3 12 41.3 5B 28 2 7.1 5 17.9 12 42.9 9 32.1 5C 27 3 11.1 5 18.5 8 29.6 11 40.8 5D 27 2 7.4 7 25.9 11 40.8 7 25.9 5E 20 1 5 4 20 7 35 8 40 Ghi chú: Điểm 9-10: Phát âm đúng trọng âm và ngữ điệu đúng. Điểm 7- 8: Phát âm đúng trọng âm và ngữ điệu khá tốt. Điểm 5- 6:Bước đầu biết cách phát âm song chưa thể hiện đúng trọng âm và ngữ điệu. Điểm < 5: Phát âm chưa được. 2.1.1. Thuận lợi. Trong những năm vừa qua trường đã đạt trường học đạt chuẩn quốc Mức độ II và được các bậc phụ huynh học sinh nhiệt tình ủng hộ trong việc nâng cao dân trí. Do đó đầu năm học 2019 – 2020 Nhà trường đã tạo điều kiện cho giáo viên trong việc giảng dạy môn Tiếng Anh với những trang thiết bị hiện đại như: loa, máy CD ,máy chiếu, TV đa năng, bảng tương tác. Với sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường đã giúp đỡ giáo viên rất nhiều trong công tác giảng dạy của mình. Chương trình sách giáo khoa có nội dung kiến thức phù hợp với thực tế cuộc sống học sinh và có nhiều tranh ảnh đẹp, dễ bắt mắt, tạo niềm hứng thú cho học sinh. Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp giáo viên có được nhiều nguồn tư liệu, hình ảnh qua mạng Internet. Giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm trong công tác giảng dạy môn Tiếng Anh. 2.1.2. Khó khăn a. Học sinh: Về phía học sinh, bên cạnh một số em học tập nghiêm túc, nhưng cũng không ít học sinh chỉ học cho vui, không tập trung chú ý vào bài học, không tập
  8. nói, tập nghe, tập đọc tập viết thường xuyên, không thuộc từ dẫn đến không nghe được. Đến khi giáo viên yêu cầu các em sẽ không thành công. Bên cạnh đó rất khó khăn trong việc kiểm tra hoặc hướng dẫn các em tự học ở nhà. Bởi vì vậy là môn ngoại ngữ, không phải phụ huynh nào cũng biết. Đây cũng là vấn đề hết sức khó khăn trong quản lý việc học ở nhà của học sinh. Ngoài ra, rèn luyện kỹ năng nghe của học sinh cũng là điều đáng được quan tâm, học sinh không có băng đĩa loa máy ở nhà nên phần luyện nói, phát âm cũng gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa học sinh không có điều kiện về cơ sở vật chất để phục vụ tốt phần luyện nghe, nói phát âm và cố nhớ nghĩa bằng tiếng Việt, có viết trong tập viết cũng là để đối phó với giáo viên, chứ chưa có ý thức tự kiểm tra lại mình, để khắc sâu từ mới và vốn từ sẵn có. Vì thế cho nên, các em rất mau quên và dễ dàng lẫn lộn giữa từ này với từ khác. Do vậy, nhiều học sinh đâm ra chán học và bỏ quên. Cho nên giáo viên cần chú ý đến tâm lý này của học sinh. b. Giáo viên: Theo phân phối chương trình hiện nay, môn tiếng Anh tiểu học mỗi tuần 04 tiết, mà hầu như tiết nào cũng có từ mới trong bài học và kể cả trong bài tập. Nhưng muốn dạy tốt môn Tiếng Anh để tiết học sinh động hơn, giáo viên phải làm tranh ảnh, đồ dùng để minh hoạ, loa máy tạo điều kiện cho các em nhớ từ dễ dàng và hướng sự chú ý của các em vào phần phát âm hay trọng tâm bài học. c. Về phía phụ huynh học sinh: Phụ huynh học sinh một số em chưa có nhận thức tốt môn học này do quan niệm “Tiếng Việt nói chưa xong mà học Tiếng Anh”. Vì vậy thiếu sự quan tâm sâu sát đến con em trong việc học môn Tiếng Anh . d. Về trang-thiết bị dạy học: Học sinh rất hứng thú khi được học bài giảng điện tử nhưng số lượng phòng học nhiều nên nhà trường chưa có đủ điều kiện để bố trí cho bộ môn Tiếng anh mỗi phòng một TV Smart, nên tiết dạy bằng giáo án điện tử chưa được tận dụng triệt để. Một số học sinh do hoàn cảnh khó khăn, các em phải dành thời gian ở nhà để phụ giúp gia đình, và các em cũng chưa được trang bị đầy đủ sách giáo khoa và
  9. dụng cụ học tập vì thế các em không có điều kiện để tự học ở nhà. 2.2. Một số phƣơng pháp hƣớng dẫn học tốt cách phát âm trong tiếng Anh Muốn học sinh học tốt cách phát âm và làm bài tập tốt trong tiếng Anh thì trước hết phải giúp đỡ các em nắm vững các khái niệm về nguyên âm ,phụ âm ,trọng âm ,ngữ điệu, cách đọc khi thêm “s”và “es” và cách đọc khi thêm “ ed” vì thực tế đọc không được từ đó nên các em có tâm lý nặng nề khi đọc không muốn đọc đọc sợ sai .Vì vậy tôi đã hướng dẫn các em nắm vững cách đọc ,cách phân biệt nguyên âm,phụ âm ,cách phát âm ,cách nhấn trọng âm ,ngữ điệu, cách đọc khi thêm “s” và”es” và cách đọc khi thêm “ ed” ,bên cạnh đó tôi luôn động viên tạo không khí thoải mái và dặc biệt tôi hướng dẫn học sinh đọc và cách đọc đúng nên học sinh thích đọc hơn. 2.2.1. Cách đọc nguyên âm, phụ âm: Chỉ cho học sinh nắm vững nguyên âm, phụ âm và một số cách đọc của một số từ khi đứng trước nguyên âm. Ex: The pen / әpen / Khi phiên âm có dấu / : / thì đọc kéo dài. / I / đọc ngắn như i của tiếng Việt. / I: / đọc kéo dài ii. / ^ / đọc ă và ơ /  / đặt đầu lưỡi giữa hai hàm răng. 2.2. 2. Cách đọc dấu nhấn: Để luyện trọng âm, chỉ ra trọng âm trong từ, câu, có thể dùng các cách sau: * Using your voice ( sử dụng giọng nói của bạn): + Đọc câu, chỉ rõ sự khác nhau giữa âm nhấn và không nhấn: Ex: I’d like some coffee. * Using gestures (sử dụng cử chỉ): + Giáo viên dùng cánh tay như người nhạc trưởng , dùng cử chỉ mạnh cho các âm tiết được nhấn mạnh. + Dùng cách vỗ tay, vỗ tay to hơn đối với âm tiết được nhấn mạnh.
  10. + Gõ thước vào bàn, bảng khi đọc đến âm nhấn mạnh. * Using symbols on the blackboard ( dùng biểu tượng). + Giáo viên đọc một danh sách từ. + Học sinh nghe giáo viên đọc từ có trọng âm ở âm tiết nào thì điền từ đó vào cột thích hợp. + Nếu cần, giáo viên có thể đọc lại từ cho học sinh kiểm tra trọng âm. * Hướng dẫn học sinh cách đọc dấu nhấn- tức âm đó được đọc mạnh hơn. Dấu nhấn thường dùng khi một từ có hơn một âm tiết. Ex: hello / hә'lәu / * Dấu nhấn thứ nhất và dấu nhấn thứ hai. Ex: notebook / 'nәutbuk / * Dấu nhấn trong cụm từ và câu. Ex: listen and repeat / 'lisn en(d) ri'pi:t / Một số quy tắc đánh dấu trọng âm : A.nhấn vào âm tiết thứ nhất: Hầu hết tính từ và danh từ là hai âm tiết trở lên. Ex: heavy/ ‘hevi/: nặng summer / ˈsәmәr/ : mùa hè. B.nhấn vào âm tiết cuối: Hầu hất động từ là hai âm tiết Ex: divide/di’vaid/ : chia ra C.nhấn vào âm tiết thứ 2 kể từ âm cuối: Quy tắc: từ tận cùng băng ic / sion – tion. Ex: economic/i:kә’nomik /: kinh tế vacation[vә'kei∫n] : kì nghỉ D.Nhấn vào âm tiết thứ 3 kể từ cuối: Quy tắc:từ tận cùng bằng cy,ty,phy, gy và al Ex :pharmacy[ˈfa:məsi] tiệm thuốc. critical ['kritikәl]chỉ tr ch; ch bai; ph phán 2.2.3. Ngữ điệu. Ngữ điệu (Intonation) được hiểu đơn giản là sự lên và xuống của giọng nói.
  11. Người nghe có thể hiểu nhầm hoặc hiểu sai hoàn toàn ý của người nói nếu như người nói sử dụng sai ngữ điệu, bởi ngữ điệu được so sánh như là hồn của câu. * Falling tone (Ngữ điệu xuống) được thể hiện bằng cách hạ âm điệu giọng nói xuống thấp ở trong các trường hợp sau: Dùng trong câu chào hỏi: Good morning! ↓ Dùng trong câu đề nghị: Come here! ↓ Dùng trong câu hỏi bắt đầu bằng từ để hỏi (who, whose, whom, which, what, when, where, why, và how) What are these? ↓ Dùng trong yêu cầu hoặc mệnh lệnh: Open your book ↓ * Rising tone (Ngữ điệu lên) được thể hiện bằng cách tăng âm điệu giọng nói lên cao ở trong các trường hợp sau: Dùng trong các câu hỏi nghi vấn “có…không” Is this a book ?↑ Dùng trong câu xác định nhưng hàm ý câu hỏi: You are Mai? ↑ 2.2.4 Cách phát âm có các âm cuối : Ex: bag /bæg/, book /buk/ .... 2.2.5 Cách phát âm khi nối từ: Tập cho học sinh có thói quen đọc nối. Ex : stand-up /’stænd^p/ , look-at /lukæt/ It’s a pencil. /itsəpensl/ It is a desk. /itizədesk/ 2.2.6. Cách đọc khi thêm „s‟ và „es‟. +Phát âm / iz / : Nếu danh từ số ít tận cùng bằng chữ s, x, sh, ch, z thì số nhiều thêm es đọc / iz /. Nếu danh từ số ít tận cùng bằng chữ ce, se, ge thì số nhiều thêm s cũng đọc /iz /. Ex: finish / 'finiſ / ; finishes / 'finiſiz / Sentence / sentəns / ; sentences / sentənsiz / + Phát âm /s/ đứng sau phụ âm vô thanh /t/, /p/, /k/, /s/, /f/, /θ/ Ví dụ : cassettes, books, .... Ex: A book / buk / ; books / buks /
  12. + Phát âm là /z/ khi đứng sau nguyên âm a, e, i, o, u, hoặc phụ âm hữu thanh /b/, /d/, /g/, /v/, /ð/, /m/, /n/, /Ŋ/, /l/, /r/. Ex: please / pli:z / 2.2.7. Cách đọc khi thêm „ed‟. + Đuôi /ed/ được phát âm là /t/: Khi động từ có phát âm kết thúc là /s/, /f/, /p/, /ʃ/, /tʃ/, /k/ và những động từ có từ phát âm cuối là “s”. Ex: help -> helped : wash -> washed look -> looked : watch -> watched + Đuôi /ed/ được phát âm là /id/: Khi động từ có phát âm kết thúc là /t/ hoặc /d/. Ex: want -> wanted: need -> needed + Đuôi /ed/ được phát âm là /d/ với những trường hợp còn lại. Ex: call -> called : love -> loved ... *Ngoại lệ: 1 số từ kết thúc bằng -ed dùng làm tính từ được phát âm là /Id/: Ex: aged, blessed, crooked, dogged, learned, naked, ragged, wicked, wretched Ngày nay chúng ta nên rèn luyện cho học sinh phát âm chuẩn , nhiều phụ huynh thường có quan điểm cho rằng học sinh tiểu học còn nhỏ không cần phát âm chuẩn như người bản xứ nhưng đối với tôi thì ngược lại. Bởi vì người xưa thường nói “Tre non dễ uốn” và một phần do kinh nghiệm bản thân từ nhiều năm nay dạy học sinh tiểu học nên tôi thấy rõ mặt hạn chế của học trò. Nếu giáo viên lơ là trong việc sửa lỗi phát âm, không hướng dẫn chú ý trọng âm từ, ngữ điệu trong câu thì khi nghe người khác phát âm đúng các em không nhận ra và hiểu được người đối diện nói gì. Mặt khác các em sẽ lúng túng không biết thầy mình dạy đúng hay người này đúng làm cho học sinh e dè, không tự tin trong giao tiếp. Chúng ta phải cho học sinh nghe băng thường xuyên với giọng đọc chuẩn của người bản xứ và cho lặp lại nhiều lần, chú ý ngữ điệu cuối câu và nhất là phần kết thúc của từ. Đặc biệt trong giờ dạy tôi thường xuyên chú ý sửa sai cách phát âm và ngữ điệu của học sinh. Tôi thường vận dụng các phương pháp hướng dẫn cách phát âm trên vào từng phần nội dung của tiết học như: Vocablaries; Model
  13. structures ; Conversations; ... Hướng dẫn học sinh tập trung trong khi nghe và tăng cường tổ chức trò chơi thi đua bắt chước giọng nói, giọng đọc trong băng càng giống càng tốt để tự rèn luyện ở nhà nhằm giúp các em nhập tâm và nói tốt một cách tự nhiên. 2.3 Kết quả: Khi áp dụng một số phương pháp hướng dẫn cách phát âm trên tôi thấy học sinh mạnh dạn, tự tin hơn trong đọc và giao tiếp trong giờ học . Không khí lớp học sinh động hơn, học sinh hưng phấn và thích nói Tiếng Anh nhiều hơn và thường yêu cầu tôi mở rộng thêm một số câu Tiếng Anh sử dụng trong giao tiếp. Học sinh không còn lo sợ đến giờ học Tiếng Anh như trước thay vào đó là tâm trạng trông chờ đến tiết học. - Qua học kì I vừa qua tôi đã tiến hành khảo sát lại phần đọc và phát âm của học sinh toàn khối và nhận được kết quả như sau: Lớp TSHS Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm < 5 SL % SL % SL % SL % 5A 29 9 31 10 34.5 7 24.1 3 10.4 5B 28 8 28.6 9 32.1 7 25 4 14.3 5C 27 7 25.9 11 40.8 6 22.2 3 11.1 5D 27 8 29.6 9 33.3 8 29.6 2 7.5 5E 20 6 30 8 40 4 20 2 10 Từ kết quả trên cho thấy rõ nếu giáo viên có đầu tư tốt vào giảng dạy, biết áp dụng mọi phương pháp phù hợp với năng lực của từng học sinh, phù hợp với tình hình chung của mỗi khối lớp thì chúng ta sẽ gặt hái được chất lượng và hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó tạo được tình cảm tốt giữa “thầy và trò”, giữa “trò và trò”, học sinh cảm thấy yêu thích môn học mà mình phụ trách. Và tôi tin tưởng rằng kết quả của đợt khảo sát trong học kì II cũng như trong những năm tới sẽ đạt được những kết quả cao hơn nữa.
  14. 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của sáng kiến Qua quá trình giảng dạy, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm nhỏ và kết quả thu được rất đáng mừng. Số học sinh đọc kém, đọc chậm trong lớp giờ đã giảm xuống rất nhiều chứng tỏ ý thức học tập của các em rất tốt. Những giờ học tiếng Anh rất hăng say đọc, không những đọc to, rõ ràng mà nhiều em biết thể hiện ngữ điệu rất hay. Cũng là yếu tố quan trọng để các em học ở phần các chương trình khác nhau. Tôi tin rằng nếu tiếp tục thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này một cách nghiêm túc, xuyên suốt thì kĩ năng phát âm của học sinh sẽ ngày càng một tốt hơn và chất lượng học tập bộ môn Tiếng Anh trong trường sẽ có được những kết quả khả quan hơn. Trên đây là Một số phương pháp hướng dẫn học tốt cách phát âm tiếng Anh" mà tôi đã mạnh dạn đưa ra. Thiết nghĩ, đây cũng là một vấn đề rất được quan tâm trong tiếng Anh phổ thông. Rất mong được sự đón nhận những ý kiến đóng góp của các thầy, cô để trau dồi chuyên môn hơn trong quá trình giảng dạy. 3.2. Kiến nghị đề xuất Về phía nhà trường cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập. Bộ môn Tiếng Anh cần có đủ phòng học riêng để đáp ứng cho tất cả các khối tham gia học, phòng học Tiếng có đầy đủ các thiết bị cung cấp cho việc dạy và học, mua sắm thêm các trang thiết bị dạy học và các tài liệu phong phú như: tranh ảnh phục vụ cho dạy học, thiết bị nghe nhìn, sách bổ trợ, nâng cao. Ban giám hiệu nhà trường nên có các kế hoạch tổ chức các buổi ngoại khóa , câu lạc bộ Tiếng anh cho học sinh . Nhà trường nên tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn và nâng cao chuyên môn. Về phía giáo viên cần có sự chuẩn bị thật chu đáo trước khi dạy, luôn chuẩn bị tốt đồ dùng học tập và dặn dò kỹ cho học sinh chuẩn bị bài mới sau khi dạy. Chủ động tìm hiểu những kiến thức chuyên sâu về tâm lí của học sinh, từ đó có những cách thức lựa chọn trò chơi phù hợp từng đối tượng học sinh và từng bài học, giúp nâng cao động lực học Tiếng Anh cho các em. Các thủ thuật giúp học sinh nghe tốt và phát âm tốt. Thái độ của giáo viên với học sinh cũng rất cần thiết,
  15. cần có thái độ cởi mở, chan hòa và vui vẻ với học sinh, biết khích lệ đúng lúc sẽ giúp các em tự tin hơn khi tham gia vào bài giảng. Tránh gây không khí gò bó nặng nề trong tiết dạy. Những câu nói vui đúng lúc sẽ có hiệu quả cao hơn nhiều những lời giáo huấn dài dòng mà phiến diện, từ đó giúp các em giảm được áp lực học tập. Cần có các chuyên đề Tiếng Anh liên trường nhằm học hỏi và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Về phía học sinh cần có những buổi học ngoại khóa tạo điều kiện cho học sinh sử dụng Tiếng Anh một cách tự nhiên. Các em phải thường xuyên thực hành nói Tiếng Anh, phải học thuộc từ vựng ở tiết trước; nắm được nghĩa và cách sử dụng vốn từ vựng trong thực hành giao tiếp như vậy các em mới phát âm tốt thì mới có sự say mê, hứng thú trong việc học bộ môn này. Ngoài ra các em phải tích cực chủ động trong việc học tập của mình. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi, rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp và cấp trên để đề tài của tôi càng phong phú và thiết thực hơn. Xin chân thành cảm ơn!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1