Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một vài giải pháp rèn luyện kỹ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 đối với học sinh dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu
lượt xem 1
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến nhằm đánh giá đúng thực trạng chất lượng việc học môn Âm nhạc lớp 3 đối với dân tộc thiểu số trường Tiểu học Võ Thị Sáu thời gian qua; rút ra ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và nêu lên giải pháp chủ yếu trong việc rèn luyện kĩ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 cho học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một vài giải pháp rèn luyện kỹ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 đối với học sinh dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu
- Một vài giải pháp rèn luyện kỹ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 đối với học sinh dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu PHỤ LỤC TT Nội dung Trang Phần thứ nhất: PHẦN MỞ ĐẦU 1 I ĐẶT VẤN ĐỀ 2 II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ 3 II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 3 1 Thuận lợi 3 2 Khó khăn 4 CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT III 5 VẤN ĐỀ IV TÍNH MỚI CỦA GIẢI PHÁP 15 V HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 16 III Phần thứ ba: PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 16 1 Kết luận 16 2 Kiến nghị 17 Giáo viên: H’ ĐôCa Byă Trường TH Võ Thị Sáu 1
- Một vài giải pháp rèn luyện kỹ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 đối với học sinh dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. ĐĂT VẤN DỀ Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của học sinh, các em tham gi a ca hát là tự hòa đồng để nhận thức thế giới khách quan, những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các em góp phần phát triển từ thể chất đến tinh thần để tạo nên một con người năng động, lạc quan yêu đời sáng tạo, giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng thêm phong phú, giáo dục tình cảm, đạo đức rất tốt. Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, môn Âm nhạc được đưa vào giảng dạy chính thức ở trường Tiểu học. Bộ môn Âm nhạc bước đầu hình thành cho các em những kiến thức cơ bản về âm nhạc, giúp các em hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc, có một thế giới tinh thần thoải mái sau những giờ học căng thẳng. Trang bị cho học sinh một số phương pháp về kĩ năng ca hát, về lí thuyết âm nhạc ở mức độ đơn giản để một chừng mực nào đó các em có thể tham gia hoạt động âm nhạc của cộng đồng. Hình thành cho học sinh những hiểu biết sơ đẳng về cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc, về ý nghĩa tác dụng của âm nhạc với đời sống, đồng thời mở mang vốn hiểu biết về truyền thống âm nhạc dân tộc Việt Nam, làm phong phú thế giới tinh thần nhằm phát triển hài hòa, toàn diện nhân cách học sinh, để góp phần hoàn thiện giáo dục thẩm mỹ trong cuộc sống, như Các Mác đã nói" Con người phải biết xây dựng cuộc sống theo quy luật của cái đẹp". Thực tế việc học âm nhạc với học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số gặp rất nhiều khó khăn, các em chưa chú trọng đến việc học, nhiều em đọc bài còn chậm, thiếu dấu thanh nên dẫn đến tình trạng đọc lời ca, hát phát âm không rõ lời, không hiều được ý nghĩa, ca từ của bài hát. Vì vậy với mong muốn giúp các em hát tốt hơn, hay hơn, biễu diễn bài hát tự tin, sinh động hơn. Trên cơ sở đó đề ra một vài giải pháp rèn kĩ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 dân tộc thiểu năm học 2016 2017 và năm học 2017 – 2108 . Đây chính là lí do tôi chọn đề tài “ Một vài giải pháp rèn luyện kĩ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 đối với dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu”. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng chất lượng việc học môn Âm nhạc lớp 3 đối với dân tộc thiểu số trường Tiểu học Võ Thị Sáu thời gian qua; rút ra ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và nêu lên giải pháp chủ yếu trong việc rèn luyện kĩ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 cho học sinh trong thời gian tới. Giúp giáo viên có khả năng nâng cao năng lực chuyên môn. Giúp học sinh phát triển năng khiếu của mình, biết tự tập luyện và nhận biết vị trí một số nốt nhạc trên khuông nhạc, phân biệt được âm thanh Giáo viên: H’ ĐôCa Byă Trường TH Võ Thị Sáu 2
- Một vài giải pháp rèn luyện kỹ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 đối với học sinh dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu cao – thấp, dài ngắn, cảm thụ khi nghe nhạc, mở mang cho các em vốn kiến thức mang tính văn hóa âm nhạc. Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ Âm nhạc là môn học có đặc thù riêng, nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối nhưng đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, đam mê và năng khiếu mà điều này không phải học sinh nào cũng có được. Xuất phát từ thực trạng giảng dạy môn Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi tiểu học để các em có thể học tốt và đạt kết quả tốt là điều rất quan trọng, không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy mà còn phụ thuộc vào ý thức học tập và rèn luyện của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc tạo điều kiện của nhà trường, gia đình và xã hội. Chính vì vậy việc giảng dạy Âm nhạc cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng nhằm giáo dục thẩm mĩ Âm nhạc cho các em, cung cấp cho các em những hiểu biết sơ giản về nghệ thuật âm nhạc thông qua bài hát. Học hát là một quá trình học tập và rèn luyện lâu dài, để học sinh biết cách hát tự nhiên, đúng giai điệu lời ca, biết cách lấy hơi, hát rõ lời và bước đầu hát diễn cảm, các em có khả năng trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, tốp ca…thông qua những bài hát các em biễu diễn giáo dục tình cảm tốt đẹp nhằm nâng cao cảm thụ âm nhạc, tạo cho các em sự tự tin, yêu đời khả năng tham gia ca hát trong và ngoài trường học. Mặc dù môn học này không đạt mục tiêu giúp các em trở thành người biểu diễn hoặc sáng tác Âm nhạc chuyên nghiệp, mà mục tiêu trọng tâm nhằm cung cấp những kiến thức, kĩ năng, thái độ phù hợp với lứa tuổi và năng lực cho học sinh, giúp học sinh phát triển một cách toàn diện, bồi dưỡng tình cảm trong sáng lành mạnh, hướng tới cái tốt đẹp, để các em xác định được trách nhiệm công dân trong việc xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong đó có văn hóa Âm nhạc. Là một giáo viên trực tiếp bám sát, giảng dạy bộ môn, bản thân nhận thấy phần lớn các em chỉ hát thuộc lời ca mà chưa cảm nhận được cái hay, cái đẹp của âm nhạc. Đứng trước những hạn chế thực tế tôi đưa ra một số kinh nghiệm về phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 3, bởi vì ở lớp 3 ngoài phần học hát các em còn học thêm một số các nốt nhạc, cách ghi nhạc, kí hiệu âm nhạc, vị trí nốt nhạc, để tạo nền tảng cho các em học tốt ở chương trình Âm nhạc lớp 4, 5 và các cấp học tiếp theo. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 1. Thuận lợi Sau 10 năm triển khai Nghị quyết 40 của Quốc hội về đổi mới chương trình GDPT, toàn ngành đã tham gia vào công cuộc cải cách giáo dục toàn diện Giáo viên: H’ ĐôCa Byă Trường TH Võ Thị Sáu 3
- Một vài giải pháp rèn luyện kỹ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 đối với học sinh dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu từ chương trình, nội dung, đánh giá và sử dụng thiết bị dạy học. Cùng với các môn học khác, môn Âm nhạc ở cấp Tiểu học cũng đã thực hiện đổi mới một cách cơ bản và toàn diện, đáp ứng được mục tiêu của cấp học nói chung và mục tiêu của môn Âm nhạc nói riêng. Được sự quan tâm của Ban lãnh đạo nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi trong việc dạy học. Giáo viên luôn bám sát vào nội dung dạy học thực hiện theo công văn 5842/BGDDTVP ngày 1/9/2011 về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học, điều chỉnh chương trình cho phù hợp từng đối tượng học sinh các lớp áp dụng phương pháp dạy học tích cực gây được hứng thú cho học sinh, dạy học lồng ghép các bài hát tài liệu địa phương. 2. Khó khăn Trường học còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đa số học sinh đều là đồng bào dân tộc thiểu số, ngoài giờ học các em còn phải phụ giúp bố mẹ làm nương rẫy... nên chưa chú trọng đầu tư đến việc học, một số phụ huynh có trình độ dân trí thấp, hoàn cảnh gia đình kinh tế khó khăn ít quan tâm đến việc học của con em mình, còn một số phụ huynh chỉ quan tâm đến môn học Toán, Tiếng việt... chưa thật sự quan tâm đến bộ môn Âm nhạc. Hơn nữa hoạt động âm nhạc chưa có điều kiện có phòng học âm nhạc riêng. Ở môn học này học sinh cần phải có tính năng khiếu, nên trong khi ca hát một số em hát bị lạc giọng, hay còn gọi hát bị phô, hát không chuẩn về giai điệu tiết tấu. Đa số các em còn rụt rè khi tham gia các hoạt động âm nhạc trong lớp và nhà trường tổ chức. Học sinh chưa biết cách cảm nhận về bài hát, chưa có kiến thức sơ giản về âm nhạc, thực tế khi quan sát các em biểu diễn bài hát, ngoài những em có phong cách trình bày tự nhiên, sinh động vẫn còn một số em không ham thích học hát và chưa thật sự tự tin biểu diễn trước các bạn, thầy cô, các em thể hiện tính chất bài hát còn rất hạn chế. Một phần do kĩ năng đọc của các em còn chậm nên không hiểu nghĩa của từ, nội dung bài hát, cảm thụ nghe nhạc, dẫn đến tình trạng hát không rõ lời ca, không hiểu giai điệu, tiết tấu, tính chất bài hát. Mặt khác một số em không có tự giác trong học tập và sự tiếp thu kiến thức Âm nhạc còn nhiều hạn chế. Bằng việc quan sát thực tế các giờ học tôi nhận thấy sự yêu thích học tập bộ môn chỉ rơi vào một số em gọi là có năng khiếu. Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng phải học nên ít có sự sáng tạo trong vận dụng kiến thức. Kết quả khảo sát đầu năm học như sau: Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Năm học TSHS SL % SL % SL % Giáo viên: H’ ĐôCa Byă Trường TH Võ Thị Sáu 4
- Một vài giải pháp rèn luyện kỹ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 đối với học sinh dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu 20162017 99 5 5.0 84 84.8 10 10.1 20172018 101 6 5.9 84 83.1 11 10.8 Từ tình hình khảo sát thực tế cho thấy tỉ lệ học sinh đạt mức hoàn thành tốt rất ít chiếm tỉ lệ từ 5 đến 6 %, trung bình khoảng một lớp đạt từ một đến hai học sinh hoàn thành tốt, còn lại là mức hoàn thành, và chưa hoàn thành. Xuất phát từ những thực trạng trên tôi đưa ra một vài giải pháp để chất lượng học tập đạt kết quả cao hơn. Giáo viên: H’ ĐôCa Byă Trường TH Võ Thị Sáu 5
- Một vài giải pháp rèn luyện kỹ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 đối với học sinh dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Thứ nhất: Vận dụng các kĩ năng hát và phương pháp rèn luyện cơ bản Tập hát, học các bài hát là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình học hát, các kĩ năng hát gồm có: + Tư thế hát + Hơi thở + Hát đồng đều + Hát chính xác và rõ lời bài hát. Về tư thế hát: Trong quá trình tập hát, trước hết phải luyện tư thế hát, khi đứng hát đầu không nghiêng, vai không so, hai tay buông dọc theo thân thoải mái không để tay lên bàn hay chống cằm. Khi ngồi hát hai tay đặt trên đầu gối, ngực thẳng không tựa vào ghế, không vắt chân nọ lên chân kia. Khi mà học sinh thực hiện đúng tư thế học hát rồi thì sẽ tạo cho việc hít thở thoải mái, phát âm, nhã chữ dễ dàng, tập tư thế hát đúng giúp cho việc hô hấp thuận lợi. Về kĩ năng lấy hơi ( hơi thở): Chỉ huy, điều khiển học sinh biết cách lấy hơi vào đầu câu hát, không lấy hơi vào giữa các tiếng trong một câu hát, khi các bài hát có nhịp độ chậm hay vừa phải, cho các em lấy hơi chậm, hít bằng mũi, đánh dấu những chỗ cần lấy hơi trong bài hát để học sinh thực hiện đúng và hát tốt. Ví dụ: Khi dạy bài hát “ Lớp chúng ta đoàn kết” SGK trang 12, chú ý cho học sinh lấy hơi ở đầu câu hát để các em sử dụng hơi thở linh hoạt hát đúng và đều giọng. Về kĩ năng hát đồng đều có thể vận dụng phương pháp thu hút sự chú ý của học sinh bằng cách dẫn vào câu hát đầu tiên bằng động tác bắt nhịp hoặc đánh đàn dạo nhạc ra hiệu lệnh đếm để vào bài hát. Ví dụ: Khi dạy bài hát “ Con chim non” SGK trang 14, bởi vì bài hát này thuộc nhịp 3/4 nên khi hát cần đếm nhịp 2/3 để học sinh hòa giọng hát. Về kĩ năng hát chính xác, phát âm nhã chữ bài hát: Các em đa số là học sinh dân tộc thiểu số vốn từ ngữ các em còn nhiều hạn chế, đọc thiếu nhiều dấu thanh nên khi dạy hát tôi luôn tăng cường hỗ trợ Tiếng việt bằng cách tự tập đọc lời ca, tập đọc trôi chảy, mạch lạc, phát âm rành rọt, rõ lời, lấy bút chì gạch chân các tiếng có dấu luyến trong bài hát để tập đọc nhã chữ, khi đó khi tập hát dễ dàng hơn, hát đúng và rõ lời ca, các em hiểu được nội dung ca từ của bài hát, biết được sự kết hợp chặt chẽ giữa giai điệu và lời ca. Giáo viên: H’ ĐôCa Byă Trường TH Võ Thị Sáu 6
- Một vài giải pháp rèn luyện kỹ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 đối với học sinh dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu Ví dụ: Trong bài hát “ Em yêu trường em”, bài hát này dài và gồm hai lời ca, vì vậy yêu cầu học sinh tự tập đọc đúng lời ca, chú ý đọc đúng các dấu luyến trong bài ở những tiếng, từ: cô giáo, sách đến, vàn, nắng thu… Thứ hai: Hướng dẫn cho học sinh nắm rõ về lý thuyết Âm nhạc đối với kí hiệu ghi chép nhạc Trong chương trình này các em được học cơ bản về nhạc lý như khuông nhạc, khóa son, dòng kẻ, khe nhạc, các hình nốt nhạc, bài tập tiết tấu… Để có thể học tốt và nhớ tên nốt nhạc yêu cầu học sinh phải nắm rõ các kiến thức cơ bản về nhạc lý chẳng hạn như đặt câu hỏi cho học sinh trả lời. Ví dụ. Khuông nhạc gồm có mấy dòng, bao nhiêu khe? tại sao được gọi là khóa son? và để học sinh nhận biết các nốt nhạc trên khuông nhạc đạt hiệu quả, tôi chỉ vào bảng phụ các nốt: Đô Rê Mi Pha Sol La Si trên khuông nhạc để giới thiệu cho học sinh. Hướng dẫn các em thực hiện trò chơi “khuông nhạc bàn tay” tập nhận biết các nốt nhạc trên khuông bằng cách chỉ vào từng nốt và yêu cầu học sinh biết nốt đó nằm ở vị trí nào (ở dòng hoặc khe thứ mấy). Ví dụ. Chỉ vào ngón 2 (dòng 2 của khuông nhạc bàn tay) và hỏi: Nốt nằm ở dòng thứ 2 tên là nốt gì? Yêu cầu học sinh trả lời. Từ đó sẽ khắc sâu kiến thức trí nhớ về vị trí nốt nhạc cho các em. Thứ ba. Xây dựng các phương pháp tập hát phù hợp theo từng đối tượng lớp học. Như chúng ta biết hiệu quả của giờ học hát phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng các phương pháp tập hát sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. Vì vậy trong giờ học người giáo viên đóng vai trò tổ chức các hoạt động học nhằm phát huy tính tính tích cực và sáng tạo của các em. Thông thường ở tiết dạy Âm nhạc phần thực hành là chủ yếu vì thế tôi đưa ra trình tự dạy một bài hát được tiến hành như sau: Giới thiệu bài hát (tên bài, tên tác giả, nội dung, xuất xứ). Hát mẫu ( tự trình bày hoặc nghe băng nhạc). Đọc lời ca lồng theo tiết tấu. Khởi động giọng. Hướng dẫn tập hát từng câu (phân chia các câu hợp lí, vừa sức tiếp thu của học sinh). Củng cố toàn bài, tập hát đúng, thuộc lời ca, nâng cao chất lượng tiếng hát và tập hát diễn cảm. Giáo viên: H’ ĐôCa Byă Trường TH Võ Thị Sáu 7
- Một vài giải pháp rèn luyện kỹ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 đối với học sinh dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu Hát kết hợp vận động phụ họa, vỗ đệm, tập biễu diễn bài hát. Kiểm tra các nhóm, tổ và cá nhân. Trình tự nêu trên được thực hiện linh hoạt trong từng tiết dạy, trong sách giáo viên mỗi bài hát đều được bố trí dạy 2 tiết liên tiếp. Như vậy trong tiết thứ 2 tập trung vào việc ôn luyện, củng cố, sửa chữa chỗ hát sai và kết hợp thêm một số trò chơi sinh động, phong phú, và trong một buổi dạy hát, giáo viên cần thuộc bài hát và thể hiện tốt để khi hát mẫu cho học sinh nghe gây được sự hứng thú, các đồ dùng dạy học chuẩn bị đầy đủ sẽ làm cho giờ học đạt hiệu quả cao hơn. Thứ tư: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học * Phương pháp dạy học theo nhóm đối tượng Thực hiện công văn 9832/ BGD&ĐT GDTH ngày 1 tháng 9 năm 2006, CV 9890/ BGD&ĐT – GDTH ngày 17 tháng 9 năm 2007 về việc hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, CV 5842/BGD&ĐT –VP ngày 01 tháng 09 năm 2011 hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học, thông tư 22/2016/TT – BGD&ĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT BGDDT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo. Được lãnh đạo nhà trường giao quyền chủ động cho giáo viên nên ngay từ đầu năm học, sau khi dạy, tôi tiến hành kiểm tra khảo sát, lập kế hoạch dạy học, xin ý kiến chỉ đạo của tổ chuyên môn và nhà trường và phân loại học sinh trong lớp thành những nhóm đối tượng như sau: Nhóm 1: Gồm những học sinh khó khăn ( khó khăn về đọc, khó khăn về hoàn cảnh gia đình) Nhóm 2: Gồm những học sinh đạt chuẩn Nhóm 3: Gồm những học sinh năng khiếu Căn cứ vào các đối tượng học sinh, trong các giờ học, tôi luôn luôn gần gũi, thân thiện, quan tâm tất cả học sinh nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý từng em, và giành thời gian giúp đỡ học sinh khó khăn. Các buổi ôn tập bài hát tôi yêu cầu các em thực hiện nhiệm vụ với 4 mức khác nhau trong cùng một giờ học. Đối với nhóm 1, trong mỗi tiết học tôi yêu cầu học sinh đọc luyện lời ca nhiều hơn các em ở nhóm 3, chỉ ở mức hát đúng giai điệu và lời ca bài hát. Khi hát tôi chỉ yêu cầu các em hát 1 câu nhạc để tránh gây tình trạng nặng nề, áp lực với các em. Ví dụ. Khi dạy bài hát "Đếm sao" trang 8 của nhạc sĩ Văn Chung, sách giáo khoa Âm nhạc lớp 3. Khi hướng dẫn đọc lời ca tôi cho các em ở nhóm 3 Giáo viên: H’ ĐôCa Byă Trường TH Võ Thị Sáu 8
- Một vài giải pháp rèn luyện kỹ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 đối với học sinh dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu đọc lời ca kết hợp lồng theo tiết tấu trước, sau đó gọi lại các em ở nhóm 1 đọc, để kịp thời uốn nắn và sử sai khi các em đọc mất dấu, rồi liên tiếp gọi các em tiếp theo đọc lời ca, vì khi các em đã đọc chuẩn và chính xác lời ca thì các em mới thật sự cảm nhận được ca từ, sắc thái của bài hát. Để tránh giáo viên làm việc nhiều, trước khi chuyển sang dạy hát tôi cho các em ở nhóm 1 đọc lại từng câu bài hát, Các em nhóm 2 nghe bạn mình đọc, còn các em nhóm 3 đọc lời ca kết hợp tiết tấu để khi tập hát cả lớp sẽ hát đúng nhịp độ, tiết tấu của bài hát, tiến trình dạy hát giữa trò và cô nhẹ nhàng hơn. Khi ôn luyện bài hát thì tôi theo dõi quan sát, nhắc nhở và giúp đỡ khi các em gặp khó khăn còn rụt rè tham gia ca hát. * Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan Như chúng ta biết ở lứa tuổi học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp Ba nói riêng và nhất là đối với học sinh dân tộc thiểu số khả năng tư duy trừu tượng còn hạn chế. Đa số các em tiếp thu kiến thức phải dựa trên những mô hình vật thật, tranh ảnh, do vậy việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học giúp tôi chuyển tải thông tin và truyền thụ kiến thức giáo dục tư cách, rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh. Nó có tác dụng điều khiển hoạt động của học sinh từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, kích thích hứng thú cho học sinh học tập. Trong tiết học mà không sử dụng đồ dùng dạy học thì tiết học đó diễn ra rất đơn điệu, các em không hứng thú, không tập trung, kết quả học tập không cao. Vì thế đồ dùng dạy học đóng vai trò rất lớn quyết định hiệu quả trong mỗi giờ học, môn học nhất là đối với các em học sinh khó khăn. Ví dụ. Khi dạy bài hát "Tiếng hát bạn bè mình" nhạc và lời Lê Hoàng Minh sách Âm nhạc lớp 3, trang 24. Tôi sử dụng tranh ảnh minh họa cho bài hát để giới thiệu bài học sinh động và qua tranh ảnh minh họa đó học sinh sẽ liên tưởng đến bài học nào sẽ học và nội dung bài hát nhằm thể hiện điều gì, sau đó tôi giới thiệu lại tên bài hát, tác giả, nội dung bài hát, rồi cho học sinh nghe hát mẫu, yêu cầu cảm nhận về tính chất và thái độ tình cảm của bài hát. Tranh giới thiệu hình ảnh con ong Giáo viên: H’ ĐôCa Byă Trường TH Võ Thị Sáu 9
- Một vài giải pháp rèn luyện kỹ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 đối với học sinh dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu Tranh các em nhỏ cùng múa ca, chung tay bảo vệ hòa bình * Phương pháp trò chơi Trò chơi giúp các em thay đổi không khí học tập và phát triển cả về năng khiếu lẫn tư duy. Trò chơi học tập là hình thức học tập thông qua trò chơi. ''Học mà chơi, chơi mà học '' tạo ra sự hứng thú và niềm tin trong học tập, duy trì được khả năng chú ý của các em trong tiết học. Trò chơi học tập không chỉ nhằm giải trí mà còn góp phần củng cố tri thức, kĩ năng học tập cho học sinh. Việc sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học nhằm làm cho việc tiếp thu tri thức, rèn kĩ năng bớt đi khó khăn, có thêm sự sinh động, hấp dẫn, phát huy tính tự giác, tích cực, rèn cho học sinh tính mạnh dạn, tính thi đua, tính kỉ luật... do đó hiệu quả học tập của các em cao hơn. Vì Giáo viên: H’ ĐôCa Byă Trường TH Võ Thị Sáu 10
- Một vài giải pháp rèn luyện kỹ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 đối với học sinh dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu vậy khi tổ chức trò chơi học tập, tôi đã đưa ra nội dung trò chơi gắn liền với mục tiêu của bài học, luật chơi đưa ra rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, điều kiện và phương tiện tổ chức trò chơi phong phú, hấp dẫn, sử dụng trò chơi đúng lúc, đúng chỗ. Có như vậy mới kích thích sự thi đua giành phần thắng cho các em bên tham gia. Ví dụ. Khi dạy bài hát" Gà Gáy" trang 7, Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 3. Tôi hướng dẫn Trò chơi “Cùng hòa tấu”, tác dụng của trò chơi giúp học sinh vừa hát vừa kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm hoặc vỗ tay theo đúng nhịp, phách, tiết tấu lời ca. Tôi chuẩn bị thanh phách, song loan, trống nhỏ, về cách chơi tôi chia lớp thành 3 nhóm. Nhóm 1: Song loan, nhóm 2: Thanh phách, nhóm 3: Trống nhỏ. Khi tôi đưa 1 ngón tay: Nhóm 1 vừa hát vừa gõ song loan đệm theo phách, đưa 2 ngón tay: Nhóm 2 vừa hát vừa gõ thanh phách đệm theo nhịp. Đưa 3 ngón tay: Nhóm 3 vừa hát vừa gõ trống nhỏ đệm theo nhịp, khi xòe cả 5 ngón tay: Tất cả 3 nhóm cùng hát và gõ đệm, hoặc khi dạy bài hát “Tiếng hát bạn bè mình” tôi thực hiện trò chơi chọn đáp án đúng để học sinh ghi nhớ được nội dung bài hát. Trò chơi chọn đáp án đúng A. Nói lên tình yêu thương cùa thầy cô, bạn bè B. Nói lên ước mơ của các em C. Nói lên ước mơ của tuổi thơ được sống trong hòa bình và tình bạn bè thân ái * Phương pháp đa dạng hóa cách thức truyền đạt, nắm chắc đặc trưng môn học. Khi bắt giọng cho học sinh nên bắt giọng cho chuẩn xác hoặc có thể bắt giọng bằng sử dụng nhạc cụ để bắt giọng vào cho đúng và chuẩn xác như đàn organ, tiếng hát sẽ không bị quá cao hoặc quá thấp.… Tư thế đứng hát phải cho các em đứng đầu thẳng, hai tay buông thả tự nhiên hoặc đứng lắc người và nhún nhẹ nhàng thân người thật thoải mái. Tư thế ngồi hát luôn chú ý đến các em là lưng không tựa vào phía sau, không ngồi ngả nghiêng dựa dẫm vào nhau hoặc tỳ ngực vào bàn, ngồi thẳng thoải mái, hai tay để ở đùi hoặc trên bàn một cách tự nhiên, nên linh động luân phiên giữa tư thế đứng hát, ngồi hát và phân bố thời gian cho hợp lý. Tôi truyền đạt, giới thiệu và dẫn dắt bài hát một cách sinh động, gây sự chú ý, tò mò cho học sinh, làm cho các em cảm nhận được giai điệu của bài thông qua nghe hát mẫu. Các em còn nhỏ, khả năng nhận thức chủ yếu theo bản năng và cảm tính. Do đó để cho các em cảm nhận được tính chất nhịp điệu của bài, tôi hướng dẫn cho các em có thể hình dung được những chỗ ngân hay nghỉ sau mỗi câu của bài hát. Giáo viên: H’ ĐôCa Byă Trường TH Võ Thị Sáu 11
- Một vài giải pháp rèn luyện kỹ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 đối với học sinh dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu Ví dụ. Trong bài “Lớp chúng ta đoàn kết” (Nhạc và lời của Mộng Lân) trang 12 Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 3. Khi hướng dẫn đọc lời ca phải giúp các em đọc theo tiết tấu và ngắt ở cuối câu như sau: Lớp chúng mình rất rất vui/ Anh em ta chan hòa tình thân... Để các em đọc đúng tiết tấu và ngắt cuối câu, tôi chỉ bảng phụ và hướng dẫn các em đọc câu theo mẫu. Công việc kế tiếp sau khi giúp học sinh đọc đúng lời ca là tập lần lượt các câu hát theo lối móc xích. Do cao độ, trường độ của các câu hát thường xuyên thay đổi tác động rất lớn đến thanh quản của các em, để bảo vệ thanh đới, bảo vệ giọng và giúp cho giọng của các em phát triển bình thường, tôi hướng dẫn các em qua bước khởi động, đây là giai đoạn chuẩn bị còn gọi là luyện thanh. Qua giảng dạy thực tế khi tôi đã thực hiện đầy đủ các bước trên và thấy các em rất say mê hứng thú học tập. Các đồ dùng tranh, ảnh, vật thật, trò chơi Âm nhạc trong các giờ học Âm nhạc giúp học sinh nhớ bài học tốt hơn. Tranh, ảnh, các trò chơi đơn giản không chỉ đóng vai trò trong quá trình hình thành kiến thức mới mà nó còn có vai trò rất lớn trong phần phát triển tư duy, phát huy được tính sáng tạo chủ động cho học sinh năng khiếu lại vừa tạo sự hứng thú cố gắng vươn lên cho học sinh gặp khó khăn trong học tập. Thứ năm: Xây dựng phong trào giúp nhau cùng học tập "Đôi bạn cùng tiến". Nhằm hưởng ứng tuần lễ "Học tập suốt đời", giảm tỉ lệ học sinh khó khăn trong học tập, nâng cao chất lượng học tập trong nhà trường. Giáo dục học sinh có tinh thần tương trợ, có thái độ học tập tích cực, chủ động, đam mê giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Qua phong trào này các em sẽ thi đua học tập với các bạn. Vì thế tôi đã phân công các em có năng khiếu giúp các em còn khó khăn trong học tập có kiểm tra đánh giá kịp thời. Ví dụ. Khi dạy Ôn tập bài hát" Con chim non" trang 14 Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 3. Tôi tạo nhóm đôi, hướng dẫn các em năng khiếu ngồi cạnh với em còn khó khăn trong học tập để hỗ trợ. Các em có năng khiếu sẽ hướng dẫn bạn mình hát đúng giai điệu, tiết tấu, nhịp độ của bài hát, sau đó đôi bạn cùng hợp tác thảo luận tìm động tác phụ họa cho bài hát và trình bày trước lớp. Tôi lắng nghe và khích lệ các em kịp thời về sự tiến bộ, ghi nhận cụ thể những điểm nổi bật mà các em đã thực hiện được và chưa thực hiện được để có kế hoạch động viên, giúp đỡ. Với kết quả thiết thực mà phong trào này đem lại, sau khi thực hiện "Đôi bạn cùng tiến" tôi thấy có sự chuyển biến rõ rệt, các em khó khăn trong học tập đã tự vươn lên, hòa mình trong giờ học, các em không còn sợ sệt, rụt rè khi tham gia trình bày bài hát và có thể tự cá nhân biễu diễn bài hát một cách tự nhiên. Giáo viên: H’ ĐôCa Byă Trường TH Võ Thị Sáu 12
- Một vài giải pháp rèn luyện kỹ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 đối với học sinh dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu Thứ sáu: Dạy học tích cực có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và tăng cường liên hệ với thực tiễn cuộc sống. * Đối với học hát: Trước tiên tôi nắm vững bài hát đó, hát đúng cao độ, trường độ thể hiện sắc thái biểu cảm của bài hát, phải tìm hiểu nội dung, xuất xứ của bài hát để chủ động giới thiệu với các em sau đó hát mẫu cho học sinh nghe để tạo ra sự chú ý và hào hứng khi chuẩn bị học bài hát mới. Ví dụ: Khi dạy bài hát: Quốc ca sáng tác nhạc sĩ Văn Cao, trang 4, sách giáo khoa Âm nhạc lớp 3. Tôi giới thiệu bài Quốc ca là bài hát trong lễ chào cờ. Khi hát hoặc cử nhạc Quốc ca phải đứng nghiêm trang và hướng nhìn Quốc kì, sau đó đưa hình ảnh Quốc kì và lễ chào cờ học sinh quan sát, khi dạy hát từng câu tôi chú ý cho học sinh những tiếng ngân 3 phách hoặc ngân và nghỉ đến 3 phách, đếm phách cho học sinh hát đều, hát đúng chỗ có dấu luyến chấm dôi, củng cố lại bài học bằng cách yêu cầu trả lời câu hỏi, chẳng hạn như bài Quốc ca dược hát khi nào? Ai là tác giả sáng tác bài hát? Khi chào cờ và hát Quốc ca, chúng ta phải có thái độ như thế nào? Như vậy các em sẽ biết ý nghĩa, giá trị của bài hát đối với thực tiễn. * Đối với phần phát triển khả năng âm nhạc: Ngoài những tác phẩm thiếu nhi, tôi tăng cường liên hệ với thực tiễn cuộc sống của các em đó là giới thiệu một số nhạc sĩ Đăk Lăk sáng tác ca khúc cho thiếu nhi, và giới thiệu một số nhạc cụ bản địa của địa nơi các em đang sinh sống, lồng ghép dân ca vào trong nội dung học phần nghe nhạc, nhằm giúp học sinh hiểu được nguồn gốc của dân ca giúp các em thêm trân trọng các giá trị văn hóa lâu đời của cha ông ta để lại, biết gìn giữ vốn tinh hoa của dân tộc. Ví dụ: Trong tiết học bài hát địa phương tự chọn ở tiết học 32, tôi giới thiệu thêm một số nhạc sĩ người dân tộc Êđê gắn bó với Âm nhạc dân gian, các nhạc cụ truyền thống của dân tộc và làn điệu dân ca. Giới thiệu hình ảnh và sự nghiệp nhạc sĩ Linh Nga Niê Kdăm Nhạc sĩ Linh Nga Niê Kđăm sinh ngày 8 tháng 8 năm 1948. Dân tộc Ê Đê. Quê ở xã Ea Pok, huyện Cư Mgar, tỉnh Đăk Lăk. Giáo viên: H’ ĐôCa Byă Trường TH Võ Thị Sáu 13
- Một vài giải pháp rèn luyện kỹ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 đối với học sinh dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu Từ tháng 12 năm 1965 đến tháng 10 năm 1966, là diễn viên Đoàn Ca Múa Tây Nguyên. Từ tháng 10 năm 1966 đến năm 1970, học Trung cấp Thanh nhạc, Trường Âm nhạc Việt Nam. Sau đó, tiếp tục là diễn viên Đoàn Ca múa Tây Nguyên. Năm 19761979, học Đại học Thanh nhạc (khóa Đào tạo giáo viên) tại Nhạc viện Hà Nội. Từ năm 1979 đến tháng 81988, về công tác tại Sở Văn hóa Thông tin Đăk Lăk, phụ trách Đoàn Ca Múa, rồi Hiệu trưởng Trường Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk. Năm 19851990, học Đại học Sáng tác, Nhạc viện Hà Nội. Bà đã kinh qua các chức vụ: Trưởng cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Đắk Lắk, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học – Nghệ thuật Đăk Lăk. Hiện đã nghỉ hưu tại Thành phố Buôn Mê Thuột. Bà là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa VI và khóa VII (2005 2010). Bà được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, Huy chương “Vì sự nghiệp Âm nhạc Việt Nam” và nhiều giải thưởng khác. Các tác phẩm viết cho thiếu nhi: Mùa hè cao nguyên, Hoa Pơ lang đầu buôn… Giới thiệu hình ảnh một số nhạc cụ dân tộc + ĐING BUỐT Đing Buốt là tên gọi một nhạc cụ của người Êđê. a/ Cấu tạo Đing Buốt được làm bằng một ống nứa nhỏ thông suốt 2 đầu, có chiều dài từ 47 57 cm, đường kính 2,2 cm. Đing Buốt có 5 lỗ, 4 lỗ phía dưới để bấm và một lỗ ở cạnh đầu thổi là lỗ thoát hơi. Các lỗ bấm này cách nhau 4,5 cm. Ở đầu thổi buộc một miếng tre nhỏ làm dǎm thổi, dài 2 cm hình chữ nhật để người thổi ngậm vào thổi. b/ Phương pháp biểu diễn và chức năng Đing Buốt là nhạc cụ chi hơi vòm (sáo thổi dọc). Đing Buốt có khả nǎng diễn tấu nhanh, linh hoạt với kỹ thuật đánh lưỡi, rung, luyến, láy, vượt, trượt nốt. Âm sắc của Đing Buốt trong trẻo trữ tình. Giáo viên: H’ ĐôCa Byă Trường TH Võ Thị Sáu 14
- Một vài giải pháp rèn luyện kỹ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 đối với học sinh dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu Đing Buốt là nhạc cụ ưa thích của thanh niên Êđê, họ thường thổi trên nương rẫy, khi vui chơi. Học sinh tập biểu diễn Đing Buốt + HƠ GƠR Hơgơr là tên gọi một loại trống lớn, không định âm của đồng bào Êđê. a/ Cấu tạo Hơgơr có dáng hình trụ hơi phình giữa. Khi chế tác, người ta chọn những cây gỗ lim, gỗ dầu có đường kính lớn rồi cắt một đoạn cao khoảng 1,5m đẽo tròn, đục thông suốt hai đầu để làm tang trống. Khi cǎng mặt trống, phải lấy được da của một cặp trâu, hoặc voi rất lớn gồm một da của voi đực và một da của voi cái rồi nạo và phơi đúng độ mới đem cǎng. Đồng bào Êđê cho rằng nếu mặt trống chỉ làm bằng da con đực hoặc con cái thì tiếng trống sẽ không to, không vang. b/ Phương pháp biểu diễn và chức năng Người Êđê coi Hơgơr là nhạc cụ thiêng, nên khi đánh trống người ta không đặt trống trực tiếp xuống đất mà phải treo hoặc để trống trên sàn. Người đánh Hơgơr phải là nam giới và là người có uy tín, đã được buôn làng Giáo viên: H’ ĐôCa Byă Trường TH Võ Thị Sáu 15
- Một vài giải pháp rèn luyện kỹ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 đối với học sinh dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu lựa chọn trước. Hơgơr chỉ được đánh vào những dịp lễ trọng đại của buôn làng như: Lễ đâm trâu, Lễ cầu mưa, Lễ mừng lúa mới... Hơgơr được người Êđê coi như sứ giả của thần linh mang đến những câu sấm truyền. Cùng với dàn chiêng Êđê, Hơgơr tạo nên những âm thanh vang động, khí thế và hùng vĩ. Hình ảnh Nghệ nhân biễu diễn Hơ Gơr Khi dạy "Nghe nhạc", tôi yêu cầu học sinh quan sát tranh nghệ nhân dân tộc Êđê trong vùng biểu diễn bản hòa tấu chiêng kram bài dân ca "Chi ri ria". Khi các em quan sát xong, tôi nêu phương pháp biểu diễn và chức năng của chiêng kram đối với người đồng bào Êđê nơi các em sinh sống rồi mở video nghệ nhân biểu diễn hòa tấu. Sau khi thực hiện tôi thấy các em rất thích thú khi nghe và hòa quyện cùng bản chiêng kram, tạo cho các em niềm tự hào, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc mình mà UNESCO đã công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. Thứ bảy: Tăng cường luyện tập, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, gây hứng thú cho học sinh Giáo viên: H’ ĐôCa Byă Trường TH Võ Thị Sáu 16
- Một vài giải pháp rèn luyện kỹ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 đối với học sinh dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu Sau khi học sinh đã học xong bài hát, cần tăng cường giai đoạn củng cố, ôn luyện, phát huy tích cực nhằm tạo điều kiện cho tất cả học sinh trong lớp đều được phát huy khả năng sẵn có của mình một cách hào hứng, nhiệt tình trên mọi hoạt động diễn ra trong giờ học, đạt yêu cầu “học vui vui học” nhẹ nhàng. Các em có khả năng tự trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, tốp ca, song ca, tốp ca, đồng ca và có thể hát kết hợp với các hoạt động gõ đệm hoặc vận động theo nhạc, giúp các em thêm tự tin, yêu đời, có khả năng tham gia hoạt động ca hát ở trong và ngoài trường học. Bởi vì đặc trưng của môn âm nhạc là thực hành. Thực hành là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình dạy và học của bộ môn. Thông qua thực hành để dạy lý thuyết, lấy lý thuyết để củng cố kỹ năng thực hành trên cơ sở sử dụng thời gian trên lớp một cách tối ưu để tất cả học sinh được nhìn nghe và luyện tập nhiều. *Ví dụ: Sau khi học xong bài hát “Đếm sao” yêu cầu học sinh hát theo nguyên âm để các em tự hát đúng giai điệu bài hát "Hát theo nguyên âm". Cách thực hiện như sau: bài hát gồm 5 câu hát, thì ta đặt mỗi câu bằng một nguyên âm và yêu cầu học sinh ngân nguyên âm đó theo giai điệu: Câu 1: nguyên âm ( a ); Câu 2: nguyên âm ( i ). Câu 3: nguyên âm ( u). Câu 4: nguyên âm ( o). Câu 5: nguyên âm ( a). Chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm đọc ngân một câu ứng với một nguyên âm. Tiến hành cho học sinh thực hiện rồi nhận xét việc đọc ngân theo nguyên âm giữa các nhóm, nhằm kích thích sự hứng thú học tập của học sinh. Hoặc trong tiết Ôn tập bài hát Gà gáy, tiết học 8, học sinh tập hát theo kiểu nốt tiếp, chia lớp thành 3 nhóm. Nhóm 1: Hát câu thứ nhất: ‘‘Con gà gáy...ai ơi’’ Nhóm 2: Hát câu thứ hai: ‘‘Gà gáy té le té le... ai ơi’’ Nhóm 3: Hát câu thứ ba: ‘‘Nắng sáng lên rồi....ai ơi’’ Cả ba nhóm cùng hát câu hát thứ tư : ‘‘Rừng cà nương xanh..ai ơi’’ IV. TÍNH MỚI CỦA GIẢI PHÁP Qua quá trình thực hiện phương pháp mới đã giúp tôi thấy được những ưu điểm, nhược điểm còn tồn tại qua đó có những biện pháp đổi mới kịp thời tạo cho học sinh sự hứng thú, say mê với môn học. Học sinh tiếp thu bài một cách chủ động. Tự tin khi trình bày, biểu diễn bài hát trước đám đông, phát huy năng khiếu Âm nhạc mà không cần sự hỗ trợ từ giáo viên. Học sinh thêm yêu thích môn học hơn, tích cực hoạt động trong các phong trào văn hóa văn nghệ của trường trong các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. Giáo viên: H’ ĐôCa Byă Trường TH Võ Thị Sáu 17
- Một vài giải pháp rèn luyện kỹ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 đối với học sinh dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu Điểm nổi bật trong giải pháp mới này là: Xây dựng khả năng tham gia hoạt động âm nhạc, giúp cho việc phát triển toàn diện cân bằng và hài hoà, phát hiện những học sinh có năng khiếu về âm nhạc, động viên và giúp các em phát triển năng khiếu của mình. Giúp học sinh hát đúng, tập hát diễn cảm và bước đầu tập luyện một số kĩ năng biểu diễn trước đám đông, giúp các em hiểu biết về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu và một vài sinh hoạt âm nhạc địa phương nơi các em đang sinh sống, cung cấp cho các em thêm một số kiến thức mang tính văn hoá âm nhạc. V. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Sau khi tôi áp dụng giảng dạy môn Âm nhạc với các biện pháp trên thấy rằng có kết quả chuyển biến rất rõ rệt. Tỉ lệ học sinh năng khiếu tăng lên khá rõ so với kết quả khảo sát đầu năm học. Qua quan sát thực tế nhận thấy các em yêu thích bộ môn hơn, hào hứng học tập hơn. Đặc biệt là kết quả học tập cũng như chất lượng của công tác phong trào văn hoá văn nghệ đã nâng lên. các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong khi tham gia biểu diễn bài hát. Kết quả cụ thể sau khi thực hiện giải pháp như sau: Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Năm học TSHS SL % SL % SL % 20162017 99 20 20.2 79 79.7 0 0 20172018 101 22 21.7 79 78.2 0 0 Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Trong những năm trực tiếp giảng dạy môn Âm nhạc, tôi nhận thấy việc rèn luyện kĩ năng học tốt môn Âm nhạc cho học sinh không phải một sớm một chiều mà là cả một quá trình, đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, tận tâm thì mới đạt được như ý muốn, thường xuyên học hỏi tu dưỡng về chuyên môn Âm nhạc, luôn đổi mới phương pháp dạy học, học hỏi ở đồng nghiệp và rút kinh nghiệm thực tế trên bục giảng qua từng tiết dạy. Giáo viên phải tìm hiểu kỹ bài học phân phối chương trình và sưu tầm thêm tài liệu tham khảo, tạp chí giáo dục tiểu học nâng cao sự hiểu biết cho bản thân. Khi giảng dạy giáo viên cần vận dụng các phương pháp một cách linh hoạt sáng tạo để giúp học sinh tiếp thu kiến thức đầy đủ trong từng tiết học. Như vậy để đạt hiệu quả cao trong một giờ học người giáo viên phải hòa mình với học sinh, vừa là người thầy, người bạn để hiểu được đặc điểm của từng lớp học, từng đối tượng học sinh mà áp dụng những hình thức phương pháp hướng dẫn khác nhau. Vì trong quá trình dạy học khi giáo viên Giáo viên: H’ ĐôCa Byă Trường TH Võ Thị Sáu 18
- Một vài giải pháp rèn luyện kỹ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 đối với học sinh dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu biết kết hợp hài hòa, sáng tạo và đổi mới các phương pháp dạy học thì mới tạo khả năng phát huy năng khiếu, say mê, hứng thú trong học tập. II. KIẾN NGHỊ Đối với cấp trên: Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn trong tổ chuyên biệt Âm nhạc để giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, đổi mới phương pháp dạy học. Tổ chức có buổi tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, Đối với nhà trường Điều chỉnh chương trình cho phù hợp cho từng khối lớp, từng đối tượng học sinh, tăng cường các hoạt động âm nhạc trong lớp, trong trường bằng hình thức tổ chức hội thi văn nghệ ngoại khóa. Bổ sung thêm trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy âm nhạc chẳng hạn như tài liệu tham khảo để phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn, các bảng phụ có in các bài hát, máy nghe nhạc… Đối với bậc phụ huynh: Cần quan tâm hơn nữa đến công tác học tập của con em mình, cũng như công tác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và sự nghiệp giáo dục. Ea Bông, ngày 25 tháng 04 năm 2019 Người viết H Đô Ca Byă Giáo viên: H’ ĐôCa Byă Trường TH Võ Thị Sáu 19
- Một vài giải pháp rèn luyện kỹ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 đối với học sinh dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP TRƯỜNG …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (Ký tên, đóng dấu) ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP HUYỆN …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (Ký tên, đóng dấu) Giáo viên: H’ ĐôCa Byă Trường TH Võ Thị Sáu 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2235 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 215 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 64 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn