intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hứng thú học tập môn Toán qua phần khởi động cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Vạn Thọ 1

Chia sẻ: Canhvatxanhbaola | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

26
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để nghiên cứu đề tài này tác giả chọn giải pháp là lồng ghép thêm các trò chơi toán học vào phần khởi động trước mỗi tiết học. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương của khối lớp 3 Trường Tiểu học Vạn Thọ 1. Lớp 3B là lớp thực nghiệm và 3A là lớp đối chứng. Kiểm tra trước tác động là bài khảo sát chất lượng đầu năm, kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra học kì I.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hứng thú học tập môn Toán qua phần khởi động cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Vạn Thọ 1

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VẠN NINH TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN THỌ 1 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Nâng cao hứng thú học tập môn Toán qua phần khởi động cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Vạn Thọ 1 Tác giả: Vũ Thị Khánh Linh Kèm theo : 1 đĩa CD NĂM HỌC : 2017 – 2018
  2. MỤC LỤC I. TÓM TẮT..................................................................................................... 1 II. GIỚI THIỆU................................................................................................ 1 1. Hiện trạng ................................................................................................. 1 2. Giải pháp thay thế ..................................................................................... 2 3. Vấn đề nghiên cứu..................................................................................... 2 4. Giả thiết nghiên cứu .................................................................................. 2 III. PHƯƠNG PHÁP ........................................................................................ 3 1. Khách thể nghiên cứu ................................................................................ 3 2. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 3 3. Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 4 3.1. Chuẩn bị của giáo viên ........................................................................ 4 3.2. Tiến hành thực nghiệm ........................................................................ 4 4. Đo lường và thu thập dữ liệu ..................................................................... 7 IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ ..................................................... 7 1. Trình bày kết quả ...................................................................................... 7 2. Phân tích dữ liệu........................................................................................ 8 3. Bàn luận .................................................................................................... 9 V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................ 10 1. Kết luận ................................................................................................... 10 2. Khuyến nghị ............................................................................................ 10 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 11 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 12 PHỤ LỤC 1: GIÁO ÁN MINH HỌA ......................................................... 12
  3. PHỤ LỤC 2: MẪU PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH..................... 14 PHỤ LỤC 3: BẢNG TÍNH HỆ SỐ ĐỘ TIN CẬY SPEARMAN – BROWN .................................................................................................................... 15 PHỤ LỤC 4: ĐO LƯỜNG BẢNG MÔ TẢ VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .... 16 PHỤ LỤC 5: BÀI KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG ................................. 17 PHỤ LỤC 6: BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG ...................................... 19
  4. I. TÓM TẮT Cùng với môn Tiếng Việt và những môn học khác Toán là môn học rất quan trọng đối với học sinh Tiểu học đặt biệt là học sinh lớp 3. Đó là môn học tự nhiên có tính lôgíc và tính chính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác. Thế nhưng Toán lại là môn học đòi hỏi học sinh phải tập trung tư duy, suy nghĩ nhiều trong giờ học nên phần đông học sinh nhất là những học sinh chậm hiểu thường không thích học Toán. Vậy làm thế nào để học sinh hứng thú hơn trong các giờ học Toán ? Đây là câu hỏi mà tôi thường nghĩ mỗi khi soạn bài. Qua một năm giảng dạy, dự giờ và học hỏi kinh nghiệm tôi nhận thấy rằng việc lồng ghép trò chơi trong phần khởi động đã giúp cho việc học Toán của học sinh được nâng cao hơn. Thông qua trò chơi học sinh có thể lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng, củng cố khắc sâu hơn kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê và hứng thú học tập. Khi chúng ta đưa ra được các trò chơi Toán học một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn Toán sẽ ngày một nâng cao. Chính vì lẽ đó đã thôi thúc tôi quyết định nghiên cứu và chọn đề tài: Nâng cao hứng thú học tập môn Toán qua phần khởi động cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Vạn Thọ 1 bằng trò chơi khởi động tích cực. Để nghiên cứu đề tài này tôi chọn giải pháp là lồng ghép thêm các trò chơi toán học vào phần khởi động trước mỗi tiết học. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương của khối lớp 3 Trường Tiểu học Vạn Thọ 1. Lớp 3B là lớp thực nghiệm và 3A là lớp đối chứng. Kiểm tra trước tác động là bài khảo sát chất lượng đầu năm, kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra học kì I. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm kiểm tra khảo sát đầu năm của lớp thực nghiệm (3B) có giá trị trung bình là 1,14, điểm kiểm tra khảo sát đầu năm của lớp đối chứng (3A) có giá trị trung bình là 1,56 kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p = 0.049 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn về điểm trung bình giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng lồng ghép thêm các trò chơi toán học vào phần khởi động trước mỗi tiết học đã nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán. II. GIỚI THIỆU 1. Hiện trạng Trên thực tế, chất lượng môn toán lớp 3 sau khảo sát chất lượng đầu năm chưa cao, học sinh không hứng thú với môn học. * Nguyên nhân: - Toán là môn học tự nhiên có tính lôgíc và tính chính xác cao đòi hỏi học sinh phải tập trung tư duy, suy nghĩ nhiều trong giờ học nên phần đông học sinh nhất là những học sinh chậm hiểu thường không thích học Toán. 1
  5. - Trong các giờ học Toán học sinh tiếp thu còn thụ động. Học sinh thường uể oải, ít tập trung chú ý vào bài vì đặc điểm của học sinh tiểu học là: “Dễ hiểu, mau quên chóng chán”. - Học sinh chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của môn học. - Việc tạo hứng thú hiện tại ở phần khởi động còn chưa linh hoạt, sáng tạo, còn đơn sơ và thường lặp đi lặp lại, chưa phát huy được tính tích cực học tập của học sinh cũng như chưa liên kết với bài mới khiến học sinh nhàm chán, không hứng thú, tích cực trong học tập môn Toán. Chính vì thế, để làm cho học sinh hứng thú học môn Toán hơn, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: Nâng cao hứng thú học tập môn Toán qua phần khởi động cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Vạn Thọ 1. 2. Giải pháp thay thế Để khắc phục hiện trạng đã nêu ở trên, tôi kết hợp nhiều giải pháp thay thế như: - Tìm hiểu nắm bắt đối tượng, số lượng học sinh chưa hứng thú học tập với môn Toán. Từ đó có biện pháp giúp đỡ các em hứng thú hơn trong học tập. - Tổ chức học theo nhóm, cặp đôi. Điều này thật sự quan trọng và cần thiết trong bộ môn Toán, giúp học sinh có cơ hội thực hành môn Toán nhiều hơn; trao đổi bài và sửa lỗi cho nhau. - Tuyên dương, khen thưởng học sinh kịp thời. Việc này giúp khích lệ tinh thần các em, giúp cho các em cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn khi tiếp xúc với môn học. - Sử dụng đa dạng các trò chơi học tập với nội dung liên quan đến bài mới. Trong đó, tôi đặc biệt chú ý đến giải pháp tạo hứng thú trong phần khởi động ở từng tiết học. * Việc sử dụng trò chơi học tập trong môn Toán đã được một số đề tài, sáng kiến nhắc đến như : Đề tài : Nâng cao kết quả môn Toán thông qua trò chơi nhằm tạo hứng thú cho học sinh lớp 2A trường Tiểu học thị trấn Tô Hạp. (Đề tài của cô Đặng Thị Lệ Hà trường Tiểu học Tô Hạp huyện Khánh Sơn – Tỉnh Khánh Hòa). Sáng kiến : Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập trong môn Toán Tiểu học. (Sáng kiến của cô Nguyễn Bé Năm trường Tiểu học Phú Mỹ 2 Tỉnh Cà Mau) 3. Vấn đề nghiên cứu Thông qua thủ thuật khởi động tích cực có nâng cao hứng thú học tập môn Toán cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Vạn Thọ 1 không ? 4. Giả thiết nghiên cứu Có. Thông qua trò chơi khởi động tích cực sẽ nâng cao hứng thú học tập môn Toán cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Vạn Thọ 1. 2
  6. III. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm đối tượng tương đương ở hai lớp 3A và 3B Trường Tiểu học Vạn Thọ 1. Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về sĩ số và giới tính. Cụ thể như sau : Lớp Sĩ số Nam Nữ 3A 17 6 11 3B 18 7 11 Về ý thức học tập, tất cả học sinh ở hai lớp đều tích cực chủ động trong học tập. 2. Thiết kế nghiên cứu Ở thiết kế này, tôi sử dụng thiết kế: Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm tương đương. Nhóm KT trước TĐ Tác động KT sau TĐ Lồng ghép các trò chơi Thực nghiệm O1 toán học vào phần khởi O3 (Lớp 3B) động trước mỗi tiết học Không lồng ghép các trò Đối chứng chơi toán học vào phần O2 O4 ( Lớp 3A) khởi động trước mỗi tiết học Chọn lớp 3B là lớp thực nghiệm và lớp 3A là lớp đối chứng. Dùng bài kiểm tra 1 tiết làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra này cho thấy điểm trung bình của của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác động. Kết quả : Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Đối chứng (3A) Thực nghiệm (3B) TBC 7,85 8,42 p= 0,744 3
  7. p = 0,744 > 0,05 từ đó kết luận chênh lệch điểm số trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. 3. Quy trình nghiên cứu 3.1. Chuẩn bị của giáo viên - Bài kiểm tra trước tác động không sử dụng thủ thuật khởi động tích cực. - Tôi tổ chức giảng dạy có sử dụng thủ thuật khởi động tích cực. - Lớp 3B là nhóm thực nghiệm : Lồng ghép các trò chơi Toán học vào phần khởi động trước mỗi tiết học. - Lớp 3A là nhóm đối chứng : Không lồng ghép các trò chơi Toán học vào phần khởi động trước mỗi tiết học 3.2. Tiến hành thực nghiệm Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để bảo đảm tính khách quan. Cụ thể: Bảng 1: Thời gian thực nghiệm Tiết theo Môn học PPCT Tên bài dạy và thủ thuật khởi động sử Tuần Toán Lớp 3 dụng 3tiết/tuần Bài 17: Phép chia hết và phép chia có dư 7 Toán 30, 31 (Tiết 1, 2) Trò chơi: Kết bạn. Bài 18: Bảng nhân 7 (Tiết 1, 2) 7 Toán 32, 33 Trò chơi: Truyền điện. Bài 19: Gấp một số lên nhiều lần (Tiết 1, 2) 7 Toán 34, 35 Trò chơi: Ai nhanh hơn. Bài 20: Bảng chia 7 (Tiết 1, 2) 8 Toán 36, 37 Trò chơi: Rồng cuốn lên mây. Bài 21: Giảm đi một số lần (Tiết 1, 2) 8 Toán 38, 39 Trò chơi: Bác đưa thư. Bài 22: Tìm số chia (Tiết 1, 2) 8+9 Toán 40, 41 Trò chơi: Ong tìm nhụy. 9 Toán 42, 43 Bài 23: Góc vuông, góc không vuông (Tiết 1, 2) 4
  8. Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng. Bài 24: Đề - ca – mét. Héc – tô – mét. 9 Toán 44 Trò chơi: Ai nhanh hơn. Bài 25: Bảng đơn vị đo độ dài (Tiết 1, 2) 9 + 10 Toán 45, 46, 47 Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng. Bài 26: Thực hành đo độ dài (Tiết 1, 2) 10 Toán 48, 49 Trò chơi: Ai đo nhanh hơn. Bài 27: Bài toán giải bằng hai phép tính 10 + 11 Toán 50, 51 (Tiết 1, 2) Trò chơi: Giải toán nhanh. 11 Toán 52 Bài 28: Em đã học được những gì ? Trò chơi: Bác đưa thư. Bài 29: Bài toán giải bằng hai phép tính 11 Toán 53, 54 (Tiết 1, 2) Trò chơi: Giải toán nhanh. Bài 30: Bảng nhân 8 (Tiết 1, 2) 11 + 12 Toán 55, 56 Trò chơi: Hái hoa dân chủ. Bài 31: Nhân số có ba chữ số với số có một 12 Toán 57, 58 chữ số (Tiết 1, 2) Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng. Bài 32 : So sánh số lớn gấp mấy lần số bé 12 Toán 59, 60 (Tiết 1, 2) Trò chơi: Ai nhanh hơn. Bài 33: Bảng chia 8 (Tiết 1, 2) 13 Toán 61,62 Trò chơi: Bác đưa thư. Bài 34 : So sánh số bé bằng một phần mấy 13 Toán 63, 64 số lớn (Tiết 1, 2) Trò chơi: Ai nhanh hơn. Bài 35: Bảng nhân 9 (Tiết 1, 2) 13 + 14 Toán 65, 66 Trò chơi: Truyền điện. Bài 36 : Gam (Tiết 1, 2) 14 Toán 67, 68 Trò chơi: Ai giỏi hơn. 14 Toán 69, 70 Bài 37: Bảng chia 9 (Tiết 1, 2) 5
  9. Trò chơi: Rồng cuộn lên mây. Bài 38: Chia số có hai chữ số với số có một 15 Toán 71, 72 chữ số (Tiếp theo) (Tiết 1, 2) Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng. Bài 39: Chia số có ba chữ số với số có một 15 Toán 73, 74 chữ số (Tiết 1, 2) Trò chơi: Ai nhanh hơn. Bài 40: Giới thiệu bảng nhân, bảng chia 15 + 16 Toán 75, 76 (Tiết 1, 2) Trò chơi: Đố bạn. Bài 41: Luyện tập. 16 Toán 77 Trò chơi: Rồng cuộn lên mây. Bài 42: Luyện tập chung. 16 Toán 78 Trò chơi: Truyền điện. Bài 43: Làm quen với biểu thức. Tính giá 16 + 17 Toán 79, 80, 81 trị của biểu thức. (Tiết 1, 2, 3) Trò chơi: Ai nhanh hơn. Bài 44: Tính giá trị của biểu thức (Tiếp 17 Toán 82, 83 theo) (Tiết 1, 2) Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng. Bài 45: Tính giá trị của biểu thức (Tiếp 17 Toán 84 theo) Trò chơi: Giải toán nhanh. Bài 46: Luyện tập chung 17 Toán 85 Trò chơi: Ai nhanh hơn. Bài 47: Hình chữ nhật, hình vuông. 18 Toán 86 Trò chơi: Tìm hình đúng. Bài 48: Chu vi hình chữ nhật, chu vi hình 18 Toán 87, 88 vuông (Tiết 1, 2) Trò chơi: Giải toán nhanh. Bài 49: Em ôn lại những gì đã học (Tiết 1, 18 Toán 89 2) Trò chơi: Ai nhanh hơn. 6
  10. Bài 50: Em đã học được những gì ? 18 Toán 90 Trò chơi : Hái hoa dân chủ. 4. Đo lường và thu thập dữ liệu Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 1 tiết vào tuần 4 (phần môn Toán được tính ra thang điểm 10), bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong tuần 18. Bài kiểm tra do giáo viên khác coi và chấm điểm để kết quả mang tính khách quan và tăng độ tin cậy hơn. Ngoài ra để đảm bảo tính khách quan và chính xác, tôi còn sử dụng hình thức đánh giá qua nhận xét của giáo viên khi dự giờ thăm lớp và nhận xét của nhà trường qua các tiết dự giờ thăm lớp. IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ 1. Trình bày kết quả Mô tả dữ liệu : Mốt, trung vị, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của lớp thực nghiệm, lớp đối chứng. *Trước tác động Lớp đối chứng (3A): Công thức Giá trị lớp đối chứng Mốt =MODE() 9 Trung vị =MEDIAN() 8 Giá trị TB =AVERAGE() 7,85 Độ lệch chuẩn =STDEV() 1,62 Lớp thực nghiệm (3B) : Công thức Giá trị lớp thực nghiệm Mốt =MODE() 10 Trung vị =MEDIAN() 8 Giá trị TB =AVERAGE() 8,42 Độ lệch chuẩn =STDEV() 1,72 7
  11. *Sau tác động Lớp đối chứng ( 3A): Công thức Giá trị lớp đối chứng Mốt =MODE() 7 Trung vị =MEDIAN() 8 Giá trị TB =AVERAGE() 8,06 Độ lệch chuẩn =STDEV() 1,56 Lớp thực nghiệm (3B): Công thức Giá trị lớp thực nghiệm Mốt =MODE() 10 Trung vị =MEDIAN() 9 Giá trị TB =AVERAGE() 9 Độ lệch chuẩn =STDEV() 1,14 2. Phân tích dữ liệu Dùng phép kiểm chứng T-test so sánh giá trị trung bình các bài kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Bảng : So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Đối chứng (3A) Thực nghiệm (3B) ĐTB 8,06 9 Độ lệch chuẩn 1,56 1,14 Giá trị p của T-test 0.049 Chênh lệch giá trị trung 0,6 bình chuẩn ( SMD) Với số liệu như trên đã chứng minh rằng chênh lệch ĐTB của hai lớp trước tác động là tương đương, sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-test cho 8
  12. kết quả p = 0,049 < 0,05 cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là có ý nghĩa ( rõ rệt ). Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = . Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc lồng ghép thêm các trò chơi toán học vào phần khởi động trước mỗi tiết học đã nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán của nhóm thực nghiệm là lớn. Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của lớp thực nghiệm ( 3B ) và lớp đối chứng ( 3A ) 3. Bàn luận Kết quả bài kiểm tra sau tác động của lớp đối chứng (3A) là TBC = 8,06, kết quả bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm (3B) là TBC = 9. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,94. Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,6. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p = 0,049 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai lớp không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động. (Cần tăng cường sự thay đổi để đạt được những thay đổi tích cực). Việc lồng ghép thêm các trò chơi toán học vào phần khởi động trước mỗi tiết học môn Toán đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu và chuẩn bị trước trò chơi phù hợp, phải chuẩn bị đồ dùng để thực hiện trò chơi, chuẩn bị phần thưởng để khuyến khích tinh thần cho đội thắng cuộc… 9
  13. V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Việc lồng ghép các trò chơi Toán học vào phần khởi động trước mỗi tiết học đã nâng cao hiệu quả học toán lớp 3 Trường Tiểu học Vạn Thọ 1. 2. Khuyến nghị Để học sinh học tập tích cực và có chất lượng tốt, người giáo viên phải luôn khắc phục mọi khó khăn, phải tâm huyết với nghề. Không ngừng học tập, tự học, tự bồi dưỡng, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học. Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức ban ngành đoàn thể. Tạo điều kiện để giáo viên được học tập nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên hàng năm. Tích cực tham gia xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực để tạo hứng thú cho học sinh khi đến trường, để học sinh thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Cung cấp thêm các trang thiết bị và đồ dùng để phục vụ cho việc dạy và học đạt hiệu quả hơn nữa. Trên đây là toàn bộ đề tài mà tôi đã đặt nhiều tâm huyết và dành nhiều thời gian để thực hiện. Đề tài đã hoàn thành tuy nhiên không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp và nhận xét của cấp trên để đề tài ngày một hoàn thiện hơn. HIỆU TRƯỞNG Vạn Thọ, ngày 8 tháng 3 năm 2018 Người viết Vũ Thị Khánh Linh 10
  14. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO STT TÁC GIẢ VÀ TÊN TÀI LIỆU 1 Đỗ Đình Hoan (Chủ biên) Sách giáo khoa Toán 3. Nhà xuất bản Giáo dục. Năm 2004. 2 Đỗ Đình Hoan (Chủ biên) Sách giáo viên Toán 3. Nhà xuất bản Giáo dục. 3 Đỗ Trung Hiệu – Đỗ Đình Hoan – Vũ Dương thụy – Vũ Quốc Chung. Giáo trình Phương pháp dạy học toán ở Tiểu học. Nhà xuất bản Đại học sư 4 phạm. Năm 2004. PGS.TS Vũ Hồng Tiến. Một số phương pháp dạy học tích cực. Năm 2010 5 Sách hướng dẫn học Toán 3 Tập 1A + 1B. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Năm 2013. PGS.TS Vũ Hồng Tiến. Một số phương pháp dạy học tích cực. Năm 2010 6 Sách hướng dẫn học Toán 3 Tập 1A + 1B. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Năm 2013. 7 Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Toán lớp 3. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Năm 2013. 8 Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng dự án Việt Bỉ - Bộ GD&ĐT. 9 Tài liệu từ các trang web: violet.vn; giaoandientu.com.vn; giaovien.net; thuvienbaigiangdientu.bachkim.com ... 11
  15. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: GIÁO ÁN MINH HỌA MÔN TOÁN LỚP 3 Bài 18 TÊN BÀI Bảng nhân 7 ( số tiết của bài:2 tiết ) Sách HDH Toán 3 - Tập 1A, trang 55 MỤC TIÊU BÀI * Góc học tập: SÁch hướng dẫn học Toán 3 tập 1A * Trò chơi (khởi động, khai thác, củng cố,…): Truyền điện. + Luật chơi: Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bắt đầu từ 1 em xung phong. Ví dụ em xướng to “6 x 3” và chỉ nhanh vào em B bất kỳ để “truyền điện”. Lúc GV này em B phải nói tiếp “bằng 18”, nếu B nói đúng thì được quyền xướng to 1 phép tính như A rồi chỉ vào một bạn C nào đó để “truyền điện” tiếp. Cứ làm như thế nếu bạn nào nói đúng thì cả lớp hô “điện sáng”, nếu bạn nào nói sai thì cả lớp hô “điện tối” và phải nhảy lò cò một vòng từ chỗ của mình lên bảng. Kết thúc khen và thưởng bằng một tràng vỗ tay cho những bạn nói đúng và nhanh. Vở, bút, nháp, bảng con, thước kẻ. HS Tư liệu thư viện lớp Tiết 1 A. Hoạt động cơ bản CÁC 1. Chơi trò chơi “Đố bạn”: Ôn lại bảng nhân 5, bảng HOẠT ĐỘNG nhân 6. 2. a) Thực hiện lần lượt các hoạt động sau: 12
  16. Lấy ra 1 tấm bìa có 7 chấm tròn Mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn, lấy ra 2 tấm bìa Mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn, lấy ra 3 tấm bìa b) Em thực hiện tương tự như trên và viết các phép nhân vào vở. c) Đọc và học thuộc bảng nhân 7. 3. Chơi trò chơi : “Đếm thêm 7” Tiết 2 B. Hoạt động thực hành 1. Tính nhẩm 2. Giải bài toán 3. Tính nhẩm 4. Tính (theo mẫu) C. Hoạt động ứng dụng 1. Hình vẽ dưới đây chỉ số viên gạch vuông để lát một mảng tường. Em đố chị nêu phép nhân để tính số viên gạch đó. 2. Em nói cho chị biết : - 1 tuần lễ có mấy ngày ? - 5 tuần lễ có bao nhiêu ngày ? ĐIỀU CHỈNH TÀI LIỆU (nếu có) RÚT KINH NGHIỆM - CHIA SẺ 13
  17. PHỤ LỤC 2: MẪU PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH Câu 1: Thái độ của em như thế nào đối với phần khởi động trong mỗi giờ Toán? Rất thích thích bình thường không thích Câu 2: Em có thích phần khởi động là trò chơi không ? Rất thích thích bình thường không thích Câu 3: Em có thích phần khởi động là hát, múa không ? Rất thích thích bình thường không thích Câu 4: Em có thích phần khởi động là câu hỏi không ? Rất thích thích bình thường không thích Câu 5: Em có thích phần khởi động là bài tập không ? Rất thích thích bình thường không thích Câu 6: Ý kiến đóng góp của em cho phần khởi động môn Toán ? Thêm trò chơi thêm thời gian thêm phần hát thêm câu hỏi 14
  18. PHỤ LỤC 3: BẢNG TÍNH HỆ SỐ ĐỘ TIN CẬY SPEARMAN – BROWN Tổng Q Q Q Q Q Q Tổng Tổng STT Tên học sinh cột 1 2 3 4 5 6 cộng cột lẻ chẵn 1 Võ Huỳnh Huyền Diệu 4 2 2 1 1 4 14 7 7 2 Nguyễn Tấn Đức 1 3 3 2 4 2 15 7 8 3 Trịnh Lê Khánh Hạ 2 1 2 1 1 2 9 4 5 4 Nguyễn Hoàng Huy 4 2 2 2 2 2 14 6 8 5 Lê Thị Ngọc Lanh 4 1 1 3 4 4 17 8 9 6 Nguyễn Duy Lâm 2 4 4 2 1 1 14 7 7 7 Võ Châu Họa My 3 2 3 3 4 2 17 7 10 8 Hồ Hoàng Nam 3 1 1 4 3 2 14 7 7 9 Đặng Mai Kim Ngọc 2 1 2 1 2 4 12 6 6 10 Hồ Thị Yến Nhi 2 1 2 2 1 2 10 5 5 11 Huỳnh Thị Như Quỳnh 1 1 1 2 4 3 12 6 6 12 Phạm Thông Thương 4 2 1 3 3 2 15 7 8 13 Nguyễn Thị Bảo Trang 2 4 4 2 2 1 15 7 8 14 Đàm Thị Phương Trâm 4 1 3 4 1 1 14 6 8 15 Cao Nguyễn Trí 1 2 1 2 2 1 9 5 4 16 Ngô Văn Tuấn 4 2 4 3 3 4 20 9 11 17 Nguyễn Thị Anh Vũ 2 3 2 2 2 3 14 8 6 18 Huỳnh Thị Kim Vui 2 1 2 2 1 2 10 5 5 Hệ số tương quan chẵn lẻ: r hh  0,77 Độ tin cậy Spearman – Brown: r SB  0.87 15
  19. PHỤ LỤC 4: ĐO LƯỜNG BẢNG MÔ TẢ VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU CỦA ĐỀ TÀI KHOA HỌC Điểm Điểm Điểm Điểm kiểm kiểm kiểm kiểm Tên học sinh lớp 3A tra tra Tên học sinh lớp 3B tra tra STT STT Đối chứng trước sau Thực nghiệm trước sau tác tác tác tác động động động động 1 Nguyễn Vân Anh 9 8 1 Võ Huỳnh Huyền Diệu 9 10 2 Lê Thành Chí 6 7 2 Nguyễn Tấn Đức 7 9 3 Nguyễn Thế Danh 10 10 3 Trịnh Lê Khánh Hạ 10 10 4 Huỳnh Thị Mỹ Diệu 7 9 4 Nguyễn Hoàng Huy 6 8 5 Nguyễn Ngọc Kỳ Duyên 10 10 5 Lê Thị Ngọc Lanh 10 10 6 Nguyễn Thị Ngọc Hiếu 8 7 6 Nguyễn Duy Lâm 8 10 7 Nguyễn Thị Diệu Hương 9 10 7 Võ Châu Họa My 9 10 8 Nguyễn Tấn Mạnh 6 8 8 Hồ Hoàng Nam 5 7 9 Trần Ngọc Ngân 9 9 9 Đặng Mai Kim Ngọc 8 8 10 Huỳnh Dược Phi 6 6 10 Hồ Thị Yến Nhi 7 9 11 Nguyễn Trần Hải Quang 9 10 11 Huỳnh Thị Như Quỳnh 10 10 12 Trần Huyền Thanh 6 7 12 Phạm Thông Thương 5 7 13 Trần Thị Anh Thư 7 7 13 Nguyễn Thị Bảo Trang 6 9 14 Đỗ Thành Trí 6 6 14 Đàm Thị Phương Trâm 9 10 15 Nguyễn Minh Tuấn 8 7 15 Cao Nguyễn Trí 8 9 16 Phan Thị Mộng Tuyền 5 6 16 Ngô Văn Tuấn 8 9 17 Võ Thị Lệ Vi 9 10 17 Nguyễn Thị Anh Vũ 10 10 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0