Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1
lượt xem 7
download
Mục đích của biện pháp rèn đọc ở lớp 1 là trước hết học sinh nắm và học thuộc các âm, vần, từ, tiếng, câu. Nhận biết được các loại sách trong bộ sách mà các em đang học. Biết đọc được tên của mình, của ba mẹ, ông bà, người thân, bạn bè, các thầy cô giáo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1
- 1. PHẦN MỞ ĐẦU Tên biện pháp: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 Nội dung biện pháp: + Lý do chọn biện pháp: Ở bậc tiểu học, trong các môn học thì môn Tiếng Việt là môn học công cụ, môn học quan trọng nhất. Môn Tiếng Việt rèn cho các em 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Cùng với với kỹ năng viết thì kỹ năng đọc rất quan trọng. Bởi vì các em có đọc thông mới viết thạo. Vì vậy trong chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể 2018 rất chú trọng đến môn Tiếng Việt và thời lượng môn Tiếng Việt chiếm nhiều nhất (420 tiết/năm) Kỹ năng đọc là sự khởi đầu giúp cho học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới để sử dụng trong học tập và trong giao tiếp. Kỹ năng đọc còn có nhiệm vụ lớn lao là trao cho các em cái chìa khóa để vận dụng chữ viết trong học tập. Khi biết đọc, biết viết các em có điều kiện nghe lời thầy giảng trên lớp, sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo từ đó có điều kiện học tốt các môn học khác có trong chương trình. Nếu kỹ năng đọc được rèn luyện tốt, hình thành tốt nó sẽ giúp các em đọc tốt suốt cả cuộc đời, giúp các em phát triển tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu được nghĩa của tiếng, từ, câu, đoạn văn, bài văn mình vừa đọc, hiểu được các lệnh các yêu cầu trong các môn học khác. Mặt khác ở lớp 1 các em được tập đọc thành thạo, đọc đúng, đọc trôi chảy thì khi lên các lớp trên các em sẽ học vững vàng, học tốt hơn, và các em sẽ ham học, tích cực trong học tập. Năm học này, bản thân được phân công giáo viên chủ nhiệm lớp 1 và trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 1. Qua nghiên cứu khảo sát học sinh trong lớp đầu năm học, bản thân nhận thấy một số thực trạng sau: Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều. Có nhiều em thì phát triển tốt, học tốt, tiếp thu nhanh. Nhưng một số em phát triển chậm học trước, quên sau. Một số em nói chưa sửa (đọc chớt) nhưng ở với ông bà nên trong việc phối hợp với giáo viên để kèm cặp, hỗ trợ các em còn ít. Nói chung kỹ năng đọc của học sinh trong lớp tôi không tốt. Là một giáo viên đã có nhiều năm dạy học lớp 1, một lớp học quan trọng nhất trong cấp học tiểu học, tôi không thể không lo ngại trước kết quả khảo sát phân môn học vần của lớp 1C đầu năm: Cụ thể, đầu năm tôi tiến hành khảo sát như sau: TSHS nhận biết hết chữ cái nhận biết 1015 chữ Nhận biết 610 chữ cái cái 24 10 8 6 Qua kết quả khảo sát, tôi luôn trăn trở làm thế nào để rèn các kỹ năng đọc cho học sinh, bởi tôi biết đọc tốt là tiền đề cho các em học các môn khác. Bên cạnh đó
- 2 Bộ sách Cùng học và phát triển năng lực trong 4,5 tuần là đã học xong phần âm. Cuối học kỳ 1 là các em có thể đọc được bài tập đọc. Vì vậy kỹ năng đọc càng vô cùng quan trọng với các em. Chính vì những lý do trên mà tôi chọn biện pháp “ Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1” để đi sâu nghiên cứu giúp học sinh đọc tốt hơn. + Mục đích của biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 Như chúng ta biết nếu không có kỹ năng đọc thì học sinh không có điều kiện để học các môn khác. Nhưng đối với học sinh lớp 1 các em đều là học sinh mới đến trường, việc làm quen với các con số, mặt chữ còn khó khăn thì việc đòi hỏi các em đọc đúng lại càng khó khăn hơn. Vì vậy mục đích của biện pháp rèn đọc ở lớp 1 là trước hết học sinh nắm và học thuộc các âm, vần, từ, tiếng, câu. Nhận biết được các loại sách trong bộ sách mà các em đang học. Biết đọc được tên của mình, của ba mẹ, ông bà, người thân, bạn bè, các thầy cô giáo. Đọc được các bài trong sách Tiếng Việt cũng như các môn khác. Đặc biệt là thích đọc các quyển truyện tranh, truyện cổ tích, truyện cô Tiên xanh,… Biết cảm nhận được cái hay, cái đẹp, nhận thức về thế giới xung quanh, về cuộc sống của con người và xã hội. Qua đó giáo dục cho các em tình yêu dân tộc, yêu quê hương đất nước. Có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. + Cách thức tiến hành: Tiểu học là bậc học nền tảng, nhất là lớp học đầu cấp thì kỹ năng đọc là vô cùng quan trọng. Bởi vì có đọc thông mới viết thạo, có đọc thuần thục thì mới hiểu được nội dung bài đọc. Trong suốt thời gian học kỳ 1 thực hiện chương trình GDPT 2018 với bộ sách Cùng học và phát triển năng lực mà Hội đồng nhà trường lựa chọn. Tôi hiểu được việc rèn đọc cho học sinh lớp 1 là vô cùng quan trọng. Tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy. Khi nghiên cứu biện pháp này tôi đã phát huy tất cả kiến thức được học, được bồi dưỡng qua các lớp học chuyên môn và học hỏi, kế thừa của đồng nghiệp đi trước. Đặc biệt là kinh nghiệm thực tế qua các giờ dạy mà đối tượng là các em học sinh hiện tại. Biện pháp thứ 1: Tác động giáo dục. Đối tượng giáo dục của giáo viên chủ nhiệm nói riêng và nhà trường nói chung là học sinh. Người giáo viên chủ nhiệm lớp muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của lớp mình thì phải có những biện pháp cụ thể phù hợp với lứa tuổi của từng học sinh trong lớp.Vì vậy, khi nhận phân công của Ban giám hiệu nhà trường nhận lớp chủ nhiệm. Trước hết tôi phải tìm hiểu hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lý, nắm bắt đối tượng để có kế hoạch bồi dưỡng, luyện tập ngay từ đầu năm học. Tổ chức họp phụ huynh đầu năm theo kế hoạch của nhà trường. Trao đổi, hướng dẫn phụ huynh cơ bản về cách đọc, cách phát âm chữ cái, cách đánh vần vần, đánh vần tiếng, từ,... để phụ huynh nắm rõ cách dạy học và hỗ trợ giáo viên kèm cặp con em mình thêm ở nhà.
- 3 Tham mưu với nhà trường để giáo viên sớm có tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học, sưu tầm tranh ảnh, vật thật để tiết dạy vui, hứng thú với học sinh. Đồng thời tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin trong tiết Tiếng Việt giúp các em ghi nhớ, học thuộc dễ dàng hơn trong các bài dạy âm. Xây dựng đôi bạn cùng tiến: Bạn học tốt sẽ giúp bạn học chậm khi đọc bài, giúp bạn đánh vần, đọc tiếng và giúp bạn trong các thao tác cài chữ để ghép vần, ghép tiếng. Gặp riêng và trao đổi với phụ huynh học sinh còn chậm để phối hợp tốt trong việc rèn đọc cho học sinh. Thường xuyên khen ngợi, khích lệ học sinh để giảm bớt áp lực, căng thẳng cho học sinh. Biện pháp thứ 2: Dạy học sinh nắm chắc phần âm, phần vần. Chương trình Tiếng Việt được xây dựng theo quan điểm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Các bài trong sách bao gồm những văn bản có chủ đề nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất tốt đẹp với các biểu hiện cụ thể như sau: tình yêu đối với thiên nhiên, gia đình, quê hương, ý thức đối với cuội nguồn, lòng nhân ái, tình yêu cái đẹp, cái thiện, có cảm xúc lành mạnh, có hứng thú học tập, ham thích lao động, trung thực và có trách nhiệm. Những nhiệm vụ học tập trong từng bài học góp phần phát triển các năng lực chung như: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đồng thời phát triển các năng lực chuyên môn như năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học cho học sinh. Cụ thể: Phần học âm: Ở giai đoạn này vô cùng quan trọng. Các em có nắm chắc từng âm thì mới có thể ghép được các âm với nhau tạo thành tiếng,từ. Khi dạy bài âm. Hoạt động đầu tiên là khởi động cho các em thảo luận nhóm đôi quan sát tranh tự tìm, phát hiện âm mới. Các em được chia sẽ với nhau, nói cho nhau nghe được giao tiếp hợp tác với nhau. Ở phần bài âm các em chỉ được học trong khoảng thời gian là hơn 4 tuần. Vì vậy để các em nắm chắc thì càng rất khó đối với các em tiếp thu chậm. Tôi dành nhiều thời gian cho việc học âm. Tôi dạy các âm bằng nhiều cách. Đối với những âm học sinh khó nhớ tôi cho các em xem tranh, các hình ảnh có liên quan, rồi lấy ví dụ cho học sinh dễ nhớ. Ví dụ: Khi học âm ph nếu học sinh không nhớ tôi nhắc cho các em các tiếng chứa âm ph (phở, phố). Còn đối với em Phong tôi nhắc cho em là tên của cháu có chứa âm ph. Lớp tôi em Phong rất chậm học trước quên sau khi vào lớp 1 chỉ thuộc 5 chữ cái (o, ô, ơ, a, i). Khi dạy âm nh tôi phải vẽ ngôi nhà ở trên bảng. Cứ như vậy ngày nào tôi cũng kiểm tra các em chậm dần dần có tiến bộ. Bên cạnh đó tôi còn bố trí em học nhanh ngồi bên cạnh em Phong để giúp đỡ em. Ngoài ra tôi vận dụng tối đa bộ đồ dùng học tập Tiếng việt của học sinh. Khi
- 4 được chính mình tìm ra được các âm để ghép tôi thấy các em rất thích thú và say mê. Các em vừa được học vừa được thực hành giúp các em ghi nhớ tốt hơn. Và một điều không thể thiếu là trên bảng lớp tôi lúc nào cũng dành một khoảng trống viết các âm mà các em đã được học. Trước khi vào bài mới tôi cho cả lớp đọc lại toàn bộ các âm đó khoảng 2 đến 3 lần. Những em nào chưa thuộc thì ra chơi hoặc 15 phút đầu giờ gọi lên đọc. Cứ như vậy dần dần các em đã thuộc hết phần âm, đọc được các tiếng, từ trong bài nhanh hơn. Lúc này các em đã đọc được các bài chứa các âm trong sách giúp các em phát triển năng lực ngôn ngữ. Còn một số em chưa thuộc các âm ghép. Tôi lại tiếp tục kèm cặp các em chưa thuộc âm ghép. Ở giai đoạn đầu so với tiến trình của chương trình lớp tôi chưa đúng tiến độ nhưng tôi không nôn nóng. Tôi cố gắng kiên trì giúp các em học thuộc các âm ghép bằng nhiều hình thức. Bởi lẽ tôi nghĩ nếu các em nắm chắc và ghi nhớ cả về mặt âm lẫn chữ viết sẽ giúp các em học tốt và nhanh hơn ở phần vần. Bên cạnh đó tôi còn vận dụng các hoạt động trong quyển Thẻ hoạt động rút gọn dành cho giáo viên nhằm giúp các em vừa học vừa được chơi. Phần học vần: Để giúp các em học tốt phần vần, tôi tập cho học sinh thói quen: nhận diện, phân tích cấu tạo của vần, nhận biết vị trí các âm trong vần để các em nắm vững. Ví dụ: Học vần ia Cho học sinh nhận diện về cấu tạo vần ia: vần ia gồm 2 âm: âm i đứng trước âm a đứng sau Kết hợp dùng bộ thực hành ghép chữ dành cho lớp 1 để học sinh tìm và ghép âm, thanh, tiếng mới trong mỗi bài Học vần. Với cách dạy phân tích, nhận diện và ghép vần vào bảng cài như thế, được áp dụng thường xuyên cho mỗi tiết học vần chúng ta sẽ tạo cho các em kỹ năng phân tích, nhận diện và ghép vần dẫn đến đánh vần, đọc trơn vần một cách dễ dàng và thành thạo giúp các em học phần vần đạt hiệu quả tốt. Trong các bài dạy vần, sách giáo khoa Tiếng Việt 1 có kèm theo các từ khóa, từ ứng dụng và các câu thơ, câu văn ngắn để học sinh luyện đọc. Muốn cho học sinh đọc được các từ và câu ứng dụng trong bài giáo viên cho học sinh nắm chắc các vần sau đó cho các em ghép chữ cái đầu với vần vừa học để đọc tiếng, đọc từ của bài. Luôn cho học sinh so sánh vần đã học với vần đang học để một lần nữa giúp học sinh khắc sâu và ghi nhớ tốt hơn. Ví dụ: dạy vần ai cho học sinh so sánh với vần ia. Học sinh tìm ra âm nào giống nhau? Vị trí các âm như thế nào? Từ đây giúp các em có kỹ năng so sánh đối chiếu và khắc sâu các vần trong bài. Dạy học kết hợp giúp học sinh phát triển tối đa các năng lực tự học, giải quyết vấn đề. Khi các em đã nắm chắc các vần các em tự đọc sách và hợp tác tốt trong nhóm với bạn.
- 5 Dạy phần vần tôi dành nhiều thời gian đọc cho các em đặc biệt là vào lúc sáng sớm. Những học sinh chưa thuộc các vần tôi tiếp tục phân công đôi bạn cùng tiến giúp đỡ nhau trong học tập. Phần tập đọc: Đây là giai đoạn khó khăn đối với học sinh. Nhất là đối tượng học sinh còn chậm. Học sinh khá, giỏi đã vững phần chữ cái, nắm chắc phần vần và chỉ cần nhìn vào bài là các em đọc được ngay tiếng, từ hoặc câu khá nhanh. Vì khả năng nhận biết tốt. Còn đối với học sinh chậm, các em nhận biết chưa nhìn chính xác vần nên ghép tiếng rất lâu dẫn đến đọc từ chậm và đọc câu rất khó khăn. Vì thế đối với các học sinh này, sang phần tập đọc giáo viên cần hết sức kiên nhẫn, dành nhiều thời gian, cơ hội tập đọc cho các em giúp các em từ bài dễ đến khó, từ ít đến nhiều. Giáo viên tránh nóng vội để đọc trước cho các em bắt các em đọc lại dẫn đến tình trạng đọc vẹt và tính ỷ lại thụ động của học sinh. Đối với những em đọc yếu giáo viên nên yêu cầu các em đánh vần trong miệng và phát âm ra. Đến khi nào tiến bộ rồi mới đọc trơn. Đối với những em đọc chậm phần đọc đã rất khó khăn rồi còn phải đọc hiểu, trả lời câu hỏi lại càng khó khăn gấp bội. Vì thế khi dạy tập đọc tôi không chỉ dạy cho các em đọc được mà còn phân tích, giải thích làm sao cho các em hiểu được văn bản ngay tại lớp. Đối với lớp 1 làm điều này rất khó nhưng tôi luôn kiên trì. Biện pháp thứ 3: Giáo viên làm mẫu, đọc mẫu phải chuẩn xác Học sinh lớp 1 hằng ngày đến lớp chủ yếu được nghe giọng nói của giáo viên. Vì vậy giáo viên cho học sinh nghe đúng, nghe hay thì việc học sinh đọc sai, viết sai từng bước được khắc phục. Muốn học sinh phát âm tốt thì giáo viên phải phát âm chuẩn xác. Không những dùng lời nói để hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng đọc, giáo viên còn sử dụng những kí hiệu (động tác tay, vẽ kí hiệu ở phía trên góc trái của bảng lớp, …). Khi giáo viên đưa ra kí hiệu học sinh thực hiện, như vậy tạo cho học sinh kĩ năng quan sát, tập trung trong giờ học thành thói quen thường xuyên. Biện pháp thứ 4: Rèn luyện tính kiên trì cho học sinh Trong dạy phát âm cho học sinh, khi các em phát âm chưa đúng, phải điều chỉnh nhiều lần mà vẫn chưa đạt yêu cầu, các em sẽ dễ chán nản, không muốn luyện tập. Khi ấy, giáo viên cần kiên trì hướng dẫn, làm mẫu, yêu cầu học sinh phát âm nhiều lần, thường xuyên động viên khích lệ học sinh bằng những lời khen. Biện pháp thứ 5: Khuyến khích học sinh phát hiện và điều chỉnh lẫn nhau Ví dụ: Khi dạy các bài âm: Ở hoạt động khởi động các em được thảo luận nhóm đôi quan sát tranh phát hiện âm cần học. Các em được trao đổi với nhau, nói cho nhau nghe.
- 6 Trong quá trình dạy học tôi còn tổ chức thi đọc thông qua một số trò chơi “bắn tên, truyền điện” nhằm rèn tính mạnh dạn, tự lập, sáng tạo cho các em. Qua các trò chơi nhằm gây hứng thú, kích thích, khơi dậy niềm say mê học tập của các em. Các em chậm tiến học tập cách đọc của các bạn, xem bạn là tấm gương để mình phấn đấu vươn lên. Biện pháp thứ 6: Tuyên dương, khuyến khích học sinh Khi các em có tiến bộ, dù nhỏ nhất tôi cũng dùng những lời động viện để khuyến khích các em. Ví dụ: “Em đã phát âm đúng, cố lên em nhé”, “Em đã có tiến bộ hơn rồi, cô khen em”. Không chỉ khen những em đã biết sửa lỗi mà tôi còn khen cả những em đã giúp bạn phát âm đúng, để từ đó các em có động lực giúp bạn hơn, hứng thú với công việc đó hơn. Biện pháp thứ 7: Kết hợp với phụ huynh rèn luyện phát âm cho học sinh Một số trường hợp, học sinh phát âm sai không phải do hệ thống phát âm của các em chưa hoàn chỉnh, cũng không phải do các em chưa hiểu cách phát âm mà là do thói quen sử dụng từ ngữ địa phương (ví dụ: rượu riệu; nếu niếu; hươu hiêu; hưu – hiu; hữu – hĩu; nêu – niêu,...) bản thân tôi đã gặp trực tiếp phụ huynh trao đổi và động viên để phụ huynh hướng dẫn thêm con em lúc ở nhà. Ngoài ra tôi còn trao đổi phụ huynh thường xuyên chú ý tới lời nói, cách phát âm của mọi người trong gia đình, giải thích cho phụ huynh hiểu chính lời nói của người thân trong gia đình là môi trường giáo dục cho các em khi ở nhà. *.Kết quả đạt được: Sau thời gian thực hiện các biện pháp trên tôi thấy hiệu quả giờ dạy được nâng lên rõ rệt. Học sinh có hứng thú học tập. Các em mạnh dạn, tự tin hơn khi đọc bài. Số em đọc đúng, đọc hay được nâng lên. Số em đọc chưa đạt yêu cầu giảm đi. Kết quả cụ thể như sau : KẾT QUẢ ĐỌC ĐẠT ĐƯỢC Cuối TSHS HTT HT CHT HKI SL % SL % SL % 24 8 33.3 15 62,5 1 4.2 Như vậy với một thời gian ngắn nhưng tôi nhận thấy những biện pháp mà tôi đưa ra đã thu được kết quả khả quan. Bản thân tôi thiết nghĩ nếu giáo viên áp dụng các biện pháp này một cách thường xuyên ở lớp thì chắc chắn hiệu quả đọc đúng của các em được nâng lên. Tân Thủy, ngày 12 tháng 01 năm 2021 XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI THỰC HIỆN
- 7 Lê Thị Hiền
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 218 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 169 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 188 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 175 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 24 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 102 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 147 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn