Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn phát âm đúng cho học sinh lớp Một theo chương trình giáo dục phổ thông 2018
lượt xem 9
download
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học được hoàn thành với một số biện pháp như sau: Rèn cho học sinh phát âm theo mẫu; Giáo viên chữa lỗi phát âm chưa đúng thanh điệu cho học sinh; Chữa lỗi phát âm bằng cách luyện tập, thực hành trong các môn học; Sử dụng tranh ảnh và dụng cụ học tập một cách thường xuyên trong tiết dạy; Luyện phát âm chuẩn bằng các trò chơi trên bảng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn phát âm đúng cho học sinh lớp Một theo chương trình giáo dục phổ thông 2018
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành giáo dục Thị xã Bình Long Tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ (%) Trình Ngày đóng góp Nơi công Chức độ Họ và tên tháng năm vào việc tác danh chuyên sinh tạo ra sáng môn kiến NGUYỄN THỊ THANH 15/4/1969 Trường Giáo viên ĐHSP Tiểu học giảng dạy Tiểu 100% An Lộc A lớp 1 học. 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Rèn phát âm đúng cho học sinh lớp Một theo chương trình giáo dục phổ thông 2018”. 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Dạy – học môn Tiếng Việt lớp 1) 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 05.9.2020 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 5.1. Tính mới của sáng kiến: Năm học 2020 – 2021 là năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa lớp 1 mới. Môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục tổng thể năm 2018 đã thể hiện rất rõ tầm quan trọng đối với HS lớp 1, bởi nó chiếm 420 tiết /năm học. Đây là môn học có số tiết nhiều nhất trong 9 môn học chính ở lớp 1. Trong 4 kĩ năng : đọc, viết, nói và nghe đối với môn Tiếng việt ở tiểu học thì kĩ năng đọc là một trong những kĩ năng đặc biệt quan trọng. Nhất là các em học sinh lớp Một, lớp đầu cấp đặt nền móng cho khối kiến thức về sau.
- 2 Là một giáo viên đã có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác dạy học lớp 1, một lớp học khó khăn vất vả nhất cấp học tiểu học, tôi luôn chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng đọc Tiếng Việt cho các em. Bởi đây là tiền đề cho các em học tập các môn khác. Bên cạnh đó sách Tiếng Việt bộ sách Chân trời sáng tạo năm học (2020 – 2021) đã thay đổi hoàn toàn hình thức cũng như nội dung dạy học trong đó kĩ năng đọc rất được chú trọng trong mỗi bài học. Nhận thức được vấn đề trên tôi đã cố gắng đầu tư nhằm: - Rèn cho học sinh phát âm theo mẫu. - Chữa lỗi phát âm chưa đúng thanh điệu cho học sinh: - Chữa lỗi phát âm bằng cách luyện tập, thực hành trong các môn học. - Sử dụng tranh ảnh và dụng cụ học tập một cách thường xuyên trong tiết dạy gây sự chú ý, hứng thú cho HS. - Luyện phát âm chuẩn bằng các trò chơi trên bảng. Xuất phát từ những lý do đã nêu trên, cùng với việc tìm tòi tài liệu, nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 1, nghiên cứu chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và đúc rút kinh nghiệm của bản thân qua nhiều năm giảng dạy lớp 1. Tôi đã thực hiện đề tài “Rèn phát âm đúng cho học sinh lớp Một theo chương trình giáo dục phổ thông 2018”. 5.2. Nội dung sáng kiến: Thực hiện đề tài này, tôi áp dụng các giải pháp sau : 5.2.1 Rèn cho học sinh phát âm theo mẫu. Tôi luôn luyện cho HS kĩ năng phát âm đúng ngay từ chữ cái đầu tiên. Muốn học sinh phát âm chuẩn trước hết giáo viên phải phát âm chuẩn, phải biết cách lắng nghe và quan sát cách phát âm của từng học sinh để nhanh chóng nhận ra lỗi phát âm của các em là do đâu? Từ đó giáo viên lập kế hoạch hướng dẫn cho các em phát âm theo mẫu. Giáo viên phải tạo điều kiện cho học sinh tự quan sát và lắng nghe lời đọc của bạn. Cho học sinh tự nêu lỗi phát âm của mình. Sau đó giáo viên hướng dẫn cách phát âm của chữ em phát âm chưa đúng và nghe cô đọc mẫu. Từ đó các em phát âm lại theo âm chuẩn thật chính xác. 5.2.2 Giáo viên chữa lỗi phát âm chưa đúng thanh điệu cho học sinh
- 3 Trong lớp tôi có 1 số học sinh còn phát âm chưa đúng ở các tiếng chứa dấu thanh. Vì vậy, tôi phân tích các tiếng rồi cho học sinh phân biệt các dấu thanh gắn trên các tiếng đó, sau đó đọc mẫu và hướng dẫn các em cách phát âm đúng, từ đó các em đọc theo và giáo viên uốn nắn sửa chữa kịp thời. - Ví dụ: Thanh ngã các em hay lẫn với thanh hỏi như: khi học bài âm Đ đ ( SHS trang 30 -31) khi đọc trơn từ đỗ 1 số em thường đọc là đổ hay sỏi màu đọc là sõi màu,… Giáo viên đưa ra một số tiếng từ chữa dấu thanh học sinh thường đọc không đúng và nêu tác hại khi phát âm không đúng người nghe sẽ hiểu nghĩa khác đi rồi yêu cầu học sinh luyện đọc đúng theo nhiều hình thức cá nhân, nhóm, đôi bạn cùng đọc cho nhau nghe. 5.2.3 Chữa lỗi phát âm bằng cách luyện tập, thực hành trong các môn học Giáo viên luôn động viên nhắc nhở các em phải luôn mạnh dạn rèn phát âm chuẩn trong tất cả các môn học, chú ý, quan sát, lắng nghe cô giáo hướng dẫn, tự tin, chăm chỉ trong học tập, biết phối hợp cùng bạn bè, mạnh dạn hỏi thầy, cô giáo và bạn bè khi mình chưa hiểu, luôn có ý thức luyện phát âm đúng. Không những trong môn Tiếng Việt mà các em cần phải phát âm chuẩn trong tất cả các môn học. Khi dạy các môn học khác GV cũng luôn theo dõi, uốn nắn phát âm cho HS khi trả lời câu hỏi, trong các hoạt động của nhóm, lớp … 5.2.4 Sử dụng tranh ảnh và dụng cụ học tập một cách thường xuyên trong tiết dạy Tranh ảnh và đồ dùng dạy học rất quan trọng không thể thiếu được trong việc dạy học nhất là ở môn Tiếng Việt. Tuy bộ sách mới Chân trời sáng tạo cũng đã sử dụng rất nhiều kênh hình để minh họa âm, vần, tiếng, từ ngữ để các em đọc nhưng chủ yếu là tranh vẽ nên chưa thu hút được tâm lý các em lớp 1. Do đó tôi nhận thấy việc sử dụng thêm những vật thật để các em quan sát, từ đó giáo viên nêu yêu cầu các em phát âm chuẩn các từ đó thì tính hiệu quả rất cao. Ví dụ: Khi dạy bài Khi dạy bài M m N n ( SHS trang 40 -41) Ở phần đọc các từ ngữ, tôi dùng chiếc nơ màu đỏ cho các em quan sát, cho một em đeo thử
- 4 rồi nêu câu hỏi cả lớp đánh giá bạn đeo có đẹp không. Sau đó gọi một số em đánh vần và đọc trơn tiêng nơ ,… Hoặc khi dạy bài Kh kh (SHS trang 36 -37) Ở phần đọc các từ ngữ, tôi dùng hình ảnh quả khế thật và cho các em quan sát. Sau đó gọi một số em đánh vần và đọc trơn tiếng khế,…(nếu những em nào phát âm khế thành hế thì tôi sửa ngay và giải thích cho các em hiểu ý nghĩa của từ các cách phát âm chuẩn. 5.2.5 Luyện phát âm chuẩn bằng các trò chơi trên bảng Trò chơi trên bảng là một cách học thú vị để làm quen với một sinh hoạt xã hội. Các em có dịp được học thêm những kĩ năng và cả nội dung chủ đề của trò chơi. Những trò chơi như thế này rất dễ thực hiện bằng cách sử dụng các thẻ từ, các bút viết hay chỉ cần một tấm bìa cứng. Chủ đề có thể nhiều lĩnh vực, thông tin cần học có thể viết vào các thẻ Học sinh bốc thăm và đọc hoặc trả lời câu hỏi... Giải pháp này giúp học sinh khắc sâu trong trí nhớ hơn và hứng thú học hơn. Ví dụ: Khi dạy bài vần Ôn tập kể chuyện SHS trang 78 -79, tôi tổ chức cho HS chơi trò chơi: “ Nhảy lò cò vòng quanh thế giới” Chuẩn bị: - GV vẽ các vòng tròn kế tiếp, mỗi vòng có các từ ngữ liên quan đến thể thao như: cờ vua, đi bộ, đấu cờ, đi cà kheo, kéo co, cờ cá ngựa… - Dạy cho HS đọc bài đồng dao: “Nhảy lò cò cho cái giò nó khỏe Nhảy khe khẽ cho nó khỏe cái chân” - Cách chơi: HS lên tham gia trò chơi vừa đọc bài đồng dao vừa kết hợp vận động; khi nhảy vào vòng nào thì đọc từ ở vòng đó. - HS cả lớp theo dõi, nhận xét. - GV khích lệ HS mạnh dạn tham gia. Qua trò chơi các em rất hào hứng tham gia và khắc sâu kiến thức. 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
- 5 Đề tài có những biệp pháp phù hợp với đối tượng là học sinh lớp Một. Những biện pháp nêu ra cụ thể, gần gũi với học sinh, giúp học sinh phát âm đúng và dễ dàng khắc phục lỗi phát âm còn hạn chế của bản thân. Đề tài đảm bảo tính tổng thể cao, phù hợp với nhiều bài học đã áp dụng tại Khối Một Trường Tiểu học An Lộc A với sự tham gia của tất cả học sinh trong khối. Sáng kiến này có khả năng áp dụng đại trà trong giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 1 ở các trường Tiểu học. 6. Những thông tin cần được bảo mật: Không 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Sử dụng tranh ảnh, vật thật đơn giản, dễ kiếm, dễ làm, gắn liền với đời sống thực tế của học sinh. 8. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến: a. Kết quả: Qua thời gian 20 tuần thực hiện các biện pháp nêu trên trong mỗi tiết dạy Tiếng Việt, cùng với lòng nhiệt tình, sự tận tâm với công việc dạy học của người thầy, tôi thấy đa số các em phát âm đúng; nhiều em có tiến bộ rõ rệt. Ban đầu lớp có tới 11 em phát âm chưa đúng, 6 em đọc sai dấu. Nhưng đến nay còn 4 em phát âm chưa chuẩn và 2 em còn phát âm sai về dấu câu.. Như vậy là một tín hiệu mừng, chứng tỏ những biện pháp tôi áp dụng là có hiệu quả cao. - Thống kê kết quả phát âm của học sinh - Năm học: 2020-2021 Thời gian Số học sinh phát âm Số học sinh phát âm Số học sinh phát TSHS sai về dấu thanh ( ~ chuẩn âm còn hạn chế ?) 36 Đầu năm học 19 11 6 Đến hết tuần 36 30 4 2 20 - Thống kê kết quả môn Tiếng Việt cuối kỳ I – Năm học: 2020-2021
- 6 Hoàn thành Chưa hoàn TS Hoàn thành Môn học tốt thành HS TS % TS % TS % Tiếng Việt 36 30 83,3 6 16,7 b. Bài học Sáng kiến: “Rèn phát âm đúng cho học sinh lớp Một theo chương trình giáo dục phổ thông 2018”. là một nội dung hết sức mới mẻ. Nó có tác dụng tốt trong việc rèn luyện kĩ năng phát âm chuẩn cho học sinh, góp phần hoàn thiện chuẩn Tiếng Việt cho các em lớp Một theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đây còn là một tiền đề hết sức quan trọng để các em học tập các môn học khác cũng như làm ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày. Sáng kiến nêu trên có thể áp dụng rộng rãi ở các lớp và đặc biệt là ở lớp 1 nói riêng để tạo cho các em có một hành trang đầy tự tin khi học môn Tiếng Việt. Là giáo viên ở bậc Tiểu học tôi nghĩ rằng: người giáo viên cần phải tăng cường sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học,vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Bên cạnh đó người giáo viên phải có lòng nhiệt tình, tâm huyết trong việc giảng dạy. Thường xuyên theo dõi, quan tâm, giúp đỡ đến mọi đối tượng học sinh. Tạo điều kiện để tất cả các em đều được hoạt động. Tổ chức cho các em tự phát hiện, tìm tòi ra kiến thức mới từ đó sẽ phát huy được óc tư duy sáng tạo, tính độc lập, tự giác cho các em. Bên cạnh đó cần thường xuyên trao đổi, liên lạc với phụ huynh học sinh để phối kết hợp với phụ huynh nhằm giúp đỡ các em một cách kịp thời trong quá trình học tập. ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. An Lộc, ngày 10 tháng 02 năm 2021 Người nộp đơn Nguyễn Thị Thanh
- 7 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử nếu có. ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ...............................................................................................................................
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2237 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 216 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 65 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn