SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI<br />
Đơn vị TRƢỜNG THPT TRỊ AN<br />
------ -----Mã số………………<br />
<br />
Chuyên đề<br />
<br />
ỨNG DỤNG THỰC TẾ CỦA MỘT SỐ CHẤT<br />
HÓA HỌC TRONG SÁCH GIÁO KHOA MÔN<br />
HÓA HỌC<br />
Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG<br />
<br />
Ngƣời thực hiện: NGÔ MINH ĐỨC<br />
Lĩnh vực nghiên cứu:<br />
-Quản lý giáo dục:…………………………....<br />
-Phương pháp dạy học bộ môn: Hóa Học<br />
<br />
-Lĩnh vực khác: ……………………………...<br />
Có đính kèm:<br />
Mô hình Phần mềm<br />
<br />
Phim ảnh Hiện vật khác<br />
<br />
Năm học : 2011- 2012<br />
<br />
SƠ LƢỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC<br />
I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN.<br />
Họ và tên: NGÔ MINH ĐỨC<br />
Ngày tháng năm sinh: 30/11/1981<br />
Giới tính: Nam<br />
Địa chỉ: 3E/D KP4 Tân Hiệp-Biên Hòa-Đồng Nai.<br />
Điện thoại: 0983334134.<br />
Đơn vị công tác: Trường THPT Trị An.<br />
II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO.<br />
Trình độ chuyên môn: Cử Nhân Đại Học Sư Phạm.<br />
Năm nhận bằng: 2005.<br />
Chuyên ngành đào tạo: Hóa Học.<br />
III/ KINH NGHIỆM KHOA HỌC.<br />
Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Hóa Học<br />
Số năm kinh nghiệm: 6 năm.<br />
<br />
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
A- Giới Thiệu Đề Tài.<br />
Trong quá trình giảng dạy trên lớp, tôi nhận thấy trong Sách Giáo Khoa môn Hóa Học<br />
của chương trình hóa học ở cấp Trung Học Phổ Thông có đề cập đến những ứng dụng của các<br />
chất hóa học có trong bài học, nhưng chỉ dừng ở mức độ thông báo cho học sinh biết nên Học<br />
sinh nhiều lúc không thể hiểu được những ứng dụng hết sức quan trọng của các chất hóa học<br />
đó. Mặt khác có những ứng dụng thực tế khác mà Sách giáo khoa chưa cập nhật, đồng thời có<br />
những ứng dụng của các chất mà người giáo viên chưa chắc đã nắm rõ được nên phải tìm hiểu<br />
thêm qua các kênh khác nhau: báo chí, tạp chí khoa học, mạng internet…. Vì vậy tôi chọn đề<br />
tài này để giúp học sinh hiểu rõ thêm về ứng dụng của các chất đã được học từ đó nâng cao<br />
hứng thú học tập bộ môn hóa học, đồng thời giúp bản thân và đồng nghiệp nâng cao kiến thức<br />
về phần ứng dụng của các chất hóa học.<br />
B- Nội Dung Đề Tài<br />
Đề tài này đề cập đến và làm rõ một phần ứng dụng của một số chất hóa học có trong<br />
sách giáo khoa chương trình hóa học phổ thông, đồng thời bổ sung một số ứng dụng<br />
mới. Những ứng dụng này được trình bày thứ tự theo từng bài tương ứng trong sách<br />
giáo khoa 10 ; 11; 12.<br />
PHẦN 1: HÓA HỌC 10<br />
* BÀI : OXI<br />
* BÀI : HALOGEN<br />
PHẦN 2 : HÓA HỌC 11<br />
* BÀI: NITƠ<br />
* BÀI : PHOTPHO<br />
* BÀI: CACBON & HỢP CHẤT CỦA CACBON<br />
* BÀI : ANKEN<br />
* BÀI : BENZEN<br />
* BÀI : ANDEHIT- XETON<br />
* BÀI : ANCOL<br />
PHẦN 3: HÓA HỌC 12<br />
* BÀI : CAO SU<br />
<br />
PHẦN 1: HÓA HỌC 10<br />
BÀI : OXI<br />
1/ Khử trùng bằng khí Ozone<br />
Nước dùng cho ăn uống và sinh hoạt, chế biến thực phẩm cần đảm bảo về mặt tiêu chuẩn hóa<br />
lý lẫn vi sinh.Tuy nhiên do các điều kiện khác nhau, nguồn nước của chúng ta sử dụng cho các<br />
mục đích trên luôn chưa đạt tiêu chuẩn.Hiện nay chúng ta thường dùng hóa chất như Chlorine,<br />
KMnO4, đèn cực tím... để tiệt trùng. Tuy nhiên do ngày càng có nhiều loại vi khuẩn mới phát<br />
triển, các vật liệu khử trùng trên bị hạn chế tác dụng nhiều, mặt khác việc định lượng cũng rất<br />
khó khăn. Hiện nay trên thị trường đã có công nghệ Ozone trong khử trùng nước tỏ ra có hiệu<br />
quả cao. Ozone là một loại khí được tạo ra từ khí Oxy tự nhiên (O 3). Đặc điểm hóa học của nó<br />
là có tính oxi hóa mạnh và tác dụng nhanh, cho nên Ozone là loại khí có khả năng tiêu diệt<br />
triệt để vi khuẩn và vi rút. Mặt khác nó còn phân hủy được những hợp chất độc hại trong<br />
nguồn nước, thực phẩm như hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu, tiêu diệt nhanh vi khuẩn lên<br />
men giúp cho thời gian bảo quản thực phẩm tươi sống kéo dài gấp nhiều lần so với các cách<br />
bảo quản thông thường.<br />
VD : Xử lý nước ngầm nhiễm lưu huỳnh bằng ozone : Vì lưu huỳnh trong nước ngầm tồn tại<br />
dưới dạng H2S, một loại khí độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Do đó, phải cho nước<br />
ngầm tiếp xúc ozon trong một thời gian nhất định để ôxy hóa lưu huỳnh thành khí SO 2<br />
(sulfure). Ngoài lưu huỳnh, sắt và các kim loại nặng khác cũng bị ôxy hóa triệt để tạo thành<br />
ôxit kim loại lắng ở đáy bình. Nước được qua lọc trước khi đưa vào sử dụng.<br />
Nhưng điều quan trọng hơn cả là sau khi phản ứng (thanh trùng, khử mùi, tẩy màu...), lượng<br />
ozon dư sẽ dễ dàng chuyển sang ôxy. Cơ chế đó hoàn toàn không gây ô nhiễm môi sinh như<br />
khi sử dụng các hoạt chất hóa học khác.<br />
Trên thế giới, các bác sĩ đã sử dụng Ozone trong việc chữa trị các ổ nhiễm trùng, đặc biệt là<br />
tại răng miệng. Việt Nam đã thành công trong việc khử trùng nước uống đóng chai, bảo quản<br />
trái cây lâu ngày, rửa rau quả, diệt vi sinh ký sinh và tách hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu<br />
trong rau quả… Ngoài ra Ozone còn được áp dụng trong khử trùng không khí trong phòng<br />
như các phòng tại bệnh viện, khu chế biến thủy sản, thực phẩm…<br />
2/ Tác hại của khí ozone<br />
Nồng độ khi ozone quá cao sẽ rất có hại cho sức khỏe con người: làm tổn thương thần kinh<br />
trung ương, phá hoại chức năng miễn dịch, làm giảm sút trí nhớ, gây ung thư.Khí ozone được<br />
sinh ra khi máy photocopy hoạt động, do đó cần chú ý sự thông thoáng khi sử dụng máy.<br />
<br />
BÀI : HALOGEN- HỢP CHẤT CỦA HALOGEN<br />
1) Vì sao trong kem đánh răng lại trộn thêm hợp chất có chứa Flo?<br />
Có cân bằng sau xảy ra trong miệng :<br />
<br />
<br />
5Ca2+ + OH- + 3PO43- Ca5(PO4)3(OH) K1 (1) (Đây là công thức của răng)<br />
<br />
Khi cho F- vào trong miệng sẽ có cân bằng (2) sau:<br />
<br />
<br />
5Ca2+ + F- + 3PO43- Ca5(PO4)3F<br />
K2 (2)<br />
<br />
Do K2>K1 nên cân bằng 2 sẽ chiếm ưu thế hơn cân bằng 1,do đó hợp chất sau phản ứng ở (2)<br />
bền hơn (1) nên hợp chất Ca(PO4)3(F) bền hơn,bảo vệ răng tốt hơn.<br />
2) Làm thế nào để biết các loại rau nào chứa Vitamin C?<br />
Muốn biết trong loại rau nào có vitamin C ta có thể kiểm tra nhanh bằng cách sau đây:<br />
-Cho vào bình thuỷ tinh một ít tinh bột, rồi một ít nước, khuấy trộn bằng que nhỏ đều, thì<br />
được hỗn hợp nước - tinh bột màu trắng sữa ,nhỏ 2 - 3 giọt Iốt vào thì hỗn hợp đó đổi thành<br />
màu tím xanh.<br />
-Lấy 2 - 3 tàu rau xanh, tước lá rau chỉ để lại cuống lá, rồi đem ép lấy dịch từ cuống lá, sau đó<br />
từ từ nhỏ dịch này vào hỗn hợp tinh bột - iốt màu tím xanh, vừa nhỏ vào, vừa lắc. Khi đó, bạn<br />
sẽ phát hiện: Dung dịch màu xanh tím lại biến màu, trở thành màu trắng sữa.<br />
Do tinh bột gặp Iốt thì biến thành màu tím xanh - đó là đặc tính của tinh bột. Nhưng, vitamin<br />
C làm cho iốt bột biến thành dung dịch không màu.<br />
Khi nhỏ dịch rau vào hỗn hợp tinh bột có chứa Iốt thì do có tác dụng của vitamin C trong dịch<br />
rau mà Iốt biến thành chất lỏng không màu. Cho nên hỗn hợp vốn có màu xanh biến thành hỗn<br />
hợp tinh bột màu trắng sữa.<br />
3/ Khí Clo làm sạch cho hồ bơi như thế nào?<br />
Khi đến các hồ bơi, ta thường nghe mùi hắc rất đặc trưng của khí clo. Như vậy dung dịch clo<br />
hòa trong các bể bơi có tác dụng ra sao?<br />
Khí clo lần đầu tiên được phát hiện bởi nhà hóa học Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele vào<br />
năm 1774. Ngày nay, clo là một trong những hóa chất sản xuất nhiều nhất trên thế giới với sự<br />
ứng dụng vào vô số các sản phẩm. Clo liên quan chặt chẽ đến nhiều ngành công nghiệp ứng<br />
dụng trong cuộc sống hàng ngày của con người.<br />
Người ta thường sản xuất ra clo bằng cách điện phân nước muối natri clorua (NaCl). Khí clo<br />
thu được sẽ được sử dụng để tạo ra các hợp chất clo khác được sử dụng để khử trùng, tẩy<br />
trắng, sản xuất chất dẻo và các sản phẩm liên quan.<br />
Trong các hồ bơi, clo dùng để khử nước hồ khỏi các vi khuẩn có thể nguy hại cho con người.<br />
Clo diệt vi khuẩn qua một phản ứng hóa học khá đơn giản:<br />
Cl2 (k) + H2O (l) ↔ HCl (dd) + HClO (dd)<br />
Axit hipoclorơ (HClO) và ion hipoclorit (ClO -) có khả năng giết chết các vi sinh vật và vi<br />
khuẩn bằng cách tấn công vào lớp lipid của thành tế bào rồi phá hủy các enzym và các cấu<br />
trúc bên trong tế bào khiến chúng bị ôxi hóa, trở nên vô hại.<br />
<br />