SKKN: Cách làm một số đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵ có ở địa phương
lượt xem 132
download
Trong thời đại ngày nay, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế phát triển, đồ chơi cho trẻ cũng rất phong phú, hiện đại. Đặc biệt trẻ lứa tuổi mầm non luôn có nhu cầu với đồ chơi mới. Trẻ thích được tự tay tạo ra những món đồ chơi cho mình. Dưới đây là sáng kiến kinh nghiệm về cách làm một số đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương giúp các thầy cô hiểu rõ hơn về cách làm đồ chơi để có nội dung bài dạy phong phú
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Cách làm một số đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵ có ở địa phương
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: CÁCH LÀM MỘT SỐ ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TỪ NGUYÊN VẬT LIỆU SẲN CÓ Ở ĐỊA PHƯƠNG
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ Như chúng ta đã biết, đồ chơi là một nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu được trong cuộc sống. Nó cần cho trẻ như thức ăn, nước uống Trong thời đại ngày nay, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế phát triển, đồ chơi cho trẻ cũng rất phong phú, hiện đại. Trong số đó, có những loại đồ chơi bổ ích, nhưng cũng không ít đồ chơi còn mang tính bạo lực, phi giáo dục, độc hại đối với trẻ em. Tôi còn nhớ, tuổi ấu thơ, ai trong chúng ta cũng một lần trải qua cái thời chơi đồ hàng bằng lá cây, bằng dây cuốn của các loại dây leo. Lấy đất nặn để nặn thành nồi, chảo, bát …, lấy rơm hoặc dây len cuốn lại thành hình búp bê… Bất luận trong hoàn cảnh nào đồ chơi ra đời sẽ phát triển trí tuệ cho trẻ, đồ chơi phong phú đa dạng bao nhiêu thì kích thích được tính tò mò ham hiểu biết cùng khám phá của trẻ bấy nhiêu. Đặc biệt trẻ lứa tuổi mầm non luôn có nhu cầu với đồ chơi mới. Trẻ thích được tự tay tạo ra những món đồ chơi cho mình. Để thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ đòi hỏi giáo viên mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với tình huống giáo dục trong các hoạt động. Thực tế trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, thường có rất nhiều sản phẩm bị loại bỏ sau khi sử dụng, chẳng hạn như vỏ chai dầu gội, sữa tắm, lon bia, vỏ hộp sữa, bìa lịch cũ, … đó là nguồn vật liệu rất phong phú và đa dạng để chúng ta tận dụng nó tạo ra nhiều sản phẩm, tạo ra nguồn đồ chơi cho trẻ. Những nguồn vật liệu sẳn có ở địa phương nơi trẻ sinh sống giúp trẻ tạo ra đồ chơi mang tính đặc trưng của vùng miền, vừa giúp trẻ giữ gìn nét đẹp của quê hương trẻ, từ đó góp phần hình thành phát triển trí tuệ và tình cảm cho trẻ. Xuất phát từ tầm quan trọng của đồ chơi đối với trẻ mầm non bản thân tôi là tổ trưởng phụ trách chuyên môn, tôi đã dựa vào kinh nghiệm của những người đi trước, dựa vào tài liệu hướng dẫn cách làm 1 số đồ chơi … tôi xin đưa ra “Cách làm một số đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương”
- 1. Thuận lợi. - Bản thân tôi được công tác tại trường trọng diểm của tỉnh nên được sự quan tâm của lãnh đạo ngành, của BGH nhà trường đầu tư về cơ sở vật chất, tạo cho tôi có điều kiện học hỏi chuyên môn của trường bạn. - Mặt khác đa số phụ huynh là cán bộ công chức có điều kiện để họ quan tâm đến việc học tập của con em, phối hợp thường xuyên với giáo viên, đóng góp nguồn vật liệu để giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. - Đội ngũ giáo viên trong trường tham gia nhiệt tình trong việc làm đồ chơi tự tạo. 2. Khó khăn: - Công việc của bản thân tôi bận rộn nên chưa đầu tư nhiều cho việc làm đồ dùng, đồ chơi. - Một số giáo viên trong trường năng khiếu làm đồ dùng đồ chơi cũng còn nhiều hạn chế. II. BIỆN PHÁP VÀ VIỆC LÀM CỤ THỂ. 1. Biện pháp: - Phối hợp với giáo viên trong lớp để lên kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi. - Tuyên truyền với phụ huynh về tầm quan trọng của đồ chơi đối với trẻ Mầm non, đặc biệt là đồ chơi tự làm. Từ đó sưu tầm nguyên vật liệu, phế liệu giúp giáo viên trong việc làm đồ dùng đồ chơi. - Tham quan trường bạn, các lớp trong nhà trường để có thêm kinh ngiệm làm đồ dùng đồ chơi. - Tham khảo tài liệu, cách hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi. 2. Cách làm một số đồ dùng đồ chơi. Với nguồn nguyên vật liệu phong phú và đa dạng mà tôi thu thập được, tôi suy nghĩ làm thế nào đây để tạo được hình dáng của đồ chơi thật lạ mắt dễ làm đối với trẻ? Vì thế tôi chỉ đưa ra sau đây một số cách làm đồ chơi hết sức đơn giản, dễ làm đối với trẻ mà vẫn có tác dụng giáo dục cao cho đứa trẻ.
- a) Bảng toán học : số lượng * Nguyên liệu : - Bìa catton, vỏ ngao, hến, len - Keo sữa, trấu, hạt đỗ, màu nước, lịc treo tường cũ. * Cách làm: - Quét keo sữa lên mặt bìa catton, trấu rải đều làm nền. Lấy màu nước vẽ lên mặt trấu thành bức tranh tùy thích ( nền trời, mặt đất, bãi cỏ…) - Dùng vỏ ngao gắn thành hình con bướm, dùng len làm râu, hạt đỗ đen làm mắt. - Dán số lượng con bướm lên ( tùy theo số lượng cần học) - Cắt tờ lịch cũ có chữ số 1, 2, 3…gắn phía dưới mỗi con bướm ( gắn theo cách xếp tương ứng 1 – 1) * Cách sử dụng : Với bảng này chúng ta có thể sử dụng trong giờ làm quen với toán hoặc sử dụng trong giờ hoạt động góc, chơi thời điểm đón trả trẻ. Trẻ sử dụng loại đồ chơi này sẽ được thỏa mãn nhu cầu về vui chơi, về nhận thức: nhận biết các nhóm có số lượng bao nhiêu, chữ số ứng với nhóm số lượng, thao tác đếm, xếp tương ứng 1- 1. b) Rối tay hình người: * Nguyên liệu: - Len, giấy mềm, hồ dán, xốp màu, vải, kéo. - Bút lông màu * Cách làm: Lấy giấy mềm vo tròn xoay đều tạo thành hình đầu rối, dùng bút màu vẽ mặt, dùng len làm tóc, bìa tạo thành nón mũ. Dùng vải làm áo quần, váy tùy theo hình người ( trai, gái, trẻ em, bà già…) * Cách sử dụng:
- Với loại rối này có thể sử dụng làm các nhân vật truyện trong giờ làm quen văn học hay đưa vào hoạt động góc. Rối này có thể trẻ cùng làm với cô, sử dụng cho cả 3 độ tuổi ( bé, nhỡ, lớn) * Ví dụ: Trẻ làm đầu rối bằng cách vo giấy, dùng len làm tóc. Cô giúp trẻ vẽ mặt mũi, trẻ sử dụng các ngón tay để diễn rối. Loại rối này thỏa mãn nhu cầu: + Tưởng tượng: có thể trẻ tưởng tượng ra các nhân vật rối và làm theo ý thích của mình. + Giao tiếp: hai trẻ sử dụng nhân vật rối và nói chuyện, giao tiếp với nhau c) Đồ dùng học toán: (tạo từ những hình hình học cơ bản; Hình tròn, hình chữ nhật) * Nguyện liệu: - Bìa màu, hồ dán, kéo. - Lịch treo tường cũ, thiếp mời. * Cách làm: Đồ dùng hình chữ nhật - Vẽ mẫu các nhân vật lên giấy A4. - Lấy mẫu đó gấp đôi lại đặt trên bìa màu để cắt theo mẫu. - Lấy mẫu đã cắt được dán lên nền đen và cắt viền. - Gài phần bụng của đồ chơi lại đề con vật có thể đứng được. Đồ dùng từ dạng hình tròn: - Bìa màu, lịch treo tường cũ, thiếp mời cắt thành những hình tròn to nhỏ khác nhau đề tạo thành hình các con vật; - Ví dụ: Làm con bướm:
- - Lấy một hình tròn cuộn lại làm thân bướm. - Lấy một hình tròn khác cắt đôi lại làm cánh bướm. - Lấy một hình tròn nhỏ làm đầu bướm. - Gắn các bộ phận lại với nhau và thêm các chi tiết phụ như: mắt, mũi, râu, hoa văn trên cánh bướm. - Ví dụ: Làm con gà. - Lấy một hình tròn to gấp đôi lại để làm thân gà. - Lấy ½ hình tròn gấp đôi lại để làm đuôi gà. Lấy một hình tròn nhỏ làm đầu gà. - Lấy ½ hình tròn nhỏ gấp đôi lại làm cổ gà. - Ghép các bộ phận của con gà lại với nhau bằng cách dập gim để tạo thành chú gà hoàn chỉnh. Tương tự như thế ta có thể tạo ra nhiều con vật khác nhau. * Cách sử dụng: - Với loại rối này ta có thể sử dụng để học toán cao, thấp. (con hươu cao hơn, con chim thấp hơn), học các số lượng (Dạy trẻ đếm các con vật). - Sử dụng để bày vào các sa bàn dạy làm quen văn học, làm quen với MTXQ. - Sử dụng để chơi ở góc học tập của trẻ đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn có thể sử dụng các hình hình học các hình hình học cơ bản làm những con vật làm trẻ thích. d) Làm tranh từ nguyên vật liệu thiên nhiên: * Nguyên liệu: - Lá cây, trấu, vỏ ốc, màu nước, keo sữa. * Cách làm:
- - Dùng bút vẽ nét bức tranh theo ý thích. - Quét keo sữa, đắp trấu làm nền, dùng vỏ ốc đã rửa sạch phơi khô gắn thành hình (ngôi nhà, con đường…), dùng lá cây cỏ dán vào tranh theo ý thích. Màu nước phủ lên mặt trấu làm nền. * Cách sử dụng: Những loại tranh này trang trí ở góc nghệ thuật, tạo hình trang trí phòng đón trẻ, trang trí cho chủ điểm đang học Qua cách làm tranh này giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, làm giàu cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ. Rèn luyện cho trẻ kỷ năng tạo hình. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. Những mẫu trên đã được phổ biến cho giáo viên thực hiện, ứng dụng cho các tiết dạy, hoạt động vui chơi, các góc chơi và dùng trang trí lớp. Tận dụng được nguyên vật liệu thừa, dễ tìm có sẵn, không tốn nhiều tiền của, hiệu quả đạt được khá cao. Trẻ tham gia thực hiện cùng cô một cách dẽ dàng ở mọi nơi, mọi lúc. Các đồ dùng đồ chơi tự tạo do cô và trẻ làm ra tạo được lòng tin và niềm tự hào của các bậc phụ huynh, từ đó việc tuyên truyền giữa gia đình và nhà trường có hiệu quả thực sự. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM. Với những đồ dùng, đồ chơi tự làm như trên và thấy rất có hiệu quả bản thân tôi xin trình bày một số kinh nggiệm như sau: - Giáo viên phải nắm vững phương pháp bộ môn để đưa đồ dùng vào giờ dạy vào các hoạt động một cách hợp lý. - Tích cực tham khảo tài liệu trong và ngoài chương trình, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ, hình thức và phương pháp giảng dạy phù hợp. - Bản thân giáo viên phải chịu khó, kiên trì, có khả năng tạo hình tốt để tạo ra sản phẩm đẹp, phù hợp với độ tuổi trẻ. - Cần có sự kết hợp với phụ huynh một cách khéo léo, lôi cuốn phụ huynh để phụ huynh cùng đóng góp các vật liệu đã qua sử dụng.
- - Giáo viên cần phải tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động, được tham gia giúp cô những công việc vừa sức, đồ chơi được làm trên cơ sở hứng thú, theo nhu cầu của trẻ mới đạt hiệu quả cao nhất trong công tác giáo dục trẻ. Qua sáng kiến kinh nghiệm này, tôi rất mong được sự góp ý bổ sung của các bạn đồng nghiệp để góp phần tốt hơn cho công tác giáo dục trẻ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi làm quen với Toán về tập hợp và số lượng
18 p | 3655 | 402
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua các hoạt động làm quen Văn học thể loại truyện kể
7 p | 1294 | 114
-
SKKN: Một số sai lầm trong giải toán có lời văn lớp 5 và cách khắc phục ở trường Tiểu học Số 1 An Thủy
24 p | 945 | 114
-
SKKN: Phương pháp sử dụng đồ dùng trong dạy học Ngữ văn THPT
20 p | 851 | 112
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm về vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của học sinh
45 p | 216 | 57
-
SKKN: Một số biện pháp giúp HS xây dựng các cách mở bài, kết bài trong Tập làm văn lớp 4
29 p | 370 | 44
-
SKKN: Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm đồ chơi, đáp ứng với yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non
9 p | 240 | 28
-
SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp Lá 1, trường Mầm non Họa Mi
23 p | 355 | 18
-
SKKN: Một số kỹ năng cần thiết khi lập một phương trình hóa học lớp 8
18 p | 139 | 15
-
SKKN: Một số suy nghĩ về phương pháp luận sáng tác thơ tuổi học trò: Tập làm thơ bốn chữ
12 p | 137 | 9
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp hứng thú khi tham gia hoạt động làm quen với toán
15 p | 63 | 4
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh lớp 11 làm bài toán đếm bằng cách lập sơ đồ
24 p | 79 | 4
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí tại trường PTDTNT THCS Krông Ana
24 p | 56 | 3
-
SKKN: Định hướng cho học sinh lớp 12 trường THPT Hậu Lộc 3 giải nhanh một số bài tập số phức ở mức độ vận dụng
24 p | 57 | 3
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi
36 p | 53 | 3
-
SKKN: Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm đối với lớp đầu cấp tại trường THCS Lương Thế Vinh – huyện Krông Ana – tỉnh Đăk Lăk
29 p | 60 | 2
-
SKKN: Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải một số dạng bài toán về tính đơn điệu của hàm số theo hình thức thi trắc nghiệm
21 p | 54 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn