Sáng kiến kinh nghiệm : Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm <br />
giúp học sinh tiếu học tham gia tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp <br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
Hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm mục tiêu: Hình thành Phát triển Bồi <br />
dưỡng những phẩm chất đạo đức đúng chuẩn mực và kỹ năng sống cho học sinh. <br />
Tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp nhà trường tăng cường công tác <br />
nắm bắt tình hình đạo đức trong học sinh, chủ động phát hiện, phối hợp xử lý các <br />
vấn đề phức tạp liên quan đến an ninh chính trị xảy ra trong trong đơn vị; t ăng <br />
cường tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục, thể thao ; nâng cao công <br />
tác quản lý, tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, học sinh hiểu về vị trí, vai trò <br />
trong công tác giảng dạy, học tập và giáo dục toàn diện trong trường học.<br />
Trong thực tế, một số giáo viên chủ nhiệm tuy nhiệt tình với học sinh nhưng <br />
chưa có biện pháp và kinh nghiệm để giúp học sinh tham gia tốt hoạt động ngoài <br />
giờ lên lớp (sau đây viết tắt là HĐNGLL) và một số cán bộ quản lí (CBQL) chưa <br />
chỉ đạo sâu sát cũng như chưa hướng dẫn cho giáo viên chủ nhiệm biện pháp để <br />
giúp đỡ học sinh tham gia tốt HĐNGLL. Bên cạnh đó một số giáo viên chỉ coi <br />
trọng việc giảng dạy bộ môn của mình, không chú trọng đến công tác HĐNGLL <br />
của học sinh. Một số giáo viên khác quá buông lỏng công tác HĐNGLL, phó mặc <br />
cho CBQL,Tổng phụ trách và Ban chỉ huy Liên Đội. Chính vì vậy mà học sinh <br />
tham gia hoạt động mờ nhạt, không thích thú dẫn đến đi học chưa chuyên cần, <br />
đạo đức của một số học sinh chưa tốt, bạo lực học đường, nói tục chửi thề đôi <br />
lúc vẫn diễn ra.<br />
Người quản lý chỉ đạo, hướng dẫn công tác chủ nhiệm cho giáo viên như thế <br />
nào? Đồng thời giáo viên chủ nhiệm đã thể hiện tốt vai trò của mình trong công <br />
tác giúp học sinh tham gia tốt HĐNGLL hay chưa, từ đó tôi mạnh dạn đưa ra một <br />
số kinh nghiệm của bản thân từ công tác quản lý và tham khảo ý kiến của một số <br />
giáo viên chủ nhiệm lớp có kinh nghiệm để cùng trao đổi , đúc rút, nhằm mục <br />
đích giúp cho giáo viên còn yếu kém và giáo viên mới làm công tác chủ nhiệm lớp <br />
áp dụng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Đề tài nhằm mục tiêu hướng dẫn cho giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm <br />
lớp nhằm giúp học sinh tham gia tốt hoạt động NGLL<br />
Người thực hiện : Phạm Văn Hồng – Trường TH Krông Ana <br />
1<br />
Sáng kiến kinh nghiệm : Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm <br />
giúp học sinh tiếu học tham gia tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp <br />
<br />
Giúp cho giáo viên chủ nhiệm nắm được các biện pháp tổ chức tốt <br />
HĐNGLL, góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh và nâng cao chất lượng <br />
giáo dục.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu <br />
Công tác chủ nhiệm lớp và chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp.<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác chỉ đạo của Phó Hiệu trưởng phụ trách <br />
hoạt động NGLL và những giải pháp chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên làm tốt công <br />
tác chủ nhiệm lớp năm học 2016 2017 ở trường Tiểu học Krông Ana huyện <br />
Krông Ana.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập những thông tin từ công tác <br />
quản lý, từ lớp tập huấn công tác chủ nhiêm lớp, các bài tham luận trên Internet, <br />
tham khảo ý kiến giáo viên chủ nhiệm, từ giáo viên Tổng phụ trách Đội và học <br />
sinh.<br />
Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động sinh hoạt tập thể của học sinh.<br />
Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với các CBQL, các giáo viên, <br />
học sinh, cha mẹ học sinh.<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:<br />
+ Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của ngành, của nhà <br />
trường và giáo viên chủ nhiệm lớp.<br />
+ Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn, các bài tham luận trên <br />
Internet.<br />
+ Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
Căn cứ vào vai trò, chức năng và quyền hạn của giáo viên được quy định tại <br />
Điều lệ trường tiểu học:<br />
<br />
Người thực hiện : Phạm Văn Hồng – Trường TH Krông Ana <br />
2<br />
Sáng kiến kinh nghiệm : Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm <br />
giúp học sinh tiếu học tham gia tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp <br />
<br />
+ Thay mặt Hiệu trưởng, Hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lí <br />
và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện học sinh lớp mình phụ <br />
trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường ở lớp.<br />
+ Là người cố vấn cho công tác Đội và công tác Sao nhi đồng.<br />
+ Là nhân vật trung tâm để hình thành phát triển nhân cách học sinh.<br />
+ Là cầu nối giữa gia đình và nhà trường.<br />
Bởi vậy mà người giáo viên chủ nhiệm lớp rất cần đến nghệ thuật dẫn dắt <br />
học sinh đi vào thế giới quan khoa học và phẩm chất đạo đức con người. Giúp <br />
học sinh nhận thức, giải thích hiện tượng thế giới xung quanh và giúp các em <br />
tham gia tích cực các HĐNGLL để rèn kĩ năng sống từ đó các em trở thành con <br />
người hoàn thiện về mọi mặt.<br />
Có thể nói rằng công tác chủ nhiệm lớp ở cấp Tiểu học rất quan trọng, ảnh <br />
hưởng rất lớn đến sự hình thành, phát triển nhân cách cũng như rèn luyện kĩ năng <br />
ứng xử có văn hoá của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải chịu áp lực từ nhiều <br />
phía: Lãnh đạo nhà trường, giáo viên bộ môn, gia đình học sinh, xã hội và học <br />
sinh. Vì vậy muốn học sinh tham gia tốt các hoạt động NGLL đòi hỏi giáo viên <br />
phải có những phương pháp phù hợp, những phương pháp đó không được rập <br />
khuôn, cứng nhắc.<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
Những thuận lợi <br />
+ Công tác chủ nhiệm lớp qua hoạt động NGLL đã được ngành và nhà <br />
trường tập huấn, nhiều giáo viên có kinh nghiệm, 100% giáo viên trình độ chuyên <br />
môn trên chuẩn.<br />
+ Theo đặc điểm tâm lý lứa tuổi thì các em ở lứa tuổi tiểu học đang hình <br />
thành nhân cách, hay làm theo, nói theo những việc làm lời nói của người lớn nên <br />
giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò hết sức quan trọng hướng dẫn học sinh thực <br />
hiện các hoạt động của lớp, nhà trường đề ra. <br />
+ Các cấp ủy đảng chính quyền địa phương, sự quan tâm giúp đỡ của đa số <br />
cha mẹ học sinh. Phong trào nhà trường có truyền thống hoạt động sôi nỗi.<br />
Những khó khăn<br />
Người thực hiện : Phạm Văn Hồng – Trường TH Krông Ana <br />
3<br />
Sáng kiến kinh nghiệm : Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm <br />
giúp học sinh tiếu học tham gia tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp <br />
<br />
+ Điều kiện sinh hoạt, hoàn cảnh sống và học tập của từng học sinh khác <br />
nhau. Ở địa phương còn tồn tại nhiều tệ nạn xã hội nên một số em học đòi các <br />
thanh niên hư hỏng, nói tục chửi thề, chơi game, …Trong khi đó, sự hiểu biết <br />
của các em còn hạn chế mà tiếp xúc với các tệ nạn xã hội thi sẽ ảnh hưởng tới <br />
sự phát triển nhân cách, đạo đức, văn hoá của học sinh.<br />
+ Một số giáo viên và cán bộ phụ trách công tác HĐNGLL chỉ đạo chưa sâu, <br />
động viên khen thưởng chưa xứng đáng cho giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm <br />
lớp, chưa mạnh dạn phê bình, khiển trách các giáo viên chưa làm tốt công tác chủ <br />
nhiệm, đồng thời chưa hướng dẫn cụ thể cho các giáo viên yếu kém công tác chủ <br />
nhiệm lớp và công tác tổ chức HĐNGLL.<br />
Nguyên nhân và các yếu tố tác động<br />
Có được những thuận lợi trên là nhờ: Giáo viên tích cực học tập và ngâng cao <br />
trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đa số gia đình kinh tế thuận lợi, quan tâm và <br />
chăm sóc con em chu đáo. Học sinh ham học, ưa thích tham gia các hoạt động. <br />
Trường đóng trên địa bàn trung tâm, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo <br />
Phòng GD&ĐT.<br />
Đa số gia đình học sinh được bố mẹ nương chiều nên các em rất yếu về kĩ <br />
năng sống: Việc quét sân quét nhà, trồng và chăm sóc cây cối, công trình măng non <br />
rất vụng về, tham gia một số hoạt động của lớp chưa biết bắt đầu từ đâu, rất bỡ <br />
ngỡ…ngoài ra một số gia đình bố mẹ đi làm xa, làm nông, chăn nuôi…nên còn tập <br />
trung nhiều với công việc, chưa chú trọng việc giáo dục con em,…Một số giáo <br />
viên còn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, chỉ tập trung dạy văn hoá, chưa thật <br />
sự quan tâm và còn xem nhẹ công tác HĐNGLL của học sinh. <br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp <br />
a) Mục tiêu của giải pháp<br />
Ổn định tốt nề nếp dạy học và phong trào hoạt động sôi nổi, đặc biệt giúp <br />
giáo viên làm tốt công chủ nhiện lớp và phong trào HĐNGLL của học sinh, từng <br />
bước nâng cao chất lượng hoạt động của nhà trường, nhằm đưa chất lượng giáo <br />
dục toàn diện ngày một đi lên.<br />
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
<br />
Người thực hiện : Phạm Văn Hồng – Trường TH Krông Ana <br />
4<br />
Sáng kiến kinh nghiệm : Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm <br />
giúp học sinh tiếu học tham gia tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp <br />
<br />
b1. Xác định vai trò của người chỉ đạo công tác HĐNGLL: <br />
Để thực hiện đwọc mục tiêu trên thì trước tiên người Lãnh đạo phụ trách chỉ <br />
đạo công tác HĐNGLL phải làm tốt những yếu tố sau:<br />
+ Thực hiện được các yếu tố trong công tác quản lý như : Kế hoạch, tổ <br />
chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá và rút kinh nghiệm.<br />
+ Xây dựng kế hoạch phải sát thực tế, phù hợp tình hình của đơn vị, có tính <br />
khả thi cao.<br />
+ Căn cứ vào năng lực của giáo viên, tinh thần trách nhiệm của giáo viên mà <br />
có biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn và phân công nhiệm vụ cho hợp lý. <br />
+ Tham khảo nguyện vọng của giáo viên (có thể cho đăng ký 3 nguyện <br />
vọng). Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các giáo viên để phân công nhiệm vụ <br />
hợp lý. Ban giám hiệu nhà trường phải thống nhất trong công tác phân công giáo <br />
viên chủ nhiệm lớp. Có ý kiến của các Đoàn thể, Tổ khối. Sau đó trưng cầu ý <br />
kiến tập thể, không áp đặt theo ý kiến chủ quan riêng của cá nhân.<br />
+ Tổ chức tốt các buổi chào cờ đầu tuần để đánh giá các tồn tại của lớp và <br />
học sinh trong tuần qua. Đồng thời triển khai các hoạt động trong tuần tới và các <br />
nhiệm vụ mới hoặc nói chuyện gương người tốt việc tốt.<br />
+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động NGLL, các phong trào <br />
VHVNTDTT, sinh hoạt chủ điểm có hiệu quả. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho <br />
từng thành viên. <br />
+ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, nhận xét, tuyên dương, phê bình kịp thời <br />
việc thực hiện phong trào, nề nếp của giáo viên và học sinh.<br />
+ Điều mà giáo viên rất quan tâm là: Sau việc làm tốt, người có tinh thần, ý <br />
thức trách nhiệm cao trong công tác cũng như trong các hoạt động nên khuyến <br />
khích động viên kịp thời, có chế độ đãi ngộ (tiền thưởng phải xứng đáng với <br />
thành tích của từng hoạt động, tặng quà ngày lễ, tết,…). Vì vậy, nhà trường phải <br />
có kế hoạch dự toán; trích một số kinh phí chi thường xuyên để động viên, <br />
khuyến khích.<br />
b2. Hướng dẫn GVCN lớp làm tốt công tác chuẩn bị cho các hoạt động<br />
<br />
<br />
Người thực hiện : Phạm Văn Hồng – Trường TH Krông Ana <br />
5<br />
Sáng kiến kinh nghiệm : Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm <br />
giúp học sinh tiếu học tham gia tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp <br />
<br />
Khi được nhà trường giao lớp, giáo viên chủ nhiệm điều tra nắm tình hình <br />
phân loại đối tượng học sinh, xây dựng kế hoạch, nội quy lớp và giao trách <br />
nhiệm, nhiệm vụ cho học sinh. Điều tra nắm tình hình học sinh ngay từ đầu năm <br />
học là một việc làm đầu tiên, cần thiết của giáo viên chủ nhiệm lớp. Nếu chủ <br />
nhiệm lớp một là lớp đầu cấp thì việc làm này càng quan trọng hơn. Có điều tra <br />
giáo viên mới nắm bắt được năng lực của từng em. Từ đó giáo viên chủ nhiệm <br />
phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đối tượng. <br />
+ Hướng dẫn giáo viên điều tra bằng nhiều cách khác nhau như: xem sơ yếu <br />
lí lịch, biên bản bàn giao chất lượng học sinh cuối năm học, đồng thời hỏi thông <br />
tin từ giáo viên chủ nhiệm cũ, giáo viên bộ môn, giáo viên dạy thay trong lớp và <br />
trực tiếp đến gia đình học sinh, hỏi qua bạn bè trong lớp, qua Ban Đại diện cha <br />
mẹ của lớp để nắm tình hình. Đối với học sinh cá biệt giáo viên chủ nhiệm phải <br />
đến gia đình trực tiếp gặp cha mẹ học sinh nắm bắt một số thông tin như hoàn <br />
cảnh gia đình, mối quan hệ của học sinh đó với những đối tượng ngoài xã hội, <br />
v.v... Trao đổi hỏi thăm tình hình học tập cũng như đạo đức của các em trong <br />
những năm học trước để nắm bắt chính xác từng đối tượng từ đó có kế hoạch <br />
giáo dục và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các em.<br />
+ Tuỳ theo đặc thù của từng lớp mà giáo viên chủ nhiệm có cách phân loại <br />
đối tượng học sinh khác nhau sao cho phù hợp để việc giáo dục các em thuận lợi <br />
hơn. Giáo viên chủ nhiệm chủ động sắp xếp thời gian gặp từng đối tượng để <br />
trao đổi, trò chuyện tâm tư với các em một cách chân tình, cởi mở. Tạo mối quan <br />
hệ gần gũi thân thiện với các em ngay từ đầu năm học. Có thể phân loại học sinh <br />
theo từng mặt cũng như năng lực sẵn có của học sinh, nắm bắt hoàn cảnh gia <br />
đình của học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm cũ. Khi đã phân loại được đối <br />
tượng học sinh thì tùy từng đối tượng học sinh để GVCN chọn cho mình một <br />
phương pháp tổ chức hoạt động phù hợp. <br />
+ Hướng dẫn xây dựng nội quy hoạt động cho lớp mình chủ nhiệm: Khi đưa <br />
ra nội quy của lớp bên cạnh dựa vào nội quy của Nhà trường, của Liên đội còn <br />
dựa vào tình hình của lớp mình chủ nhiệm để đưa ra một số quy định riêng. Ví <br />
dụ: Lớp có học sinh khuyết tật thì cần được giáo viên tổ chức các hoạt động giúp <br />
đỡ học sinh thiệt thòi, nhắc nhở không được miệt thị, xúc phạm…, lớp có học <br />
<br />
<br />
Người thực hiện : Phạm Văn Hồng – Trường TH Krông Ana <br />
6<br />
Sáng kiến kinh nghiệm : Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm <br />
giúp học sinh tiếu học tham gia tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp <br />
<br />
sinh cá biệt phải phân công các học sinh chăm ngoan, tích cực theo dõi, có các <br />
hoạt động giúp đỡ.<br />
+ Hướng dẫn xây dựng kế hoạch chủ nhiệm: Giáo viên phải xây dựng kế <br />
hoạch chủ nhiệm sát thực, phù hợp thực tế. Ngày mai, trong tuần, tháng cần làm <br />
những hoạt động nào và tham gia các hoạt động nào của nhà trường. Vì vậy, giáo <br />
viên phải nắm bắt kế hoạch của nhà trường của liên đội.<br />
+ Hướng dẫn tổ chức hoạt động của lớp: Trong các hoạt động thì tổ chức <br />
văn nghệ, thể dục thể thao là rất quan trọng và nên lồng ghép vào các hoạt động <br />
khác, vì đối tượng học sinh tiểu học thích múa hát, chơi trò chơi. Để làm được <br />
điều này giáo viên phải dựa vào các cuộc thi, các phong trào thi đua của Nhà <br />
trường và Liên đội. Giáo viên cùng tham gia với các em, tạo cho các em niềm vui, <br />
ham học ham thích đến trường. Giáo viên khi này như người bạn, người chị, <br />
người anh của các em. Qua đó để hiểu thêm học sinh, gắn bó học sinh với tập <br />
thể, xoá đi những thiếu sót và sự mặc cảm của các em trước lớp và trước học <br />
sinh toàn trường. Từ các hoạt động phong trào dễ dàng biết được năng lực cũng <br />
như ý thức trách nhiệm với tập thể của mỗi học sinh. Qua đó giáo dục cho học ý <br />
thức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Giáo viên phải gần gũi để tìm hiểu <br />
những tâm tư nguyện vọng, nguyên nhân sai phạm của các em, chia sẻ động viên <br />
các em. Từ đó các em tin tưởng vào cô, nghe theo lời cô cùng các bạn tham gia tích <br />
cực các hoạt động. <br />
+ Giáo viên phải luôn luôn không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, <br />
nghiệp vụ, tinh thần học hỏi. Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, có nghệ thuật <br />
sư phạm cao vì tâm lý học sinh tiểu học thường thích khen, không thích chê. Nếu <br />
giáo viên dùng từ không hay dẫn đến học sinh hay mất cảm hứng. Ngoài ra muốn <br />
giáo dục học sinh có đạo đức tư cách tốt trước hết thầy cô phải là một tấm <br />
gương sáng mẫu mực về mọi mặt, ở mọi lúc, mọi nơi để học sinh noi theo. Vì <br />
vậy, giáo viên khi đánh giá hay nhận xét sau mỗi hoạt động phải nhẹ nhàng, dùng <br />
lời khuyến khích động viên theo đúng tinh thần TT 22/2016/BGD&ĐT về Đánh <br />
giá xếp loại học sinh tiểu học .<br />
+ Hướng dẫn việc bầu Ban cán sự lớp, nhất là bầu lớp trưởng. Lớp trưởng <br />
là học sinh nam hay nữ đều được, miễn là em đó có bản lĩnh, năng lực. Ban cán <br />
sự lớp là một yếu tố rất quan trọng đảm bảo duy trì tốt mọi hoạt động của lớp vì <br />
Người thực hiện : Phạm Văn Hồng – Trường TH Krông Ana <br />
7<br />
Sáng kiến kinh nghiệm : Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm <br />
giúp học sinh tiếu học tham gia tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp <br />
<br />
vậy GVCN phải lựa chọn, phân công, giao nhiệm vụ cụ thể, hợp lý cho mỗi em. <br />
GVCN phải kiểm tra thường xuyên, động viên, rút kinh nghiệm, đưa ra một số <br />
giải pháp để ban cán sự lớp hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ví dụ: Mỗi em trong ban <br />
cán sự đều có sổ sách ghi chép công tác mình làm và hiểu được nội dung của công <br />
việc mình phụ trách. Cuối tuần đến tiết sinh hoạt lớp, các em tự giác xếp thi đua <br />
theo tổ, số liệu từng mảng công tác để trình bày trước lớp và cô chủ nhiệm. Tiết <br />
sinh hoạt lớp, GVCN như người dự giờ buổi sinh hoạt của các em, nghe các em <br />
báo cáo, chờ ý kiến chỉ đạo và triển khai công tác mới của cô. Gắn các em vào các <br />
phong trào (nhất là giữ vai trò nòng cốt trong hoạt động ngoài giờ lên lớp) để các <br />
em cảm thấy tự tin hơn, cảm thấy được thầy cô và bạn bè tín nhiệm nên sẽ cố <br />
gắng làm việc cho thật tốt. Về quyền lợi: GVCN luôn động viên các em cán bộ <br />
lớp qua việc tuyên dương khen thưởng (nếu có) mỗi đợt thi đua để cổ vũ tinh <br />
thần các em. Một điều cần quan tâm là GVCN phải linh động từng nội dung công <br />
tác, phải kết hợp thật hài hòa việc thực hiện, ( Tuy nhiên là phải giảm bớt các nội <br />
dung không đáng có để các em tập trung vào việc học).<br />
b3. Công tác phối hợp của GVCN<br />
Hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm lớp phối kết hợp với Lãnh đạo nhà trường, <br />
các đoàn thể, giáo viên TPTĐ, giáo viên bộ môn, giáo viên dạy thay, với cha mẹ <br />
học sinh, các tổ chức đoàn thể ở địa phương để giáo dục học sinh . Cách thực <br />
hiện như sau:<br />
+ Việc giáo viên chủ nhiệm có sự phối kết hợp một cách nhịp nhàng với <br />
BGH nhà trường, Tiếng nói của BGH, TPTĐội khi nhắc nhở, khuyên răn các em <br />
có một tác động rất lớn đến tâm lí của các em. Đặc biệt đối với những em học <br />
sinh cá biệt và học sinh khuyết tật các em không cảm thấy như mình bị bỏ rơi <br />
hoặc coi thường mình. <br />
+ Giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn thanh niên, <br />
Ban chỉ huy Liên Đội và giáo viên bộ môn. Sự phối kết hợp chặt chẽ với các tổ <br />
chức và các giáo viên bộ môn là rất cần thiết, bởi giáo viên bộ môn là người có <br />
năng khiếu chuyên sâu để giúp các em cách tham gia tốt một số hoạt động không <br />
phải chuyên môn chính của GVCN như: Hoạt động VHVN, TDTT…mà những <br />
hoạt động này học sinh thường yêu thích, gần gũi với các em. <br />
<br />
<br />
Người thực hiện : Phạm Văn Hồng – Trường TH Krông Ana <br />
8<br />
Sáng kiến kinh nghiệm : Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm <br />
giúp học sinh tiếu học tham gia tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp <br />
<br />
+ Giáo viên chủ nhiệm phải có sự phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học <br />
sinh của lớp, Giáo viên vốn là cầu nối giữa nhà trường và gia đình học sinh. <br />
Muốn vậy cần tạo được sự gắn kết và nhiệt tình của Ban đại diện CMHS. Từ <br />
đầu năm học phải đề ra kế hoạch hoạt động của Ban ĐDCMHS của lớp trong <br />
năm. Ban ĐDCMHS của lớp phải có khen thưởng kịp thời đối với học sinh nhiệt <br />
tình hoạt động. Sau mỗi đợt phát động đều có tổng kết, rút kinh nghiệm có khen <br />
thưởng kịp thời. Đối với học sinh cá biệt và học sinh khuyết tật Ban ĐDCMHS <br />
cùng giáo viên chủ nhiệm đến trực tiếp gia đình học sinh thông báo tình hình và <br />
bàn biện pháp cho các em tham gia các hoạt động phù hợp. GVCN lớp phải phải <br />
thông báo cho CMHS nắm được điểm tốt, điểm hạn chế của từng em để cha mẹ <br />
học sinh biết. <br />
+ Đi thực tế gia đình học sinh là một việc làm cần thiết của giáo viên chủ <br />
nhiệm. Bởi có đi thực tế mới nắm được tình hình cụ thể, hoàn cảnh cụ thể của <br />
từng em. GVCN chú ý những đối tượng học sinh dân tộc thiểu số, học sinh có <br />
hoàn cảnh khó khăn. Tìm hiểu để động viên kịp thời đối với những em gia đình <br />
nghèo đông con để có kế hoạch tổ chức quyên góp ủng hộ các em. GVCN cần lên <br />
kế hoạch cụ thể đi thực tế từng tháng, kì sao cho việc làm này thường xuyên, liên <br />
tục trong năm. GVCN cũng cần phải phối hợp với tốt các tổ chức đoàn thể ở địa <br />
phương như: Đoàn thanh niên, mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Hội phụ nữ…để kịp <br />
thời nhắc nhở, động viên những gia đình thiếu sự quan tâm đến con em, chấn <br />
chỉnh ngay những học sinh hư hỏng, học sinh có dấu hiệu phạm tội. Nếu chúng ta <br />
phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và xã hội thì tạo được phong trào hoạt động <br />
quy mô hơn. <br />
<br />
<br />
c. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Nhờ sự chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể mà các GVCN lớp đã thực hiện dễ <br />
dàng và đạt kết quả cao. Học sinh được tham gia nhiều hoạt động của lớp tổ <br />
chức từ đó đi học chuyên cần hơn, đạo đức của học sinh được nâng lên, bạo lực <br />
học đường, nói tục chửi thề…giảm rõ rệt. Học sinh tham gia các hoạt động tích <br />
cực, sôi nổi, tạo phong trào hoạt động của nhà trường chất lượng hơn, được <br />
ngành, địa phương, CMHS đánh giá cao. <br />
<br />
<br />
Người thực hiện : Phạm Văn Hồng – Trường TH Krông Ana <br />
9<br />
Sáng kiến kinh nghiệm : Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm <br />
giúp học sinh tiếu học tham gia tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp <br />
<br />
Cụ thể trong năm học 20162017 học sinh tham gia tất cả các hoạt động rất <br />
chất lượng như:<br />
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục thiếu nhi bằng nhiều hình thức như nghe <br />
nói chuyện về truyền thống Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11, Ngày Thành lập <br />
Quân Đội nhân dân Việt Nam 22 12, ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản <br />
Hồ Chí Minh 26 3.<br />
Tổ chức hội thi “Tiếng hát măng non” chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam <br />
20/11 kết quả đã trao 14 giải.<br />
Thi đua dành nhiều nhận xét tốt kính tặng thầy cô giáo thông qua từng đợt <br />
phát động tổ chức thi “ Đố vui để học” trong toàn Liên đội. Kết quả tổ chức như <br />
sau Tháng 10 khối 5 tổ chức, tháng 11 khối 4 tổ chức, tháng 12 khối 3 tổ chức, <br />
tháng 3 khôi 2 tổ chức, tháng 4 khối 1 tổ chức. <br />
Tặng quà cho những em có hoàn cảch khó khăn, gia đình chính sách, những <br />
em nhặt được của rơi trả lại cho bạn… <br />
Tổ chức tuyên dương thiếu nhi các dân tộc tiêu biểu lồng ghép liên hoan <br />
“Cháu ngoan Bác Hồ” và ngày hội công nhận chương trình rèn luyện đội viên, <br />
ngày hội đọc sách tổ chức vào ngày 28/4<br />
Tổ chức cho thiếu nhi các phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn <br />
đáp nghĩa”, “Đi tìm địa chỉ đỏ”, “Vì điểm tựa tiền tiêu”, “Áo lụa tặng bà” “Những <br />
địa chỉ nghĩa tình” như ủng hộ quỹ vì người nghèo tỉnh Đăklăk trong tháng 9 do <br />
Sở giáo dục phát động được 1.586.000đ và đã gửi về cho quỹ bảo trợ tỉnh <br />
Đăklăk., mua tăm ủng hộ người mù huyện Krông Ana mua 1.500 gói. <br />
Nâng cao hiệu quả triển khai phong trào “Kế hoạch nhỏ” góp phần xây <br />
dựng công trình măng non các cấp (lớp 4,5(1,5kg/em), lớp 3(1kg/em), lớp 1,2 <br />
(0,5kg/em) và liên đội thu gom được 870kg nộp về HĐĐ huyện 780.000đ.<br />
Cụ thể hoá các hoạt động đẩy mạnh Cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam <br />
thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy” như: Thi đua học tập tốt qua phong trào <br />
thi đua Đôi bạn học tập, nhóm bạn học tốt, Chi đội và lớp nhi đồng thực hiện lao <br />
động thường xuyên: Mỗi chi đội tự chăm sóc công trình măng non của từng lớp, <br />
giữ gìn vệ sinh thân thể, dọn vệ sinh trường, lớp mỗi tháng một lần.<br />
Tổ chức các buổi sinh hoạt dưới cờ, các diễn đàn “Thiếu nhi Việt Nam <br />
Người thực hiện : Phạm Văn Hồng – Trường TH Krông Ana <br />
10<br />
Sáng kiến kinh nghiệm : Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm <br />
giúp học sinh tiếu học tham gia tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp <br />
<br />
Vâng lời Bác dạy”, ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe Tiến bước lên Đoàn” <br />
Tổ chức có hiệu quả các phong trào: “đôi bạn học tập”, “Nhóm bạn học <br />
tập” mỗi lớp có tít nhất là 4 nhóm học tập và 13 đôi bạn học tâp.<br />
Xây dựng mô hình câu lạc bộ học tập như : “Câu lạc bộ “Toán”, CLB”Em <br />
yêu tiếng việt”, CLB “Viết chữ đẹp” CLB “Chỉ huy đội”...<br />
Triển khai tốt Cuộc vận động “Giúp bạn tới trường, cùng hướng tới tương <br />
lai“ cụ thể quyên góp được 1.400 áo quần và 700 cuốn sách và tặng lại những <br />
bạn khó khăn tại liên đội.<br />
Tổ chức thi “Vở sạch chữ đẹp”, “Rèn nét chữ, luyện nết người” cấp <br />
trường và chọn đội tuyển tham gia thi cấp huyện đạt giải nhất toàn đoàn, giải cá <br />
nhân đạt 38/38 em tham gia thi.<br />
Trao 30 xuất học bổng cho 30 em học sinh khó khăn trao tặng trong lễ khai <br />
giảng, dịp tết nguyên đán, dự kiến trao thêm 30 suất học bổng trong lễ tổng kết <br />
cuối năm. Mỗi suất trị giá 200.000đ/suất.<br />
Duy trì các mô hình hoạt động các CLB học tập như: “Toán học” “Tin học” <br />
và có 3 HS tham gia thi tiếng anh trên mạng đạt giải Quốc gia…<br />
Xây dụng công trình măng non chào năm học mới như trồng mới cây cảnh ở <br />
các bồn hoa và nhận làm phần việc măng non tưới cây và cắt tỉa cây để chào mừng <br />
Đại hội Đoàn các cấp.<br />
Tổ chức ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe – Tiến bước lên Đoàn” 100% đội <br />
viên, nhi đồng tham gia đầy đủ.<br />
Triển khai phong trào “kế hạch nhỏ “ thu gom giấy vụn, phong trào nuôi <br />
heo đất tiết kiệm gây quỹ thắp sáng ước mơ tặng bạn nghèo, và kết quả thu <br />
được từ phong trào “kế hoach nhỏ” thu gom giấy vụn là 870kg.<br />
Tổ chức thu gom lon bia đợt II cho lớp hoạt động (hơn 17.000 lon bia) kết <br />
quả để khen thưởng Cháu ngoan Bác Hồ, khen thưởng thiếu nhi tiêu biểu...<br />
Tổ chức GD pháp luật, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống tội <br />
phạm ma túy, mua bán người, không sử dụng pháo nổ, leo trèo, tắm ao hồ, sông <br />
suối... <br />
<br />
<br />
Người thực hiện : Phạm Văn Hồng – Trường TH Krông Ana <br />
11<br />
Sáng kiến kinh nghiệm : Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm <br />
giúp học sinh tiếu học tham gia tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp <br />
<br />
Ủng hộ quỹ vì người nghèo tỉnh Đăklăk trong tháng 9 do Sở giáo dục phát <br />
động được 1.586.000đ.<br />
Tổ chức thi “trò chơi dân gian” để chào mừng các ngày lễ lớn vào buổi sinh <br />
hoạt Đội Sao thứ hai hàng tuần với các trò chơi (Kéo co, đổ nước vào chai, Đập <br />
niêu đất, đi cà kheo…).<br />
Tổ chức hội thi “Nghi thức đội và chỉ huy đội giỏi” cấp trường, kết quả cụ <br />
thể có ở biên bản và đã trao 5 giải nghi thức, nghi lễ và 3 giải cho cá nhân đạt chỉ <br />
huy đội giỏi tại hội thi. Em Nguyên Đình Khang lớp 5C đạt giải nhì chỉ huy đội <br />
giỏi cấp huyện. Liên đội đạt giải ba hội thi nghi thức, nghi lễ cấp huyện.<br />
Tổ chức nuôi heo đất tiết kiệm được 6.026.000 và đã trích nộp đủ % về <br />
cho HĐĐ Là 1.800.000đ. Số tiền còn lại tặng cho 22 học sinh nghèo trong lễ tổng <br />
kết.<br />
Tổ chức tuyên truyền kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất <br />
nước 30/4 100% học sinh tham gia đầy đủ.<br />
100% đội viên, nhi đồng tham gia vẽ tranh về ATGT được 649 bài.<br />
Tổ chức sinh hoạt chủ điểm 26/3 (ôn lại truyền thống 26/3 và đố vui để <br />
học tìm hiểu các câu hỏi về đội Đoàn)<br />
Tập huấn công tác chủ nhiệm lớp và công tác Đội cho giáo viên<br />
Trong năm học 20162017 có 3 em đạt giải quốc gia, 30 đạt giải cấp tỉnh và <br />
nhiều em đạt giải cấp huyện.<br />
Hoàn thành chương trình lớp học: Đạt: 674, tỉ lệ 99,3%; <br />
Hoàn thành chương trình Tiểu học : Đạt 116, tỉ lệ 99%<br />
Tổng số HS khen thưởng cuối năm học: 337 em, tỉ lệ 49,6%<br />
Lớp Xuất sắc tiêu biểu: 05 lớp<br />
Lớp Xuất sắc tiêu biểu: 07lớp<br />
Lớp Tiên tiến: 10 lớp.<br />
Năm học 20162017 có 20/22 giáo viên được công nhân giáo viên ch<br />
̣ ủ nhiệm <br />
giỏi cấp trường. Tham gia thi giao viên chu nhiêm gioi câp huyên đ<br />
́ ̉ ̣ ̉ ́ ̣ ược công nhân<br />
̣ <br />
2/2 giáo viên (Đạt giải Nhì 1 GV, Khuyến khích 1 GV)<br />
Người thực hiện : Phạm Văn Hồng – Trường TH Krông Ana <br />
12<br />
Sáng kiến kinh nghiệm : Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm <br />
giúp học sinh tiếu học tham gia tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp <br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Người quản lý chỉ đạo, hướng dẫn công tác chủ nhiệm cho giáo viên công <br />
tác HĐNGLL phải sâu sát, đồng thời giáo viên chủ nhiệm phải thể hiện tốt vai trò <br />
của mình trong công tác chủ nhiệm thì mới giúp học sinh tham gia tốt các <br />
HĐNGLL. Muốn HĐNGLL ngày càng thành công thì người giáo viên chủ nhiệm <br />
cần phải nhiệt tình, kiên nhẫn, gương mẫu cho các em noi theo.<br />
Khi thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên, người cán bộ quản lý và <br />
người giáo viên chủ nhiệm phần nào đã thành công. Ngay từ nhỏ, thầy cô giáo <br />
cần hình thành cho các em nhân cách làm người. Nếu người thầy giáo chỉ dạy cho <br />
các em kiến thức văn hóa mà quên đi việc giáo dục kĩ năng sống cho các em thì <br />
người thầy chưa làm tròn trách nhiệm của người làm nghề dạy học. Bởi vậy, <br />
người giáo viên phải là người thật sự tâm huyết với nghề, yêu trẻ, coi các em như <br />
con cháu của mình, giáo dục các em bằng chính tình yêu thương, lòng nhân ái của <br />
“người mẹ” thứ hai ở trường. <br />
Trên đây là kinh nghiệm tôi đúc rút ra trong quá trình công tác mà tôi đã từng <br />
thực hiện những năm vừa qua. Tôi trình bày để mong các thầy cô đóng góp ý <br />
kiến, xây dựng một phương pháp tối ưu nhất để chúng ta hoàn thành tốt vai trò <br />
của những người thực hiện sự nghiệp “trồng người”.<br />
2. Kiến nghị<br />
Chính quyền địa phương phải quan tâm hơn nữa đến việc phối hợp cùng nhà <br />
trường để có biện pháp tổ chức cho học sinh học sinh hoạt động sâu rộng hơn. <br />
Cần quan tâm đầu tư hơn nữa xây dựng CSVC, đầu tư trang thiết bị phục vụ dạy <br />
học cho nhà trường để thu hút học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục <br />
toàn diện.<br />
Buôn Trấp, ngày 05 tháng 03 năm 2018<br />
Người thực hiện<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện : Phạm Văn Hồng – Trường TH Krông Ana <br />
13<br />
Sáng kiến kinh nghiệm : Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm <br />
giúp học sinh tiếu học tham gia tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp <br />
<br />
Phạm Văn Hồng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SKKN CẤP TRƯỜNG.<br />
.......................................................................................................................................................................................................................<br />
<br />
.......................................................................................................................................................................................................................<br />
<br />
.......................................................................................................................................................................................................................<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SKKN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SKKN CẤP HUYỆN<br />
..........................................................................................................................................................................................................................<br />
<br />
..........................................................................................................................................................................................................................<br />
<br />
..........................................................................................................................................................................................................................<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SKKN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện : Phạm Văn Hồng – Trường TH Krông Ana <br />
14<br />
Sáng kiến kinh nghiệm : Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm <br />
giúp học sinh tiếu học tham gia tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
1. ́ ̣ ̉ ̣<br />
Giao trinh tâm li hoc tiêu hoc.<br />
́ ̀<br />
2. Điều lệ trường Tiểu học, (Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2011/TT<br />
BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).<br />
3. Thông tư Số: 43/2012/TTBGDĐT ngày 26 tháng 11 năm 2012 của bộ <br />
trưởng bộ giáo dục và Đào Tạo ban hành điều lệ thi giáo viên chủ nhiệm lớp <br />
giỏi giáo dục phổ thông và thường xuyên.<br />
4. Tài liệu tập huấn giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi.<br />
5. Thông tư 22/2016/BGDĐT (V/v đánh giá xếp loại học sinh tiểu học)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện : Phạm Văn Hồng – Trường TH Krông Ana <br />
15<br />
Sáng kiến kinh nghiệm : Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm <br />
giúp học sinh tiếu học tham gia tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
I. Phần mở đầu Trang<br />
1. Lí do chọn đề tài 1<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 1<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 2<br />
4. Giới hạn đề tài 2<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 2<br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lí luận 2<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu <br />
3<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp <br />
4<br />
a. Mục tiêu của giải pháp 4<br />
b. Nội dung và cách thức của giải pháp <br />
4<br />
<br />
<br />
Người thực hiện : Phạm Văn Hồng – Trường TH Krông Ana <br />
16<br />
Sáng kiến kinh nghiệm : Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm <br />
giúp học sinh tiếu học tham gia tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp <br />
<br />
c. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu <br />
9<br />
III: Kết luận, kiến nghị<br />
1. Kết luận 12<br />
2. Kiến nghị 12<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện : Phạm Văn Hồng – Trường TH Krông Ana <br />
17<br />