intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Dạy học theo hướng hình thành kĩ năng đọc - hiểu một số loại bài

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

116
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để xây dựng một phương pháp dạy học nhằm hình thành kĩ năng đọc hiểu một số loại bài trong chương trình Ngữ văn 12 cho học sinh một cách hệ thống, khoa học và hiệu quả. Mời các thầy cô tham khảo sáng kiến Dạy học theo hướng hình thành kĩ năng đọc - hiểu một số loại bài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Dạy học theo hướng hình thành kĩ năng đọc - hiểu một số loại bài

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU MỘT SỐ LOẠI BÀI
  2. A.PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài: Hình thành kĩ năng học cho học sinh là một yêu cầu tất yếu của việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các phân môn. Đặc biệt Ngữ văn là một môn học cơ bản, là môn học không chỉ cung cấp các kiến thức cần thiết cho học sinh mà còn góp phần bồi dưỡng tâm hồn, giáo dục nhân cách, kĩ năng sống cho học sinh. Để dạy học văn phù hợp với xu thế dạy học hiện đại trên thế giới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo dạy học cần chú trọng hình thành kiến thức, đặc biệt rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức cho học sinh, gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống. Trước yêu cầu đó, trong mấy năm qua Sở GD- ĐT Hà Tĩnh đã tổ chức các chuyên đề chuyên môn nhằm hướng đẫn GV thực hiện tốt dạy học theo chuẩn kiến thức - kĩ năng do Bộ GD- ĐT ban hành. Nhìn chung ở các trường THPT hiện nay, bước đầu đã vận dụng được chuẩn kiến thức - kĩ năng trong giảng dạy, học tập, kiểm tra và đánh giá. Tuy nhiên trong thực tế việc hình thành kĩ năng đọc- hiểu cho học sinh còn có nhiều hạn chế, nhất là hình thành kĩ năng đọc hiểu theo từng loại bài chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học. Vì vậy phương pháp học tập của học sinh còn nặng về kiến thức, thiếu kĩ năng đọc hiểu một cách hệ thống, khoa học. Nhằm góp phần khắc phục hạn chế này tôi nghiên cứu đề tài :DẠY HỌC THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU MỘT SỐ LOẠI BÀI cho học sinh với mong muốn đóng góp một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy học. II. Mục tiêu. Đề tài này hướng đến việc xây dựng một phương pháp dạy học nhằm hình thành kĩ năng đọc- hiểu một số loại bài cho học sinh một cách hệ thống, khoa học và hiệu quả.
  3. III. Đối tượng nghiên cứu. Trong đề tài này, phương pháp dạy học theo hướng hình thành kĩ năng đọc- hiểu một số loại bài trong chương trình Ngữ văn 12 là đối tượng nghiên cứu . IV. Phạm vi nghiên cứu. Phương pháp dạy học này được tiến hành nghiên cứu trong phạm vi thời gian năm học 2009- 2010 và 2010- 2011 với đối tượng học sinh khối 12. V. Phương pháp nghiên cứu. Kết quả của đề tài dựa trên việc phân tích, nghiên cứu vấn đề đổi mới phương pháp dạy học của Bộ GD- ĐT kết hợp khảo sát thực tiễn dạy học hiện nay. B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận. Ngày 05/05/2006, Bộ trưởng Bộ GD- ĐT đã kí Quyết định số 16/2006/QĐ- BGDĐT về việc ban hành chương trình GD Phổ thông. Điểm mới của chương trình GDPT lần này là đưa chuẩn kiến thức kĩ năng vào thành phần của chương trình GDPT, đảm bảo việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng tạo nên sự thống nhất trong cả nước. Đặc biệt theo tinh thần đổi mới PPDH, cần kết hợp hình thành kiến thức và chú trọng rèn luyện kĩ năng học tập, vận dụng kiến thức cho học sinh. Học sinh cần vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi, giải bài tập và làm thực hành theo hướng cần đạt về kiến thức được xác định theo 6 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo. Để học sinh đạt hiệu quả cao trong học tập, theo chỉ đạo của Bộ, GV cần có sự thay đổi nhận thức về hiệu quả day học không phải chỉ tính ở số lượng thông tin mà chủ yếu là phương pháp nắm thông tin ở HS. Giờ
  4. học coi trọng việc cung cấp, rèn luyện phương pháp học tập cho HS sẽ giảm nhẹ được số lượng bài học cùng một kiểu, một loại và giảm tải được dung lượng kiến thức. II. Thực trạng. Tình trạng học sinh thờ ơ với môn văn ngày càng nhiều. Điều này có nhiều nguyên nhân trong đó có một thực tế là học sinh cảm thấy mệt mỏi trước khối lượng kiến thức lớn. Bởi vì nhiều thầy cô và học sinh đến nay vẫn tuân theo cách học cũ: đọc thuộc lòng từng đoạn văn, bài văn mà thầy cô cho sẵn, quá trình dạy học còn nặng về truyền đạt, mỗi bài học bị tách rời khỏi hệ thống. Đội ngũ giáo viên của Nhà trường chủ yếu còn trẻ, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều nên trong quá trình dạy chú trọng nhiều vào việc chuyển tải kiến thức mà xem nhẹ hình thành kĩ năng. Vì thế nhiều học sinh thấy căng thẳng, lúng túng trong cách học, đặc biệt không có kĩ năng đọc - hiểu theo từng loại bài nên thời gian học nhiều mà hiệu quả lại thấp.Học sinh vốn đã thấy môn văn rất "dài dòng" nay lại không có "công thức" như các môn toán, lí nên lại càng lười học, kết quả là học sinh ngày càng quay lưng với môn học vốn rất nhân văn này. Lối dạy học manh mún đó còn phương hại đến việc rèn luyện tư duy khái quát và tư duy hệ thống vốn là những năng lực quan trọng cần có ở HS THPT.Xuất phát từ những cơ sở lí luận thực tiễn đó, tôi mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm của bản thân với đề tài: Dạy học theo hướng hình thành kĩ năng đọc - hiểu một số loại bài. Kết quả sơ bộ thăm dò ý kiến của học sinh ( năm học2009- 2010) như sau: Câu hỏi: Phương pháp học văn của anh (chị) với từng loại bài (thơ, truyện ngắn, tác giả…) ra sao?
  5. TT Các mức độ 12A 12B 12H 1 Giống nhau 30 em =60% 38 em = 76% 35 em = 72% 2 Có sự khác nhau 10 em = 20% 10 em = 20% 10 em = 20% 3 Khác nhau nhiều 10 em = 20% 2 em = 4% 4 em = 8% Như vậy về cơ bản các em cho rằng việc đọc - hiểu văn đều giống nhau ở tất cả các loại bài. Điều này phản ánh một thực trạng đó là kĩ năng đọc - hiểu theo từng loại bài của học sinh còn yếu. Qua đây, tôi muốn được trao đổi với quý vị các bạn đồng nghiệp về một PPDH tích cực để cùng nhau thực hiện tốt hơn nhiệm vụ dạy học của mình.. III. Giải pháp: Từ thực tế trên, tôi đã tự đúc rút ra cho mình một số giải pháp sau: 1. Soạn giáo án. - Phải bám vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, mục tiêu bài học. - Tổ chức linh hoạt, có hiệu quả các hoạt động của giáo viên và học sinh. - Với từng đơn vị kiến thức cần xác định rõ kĩ năng cụ thể phải đạt là gì? - Phần củng cố cần định hướng việc học ở nhà cho học sinh, nhất là việc tự học. 2. Kĩ năng lên lớp: - Tổ chức tốt các hoạt động để đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng. - Kết hợp được ba yêu cầu của tiết dạy một cách nhuần nhuyễn: kiến thức, kĩ năng, phương pháp học tập cho học sinh.
  6. - Tạo được sự thân thiện trong giờ dạy để phát huy tối đa tinh thần chủ động của học sinh trong học tập. Sau đây tôi xin minh hoạ một số kĩ năng đọc - hiểu theo từng loại bài trong quá trình giảng dạy. 2.1. Kĩ năng đọc - hiểu bài khái quát văn học. - Loại bài này vốn khô khan, nếu giáo viên dạy một cách chung chung trừu tượng dẫn đến học sinh rất khó lĩnh hội. Nhưng nếu giáo viên dẫn dắt học sinh nắm kiến thức theo luận điểm một cách hệ thống sẽ tạo hiệu quả tốt. Thông thường, một bài khái quát văn học cần đảm bảo những kiến thức sau: - Hoàn cảnh lịch sử, xã hội… có tác động đến đời sống văn học? - Nắm các đặc điểm của văn học? - Các giai đoạn phát triển và thành tựu? - Đề tài gì? - Thể loại? - Tác giả, tác phẩm chính? - Nội dung văn học? - Hình thức văn học? Ví dụ: Văn học Việt Nam từ 1945-1975 có 3 đặc điểm cơ bản: - Phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu. + Mục đích sáng tác văn học: Văn học trở thành vũ khí phục vụ sự nghiệp kháng chiến.
  7. + Đề tài: Đề tài Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, thể hiện tình đồng chí, đồng đội, tình quân dân. + Yêu cầu về nhà văn: Lấy tư tưởng cách mạng và mẫu hình chiến sĩ làm tiêu chuẩn cầm bút. Tinh thần tự giác, tự nguyện gắn bó với dân tộc, nhân dân. - Nền văn học hướng về đại chúng. + Đối tượng phản ánh, phục vụ: Đại chúng. + Nhà văn: Quan tâm đến đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, nói lên nỗi bất hạnh của người lao động trong xã hội cũ, khẳng định sự đổi đời và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong chế độ mới. + Nội dung văn học: Có tính nhân dân sâu sắc. + Hình thức văn học: Thường ngắn gọn, dễ hiểu, mang tính đại chúng.. - Nền Văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. + Đề tài: Văn học đề cập đến số phận chung của cộng đồng, dân tộc, phản ánh những vấn đề cơ bản nhất của đất nước. + Nhà văn: Quan tâm chủ yếu đến những sự kiện có ý nghĩa lịch sử, nhìn con người và lịch sử bằng cái nhìn khái quát. + Nhân vật trung tâm của văn học thời kì này tiêu biểu cho lí tưởng chung của cả dân tộc , gắn bó số phận mình với số phận đất nước, kết tinh những phẩm chất cao đẹp của dân tộc. Họ chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân. Đứng trước cuộc sống thực tại gian khổ nhưng lòng họ vẫn tràn đầy ước mơ, luôn hướng về lí tưởng và tương lai tươi sáng của dân tộc.
  8. 22. Kĩ năng đọc - hiểu tác giả văn học. Thông thường khi đọc hiểu một tác giả văn học, học sinh cần tìm hiểu các bước: a. Tiểu sử: - Tên tác giả? - Năm sinh, mất? - Thời đại, quê hương? - Gia đình? - Bản thân? b. Sự nghiệp văn học: - Các tác phẩm chính? - Thể loại? - Quan điểm sáng tác? - Phong cách nghệ thuật? - Vị trí, giải thưởng ? (nếu có) Ví dụ: Đọc hiểu về tác giả Hồ Chí Minh - Tiểu sử: + Hồ Chí Minh (1890 - 1969) + Thời đại: thế kỷ XX + Quê hương: Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An + Gia đình: Nhà nho yêu nước.
  9. + Bản thân: Gắn bó trọn đời với dân, với nước, với sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới. - Sự nghiệp văn học: + Quan điểm sáng tác (3 quan điểm): Người coi văn nghệ là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn phải có tinh thần xung phong như người chiến sỹ. Người coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Người bao giờ cũng xuất phát từ đối tượng( viết cho ai? ) và mục đích tiếp nhận ( viết để làm gì?) để quyết định nội dung( viết cái gì?) và hình thức ( viết thế nào?) của tác phẩm. + Các tác phẩm chính: * Văn chính luận: "Bản án chế độ thực dân Pháp", "Tuyên ngôn độc lập", "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến"… *. Truyện và kí: "Lời than vãn của bà Trưng Trắc", "Vi hành". *. Thơ ca: "Nhật kí trong tù", "Rằm tháng giêng", "Cảnh khuya". + Thể loại: Văn chính luận, truyện và kí, thơ ca. + Phong cách nghệ thuật: độc đáo, đa dạng, mỗi thể loại văn học đều có phong cách riêng, hấp dẫn. + Vị trí: Là lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc. 2.3. Kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm thơ: a. Yêu cầu học sinh đọc thuộc thơ, nhất là những đoạn thơ hay. b. Đọc hiểu thơ cần lưu ý: - Tác giả?
  10. - Tác phẩm? + Hoàn cảnh ra đời? + Thể loại? + Nhan đề, lời đề từ? (nếu có) + Bố cục? + Đề tài? + Chủ đề? + Giọng điệu? + Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình? + Tìm hiểu, cảm nhận về ngôn ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ? + Liên hệ văn bản thơ với phong cách của tác giả? + So sánh (tác giả, tác phẩm khác)? + Khái quát nội dung, nghệ thuật? Trên đây là các bước cụ thể theo mô hình chung về đọc - hiểu văn bản thơ. Khi giáo viên, học sinh ôn tập có thể theo các bước này như một "công thức" để ôn nhiều bài, tổng hợp nhiều đơn vị kiến thức trong thời gian ngắn mà vẫn đảm bảo sự nhẹ nhàng, hiệu quả. Ví dụ: - Hoàn cảnh ra đời: + "Sóng" được viết 1967 tại biển Diêm Điền (Thái Bình) in trong tập "Hoa dọc chiến hào" (1968) + Đất nước: viết 1971, thuộc phần đầu chương 5 của bản trường ca "Mặt đường khát vọng" (1974).
  11. + "Tây Tiến" được viết 1948, in trong tập "Mây đầu ô"(1986) - Thể loại: + "Sóng": thể thơ 5 chữ truyền thống + "Đất nước": Thơ tự do + "Việt Bắc": Lục bát - Đề tài: + "Sóng": Tình yêu + "Đất nước": Đất nước + "Tây Tiến": Người lính - Chủ đề: + "Sóng": Mượn hình tượng sóng (ẩn dụ) để diển tả tình yêu của người phụ nữ. Tác phẩm là sự khám phá những khát vọng tình yêu của một trái tim phụ nữ mãnh liệt mà chân thành, giàu khao khát nhưng cũng rất tự nhiên. + "Đất nước": Tư tưởng "Đất nước của Nhân dân". - Giọng điệu: + "Sóng": Tha thiết, chân thành, có ít nhiều sự phấp phỏng, lo âu. + "Việt Bắc": Giọng điệu lục bát điêu luyện, ngọt ngào, tâm tình như lời ru vỗ lòng người. + "Tây Tiến": Bi tráng là giọng điệu chủ đạo 2. 4. Kĩ năng đọc - hiểu truyện ngắn: a. Yêu cầu học sinh tóm tắt tác phẩm, nắm vững vài nét về tác giả. b. Đọc - hiểu cần lưu ý:
  12. - Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ? - Nhan đề? - Bố cục? - Đề tài? - Cốt truyện? - Tình huống truyện? - Hệ thống nhân vật? - Cách dẫn, cách kể? - Ngôn ngữ? - Các chi tiết nghệ thuật? - Liên hệ, so sánh (tác giả, tác phẩm khác)? - Khái quát nội dung, nghệ thuật? Ví dụ: Tác phẩm "Vợ nhặt" (Kim Lân) - Nhan đề:: "Vợ nhặt": Là nhan đề độc đáo. Việc lấy vợ vốn (rất quan trọng) nhưng gắn với từ "nhặt" (gợi sự rẻ rúng, bèo bọt) của thân phận con người. Theo cách nói của nhà văn Kim Lân: nhặt tức là nhặt nhạnh, nhặt vu vơ. - Xuất xứ:: Vợ nhặt (in trong tập con chó xấu xí 1962) là một chương trong tiểu thuyết "xóm ngụ cư" được viết ngay sau Cách mạng tháng 8 thành công nhưng còn dang dở và mất bản thảo trong kháng chiến. Sau khi hoà bình lập lại, Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ và viết truyện ngắn này. - Đề tài: Người nông dân Việt Nam trong nạn đói 1945.
  13. - Cốt truyện: Độc đáo, hấp dẫn. - Tình huống truyện là thành công nổi bật của tác phẩm, một tình huống độc đáo, đặc biệt.Tràng nghèo, xấu, dân ngụ cư, giữa lúc đói khát nhất, khi cái chết đang cận kề lại nhặt được vợ. Điều này làm mọi người (làng xóm, bà cụ Tứ và cả Tràng) rất ngạc nhiên, bối rối, lo lắng nhưng rồi cả ba con người đều thay đổi theo hướng tích cực. - Hệ thống nhân vật: Tràng, bà cụ Tứ, nhân vật "thị" (người vợ nhặt) - Cách dẫn, cách kể truyện: Tự nhiên, hấp dẫn, dựng cảnh sinh động … - Ngôn ngữ: Mộc mạc, giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi. - Các chi tiết nghệ thuật độc đáo: Tràng nhặt được vợ, bữa cơm đầu đón nàng dâu mới với hương vị đắng nghét của cháo cám… - Liên hệ, so sánh với tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" (Tô Hoài). - Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật.: + Nội dung:Tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 và tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói.Trong cảnh ngộ bi đát ấy con người vẫn cưu mang đùm bọc nhau và hy vọng vào một cuộc sống tốt đẹp hơn, họ vẫn cùng nhau hy vọng vào cuộc sống, khát khao hạnh phúc gia đình.Qua đó ,tác phẩm thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc. + Nghệ thuật: Tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật miêu tả tâm lý (đặc biệt là tâm trạng bà cụ Tứ) tinh tế, cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, dựng cảnh sinh động, nhân vật được khắc hoạ ấn tượng, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng chắt lọc, tinh tế, giàu sức gợi.
  14. 2.5. Kỹ năng đọc-hiểu nhân vật văn học trong tác phẩm tự sự: a. Yêu cầu học sinh nắm vững vài nét về tác giả, tác phẩm. b. Đọc hiểu nhân vật trong tác phẩm tự sự cần lưu ý: - Tên gọi của nhân vật? - Ngoại hình? - Số phận? - Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác? - Khái quát về đặc điểm tính cách nhân vật? (qua phân tích ngôn ngữ, hành động, nội tâm của nhân vật) - Nhân vật đó điển hình cho lớp người nào trong xã hội? - Đóng góp của nhà văn trong việc xây dựng nhân vật đó? - Ý nghĩa giáo dục, thẩm mỹ của nhân vật? Ví dụ: Phân tích hình tượng người đàn bà làng chài trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" (Nguyễn Minh Châu) ?. - Tác giả: Nguyễn Minh Châu (1930-1989) là một trong số những người"Mở đường tinh anh và tài năng" (Nguyên Ngọc) nhất của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. - Tác phẩm: + Xuất xứ: "Chiếc thuyền ngoài xa" được viết năm 1983, in trong tập : "Chiếc thuyền ngoài xa"(1987, năm 2001, truyện ngắn này được in trong tập 3 Nguyễn Minh Châu toàn tập. - Tên gọi nhân vật: Tác giả gọi một cách phiếm định: Người đàn bà làng chài, mụ, chị ta…Không phải nhà văn nghèo ngôn ngữ đến độ không thể đặt cho chị một cái tên mà chị ta cũng giống như hàng trăm người đàn
  15. bà ở vùng biển nhỏ bé này. Một người đàn bà vô danh. Ngay tên gọi, nhân vật đã gây ám ảnh trong lòng người đọc. - Ngoại hình: Đó là một người đàn bà trạc bốn mươi, hình dáng thô kệch, rỗ mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới. Chị ta "đưa tay lên định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi buông thỏng xuống, đưa mắt nhìn xuống chân". Có thể nói, đó là một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi, là sản phẩm của cuộc sống vất vả luôn đặt trong vòng vây của sự đói khát nghèo nàn..Ngay trong cách miêu tả ngoại hình, tác giả đã dự báo một số phận bất hạnh. - Số phận: Dường như mọi sự bất hạnh của cuộc đời đều trút lên người đàn bà này. Điều đó được thể hiện qua các chi tiết: + Xấu, bị cái xấu đeo đuổi từ nhỏ, mặt lại rỗ sau một bận lên đậu mùa. + Lỡ có mang với một anh làng chài. + Nghèo, lam lũ, phải thường xuyên chịu những trận đòn vô lý của người chồng vũ phu.. - Phẩm chất, tính cách: + Nhẫn nhục, chịu đựng: Chị xem việc mình bị chồng đánh đập như một phần quen thuộc của cuộc đời mình. Dù bị người đàn ông đánh, dùng "thắt lưng quật tới tấp" nhưng chị cam chịu nhẫn nhục, không kêu rên, không chống trả và cũng không chạy trốn.. Chị chấp nhận cuộc sống ấy như người đi biển đánh cá phải đương đầu với sóng to, gió lớn. + Là người tự trọng: Khi bị chồng đánh chị không kêu khóc nhưng khi biết được chuyện gia đình bị thằng Phác và người khách lạ (Nghệ sỹ Phùng) chứng kiến, "chị mới thấy đau đớn - vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã".
  16. + Vị tha bao dung: Mặc dù bị chồng hành hạ, đánh đập song chị ta vẫn tha thứ cho hắn với tấm lòng cảm thông. + Biết chắt lọc những hạnh phúc nhỏ nhoi của cuôc sống: Chánh án Đẩu và nghệ sỹ Phùng lần đầu tiên thấy trên gương mặt của người đàn bà này một cái gì như một nụ cười. Đó là khi chị nghỉ đến những đứa con, chúng nó được ăn no, vả lại"trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái vui vẻ". + Thất học song sắc sảo, thấu hiểu lẽ đời: Chị ta thấm thía được nỗi cơ cực của cuộc sống mưu sinh trên một chiếc thuyền không có đàn ông. Người đàn bà nghèo khổ này ý thức sâu sắc về thiên chức của một người phụ nữ "Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con và nuôi chúng cho đến khi khôn lớn". +Yêu thương con tha thiết và hy sinh thầm lặng : Đức tính quý báu đó được thể hiện rõ "Phải sống cho con chứ không phải sống cho mình" Nguyên nhân sâu xa của mọi sự cam chịu là tình thương con vô bờ bến của chị. Có thể nói người đàn bà làng chài là biểu tượng của tình mẫu tử. Chị quặn lòng vì thương con, chị đã cảm nhận và san sẻ nỗi đau với chồng, cảm thông tha thứ cho chồng. - Nhân vật người đàn bà làng chài điển hình cho người phụ nữ, người vợ, người mẹ Việt Nam. - Khái quát về nghệ thuật, ý nghĩa giáo dục, thẩm mỹ của nhân vật: Với tình huống truyện độc đáo, mang tính khám phá, nhận thức về cuốc sống, Nguyễn Minh Châu đã khắc hoạ thành công hình tượng người đàn bà làng chài. Đó thực sự là một "Hạt ngọc khuất lấp, lấm láp giữa đời thường".
  17. Qua số phận, tính cách của người đàn bà tác phẩm gợi trong lòng người đọc những bài học nhân sinh sâu sắc về cuộc sống, về cách làm người, cách nhìn nghệ thuật và cuộc đời. 2. 6. Kỹ năng đọc - hiểu về nghị luận xã hội: a. Dạng thứ nhất: Nghị luận về một hiện tượng đời sống. - Đặt vấn đề: Nêu được tính cấp thiết của vấn đề cần nghị luận, bàn bạc. - Giải quyết vấn đề: + Nêu thực trạng của vấn đề: Phân tích mặt đúng - sai, phải - trái của vấn đền cần nghị luận. + Nguyên nhân dẫn đến thực trạng xã hội ấy. + Nêu tác hại (hậu quả) hoặc vai trò (ý nghĩa) của vấn đề cần nghị luận. - Kết thúc vấn đề: Nêu giải pháp khắc phục, bàn luận khái quát vấn đề, liên hệ bản thân, rút ra bài học. Ví dụ: Đề bài: Ý kiến của (anh) chị về nạn bạo hành trong xã hội hiện nay? - Đặt vấn đề: Nạn bạo hành diễn ra khá phổ biến trong cuộc sống, là một vấn đề gây bức xúc trong dư luận xã hội hiện nay. - Giải quyết vấn đề: + Thực trạng: Nạn bạo hành là sự hành hạ xúc phạm người khác một cách thô bạo, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, tinh thần của người khác.
  18. Nạn bạo hành thể hiện ở nhiều góc độ, nhiều phương diện của đời sống xã hội: Hành hạ thể xác bằng bạo lực, hành hạ về tinh thần. Nạn bạo hành diễn ra trong gia đình, trường học, đặc biệt nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. + Nguyên nhân của hiên tượng: →. Do bản tính hung hăng, thiếu kiềm chế ở một số người. →. Do ảnh hưởng của phim ảnh mang tính bạo lực (đặc biệt là thanh thiếu niên). →. Do áp lực cuốc sống. → Do sự thiếu kiên quyết trong cách xử lý nạn bạo hành. + Tác hại của hiện tượng: Nghiêm trọng. →. Làm tổn hại đến sức khoẻ, tinh thần của con người. → Làm ảnh hưởng tới tâm lý, sự phát triển nhân cách, đặc biệt là tuổi trẻ. - Kết thúc vấn đề: + Cần lên án đối với nạn bạo hành. + Xử lí nghiêm, kiên quyết những cá nhân, tập thể có hành vi bạo hành người khác. + Cần quan tâm, giúp đỡ kịp thời đối với nạn nhân của bạo hành.. b. Dạng thứ 2: Nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí. - Đặt vấn đề: Giới thiệu tư tưởng đạo lí cần bàn luận. - Giải quyết vấn đề: + Giải thích tư tưởng đạo lí cần bàn luận.
  19. + Phân tích biểu hiện: Đúng - sai, phải - trái của vấn đề. Vì sao? - Kết thúc vấn đề: Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động. Ví dụ: Đề bài: Trình bày ý kiến của anh chị về vấn đề sự tự tin của con người trong cuộc sống? - Đặt vấn đề: Giới thiệu và khẳng định tầm quan trọng của sự tự tin đối với con người trong cuộc sống. - Giải quyết vấn đề: +Giải thích: Sự tự tin là tin vào chính mình, vào năng lực của bản thân mình. Đây là thái độ sống tích cực của con người. + Phân tích biểu hiện, bàn luận về sự tự tin: →. Những người có sự tự tin thường chủ động, bản lĩnh trước mọi tình huống trong cuộc sống, luôn có ý thức khẳng định mình trước mọi người. →. Sự tự tin giúp con người dễ đi đến thành công hơn vì người tự tin thường có khả năng giao tiếp tốt.Thiếu tự tin là nguyên nhân của phần lớn thất bại. →. Cần phần biệt sự tự tin với tự cao, tự đại. Trái ngược với sự tự tin là tự ti. Để thành công trong cuộc sống, ngoài sự tự tin cần có thái độ cầu tiến, không ngừng học hỏi. - Kết thúc vấn đề: Khẳng định tầm quan trọng của sự tự tin.
  20. Bài học: Để có sự tự tin cần trang bị đầy đủ kiến thức, tham gia các hoạt động giao tiếp. IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Trước đây, theo phương pháp cũ, mặc dù chúng tôi đã tạo dược hứng thú học tập nhưng kĩ năng đọc - hiểu theo từng loại bài của học sinh vẫn hạn chế nên phần lớn các em còn lúng túng trong cách lĩnh hội kiến thức, kĩ năng. Cách dạy mới dược áp dụng đã tạo ra những hiệu ứng tích cực. Đa số học sinh cảm thấy dễ dàng, nhẹ nhàng hơn trong việc đọc - hiểu .Các em say mê hứng thú hơn với môn học và mang lại kết quả rất khả quan. Kết quả cụ thể: Trong kì thi tốt nghiệp năm học (2009-2010) môn Văn được xếp thứ 2 trong hệ thống các trường Bán công, dân lập trong tỉnh. Về chất lượng mũi nhọn , đội tuyển Văn do tôi phụ trách trong nhiều năm liền đều đạt thứ hạng cao trong tỉnh ( đạt toàn đội và có giải hai và giải ba.). Sự thành công này thể hiện phần nào hiệu quả của phương pháp dạy học đã được áp dụng. Điểm thi học kì 2 (năm học 2010-2011) Điểm/lớp/sĩ số Giỏi Khá Trung bình yếu 12C/50 10em = 20% 10 em = 20% 25 em = 50% 5em = 10% 12B/48 14 em =30% 7 em=14,5% 20em = 41,5% 7 em = 14% 12G/50 15em =30% 10 em = 20% 22 em=44% 3 em =6%
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2