intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Giáo dục nhận thức cho học sinh lớp 12 trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc qua các tiết sinh hoạt để khắc phục tình trạng đi học muộn

Chia sẻ: Ngô Thị Thu Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

131
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vấn đề là nhà trường cần phải có biện pháp giải quyết hữu hiệu để khắc phục tình trạng học sinh đi học muộn, để tránh tình trạng làm ảnh hưởng đến công tác giáo dục của nhà trường và việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Xin mời tham khảo sáng kiến kinh nghiệm giáo dục nhận thức cho học sinh lớp 12 trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Vĩnh Phúc qua các tiết sinh hoạt để khắc phục tình trạng đi học muộn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Giáo dục nhận thức cho học sinh lớp 12 trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc qua các tiết sinh hoạt để khắc phục tình trạng đi học muộn

  1. ĐỀ TÀI KHOA HỌC SƢ PHẠM ỨNG DỤNG Ảnh minh họa: Trung tâm GDTX Tỉnh Vĩnh Phúc GIÁO DỤC NHẬN THỨC CHO HỌC SINH LỚP 12 TRUNG TÂM GDTX TỈNH VĨNH PHÚC QUA CÁC TIẾT SINH HOẠT ĐỂ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG ĐI HỌC MUỘN GV: Nguyễn Thị Thanh Hải Trung tâm GDTX Tỉnh Vĩnh Phúc 1
  2. MỤC LỤC Tóm tắt Tr 03 Giới thiệu Tr 04 Phƣơng pháp Tr 05 Phân tích dữ liệu và kết quả Tr 07 Bàn luận Tr 08 Kết luận và kiến nghị Tr 09 Tên tài liệu tham khảo Tr 10 2
  3. TÓM TẮT Thực trạng của Trung tâm GDTX Tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay đó là tình trạng đi học muộn còn xảy ra thường xuyên và số lượng nhiều, trong một buổi lớp có thể đi học muộn lên tới 8 em. Vấn đề là nhà trường cần phải có biện pháp giải quyết hữu hiệu để khắc phục tình trạng học sinh đi học muộn nói trên, để tránh tình trạng làm ảnh hưởng đến công tác giáo dục của nhà trường và việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Giải pháp của chúng tôi là “Giáo dục nhận thức cho học sinh lớp 12 Trung tâm GDTX Tỉnh qua các tiết sinh hoạt để khắc phục tình trạng đi học muộn”. Nghiên cứu được tiến hành thực nghiệm trong lớp 12 Trung tâm GDTX Tỉnh, vào 2 thời điểm tháng 11 (tháng đối chứng) và tháng 12 (tháng thực nghiệm). Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng tốt đến việc đi học của học sinh, giảm hẵn tình trạng đi học muộn giữa hai tháng. Cụ thể tháng 09 và tháng 10 số học sinh đi học chậm với kết quả kiểm chứng đối chứng t-test p = 0,123 > 0,05 không có ý nghĩa; tháng 11 và tháng 12 số học sinh đi học chậm với kết quả kiểm chứng thực nghiệm t-test p = 0,01 < 0,05: có ý nghĩa. 3
  4. GIỚI THIỆU Qua quá trình theo dõi sự chuyên cần của học sinh nhà trường nhận thấy học sinh đi học muộn khá nhiều, qua điều tra và tìm hiểu các nguyên nhân cơ bản sau đây: • Do đường xa đi lại khó khăn. • Một số học sinh vừa học, vừa làm, thời gian cho việc học không chủ động. • Các em vừa học văn hóa, vừa học năng khiếu, nên trùng lặp. • Nhận thức của 1 số em học sinh còn thấp, chưa thấy được mục đích đến trường. Nhà trường đã có nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng đi học muộn, như : Nhắc nhở thường xuyên, liên lạc với gia đình... nhưng tình trạng đi học muộn của các em học sinh vẫn diễn ra thường xuyên và liên tục với tần số cao vì các em vẫn chưa nhận thức đúng đắn mục đích đến trường. Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã lựa chọn hoạt động giáo dục nhận thức mục đích học tập đúng đắn cho học sinh. Để từ đó mỗi học sinh tự xác định cho mình động cơ học tập đúng đắn và thấy được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” và giảm thiểu sự đi muộn của học sinh. Trong nghiên cứu này chúng tôi tìm câu trả lời cho câu hỏi sau đây: Sử dụng phương pháp giáo dục nhận thức cho học sinh qua các tiết sinh hoạt có hạn chế được tình trạng đi học muộn của học sinh hay không ? Giả thuyết nghiên cứu: Sử dụng phương pháp giáo dục nhận thức cho học sinh qua các tiết sinh hoạt khắc phục được tình trạng đi học muộn của học sinh. 4
  5. PHƢƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu Chúng tôi thực hiện đề tài trên đối tượng học sinh lớp 12, Trung tâm GDTX Tỉnh.  Giáo viên: Là giáo viên chủ nhiệm lớp 12.  Học sinh: Lớp 12 được chọn tham gia nghiên cứu. Bảng 1. Giới thiệu chung về thông tin lớp 12 qua bảng tổng hợp sau: Số học sinh của lớp Tổng Nam Nữ số Lớp 18 10 08 12 Về ý thức chuyên cần lớp 12 còn thấp, tình trạng đi học muộn còn xảy ra thường xuyên, nhất là các em học năng khiếu khác. Ý thức học tập còn thấp, chất lượng đầu vào chưa cao. 2. Thiết kế Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với 1 nhóm duy nhất (2 tháng khác nhau, trong cùng 1 lớp). Chọn lớp 12 với thu thập dữ liệu 2 tháng: tháng 09 và tháng 10 để kiểm chứng sự đi muộn của học sinh. Chúng tôi dùng phép kiểm chứng t-test để kiểm chứng sự chêng lệch số lượt đi học muộn trung bình của hai tháng. Bảng 2: Bảng tổng hợp dữ liệu hai tháng 09 và tháng 10 của hs lớp 12 Tháng 09 (lượt) Tháng 10 (lượt) TBC 6,1 6,5 p= 0,123 Ta có p = 0,123 > 0,05, nên sự chênh lệch việc đi học chậm giữa các tháng của học sinh lớp 12 là không có ý nghĩa, tức là hai tháng tương đương nhau. Chúng tôi lấy dữ liệu tháng 11 làm tháng trước tác động, dữ liệu tháng 12 là tháng sau tác động. 5
  6. Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu Kiểm tra trước tác Kiểm tra sau tác Tháng Tác động động động Chưa sử dụng tiết 11 đối chứng 02 04 SH Sử dụng tiết SH để 12 thực nghiệm 01 giáo dục nhận 03 thức Ở thiết kế này, chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập với số liệu rời rạc. 3. Quy trình nghiên cứu và đo lƣờng * Tổng hợp số học sinh đi học muộn hàng tuần của tháng 11, lớp 12 (Xem bảng 4-Phần phụ lục 1). * Chuẩn bị giáo án giáo dục nhận thức cho học sinh, với thời lượng 15 phút trong mỗi tiết sinh hoạt bắt đầu áp dụng từ tháng 12. * Tổng hợp số học sinh đi học muộn hàng tuần của tháng 12, lớp 12 (Xem bảng 4-Phần phụ lục 1). Phép kiểm chứng t-test phụ thuộc (theo cặp) Tháng đối chứng Tháng thực nghiệm (Tháng 12) (Tháng 11) KT thang 12 KT thang 11 Tuan 1 4 6 Tuan 2 6 7 Tuan 3 3 6 Tuan 4 5 8 Giá trị Trung bình ( Mean) 4.5 6.8 Độ lệch chuẩn (SD) 1.29 0.96 Giá trị p 0.01 Giá trị trung bình (SMD) SMD = 2.35004835540192 Hệ số tƣơng quan 0.67 Độ tin cậy 0.81 Qua bảng trên ta thấy chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 2.35 > 1 thể hiện sự ảnh hưởng là rất lớn. 6
  7. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ • Dữ liệu chúng tôi thu thập đó là tổng số lượt học sinh đi chậm trong mỗi tuần của tháng. • Kỹ thuật sử dụng : Thực hiện thông qua giáo án giáo dục nhân cách, Lập bảng thống kê trước và sau tác động. • Kết quả phân tích. - Giá trị TB tháng 11 Mean = 4,5 tháng 12 Mean = 6,8 - Độ lệch chuẩn tháng 11 SD = 1,29 tháng 12 SD = 0,96 - Giá trị p của phép kiểm chứng T-test p = 0,0091… Khi bình phương T-test p2 = 0.000083… - Mức độ ảnh hưởng SMD = 2.35004835540192 > 1 là rất lớn - Hệ số tương quan rhh = 0,67 - Độ tin cậy rSB = 2*rhh / (1 + rhh) = 0,81 > 0,7 đáng tin cậy 7
  8. BÀN LUẬN • Nghiên cứu đạt được mục tiêu đề ra đó là thực nghiệm trong 1 lớp và thử nghiệm cùng thu thập kết quả trong 4 tháng liên tiếp. • Các kết quả có thống nhất với nghiên cứu trước đó. • Việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu cần được tiếp tục thử nghiệm trong hai năm để so sánh cùng kỳ để đưa đến kết luận cuối cùng, từ đó nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra những điều chỉnh về giáo án giáo dục nhân cách học sinh. • Nghiên cứu của nhóm chưa thực hiện ở trường khác, chưa kiểm nghiệm ở cùng kỳ năm trước. 8
  9. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận: Qua việc giáo dục nhân cách học sinh thông qua các tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ đã đem lại hiệu quả cao và hữu hiệu bước đầu hạn chế việc đi học muộn của học sinh. Điểm chính của nghiên cứu. - Việc giáo dục nhận thức cho học sinh trong 15 phút đầu giờ có hạn chế và giảm thiểu việc đi học muộn của học sinh. - Việc giáo dục nhận thức cho học sinh trong 15 phút đầu giờ có đem lại hiệu quả đó là hạn chế dần vấn đề học sinh đi học muộn. Khuyến nghị: - Tác động đến đối tượng học sinh có nhận thức việc học tập còn thấp. - Đối tượng nghiên cứu đó là học sinh bổ túc văn hóa. - Thu thập dữ liệu thông qua bảng tổng hợp. 9
  10. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1