intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp

Chia sẻ: Trần Thị Ta | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:31

54
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là Giáo viên chủ nhiệm tạo ra được một đội ngũ cán bộ lớp có năng lực trách nhiệm. Đưa ra các nội dung thi đua phù hợp với lớp. Tạo hứng thú cho học sinh thông qua các giờ sinh hoạt lớp để các em tránh sự nhàm chán, công thức là giờ sinh hoạt chỉ kiểm điểm, phê bình. Và từ đó việc giáo dục nhân cách cho các em cũng rất tự nhiên, dễ đi vào nhận thức của mỗi học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp

  1. Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp Đề tài: Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục  đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp Lĩnh vực: Chủ nhiệm                                                      Trang 1/27               
  2. Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp PHỤ LỤC Trang I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. ĐẶT VẤN ĐỀ 4 1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 4 a. Cơ sở lí luận 4 b. Cơ sở thực tiễn 4 2. Mục đích sáng kiến kinh nghiệm 5 5 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 5 4. Phương pháp nghiên cứu 5 5. Những thực trạng trước khi  thực hiện đề tài III.  NỘI DUNG ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 6         A. Giáo viên chủ nhiệm nắm bắt một số văn bản quy định 6         B. Những việc cần làm khi tiếp nhận lớp chủ nhiệm và  6 quản lí lớp chủ nhiệm IV. NHỮNG KẾT QUẢ THU ĐƯỢC SAU KHI THỰC  HIỆN ĐỀ TÀI 24 V.       KẾT LUẬN 25 VI. KIẾN NGHỊ 26 VII. ĐÁNH GIÁ 27                                                      Trang 2/27               
  3. Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:      Đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội, trong đời sống của con  người, là vấn đề thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm đảm bảo cho   mỗi cá nhân và cộng đồng tồn tại phát triển. Sống trong xã hội, ai cũng phải   suy nghĩ về vấn đề đạo đức để tìm ra những con đường, cách thức và phương  tiện hoạt động nhằm kết hợp lợi ích của mình và cộng đồng, từ đó đảm bảo  sự  tồn tại, phát triển của chính mình và cộng đồng. Chủ  tịch Hồ  Chí Minh  từng nói: người có tài mà không có đức là người vô dụng còn người có đức  mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Như  vậy chữ  tài và chữ  đức được  đặt ngang nhau và có vai trò rất quan trọng trong mỗi con người.    Học sinh là thế hệ trẻ, là chủ  nhân tương lai của đất nước, là nguồn nhân  lực cơ  bản nhất thúc đẩy sự  thành bại của mỗi quốc gia. Vì vậy, việc giáo  dục đạo đức cho học sinh là rất quan trọng, nó góp phần xây dựng thành công  con người mới xã hội chủ nghĩa để phát triển đất nước.    Trong 15 năm công tác giáo dục, tôi nhận thấy giáo viên chủ  nhiệm lớp có  vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Là một giáo viên  bộ môn có trình độ chuyên môn vững vàng đã khó nhưng để làm một giáo viên  chủ nhiệm giỏi càng khó khăn hơn. Vì thế công tác chủ nhiệm đòi hỏi nhiều  công sức, nhiệt tình cao, cần có sự mềm dẻo, không khuôn mẫu. Người giáo  viên chủ nhiệm cần có phẩm chất chính trị, giác ngộ về lí tưởng đào tạo thế  hệ  trẻ, lòng yêu nghề, mến trẻ, trình độ  học vấn, sự  thành thạo về  nghề  nghiệp, lối sống, cách xử sự và kĩ năng giao tiếp. Giáo viên chủ nhiệm vừa là   bạn lớn vừa là người cha người mẹ thứ hai của các em.     Đối với học sinh trung học phổ thông, đây là giai đoạn các em phát triển khá   hoàn thiện về mọi mặt, nhận thức đã sâu sắc và chín chắn hơn ở cấp học cơ  sở. Tuy nhiên các em vẫn còn những suy nghĩ bồng bột, nông cạn nên dễ rơi  vào những cám dỗ  trong cuộc sống, sa vào cạm bẫy xã hội và trở  thành tội  phạm mà bản chất các em không hay biết hoặc biết nhưng vẫn làm do không  hiểu biết mức độ  nặng nhẹ  của sự  việc hoặc do không biết làm như  thế  là  phạm pháp. Điều này cần có sự  đòi hỏi sự  phối hợp chặt chẽ  của gia đình,  nhà trường và xã hội. Trong đó, vai trò của giáo viên chủ  nhiệm là vô cùng  quan trọng.    Như vậy, muốn làm tốt vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp, mỗi thầy cô không  chỉ  vững vàng về  chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm, tinh tường trong                                                        Trang 3/27               
  4. Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp nắm bắt tâm lí học sinh và khéo léo trong xử lí tình huống sư phạm. Ngoài ra,  giáo viên chủ  nhiệm phải biết tổ  chức, hướng dẫn cho tập thể  lớp hoạt   động, biết phát huy năng lực của từng học sinh. Để từ đó tạo nên một tập thể  đoàn kết, học tập tốt, sống yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ với nhau trong cuộc   sống để  mỗi em sống thấy có ích, yêu gia đình, bạn bè, Tổ  quốc, kính trọng  thầy cô. Vì tất cả  những lẽ  trên nên tôi chọn đề  tài “Giáo viên chủ  nhiệm  với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp” II. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu. a. Cơ sở lí luận:      Giáo dục là một quá trình liên tục, giáo dục suốt đời. Giáo dục học sinh   THPT có tính chất nền tảng trong hệ thống giáo dục nhằm chuẩn bị cho các   em trực tiếp bước vào đời. Đối với học sinh, không phải em nào cũng ngoan  ngoãn nghe theo lời của thầy, cô giáo, có những em đến trường không tuân  theo nội quy của nhà trường, thiếu lễ phép, gây mất trật tự trong lớp học, có   những em đến trường gây hiềm khích, mất đoàn kết, … Đối tượng những   học sinh này thì số lượng không nhiều nhưng nó lại là vấn đề cần phải quan   tâm. Vì thế  giáo viên chủ  nhiệm có vai trò rất quan trọng trong việc hình  thành nhân cách của học sinh tôi có thể sơ đồ hóa những yếu tố mà giáo viên   chủ nhiệm cần có: b. Cơ sở thực tiễn:                                                      Trang 4/27               
  5. Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp   ­ Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, mỗi giáo viên cần  xác định nhiệm vụ  chủ yếu đối với học sinh là giáo dục, giáo dưỡng. Trong   quá trình giảng dạy ta không nên coi nhẹ  hai nhiệm vụ  đó. Bởi giáo dục và   giáo dưỡng mới đào tạo được một học sinh toàn diện theo yêu cầu của nền   giáo dục mới. Giáo viên chủ  nhiệm cần tâm huyết, yêu trò, phải có nghệ  thuật trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. ­ Năm học 2014­2015, tôi được nhà trường phân công tiếp tục chủ nhiệm lớp   10A7 mà tôi đã chủ  nhiệm  ở  năm học 2013­2014.  Mặc dù tập thể  học sinh  lớp chăm ngoan nhưng tôi nhận thấy các em công thức, không có sự hòa đồng,  sự chia sẻ còn hạn chế. Giờ sinh hoạt của những năm học trước, tôi thiên về  kiểm điểm, kỉ luật các em mắc lỗi, chưa thực sự phát huy hết sở trường của   các em  Trước thực trạng này, tôi học hỏi, tìm hiểu và mạnh dạn thay đổi phương  pháp, nội dung trong giờ sinh hoạt lớp  ở năm học 2014­2015.  Thay vào mỗi  giờ  sinh hoạt là kiểm điểm là phê bình, là kỉ  luật tôi đưa những câu chuyện,   những chia sẻ thay thế để giúp các em vừa có tri thức vừa có đạo đức tốt. Khi  các em bước ra khỏi bậc THPT để bước tiếp trên con đường đời của mình. 2. Mục đích sáng kiến kinh nghiệm: ­ Giáo viên chủ nhiệm tạo ra được một đội ngũ cán bộ lớp có năng lực trách  nhiệm. ­ Đưa ra các nội dung thi đua phù hợp với lớp ­ Tạo hứng thú cho học sinh thông qua các giờ sinh hoạt lớp để các em tránh   sự  nhàm chán, công thức là giờ  sinh hoạt chỉ  kiểm điểm, phê bình. Và từ  đó   việc giáo dục nhân cách cho các em cũng rất tự  nhiên, dễ  đi vào nhận thức   của mỗi học sinh. 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu: ­ Đối tượng là học sinh lớp 11A7 năm học 2014 ­ 2015 ­ Đề tài này được áp dụng ở một số buổi sinh hoạt lớp 11A7 trong cả năm  2014 ­2015 4. Phương pháp nghiên cứu: ­ Phương pháp điều tra­ quan sát. ­ Phương pháp trò chuyện, nêu tấm gương tốt  trong cuộc sống, những câu  chuyện trong quà tặng cuộc sống  ­ Tổ chức các hoạt động thi đua, tuyên dương, khen thưởng. 5. Những thực trạng trước khi thực hiện đề tài:                                                      Trang 5/27               
  6. Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp ­ Lớp chủ  nhiệm 11A7 hiện thời tôi nhận từ  năm học 2013­2014 khi đó các  em đang từ  học sinh của nhiều trường THCS lên cấp học THPT. Vì thế  bao  điều ngỡ ngàng, mới lạ với các em. ­ Học sinh lớp 10A7 năm học 2013­2014  ở  nhiều xã khác nhau trong huyện   với nhiều khả năng, nhiều hoàn cảnh khác nhau. ­ Các em học sinh của lớp 10A7 năm học 2013­2014 có ý thức chăm ngoan,  một số em học lực tương đối tốt. Nhưng các em còn e dè, thiếu tự tin.      Kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của lớp 10A7 năm học 2013­2014: ­ Hạnh kiểm: Tốt 47 học sinh chiếm 100% ­ Học lực: + Giỏi 5 học sinh chiếm 10.6%       + Khá 40 học sinh chiếm 85.1%       + Trung bình 02 học sinh chiếm 4.3% Nhìn chung các em có ý thức, chăm ngoan. Song tôi nhìn thấy bên trong của vỏ  bề ngoài chăm ngoan ấy là sự  ghen ghét, đố kị hay để ý “soi” nhau. Đặc biệt   qua những ngày nghỉ hè, các em bước chân vào lớp 11A7, tôi nhận thấy nhiều   em thay đổi theo chiều hướng xấu. Là một lớp có đặc thù khá đặc biệt: chủ  yếu là nữ (42/47 học sinh), một số em thường nói xấu bạn, chuyện tình cảm  riêng tư  nảy sinh. Khi trao đổi với phụ  huynh học sinh, tôi được thêm thông  tin nhiều em giúp cha mẹ  việc nhà, chưa thấu hiểu nỗi vất vả  của cha mẹ,   hay xin tiền tiêu riêng trên lớp, chia phe cánh không có tinh thần đoàn kết,   giúp đỡ bạn.  III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM A. Giáo viên chủ nhiệm nắm bắt một số văn bản quy định ­ Chúng ta ai cũng biết “Nói có sách, mách có chứng”. Câu nói đó để nhắc nhở  tôi cần nắm vững các văn bản “Về  nhiệm vụ và quyền của học sinh”, “Nội  quy đối với học sinh trường THPT”, “Quy  định đánh giá và xếp loại học  sinh”,   “Quy   định   khen   thưởng   và   kỉ   luật”.   Ngoài   ra,   tôi   cần   nắm   chắc:  “Nhiệm vụ và quyền của giáo viên chủ  nhiệm” để  thực hiện công việc một   cách có hiệu quả.   ­ Căn cứ  điều 31 – Điều lệ  trường học theo quyết định số  07/2007/QĐ­  BGD&ĐT ngày 2/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định rõ  nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm: + Tìm hiểu nắm vững tình hình học sinh trong lớp về mọi mặt có biện pháp   tổ chức giáo dục các đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của lớp.                                                      Trang 6/27               
  7. Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp + Cộng tác chặt chẽ  với gia đình học sinh, phối hợp với giáo viên bộ  môn,  Đoàn thanh niên,… trong hoạt động giáo dục và giáo dục học sinh của lớp   chủ nhiệm + Nhận xét học sinh vào cuối kì, cuối năm đề  nghị  khen thưởng­ kỉ  luật học   sinh. + Giáo viên chủ nhiệm được dự giờ học và các hoạt động khác của lớp B. Những việc cần làm khi tiếp nhận lớp chủ nhiệm và quản lí lớp chủ  nhiệm.  Trong năm học 2013­2014, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp  10A7 với 47 học sinh. Các em ở nhiều trường THCS, ở nhiều địa bàn khác  nhau trong huyện. Các em có lực học tương đối tốt và ngoan ngoãn. 1. Buổi gặp gỡ đầu tiên tôi cho các em tự chọn lựa chỗ ngồi. Trong quá trình  các em lựa chọn chỗ ngồi cho mình, tôi quan sát tìm những em có tác phong  nhanh nhẹn. 2. GVCV cho học sinh tự khai nhận thông tin vào mẫu sau:                                                                                (Mẫu 1)                   SƠ YẾU LÝ LỊCH  Họ và tên:……………………………………………………………… Ngày tháng năm sinh:…………………………………………………. Địa chỉ thường trú (ghi rõ thôn, xã):……………………………………. Con thương binh: …………………… con liệt sĩ: ……………………… Hộ nghèo: ………hộ cận nghèo: ……… chất độc màu da cam:……….. Là học sinh của trường THCS: ………………………………………… Số điện thoại cố định (nếu có): ………………………………………… Họ tên bố:……………………………… tuổi:…………………………. Nghề nghiệp: …………………… nơi làm việc: ………………………  Số điện thoại: ………………………………… Họ tên mẹ:……………………………… tuổi:………………………… Nghề nghiệp: …………………….. nơi làm việc: ………………………                                                      Trang 7/27               
  8. Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp  Số điện thoại: ………………………………… Những chức vụ đã tham gia ở THCS: …………………………………. Học lực và văn hóa ở năm học 2012­2013. Là học sinh giỏi cấp: ……………. Giải: …………… môn:………. Năng khiếu: ………………………………………………………..                                                                    Học sinh                                                                     (Kí ghi rõ học tên) 3. Cho học sinh trong lớp bầu lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó lao động,  bí thư, lớp phó đời sống, các tổ  trưởng, cán sự  bộ  môn dưới sự  hướng dẫn  của giáo viên chủ nhiệm. 4. Vai trò cụ thể của ban cán sự lớp: 4.1 Lớp trưởng: là người điều hành quản lí toàn bộ  các hoạt động của lớp  và từng thành viên trong lớp. Cụ thể: ­ Đưa những thông tin cần thiết từ giáo viên chủ nhiệm, nhà trường đến lớp. ­ Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ  và nghiêm chỉnh nôi quy trường,   lớp. ­ Trình bày tâm sự, nguyện vọng của các bạn đến giáo viên chủ nhiệm. ­ Chủ trì các cuộc họp lớp để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, đề nghị thi   đua khen thưởng đối với tập thể tổ và cá nhân học sinh trong lớp. 4.2 Bí thư: ­ Nắm bắt và tiếp thu những thông tin, chỉ  thị  của Đoàn trường để  kịp thời  triển khai cho Đoàn viên chi đoàn thực hiện đầy đủ. ­ Thực hiện các phong trào ủng hộ, quyên góp do Đoàn trường phát động. 4.3Lớp phó học tập:  ­ Đôn đốc các thành viên đi học đầy đủ, đúng giờ  đảm bảo học tập nghiêm  túc. ­ Điểm danh, ghi sổ đầu bài đầy đủ, kịp thời ­ Lấy và nộp sổ đầu bài theo quy định của nhà trường. ­ Lập danh sách học sinh học yếu, kém các môn với giáo viên chủ nhiệm. 4.4  Lớp phó lao động: ­ Đôn đốc và quản lí học sinh thực hiện vệ sinh hàng ngày, trực tuần.                                                      Trang 8/27               
  9. Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp 4.5  Lớp phó đời sống:      5 Lập danh sách học sinh có hoàn cảnh khó khăn báo cáo với giáo viên chủ  nhiệm.      6 Thu, chi quỹ tháng của lớp. Tổ chức động viên, thăm hỏi các bạn có hoàn   cảnh khó khăn, ốm đau, sinh nhật … 4.6 Các tổ trưởng: Theo dõi tổ viên của mình, theo dõi các tổ khác để tính thi  đua các tổ theo tuần, tháng, đợt. 4.7 Cán sự bộ môn: Có kế hoạch giúp đỡ các bạn trong lớp học không tốt bộ  môn là sở trường của mình (danh sách lấy từ lớp phó học tập). 5. Giáo viên chủ nhiệm xử lí thông tin ở mẫu 1 và tạo thành biểu mẫu 2  để họp phụ huynh, phát cho mỗi gia đình 01 bản:                                                                                                        (Mẫu 2) ĐỊA CHỈ VÀ SỐ ĐIỆN THOẠI LIÊN LẠC CỦA HỌC SINH LỚP 10A7     Giáo viên chủ nhiệm: ………….  Số điện thoại liên hệ: Nhà riêng :………………... Di động: ……………                                                                                                      Mẫu 2 STT Họ và tên H. sinh Họ và tên bố  Họ và tên mẹ  Nơi ở Ghi chú                                                      Trang 9/27               
  10. Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp Chức vụ H.sinh H.sinh SĐT liên lạc nhà  Nghề nghiệp Nghề nghiệp riêng SĐT liên lạc SĐT liên lạc 1 2 3 …..     Mẫu 2 được lập thành nhiều bản mỗi gia đình 01 bản, mỗi giáo viên bộ môn  01 bản, cán sự lớp 01 bản.   Mẫu 2 giúp các gia đình trao đổi liên lạc với nhau khi cần thiết, giúp giáo  viên chủ nhiệm và gia đình học sinh có liên lạc hai chiều một cách thuận lợi. 6. Giáo viên chủ nhiệm lấy mẫu họ tên – chữ kí phụ huynh học sinh tạo   ra mẫu 3.                                                                                                             Mẫu 3 Họ tên và chữ kí bố Họ tên và chữ kí  STT Họ và tên H. sinh mẹ Họ tên:  Họ tên:  1 Chữ kí: Chữ kí: Họ tên: Họ tên: 2 Chữ kí: Chữ kí:                                                      Trang 10/27               
  11. Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp Họ tên: Họ tên: 3 Chữ kí: Chữ kí: ….   Ở  phiên họp phụ  huynh lần 1, giáo viên chủ  nhiệm cho các bậc phụ  huynh xác nhận thông tin trong các mẫu 2 và mẫu 3.   Mẫu 3 giúp các em học sinh hiểu không thể dùng chữ kí giả của phụ  huynh, tạo sự nghiêm túc ngay khi vào lớp. Mẫu 3 được giao cho lớp trưởng,  lớp phó học tập, các tổ  trưởng, giáo viên chủ  nhiệm, giáo viên bộ  môn mỗi  người 01 bản để xác nhận việc nghỉ học của học sinh có được bố mẹ đồng ý   hay không. 7. Sơ đồ chỗ ngồi được điều chỉnh theo kì hoặc trường hợp đặc biệt                                                                                                              Mẫu 4 SƠ ĐỒ LỚP Bàn giáo  Cửa vào                                              Bảng          viên 1 x x x x x x 2 0 x x 0 x  3 x x x x 0 x 4 x  x  x  5 x x x x x x 6 0 x 0 x 0 x 7 x x x 0 x x 8 x 0  x 0 . Lớp trưởng, bí thư, lớp phó học tập, lớp phó lao động, lớp phó đời  sống 0. Tổ trưởng, cán sự bộ môn ­ Yêu cầu:  + Các bàn 1 thường là chỗ của học sinh hay nói chuyện + Bàn đôi lớp kê thành 3 dãy tương đương với 3 tổ để quản lý học sinh  trong giờ kiểm tra bài cũ được thuận tiện hơn + Học sinh khá, giỏi, trung bình chia đều các tổ + Đảm bảo em lớn không che khuất em nhỏ hơn                                                      Trang 11/27               
  12. Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp + Ưu tiên các em bị cận nặng. 8. Sơ đồ xếp hàng giờ chào cờ:                                                                                                                Mẫu 5                                                                                                                                             SƠ ĐỒ XẾP HÀNG GIỜ CHÀO CỜ                                                                                                     Hàng 1 Hàng 2 Lớp trưởng Bí thư x x x x : Tổ trưởng tổ 1 Tổ trưởng tổ 2 x x x x : : Lớp phó học tập Tổ trưởng tổ 3 Hàng 1: Gồm tổ 1 và ½ tổ 2 Hàng 2: Gồm ½ tổ 2 và tổ 3 Mẫu 5 giúp các em xếp hàng nhanh hơn và cán bộ lớp có thể theo dõi  các bạn được thuận lợi Mẫu 5: được phát cho giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự lớp mỗi  người 01 bản để theo dõi lẫn nhau. 9. Đơn xin nghỉ học                                                                                              Mẫu 6                 CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc                                                      Trang 12/27               
  13. Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp ĐƠN XIN NGHỈ HỌC Kính gửi: ­ Giáo viên chủ nhiệm lớp ………            ­ Đồng kính gửi thầy cô bộ môn lớp: …….              Tôi là phụ huynh học sinh: …………………………     Lớp …….. Trường THPT …………………………………………………….. Lí do: ………………………………………………………………… ……………………………………………………………………….. Xin được nghỉ ngày:………………………………………………… Tôi xin hứa sẽ nhắc nhở con em: ……………………………………                                                             Ngày ….. tháng …. năm … Họ tên và chữ kí của phụ huynh  Họ tên và chữ kí của học  HS sinh 10. Mẫu thi đua các tổ dựa trên theo dõi các tổ viên, theo dõi thi đua học sinh  từng tuần. Mỗi học sinh đầu tuần có 100 điểm                                                                                                      Trang 13/27               
  14. Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp                                                                                                                                                                                            Mẫu 7 ĐIỂM THI ĐUA CÁ NHÂN Họ và tên học sinh: ……………………………………………………………. Tổ: ………………………………… Tuần thứ Chuyên cần Học tập Ý thức Từ ngày: … Điểm Chuẩn bị bài Trang  Vô lễ  Vi  Các vi  Tổng  Ghi  Bỏ  Đi  Phát  Vệ  Nói  Đến ngày:  P KP Xấ Không  phục  đánh  phạm  phạm  điểm chú giờ muộn biểu Tốt Tốt sinh chuyện … u tốt đầu tóc nhau ATGT khác Tuần thứ: 1 (Từ 15/8  Đến 20/8) Tuần thứ: 2 (Từ 22/8 Đến 27/8) Tuần thứ: 3 (Từ ……… Đến: ……..)                                                      Trang 14/27               
  15. Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp                                                      Trang 15/27               
  16. Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp ­ Chuyên cần: + Nghỉ học có phép : ­ 1 điểm + Nghỉ học không phép: ­10 điểm + Bỏ giờ: ­5 điểm+ Đi muộn: ­ 3 điểm ­ Học tập: + Phát biểu: Xây dựng bài: + 1 điểm/1 lần + Điểm tốt 9­10: + 5 điểm/1 lượt + Điểm tốt 7­8: + 3 điểm/ 1 lượt + Điểm xấu 0­2: ­ 5 điểm/1 lượt + Điểm xấu 3­4: ­ 3 điểm/1 lượt + Chuẩn bị bài tốt được tuyên dương: + 5 điểm/1 lượt + Không chuẩn bị bài ở nhà: ­ 5 điểm/1 lượt ­ Ý thức: + Vệ sinh bẩn: ­ 5 điểm + Không trực nhật: ­ 10 điểm + Trang phục, đầu tóc, dày dép: vi phạm ­10 điểm/1 lượt + Vô lễ với thầy cô, đánh nhau, vi phạm ATGT, tham gia các tệ nạn xã hội  đưa ra Hội đồng kỉ luật. Sau 4 tuần cộng điểm/số tuần Xếp loại hạnh kiểm tháng: Trên 90 điểm = Tốt     50­69 điểm     = TB                                         70 ­ 89 điểm = Khá    Dưới 50 điểm = Yếu THI ĐUA TỔ                                                                                                        Mẫu 8 Tổ: ………………………. Tháng: …………… Tuần  Tuần  Tuần  Tuần  Tuầ Trung  Xếp loại  STT Họ và tên Tổ viên 1 2 3 4 n 5 bình HK 1 2 ……. ­ Tổng điểm trung bình của tất cả  các thành viên trong đó rồi chia cho số  lượng của cả tổ. Tổ nào có điểm thi đua cao nhất là tổ nhất tháng. ­ Tổ  nào có bạn bị  ra Hội đồng kỉ  luật – 10 điểm  ở  điểm trung bình. Tiền  thưởng lấy từ quỹ lớp. 11. Giáo viên chủ nhiệm lên kế hoạch chung:                                                      Trang 16/27               
  17. Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp ­ Học tập:         Giỏi:            6     học sinh        chiếm: 12.2%         Khá :          43    học sinh        chiếm: 87.8% ­ Hạnh kiểm:  Tốt : 49 học sinh       chiếm 100% ­ Giáo viên chủ  nhiệm triển khai kế  hoạch từng tuần, từng tháng theo kế  hoạch chung của nhà trường và theo tình hình cụ thể của lớp. 12. Nội dung chủ yếu của các cuộc họp phụ huynh. ­ Phiên họp thứ nhất: đầu năm học  + Giáo viên chủ nhiệm thông báo tình hình chung của trường. + Giáo viên chủ nhiệm thông báo tình hình cụ thể của lớp. + Thông báo nội dung học sinh của nhà trường (trong đó có cả những quy  định riêng của giáo viên chủ nhiệm), bản cam kết thực hiện ATGT. + Thông báo các khoản thu, nộp theo quy định và tự nguyện + Phụ  huynh nhận mẫu 2, mẫu 3 xác nhận lại thông tin, địa chỉ, số  điện  thoại, chữ kí. + Thảo luận về việc giáo dục học sinh. + Giáo viên chủ  nhiệm quy định giờ  gặp phụ  huynh học sinh tại trường để  thuận lợi trong công việc trao đổi + Giáo viên chủ  nhiệm thông qua hội nghị  cha mẹ  học sinh đã bầu ra được  ban đại diện cha mẹ học sinh năng nổ, nhiệt tình. Từ đó giáo viên chủ nhiệm   đã có mối liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh thông qua ban đại diện và  các em học sinh cũng được phụ huynh học sinh quan tâm hơn. + Giáo viên chủ nhiệm lấy ý kiến xây dựng của phụ huynh học sinh và thống  nhất hướng giáo dục giữa nhà trường và gia đình.   * Các phiên họp kế tiếp theo chỉ đạo của nhà trường. 13. Nội dung cho các buổi sinh hoạt lớp từng tháng.       Không  như   những  năm  học  trước,  năm  học  2014­2015  tôi  đã  thay  đổi  phương  pháp, nội  dung  tiến hành  trong các  giờ  sinh  hoạt lớp. Mỗi  tháng  thường có 4 tuần  ứng với 4 tiết sinh hoạt vào tiết 5 thứ  7 hàng tuần. Mỗi  tuần sinh hoạt, tôi có những nội dung khác nhau nhưng đều chung mục đích là   hoàn thiện nhân cách cho học sinh.    Tất cả các buổi sinh hoạt lớp, tôi thường giành 10 đến 15 phút đầu giờ nghe  báo cáo của lớp trưởng về tình hình học tập, ý thức rèn luyện của mỗi thành  viên trong lớp do các tổ  trưởng theo dõi báo cáo lại với tổ  trưởng và từ  sự  quan sát của chính lớp trưởng. Thời gian còn lại tôi cho sinh hoạt theo chủ đề.                                                      Trang 17/27               
  18. Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp Những chủ đề tôi thực hiện trong tuần 2 của tháng, tôi thường dặn các em về  nhà đọc trước hoặc phân vai diễn kịch các câu chuyện mà tôi sẽ áp dụng. Để  đạt hiệu quả cao, tôi hướng dẫn các em chuẩn bị trước các câu hỏi và có món   quà nhỏ về tinh thần tặng em nào trả lời đúng. Tuần 1: 6. Tâm sự, chia sẻ  những niềm vui, nỗi buồn, những vướng mắc trong   cuộc sống. 7. Nêu những tấm gương người tốt, việc tốt xung quanh em. 8. Ban cán sự lớp sinh hoạt theo chủ đề tháng. Tuần 2:          Giáo viên chủ nhiệm cho các em học những lời hay, ý đẹp, những câu   chuyện, hướng dẫn các em đóng kịch, đọc diễn cảm và đây cũng là nội dung  chính mà tôi trình bày trong đề tài này. Tuần 3:        Lớp phó họa tập và ban cán sự bộ môn sẽ giúp các bạn trong lớp giải đáp  những vướng mắc về các môn học nâng cao: Toán – Văn – Ngoại ngữ. Tuần 4: 9. Tổ chức sinh nhật cho các bạn trong tháng (lớp phó đời sống chủ trì) 10.Triển khai công tác đoàn tháng tới (Bí thư chủ trì) 11.Bình xét hạnh kiểm trong tháng, Xếp loại thi đua tổ  (Lớp trưởng chủ  trì) Tuần 5 (Dự trù): Tổ trực nhật chuẩn bị câu hỏi và quà để sinh hoạt.           Tuy nhiên trong một số tháng có những ngày chào mừng như 20/11, 8/3,   26/3 thì tôi giành một tuần để triển khai các nội dung chào mừng. C. Các chủ đề tôi đã thực hiện ở tuần 2. * Chủ  đề  1: Giáo dục các em trong cuộc sống phải có tình thương cha   mẹ, yêu gia đình. a) Nội dung:  CỨU MẸ TRONG ĐÊM    Chiều hôm đó, Kelly cùng cậu con trai Rocky 5 ttuổi của mình chạy xe qua   vùng Alabama hẻo lánh. Rocky nằm ngủ ngon lành trong băng ghế trước, hai   chân đặt hẳn trong lòng mẹ. Khi rẽ vào một chiếc cầu nhỏ, chiếc sẽ bỗng va   vào một tảng đá lớn giữa đường. Chiếc xe trượt nhanh rồi lao xuống một   vũng lầy. Sợ rằng chiếc xe lật nhào, Kelly lập tức nhấn mạnh ga và quay vô                                                        Trang 18/27               
  19. Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp lăng sang trái, nhưng lúc đó, bàn chân của Rocky đang kẹt giữa chân cô và vô   lăng khiến cô mất phương hướng và không thể điều khiển chiếc xe. Chiếc xe   lật ngang rồi lăn xuống một khe núi sâu khoảng 400 mét. Khi rớt xuống, dù   đau đớn vì bị va đập mạnh nhưng Kelly vẫn ôm chặt con trai đang ngủ, Rocky   choàng tỉnh hỏi mẹ: ­ Chuyện gì vậy mẹ?­ Nhìn quan cửa kính, cậu la to: ­ Xe của mình đang chổng lên trời kìa!   Kelly không thấy gì cả. Trên mặt cô, máu chảy đầy. Nhìn sang mẹ, Rocky   hoảng hốt lay gọi. Như một sự diệu kì, cậu bé không hề bị một vết trầy xước   nào. Cậu trượt xuống sàn xe, bò ra phía cánh cửa đã vỡ nát. Cầm tay mẹ, cậu   bé nói:  ­ Tỉnh dậy đi mẹ, con sẽ kéo mẹ ra khỏi đây!     Lúc này, Kelly đã rơi vào trạng thái nửa tỉnh nửa mê. Cô thì thào với con   trai: ­ Rocky, con hãy ngồi yên đó. Đừng đi đâu cả nhé. ­ Không, mẹ ơi, mẹ không thể ngủ vào lúc này.    Giọng cậu bé đầy vẻ cương quyết – Chúng ta sẽ  trèo lên và chắc chắn sẽ   có một ai đó sẽ giúp mẹ con mình. Nói rồi, Rocky chui ra sau xe tải, xoay sở   bằng mọi cách để  đưa mẹ  ra ngoài. Lo sợ  đứa con bé bỏng của mình sẽ  bị   lạc trong bóng tối, Kelly gắng gượng lết theo con. Hai mẹ  con, kẻ  trước   người sau, khó nhọc trườn lên sườn dốc Rocky với tấm thân nhỏ  bé chưa tới   20 kg đã dìu người mẹ  nặng đến 60 kg của mình nhích từng chút một. Trên   đường đi, vết thương quá nặng làm Kelly kiệt sức, nhiều lúc muốn ngã quỵ.   Nhưng Rocky cố tìm đủ  mọi cách để  động viên mẹ mình . Cậu nhắc mẹ nhớ   lại câu chuyện mẹ vẫn kể cho cậu nghe mỗi tối, rằng có chiếc xe lửa đồ chơi   bị  vứt vào thùng rác, với mong muốn chừng minh cậu chủ  nhỏ  thấy là mình   vẫn còn hữu dụng, nó đã vượt qua mọi đoạn đường dài, trải qua bao nguy   hiểm để về lại với cậu chủ. Trong khi kể lại câu chuyện, Rocky cứ lặp đi lặp   lại lời chiếc xe lửa: “Mình biết mình có thể, mình biết mình làm được mà”.   Cuối cùng thì cả  hai cùng leo lên đến đường. Lúc này, Rocky mới nhìn rõ   những vết thương, không chỉ  trên mặt mà còn trên khắp cơ  thể  mẹ. Cậu òa   khóc vì thương mẹ. Cậu lao ra đường chặn một chiếc xe tải và la lớn:  ­ Dừng lại! Dừng lại! Làm ơn đưa mẹ cháu đến bệnh viện. ­ Mất hơn 8 giờ  đồng hồ  với 344 mũi khâu, các bạc sĩ đã kịp thời cứu sống   Kelly. Bây giờ, gương mặt cô trông khác xưa nhiều. Nhưng với cô, điều đó                                                        Trang 19/27               
  20. Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp không mấy quan trọng. Điều thật sự  khiến cô xúc động, tự  hào là sự  dũng   cảm phi thường của cậu con trai bé bỏng.  Và câu chuyện. MẸ LUÔN BÊN CON      Ron là một cậu bé 15 tuổi, học lớp 10 trường Trung học Grager. Hôm   đó là ngày diễn ra trận bóng đá đầu tiên có cậu tham gia. Vô cùng phấn khởi,   cậu mời mẹ  tham dự. Bà hứa sẽ  có mặt  ở  đó cùng vài người bạn. Khi trận   đấu kết thúc, bà chờ   ở  phía ngoài phòng thay đồ  để  chở  con về  nhà. “Mẹ   thấy trận đấu thế  nào? Mẹ  có thấy ba cú chuyền bóng mà đội con đã thực   hiện xuyên qua hàng rào phòng thủ chắc chắn của đối phương không? Mẹ có   thấy sau sự lúng túng ở hiệp một, đội con đã lấy lại bình tĩnh?” Ron hỏi. Mẹ   cậu trả lời: “Ron, con thật cừ. Con đã có mặt ở đó và mẹ tự hào về cái nhìn   kiêu hãnh của con. Con đã kéo vớ lên đầu gối cả thảy 11 lần trong suốt trận   đấu. Mồ  hôi đổ  đầm đìa, con đã phải uống nước 8 lần, hắt nước lên mặt 2   lần. Mẹ  thấy thích cái con vồ  vai cầu thủ  số  19, số  5 khi họ rời sân”. “mẹ   làm thế nào mẹ biết tất cả những điều đó? Sao mẹ lại cho rằng con rất cừ?   Con thậm chí không được ra sân thi đấu” Ron bất ngờ. Mẹ cậu cười, ôm cậu   vào lòng: “Ron, mẹ không biết gì về  bóng đá cả. Mẹ  không đến đây để  xem   trận đấu. Mẹ  đến để  quan sát con mà, con thương yêu. Cố  lên ở  những lần   sau, con nhé!”. b) Phương pháp. ­ Trước một tuần, giáo viên cho lớp nội dung hai câu chuyện và yêu cầu các   em đọc diễn cảm để truyền tải được cảm xúc của truyện. Sau đó, các em rút   ra bài học cho bản thân. ­ Giáo viên gọi hai học sinh đọc diễn cảm câu chuyện: “Cứu mẹ trong đêm”,   hai em học sinh đọc câu chuyện: “Mẹ luôn bên con” và lớp nhận xét bạn nào   đọc truyền cảm hơn để tặng quà. ­ Giáo viện gọi học sinh phát biểu suy nghĩ của bản thân sau khi nghe xong   các bạn đọc truyện. ­ Trong quá trình học sinh đọc và phát biểu, tôi quan sát cả lớp và có thấy em  mắt đỏ, có lặng nghĩ suy tư. Ánh mắt tôi dừng lại lâu hơn một số em có hoàn  cảnh đặc biệt. Và thật bất ngờ có một cánh tay học sinh nam phát biểu. Đó là   em Kiều Như, bố mất sớm, mẹ nuôi hai chị em. “Em cảm ơn cô, cảm ơn các  bạn đọc truyện, em tự  thấy xấu hổ vì mình không bằng cậu bé 5 tuổi”. Để  cảm xúc của em lắng lại, tôi tâm sự: Bố mẹ vất vả nuôi các em ăn học, tình                                                        Trang 20/27               
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2