1. PHẦN MỞ ĐẦU:<br />
<br />
<br />
1.1. Lý chọn sáng kiến:<br />
<br />
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện <br />
giáo dục và đào tạo nêu rõ quan điểm chỉ đạo: “Giáo dục và Đào tạo là quốc <br />
sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho <br />
giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế <br />
hoạch phát triển kinh tếxã hội...”. <br />
Với quan điểm chỉ đạo đó, mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay <br />
được đặt ra là: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả <br />
giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn trong công cuộc xây dựng và bảo <br />
vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam <br />
phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi <br />
cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu <br />
quả....”.<br />
Để thực hiện mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay, mỗi giáo viên <br />
nói chung, giáo viên làm công tác chủ nhiệm nói riêng phải xác định được vai trò <br />
trách nhiệm của mình để “ươm mầm” cho sự nghiệp “trồng người”. <br />
Giáo viên chủ nhiệm lớp là người thay mặt nhà trường quản lý, điều hành <br />
lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là <br />
cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội.<br />
Công tác chủ nhiệm là một khâu quan trọng trong quá trình giáo dục tại <br />
các trường tiểu học. Để nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh, <br />
trước hết cần quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp. Công tác chủ nhiệm lớp <br />
tốt thì chất lượng giảng dạy và giáo dục không ngừng được nâng lên.<br />
Trong năm học này, Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường Tiểu học tổ chức <br />
áp dụng dạyhọc theo mô hình trường học mới “đúng bản chất”, “có chiều sâu”; <br />
phát huy vai trò tự giác, tự quản của học sinh trong dạy học cũng như trong sinh <br />
hoạt tập thể. Vì vậy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp rất quan trọng góp <br />
phần quyết định chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh.<br />
Bằng lòng nhiệt huyết và lương tâm trách nhiệm nghề nghiệp, bản thân <br />
tôi luôn cố gắng nổ lực hết mình để giúp các em trở thành những người có ích <br />
cho xã hội, xứng đáng với hình ảnh đẹp mà đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: <br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
“Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý vì nó đã tạo ra <br />
những con người sáng tạo”. <br />
Trong những năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn hoàn thành xuất <br />
sắc nhiệm vụ được giao. Liên tục 3 năm qua, lớp tôi chủ nhiệm luôn duy trì sĩ <br />
số 100%, chất lượng giáo dục của học sinh chuyển biến rõ rệt. Từ đầu năm học <br />
20132014 cho đến nay, lớp tôi luôn đi đầu trong mọi hoạt động: ổn định mọi <br />
nề nếp, trang trí phòng học, xây dựng tủ sách thư viện, huy động sự ủng hộ các <br />
nguồn lực từ phụ huynh,....<br />
Những việc làm trên là bước khởi đầu cho công cuộc đổi mới giáo dục <br />
tiểu học theo mô hình trường học mới. Để làm tốt hơn nữa công tác chủ nhiệm <br />
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, bản thân tôi cần phải tìm tòi, học <br />
hỏi, chia sẻ nhiều hơn nữa từ đồng nghiệp, bạn bè, từ các thầy, cô giáo. Chính <br />
vì lí do đó, tôi chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm trong <br />
công tác chủ nhiệm lớp 2 ”. Mong được chia sẻ và nhận được những đóng góp <br />
chân tình từ các thầy giáo, cô giáo và đồng nghiệp.<br />
1.2. Điểm mới của sáng kiến:<br />
<br />
Điểm mới của sáng kiến: Ghi lại những biện pháp làm công tác chủ <br />
nhiệm lớp mà bản thân đã làm trong những năm học qua để suy ngẫm, chọn lọc <br />
và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân nhằm nâng cao năng lực chủ nhiệm <br />
lớp phù hợp với mô hình trường học mới.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
2. PHẦN NỘI DUNG:<br />
2.1. Thực trạng của nội dung nghiên cứu:<br />
Trong những năm qua, công tác chủ nhiệm được nhà trường đặc biệt quan <br />
tâm. Ngay từ đầu mỗi năm học, Ban giám hiệu đã lựa chọn những giáo viên có <br />
năng lực, sức khỏe, có trách nhiệm cao để làm công tác chủ nhiệm lớp. Dựa vào <br />
trình độ, năng lực, sở trường để phân công giáo viên phù hợp các khối lớp. <br />
Sau khi phân công chủ nhiệm lớp, nhà trường giao chỉ tiêu phấn đấu, gắn <br />
rõ trách nhiệm cho từng giáo viên. Chỉ đạo sát sao các hoạt động chủ nhiệm lớp: <br />
nắm lý lịch học sinh; chuyển giao chất lượng từ lớp dưới lên lớp trên; xây dựng <br />
kế hoạch công tác chủ nhiệm; xây dựng nề nếp lớp; triển khai họp phụ <br />
huynh;...vì thế chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng phát triển bền <br />
vững. <br />
Lớp 2 là lớp bước vào ngưỡng cửa trường tiểu học năm thứ 2, các em <br />
ngoan ngoãn, ngây thơ, chưa có ý thức tự giác trong học tập cũng như trong sinh <br />
hoạt. Ở lứa tuổi này, các em đã có nhiều thay đổi về nhận thức, về tâm sinh lí, <br />
tình cảm và cả các mối quan hệ xã hội. Các em rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, bị xâm <br />
hại,…nhưng các em vẫn chưa có đủ khả năng để từ chối, để tự bảo vệ mình. <br />
Vì vậy, các em rất cần được giáo dục và rèn luyện nhiều kĩ năng sống để tự tin <br />
trong học tập, trong cuộc sống. <br />
Trong những năm qua, uy tín của nhà trường ngày một tăng nên nhiều học <br />
sinh ngoài địa bàn (xã Sơn Thủy, TTNT Lệ Ninh) vào học. Số lượng học sinh <br />
trong một lớp học ngày càng đông trong khi phòng học chưa đủ rộng, bàn ghế <br />
chưa đúng kiểu cách nên việc tổ chức học tập, sinh hoạt theo nhóm còn gặp <br />
nhiều khó khăn.<br />
Việc nắm thông tin cá nhân học sinh chủ yếu qua sổ học bạ hoặc qua giáo <br />
viên chủ nhiệm năm trước. Vì vậy, giáo viên chưa hiểu sâu sát về các em nên <br />
thiếu chủ động trong công tác chủ nhiệm.<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
Đầu năm, giáo viên lựa chọn và định hướng cho học sinh bầu Ban cán sự <br />
lớp nên việc thành lập Ban cán sự lớp còn mang tính hình thức. Có những học <br />
sinh làm lớp trưởng, lớp phó,.. từ lớp Một lên đến lớp Hai; nhiều học sinh khác <br />
không có cơ hội rèn luyện kĩ năng làm lãnh đạo.<br />
Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, một số lớp đang học phòng cấp 4 (đã <br />
xuống cấp trầm trọng) nên việc trang trí lớp học gặp nhiều khó khăn. Một số <br />
lớp ở các phòng học kiên cố đã trang trí nhưng chưa đúng theo tinh thần “Lớp <br />
học là của các em: gần gũi, thân thiện”: các phòng học trang trí rất cầu kỳ, tốn <br />
kém nhưng hiệu quả giáo dục không cao...<br />
Một số giáo viên chủ nhiệm tổ chức các cuộc họp phụ huynh chưa thật <br />
chu đáo nên chưa huy động được lực lượng phụ huynh tham gia vào công tác <br />
giáo dục nói chung, công tác chủ nhiệm lớp nói riêng. <br />
Năm học 20132014, nhà trường chưa chỉ đạo thực hiện đại trà áp dụng <br />
dạy học theo mô hình trường học mới (ở mức độ 1) nhưng bản thân tôi nhận <br />
thấy đây là hình thức tổ chức lớp học mang lai hiệu quả cao. Trong năm qua, tôi <br />
đã mạnh dạn đăng kí tổ chức dạy học theo mô hình này. Bước đầu gặp rất <br />
nhiều khó khăn, kinh nghiệm chưa nhiều song tôi vẫn cố gắng vừa học hỏi bạn <br />
bè, đồng nghiệp vừa suy nghĩ để sáng tạo ra những hình thức tổ chức dạyhọc, <br />
giáo dục và đã rút ra được một số kinh nghiệm thật quý báu.<br />
Năm học 2014 2015, nhà trường xác định nhiệm vụ trọng tâm: tiếp tục <br />
đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; thực <br />
hiện đạt kết quả tốt các cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm <br />
gương đạo đức, tự học và sáng tạo"; phong trào thi đua "Xây dựng trường học <br />
thân thiện, học sinh tích cực"; chỉ đạo các lớp 2,3,4,5 áp dụng dạy học theo mô <br />
hình trường học mới “đúng bản chất”, “có chiều sâu” (ở mức độ 1).<br />
Năm học này, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 2B với sĩ số <br />
là 34 em (18 nữ) trong đó có 01 học sinh khuyết tật học hòa nhập. Đây là lớp mà <br />
đa số học sinh ngoan, lễ phép,... Bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa ngoan <br />
(nghịch ngợm, chưa biết vâng lời,..). Học sinh trong lớp có hoàn cảnh khó khăn, <br />
thiếu sự quan tâm sâu sát của gia đình: (Nguyễn Văn Hoàn, Nguyễn Thị Kim <br />
Thiện, Nguyễn Bá Duẫn, Nguyễn Thị Thương). Học sinh chậm tiến: (Nguyễn <br />
Văn Sơn, Nguyễn Thị Kim Thiện, Nguyễn Thị Thương, Nguyễn Văn Duẫn). <br />
Một số em có tính hiếu động thường trêu ghẹo, nói chuyện, đùa giỡn trong giờ <br />
học (Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Văn Thành Đạt, Tống Thành Quân...). <br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Từ thực trạng trên, tôi phân tích những thuận lợi và những khó khăn trong <br />
công tác chủ nhiệm lớp của năm học này như sau: <br />
a. Thuận lợi :<br />
Ban giám hiệu luôn quan tâm đến chất lượng dạy và học;<br />
Các ban ngành, đoàn thể luôn tạo điều kiện giúp đỡ hỗ trợ nhiệt tình về <br />
mọi mặt;<br />
Nhà trường đã quan tâm đến việc tăng trưởng cơ sở vật chất;<br />
Ngay từ đầu năm học, trường đã tổ chức được cuộc họp với phụ huynh <br />
để chấn chỉnh nế nếp học tập của các em;<br />
Một số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em;<br />
Bản thân là giáo viên chủ nhiệm nhiều năm lớp 2;<br />
Bản thân nhiệt tình trong công tác, hết lòng vì học sinh thân yêu;<br />
Đây là năm học thứ hai lớp tôi thực hiện áp dụng dạy học theo mô hình <br />
trường Tiểu học mới (mức độ 1), bản thân cũng rút ra được một chút kinh <br />
nghiệm từ năm qua;<br />
Đa số học sinh ngoan ngoãn, lễ phép;<br />
Học sinh có đủ đồ dùng học tập.<br />
b. Khó khăn :<br />
Một số phụ huynh chưa có sự quan tâm đến con em mình;<br />
Phụ huynh ít gặp gỡ giáo viên để trao đổi về việc học tập, sinh hoạt của <br />
con em mình ở trường cũng như ở nhà;<br />
Phụ huynh băn khoăn, lo lắng khi tổ chức lớp học theo mô hình trường <br />
học mới; đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014/TTBGDĐT;<br />
Giáo viên chưa sâu sát hoàn cảnh học sinh để phối hợp với phụ huynh <br />
giáo dục học các em một cách nhịp nhàng;<br />
Năng lực học tập của học sinh không đồng đều.<br />
2.2. Các giải pháp:<br />
2.1.Tìm hiểu kĩ về từng học sinh của lớp mình:<br />
Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, <br />
muốn đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết <br />
giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về <br />
<br />
5<br />
từng học sinh. Do vậy sau khi nhận lớp, như mọi năm, tôi thường gặp gỡ giáo <br />
viên chủ nhiệm của năm học trước để nắm bắt về tình hình học sinh, đồng <br />
thời, tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra sau đây và yêu cầu các em điền đầy <br />
đủ 10 thông tin trong phiếu: <br />
<br />
<br />
<br />
GIỚI THIỆU BẢN THÂN<br />
1. Họ và Tên:……………………………………………………………..<br />
2. Là con thứ……trong gia đình.<br />
3. Kết quả học tập năm lớp 1: (Giỏi, Tiên tiến, trung bình)........................<br />
4. Môn học yêu thích:..................................................................................<br />
5. Môn học cảm thấy khó:...........................................................................<br />
6. Góc học tập ở nhà: (Có, không)..............................................................<br />
7. Những người bạn thân nhất trong lớp:....................................................<br />
8. Sở thích:..................................................................................................<br />
9. Địa chỉ gia đình: Thôn.......................................... ....................................<br />
10. Số điện thoại :........................................................................................<br />
<br />
Thông qua phụ huynh trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi dùng phiếu <br />
điều tra để lấy thông tin học sinh .<br />
PHIẾU ĐIỀU TRA ĐẦU NĂM HỌC<br />
Họ và tên :...................................Phụ huynh em:................................Lớp :...<br />
Để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho các cháu, xin quý <br />
vị cho biết những mặt mạnh, mặt yếu ở cháu để nhà trường quan tâm, giúp đỡ.<br />
<br />
TT Con cái của các bậc cha mẹ Những biểu hiện ở cháu<br />
<br />
Yếu Bình Tốt<br />
thường<br />
<br />
1 Biết chào hỏi người lớn (cha mẹ)<br />
<br />
2 Nhường nhịn bạn bè, em nhỏ<br />
<br />
3 Biết chia sẽ, giúp đỡ người khác<br />
<br />
6<br />
4 Tự giác học tập ở nhà<br />
<br />
5 Biết giữ vệ sinh (cá nhân, cộng đồng)<br />
<br />
6 Sống ngăn nắp, gọn gàng<br />
<br />
7 Sinh hoạt đúng giờ ( ăn, ngủ, học)<br />
<br />
8 Biết kiềm chế ( ít khóc nhè, ít cáu gắt)<br />
<br />
9 Biết lắng nghe<br />
<br />
Qua phiếu đó, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học <br />
sinh để ghi vào sổ theo dõi. Và quan trọng hơn cả là hiểu một phần về học sinh <br />
của mình, điều đó rất có lợi trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.<br />
2.2.Tìm hiểu đặc điểm hoàn cảnh gia đình học sinh:<br />
Tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm gia đình là một nhiệm vụ quan trọng <br />
nhất để phục vụ cho công tác giáo dục.<br />
Nghiên cứu đặc điểm gia đình học sinh về mọi mặt để tìm các biện pháp <br />
khai thác, phối hợp với gia đình thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Những <br />
nội dung cần nghiên cứu:<br />
Những thông tin về đặc điểm của bố mẹ;<br />
Thông tin để liên hệ;<br />
Điều kiện kinh tế;<br />
Khă năng tham gia các hoạt động giáo dục;<br />
Tìm hiểu trình độ sư phạm và nguyện vọng của bố mẹ học sinh.<br />
Tìm hiểu, nghiên cứu trình độ hiểu biết của các bậc phụ huynh là cơ sở <br />
quan trọng nhất để thực hiện phối hợp với gia đình và là cơ sở để thành lập Ban <br />
đại diện Hội Cha mẹ học sinh của lớp, của trường và phác thảo nội dung hoạt <br />
động của chi hội cha mẹ học sinh (trong buổi họp phụ huynh đầu năm).<br />
Muốn tìm hiểu trình độ sư phạm của các bậc cha mẹ, giáo viên chủ <br />
nhiệm cần thực hiện nhiều biện pháp và hình thức: điều tra qua trắc nghiệm <br />
(trả lời tại chỗ khi họp phụ huynh đầu năm học); trao đổi trực tiếp (sau khi <br />
khảo sát trắc nghiệm) nhằm tìm hiểu kĩ năng, năng lực giao tiếp ứng xử; kĩ <br />
năng và hiểu biết về năng lực sư phạm của các bậc phụ huynh để thành lập Chi <br />
hội Cha mẹ học sinh.<br />
2.3. Ổn định tổ chức lớp học, xếp lại chỗ ngồi một cách hợp lý:<br />
7<br />
Ổn định tổ chức lớp học, xếp lại chỗ ngồi là việc làm cần thiết. Cần <br />
phải cân nhắc, làm sao để lựa chọn bạn ngồi chung bàn, chung nhóm hỗ trợ <br />
nhau trong việc học và làm việc theo nhóm thuận tiện. Xếp chỗ dàn đều số học <br />
sinh giỏi, khá, trung bình giữa các tổ để tạo sự cân bằng trong thi đua và cùng <br />
nhau phấn đấu tốt hơn. Tuy nhiên hàng tháng tôi cũng có sự thay đổi chỗ ngồi <br />
nếu thấy tình hình thực tế chưa hợp lí.<br />
Thiết kế cho học sinh ngồi thành từng nhóm từ 4 đến 6 em, các em hoạt <br />
động cá nhân, khi cần thiết có thể trao đổi trong nhóm đôi, nhóm 4 hoặc nhóm 6. <br />
Sự thay đổi trong cách sắp xếp bàn ghế tạo ra sự thay đổi về vị trí chỗ ngồi, từ <br />
đó tạo ra sự thay đổi về tương tác học tập giữa học sinh với học sinh, học sinh <br />
với giáo viên. Đây là việc đầu tiên giáo viên chủ nhiệm cần làm sau khi nhận <br />
lớp, nắm bắt được đặc điểm tình hình học sinh.<br />
2.4. Phải tổ chức tốt các cuộc họp phụ huynh, đặc biệt họp phụ <br />
huynh đầu năm nhằm tranh thủ sự ủng hộ tích cực về tinh thần và vật chất <br />
trong công tác giáo dục học sinh:<br />
Sau khi có kế hoạch họp phụ huynh toàn trường đầu năm, tôi chuẩn bị kĩ <br />
các nội dung họp theo quy định của trường. Trong buổi họp, tôi dành thời gian <br />
để phụ huynh thảo luận về những thay đổi đang diễn ra trong phạm vi nhà <br />
trường; những băn khoăn ban đầu của phụ huynh như việc ngồi học theo nhóm. <br />
Những băn khoăn, lo lắng đó đã được dần giải tỏa khi tôi đưa ra dẫn chứng về <br />
học sinh mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp; thích chia sẻ bài học, kiến thức được <br />
học với người thân; thích hỏi, thích tìm tòi và khám phá những điều xung quanh <br />
cuộc sống.<br />
Trong cuộc họp, tôi đã giải thích cho phụ huynh biết rằng cách tốt nhất <br />
để học sinh học về quyền và trách nhiệm của các em là tổ chức cho các em <br />
sống một cách dân chủ và chịu trách nhiệm một cách thực sự. Tôi cũng cho phụ <br />
huynh biết là những nghiên cứu gần đây cho thấy quá trình học tập hợp tác đã <br />
tác động tích cực đến sự phát triển về tình cảm, xã hội của học sinh <br />
cũng như thành tích học tập của các em. Từ những việc làm trên, tôi đã lấy <br />
được ý kiến tư vấn của phụ huynh học sinh, đưa họ tham gia vào các hoạt động <br />
dạy học: thành lập Hội đồng tự quản học sinh; trang trí lớp học và một số hoạt <br />
động khác.<br />
Khi được cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ, tôi không còn băn khoăn và <br />
lo lắng. Họ không chỉ ủng hộ về tinh thần, vật chất mà luôn tạo điều kiện tối <br />
đa về mọi mặt để cùng phối hợp với tôi trong giáo dục học sinh.<br />
<br />
8<br />
Điều quan trọng nhất trong buổi họp phụ huynh, tôi cố gắng tìm hiểu <br />
đặc điểm gia đình học sinh và học sinh để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục <br />
toàn diện cho các cháu bắng các hình thức: trao đổi trắc nghiệm; trao đổi trực <br />
tiếp như đã nêu. <br />
2.5. Xây dựng tập thể học sinh thành một tập thể tự giáo dục:<br />
Tôi đã xây dựng tập thể học sinh thành một tập thể có khả năng tự giáo <br />
dục chính tập thể học sinh là một lực lượng giáo dục. Sự tác động lẫn nhau <br />
giữa các thành viên của một tập thể có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Chúng ta <br />
thường nói: “Học thầy không tày học bạn”.<br />
Để có được một tập thể tự giáo dục, tôi đã xây dựng tập thể: có mục đích <br />
chung; có hoạt động chung; có đội ngũ tự quản; có kỉ luật tự giác và có dư luận <br />
lành mạnh.<br />
Đầu năm nhận lớp, các em là học sinh lớp 2 ý thức tự giác chưa cao, vui <br />
vẻ tham gia các hoạt động của lớp. Vì vậy, tôi đã giúp cho các em nhận ra: các <br />
em đã lớn thêm một tuổi, đã là anh chị của các em học sinh lớp 1. Vì vậy “mục <br />
đích chung” của chúng ta là phải xây dựng một tập thể tự quản tốt, luôn gương <br />
mẫu đi đầu trong mọi hoạt động, phải trở thành tấm gương tốt cho các em lớp 1 <br />
noi theo. Từ đó, các em thấy được trách nhiệm thực hiện các hoạt động chung <br />
của tập thể, có nhu cầu được chia sẻ, được giúp đỡ và mong muốn tham gia vào <br />
các hoạt động chung của lớp.<br />
Căn cứ vào kế hoạch trường, kế hoạch tổ chuyên môn, kế hoạch Đội <br />
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, tôi phác thảo “Kế hoạch hoạt động <br />
chung” cho lớp chủ nhiệm, gợi ý để học sinh tự đề xuất những việc cần thực <br />
hiện trong mỗi tháng, cử người phụ trách những công việc cụ thể và các em đề <br />
xuất biện pháp, thời gian, không gian thực hiện... hình thành ở các em kĩ năng <br />
xây dựng kế hoạch, kĩ năng tổ chức, quản lí,...Kế hoạch hoạt động chung được <br />
triển khai là cơ hội, là điều kiện gắn kết các thành viên trong lớp chủ nhiệm.<br />
Căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi lớp để thành lập “Hội đồng tự <br />
quản” sao cho đạt dược nhiệu quả cao nhất. Cần tạo điều kiện để cho tất cả <br />
các em, đặc biệt là những em chưa mạnh dạn, chưa tự tin trong học tập cũng <br />
như hoạt động tham gia vào Hội đồng tự quản.<br />
“Xây dựng tập thể có kỉ luật, tự giác” các thành viên có ý thức và hành vi <br />
tuân theo những quy định của tập thể đã được bàn bạc, thống nhất một cách tự <br />
nguyện, không phải nhắc nhở, đôn đốc. <br />
<br />
<br />
9<br />
“Dư luận tập thể lành mạnh” có ý nghĩa rất lớn trong giáo dục vì dư luận <br />
tập thể có khả năng điều chỉnh suy nghĩ, và hành động của mỗi cá nhân tự <br />
nguyện tuân theo những quy định, làm theo lẽ phải, thực hiện những chuẩn mực <br />
của tập thể, tạo ra các trạng thái tâm lí vui vẻ, hồ hởi, giải phóng tiềm năng và <br />
sự sáng tạo của mỗi người. Trong năm học qua, lớp tôi tạo được “Dư luận tập <br />
thể lành mạnh”. Các em đoàn kết, thương yêu nhau, không đố kị, ghen ghét, <br />
thẳng thắn góp ý lẫn nhau, luôn ủng hộ và tham gia tích cực các hoạt động của <br />
lớp,..tạo ra một bầu không khí thoải mái, vui vẻ.<br />
Mỗi đặc điểm có ý nghĩa nhất định đối với sự phát triển của một tập thể <br />
giáo dục, nhưng chúng là một hệ thống tác động ràng buộc lẫn nhau, nó vừa là <br />
một điều kiện cho một tập thể phát triển, vừa phản ánh phong cách của một tập <br />
thể giáo dục.<br />
2.6. Phải xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh nhiệt tình có <br />
năng lực chỉ đạo lớp. Coi trọng công tác tổ chức lớp ngay từ đầu năm học:<br />
Ngay từ khi mới nhận lớp, tôi đã lên kế hoạch xây dựng Hội đồng tự <br />
quản trong học sinh. Tôi xem đây là một biện pháp để khuyến khích sự tham gia <br />
của học sinh và phát triển các kĩ năng cho các em.<br />
* Sơ đồ: Tổ chức Bộ máy Hội đồng tự quản học sinh bao gồm: <br />
Chủ tịch Hội đồng tự quản học sinh;<br />
Phó Chủ tịch Hội đồng tự quản;<br />
Các ban tham gia Hội đồng tự quản (Ban học tập, Ban vệ sinh, Ban văn <br />
nghệ thể dục, Ban thư viện; Ban đối ngoại…)<br />
* Quá trình thành lập Hội đồng tự quản học sinh: <br />
Thành lập Hội đồng tự quản học sinh đòi hỏi phải có sự tham gia của <br />
giáo viên, học sinh, khuyến khích phụ huynh và các tổ chức khác cùng tham gia. <br />
Giáo viên cần chuẩn bị về tư tưởng cho học sinh khi các em tham gia Hội <br />
đồng tự quản, những lợi ích có thể có của Hội đồng tự quản học sinh tới cuộc <br />
sống của chính các em trong nhà trường những vai trò, trách nhiệm mà các em <br />
cùng chia sẻ, gánh vác.<br />
a) Trước bầu cử:<br />
Sau khi hoàn thành bước chuẩn bị về tư tưởng cho học sinh, giáo viên <br />
cùng học sinh thảo luận về cơ cấu Hội đồng tự quản thông thường là 1 chủ <br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
tịch, 2 phó chủ tịch. Tuy nhiên số lượng phó chủ tịch tuỳ vào đặc điểm của mỗi <br />
lớp, trường học khác nhau. <br />
Học sinh, dưới sự định hướng của giáo viên trao đổi về những phẩm <br />
chất, năng lực cần có của các bạn trong Hội đồng tự quản. Sau đó lập danh sách <br />
ứng cử và danh sách đề cử để bỏ phiếu bầu Hội đồng tự quản học sinh.<br />
Ban kiểm phiếu cũng là học sinh, bao gồm trưởng ban và một số thành <br />
viên khác; dưới sự hướng dẫn của giáo viên Ban kiểm phiếu tiến hành kiểm <br />
phiếu. <br />
Các học sinh trong danh sách ứng cử, đề cử sẽ có thời gian để chuẩn bị <br />
phần ứng cử của mình với nội dung: Giới thiệu về bản thân, những mong muốn <br />
của em về lớp học, những việc em sẽ làm nếu như em trở thành Chủ tịch Hội <br />
đồng tự quản. Đây là một hoạt động nhằm tạo điều kiện cho học sinh được <br />
cảm thấy dân chủ, công bằng, bình đẳng và được học cách thuyết trình trước <br />
đám đông.<br />
b) Bầu cử:<br />
Học sinh dưới sự hỗ trợ của giáo viên sẽ điều hành bầu cử. <br />
Các ứng cử viên lần lượt tranh cử bằng các bài thuyết trình đã được <br />
chuẩn bị trước. <br />
Giáo viên lưu ý không để học sinh cầm giấy đọc mà chủ động thể hiện <br />
khả năng thuyết trình của mình. <br />
Ban kiểm phiếu làm việc sau khi các ứng cử viên đã thuyết trình xong. <br />
Học sinh nào có số phiếu cao nhất từ trên xuống sẽ trúng cử vào vị trí <br />
Chủ tịch và phó Chủ tịch Hội đồng tự quản học sinh. Chủ tịch và Phó Chủ tịch <br />
ra mắt trước lớp.<br />
c) Thành lập các ban chuyên trách:<br />
Chủ tịch và phó Chủ tịch Hội đồng tự quản học sinh cùng bàn bạc với <br />
giáo viên để quyết định thành lập các ban chuyên trách và thông báo rõ về vai trò <br />
của các ban như: Ban học tập, Ban vệ sinh, Ban đối ngoại, Ban văn nghệ thể <br />
dục, Ban thư viện... <br />
Số lượng các ban tuỳ theo tình hình lớp học và sự thống nhất giữa Chủ <br />
tịch, phó Chủ tịch Hội đồng tự quản và học sinh trong lớp quyết định. <br />
Hội đồng tự quản cùng giáo viên chủ nhiệm, có sự hỗ trợ của phụ <br />
huynh khuyến khích học sinh đăng kí vào các ban theo nguyện vọng, sở thích. <br />
<br />
11<br />
Sau khi thành lập các ban, tiến hành bầu trưởng ban, thư kí và xây dựng <br />
kế hoạch hành động, động viên các bạn cùng tham gia hoạt động. <br />
Để làm việc có hiệu quả, mỗi ban nên có sự hỗ trợ, tư vấn của một phụ <br />
huynh và giáo viên.<br />
Có thể nói, quá trình thành lập “Hội đồng tự quản học sinh” giúp các em <br />
hiểu được quá trình bầu cử tự do, công bằng và dân chủ của đất nước, của địa <br />
phương; giúp học sinh có thể nảy sinh đề xuất những ý tưởng mới của chính <br />
các em. Thông qua hoạt động này học sinh tự giác hơn, phát huy tinh thần trách <br />
nhiệm, sự sáng tạo trong quản lý và chỉ đạo những công việc được giao. <br />
2.7. Xây dựng một số công cụ để thúc đẩy Hội đồng tự quản học sinh <br />
làm việc có hiệu quả:<br />
Để hội đồng tự quản làm việc có hiệu quả tôi đã xây dựng được : Nội <br />
quy lớp học do các em đề ra. Sau đó, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học <br />
sinh tự xây dựng nội quy lớp học (không vứt rác bừa bãi, đi học đúng giờ, tự <br />
giác học bài,...) và cắt thành những hình ảnh đẹp mắt (cây, chiếc lá, bông hoa..), <br />
bằng xốp mỏng có màu sắc đẹp trang trí và cam kết thực hiện. Ngoài Nội quy <br />
lớp học có hòm thư cá nhân . Tôi hướng dẫn học sinh dùng giấy A4 hoặc giấy <br />
bìa cứng cắt thành phong bì ghi tên mình, tự mình sáng tạo vẽ thêm những hình <br />
ảnh mà các em thích ngoài phong thư. Hằng ngày, qua hộp thư này, các em có <br />
thể gửi thư để trao đổi và góp ý cho nhau để cùng giúp nhau tiến bộ. Thêm nữa <br />
là hòm thư Điều em muốn nói. Tôi đã tận dụng những vỏ hộp bánh, hộp giấy <br />
cứng để làm hộp thư với hình thức sinh động. Đây là nơi chứa đựng những nội <br />
dung các em chia sẻ niềm vui, nỗi buồn hay mong muốn nhận được sự giúp đỡ, <br />
hỗ trợ từ cô giáo. Tùy theo nội dung của thư để suy ngẫm và có hình thức giải <br />
quyết thích hợp. Lần đầu chưa quen, tôi đã chủ động bỏ vào hộp thư của các em <br />
những lời khen, những lời chúc, những điều chia sẻ,..các em mở ra đọc và thấy <br />
thích thú rồi tập làm quen và giờ đây các em không ngại chia sẻ cùng các bạn và <br />
cô giáo. Ngoài ra, góc Sinh nhật cũng được đặt ở vị trí thích hợp trong lớp học, <br />
giúp cho các em biết quan tâm nhau.<br />
2.8. Thiết kế và xây dựng môi trường lớp học thân thiện, tích cực:<br />
“Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an <br />
toàn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là <br />
một ngày vui”. Xây dựng được “lớp học thân thiện” thì sẽ có “học sinh tích <br />
cực”. Xây dựng được lớp học thân thiện, học sinh tích cực thì sẽ nâng cao được <br />
chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.<br />
12<br />
Tận dụng hết không gian của lớp học: Từ mảng tường trên cao, mảng <br />
tường hai bên lớp học để thể hiện những mảng màu sắc, những hình ảnh sống <br />
động thu hút sự tiếp cận của học sinh. Bởi tất cả không gian trong và ngoài lớp <br />
được chuẩn bị và hỗ trợ quá trình học tập rất rõ nét: lớp học thân thiện phải có <br />
cây xanh, phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp và được trang trí đẹp, đảm bảo tính thẩm <br />
mĩ và tính giáo dục cao. Do vậy, tôi hướng dẫn và cùng với học sinh thực hiện <br />
các công việc sau đây: <br />
Trồng cây xanh trong lớp bằng cách: cho dây trầu bà, cây trường sinh <br />
vào con tôm hoặc con cá bằng sành, đổ nước vào rồi treo trên vách tường. Dây <br />
trầu bà và cây trường sinh chỉ sống bằng nước và rất ưa rợp, lại không có lá úa, <br />
rụng nên rất sạch. Chỉ cần đổ nước thường xuyên là cây sống, dây trầu bà lá <br />
xanh rủ xuống từng dây dài rất đẹp.<br />
Trang trí lớp đẹp, hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. <br />
Những câu tục ngữ, từ vựng, những bài văn hay, bài viết đẹp, sản phẩm khéo <br />
tay của học sinh đều được trưng bày, tạo cơ hội cho tất cả học sinh được đọc, <br />
được hiểu nhiều hơn sự trong sáng của Tiếng Việt. <br />
Đưa những đồ dùng học tập do Bộ Giáo Dục cấp, những đồ dùng tự làm <br />
vào các góc Toán, góc Tiếng Việt, góc Âm nhạc, Mỹ thuật... phục vụ cho việc <br />
học tập của các em. Bên cạnh đó, giáo viên vận động phụ huynh và học xây <br />
dựng tủ sách thư viện lớp học. Ban thư viện lên kế hoạch hoạt động, quản lý, <br />
xây dựng thư viện lớp học thân thiện. <br />
2.9. Xây dựng thói quen thực hiện các nề nếp của lớp ngay từ đầu <br />
năm học:<br />
Công việc này hết sức quan trọng, đòi hỏi rất nhiều thời gian, trí tuệ, <br />
nghệ thuật của giáo viên khi xây dựng nề nếp lớp học. Giáo viên không nên <br />
nóng vội mà phải kiên trì, tôn trọng, khuyến khích những việc học sinh đã đạt <br />
được dù là nhỏ nhất. Xây dựng nề nếp phải được tiến hành ngay từ đầu năm <br />
học và phải thường xuyên. Nếu không, khó mà hình thành được thói quen. <br />
Tôi tập huấn cho Hội đồng tự quản từ đầu năm học để các em chỉ huy <br />
được hoạt động của lớp. Những nề nếp cần được xây dựng là:<br />
+ Đi học đầy đủ, đúng giờ;<br />
+ Tích cực tham gia học tập;<br />
+ Tự quản trong học tập và trong các hoạt động đội, sao;<br />
+ Đôi bạn cùng tiến; <br />
<br />
13<br />
..................................................<br />
* Rèn cho học sinh thói quen đi học đầy đủ, đúng giờ, bằng các biện pháp <br />
cụ thể sau:<br />
Trước khi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, giáo viên chủ nhiệm có mặt tại <br />
lớp;<br />
Tổ chức 15 phút “ Ôn bài” đầu giờ học mỗi ngày. Ôn bài là biện pháp <br />
giúp nhau ôn tập nhanh, chuẩn bị sẵn sàng cho ngày học mới. <br />
Thành lập đội “Sao đỏ” của lớp để theo dõi thi đua giữa các tổ và tham <br />
gia trực tuần với các lớp trong trường.<br />
* Rèn cho học sinh thói quen tích cực tham gia học tập bằng các biện pháp <br />
sau:<br />
Tổ chức thi đua giữa các tổ/nhóm trong lớp, ghi lại số lần tham gia phát <br />
biểu ý kiến trong các giờ học.<br />
Tổ chức cho học sinh chuẩn bị trước các bài học trong ngày.<br />
Nêu gương những học sinh có phương pháp học tập tốt, đặc biệt những <br />
học sinh vượt khó học giỏi.<br />
Tổ chức cho học sinh học nhóm, đôi bạn cùng học để hỗ trợ nhau học <br />
tập.<br />
Để xây dựng được thói quen, trong hai tuần đầu, tôi tập trung rèn nề nếp <br />
đi học đầy đủ, đúng giờ, ôn bài. Thời gian này, tôi phải thường xuyên đến sớm <br />
hướng dẫn Hội đồng tự quản cách kiểm tra, nhắc nhở, đôn đốc bạn thực hiện. <br />
Nửa tháng sau, khi nề nếp đã được hình thành, tôi tiếp tục duy trì để trở thành <br />
thói quen và tiếp tục rèn nề nếp học tập theo nhóm trong giờ học. Đây là nề nếp <br />
khó khăn nhất và quyết định sự thành bại trong dạy học theo mô hình trường <br />
học mới. Để tổ chức học tập theo nhóm trong giờ học đạt hiệu quả thì vai trò <br />
của nhóm trưởng hết sức quan trọng. Nhóm trưởng thay mặt giáo viên tổ chức <br />
hoạt động học tập cho nhóm mình. Vì vậy, tôi đặc biệt quan tâm tập huấn cho <br />
các nhóm trưởng. Trong các giờ nghỉ giải lao hay sau các buổi học, tôi tập hợp <br />
các em lại, cho các em quan sát các tiết dạy mẫu theo mô hình trường học mới <br />
trên mạng internet để các em hình dung về công việc và cách quán xuyến nhóm. <br />
Sau đó để các em tự thể hiện trên nhóm thật của mình, các bạn quan sát nhận <br />
xét góp ý cho nhau về tác phong, lời nói, cách làm. Tôi không ngừng tìm tòi, học <br />
hỏi tiếp sức thêm cho các em. Lớp của tôi chủ nhiệm là lớp 2 nên việc áp dụng <br />
hình thức tổ chức lớp học, phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới <br />
<br />
14<br />
tại Việt Nam còn nhiều khó khăn tuy nhiên qua quá trình áp dụng tôi thấy rằng: <br />
học sinh tự tin, tự giác, tích cực và nhanh nhẹn lên rất nhiều chỉ sau chưa đầy 2 <br />
tháng thực hiện. Cứ như vậy, tôi lại tiếp tục duy trì và hình thành các nề nếp <br />
khác cho các em.<br />
Khi các nề nếp đó trở thành thói quen "không thể bỏ" của từng cá nhân <br />
học sinh thì các em tự giác trong các hoạt động học tập cũng như các hoạt động <br />
khác. Khi đó giáo viên ít cần đến sức lực của mình.<br />
2.10. Coi trọng và tiến hành tiết sinh hoạt lớp đúng quy trình, <br />
thời gian:<br />
Sinh hoạt lớp là một hình thức tổ chức HÐGDNGLL, là hoạt động tập <br />
thể học sinh sau một tuần do các em tự tổ chức và điều khiển. Trong tiết này, <br />
giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò cố vấn giúp học sinh, cùng các em tham gia vào <br />
những hoạt động cụ thể.<br />
Sinh hoạt lớp hoạt động tập thể cuối tuần (HĐTTCT) là một trong <br />
những biện pháp cơ bản có ý nghĩa trực tiếp trong việc góp phần xây dựng tập <br />
thể học sinh đoàn kết, kỷ luật, phát huy được tác dụng đối với từng thành viên. <br />
Tiết HÐTTCT nhằm đánh giá các hoạt động của lớp diễn ra trong tuần, định <br />
hướng cho các hoạt động sẽ phải thực hiện ở tuần tới. Tiết HÐTTCT chiếm vị <br />
trí hết sức quan trọng trong việc biến các yêu cầu của nhà trường thành nhiệm <br />
vụ mà lớp phải thực hiện. Nhờ vậy, tập thể học sinh ngày càng được củng cố, <br />
phát triển, đặc biệt là nâng cao được tính tự quản của các em.<br />
a) Yêu cầu giáo dục của tiết HÐTTCT:<br />
Có những hiểu biết cần thiết về tập thể, về vai trò và nhiệm vụ của <br />
bản thân trong việc đóng góp xây dựng tập thể.<br />
Nâng cao tính tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể, có ý thức <br />
phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường, cho truyền thống tốt đẹp của tập <br />
thể, có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức <br />
hợp tác, phê bình và tự phê bình.<br />
Hình thành một số kĩ năng về xây dựng tập thể, về tự quản, kỹ năng tổ <br />
chức, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng đánh giá <br />
và tự đánh giá. <br />
b) Nội dung Hoạt động tập thể cuối tuần:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Ðánh giá các công việc thực hiện trong tuần về mọi mặt bao gồm: học <br />
tập, thực hiện nội quy nhà trường, các phong trào thi đua, vấn đề kỉ luật, các sự <br />
kiện, sự việc có liên quan đến tinh thần và ý thức phấn đấu của lớp.<br />
Tiến hành sơ kết, tổng kết thi đua sau một tuần, một tháng, hay sau một <br />
đợt thi đua hoặc sau một học kì, một năm học.<br />
Các hoạt động văn hóa nghệ thuật: biểu diễn văn nghệ, vui chơi giải <br />
trí, thi đố vui..<br />
Biểu dương thành tích các nhóm học sinh, các thành viên trong lớp.<br />
Thông qua kế hoạch hoạt động thời gian tới; tổ chức đăng ký thi đua <br />
giữa các tổ học sinh, giữa các thành viên trong lớp theo một chủ đề nhất định.<br />
Ở tiểu học tiết này được xác định rõ ràng trong thời khóa biểu. Tiết sinh <br />
hoạt lớp ở tiểu học tiến hành đánh giá các hoạt động, các công việc của lớp <br />
được diễn ra trong tuần, tháng, học kỳ. Các nhiệm vụ chủ yếu của nhà trường <br />
được phổ biến trong tiết sinh hoạt.<br />
Tiết HĐTTCT là một dạng của HĐGDNGLL, là một hình thức tổ chức <br />
giáo dục tự quản cho HS và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây <br />
dựng tập thể HS đoàn kết.<br />
Ðây cũng là dịp để học sinh làm quen với nhiều loại hình hoạt động <br />
khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết của người HS <br />
tiểu học.<br />
Vì thế, nó giữ một vị trí quan trọng trong việc chuyển giao nhiệm vụ <br />
của nhà trường tới từng lớp một cách kịp thời và chính xác.<br />
Tiết HĐTTCT do HS cùng nhau tự tổ chức dưới sự giúp đỡ, cố vấn của <br />
GVCN lớp. <br />
2.11. Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành <br />
mạnh:<br />
Thích sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi bổ ích là nhu cầu, là sở <br />
thích của hầu hết các học sinh tiểu học. Vì vậy, khi tổ chức cho các em sinh <br />
hoạt tập thể và tham gia các trò chơi là giáo viên đã giúp các em “học mà chơi, <br />
chơi mà học”, kiến thức và kĩ năng ở mỗi em sẽ được hình thành và rèn luyện <br />
một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng, gò bó đối với các em. <br />
Ngoài ra, tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi còn giúp các em phát triển và <br />
hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo. Ngoài ra, việc <br />
<br />
<br />
16<br />
tổ chức các hoạt động tập thể còn là sợi dây gắn bó, kết nối, đoàn kết các em <br />
lại với nhau.<br />
Các hoạt động sinh hoạt tập thể và một số trò chơi đơn giản, gọn nhẹ, tôi <br />
có thể tổ chức ngay trong mỗi buổi học chính khóa và cả các buổi sinh hoạt <br />
ngoài giờ lên lớp.<br />
* Tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi trong buổi học chính khóa:<br />
Giữa 2 tiết học căng thẳng, tôi thường tổ chức cho các em múa hát tập <br />
thể, biểu diễn văn nghệ, hát dân ca, diễn hài,...<br />
Căn cứ vào phiếu điều tra đầu năm, tôi nắm được khả năng của từng em <br />
nên tôi phân công vai diễn, múa hát hoặc giao việc phù hợp với từng em, khuyến <br />
khích động viên các em tự tin bộc lộ năng khiếu của mình. Nhờ vậy, các tiết <br />
học chính khóa trở nên sôi nổi, các em rất hào hứng tham gia. Thông qua các <br />
hoạt động vui chơi, các em được “làm”, “được trải nghiệm” như trong cuộc <br />
sống thực, điều đó sẽ giúp các em lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống <br />
một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hiệu quả.<br />
* Tổ chức các họat động sinh hoạt tập thể và vui chơi thông qua hoạt <br />
động ngoài giờ lên lớp:<br />
Ở Tiểu học, giáo dục ngoài giờ lên lớp được qui định trong chương trình <br />
chính khóa, không bắt buộc giáo viên chủ nhiệm phải lên tiết ngoài giờ lên lớp. <br />
Nhưng nếu các hoạt động này chỉ diễn ra ở các tiết học chính khóa trên lớp thì <br />
sẽ mất rất nhiều thời gian, nếu như giáo viên vận dụng và tổ chức không khéo <br />
léo thì sẽ làm ảnh hưởng đến tiến trình giờ học. Do vậy, đối với những hoạt <br />
động chiếm nhiều thời gian, cần nhiều sức lực, tôi tổ chức cho học sinh tham <br />
gia trái buổi, mỗi tuần 1 buổi. <br />
Tổ chức cho học sinh ôn luyện kiến thức bằng các trò chơi như: Rung <br />
chuông vàng, Hái hoa dân chủ, Thi tìm hiểu về An toàn giao thông,..Nội dung thi <br />
được soạn bằng chương trình powerPoint nên gây được sự thích thú, hào hứng <br />
cho học sinh mỗi lần tham gia.<br />
Tổ chức các buổi họp lớp, làm đồ dùng học tập và làm báo tường, vẽ <br />
tranh chào mừng các ngày lễ lớn.<br />
Tổ chức cho học sinh xem phim tài liệu kỉ niệm các sự kiện lịch sử <br />
trọng đại của đất nước như: Kỉ niệm ngày thành lập Đảng, Cách mạng tháng <br />
Tám, ngày Quốc khánh, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày giải <br />
phóng miền Nam,...<br />
<br />
17<br />
Hướng dẫn các em làm bình hoa, cắt gấp hoa để trang trí góc học tập và <br />
làm một số đồ chơi đơn giản để trưng bày hoặc để tặng người thân bạn bè. <br />
Nhờ thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể nên các em <br />
trở nên tự tin, năng động và sáng tạo. Và điều quan trọng là tôi đã thực sự xây <br />
dựng được một môi trường “học tập thân thiện, học sinh tích cực”. Chất lượng <br />
học tập của học sinh ngày càng nâng cao.<br />
2.12. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao:<br />
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học các em rất thích tham gia vào hoạt động văn <br />
hoá, văn nghệ, thể dục thể thao... vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức tốt <br />
các hoạt động này.<br />
* Với các hoạt động văn hoá, văn nghệ tôi sử dụng các biện pháp sau đây:<br />
Thành lập câu lạc bộ “Người yêu văn, thơ”. Tôi tổ chức cho các em sưu <br />
tầm ca dao, tục ngữ, thơ ca, chân dung nhà thơ, nhà văn... <br />
Tổ chức các đội văn nghệ tập hát, múa;<br />
Tổ chức ca hát theo chủ đề;<br />
* Với các hoạt động thể dục, thể thao tôi sử dụng các biện pháp sau đây:<br />
Thành lập các đội bóng đá, cầu lông, đá cầu... tổ chức luyện tập và thi <br />
đấu giữa các nhóm, tổ và các lớp trong khối trong trường;<br />
Câu lạc bộ thể dục buổi sáng ở các địa phương, vận động học sinh tham <br />
gia luyện tập thường xuyên;<br />
Duy trì thể dục giữa giờ;<br />
Tổ chức hội thi thể dục, thể thao...;<br />
* Với các hoạt động lao động tôi sử dụng các biện pháp sau đây:<br />
Tổ chức lao động tự phục vụ: trực nhật, ngày tổng vệ sinh trường, lớp;<br />
Tổ chức lao động công ích và lao động sản xuất ở địa phương đặc biệt <br />
thu gom phế liệu;<br />
Trong quá trình tổ chức các hoạt động của học sinh trong lớp, giáo viên <br />
chủ nhiệm lớp phải thực hiện các nguyên tắc cơ bản sau đây:<br />
Phải tạo ra hứng thú, tính chủ động, tích cực, có ý thức của học sinh;<br />
Các hoạt động phù hợp với lứa tuổi, năng lực và sở trường của học <br />
sinh;<br />
<br />
<br />
18<br />
Đảm bảo an toàn tuyệt đối, không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và học <br />
tập của học sinh;<br />
Các hoạt động càng đa dạng phong phú, trẻ em càng tích cực tham gia, đó <br />
là cơ hội để các em phấn đấu và trưởng thành.<br />
Những công việc tôi làm đều bắt nguồn từ tinh thần trách nhiệm của một <br />
giáo viên chủ nhiệm lớp, từ tình yêu đối với học trò của mình. Thành công tôi <br />
đạt được phần lớn đều do sự nổ lực của bản thân. Nhưng bên cạnh đó, tôi cũng <br />
luôn nhận được sự động viên khích lệ của cán bộ quản lí nhà trường, sự chia sẻ <br />
đóng góp từ các giáo viên trong tổ chuyên môn nên tôi đã hoàn thành tốt nhiệm <br />
vụ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3. PHẦN KẾT LUẬN:<br />
3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng sáng kiến:<br />
<br />
3.1.1. Ý nghĩa của sáng kiến:<br />
<br />
3.1.1.1. Kết quả nghiên cứu:<br />
<br />
Từ việc nghiên cứu “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm <br />
lớp 2” và vận dụng vào công tác chủ nhiệm năm học 2013 – 2014, năm học <br />
20142015 c ủa l ớp tôi đã thu đượ c kết quả r ất đáng phấn khởi:<br />
* Số lượng: <br />
Năm học 20132014: Duy trì số lượng 26/26 đạt 100%<br />
Tỷ lệ chuyên cần đạt 99,8%.<br />
Năm học 20142015: Duy trì số lượng: 34/34 đạt 100% (01 HSKT)<br />
Tỷ lệ chuyên cần đạt 99,9%.<br />
* Chất lượng: Kết quả đạt được trong năm học 2013 2014 như sau:<br />
Lớp đạt lớp tiên tiến.<br />
Duy trì được phong trào giữ vở sạch – viết chữ đẹp.<br />
Hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ Đạt 26/26( chiếm tỉ lệ 100%)<br />
Học sinh giỏi: 8 em ( Chiếm 30,8%)<br />
<br />
19<br />
Học sinh tiên tiến:12 ( Chiếm 46,2%)<br />
Không có học sinh yếu kém về học lực.<br />
* Các hội thi cấp trường:<br />
Thi chữ viết đẹp: 2 em đạt giải ( 1 giải nhất và 1 giải ba).<br />
Tham gia tích cực “Ngày hội học sinh tiểu học”.<br />
+ Phần thi “Trạng nguyên nhỏ tuổi” cấp trường có 3 em đạt giải <br />
Tham gia hội thi văn nghệ chào mừng 2011đạt giải nhì.<br />
Tham gia trò chơi Dân gian: “Đổ nước vào chai” lớp đạt giải nhất và trò <br />
chơi “Kéo co” đạt giải nhì trong khối. <br />
* Năm hoc 2014 – 2015 nh<br />
̣ ư sau:<br />
Lớp đạt lớp tiên tiến.<br />
Duy trì được phong trào giữ vở sạch – viết chữ đẹp.<br />
100% học sinh năng lực và phẩm chất đạt hoàn thành<br />
Kết quả các môn học và hoạt động giáo dục:<br />
+ Phẩm chất: Đạt: 33/33; Tỷ lệ: 100%<br />
+ Năng lực: Đạt: 33/33; Tỷ lệ: 100%<br />
+ Môn Toán: Hoàn thành: 33/33; Tỷ lệ: 100%<br />
+ Môn Tiếng Việt: Hoàn thành: 33/33; Tỷ lệ: 100%<br />
+ Các môn ngoài Toán và Tiếng Việt: Hoàn thành: 33/33; Tỷ lệ: 100%<br />
Học sinh được khen cấp trường 22em<br />
* Các hội thi cấp trường:<br />
Tham gia hội thi văn nghệ chào mừng 2011đạt giải nhì.<br />
Tham gia trò chơi Dân gian chào mừng ngày 22/12: “Đổ nước vào chai” <br />
2 em đạt giải nhất (nam và nữ), trò chơi “Kéo co” lớp nhì trong khối. <br />
Hội thi kể chuyện “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” đạt giải Ba.<br />
Thi viết chữ đẹp cấp trường có 15 em đạt giải<br />
+ Được Đội TNTP khen thưởng “Tập thể tự quản tốt”;<br />
+ Các em mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp;<br />
+ Hình thức hợp tác làm việc theo nhóm cũng được bộc lộ rõ;<br />
<br />
20<br />
+ Các em rất h