SKKN: Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mẫu giáo
lượt xem 94
download
Trẻ em là mầm xanh, là chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ em ở độ tuổi Mẫu giáo là nhiệm vụ hết sức cần thiết đối với người giáo viên mầm non. Bên cạnh việc chăm sóc giáo dục trẻ thì việc hình thành nhân cách cho trẻ là việc làm hết sức quan trọng. Mời các thầy cô tham khảo sáng kiến kinh nghiệm biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ để giúp trẻ phát triển toàn diện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mẫu giáo
- Sáng kiến kinh nghiệm: “ Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mẫu giáo” BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LỄ GIÁO CHO TRẺ MẪU GIÁO GV thực hiện: Huỳnh Thị Thúy Trinh Trang 1
- Sáng kiến kinh nghiệm: “ Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mẫu giáo” PHẦN I: MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. Đúng vậy, trẻ em là mầm xanh, là chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ em ở độ tuổi Mẫu giáo là nhiệm vụ hết sức cần thiết đối với người giáo viên mầm non Bên cạnh việc chăm sóc giáo dục trẻ thì việc hình thành nhân cách cho trẻ là việc làm hết sức quan trọng. Như Bác Hồ của chúng ta đã viết: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dụ mà nên” Chính vì điều đó mà việc giáo dục trẻ em về cái thiện từ lúc còn bé là việc làm hết sức đúng đắn và cần thiết. Gốc của cái thiện là lòng nhân ái bắt nguồn từ truyền thống: “ Thương người như thể thương thân” của nhân dân Việt Nam ta. Ý thức được chân lí này song song với việc cung cấp những tri thức, kiến thức sơ đẳng cho trẻ nên tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm trong việc giáo dục lễ giáo đạt hiệu quả cao. Trường Mẫu giáo Phổ Nhơn là trường Mẫu giáo bán công thuộc xã miền núi nằm ở phía Tây của huyện Đức Phổ. Lớp Mẫu giáo mà tôi đang phụ trách hiện nay là lớp Mẫu giáo ghép 3 độ tuổi tại điểm trường thôn Bích Chiểu. Trước đây việc trẻ làm quen với hoạt động giáo dục lễ giáo còn nhiều mặt hạn chế, sở dĩ: + Đa số phụ huynh đều làm ruộng mức thu nhập rất thấp nên chưa có thời gian để quan tâm đúng mức đối với trẻ. + Cơ sở vật chất của trường – lớp còn nhiều thiếu thốn. + Số trẻ ở cùng ông bà nội ngoại chiếm 1/3 số trẻ của lớp, vì thế mà tỉ lệ khá giỏi của lớp chỉ đạt ở mức khiêm tốn. Trước thực trạng đó, bản thân tôi là một người giáo viên Mẫu giáo tôi đã băn khoăn trăn trở rất nhiều là làm sao giáo dục lễ giáo cho trẻ Mẫu giáo? Trong các buổi sinh hoạt chuyên đề về giáo dục lễ giáo cho trẻ Mẫu giáo trong trường mầm non, mẫu giáo, nhiều giáo viên đã đưa ra những biện pháp. Từ những kinh nghiệm của các trường và tình hình thực tế của lớp, bản thân tôi đã có sáng kiến kinh nghiệm về các: “Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo” GV thực hiện: Huỳnh Thị Thúy Trinh Trang 2
- Sáng kiến kinh nghiệm: “ Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mẫu giáo” PHẦN II: NỘI DUNG 1. Xây dựng kế hoạch: Để đạt được hiệu quả cao trong việc chăm sóc giáo dục lễ giáo cho trẻ, thì trước hết người giáo viên phải xây dựng kế hoạch thực hiện, phải nắm vững chuyên môn, không ngừng học hỏi, tìm tòi để trao đổi kiến thức, phải năng động sáng tạo, phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, luôn luôn gần gũi yêu thương và tôn trọng trẻ, tạo niềm tin và uy tín đối với trẻ Đối với trẻ Mẫu giáo, hoạt động vui chơi luôn đóng vai trò chủ đạo, trẻ được “Học mà chơi chơi mà học”. Để việc dạy trẻ có chất lượng trong hoạt động giáo dục lễ giáo thì cần phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền; dạy trẻ qua các tiết học; giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi; giáo dục trẻ thông qua việc kết hợp với phụ huynh. Bốn vấn đề này có liên quan mật thiết với nhau, xuyên suốt trong quá trình thực hiện giáo dục lễ giáo cho trẻ Mẫu giáo. 2. Tổ chức thực hiện 2.1/ Xây dựng góc tuyên truyền gây sự chú y của phụ huynh: Góc tuyên truyền được phân làm hai bên: - Một bên giáo dục hành vi - Một bên chùm thơ giáo dục lễ giáo có trang trí minh họa. VD: Giáo dục cho các cháu thương yêu kính trọng bố mẹ: Hằng ngày bố mẹ làm việc vất vả để nuôi các con, vì vậy các con phải biết phụ giúp, đỡ đần cho bố mẹ bớt những công việc vừa sức của mình như: quét dọn nhà cửa, trông coi nhà cửa, cho gà ăn, tưới nước cho hoa, chăm sóc nhổ cỏ cho các cây bon sai và còn phải học hành thật là chăm chỉ đấy nhé. Tôi dán tranh “Bé quét nhà”, “Bé cho gà ăn thóc”, “Bé cùng chị tưới nước, bắt sâu cho hoa” và ghép với bài thơ Buổi sáng Sáng nào cũng vậy Bé dậy cùng bà Ra trước sân nhà Tập bài thể dục Đánh răng rửa mặt Lấy chổi quét nhà Cho gà ăn thóc Thương ba khó nhọc Bé học chuyên cần Thương mẹ tảo tần Bé ngoan lễ phép. Khi giáo dục trẻ hành vi không tham lam, khi thấy vật gì của ai đánh rơi thì nhặt trả lại cho người mất, tôi cho trẻ đọc bài thơ đồng dao: “ Bà hai đi chợ mua rau GV thực hiện: Huỳnh Thị Thúy Trinh Trang 3
- Sáng kiến kinh nghiệm: “ Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mẫu giáo” Cái tôm cái tép đi sau lưng bà Tiền bà trong túi rơi ra Tép, tôm nhặt được trả bà mua rau” Giáo dục trẻ hành vi trong lớp không được nói chuyện riêng, khi có cô giáo hoặc có người vào lớp thì phải biết chào hỏi lễ phép. Tôi dán tranh “ Bé chào bà” và ghép với bài thơ: Trong lớp Thấy cô vào lớp Nhớ đứng dậy chào Đừng làm ồn ào Khi nghe cô hỏi Lúc nào muốn nói Em nhớ giơ tay Ngồi viết thật ngay Lệch vai xấu lắm. Mỗi bài thơ dán ở bảng tuyên truyền tôi đều cho các cháu đọc thuộc và giáo dục cháu làm theo bài thơ. Để góc tuyên truyền ngày càng phong phú và đầy đủ các thể loại, tôi tận dụng kiến thức của phụ huynh. Vào những buổi họp phụ huynh tôi yêu cầu phụ huynh có khiếu làm thơ, viết tiểu phẩm hoặc có thể sưu tầm tranh ảnh, thơ ca trong sách báo viết về lứa tuổi trẻ thơ có tính chất giáo dục cao gửi tặng cho cô giáo chủ nhiệm. Đây chính là những món quà vô giá đối với tôi. Với sự yêu cầu của tôi, hầu hết phụ huynh ủng hộ rất nhiệt tình, tôi đã sưu tầm và đưa vào các góc tuyên truyền để tất cả các phụ huynh cùng tham khảo, nhằm mục đích ngày càng đạt kết quả trong việc giáo dục cho trẻ ở bậc học mầm non. 2.2/ Dạy trẻ thông qua các tiết dạy: - Các nội dung về giáo dục lễ giáo cho trẻ được tích hợp vào các môn học của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Trong quá trình thực hiện lồng ghép tôi thấy đạt hiệu quả cao nhất và trẻ hứng thú nhất là môn làm quen với văn học. VD: Khi kể cho các cháu nghe câu chuyện “Ai đáng khen nhiều hơn” tôi nhấn mạnh liên hệ giáo dục: Các con à! Bố mẹ của các con phải làm việc vất vả để nuôi các con khôn lớn. Vì vậy các con phải biết vâng lời bố mẹ, yêu thương và nhường nhịn em bé, không những thế mà phải biết quan tâm và giúp đỡ mọi người xung quanh mình nữa đấy…”. Sau khi được cô giáo dạy xong, trẻ giơ tay xin được kể cho cô nghe những việc mình đã giúp đỡ bố mẹ như: trông coi em nhỏ, quét nhà, cho gà ăn, phụ bố mẹ những công việc lặt vặt vừa sức của trẻ… Vì vậy mà giờ học đã sinh động lôi cuốn sự chú y của trẻ hẳn lên rõ rệt. - Dạy trẻ làm quen với môi trường xung quanh qua bài: “Trường Mẫu giáo của chúng ta” tôi chú y liên hệ giáo dục trẻ qua một số nội dung như sau: + Trong lớp các bạn trai và các bạn gái đều đoàn kết thương yêu nhau, đều được cô giáo qu mếm thương yêu. y GV thực hiện: Huỳnh Thị Thúy Trinh Trang 4
- Sáng kiến kinh nghiệm: “ Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mẫu giáo” + Ngồi học cháu nào cũng phải ngồi ngay ngắn, muốn nói phải giơ tay phát biểu. + Khi có khách đến phải biết chào, muốn ra vào lớp phải xin phép cô giáo. + Khi chơi với bạn phải đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, không tranh giành đồ chơi của bạn, chơi xong phải biết cất đúng nơi quy định. - Dạy trẻ qua các môn giáo dục âm nhạc Khi dạy trẻ qua bài hát: “Cháu yêu bà” cô giáo dục trẻ làm theo nội dung của bài hát. Các con ạ! Các con phải biết yêu thương và kính trọng bà. Khi hát cho trẻ nghe làn điệu dân ca, cô giáo dục trẻ phải biết giữ gìn và nâng niu những sản phẩm đã có của các vùng quê. Mỗi làn điệu dân ca đều mang dáng dấp của quê hương đó. Giáo dục trẻ yêu quy các làn điệu dân ca của quê hương mình. Như vậy thông qua các tiết học tôi có thể lồng ghép để chăm sóc giáo dục lễ giáo cho trẻ. 2.3/ Giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi: Ngoài việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở bậc học mầm non trên tiết học, tôi dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong giờ chơi, trong giờ sinh hoạt của trẻ. Tôi đọc thơ, trò chuyện, cho trẻ xem tranh, kể chuyện ngắn,… Có lúc giáo dục trẻ nề nếp tập thể, nhưng cũng có lúc rèn luyện cá nhân, nhắc trẻ khi đến lớp phải chào cô, chào tạm biệt ba mẹ rồi mới vào lớp. Trước hết cô giáo vẫn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Trong các hoạt động tôi rèn cách nói năng, cách chào hỏi, biết cảm ơn, xin lỗi. Để trẻ nhớ lâu tôi dạy trẻ qua bài thơ: Cảm ơn và xin lỗi “Ai giúp cho cái gì Nhớ cảm ơn ngay đi Lỡ làm điều sai trái Dù với ai cũng vậy Xin lỗi cho đàng hoàng Muốn trẻ thành bé ngoan Phải biết làm như vậy”. Muốn trẻ nắm được nội quy ra vào lớp tôi dạy trẻ thuộc bài thơ: Ra vào lớp “Khi đi em bước nhẹ nhàng Không làm xô ghế động bàn mới ngoan Ra vào lớp nhẹ chân tay Không như lúc ở ngoài sân nô đùa Nhắc nhau nhường bước người già Những người mang nặng mới là bé ngoan”. Dạy trẻ về luật an toàn giao thông, dạy trẻ cách đi đường tôi kết hợp với các bài thơ như: “Đường em đi”, “Em đi qua ngã tư phố” GV thực hiện: Huỳnh Thị Thúy Trinh Trang 5
- Sáng kiến kinh nghiệm: “ Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mẫu giáo” Qua đó dạy trẻ biết cách và luật đi đường, biết cảm ơn chú cảnh sát giao thông, tôi cho trẻ học thuộc bài thơ: Chú cảnh sát giao thông “Đầu đội Ka pi Tay đeo găng trắng Mặt cho trời nắng Giữa ngã tư đường Gậy chỉ bốn phương Người người đi đúng Gậy giơ thẳng đứng Bốn hướng dừng ngay Khi chú giang tay Hai chiều xuôi ngược Phía trước phía sau Đừng ngại chờ lâu Mọi người nhắc nhau Đợi tay chú chỉ” Khi cho trẻ quan sát, tiếp xúc với con vật nuôi. Tôi đọc cho trẻ nghe bài thơ “Đàn gà mới nở” của Trần Đăng Khoa và lồng giáo dục trẻ biết cách bảo vệ, yêu thương nâng niu chăm sóc động vật nuôi trong gia đình. 2.4/Giáo dục trẻ thông qua việc kết hợp với phụ huynh: Muốn chăm sóc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở độ tuổi mầm non đạt hiệu quả thì việc kết hợp với phụ huynh là điều kiện tốt để trẻ phát triển một cách hoàn thiện về mọi mặt. Cô giáo chủ nhiệm cần gặp gỡ trao đổi với phụ huynh trong những giờ đón và trả trẻ về kiến thức chăm sóc giáo dục về lễ giáo. Tôi cho rằng : mẹ ở nhà cũng như cô giáo ở trường – cô giáo cũng như người mẹ ở nhà của trẻ. Nếu như sự kết hợp của hai người mẹ được chặt chẽ thì chắc chắn đứa trẻ sẽ có những phẩm chất tốt đẹp, ngoan ngoãn lễ phép và biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Để việc kết hợp với phụ huynh được tốt tôi thường xuyên gặp gỡ trao đổi với phụ huynh nhằm để tìm hiểu và nắm bắt được những nguyên nhân, hoàn cảnh gia đình của từng cháu để có biện pháp giáo dục kịp thời phù hợp với trẻ. Đối với trẻ có hoàn cảnh đăc biệt tôi gặp riêng phụ huynh để tường tận rõ ràng, đưa ra mục tiêu giáo dục đúng đắn hơn để cùng với gia đình giải quyết phần nào những vướng mắt về nhận thức trong quá trình dạy dỗ trẻ. VD: Như trong trường hợp nhà kia có rất đông chị em gái. Nhưng sau đó sinh được cháu trai, chính vì vậy mà bố mẹ cháu rất nuông chiều nên cháu rất nghịch ngợm, muốn gì được nấy. Nếu không được như thì sẽ không đi học … Khi mà trẻ đã quen với sự nuông chiều như vậy thì không thể một sớm một chiều làm thay đổi ngay được mà cả phụ huynh cùng cô giáo phải kết hợp một cách kiên trì, nhẫn nại dành nhiều thời gian để nhắc nhở, khuyên bảo, dùng biện pháp nêu gương tốt, bình cờ …Dần dần trẻ hiểu ra những đòi hỏi mong muốn của mình là sai, từ đó cháu sẽ thay đổi được tính nết. GV thực hiện: Huỳnh Thị Thúy Trinh Trang 6
- Sáng kiến kinh nghiệm: “ Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mẫu giáo” Tôi thường trao đổi vào những buổi họp phụ huynh vào bầu không khí gia đình, ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục trẻ. Mỗi gia đình có một cuộc sống riêng, một bầu không khí tâm lí riêng, nhưng không phải là bất tiến, nó có thể thay đổi cùng với sự xuất hiện các sự kiện hoặc biến cố lớn trong gia đình, không khí tâm lí gia đình có quan hệ chặt chẽ với nếp sống truyền thống gia đình. Quan niệm sống của con cái phụ thuộc vào uy tín của cha mẹ. Vì vậy bố mẹ là tấm gương sáng cho trẻ noi theo, trẻ ở độ tuổi Mẫu giáo – kinh nghiệm sống còn ít, trẻ bắt chước cả cái xấu lẫn cái tốt, trẻ có thể tiếp thu rất nhiều trí thức, kĩ năng, kĩ xảo, thói quen những đặc điểm và phẩm chất nhân cách chỉ được hình thành chủ yếu trong gia đình; cho nên trước gia đình cần phải củng cố và xây dựng cho mình một bầu không khí tâm lí, thuận lợị, lành mạnh, vui tươi, đầm ấm, thương yêu để có thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần cho con cái được tốt hơn, tạo cơ sở vững chắc cho con trẻ vững vàng khi bước vào bậc học tiếp theo. 3. Kết quả đạt được Qua hai năm áp dụng những “ Biện pháp lễ giáo cho trẻ mẫu giáo”, sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã được tập thể giáo viên trong trường công nhận. Bé ngoan hơn trước, lễ phép, có hức xây dựng tốt. Trẻ được hình thành có t thói quen vệ sinh, văn minh rõ rệt, nói năng, thưa gởi, vâng dạ, thật thà, lể phép, mạnh dạn và tự tin hơn. Tỷ lệ về giáo dục lễ giáo loại khá, giỏi đạt trên 90%, trung bình 10%, không có cháu nào loại yếu kém. GV thực hiện: Huỳnh Thị Thúy Trinh Trang 7
- Sáng kiến kinh nghiệm: “ Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mẫu giáo” PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo là một vấn đề vô cùng quan trọng. Vì vậy bản thân tôi không ngừng nổ lực, luôn đúc kết cho mình một số kinh nghiệm trong giảng dạy để trẻ ở trong độ tuổi Mẫu giáo mà tôi đã và đang áp dụng trong quá trình giảng dạy ở trường và từng bước đạt kết quả. Tuy nhiên tôi vẫn luôn nhận thấy: - Gia đình phải thật sự là mái ấm của trẻ, phụ huynh phải là tấm gương sáng để trẻ noi theo, phải thực sự yêu thương và đối xử công bằng với trẻ. - Cô giáo phải mẫu mực, kiên trì và luôn luôn có biện pháp mới, sáng tạo trong giảng dạy. Cô phải chú nhiều đến trẻ có hoàn cảnh đặc biệt để có hình thức giáo dục phù hợp. Cần phải động viên khen thưởng kịp thời, và kích thích những công việc làm tôt cho trẻ. Có thế trẻ mới tiếp thu bài tôt hơn, chất lượng hơn và rất ham thích đến trường. 2. Kiến nghị a. Đối với phụ huynh Cần phối hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc giáo dục lễ giao cho trẻ. Cần làm gương cho trẻ noi theo và quan tâm giao dục trẻ ở mọi nơi, mọi lúc. b. Đối với nhà trường Cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho lớp để phục vụ việc chăm sóc, giáo dục trẻ tốt hơn. Phổ Nhơn, ngày tháng năm Hiệu trưởng Người viết Huỳnh Thị Tú Anh Huỳnh Thị Thúy Trinh GV thực hiện: Huỳnh Thị Thúy Trinh Trang 8
- Sáng kiến kinh nghiệm: “ Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mẫu giáo” MỤC LỤC Phần I : Mở đầu…………………………………………………………………01 Phần II : Nội dung 1. Xây dựng kế hoạch……………………………………………………02 2. Tổ chức thực hiện …………………………………………………….02 3. Kết quả đạt được………………………………………………………06 Phần III : Kết luận và kiến nghị………………………………………………….07 GV thực hiện: Huỳnh Thị Thúy Trinh Trang 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Cây Gáo A
10 p | 1295 | 127
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo
31 p | 1401 | 86
-
SKKN: Một vài biện pháp chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại trường TH Lê Thị Hồng Gấm thành phố Tam Kỳ
19 p | 1071 | 68
-
SKKN: Một số biện pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh bỏ học
9 p | 565 | 53
-
SKKN: Giải pháp góp phần hạn chế tỉ lệ học sinh yếu kém ở trường THPT An Biên năm học 2011- 2012
30 p | 405 | 53
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 799 | 22
-
SKKN: Biện pháp quản lí của Hiệu trưởng nhằm giảm tỉ lệ học sinh bỏ học
37 p | 114 | 22
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức lồng ghép ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi
30 p | 212 | 12
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 – 6 tuổi trường mầm non Sao Mai
29 p | 88 | 10
-
SKKN: Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh - Trần Văn Lý
22 p | 105 | 9
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc tại trường Tiểu học Lê Hồng Phon
33 p | 194 | 8
-
SKKN: Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung
30 p | 100 | 5
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi ở lớp chồi 2, trường Mầm non Họa Mi
17 p | 71 | 3
-
SKKN: Một số biện pháp lồng ghép giáo dục lễ giáo và kĩ năng sống cho trẻ 4 -5 tuổi trường Mầm Non Krông Ana
18 p | 45 | 2
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi lớp chồi 1 Tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang
20 p | 40 | 2
-
SKKN: Biện pháp chỉ đạo một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh góp phần duy trì sĩ số, tỉ lệ chuyên cần và nâng cao chất lượng giáo dục
20 p | 78 | 2
-
SKKN: Biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh tiểu học
20 p | 61 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn